Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " QUY PHẠM THỰC HÀNH TỐT HƠN (BMP) CHO NUÔI CÁ TRA THƯƠNG PHẨM "
lượt xem 5
download
Xử lý bùn đáy ao a) Có thể hút bùn ra khỏi ao Ao có thể bơm cạn nước - Hút bùn đáy chuyển đến mương vườn cây ăn trái hoặc ao chứa riêng. - Bón vôi và phơi ao 1 tuần trước khi lấy nước - Thả cá nuôi khoảng 2 tuần sau khi lấy nước. Ao không thể bơm cạn nước - Hút bùn đáy chuyển đến mương vườn cây ăn trái hoặc ao chứa riêng. - Bón vôi và rửa ao (xả nước) 2-3 tuần trước khi thả giống....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " QUY PHẠM THỰC HÀNH TỐT HƠN (BMP) CHO NUÔI CÁ TRA THƯƠNG PHẨM "
- QUY PHẠM THỰC HÀNH TỐT HƠN (BMP) CHO NUÔI CÁ TRA THƯƠNG PHẨM Năm 2009 1
- Mục lục Chuẩn bị ao nuôi 1. Chọn cá giống và thả giống 2. Thay nước trong quá trình nuôi 3. Quản lý ao nuôi 4. Quản lý sức khỏe cá nuôi 5. Thu hoạch 6. NHỮ VẤ ĐỀ KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN BMP NG N Trách nhiệm đối với cộng đồng 1. Bảo vệ môi trường 2. An toàn vệ sinh thực phẩm 3. Truy xuất nguồn gốc 4. Hình ảnh sử dụng trong tài liệu này là của Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ (ngọai trừ hình bìa 1) 2
- 1. Chuẩn bị ao nuôi 1.1 Xử lý bùn đáy ao a) Có thể hút bùn ra khỏi ao Ao có thể bơm cạn nước - Hút bùn đáy chuyển đến mương vườn cây ăn trái hoặc ao chứa riêng. - Bón vôi và phơi ao 1 tuần trước khi lấy nước - Thả cá nuôi khoảng 2 tuần sau khi lấy nước. Ao không thể bơm cạn nước - Hút bùn đáy chuyển đến mương vườn cây ăn trái hoặc ao chứa riêng. - Bón vôi và rửa ao (xả nước) 2-3 tuần trước khi thả giống. b) Không thể hút bùn ra khỏi ao Hạ nước ao đếm mức Hút bùn đáy khi ao bơm thấp nhất rồi xử lý vôi cạn nước (trên) và ao và muối không bơm cạn nước (dưới) 1.2 Gia cố ao nuôi Sửa và gia cố bờ và cống ao đồng thời vệ sinh sạch sẽ quanh ao nuôi. 3
- 1.3 Bón vôi cải tạo Ao bơm cạn được nước thì bón vôi nung (CaO) từ 10-15 kg/100 m2 cho cả ao và bờ. Ao không thể bơm cạn được nước thì bón vôi nung (CaO) trên bờ từ 10-15 kg/100 m2 kết hợp bón muối 10-15 kg/100 m2 Bón vôi quanh bờ ao 1.4 Cấp nước vào ao Lọc nước trước khi cấp vào ao bằng túi lưới lọc có mắt lưới nhỏ. 2. Chọn cá giống và thả giống 2.1 Chọn cá giống Chọn những cơ sở ương cá giống có uy tín và cung cấp đủ số lượng thả nuôi. Kiểm tra cá giống tại ao ương trước khi mua đồng thời tìm hiểu lý lịch của đàn cá. Chọn có giống có các đặc điểm sau: - Khoẻ mạnh, màu sắc sáng, kích cỡ đồng đều và không có dấu hiệu bệnh. - Thả 30-40 cá vào thau nước trong 3-4 Chọn cá giống thả nuôi phút, nếu có một số 4
- cá bơi không kịp đàn là đàn cá yếu không nên chọn mua. Cá giống phải được luyện trước khi vận chuyển vào ao nuôi. Kích cỡ cá giống nên từ 1,7 đến 2,2 cm chiều cao thân tức từ 75-80 con/kg đến 30-35 con/kg. Nếu có điều kiện thì lấy mẫu cá kiểm tra mầm bệnh thông thường trước khi mua. Cá giống đồng đều sẽ là một trong những yếu tố quyết định đến tính đều cỡ của cá thu họach. 2.2 Vận chuyển cá giống Không cho cá ăn 24 giờ trước khi vận chuyển. Thời gian vận chuyển tốt nhất là không quá 6 giờ. Nếu thời gian vận chuyển hơn 6 giờ thì cần hút cặn ở đáy ghe và thay nước. Ghe đục vận chuyển cá giống và Khối lượng cá vận cá thương phẩm chuyển khoảng 5% tải trọng ghe (hay khối lượng cá vận chuyển và khối lượng nước chứa trong ghe là 1:5). 2.3 Xử lý và thả cá giống Xử lý muối cho cá ngay khi thả vào ao, nhúng cá vào trong nước muối 50%o trong thời gian 0,5-1 phút (50 kg muối/m3 nước). 5
- Cho cá ăn ít trong 3-4 ngày đầu (cho ăn khoảng 30-50% lượng thức ăn thông thường). Thả giống khi nước ao đạt khoảng 2 m và màu nước xanh đọt chuối hay võ đậu. 2.4 Mật độ và mùa vụ thả cá giống Mùa vụ nuôi cá quanh năm. Không thả quá 60 con/m2 hay 15 con/m3 nước. Thả cá lúc sáng sớm hoặc chiều mát. 3. Thay nước trong quá trình nuôi 3.1 Thay nước Phối hợp lên lịch thay nước cho tất cả các trại/ao nuôi có sử dụng chung nguồn nước của đoạn sông khoảng 2 km. Trao đổi thông tin về lịch thay nước (cấp và thải) giữa các trại nuôi với nhau qua phương pháp truyền thông đơn giản (như tin nhắn). Các trại cố gắng có ao/mương lắng nước trước khi thải ra ngoài. Lấy nước vào ao nuôi qua cống 3.2 Yêu cầu về thay nước Nước cấp vào ao nên được lọc qua túi lưới 6
- Tháng nuôi thứ nhất thay nước 2 tuần/lần, các tháng nuôi tiếp theo thay hàng ngày tùy vào mùa khô hay mùa mưa như sau: - Mùa khô thì nước thải nên đưa vào vườn cây ăn trái hoặc ao chứa trước khi thải ra sông/kinh rạch. - Mùa mưa thì nước thải có thể xả trực tiếp ra sông/kinh rạch. Khi trong vùng nuôi có dịch bệnh thì hạn chế hoặc ngừng thay nước. 4. Quản lý ao nuôi 4.1 Quản lý bùn đáy Từ tháng nuôi thứ 3 thì bắt đầu hút bùn đáy ao. Bùn cần được chuyển đến vườn cây ăn trái hoặc ao chứa riêng. Có thể hút bùn 2-3 lần trong thời gian nuôi tùy vào mức độ tích lũy ở đáy ao. 4.2 Quản lý chất lượng nước và ghi chép số liệu Kiểm tra pH và lượng khí ammonia hằng tuần. Những vùng bị nhiễm mặn thì nên kiểm tra thêm độ mặn hàng tuần. Ghi chép đầy đủ các số liệu về chất lượng nước Sổ ghi chép số liệu và những thông tin khác 7
- liên quan đến vụ nuôi vào sổ nhật ký. 4.3 Quản lý thức ăn Chọn mua và bảo quản thức ăn: - Thức ăn phải có nhãn hiệu và thành phần dinh dưỡng rõ ràng; và phải còn trong hạn sử dụng. - Bảo quả thức ăn nơi thoáng khí, để cách mặt đất 20 cm và trên nền gỗ khô, tránh ánh Cho cá ăn thức ăn viên nắng mặt trời trực công nghiệp thương mại tiếp, mưa hắt và gió. (trên) và máy làm thức - Kiểm tra mùi trước ăn viên tại gia đình (dưới) khi cho cá ăn và loại bỏ những bao thức ăn bị ôi/thối hay ẩm mốc. Cho cá ăn - Bắt đầu cho cá ăn đủ khẩu phần (lượng thức ăn) sau khi thả giống 3-4 ngày. - Cho cá ăn thức ăn viên công nghiệp (sản xuất thương mại hoặc sản xuất tại gia đình). - Cho cá ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều. 8
- - Khi cá đạt 50-80 g/con thì cho cá ăn tối đa 5% và giảm dần khẩu phần ăn theo kích thước tăng lên của cá, cho ăn khoảng 2-3% khối lượng cá/ngày vào những tháng cuối. - Quản lý thức ăn khi cá có triệu chứng “vàng toàn thân”. Khi cá có dấu hiệu vàng toàn thân thì giảm lượng thức và kết hợp kiểm tra cá trong ao, mổ cá quan sát và gởi mẫu xét nghiệm. Ngoài ra, kiểm tra lại thức ăn xem có quá hạn hay bị ôi thối, nếu có thì thay thức ăn mới còn hạn. 5. Quản lý sức khỏe cá nuôi Các yếu tố có tác động xấu đến sức khỏe cá: Thời tiết thay đổi như nhiệt độ giảm thấp, mưa nhiều,… sẽ làm thay đổi môi trường nước ao và có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cá. Các dấu hiệu bất thường ở cá nuôi: cá ăn ít, bơi lơi bất thường,... Các dấu hiệu bệnh ở cá nuôi: - Bệnh gan thận mủ (BNP): biểu hiện bên ngoài là cá bơi lờ đờ, cá từ đáy phóng và xoay vong vòng, giảm ăn. Trên gan, thận và lá lách xuất hiện nhiềm đóm trắng. Xử lý bệnh bằng cách không cho ăn và dùng thuốc kháng sinh phù hợp. Cá bị bệnh gan thận mủ 9
- - Bệnh trắng gan, trắng mang: biểu hiện bên ngoài là mang và gan có màu trắng nhạt. Xử lý bệnh bằng cách giảm cho ăn kết hợp xử lý Cá bị bệnh trắng gan, nước. mang (hình trên) - Bệnh xuất huyết: biểu hiện bên ngoài là hậu môn đỏ, mỏ đỏ, mắt lồi, các kỳ/vây đỏ. Bên trong thì gan đỏ bầm, xuất huyết các mạch máu ở đường ruột, thành bụng bên trong bị xuất huyết. Xử lý bằng cách cải thiện môi trường và dùng kháng sinh phù hợp. Phòng bệnh - Cho cá ăn thức ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cá theo giai đọan phát triển. - Không nên thay đổi nhiều loại thức ăn trong chu kỳ nuôi. - Theo dõi chất lượng nước thường xuyên. - Khi thời tiết thay đổi (nhiệt độ giảm, mưa nhiều) nên xử lý môi trường ao bằng muối và vôi. Quản lý khi cá bệnh/chết - Thường xuyên quan sát các dấu hiệu bất thường và cách bơi lội của cá. 10
- - Ghi chép cẩn thận các dấu hiệu bệnh lý, kích cỡ cá bị nhiễm bệnh và tiến triển của bệnh. - Chôn cá chết với vôi ở vị trí nhất định trong trại. - Không nên bán cá bệnh chết để làm thức ăn cho các loài cá nuôi khác. - Gửi mẫu cá có dấu hiệu bệnh hay sắp chết đến phòng thí nghiệm gần nhất để phân tích/chẩn đoán bệnh. - Không nên sử dụng thuốc hay hoá chất trị bệnh khi chưa biết nguyên nhân gây bệnh. Chỉ xử lý khi có kết quả chẩn đoán bệnh. - Thông báo cho các hộ nuôi lân cận khi thải nước từ ao cá bị nhiễm bệnh ra ngoài. 6. Thu hoạch Ngưng cho cá ăn 2-3 ngày trước khi thu họach để tránh cá chết khi vận chuyển. Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) thường từ 1,5-1,6 nếu dùng thức ăn viên công nghiệp. Tỷ lệ sống của cá đến khi thu hoạch trung bình Thu họach cá (trên) và trên 80% nếu thả cá ghe đục vận chuyển cá (dưới) giống 2,2-2,7 cm. 11
- Nên cá thu hoạch khi cá đạt kích cỡ trung bình 900 g/con và thời gian nuôi khoảng 6 tháng. Tổng thời gian thu hoạch không nên quá 7 ngày, tốt nhất nên thu hoạch cá trong vòng 4 ngày. Vân chuyển cá đến nhà máy chế biến bắng ghe đục, khối lượng cá vận chuyển không nên vượt 5% tải trọng của ghe. 12
- NHỮ VẤ ĐỀ KHÁC NG N LIÊN QUAN ĐẾN BMP 1. Trách nhiệm đối với cộng đồng Quyền sở hữu tài sản và tuân thủ các qui định: các trại nuôi phải có quyền hợp pháp về sử dụng đất, nguồn nước, xây dựng, hoạt động và xử lý chất thải ao nuôi. Quan hệ với cộng đồng: tạo mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng có liên quan,; không được xâm phạm khu vực chung, đất công, ngư trường khai thác và nguồn lợi truyền thống của cộng đồng địa phương. An toàn lao động cho công nhân và mối quan hệ với người lao động: các trại nuôi cá phải tuân theo luật lao động để đảm bảo an toàn và điều kiện làm việc của người lao động. 2. Bảo vệ môi trường Bảo tồn vùng đất ngập nước và bảo vệ sự đa dạng sinh học: các trại nuôi cá không nên đặt ở vùng đất ngập nước nhạy cảm. Hoạt động của trại không được gây hại vùng đất ngập nước hoặc làm giảm đa dạng sinh học của hệ sinh thái. Quản lý chất thải: trại nuôi nên theo dõi và tìm được cách xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường nước công cộng. 13
- Sự bảo tồn việc sử dụng bột cá và dầu cá: trại nên theo dõi thành phần thức ăn và hạn chế nhiều nhất sử dụng bột cá và dầu cá làm từ nguồn cá khai thác. Bảo tồn đất và nước: trại phải được thiết kế và hoạt động sao cho không làm mặn hóa đất và nước và làm suy giảm vùng nước xung quanh khu vực trang trại. Trang trại nên quản lý chặt chẽ việc thải chất thải từ các ao nuôi. Kiểm soát việc thất thoát cá nuôi và sử dụng sinh vật biến đổi gen: trại phải hạn chế nhiều nhất việc thất thoát cá nuôi ra môi trường và tuân theo những qui định của Nhà nước trong việc sử dụng những loài bản địa, ngoại lai và giống loài biến đổi gen. Trữ và xả bỏ chất thải trong trại: xăng dầu, nhớt, hóa chất nông nghiệp phải được trữ và xả bỏ theo cách an toàn và có trách nhiệm. Chăm sóc cá nuôi: tất cả các hoạt động liên quan đến nuôi cá phải được thiết kế và vận hành có trách nhiệm cao. Người lao động phải được huấn luyện để có thể chăm sóc cá nuôi phù hợp. 3. An toàn vệ sinh thực phẩm Không nên sử dụng hoá chất cấm trong bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình nuôi. Thường xuyên tham khảo thông tin từ các cấp quản lý về danh mục các hóa chất cấm. 14
- Khi sử dụng bất kỳ loại hoá chất nào cũng nên tham khảo ý kiến chuyên môn từ những cán bộ kỹ thuật. Nên tìm hiểu rõ các hướng dẫn về các tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn và chất lượng sản phẩm thủy sản. Thuốc và hóa chất: không sử dụng kháng sinh, thuốc và các hóa chất cấm. Những thuốc và hóa chất khác phải sử dụng theo hướng dẫn ghi trên nhãn sản phẩm để trị bệnh hoặc quản lý, không được dùng kháng sinh để phòng bệnh. Sát khuẩn trại nuôi: tránh để chất thải của người và vật nuôi trong trại làm nhiễm bẩn nước ao. Các chất thải sinh hoạt trong trại nên được xử lý và không làm nhiễm bẩn khu vực xung quanh. Thu hoạch và vận chuyển: cá nên được thu hoạch và vận chuyển đến các nhà máy chế biến hoặc các chợ trong điều kiện ổn định nhiệt độ và giảm thiểu việc gây sốc, xay xước và nhiễm bẩn. 4. Truy xuất nguồn gốc Yêu cầu về việc ghi chép thông tin: để phục vụ cho truy xuất nguồn gốc, các thông tin sau đây nên được ghi chép cho mỗi khu nuôi và mỗi công đoạn sản xuất: - Mã số khu sản xuất. - Diện tích và thể tích nước ao. - Ngày thả giống. 15
- Số lượng và kích cỡ cá giống thả. - Nguồn cá giống (nơi sản xuất). - Kháng sinh và hóa chất đã sử dụng. - Thuốc diệt cỏ, diệt tảo và thuốc trừ sâu. - Nhà máy sản xuất thức ăn và mã số lô hàng - thức ăn sử dụng. - Ngày thu hoạch. - Sản lượng thu hoạch. - Nhà máy chế biến/người mua sản phẩm. 16
- Tài liệu được biên soạn dựa theo kết quả nghiên cứu của dự án “XÂY DỰ DỰ QUI PHẠ THỰ HÀNH QUẢ LÝ NG NG M C N NUÔI TỐ HƠ (BMP) CHO NGHỀ NUÔI CÁ TRA ỞĐỒ TN NG BẰ SÔNG CỨ LONG” NG U Dự án do Chương trình CARD, Cơ quan phát triển quốc tế Úc (AusAID) tài trợ được các cơ quan phối hợp thực hiện là: Vụ Công nghiệp Cơ sở (DPI), Bang Victoria, Úc - Mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng Thủy sản Châu - Á - Thái Bình Dương (NACA) Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 (RIA-2) - Trường Đại học Cần Thơ (CTU) - 17
- This article appeared in a journal published by Elsevier. The attached copy is furnished to the author for internal non-commercial research and education use, including for instruction at the authors institution and sharing with colleagues. Other uses, including reproduction and distribution, or selling or licensing copies, or posting to personal, institutional or third party websites are prohibited. In most cases authors are permitted to post their version of the article (e.g. in Word or Tex form) to their personal website or institutional repository. Authors requiring further information regarding Elsevier’s archiving and manuscript policies are encouraged to visit: http://www.elsevier.com/copyright
- Author's personal copy Aquaculture 296 (2009) 227–236 Contents lists available at ScienceDirect Aquaculture j o u r n a l h o m e p a g e : w w w. e l s ev i e r. c o m / l o c a t e / a q u a - o n l i n e Current status of farming practices of striped catfish, Pangasianodon hypophthalmus in the Mekong Delta, Vietnam Lam T. Phan a, Tam M. Bui b, Thuy T.T. Nguyen c, Geoff J. Gooley d, Brett A. Ingram d, Hao V. Nguyen a, Phuong T. Nguyen b, Sena S. De Silva c,⁎ a Research Institute for Aquaculture No. 2, 116 Nguyen Dinh Chieu Street, District 1, Ho Chi Minh City, Vietnam b College of Aquaculture and Fisheries, Can Tho University, Can Tho, Vietnam c Network of Aquaculture Centres in Asia-Pacific (NACA), PO Box 1040, Kasetsart Post Office, Bangkok 10903, Thailand d Fisheries Victoria, Department of Primary Industries, Victoria, Melbourne, Australia article info abstract Aquaculture of catfish, Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage), locally known as “ca tra”, and commonly Article history: Received 24 May 2009 referred to as striped catfish, river catfish and sutchi catfish, in Vietnam, having recorded a production of Received in revised form 11 August 2009 683,000 tonnes in 2007, valued at about 645 million US$ is one of the largest single species based farming Accepted 11 August 2009 system, restricted to a small geographical area, in the world. The product is almost totally exported to over 100 countries as frozen fillets, as an acceptable alternative to white fish. Catfish is farmed mostly in earthen Keywords: ponds, up to 4 m deep, in nine provinces in the Mekong Delta in South Vietnam. The results of the grow-out Striped catfish system of catfish farming in the Mekong Delta from a survey of 89 farms are presented. The farm size ranged Farming practices from 0.2 to 30 ha with a mean of 4.09 ha. The frequency distribution of the yield in tonne/ha/crop and Tra tonne/ML/crop corresponded to a normal distribution curve, where 75% of the farms yielded 300 tonnes/ Pangasianodon hypophthalmus ha/crop or more. It was found that the yield per crop was significantly correlated ( p < 0.05) to stocking Vietnam density, pond depth and volume but not to pond surface area. Yields per crop was significantly different Grow-out (p < 0.05) between upper and lower provinces of the Mekong Delta and water source (river versus channels), amongst others. It was evident that diseases and/or symptoms were observed to occur mostly in accordance with the onset of rains. In this paper the history of the catfish farming in the Mekong Delta is briefly traced, and current harvesting and marketing procedures as well as pertinent social elements of the farming community are dealt with. Crown Copyright © 2009 Published by Elsevier B.V. All rights reserved. 1. Introduction growth recorded in any aquaculture sector, ever, based on a single species, superseding the production per unit for any form of primary production (Phuong and Oanh, 2009). Furthermore, over 90% of the farmed catfish is The Mekong River (known in Vietnamese as the Cuu Long River), with a mean discharge volume of 15,000 m3/s (the 10th highest in the processed and exported to more than 100 countries globally (Nguyen, 2007; Wilkinson, 2008; Globefish, 2009; Phuong and Oanh, 2009). world), traverses 4,880 km through six countries, and divides into The striped catfish from Vietnam has essentially become an seven major branches when it enters the Delta, approximately 170 km affordable ‘white fish’ substitute to the Western world, and conceiv- from the South China Sea (van Zalinge et al., 2004). The Mekong Delta (3.92 million ha), with a catchment of 49,367 km2 and a population of ably its acceptability and popularity is growing (Intrafish, 2003; Globefish, 2009). The term ‘white fish’ is commonly used to designate 17.42 million (in 2004), is popularly referred to as the food basket of fish with white flesh, common in Western countries, represented by Vietnam; for example, it accounted for nearly half of the national food volume (in 2000 totalling 17.5 million tonnes), 55% of the national species such as cod, Gadus morhua. However, in the early growth fishery and fruit production and 61% of the national food export value phases of the sector it had to overcome trade embargoes and related (Sub-Institute of Water Resources Planning, 2003). restrictions that were imposed by some importing countries (Intra- The culture of striped catfish, Pangasianodon hypophthalmus (Sau- fish, 2003). Currently, such restrictions on the export of striped catfish vage), also known as “ca tra” in Vietnamese, or the striped catfish and from Vietnam do not exist in most importing countries, apart from sutchi catfish, in the Mekong Delta, Vietnam, can be considered as a conformity to food safety and food quality standards, but many issues unique aquatic farming system in many ways. Production is the fastest on its quality and the nature of farming system have been raised (Holland, 2007; Neubacher, 2007). However, most of these negative publicities have been mostly unfounded thus far (Mohan et al., 2008; ⁎ Corresponding author. Fax: +66 2 561 1727. Orban et al., 2008; Rehbein, 2008). E-mail address: sena.desilva@enaca.org (S.S. De Silva). 0044-8486/$ – see front matter. Crown Copyright © 2009 Published by Elsevier B.V. All rights reserved. doi:10.1016/j.aquaculture.2009.08.017
- Author's personal copy L.T. Phan et al. / Aquaculture 296 (2009) 227–236 228 The catfish farming sector in its present form is a relatively new to Vietnam, and globally as a provider of a much sought after cultured food fish commodity. The work presented is associated with a re- development in the Mekong Delta. It is thought to have become possible when the artificial propagation of the catfish species, Pangasius bocourti search conducted to develop “Better Management Practices” for Sauvage (basa catfish) (Cacot, 1999; Cacot et al., 2002) developed and striped catfish farming in the Mekong Delta, that is considered as a key was adopted for P. hypophthalmus. This development enabled the to attaining sustainability and food safety and marketability of the traditional small scale aquaculture practices that were dependent on commodity, as had been demonstrated previously for example small- wild caught seed stocks to shift to more intensified systems and depend scale shrimp farming in India (Umesh, 2007; Umesh et al., 2009). entirely on hatchery-produced seed (Trong et al., 2002). Also, over the last decade the farming of striped catfish took precedence, and pond 2. Materials and methods farming became the dominant form because of its relatively faster growth rate, flesh quality and appearance, therefore marketability Catfish farming in the Delta occurs along two main branches, Tien overseas (Phuong and Oanh, 2009; Sub-Institute for Fisheries Econom- Giang (upper) and Hau Giang (lower) and the associated channels of the Mekong River (Fig. 1). The catfish farming area falls within the ics and Planning in Southern Vietnam, 2009). The present paper attempts to describe the grow-out operations of jurisdiction of nine provincial administrations of which An Giang, Can this aquaculture sector that is of immense socio-economic importance Tho, Dong Thap and Vinh Long are the most important (Sub-Institute Fig. 1. The location of the main striped catfish farming areas in the Mekong Delta, Vietnam, in relation to the delta as a whole.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Bón phân cho lúa vùng đồng bằng Sông Cửu Long - Phạm Sỹ Tân, Chu Văn Hách
14 p | 378 | 54
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chuồng trại chăn nuôi dê "
51 p | 169 | 46
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Cây điều Việt Nam hiện trạng và giải pháp phát triển
10 p | 359 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quy trình nông nghiệp an toàn GAP ... chìa khóa thành công cho rau quả tươi Việt Nam "
7 p | 131 | 26
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO DÊ TRONG CÁC HỘ DỰ ÁN - PHẦN 1 "
48 p | 134 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SẢN XUẤT XOÀI RẢI VỤ THEO HƯỚNG GAP TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP "
11 p | 132 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giới thiệu giống keo lai - quản lý, xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống "
15 p | 123 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp quản lý tính kháng sâu hại (rầy nâu, sâu cuốn lá) một cách bền vững cho các giống lúa chất lượng cao ở đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 136 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu tham dò khả năng trồng cà chua, dựa chuột dựa trên giá cụ thể trong nhà màng Polyethylene tại Lâm Đồng "
3 p | 128 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam - MS6 "
11 p | 95 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 108 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 107 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA "
18 p | 110 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TIẾN ĐỘ CÁC THỬ NGHIỆM LÊN MEN VÀ SẤY CHƯƠNG TRÌNH CARD 05VIE013 - THÁNG 02/2007 ĐÍNH KÈM BÁO CÁO GIAI ĐOẠN 3 "
5 p | 76 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS4 Thiết lập và thực hành hệ thống quản lý theo dõi dữ liệu tại trang trại "
8 p | 89 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS5: Chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin "
8 p | 90 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỊCH TẢ HEO (DTH): PHÁT TRIỂN VẮC XIN DỊCH TẢ HEO MỚI - MS8 "
6 p | 121 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS10 "
10 p | 88 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn