intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TÁI CHẾ CHẤT THẢI AO CÁ ĐỂ CANH TÁC LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

104
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sản xuất cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) đã vượt hơn 1 triệu tấn trong năm 2007 và 2008 từ diện tích ao nuôi khỏang 5.000 ha ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Từ các ao nuôi này phần lớn chất thải rắn và lỏng chưa qua xử lý được thải trực tiếp ra sông rạch. Hậu quả là sông rạch bị ô nhiễm do chứa chất thải ao cá có chứa nhiều dưỡng chất đặc biệt là đạm và lân là vấn đề đáng quan tâm. Một cuộc điều tra được tiến hành vào mùa khô năm 2007 trên 8 đôi ruộng lúa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TÁI CHẾ CHẤT THẢI AO CÁ ĐỂ CANH TÁC LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM "

  1. TÁI CHẾ CHẤT THẢI AO CÁ ĐỂ CANH TÁC LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM Cao van Phung1, Nguyen be Phuc1,2, Tran kim Hoang2 and Bell R.W.3 1. Cuu Long Rice Research Institute, O’Mon, Cantho Province, Vietnam. Email: caovanphung@hcm.vnn.vn 2. An Giang University, Long Xuyen, An Giang Province, Vietnam 3. Murdoch University, Murdoch 6150, Australia Tóm tắt Sản xuất cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) đã vượt hơn 1 triệu tấn trong năm 2007 và 2008 từ diện tích ao nuôi khỏang 5.000 ha ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Từ các ao nuôi này phần lớn chất thải rắn và lỏng chưa qua xử lý được thải trực tiếp ra sông rạch. Hậu quả là sông rạch bị ô nhiễm do chứa chất thải ao cá có chứa nhiều dưỡng chất đặc biệt là đạm và lân là vấn đề đáng quan tâm. Một cuộc điều tra được tiến hành vào mùa khô năm 2007 trên 8 đôi ruộng lúa cho thấy 8 ruộng có sử dụng chất thải từ ao nuôi cá có năng suất cao hơn ruộng không có sử dụng chất thải ao nuôi là 1 tấn/ha. Các thí nghiệm đồng ruộng được tiến hành từ vụ mùa mưa năm 2007 cho đến mùa khô 2008-2009 (qua 4 vụ) với lượng phân hữu cơ sản xuất từ bùn đáy ao (1, 2 và 3 tấn/ha) kết hợp với 1/3 hoặc 2/3 lượng phân vô cơ theo mức khuyến cáo trên ha là 80N và 60N tương ứng với vụ mùa khô và mùa mưa trong khi liều lượng 17P-24K được áp dụng đồng đều cho cả 2 vụ trong năm. Năng suất lúa ở các nghiệm thức ít nhiều là như nhau điều này cho thấy rằng sử dụng chất thải ao cá làm phân hữu cơ có thể thay thế từ 1/3 đến 2/3 lượng phân vô cơ thường sử dụng. Một thí nghiệm khác được tiến hành bằng cách sử dụng nước thải từ ao cá Tra để tưới cho lúa kết hợp với việc sử dụng phân hóa học ở mức 1/3 theo liều lượng được khuyến cáo cho nông dân. Năng suất lúa cũng không khác biệt nhau ở các nghiệm thức thí nghiệm. Các kết quả này khẳng định rằng chất thải lỏng và rắn từ ao nuôi cá Tra có thể được tái chế cho canh tác lúa để giảm ô nhiễm nguồn nước và giảm chi phí phân bón. I. Dẫn nhập Nghề nuôi cá Tra đã có từ lâu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng ngành công nghiệp này chỉ trở nên quan trọng sau năm 2000 với mức tăng trưởng khỏang 15- 20%. Sản lượng cá Tra đã gia tăng từ 265 ngàn tấn vào năm 2004 lên đến mức 1.5 triệu tấn vào năm 2007. Để sản xuất lượng lớn cá này, ước có khỏang 450 triệu mét khối chất thải lỏng và rắn được thải ra nguồn nước mặt hàng năm (Nguyễn thanh Phương, 1998). Kết quả là ô nhiễm gây ra do chất thải ao cá có hàm lượng cao các-bon hữu cơ và các dưỡng chất (Pillay, 1992). Số lượng chất thải sản sinh ra tùy thuộc vào số lượng và chất lượng thức ăn (Cowey and Cho, 1991). Tuy nhiên, kết hợp nuôi thủy sản vào hệ thống sản xuất nông nghiệp hiện có được biết là làm gia tăng sức sản xuất và bền vững về sinh môi thông qua việc quản lý tốt hơn và cải thiện độ phì của đất do tái chế chất thải 1 Cuu Long Rice Research Institute, O’Mon, Vietnam 2 An Giang University, Long Xuyen, Vietnam 3 Murdoch University, Murdoch 6150, Australia 1
  2. (Bartone&Arlosoroff; 1987). Hơn thế nữa việc sử dụng hợp lý phân hữu cơ có thể làm giảm nhu cầu sử dụng phân hóa học (Falahi-Ardakani et al. 1987). Nghiên cứu này nhằm mục đích tái chế chất thải rắn và lỏng từ ao cá để canh tác lúa hầu tận dụng nguồn dinh dưỡng và chất hữu cơ để giảm lượng phân hóa học của nông dân sử dụng và làm giảm ô nhiễm nguồn nước mặt do việc xả chất thải ao cá. II. Vật liệu và phương pháp Chất thải rắn từ ao nuôi cá dưới dạng bùn (FS) được trộn với rơm (RS) theo tỉ lệ 1:1 tính theo trọng lượng khô và được ủ ở ẩm độ 60% trong hồ kín để cho phân hủy. Đống ủ được đảo trộn đều 4 ngày/lần trong suốt 1 tháng đầu tiên. Sau từ 2-3 tháng phân hữu cơ ủ sản sàng để sử dụng. Thành phần của phân hữu cơ ủ được trình bày trong bảng 1. Phân vô cơ sử dụng cho thí nghiệm đồng ruộng dưới dạng urea, superphosphate và KCl. Bảng 1: Thành phần hóa học của phân hữu cơ (Bùn đáy ao cá 50% + rơm 50%) Mẫ u N% P% K% Ca Mg N dễ P dễ Các- pH Ec (mg/ % tiêu tiêu bon (mS/ kg) (mg/L) (mg/L) hữu cơ cm) % FS 0.491 8.60 0.472 0.34 42.0 0.371 285 199 6.80 0.54 RS 1.420 38.80 0.334 1.54 150 0.110 n/a n/a 7.80 0.54 Phân ủ 0.940 8.62 0.440 1.16 84 0.254 677 463 7.40 2.37 Các thí nghiệm đồng ruộng về tái chế chất thải rắn được tiến hành từ vụ mùa mưa 2007 cho đến vụ mùa khô 2008-2009 tại khu thí nghiệm Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, Omon, Can Tho city (loại đất Umbri-EndoOrthiThionic-Gleysols). Đặc tính đất được trình bày trong bảng 2. Các nghiệm thức bao gồm phân vô cơ (T1-đối chứng) ở liều lượng khuyến cáo 60N-40P2O5-60K2O/ha cho vụ mùa mưa và 80N-40P2O5-60K2O/ha cho vụ mùa khô tương ứng. Phân ủ bùn đáy ao được bón ở mức 1 tấn/ha (T2, T3), 2 tấn/ha (T4, T5) hoặc 3 tấn/ha (T6, T7) kết hợp với phân vô cơ ở 1/3 hoặc 2/3 liều lượng của T1 cho các nghiệm thức T2, T4, T6 và T3, T5, và T7 tương ứng Điều tra về lợi ích của việc sử dụng chất thải ao cá cho canh tác lúa được thực hiện vào mùa khô năm 2007 tại huyện Phú Tân và Châu Phú của tỉnh An Giang. Đặc tính đất được trình bày trong bảng 2. Tại mỗi huyện 16 ruộng được chọn bao gồm 8 ruộng sản xuất có nhận chất thải ao cá và 8 ruộng khác không có chất thải. Mẫu lúa được thu hoạch trong khung 5m2 với 3 lần lập lại để đánh giá năng suất. 2
  3. Bảng 2: Đặc tính đất thí nghiệm tại Viện lúa (CLRRI) và trên ruộng nông dân của tỉnh An Giang. Loại đất pH (1:5 Org. C Total (%) Địa điểm (FAO/UNESCO) H20) % N P K Eutric Gleysol 4.8-5.2 2.29 0.268 0.021 0.915 CLRRI Châu Phú Umbric Fluvisol 5.6-6.2 0.8-1.1 0.161 0.047 1.556 Thionic Fluvisol 4.9-5.5 0.9-1.3 0.198 0.035 1.368 Phú Tân Thí nghiệm về tái chế nước thải được thực hiện vào mùa mưa năm 2007 và mùa khô năm 2008-2009 tại Châu Phú và 2 thí nghiệm khác được thực hiện trong vụ mùa khô 2008-2009 tại huyện Phú Tân của tỉnh An Giang. Thành phần dinh dưỡng của nước thải được trình bày trong bảng 3. Có 6 nghiệm thức phân vô cơ của thí nghiệm tại Phú Tân (lượng N-P2O5-K2O tính bằng kg/ha trong ngoặc đơn như sau: T1 (90-60-60); T 2 (60-30- 30); T3 (30-0-30); T4 (30-60-30); T5 (30-30-60) and T6 (00-30-60). Riêng thí nghiệm tại Châu Phú không có nghiệm thức 5. Các thí nghiệm này được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lập lại. Việc bơm tưới cho lúa bằng nước thải được thực hiện cứ 7- 10 ngày/lần vào mùa mưa và vào khoảng 4-5 ngày/lần vào mùa khô. Lượng nước tưới khoảng 2000 m3/ha/lần. Bảng 3: Thành phần dinh dưỡng trong nước thải tại tỉnh An Giang. Địa điểm pH EC NH4- NO3-N TN TP (µS/cm) N(mg/L) (mg/L) (mg/L) (mg/L) 7.13 234 3.4 0.418 5.40 8.46 Châu Phú 7.32 243 4.84 0.793 7.66 6.44 Phú Tân Các-bon hữu cơ được xác định bằng phương pháp vô cơ hoá ướt (Page et al. 1982), phân tích đất, nước theo (Chapman and Pratt, 1961). Phân tích thống kê bằng phần mềm IRRISTAT của IRRI. III. Kết quả và thảo luận III.1.Thí nghiệm về tái chế bùn đáy ao cá Trong vụ thứ nhất, năng suất lúa ở các nghiệm thức không khác biệt nhau khi phân tích thống kê (năng suất biến động từ 2.04 to 2.40 tấn/ha). Vào mùa khô năm 2007- 2008, năng suất lúa ở các nghiệm thức (T1, T2, T4, T5, T6, T7) hầu như giống nhau ngọai trừ nghiệm thức ở lô T3 khác biệt có ý nghĩa khi phân tích thống kê với các lô khác. Thí nghiệm được lập lại trong 2 vụ kế tiếp là mùa mưa 2008 và mùa khô 2008- 2009, kết quả trình bày trong hình 1 cho thấy năng suất lúa hầu như không khác biệt nhau khi phân tích thống kê. Điều này minh chứng rằng tái chế chất thải ao cá dưới dạng phân hữu cơ ủ hoai với rơm rạ có thể giúp tiết kiệm lượng phân hóa học sử dụng cho canh tác lúa bởi vì hàm lượng dinh dưỡng trong phân hữu cơ này khá cao (Bảng 1) 3
  4. Hình 1: Năng suất lúa thí nghiệm tại Viện lúa qua 4 vụ 7 6 Mưa 07 Năng suất (T/ha) 5 Nắng 08 4 Mưa 08 3 Nắng 09 2 1 0 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 Nghiệm thức Kết quả phân tích đất, rơm và hạt về đa lượng, trung lượng và vi lượng cho thấy có một số khác biệt giữa các nghiệm thức qua 4 vụ nhưng không khác biệt gì khi phân tích thống kê. Điều này cho thấy rằng việc sử dụng bùn đáy ao cá sau khi tái chế không gây ra bất kỳ tác động bất lợi nào trên sự sinh trưởng của lúa. III.2. Điều tra về việc sử dụng nước thải ao cá tại tỉnh An Giang Kết quả điều tra cho thấy năng suất lúa ở các ruộng có dùng nước thải ao cá để tưới cho năng suất cao hơn ruộng không nhận chất thải. Năng suất lúa khác biệt nhau ở 2 phương pháp này vào khỏang 1 tấn/ha (Bảng 4). Điều này cho thấy rằng nước thải ao cá có thể giúp cho năng suất lúa tăng thêm. Bảng 4: Điều tra về năng suất lúa trên ruộng nông dân tại huyện Châu Phú và Phú Tân (Trị số trong bảng là trung bình cho 8 ruộng). Nghiệm thức Châu Phú Phú Tân Tưới bằng nước ao cá 7,920 a 7,436 b Tưới bằng nước sông 6,898 b 6,613 c CV% 6.1 6.1 Kết quả phân tích mẫu đất ở thời kỳ thu họach cho thấy đạm, lân và kali tổng số ở ruộng có tưới bằng nước ao cá cao hơn ruộng tưới bằng nước sông nhưng lượng các-bon hữu cơ thấp hơn (Bảng 5). Nước thải ao cá có hàm lượng cao đạm, lân và kali (như trong bảng 3) và các lọai vi khuẩn điều này dường như làm cho đất có nhận nước thải có hàm lượng dinh dưỡng cao. Ngược lại do có chứa nhiều vi khuẩn cho nên chúng đẩy mạnh sự khóang hóa chất hữu cơ làm giảm hàm lượng này nhưng còn lại hàm lượng đạm khóang hóa cao. 4
  5. Bảng 5: N, P, K và các-bon hữu cơ trong đất sau khi thu họach lúa ở ruộng có và không có nhận nước thải ao cá. Châu Phú Phú Tân Đặc tính đất CV% + nước thải - nước thải + nước thải - nước thải Org C 1.59b 2.60a 2.24ab 3.05a 37 N% 0.380b 0.155c 0.469a 0.156c 8.9 P% 0.369a 0.224b 0.354a 0.211b 9.2 K% 2.375b 0.948c 2.620a 0.874c 10.3 Ghi chú: Số trong cùng một hàng có chữ giống nhau không khác biệt khi phân tích thống kê ở mức P < 0.05. Kết quả điều tra cũng nhận thấy rằng nông dân thường sử dụng zeolite, vôi và dolomite để sát trùng ao sau khi thu họach cá. Điều này làm cho hàm lượng calcium và magnesium ở ruộng có nhận chất thải cao hơn. Bên cạnh đó lượng sắt và mangan cũng cho thấy có sự khác biệt khi phân tích thống kê (Bảng 6). Bảng 6: Ca, Mg, Fe và Mn trong đất sau khi thu họach lúa ở ruộng có và không có nhận chất thải . Đặc tính đất Châu Phú Phú Tân CV% + nước thải - nước thải + nước thải - nước thải Ca (mg/kg) 55.0a 31.0b 49.8a 30.6b 22.8 Mg (%) 0.12a 0.06b 9.5 0.11 a 0.06b Fe (%) 3.32a 2.82b 3.29a 2.72b 5.1 Mn (mg/kg) 332a 187c 262b 157c 21.8 Ghi chú: Số trong cùng một hàng có chữ giống nhau không khác biệt khi phân tích thống kê ở mức P < 0.05. IIII.3. Thí nghiệm về tái sử dụng nước thải ao cá cho canh tác lúa tại huyện Châu Phú. Kết quả thí nghiệm tại Châu Phú cho thấy năng suất lúa ở các nghiệm thức trong mùa mưa 2007 là không có khác biệt khi phân tích thống kê. Tuy nhiên sang vụ mùa khô năm 2008 năng suất lúa ở nghiệm thức T1 và T2 là cao nhất và chúng khác biệt có ý nghĩa về thống kê so với các nghiệm thức T3, T4 và T5 (Bảng 7). Năng suất lúa ở nghiệm thức T1 và T2 cao nhất do chúng được bón đạm và lân tương đối cao nhất trong các nghiệm thức thí nghiệm vì trên đất phèn lân là yếu tố chính giúp cây trồng sinh trưởng (Công và CTV. 1995). Điều này cũng giải thích lý do vì sao năng suất ở nghiệm thức T3 là thấp nhất. Bên cạnh đó lượng đạm ở các nghiệm thức T3, T4 và T5 cũng thấp và không đủ để đạt tiềm năng năng suất trong mùa khô. Thông thường thì năng suất lúa vụ mùa mưa thấp hơn mùa khô ở đồng bằng sông Cửu Long (Hưng và CTV., 1995) 5
  6. Bảng 7: Năng suất lúa tại huyện Châu Phú vào mùa mưa (WS) 2007 và mùa khô (DS) 2008. Số liệu trung bình cho 3 lần lập lại. Tất cả nghiệm thức được tưới bằng nước thải ao cá (xem Bảng 3 về thành phần của nước thải). Nghiệm thức (N-P2O5-K2O kg/ha) WS2007 DS2008 T1(90-60-60) 3.99 5.59 T2(60-30-30) 4.38 5.58 T3(30-00-30) 3.91 4.21 T4(30-60-30 3.96 4.32 T5(00-30-60) 3.91 4.62 LSD5% NS 0.885 CV% 14.0 11.8 Phân tích mẫu đất, rơm và hạt khi thu họach cho thấy hàm lượng N, P, K ở các nghiệm thức không khác biệt nhau khi phân tích thống kê (số liệu không trình bày). III.4. Thí nghiệm về tái sử dụng nước thải ao cá cho canh tác lúa tại huyện Phú Tân. Kết quả trong bảng 8 cho thấy năng suất lúa ở nghiệm thức T1 và T2 cũng cho năng suất cao nhất và chúng khác biệt có ý nghĩa về thống kê so với các nghiệm thức khác. Điều này chứng tỏ rằng việc sử dụng nước thải ao cá có thể tiết kiệm được 30kg mỗi lọai N, P2O5 và K2O. Khi so sánh nghiệm thức T2 và T4 cho thấy việc giảm thêm lượng phân đạm làm giảm năng suất lúa. Năng suất ở nghiệm thức T3 là thấp nhất bởi vì nghiệm thức này không sử dụng phân lân bởi vì bón lân còn giúp cho tăng hiệu quả phân đạm (Công và CTV., 1995) Bảng 8: Năng suất lúa tại 2 địa điểm của huyện Phú Tân vào mùa khô năm 2008. Số liệu trung bình của 3 lần lập lại. Tất cả các nghiệm thức đều được tưới bằng nước thải ao cá (xem Bảng 3 về thành phần của nước thải). Nghiệm thức (N-P2O5-K2O kg/ha) Phú Thành (1) Phú Thành (2) T1(90-60-60) 6.89 5.74 T2(60-30-30) 7.34 5.47 T3(30-00-30) 5.05 4.08 T4(30-60-30) 6.19 5.02 T5(30-30-30) 4.91 5.06 T6(00-30-60) 4.52 4.39 LSD5% 0.162 0.683 CV% 15.3 7.6 Đa lượng và trung lượng hấp thụ tại xã Phú Thành trong bảng 9 và 10 cho thấy lô có năng suất cao cũng có sự hấp thụ dinh dưỡng cao trong rơm và hạt (kg/ha) ngọai trừ lân trong rơm ở điểm Phú Thành 1. 6
  7. Bảng 9: Đa lượng và trung lượng hấp thụ trong hạt ở điểm Phú Thành 1 (xem bảng 8 về năng suất). Số liệu trung bình cho 3 lần lập lại. STT Nghiệm thức N P K Ca Mg 1 T1 86.7 22.4 17.8 4.21 1.95 2 T2 90.5 23.5 16.5 4.14 1.98 3 T3 61.7 15.3 11.2 2.86 1.28 4 T4 71.2 19.2 14.4 3.44 1.73 5 T5 56.7 16.1 12.3 2.90 1.50 6 T6 51.0 15.5 11.9 2.75 1.39 LSD5% 19.73 6.94 4.68 1.00 0.57 CV% 15.6 20.4 18.3 16.2 19.2 Bảng 10: Đa lượng và trung lượng hấp thụ trong rơm ở điểm Phú Thành 1 (xem bảng 8 về năng suất). Số liệu trung bình cho 3 lần lập lại. STT Nghiệm thức N P K Ca Mg 1 T1 45.0 13.6 83.1 15.5 4.35 2 T2 48.0 13.3 85.8 14.8 4.37 3 T3 28.0 13.5 63.2 6.95 2.87 4 T4 37.5 11.1 77.6 11.7 3.52 5 T5 28.5 10.8 61.7 9.24 3.05 6 T6 26.1 8.58 54.3 10.4 2.65 LSD5% 8.98 7.99 22.65 5.89 0.79 CV% 13.9 37.2 17.6 28.3 17.9 Thí nghiệm tại điểm Phú Thành 2 thì lượng dinh dưỡng hấp thụ trong hạt cũng có cùng chiều hướng như tại điểm Phú Thành 1 nhưng ngọai trừ kali và calci hấp thụ trong rơm không khác biệt vaề thống kê khi so với các nghiệm thức khác (Bảng 11 và 12). Bảng 11: Đa lượng và trung lượng hấp thụ trong hạt ở điểm Phú Thành 2 (xem bảng 8 về năng suất). Số liệu trung bình cho 3 lần lập lại.. STT Nghiệm thức N P K Ca Mg 1 T1 81.1 10.2 18.0 0.22 3.59 2 T2 79.2 9.93 16.9 0.23 3.43 3 T3 52.3 7.12 12.6 0.16 2.49 4 T4 75.5 9.56 16.1 0.19 3.14 5 T5 67.1 9.20 16.0 0.18 3.17 6 T6 50.7 7.54 14.1 0.16 2.65 LSD5% 9.45 1.28 2.43 0.31 0.40 CV% 7.7 7.9 8.6 8.9 7.1 7
  8. Bảng 12: Đa lượng và trung lượng hấp thụ trong rơm ở điểm Phú Thành 2 (xem bảng 8 về năng suất). Số liệu trung bình cho 3 lần lập lại. STT Nghiệm thức N P K Ca Mg 1 T1 50.0 12.6 63.4 13.5 4.35 2 T2 54.6 11.1 56.0 9.81 3.61 3 T3 33.8 6.48 49.0 7.87 2.69 4 T4 51.5 9.22 56.6 9.29 3.71 5 T5 53.4 9.96 54.7 12.1 4.17 6 T6 37.2 6.22 50.0 11.0 2.60 LSD5% 12.64 4.05 11.77 5.78 0.98 CV% 14.9 24.1 11.8 30.0 15.4 IV. Kết luận - Nước thải từ ao nuôi cá có thể giúp tăng năng suất lúa vì nó có chứa lượng lớn các chất dinh dưỡng đặc biệt là đạm, lân, calcium và magnesium cho cây lúa tăng trưởng; - Sử dụng chất thải ao cá dưới dạng rắn hoặc lỏng có thể giúp tiết kiệm một lượng đáng kể đạm, lân và kali khỏang 30kg/ha mỗi lọai so với mức phân bón vô cơ hiện đang áp dụng; - Tái chế chất thải ao nuôi cá dùng cho canh tác lúa có thể giúp giảm nhẹ ô nhiễm nguồn nước bằng cách giảm lượng chất xả thải trực tiếp ra môi trường; - Không có dấu hiệu bị ngộ độc nào được quan sát khi sử dụng chất thải ao nuôi cho canh tác lúa trừ phi mẫu được kiểm tra trước; - Tiếp tục quan trắc ruộng được thử nghiệm bằng chất thải ao nuôi cá là điều cần thiết nhằm xác định tác động lâu dài trên cân bằng dinh dưỡng , chất lượng đất đai, năng suất lúa và chất lượng nước ngòai môi trường. Cảm tạ Chân thành cám ơn chương trình CARD đã hổ trợ tài chính cho dự án VIE/023/06. Sự giúp đỡ của các nhân viên trong Bộ môn Khoa học Đất của Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long và sinh viên Đại Học An Giang để thực hiện nghiên cứu này rất đáng trân trọng. Cám ơn Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long và Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã tạo mọi điều kiện về vật chất để hòan thành đề tài nghiên cứu này. Sau cùng tôi xin chân thành cám ơn các bạn đồng nghiệp ở Bộ môn Khoa Học Đất, Thủy Sản và Viện Nghiên cứu Công Nghệ Sinh học của Đại học Cần Thơ đã khích lệ và khuyến khích tôi trong suốt nghiên cứu này. 8
  9. References cited - Bartone, C.R. and Arlosoroff, S. 1987. Irrigation reuse of pond effluents in developing countries. Wat. Sci. Tech., 19(12), 289-297. - Chapman, H.D., and P. F. Pratt. 1961. Methods of analysis for soil, plant and water. Division of Agricultural Sciences, University of California, Riverside. - Cho, C.Y., Hynes. J.D., Wood. K.R. and Yoshida.H.K., 1991. Quantification of fish culture wastes by biological and chemical (limnological) methods. In : C.B. Cowey and C.Y. Cho (Editors), Nutritional Strategies and Aquaculture Waste. University of Guelph, Canada. - Cong, P.t, Sat, C.D, Castillo, E.G, and Singh, U. (1995) Effect of phosphorus and growing season on rice growth and nutrient accumulation on acid sulfate soils pages 123- 135. In Vietnam and IRRI: A Partnership in Rice Research. International Rice Research Institute, P.O. Box 933, Manila 1099, Philippines - Falahi-Ardakani, A., J.C. Bouwkamp., F.R. Gouin, and R.L.Chaney.1987. Growth response and mineral uptake of vegetable transplants grown in a composted sewage sludge amended medium. Journal of Environment Horticulture 5: 559-602. - Guong,V.T, Lap, T.T, Hoa, N.M, Castillo, E.G. Padilla, J.L, and Singh, U. (1995) Nitrogen use efficiency in direct seeded rice in the Mekong River Delta: varietal and phosphorus response. Pages 150-159. In Vietnam and IRRI: A Partnership in Rice Research. International Rice Research Institute, P. O. Box 933, Manila 1099, Philippines - Hung, N.N, Singh, U., Xuan, V.T, Buresh, R.J., Padilla, J.L., Lap, T.T and Nga, T.T. (1995) Improving nitrogen use efficiency of direct seeded rice on alluvial soils of the Mekong River Delta. Pages138-149. In Vietnam and IRRI: A Partnership in Rice Research. International Rice Research Institute, P.O. Box 933, Manila 1099, Philippines. - Page, A.L., R.H. Miller and D.R. Keeney (eds) 1982. Methods of Soil Analysis. Number 9 (part2). Madison, Wisconsin USA. - Phuong, N.T. 1998. Cage culture of Pangasius catfish in Mekong delta, Vietnam: current sitution analysis and studies for feed improvement. Unpublished Ph.D thesis, National Institute Polytechnique of Toulouse, France. - Pillay, T.V.R., 1992. Aquaculture and Environment. Blackwell Scientifisc Publication Inc., Cambridge, England. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2