intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Tăng cường kỹ năng và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ quy mô nhỏ vùng nông thôn Việt nam - MS4: Sấy gỗ ở Việt Nam "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

152
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo này được chia làm 2 phần. Phần 1 tóm tắt kết quả khảo sát một số cơ sở sản xuất đồ mộc và các xưởng xẻ và mối liên hệ với các hoạt động của các lò sấy gỗ. Các lò sấy ở Viêt Nam rất khác nhau về cấp độ, từ công nghệ cao đắt tiền tới rẻ tiền, công nghệ cũ, và do địa phương tự xây dựng. Tuy nhiên, hoạt động của các lò sấy đã khảo sát nhìn chung có thể được cải thiện để nâng cao hiệu quả sử dụng. Báo cáo này tóm tắt các khía...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Tăng cường kỹ năng và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ quy mô nhỏ vùng nông thôn Việt nam - MS4: Sấy gỗ ở Việt Nam "

  1. Ministry of Agriculture & Rural Development Collaboration for Agriculture & Rural Development BÁO CÁO 027/06VIE Tăng cường kỹ năng và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ quy mô nhỏ vùng nông thôn Việt nam. MS4: Sấy gỗ ở Việt Nam by Gerry Harris, Peter Vinden, Philip Blackwell and Pham Duc Chien Tháng 10, 2009
  2. Báo cáo dự án 027/06VIE Tăng cường năng lực và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ vùng nông thôn VN. MỤC LỤC TÓM TẮT VÀ KHUYẾN NGHỊ MỤC LỤC ............................................................................................................................................. 2 PHẦN 1- KHẢO SÁT CÁC NHÀ MÁY Ở VIỆT NAM VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ SẤY ..... 4 Giới thiệu ................................................................................................................................................ 4 Tổng quan ............................................................................................................................................... 4 Tóm tắt kết quả ....................................................................................................................................... 5 Giám sát và điều khiển nhiệt độ .......................................................................................................... 8 Dòng không khí lưu chuyển.............................................................................................................. 11 Bộ phận chuyển hướng ................................................................................................................. 11 Xếp gỗ ........................................................................................................................................... 16 Một số kết quả ............................................................................................................................... 17 Nồi hơi đốt bằng củi.......................................................................................................................... 18 PHỤ LỤC – BÁO CÁO KHẢO SÁT CÁC NHÀ MÁY...................................................................... 20 Thăm nhà máy A - CAXE Environmental & Thermal Engineering Co Ltd.................................... 20 Giám đốc Mr Bui Anh Viet .............................................................................................................. 20 Thăm nhà máy B – Công ty Hoang Thanh ...................................................................................... 22 Thăm nhà máy C – Công ty Troung Tai .......................................................................................... 27 Thăm nhà máy D – CƠ SỞ SẤY GỖ CHANH HUNG................................................................... 29 Thăm nhà máy E - Đại học Nong Lam ............................................................................................. 36 Thăm nhà máy F –Công ty công nghệ Thien Hung (THC) ............................................................. 41 THC Factory ................................................................................................................................. 42 Thăm nhà máy G –Phân viện Khoa học Lâm nghiệp Miền Nam - Hợp tác Sth. Vietnam Co-Op ... 49 Thăm nhà máy H - Chế biến gỗ Truong Thanh ................................................................................ 56 PHẦN 2 TIỀM NĂNG CHO LÒ SẤY SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI Ở VIỆT NAM 64 Giới thiệu .......................................................................................................................................... 64 Tổng quan ......................................................................................................................................... 64 Hiệu quả của sấy gỗ sử dụng năng lượng mặt trời............................................................................ 67 Số liệu khí hậu .................................................................................................................................. 69 Phưong pháp tính toán năng lượng tiết kiệm .................................................................................... 69 Bức xạ mặt trời ............................................................................................................................. 70 Kiểu lò sấy ........................................................................................................................................ 71 Kết luận............................................................................................................................................. 77 Phụ lục 1 ........................................................................................................................................... 77 REFERENCES ..................................................................................................................................... 81 Sấy gỗ ở Việt Nam Page 2 of 81
  3. Báo cáo dự án 027/06VIE Tăng cường năng lực và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ vùng nông thôn VN. TÓM TẮT VÀ KHUYẾN NGHỊ Báo cáo này được chia làm 2 phần. Phần 1 tóm tắt kết quả khảo sát một số cơ sở sản xuất đồ mộc và các xưởng xẻ và mối liên hệ với các hoạt động của các lò sấy gỗ. Các lò sấy ở Viêt Nam rất khác nhau về cấp độ, từ công nghệ cao đắt tiền tới rẻ tiền, công nghệ cũ, và do địa phương tự xây dựng. Tuy nhiên, hoạt động của các lò sấy đã khảo sát nhìn chung có thể được cải thiện để nâng cao hiệu quả sử dụng. Báo cáo này tóm tắt các khía cạnh của các lò sấy cùng với các khuyến nghị để cải thiện chất lượng sấy gỗ. Đây là cơ sở cho “Chương trình cải thiện công nghệ sấy gỗ” của Việt Nam. Điều này vô cùng cần thiết nếu phần lớn gỗ sấy được sử dụng cho đóng đồ mộc. Nhìn chung, phần lớn các lò sấy của Việt Nam sử dụng lò đốt. Trong khi mục tiêu chủ yếu của sấy cưỡng bức là giảm độ ẩm của gỗ xuống thấp hơn độ ẩm bão hoà (28%), độ ẩm của gỗ sau sấy rất biến động. Kết quả này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng đồ mộc sử dụng gỗ sấy. Phần 2 đánh giá tiềm năng các lò sấy sử dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam. Việt Nam có một tiềm năng rất lớn về sử dụng công nghệ sấy gỗ bằng năng lượng mặt trời, đặc biệt là ở khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh và Tỉnh Đắc Lắc, nơi mà sấy gỗ bằng không khí khá phổ biến và sấy gỗ tới độ ẩm cân bằng là nhu cầu thiết yếu cho đóng đồ mộc. Một số khuyến nghị như sau: 1. “Chương trình cải thiện sấy gỗ” do Cục Lâm nghiệp chủ trì xây dựng gồm các hướng dẫn và đào tạo cơ bản về sấy gỗ ở các khu chế biến gỗ và sấy gỗ. Một số thay đổi nhỏ cần được điều chỉnh để thực hiện chương trình. Có thể đợt tập huấn có thể kéo dài 1 tuần và gồm các kiến thức chủ yếu về sấy gỗ và một số lĩnh vực liên quan. 2. Các nghiên cứu về công nghệ chế biến và sấy gỗ cần được tiếp tục, đặc biệt là là cho gỗ keo rừng trồng phục vụ mục tiêu gỗ lớn cho sản xuất đồ mộc ở Việt Nam. Chương trình này nên bao gồm các đào tạo thạc sĩ phối hợp giữa Việt Nam và Australia, với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho chương trình cải thiện sấy gỗ ở Việt Nam. 3. Phát triển công nghệ sấy mới cần chú trọng tới: Các lò sấy sử dụng năng lượng mặt trời với công nghệ Australia, xây dựng các mô hình trình diễn về sấy sử dụng năng lượng mặt trời ở Việt nam. Các hoạt động này sẽ được các nhà máy nội địa tiếp tục thực hiện. Cần tiến hành các khảo sát để xác định các địa điểm thích hợp nhất cho sấy gỗ sử dụng năng lượng mặt trời (sử dụng mô hình phân tích hồi quy trong báo cáo này) ở khắp Việt Nam. 4. Mô hình nên được xây dựng ở một nhà máy sấy gỗ hiện đại cho một cụm các xưởng xẻ nhỏ và/hoặc cho một khu vực chế biến gỗ để cải thiện công nghệ sấy và chế biến gỗ của khu vực. Hỗ trợ tài chính là cần thiết để xây dựng các lò sấy thích hợp. Sấy gỗ ở Việt Nam Page 3 of 81
  4. Báo cáo dự án 027/06VIE Tăng cường năng lực và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ vùng nông thôn VN. PHẦN 1- KHẢO SÁT CÁC NHÀ MÁY Ở VIỆT NAM VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ SẤY Giới thiệu Nhóm cán bộ dự án CARD đã khảo sát một số nhà máy ở miền Nam và miền Trung với các thiết bị sấy gỗ. Các thiết bị máy móc ở các nhà máy rất khác nhau, từ thô sơ, công suất nhỏ, lò sấy trong nhà tới các thiết bị máy móc hiện đại. Nhóm cán bộ cũng đã khảo sát một số nhà máy sản xuất lò sấy để tìm hiểu máy móc thiết bị và công nghệ sấy của Việt Nam. Tất cả các lò sấy mà nhóm cán bộ tới thăm đều sử dụng gỗ phế liệu làm nhiên liệu đốt lò, hoặc là đốt lò tạo hơi nóng trực tiếp, hoặc là đun nồi hơi để cung cấp hơi nóng cho lò sấy. Nhóm cán bộ cũng đã thăm lò sấy của Trường đại học Nông lâm Thành Phố Hồ Chí Minh nơi được sử dụng cho nghiên cứu và kinh doanh. Các máy móc thiết bị này đầu tiên được Giáo sư Cac xây dựng những năm 1990 (xem phần CAXE Section ở phụ lục A để có thêm thông tin). Thiết kế này là cơ sở cho nhóm cán bộ đánh giá rất nhiều các lò sấy khác ở Việt Nam. Tổng quan Sấy cưỡng bức gỗ là quá trình làm nước ở trong gỗ chuyển ra ngoài tới khi độ ẩm của gỗ đạt độ ẩm cần thiết (TMC), phù hợp với các mục đích sử dụng. Độ ẩm của gỗ (MC) thích hợp cho sử dụng vào khoảng 8-15%. Gỗ mới chặt hạ thì các vách tế bào gỗ và trong tế bào (ví dụ lumen) chứa đầy nước. Khi quá trình sấy bắt đầu, nước từ các lumen thoát ra ngoài trước, sau đó nước từ các thành tế bào bắt đầu bay hơi (Bootle, 2005). Quá trình này cứ tiếp tục cho tới lúc nước ở trong gỗ giảm tới độ ẩm cân bằng với độ ẩm của môi trường xung quanh. Độ ẩm mà tại đó nước chỉ còn ở vách tế bào được gọi là độ ẩm bão hoà thớ gỗ (fsp) Gỗ được sấy chủ yếu để: • Giảm trọng lượng cho mục tiêu vận chuyển, • Tăng độ chịu lực – Gỗ sấy chịu lực tốt hơn gỗ tươi, • Duy trì được kích thước và hình dạng chuẩn • Dễ sơn và dán • Có thể được gia công và hoàn thành với tiêu chuẩn cho phép (ATSM, 1997). Từ mục tiêu kinh doanh, quá trình sấy cần phải rẻ, hiệu quả và càng nhanh càng tốt với một số khuyết tật cho phép (Walker, 2006). Mục tiêu của việc sấy gỗ (từ viễn cảnh kinh doanh) là: • Sấy gỗ càng nhanh càng tốt – với số khuyết tật cho phép • Sấy gỗ tới độ ẩm mong muốn với khoảng chênh lệch nhỏ (e.g. ± 2% MC) • Sản xuất gỗ với ứng suất trong nhỏ, ví dụ ứng suất sấy do điều kiện sấy tạo ra • Sản xuất gỗ với số khuyết tật cho phép, ví dụ nứt, vỡ, co ngót, biến màu(Walker, 2006). Sấy gỗ ở Việt Nam Page 4 of 81
  5. Báo cáo dự án 027/06VIE Tăng cường năng lực và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ vùng nông thôn VN. Do sấy gỗ đóng một vai trò rất quan trọng trong chế biến gỗ, các hoạt động sấy gỗ phải được kiểm soát, giám sát để đảm bảo gỗ sấy có chất lượng cao nhât. Tóm tắt kết quả Nhóm cán bộ thấy rằng nhìn chung người vận hành các lò sấy còn thiếu hiểu biết về các nguyên tắc cơ bản về sấy gỗ và vận hành lò sấy. Công nhân vận hành lò sấy thường sử dụng khoảng không gian phía sau lò sấy để ở. Lò sấy được kiểm soát nhưng lại thiếu kiến thức và kỹ năng cơ bản. Đặc biệt, người vận hành lò sấy thiếu hiểu biết về công việc mình làm, đặc biệt là mối quan hệ giữa nhiệt kế khô (DB) và nhiệt kế ẩm (WB), nhiệt độ, dòng không khí lưu chuyển và kỹ thuật xếp gỗ và ảnh hưởng của các yếu tố này tới các điều kiện bên trong lò sấy và gỗ sấy nếu các yếu tổ này không được giám sát và kiểm soát phù hợp. Chi tiết hơn, nhóm chuyên gia thấy rằng thường là các cảm biến (WB) của nhiệt kế ẩm không được kết nối (có thể là do người vận hành) với hệ thống kiểm soát lò sấy (Hình. 1). Điều này có nghĩa là lò sấy chỉ được kiểm soát bởi nhiệt kế khô (DB), do đó sẽ tạo lên các ‘hộp nóng’ mà không được kiểm soát bằng độ ẩm. Người vận hành lò sấy đưa ra các quyết định điều chỉnh lò sấy chỉ dựa vào nhiệt kế khô, rất đơn giản là vận hành lò sấy trong khi không hiểu gì về quan hệ giữa nhiệt kế khô và nhiệt kế ẩm. Có trường hợp người vận hành lò sấy đã sử dụng chế độ sấy (ví dụ chế độ sấy sử dụng cả nhiệt kết ẩm và nhiệt kế khô) mà anh ta được học để áp dụng cho quá trình sấy chỉ sử dụng có nhiệt kế khô. Khi mà cảm biến được cài đặt đúng, chúng được sử dụng cho điều khiển bằng tay, và việc điều khiển các điều kiện trong lò sấy chủ yếu dựa vào việc kiểm soát nhiệt độ (ví dụ WB và/hoặc DB). Việc quyết định mở hoặc đóng các van thích hợp nếu dựa vào các chỉ số không đúng sẽ dấn tới việc các điều kiện trong lò sấy bị sai lệch và chỉ có thể phát hiện ra ở lần kiểm tra tiếp theo. Kiểm soát độ ẩm nhìn chung dựa vào cảm giác của người vận hành lò sấy. Có trường hợp xảy ra là bộ phận kiểm soát độ ẩm cho thấy cần phải điều chỉnh van dừng, xả ra bên ngoài, ‘ON’ cho tới khi nước tràn ra ngoài cửa ra vào. Chỉ có một lò sấy là sử dụng thiết bị kiểm soát tự động 24 giờ/ngày để kiểm soát điều kiện sấy trong lò sấy. Việc sử dụng bộ phận chuyển hướng để hạn chế luồng khí lưu chuyển xung quanh đống gỗ gần như không được chú ý. Có trường hợp các tấm ván gỗ được xếp cùng hướng với hướng dòng không khí lưu chuyển (Hình. 4a) với mục đích xếp gỗ kín vào các khoảng trống trong lò sấy, nơi mà không thể xếp theo chiều phù hợp được nữa do ván gỗ dài. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của gỗ sấy do dòng không khí lưu chuyển có tác động không đồng đều giữa các ván và các phần của ván. Hơn thế nữa, các lò sấy nhìn chung xếp gỗ vào lò sấy tới mức nhiều nhất có thể, do đó các khoảng cách giữa các đống gỗ và với tường lò rất không hợp lý, hoặc quá rộng hoặc là quá hẹp so với kích thước chuẩn (Hình. 4b). Điều này sẽ tạo ra một dòng khí không đều lưu chuyển qua đống gỗ và từ trên xuống dưới. Ở một vài trường hợp, khoảng không gian của hệ Sấy gỗ ở Việt Nam Page 5 of 81
  6. Báo cáo dự án 027/06VIE Tăng cường năng lực và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ vùng nông thôn VN. thống thông gió cũng được chất đầy gỗ cần sấy lại (Hình. 4c). Việc làm này chỉ làm giảm hiệu quả sấy gỗ của lò. Liên quan tới việc xếp gỗ vào lò sấy, có những trường hợp gỗ xếp vào đống nhưng thiếu thanh kê. Nhìn chung, các tấm ván được xếp trên các tấm kê cùng loại gỗ với các tấm ván cần được sấy bằng cách xếp các thanh kê này vuông góc với các tấm ván (Hình. 4d) để tạo khoảng không giữa các tấm ván cho không khí lưu chuyển qua. Trong nhiều trường hợp, các tấm kê quá dày tạo ra khoảng không lớn giữa các tấm ván, và kết quả là làm giảm hiệu quả của việc sấy gỗ. Hình 1. Cảm biến của nhiệt kế ẩm không được kết nối chuẩn Hình 2. Kiểm soát lò sấy điển hình – DB cảm biến và công tắc quạt Sấy gỗ ở Việt Nam Page 6 of 81
  7. Báo cáo dự án 027/06VIE Tăng cường năng lực và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ vùng nông thôn VN. Hình 3. Thiết bị kiểm soát lò sấy được lắp đặt xuyên qua tường. Hình 4a. Các tấm ván xếp dọc theo chiều dòng khí lưu chuyển. Hình 4b. Khoảng tối thiểu để thông gió. Hình 4c. Gỗ sấy xếp kín khỏang không thông gió. Sấy gỗ ở Việt Nam Page 7 of 81
  8. Báo cáo dự án 027/06VIE Tăng cường năng lực và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ vùng nông thôn VN. Hình 4d. Ví dụ điển hình về xếp gỗ với tấm kê dày. Giám sát và điều khiển nhiệt độ Điều kiện bên trong lò sấy nhìn chung được kiểm soát bởi nhiệt độ của nhiệt kế khô (DBT) và nhiệt độ ở nhiệt kế ẩm (WBT). Các thông số này được sử dụng để xác định độ ẩm tương đối (RH) (ví dụ độ ẩm ở trong không khí). Ba thông số này đượ sử dụng để xác định độ ẩm cân bằng (EMC) hoặc là độ ẩm mong muốn ở bên trong lò sấy. DBT và WBT được thiết lập dựa vào các điều kiện tiên quyết đã biết được gọi là lịch trình hay là chế độ sấy. Chế độ sấy khác nhau sử dụng cho các loài khác nhau và được xác định qua nghiên cứu và tham vấn với các ngành công nghiệp. Một ví dụ về một chế độ sấy cụ thể có thể là DBT = 60° và WBT = 55° và EMC = 12.5%. Nếu lò sấy chỉ được kiểm soát bằng nhiệt kế khô DBT (ví dụ không có kiểm soát độ ẩm) có thể có kết quả là EMC có thể hạ thấp hơn 2-3%, điều này sẽ tạo ra một môi trường cực kỳ khô và kết quả là gỗ bị phế loại nhiều. Họat động sấy gỗ, kiểm soát chỉ sử dụng nhiệt kế khô DBT không được khuyến khích vì nó sẽ tạo ra gỗ sấy chất lượng kém, đặc biệt là gỗ chất lượng cao sử dụng để đóng đồ mộc. Loại sấy gỗ này tạo ra sự biến động về độ ẩm ở sản phẩm cuối cùng cũng như tạo ra phế phẩm và rắn mặt. Điều này do tiềm năng EMC’s thấp có thể do tại lò sấy thiếu hụt độ ẩm. Đối với sản phẩm chất lượng cao như đồ mộc, nơi mà các ván mỏng được xếp thành đống lớn, một điều rất quan trọng là phải duy trì độ ẩm không đổi, cả bên trong và giữa các thành phần. Bất cứ sự thay đổi đổi ở MC (giữa các ván gỗ) sẽ tạo ra các vết co nứt, vỡ gỗ. Nhóm cán bộ thấy rằng cảm biến WB không được sử dụng và chúng không được kết nối với bộ phận kiểm soát (Hình. 1). Điều này có nghĩa là lò sấy được kiểm soát chỉ bằng nhiệt độ của nhiệt kế khô, quá trình sấy sẽ tạo ra các hộp nóng vì không kiểm soát được độ ẩm. Phần lớn các cảm biến được lắp đặt chỉ ở các kiểm sử dụng bằng tay bao gồm có bộ phận đọc và một cọc xuyên qua tường (Hình 3). Điều này sẽ ảnh hưởng tới việc sức nóng sẽ bị tản đi khỏi bộ phận cảm biến khi đưa qua tường nên kết quả đọc sẽ không phản ánh chính xác. Lò sấy có cảm biện không được lắp đặt chuẩn thường chỉ được sử dụng cho việc kiểm soát bằng tay. Điều này có nghĩa là việc kiểm soát các điều kiện bên trong lò sấy dựa chủ yếu vào việc kiểm soát nhiệt độ (ví dụ. WB hoặc DB) và mở hoặc đóng van hơi nước hoặc phun nước để kiểm soát DBT và/hoặc WBT hoặc mở hoặc đóng van kiểm soát độ ẩm. Mở lỗ thông hoặc Sấy gỗ ở Việt Nam Page 8 of 81
  9. Báo cáo dự án 027/06VIE Tăng cường năng lực và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ vùng nông thôn VN. tạo thêm khí ẩm nhìn chung được vận hành bằng tay (Hình 5). Người vận hành lò sấy mở hoặc đóng các van tuỳ theo các trị số quan sát được của WBT. Điều này có thể dẫn tới việc khí ẩm của lò bị cạn kiệt làm môi trường bên trong lò sấy quá khô, và các van chỉ được điều chỉnh lại khi người vận hành kế tiếp nhận ca. Độ ẩm nhìn chung được kiểm điều khiển bằng cách mở van cung cấp hơi nước vào lò sấy. Việc sản xuất các sản phẩm có giá trị cao với độ ẩm chính xác và giảm thiểu phế phẩm, một khuyến nghị cần được quan tâm là các lò sấy cần được lắp đặt bộ phận điều khiển ít nhất là nửa tự động. Trong chuyến khảo sát của nhóm cán bộ, chỉ có một hệ thống lò sấy là được lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống điều khiển tự động. Việc sử dụng hệ thống điều khiển tự động sẽ đảm bảo rằng điều kiện lò sấy sẽ được kiểm soát liên tục và không phụ thuộc vào sự quan tâm của người vận hành lò sấy. Điều này cũng cũng đảm bảo một lượng gỗ lớn nhât ở đầu ra với một độ ẩm phù hợp và giảm thiểu được phế thải. Như đã thảo luận, cảm biến WB có chiều hướng không được kết nối chuẩn. Tuy nhiên, nơi mà hệ thống nhiệt kế ẩm đảm bảo việc lắp đặt các thiết bị này cần được thoả mãn với cảm biến và bình ẩm thích hợp. Tuy nhiên, nhóm cán bộ quan sát trong phần lớn các lò sấy, một mảnh vải ‘dày’ được sử dụng để làm bấc (Hình 5a). Điều này sẽ làm giảm hơi nước và và dòng khí tác động lên cảm biến và như vậy sẽ làm cho số đo của WBT bị sai lệch. Bấc của bình ẩm nên được làm bằng vật liệu mềm có thể dễ dàng bốc hơi từ bề mặt. Do đó, một khuyến nghị là một vật liệu mỏng hơn nên được sử dụng để đảm bảo có thể phủ toàn bộ bình và cảm biến và có khả năng duy trì dòng nước lưu chuyển. Điều này đảm bảo rằng con số đọc được từ WBT là chính xác. Một lựa chọn là sử dụng một ‘boot lace’, một loại vật liệu (Hình 5b) cái mà ‘snugly’ phù hợp với bầu đựng cảm biến. Cảm biến khô nên được lắp đặt để không khí được lưu chuyển lên bấc và không bị lưu giữ ở góc bầu. Bấc cũng nên được giữ gìn sạch và thay đổi theo lịch trình. Hình 4. Điều khiển van bằng tay. Sấy gỗ ở Việt Nam Page 9 of 81
  10. Báo cáo dự án 027/06VIE Tăng cường năng lực và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ vùng nông thôn VN. Hình 5a. Bầu ướt điển hình với bấc quá dày. Hình 5b. Cảm biế ướt với bấc viền. Thêm vào đó, hệ thống làm ẩm của phần lớn các lò sấy được cung cấp từ một ống sắt với các lỗ nhỏ được đục theo chiều dài của ống (Hình 6). Các lỗ nhỏ nhằm cung cấp các dòng nước nhỏ mà có thể làm ướt đống gỗ, chứ không phải là cung cấp nước bằng cách phun hoặc phun sương cho lò sấy. Một điều cần lưu ý là các lỗ nhỏ để phun nước vào có thể sẽ bị lấp kín, và như vậy sẽ giảm tính hiệu quả của việc lưu chuyển độ ẩm tới lò sấy. Một điều không rõ ràng là có hay không xử lý nước được sử dụng. Một điều được khuyến nghị là nước nên được phun hạt nhỏ vào tròng lò sấy và nước nên được xử lý trước khi sử dụng. Sấy gỗ ở Việt Nam Page 10 of 81
  11. Báo cáo dự án 027/06VIE Tăng cường năng lực và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ vùng nông thôn VN. Spray outlet Figure 6. Ống cung cấp nước/hơi nưới bố trí ở phía trước bộ phận cung cấp nhiệt. Dòng không khí lưu chuyển Dòng khí để lưu chuyển khí nóng tới gỗ và và chứa độ ẩm bốc hơi từ gỗ, do vậy dòng khí lưu chuyển phù hợp là vô cùng cần thiết để sấy gỗ đều và có chất lượng cao. Do đó (trong một lò sấy) cần phải đảm là không khí phải được lưu chuyển phù hợp và đều qua đống gỗ và các tấm ván của đống gỗ. Thời gian sấy gỗ và chất lượng của gỗ phụ thuộc vào sự tốc độ và sự đều đặn của dòng khí lưu chuyển. Van chuyển hướng và các thanh kê đóng vai trò rất quan trọng trong việc phân phối dòng khí lưu chuyển đều quanh bãi gỗ và giữa các tấm ván gỗ cần sấy. Bộ phận chuyển hướng Bộ phận chuyển hướng trong lò sấy được sử dụng để chặn và chuyển hướng dòng khí lên trên hoặc xung quanh đống gỗ, và như vậy sẽ lưu chuyển khí nóng qua các thanh kê và các tấm gỗ sấy, và tạo ra dòng khí đều đặn xung quanh lò sấy. Nhìn chung, vật liệu làm bộ phận chuyển hướng cần mềm dẻo, có thể thay đổi vị trí để chuyển hướng dòng khí lưu chuyển trong lò sấy (Hình 6). Điều này tạo ra dòng khí đều lưu chuyển giữa các tấm gỗ và các tấm kê, và do vậy sẽ làm quá trình sấy được đều và ổn định. Nếu dòng khí lưu chuyển xung quanh đống gỗ thì sẽ làm giảm dòng khí đi xuyên qua đống gỗ và qua các thanh kê, và kết quả là thời gian sấy gỗ phải kéo dài hơn và độ ẩm sẽ phân bố không đều trong đống gỗ và các phần của các ván sấy. Việc thiết kế đống gỗ vào lò sấy (ví dụ độ rộng của khoảng không xung quanh và bên trên đống gỗ) có ảnh hưởng trực tiếp tới lượng khí xuyên qua đống gỗ và có thể bị giảm tới 50%. Điều này sẽ dẫn tới việc thời gian sấy có thể phải tăng lên tới 50% nữa. Sấy gỗ ở Việt Nam Page 11 of 81
  12. Báo cáo dự án 027/06VIE Tăng cường năng lực và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ vùng nông thôn VN. Hình 6. Sở đồ lò sấy điển hình với bộ phận chuyển hướng gió ở trần và ở sàn lò. Một điều cần quan tâm là lò sấy kiểu 1 có một vấn đề cố hữu về bộ phận chuyển hướng giữa bộ phận tản nhiệt và quạt gió (ví dụ không khí được lưu chuyển trực tiếp từ bộ phận tản nhiệt tới quạt). Do không khí nóng từ bộ phận tản nhiệt thổi vào đống gỗ (nên gặp lực cản đáng kể) nên một lực cản đáng kể tới dòng khí lưu chuyển được tạo ra. Do không có bộ phận chuyển hướng hiệu quả ở các lò sấy giữa hệ thống quạt và bộ phận tản nhiệt nên thay vì thổi vào đống gỗ một lượng khí lớn sẽ lưu chuyển trực tiệp tới quạt (Hình 7a). hình 7a. Lò sấy loại I với khí lưu chuyển vòng Sấy gỗ ở Việt Nam Page 12 of 81
  13. Báo cáo dự án 027/06VIE Tăng cường năng lực và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ vùng nông thôn VN. Hình 7b. Sử dụng tấm chắn chuyển để ngăn gió đi trực tiếp từ bộ phận tản nhiệt tới quạt. Hình 7c. Giải pháp đơn giản bằng cáy xếp gỗ chắn đường lưu chuyển của không khí từ bộ phận tản nhiệt tới hệ thống quạt (nhìn mũi tên). Sấy gỗ ở Việt Nam Page 13 of 81
  14. Báo cáo dự án 027/06VIE Tăng cường năng lực và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ vùng nông thôn VN. Hình 7d. Sử dụng gỗ để chắn đường lưu chuyển của không khí ở trần lò sấy và đỉnh của đống gỗ (khuyến nghị). Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách tạo ra một bộ phận chuyển hướng ở bên trên của hệ thống quạt mà có thể thay đổi vị trí tuỳ thuộc vào việc xếp gỗ vào và sấy gỗ. Một giải pháp khác (Hình 7c) là xếp gỗ lên phần trên của hệ thống quạt để ngăn dòng khí lưu chuyển từ bộ phận tản nhiệt tới quạt. Thêm vào đó, một số tấm ván gỗ có thể được sử dụng để làm đầy khoảng trống giữa mặt trên của đống gỗ và trần của lò sấy (hình 7d), và như vậy sẽ chặn được dòng không khí lưu chuyển qua khoảng không này. Tuy nhiên, không nên xếp đầy khoảng không này bằng những mẩu gỗ vụn như được quan sat ở nhiều lò sấy (Hình 7e). Hình 7e. Bộ phận chuyển hướng gió sử dụng các mẩu gỗ xếp ở phía trên của đống gố – không nên áp dụng. Hình 8a và 8b chỉ cách sử dụng một bộ phận chuyển hướng đóng mở được lắp đặt ở trần của lò sấy, có thể dễ dàng vận hành đóng kín khoảng không giữa mặt trên của đống gỗ và trần của lò sấy. Kiểu chuyển hướng này có thể rút lên trên trần khí xếp gỗ vào lò và kéo xuống mặt đống gỗ khi đã xếp gỗ xong. Kiểu bộ phận chuyển hướng này có thể sử dụng gỗ dán hoặc tôn hoặc vật liệu mềm mại như băng chuyền. Sấy gỗ ở Việt Nam Page 14 of 81
  15. Báo cáo dự án 027/06VIE Tăng cường năng lực và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ vùng nông thôn VN. Baffle Hình 8a. Bộ phận chuyển hướng lắp đặt ở trần lò sấy . Baffle Close/Release handle Hình 8b. Cáp điều khiển bằng tay đóng/mở bộ phận đổi hướng. Có một lưu ý liên quan tới kiểu xếp gỗ của lò sấy này vì không khí nóng sẽ phải qua chiều rất dài của đống gỗ (Hình. 8d), do đó độ ẩm không đều có thể xảy ra giữa hai bên của đống gỗ. Điều này còn bị làm trầm trọng hơn nếu không lò sấy không có bộ phận chuyển hướng ngăn không cho không khí đi trực tiếp từ bộ phận toả nhiệt tới quạt. Tuy nhiên, ngay cả khi mà bộ phận chuyển hướng khí nóng làm việc tốt, khí nóng sẽ được thổi vào đống gỗ (nơi gần quạt nhất) và lưu chuyển qua đống gỗ, truyền khí nóng vào gỗ cũng như hấp thụ độ ẩm từ gỗ, và nếu chiều này dài quá, sẽ hình thành sự khác biệt về độ ẩm và nhiệt độ giữa hai bên đống gỗ. Điều này sẽ dẫn tới việc ở phần gỗ (ví dụ ở gần bộ phận tản nhiệt) sẽ khô và phần gỗ ở bên phía kia vẫn còn ‘ẩm’. Do đó, cần ghi nhớ là chiều rộng của đống gỗ không được quá dài quá. Sấy gỗ ở Việt Nam Page 15 of 81
  16. Báo cáo dự án 027/06VIE Tăng cường năng lực và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ vùng nông thôn VN. Hình 8c. Chuyển hướng xung quang đống gỗ – cần bộ phận chuyển hướng gió. Hình 8d. Đường đi của không khí nóng qua đống gỗ quá rộng. Xếp gỗ Xếp gỗ vào lò sấy bao gồm việc xếp các thanh kê nhỏ giữa các tấm gỗ để ngăn các lớp ván gõ này với các lớp ván gỗ khác. Các thanh kê này có khoảng cách đều nhau trong khoảng chiều rộng của đống gỗ, và có các kích thước và độ dài nhất định. Mục tiêu của các thanh kê là: a tạo ra các khoảng trống giữa các tấm gỗ để dòng khí nóng có thể lưu chuyển giữa các tấm gỗ và làm khô gỗ, và b Giảm thiểu phế phẩm như cong, vênh, nứt, với từ quá trình sấy gỗ. Xếp gỗ ẩu và không đúng ký thuật sẽ tạo ra nhiều khuyết tật, phế phẩm cho gỗ sấy (Hình. 9). Thanh kê nhìn chung là một thanh gỗ có kích thước khoảng 16-20 mm dày và 30-38 mm rộng. Khoảng cách giữa các thanh kê phải đều nhau với độ rộng khoảng 300mm hoặc 450mm và nên được tạo ra từ gỗ tròn, được sấy, làm bào nhẵ, không có nấm mục hại (ATSM, 1997). Sấy gỗ ở Việt Nam Page 16 of 81
  17. Báo cáo dự án 027/06VIE Tăng cường năng lực và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ vùng nông thôn VN. Hình 9. Sự biến dạng của đống gỗ do thanh kê không phù hợp Nguồn:(Nolan et al., 2003) Hình 10. Khuôn mẫu xếp đống. Sử dụng khuôn mẫu xếp đống có thể cải thiện được chất lượng của gỗ xếp đống với và thanh kê, khoảng cách đều nhau, và cũng cải thiện được tính hiệu quả của việc xếp đống. Một số kết quả Kỹ thuật xếp đống ở các xưởng cưa và các nhà máy nhìn chung khá yếu kém, họ không hoặc rất ít khi dùng khung xếp đống. Kích cơ của thanh kê không phù hợp và thường được làm bằng vật liệu kém chất lượng. Thêm vào đó, sự ngắn và thẳng hàng của các thanh kê trong đống và các thanh kê giữa các đống rất không được hú ý. Điều này đã tạo lên rất nhiều sự biến dạng của gỗ do kỹ thuật xếp đống không phù hợp (Hình 11) Sấy gỗ ở Việt Nam Page 17 of 81
  18. Báo cáo dự án 027/06VIE Tăng cường năng lực và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ vùng nông thôn VN. Hình 11. Thanh kê không phù hợp – ván bị biến dạng Nhiều hơn một lần nhóm cán bộ khảo sát thấy nấm mốc mọc lên ở gỗ phía trong của lò sấy (Hình 12). Đây là kết quả của việc xếp đống không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật làm gỗ bị cách ly và bị ẩm và không được sấy. Hình 12. Nấm mọc lên ở gỗ trong lò sấy do kỹ thuật xếp đống không được chú ý làm không khí khô không lưu chuyển tới đươc, kết quả là gỗ bị ẩm và không được sấy. Nồi hơi đốt bằng củi Tất cả các lò sấy mà nhóm cán bộ được khảo sát đều trực tiếp sử dụng gỗ để đốt nồi hơi lấy nhiệt từ hơi nóng hoặc sử dụng hơi nước nóng làm phương tiện truyền nhiệt để sấy gỗ. Một công ty sử dụng 2.500 kg/hr củi để cung cấp nhiệt cho nồi hơi, tương đương với mức độ sử dụng khoảng 8m3 củi môt ngày. Củi này thường được cung cấp từ bên trong xưởng xẻ và cái giá nếu bán ở thị trường là khoảng US$2/t. Một câu hỏi đặt ra là sự biến động của việc sử dụng gỗ phế loại từ các xưởng xẻ để làn nhiên liệu sấy gỗ. Hiện tại, phế loại của xưởng xẻ khá rẻ, nhưng có một sự lựa chọn nữa để xử dụng gỗ phế loại này là làm ván nhân tạo, và nó có thể trở lên có giá trị hơn nhiều. Giá này có thể sẽ tiếp cận tới giá như ở Trung Quốc khi gố phế liệu được bán với giá US$40/t làm cho nhiên liệu sử dụng cho sấy gỗ bị đắt lên rất nhiều. Sấy gỗ ở Việt Nam Page 18 of 81
  19. Báo cáo dự án 027/06VIE Tăng cường năng lực và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ vùng nông thôn VN. Hình 13. Sử dụng gỗ phế loại để đun nồi hơi. Hình 14. Gố phế loại US$2/t được bốc xếp lên xe tải. Sấy gỗ ở Việt Nam Page 19 of 81
  20. Báo cáo dự án 027/06VIE Tăng cường năng lực và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ vùng nông thôn VN. PHỤ LỤC – BÁO CÁO KHẢO SÁT CÁC NHÀ MÁY Thăm nhà máy A - CAXE Environmental & Thermal Engineering Co Ltd Công ty sản xuất lò sấy Giám đốc Mr Bui Anh Viet Caxe.ete@gmail.com Công ty CAXE sản xuất các thiết bị sấy gỗ, thích hợp với các buồng sấy có dung tích từ 25 tới 50 m3. Các buồng sấy thường được xây dựng bằng gạch và xi măng. Buồng sấy thường được do chủ lò sấy xây dựng, nhưng các thiết bị sấy ví dụ quạt, thiét bị truyền nhiệt... thường được các công ty/nhà máy khác như CAXE cung cấp. Hệ thống thông gió gồm có thể lên tới 7 (phụ thuộc vào kích thước buồng sấy) quạt kích đường kính 600 mm, lưu chuyển gió khoảng 9600 m3/hr, công suất 1.5 hp, có thể chạy bằng mô tơ điện lắp đặt bên ngoài. Sức nóng thường được do một nồi hơi đốt bằng gỗ cung cấp, thiết bị này có thể do CAXE cung cấp. Hệ thống điều khiển bằng tay như lò sấy kiểu MK I, điều khiển nửa tự động như ở lò sấy kiểu MKII. Nhiệt kế ẩm và nhiệt kế khô hoạt động dựa trên các cảm biến ở mô hình MK I, mặc dù trong lò sấy được giám sát, hệ thống nhiệt kế ẩm không phải lúc nào cũng được kết nối hoàn chỉnh. Các van được mở và đóng bằng tay. Ở mô hình MK II cảm biến của nhiệt kế ẩm và khô là cảm biến sử dụng điện. Hình A1.Hệ thống buồng sấy nhà máy CAXE. Sấy gỗ ở Việt Nam Page 20 of 81
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2