Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Tăng cường năng lực của cán bộ khuyến nông trong việc đánh giá những mặt hạn chế của đất để sản xuất bền vững qua việc sử dụng hệ thống các quyết định hỗ trợ SCAMP - MS2 "
lượt xem 8
download
Việc xóa đói giảm nghèo cho vùng nông thôn Việt Nam sẽ không gặt hái được thành công trừ phi khả năng tiếp thu những kỹ thuật tiên tiến và các sản phẩm trí tuệ của người nông dân được nâng cao. Trong dự án LWR1/2002/085 “Sử dụng những dữ liệu cơ bản về đất để quản lý bền vững đất vùng cao Việt Nam và Úc”được tổ chức ACIAR tài trợ, “Hệ thống các quyết định hổ trợ trọn gói’gọi tắt là SCAMP đã được phát triển để xác định những mặt hạn chế từ những quan sát ban đầu...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Tăng cường năng lực của cán bộ khuyến nông trong việc đánh giá những mặt hạn chế của đất để sản xuất bền vững qua việc sử dụng hệ thống các quyết định hỗ trợ SCAMP - MS2 "
- Ministry of Agriculture & Rural Development Báo cáo Tiến độ 009/06 VIE Tăng cường năng lực của cán bộ khuyến nông trong việc đánh giá những mặt hạn chế của đất để sản xuất bền vững qua việc sử dụng hệ thống các quyết định hỗ trợ SCAMP MS 2: Báo cáo 6 tháng lần thứ nhất 10/2007 1
- 1. Thông tin về đơn vị Tên dự án Tăng cường năng lực của cán bộ khuyến nông trong việc đánh giá những mặt hạn chế của đất để sản xuất bền vững qua việc sử dụng hệ thống các quyết định hổ trợ SCAMP Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp miền Nam Đơn vị VN Giám đốc Dự án phía VN Phan Thị Công Sở Tài Nguyên, Khoáng sản và Nước Bang Đơn vị Úc Queensland, Úc Nhân sự Úc Philip Moody Ngày bắt đầu 20 tháng 6 năm 2007 Ngày kết thúc (theo dự Tháng 2009 kiến ban đầu) Tháng 6 - Tháng 10 năm 2007 Chu kỳ báo cáo Cán bộ liên lạc Tên: Dr. Philip Moody Tel: 07 3896 9494 Tổ chức: Queensland Department of Email: Natural Phil.Moody@nrw.qld.gov.au Resources and Water Ở Úc: đầu mối liên hệ hành chính Tên: Ms Michele Field Chức vụ: Cán bộ chuyên trách dự Tel: 07 3896 9833 án Tổ chức: Queensland Department Email: Michele.Field@nrw.qld.gov.au of Natural Resources and Water Ở VN Tên: Phan Thị Công Tel:08 9104307 Chức vụ: Phó Trưởng Phòng NC Fax: 08 8297650 Thổ nhưỡng Nông hóa Tổ chức: Viện Khoa Học Kỹ Thuật Email: congphanthi@hcm.vnn.vn Nông Nghiệp miền Nam 2
- 2.Trích lược Dự án Việc xóa đói giảm nghèo cho vùng nông thôn Việt Nam sẽ không gặt hái được thành công trừ phi khả năng tiếp thu những kỹ thuật tiên tiến và các sản phẩm trí tuệ của người nông dân được nâng cao. Trong dự án LWR1/2002/085 “Sử dụng những dữ liệu cơ bản về đất để quản lý bền vững đất vùng cao Việt Nam và Úc”được tổ chức ACIAR tài trợ, “Hệ thống các quyết định hổ trợ trọn gói’gọi tắt là SCAMP đã được phát triển để xác định những mặt hạn chế từ những quan sát ban đầu những đặc điểm nổi bật của đất, hổ trợ bằng những phân tích hóa học đơn giản trong phòng và ngoài đồng ruộng. SCAMP sử dụng những thông số về lý học (vd: tính thấm, thóat nước) và hóa học đất (vd pH, EC) để phát triển những biện pháp quản lý dinh dưỡng thích hợp, cày bừa, luân canh, và chống xói mòn. Tài liệu SCAMP đã được dịch sang tiếng Việt và đang được sử dụng trong dự án này để huấn luyện các cán bộ khuyến nông và những nông dân giỏi về cơ sở của phát triển bền vững. Trong sáu tháng đầu của dự án, một khóa tập huấn về SCAMP đã được tổ chức ở tỉnh Gia Lai cho cán bộ khuyến nông huyện của các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên. Khóa tập huấn bao gồm thực tập thao tác trên đồng ruộng, sử dụng thí nghiệm đồng ruộng đang được thực hiện để minh họa các biện pháp kỹ thuật canh tác trong thực tế nhằm giải quyết những mặt hạn chế sau khi đã được xác định. Các loại cây trồng cạn được các nông hộ cá thể sử dụng đã được xác định. Những yêu cầu về đất của những cây này đã được ghi nhận và xuất bản để dùng trong các khóa tập huấn. Tương tự, các mặt hạn chế của các hệ thống canh tác chính của tỉnh cũng đã được nghiên cứu. 3. Báo cáo tóm tắt Báo cáo tóm tắt phải nêu chi tiết hơn về việc thực hiện dự án và tiến độ đạt được những mục tiêu dự án. Trong 6 tháng đầu của dự án, một khóa huấn luyện về SCAMP đã được tổ chức tại thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai từ ngày 16-17 tháng 8 năm 2007 cho 74 đại biểu (68 Cán bộ khuyến nông tỉnh Gia Lai và Cán bộ khuyến nông các huyện của các tỉnh vùng Tây Nguyên, 5 cán bộ Phòng kinh tế và 1 của Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai). Chương trình của khóa tập huấn trong ngày thứ nhất bao gồm các bài giảng về những đặc tính cơ bản của đất trồng và hướng dẫn thực hành cho việc xác định thành phần cơ giới của đất, cấu trúc đất và tính liên kết của đất. Ở ngày thứ hai, các đại biểu được hướng dẩn tham quan ruộng, quan sát, thực hành những phân tích và điền vào Phiếu Thông tin về 1 lọai đất đỏ ở xã Iakha, huyện Iagrai, gần thành phố Pleiku, nơi nmà thí nghiệm của dự án CARD bố trí trình diễn những biện pháp kỹ thuất quản lý dất dựa trên những mặt hạn chế của đất tại chổ. Sau khi thự hiện việc mô tả đất, các đại biểu được hướng dẫn quan sát phản ứng của cây bắp đối với những biện páhp kỹ thuật đưa ra để khắc phục những mặt hạn chế của đất tại chổ. Các nghiệm thức bao gồm việc bón thân lá cây hoa Quì dại, (Tithonia diversifolia), một loại cây mọc tự nhiên của vùng để cải thiện tính độc do nhôm và cung cấp chất dinh dưỡng lân, và việc bón sét có họat lực cao để làm tăng khả năng giữ chất dinh dưỡng. Các liều lượng lân bón khác nhau cũng đã được bón và so sánh. Từ các kết quả điều tra nghiên cứu trên, những hệ thống canh tác trong vùng của các hộ nông dân, những loại cây trồng cạn chính được gieo trồng là lúa, bắp, khoai mì, mía và cà phê (Phụ lục 1). Những yều cầu về đất đặc trưng cho những cây này đã được biên soạn và nhắc đến trong khoá tập huấn. Cũng trong bộ dữ liệu này, các nhóm đất trồng chủ yếu của tỉnh là đất đỏ Ferralsols và đất xám Acrisols (Phụ lục 1). 3
- Những mặt hạn chế đến sức sản xuất của hai loại đất này đã biên soạn và chiến lược quản lý để khắc phục những mặt hạn chế này được thảo luận chi tiết trong buổi tập huấn 4. Giới thiệu và bối cảnh Tóm tắt về những mục tiêu và kết quả mong đợi, cách tiếp cận và phương pháp luận Những mục tiêu chính của dự án là: Dựa trên những dữ liệu cơ bản, xác định những mặt hạn chế đến sức sản xuất • của Tây nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Cung cấp tài liệu hướng dẩn cho việc quản lý những vùng chuyên biệt để sản • xuất bền vững của những loại cây trồng chủ yếu trong vùng mục tiêu. Nâng cao khả năng ứng dụng khoa học và phát triển kỹ thuật bằng cách huấn luyện một mạng lưới cán bộ khuyến nông (cấp tỉnh và cấp huyện) có khả năng xác định những mặt hạn chế và đưa ra những khuyến cáo về các biện pháp quản lý tổng hợp làm cơ sở cho việc phát triển nông nghiệp bền vững Những mục tiêu này sẽ gặt hái được qua việc huấn luyện những cán bộ khuyến nông và nông dân giỏi với mong đợi là những cán bộ chủ chốt này sẽ triển khai rộng đến những nông dân cá thể trong mạng lưới của họ. Khóa tập huấn sẽ được thực hành và thí nghiệm trình diễn được thực hiện trong dự án sẽ được sử dụng để cũng cố sức sản xuất của đất và những điểm thuận lợi về mặt kinh tế của những mặt hạn chế đã được xác định qua việc dùng hệ thống các quyết định hổ trợ SCAMP. Tại diểm trình diễn, sứa sản xuất của đất sẽ được đánh giá qua năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế sẽ được nghiên cứu qua phân tích biên tế. Những quá trình học tập có tham dự sẽ đảm bảo rằng sẽ có những sự phản hồi ngược lại cho nhóm thực hiện dự án cho phép SCAMP được chỉnh sửa phù hợp với những đầu vào của từng địa phương. Nhóm thực hiện dự án cho rằng bằng cách tổ chức huấn luyện tốt các cán bộ chủ chốt, việc truyền bá kiến thức cải tạo đất sẽ đạt được hiệu quả tối đa. Do những đóng góp từ phía địa phương có thể được bổ sung vào SCAMP, nó có thể được chỉnh sửa để phù hợp cho từng vùng và từng lọai cây trồng, vì vậy khuyến khích sự sở hữu của kỹ thuật này tại địa phương. 5. Tiến độ cho đến thời điểm báo cáo 5.1 Những điểm đáng chú ý Khóa tập huấn được thành công tốt đẹp với khảo sát sau khóa tập huấn cho thấy các đại biểu tham dự đánh giá nội dung khóa tập huấn rất hữu ích và ứng dụng được (Phụ lục 2). Nhiều học viên đã bắt đầu những lớp tập huấn để phổ biến biện pháp kỹ thuật canh tác tại địa phương của họ. Đặt biệt là khóa huấn luyện cho nông dân ở huyện Chư Pah do nhóm cán bộ khuyến nông huyện thực hiện. 4
- 5.2 Lợi ích cho đối tượng quy mô nhỏ Người được hưởng lợi cuối cùng của dự án là những hộ nông dân cá thể và việc đánh giá sự tiếp nhận của người dân la việc thay đổi các biện pháp kỹ thuật canh tác ở cấp độ hộ gia đình. Những thay đổi này sẽ là kết quả của sự trao đổi tương tác giửa nông dân cá thể và cán bộ khuyến nông và những nông dân tiên tiến đã được tập huấn trong việc quản lý đất bền vững trong dự án này. Cải thiện các biện pháp quản lý sẽ mang đến đảm bảo an toàn lương thực, nâng cao điều kiện sống và một hệ thống canh tác không bóc lột đất nhưng duy trì sức sản xuất của tài nguyên đất qua việc quản lý đất trong phạm vi những mặt hạn chế cố hữu của nó. 5.3 Xây dựng năng lực Việt Nam có một mạng lưới khuyến nông viên rất là hiệu lực và mạng lưới khuyến nông này được nông dân ủng hộ rộng rải như là nguồn cung cấp thông tin và cố vấn kỹ thuật quí giá. Tuy nhiên cán bộ khuyến nông thường thiếu cơ sở cơ bản về khoa học đất làm cho việc việc tiếp thu các thông tin về việc việc quản lý đất gặp khó khăn. Đây là chổ trống trong kiến thức của các khuyến nông viênvà được quan tâm lấp đầy từ dự án CARD này. Khóa tập huấn về SCAMP thực hiện trong tháng 8/2007 đã hướng dẫn cả cán bộ khuyến nông cấp tỉnh và cấp huyện cách xá định thành phần cơ giới ngoài đồng, pH và EC và cách quan sát và ghi nhận những đặc tính khác như vi trí của lô đất trong địa hình, sự thóat thủy, khả năng thấm, màu đất, cấu trúc đất và sự dí dẻ chặt. Việc ứng dụng những đặc tính này để quản lý đất được giải thích và các cán bộ đã được tập huấn này bây giờ đã trở về mạng lưới địa phương với những kiến thức cần thiết để hướng dẫn cho những người khác. 5.4 Quảng bá Đài truyền hình địa phương đã thu hình một đọan của buổi tập huấn và đã được chiếu trên kênh tin tức thời sự của đài truyền hình của tỉnh một ngày sau đó. 5.5 Quản lý dự án Mặc dù sự khởi đầu của dự án bị trì hoãn do một vài vấn đề giữa người quản lý dự án và cơ quan phía Úc, dự án đã được tiến hành như kế họach. Các cán bộ dự án phía Việt Nam đã thực hiện các nội dung của dự án một cách nhiệt tình và chu đáo và không có vấn đề nào nổi lên. 6. Báo cáo về các vấn đề đan chéo 6.1 Môi trường Dự án này mang lại nhiều lợi ích về môi trường dưới dạng duy trì/cải thiện các chức năng của hệ sinh thái của tài nguyên đất và những lợi ích này đã được nói đến như là một tác động chính trong việc quảng bá. 6.2 Các vấn đề về giới và xã hội 5
- Rất là thuyết phục khi mà ghi nhận rằng trong tất cả các buổi hội thảo và tập huấn, nử cán bộ khuyến nông và nông dân nử chiếm một tỉ lệ đáng kể lượng người tham dự. 7. Các vấn đề về thực hiện và tính bền vững 7.1 Những khó khăn và trở ngại Không có một khó khăn hay trở ngại nào trong suốt 6 tháng đầu của dự án 7.2 Giải pháp 7.3 Tính bền vững Dự án CARD này sẽ mang lại một mạng lưới cán bộ được đào tạo trong các vùng mục tiêu và những liên hệ thường xuyên giữa các cán bộ này và cán bộ của Viện KHKTNNMN sau đến kết luận của dự án sẽ hạn chế đến mức thấp nhất mối lo ngại la SCAMP sẽ không được sử dụng. Lịch đi lại tham viếng của cán bộ phía Việt Nam đến NRW để trợ giúp cho việc chỉnh sửa SCAMP và cuộc viếng thăm của cán bộ từ NRW đến Viêt Nam tham gia giảng dạy trong khóa tập huấn sẽ đảm bảo rằng khi kết thúc dự án, cán bộ của Viện có hoàn toàn khả năng sử dụng và thay đổi công cụ SCAMP phù hợp yêu cầu của từng địa phương. 8. Các bước quan trọng tiếp theo Trong vòng 6 tháng tới vùng mục tiêu của dự án là dời ra vùng Duyên hải Nam trung bộ. Những câu hỏi trước và sau khóa tập huấn để đánh giá tác động của việc tập huấn trên kiến thức của của người tham dự ở hội thảo tổ chứ ở Gia Lai sẽ được đánh giá và sử dụng để điều chỉnh nội dung cho hai khóa tập huấn còn lại. Việc thu thập những dử liệu có sẳn về đất và các hệ thống cây trồngcủa vùng Duyên hải Nam trung bộ sẽ được bắt đầu để cho phép một bản tổng kết về tình hình của vùng như đã thực hiện tại vùng Tây Nguyên. 9. Kết luận Cho đến nay dự án theo đúng tiến độ và tất cả những nội dung thực hiện đề ra đã đạt được. 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Bón phân cho lúa vùng đồng bằng Sông Cửu Long - Phạm Sỹ Tân, Chu Văn Hách
14 p | 366 | 54
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chuồng trại chăn nuôi dê "
51 p | 168 | 46
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Cây điều Việt Nam hiện trạng và giải pháp phát triển
10 p | 349 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quy trình nông nghiệp an toàn GAP ... chìa khóa thành công cho rau quả tươi Việt Nam "
7 p | 128 | 26
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO DÊ TRONG CÁC HỘ DỰ ÁN - PHẦN 1 "
48 p | 132 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SẢN XUẤT XOÀI RẢI VỤ THEO HƯỚNG GAP TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP "
11 p | 131 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giới thiệu giống keo lai - quản lý, xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống "
15 p | 120 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp quản lý tính kháng sâu hại (rầy nâu, sâu cuốn lá) một cách bền vững cho các giống lúa chất lượng cao ở đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 135 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu tham dò khả năng trồng cà chua, dựa chuột dựa trên giá cụ thể trong nhà màng Polyethylene tại Lâm Đồng "
3 p | 126 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam - MS6 "
11 p | 93 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 104 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 104 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA "
18 p | 107 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TIẾN ĐỘ CÁC THỬ NGHIỆM LÊN MEN VÀ SẤY CHƯƠNG TRÌNH CARD 05VIE013 - THÁNG 02/2007 ĐÍNH KÈM BÁO CÁO GIAI ĐOẠN 3 "
5 p | 76 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS4 Thiết lập và thực hành hệ thống quản lý theo dõi dữ liệu tại trang trại "
8 p | 87 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS5: Chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin "
8 p | 90 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỊCH TẢ HEO (DTH): PHÁT TRIỂN VẮC XIN DỊCH TẢ HEO MỚI - MS8 "
6 p | 119 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS10 "
10 p | 85 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn