Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " THÍ NGHIỆM SẤY TẦNG SÔI "
lượt xem 17
download
rong các thí nghiệm trước, đã thực hiện tối ưu điều kiện sấy bằng phương pháp bề mặt đáp ứng RSM (Response Surface Method) sử dụng máy sấy tầng sôi nhiệt độ cao khảo sát ảnh hưởng đến tỉ lệ thu hồi gạo nguyên. Nhiệt độ và thời gian sấy của giai đoạn một trong thí nghiệm RSM (75- 87oC và 2.5 phút) được sử dụng hiệu quả về mặt tốc độ sấy và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên. Ở điều kiện tối ưu, tỉ lệ thu hồi gạo nguyên hầu như tương đương với mẫu đối chứng....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " THÍ NGHIỆM SẤY TẦNG SÔI "
- PHỤ LỤC 1: THÍ NGHIỆM SẤY TẦNG SÔI GIỚI THIỆU Trong các thí nghiệm trước, đã thực hiện tối ưu điều kiện sấy bằng phương pháp bề mặt đáp ứng RSM (Response Surface Method) sử dụng máy sấy tầng sôi nhiệt độ cao khảo sát ảnh hưởng đến tỉ lệ thu hồi gạo nguyên. Nhiệt độ và thời gian sấy của giai đoạn một trong thí nghiệm RSM (75- 87oC và 2.5 phút) được sử dụng hiệu quả về mặt tốc độ sấy và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên. Ở điều kiện tối ưu, tỉ lệ thu hồi gạo nguyên hầu như tương đương với mẫu đối chứng. Tuy nhiên, thí nghiệm đánh giá cảm quan cho thấy độ trắng của mẫu tối ưu thấp hơn mẫu đối chứng. Vì thế điểm cảm quan của mẫu tối ưu thấp. Ở giai đoạn này, thời gian ủ có thể là tác nhân ảnh hưởng màu sắc của cơm nấu từ gạo sấy tầng sôi. Mục đích của thí nghiệm là nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian ủ (20-40 phút) và nhiệt độ không khí sấy 75 và 80 oC ở giai đoạn 1 đến: (i) màu sắc của cơm; (ii) tốc độ tách ẩm lúa trong giai đoạn thông gió; và (iii) tỉ lệ thu hồi gạo nguyên. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM Máy sấy tầng sôi Thí nghiệm sử dụng máy sấy tầng sôi dạng mẻ qui mô phòng thí nghiệm (HPFD150) do trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM thiết kế và chế tạo. Máy gồm có 3 phần chính: (i) buồng sấy hình trụ cao 40 cm có đường kính 15 cm; (ii) bộ phận cung cấp nhiệt có công suất 5kW; và (iii) quạt ly tâm dẫn động bằng động cơ điện 0.75 kW. Nhiệt độ đầu vào khoảng 20 – 100oC được điều khiển bằng bộ điều nhiệt Hanyoung Electronics Inc., Model DX7, Seoul, Korea). Nhiệt độ đầu ra theo dõi bằng dây cảm biến nhiệt Daewon. Mẫu gạo Lúa tươi giống OM4900 thu hoạch tại tỉnh Kiên Giang trong tháng 03 năm 2009. Làm sạch lúa và chuyển về phòng thí nghiệm, giữ ở nhiệt độ 4-5oC. Trước khi sấy, lúa được mang ra khỏi phòng mát và ngâm trong nước khoảng 1,5 giờ sau đó làm ráo nước 30 phút để đạt ẩm độ 31-33% cơ sở ướt. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm hai yếu tố được sử dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy tầng sôi 75 và 80oC và thời gian ủ (20-40 phút) trong giai đoạn sấy 1. Thực hiện ủ ngay lập tức ở nhiệt độ hạt sau khi sấy (Bảng 1). Mẫu đối chứng là mẫu thông gió ở 35oC cho đến khi ẩm độ đạt 14% cơ sở ướt. Sử dụng 210 g lúa (bề dày 2 cm) cho mỗi nghiệm thức sấy. Trong giai đoạn, sấy tầng sôi lúa ở 80 oC trong 2,5 phút. Mẫu sau sấy lập tức được đổ vào lọ thủy tinh đậy kín và ủ trong tủ ấm đã làm nóng đến 73 oC trong thời gian ủ như đã bố trí thí nghiệm. Lưu ý rằng nhiệt độ của hạt được đo trong hộp cách nhiệt ngay sau khi hạt ra khỏi máy sấy tầng sôi. Mẫu gạo được tiếp tục sấy khay có thông gió ở 35 oC. Sau khi sấy, mẫu sấy được đóng gói vào bao nhựa và giữ ở nhiệt độ phòng trong vòng 24 giờ trước khi xay xát. Các mẫu gạo được đem đi xác định ẩm độ cuối sau mỗi giai đoạn sấy, tỉ lệ thu hồi gạo nguyên (TLTH), độ cứng và hồ hóa. 1
- KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Ở 80oC, tốc độ tách ẩm (OMR) trong giai đoạn thông gió ở thời gian ủ 40 phút là 8-8.4%/giờ và 30 phút ủ là 7.2-7.9%/giờ. Các giá trị này là 4.2-4.4%/giờ và 3.9-4.6%/giờ lần lượt ở nhiệt độ sấy 75oC. Do đó, thời gian sấy giảm đáng kể khi sấy ở nhiệt độ 80 oC so với 75oC. Tốc độ tách ẩm ở giai đoạn thông gió (VMR) cũng khác biệt đáng kể giữa 75oC và 80oC. Bảng 1: Điều kiện sấy và ẩm độ lúa sau khi sấy và thông gió MCI, MCF, ttime, MCV, Td, oC Tt, oC Nghiệm thức tV (h) %wb %wb phút %wb Lặp lại 1 33.4 7.0 14.0 Đối chứng 75 32.4 15.9 20 4.8 13.3 A 75 73 30.9 17.0 30 4.5 13.4 B 75 32.2 15.5 40 4.5 13.5 C 80 31.6 15.2 20 2.5 13.2 D 80 75 32.0 15.7 30 2.6 13.4 E 80 32.6 16.1 40 2.4 13.2 F Lặp lại 2 32.0 6.8 13.3 Đối chứng 75 30.2 15.3 20 4.3 13.9 A 75 73 32.0 17.8 30 3.9 14.0 B 75 31.8 16.2 40 4.2 13.1 C 80 33.1 16.1 20 2.5 14.4 D 80 75 33.6 18.1 30 2.5 14.0 E 80 32.7 17.2 40 2.3 13.7 F Ghi chú: MCI (Ẩm độ đầu), Td (Nhiệt độ sấy tầng sôi), MCF (ẩm độ sau giai đoạn 1), ttime (thời gian ủ), tV (thời gian thông gió), MCV (ẩm độ sau thông gió). Kết quả ban đầu cho thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ thu hồi gạo nguyên giữa hai nhiệt độ sấy 75 và 80oC trong khoảng thời gian ủ từ 20-40 phút. Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên này (56- 57%) thấp hơn một ít so với mẫu đối chứng (60% ở nhiệt độ sấy thấp 35 oC) như trình bày trong Bảng 2. Bảng 2: Tốc độ tách ẩm và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên Nghiệm OMR VMR HRY, OMR VMR HRY, thức (%/h) (%/h) %wb (%/h) (%/h) %wb Lặp lại 1 Lặp lại 2 2.76 2.76 60.06 2.76 2.76 57.62 Đối chứng 4.02 0.55 56.09 3.84 0.33 55.34 A 3.86 0.79 55.51 4.58 0.97 55.59 B 4.16 0.44 56.25 4.43 0.73 56.61 C 7.36 0.80 55.28 7.48 0.68 57.73 D 7.21 0.89 57.14 7.94 1.66 57.69 E 8.02 1.20 52.67 8.44 1.56 48.85 F Ghi chú: OMR (tốc độ tách ẩm tổng thể), VMR (tốc độ tách ẩm trong giai đoạn thông gió), HRY (tỉ lệ thu hồi gạo nguyên). Các thí nghiệm về đánh giá cảm quan đang được thực hiện và sẽ trình bày chi tiết trong báo cáo lần sau. 2
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Bón phân cho lúa vùng đồng bằng Sông Cửu Long - Phạm Sỹ Tân, Chu Văn Hách
14 p | 380 | 54
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chuồng trại chăn nuôi dê "
51 p | 170 | 46
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Cây điều Việt Nam hiện trạng và giải pháp phát triển
10 p | 362 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quy trình nông nghiệp an toàn GAP ... chìa khóa thành công cho rau quả tươi Việt Nam "
7 p | 131 | 26
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO DÊ TRONG CÁC HỘ DỰ ÁN - PHẦN 1 "
48 p | 134 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " SẢN XUẤT XOÀI RẢI VỤ THEO HƯỚNG GAP TẠI HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP "
11 p | 132 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giới thiệu giống keo lai - quản lý, xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống "
15 p | 124 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp quản lý tính kháng sâu hại (rầy nâu, sâu cuốn lá) một cách bền vững cho các giống lúa chất lượng cao ở đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 138 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu tham dò khả năng trồng cà chua, dựa chuột dựa trên giá cụ thể trong nhà màng Polyethylene tại Lâm Đồng "
3 p | 129 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Lên men, sấy và đánh giá chất lượng ca cao ở Việt Nam - MS6 "
11 p | 95 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 109 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 107 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA "
18 p | 110 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " TIẾN ĐỘ CÁC THỬ NGHIỆM LÊN MEN VÀ SẤY CHƯƠNG TRÌNH CARD 05VIE013 - THÁNG 02/2007 ĐÍNH KÈM BÁO CÁO GIAI ĐOẠN 3 "
5 p | 76 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS4 Thiết lập và thực hành hệ thống quản lý theo dõi dữ liệu tại trang trại "
8 p | 90 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS5: Chế tạo vacxin và kiểm tra hiệu lực của vacxin "
8 p | 90 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỊCH TẢ HEO (DTH): PHÁT TRIỂN VẮC XIN DỊCH TẢ HEO MỚI - MS8 "
6 p | 122 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS10 "
10 p | 88 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn