intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Thiết lập vườn ươm và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng cây giống Mắcca và xây dựng những mô hình trồng Mắcca tại 03 tỉnh miền Bắc Việt Nam - MS4 "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

130
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dự án này sẽ thiết lập một vườn ươm mới và nâng cấp 3 vườn ươm hiện có và trồng khảo nghiệm 10 ha Vườn cây Mắcca ít nhất có 10 giống thích hợp nhất, được trồng trong 3 địa điểm thuộc 3 tỉnh Miền Bắc Việt Nam. Thu thập những số liệu khảo nghiệm và đánh giá, làm cơ sở cho sự phát triển công nghiệp Mắcca ở Việt Nam. Công tác đào tạo sẽ được xuyên suốt trong quá trình thực hiện dự án với các nội dung về tạo giống, ghép cây, thiết kế hiện trường, chuẩn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Thiết lập vườn ươm và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng cây giống Mắcca và xây dựng những mô hình trồng Mắcca tại 03 tỉnh miền Bắc Việt Nam - MS4 "

  1. 260 Ministry of Agriculture & Rural Development B¸o c¸o tiÕn ®é Dù ¸n 037/05VIE Thiết lập vườn ươm và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng cây giống Mắcca và xây dựng những mô hình trồng Mắcca tại 03 tỉnh miền Bắc Việt Nam MS4: Báo cáo 6 tháng lần thứ hai Tháng 12 năm 2006 1
  2. 1. Thông tin về đơn vị thực hiện dự án Tờn dự ỏn Thiết lập vườn ươm và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng cây giống Mắcca và xây dựng những mô hình trồng Mắcca tại 03 tỉnh miền Bắc Việt Nam. Tổ chức Việt Nam Trung tâm Môi trường, Du lịch và Phát triển, Hội KHKT Lâm nghiệp Việt Nam Người đứng đầu nhóm dự án phía Việt Nam GS. Hoàng Hoè Tổ chức cộng tác Australia Hội Lâm nghiệp trang trại Á nhiệt đới Australia (SFFA) Tên người đầu mối liên hệ chính được đề cử của Martin Novak, Kim Wilson Tổ chức Đối tác Australia 10/01/2006 Ngày bắt đầu thực hiện 10/01/2009 Ngày kết thúc dự án theo đề xuất Ngày kết thúc được mở rộng 06 tháng cuối năm 2006 Thời gian báo cáo Người liên hệ Tại Australia: Người đứng đầu Martin Novak 61 2 66895027 Tên: Telephone: Chủ tịch 61 2 66895227 Chức vụ: Fax: Hội Lâm nghiệp trang trại Á nhiệt martin@macanuts.com Tổ chức Email: đới Australia (SFFA) Tại Australia: Liên hệ hành chính Valda Mitchell 61 2 66284372 Tên: Telephone: Nhân viên hành chính 61 2 66284386 Chức vụ: Fax: sffa@ceinternet.com.au Tên tổ Email: Héi L©m nghiÖp trang tr¹i ¸ nhiÖt chức ®íi australia (SFFA) Tại Việt Nam Hoàng Hoè 04 8642670, 04 Tên: Telephone: 7560233 Giám đốc 04 7560233 Chức vụ: Fax: CETD hoanghoe@fpt.vn Tên tổ chức Email: 2
  3. 2. Tóm tắt dự án Dự án này sẽ thiết lập một vườn ươm mới và nâng cấp 3 vườn ươm hiện có và trồng khảo nghiệm 10 ha Vườn cây Mắcca ít nhất có 10 giống thích hợp nhất, được trồng trong 3 địa điểm thuộc 3 tỉnh Miền Bắc Việt Nam. Thu thập những số liệu khảo nghiệm và đánh giá, làm cơ sở cho sự phát triển công nghiệp Mắcca ở Việt Nam. Công tác đào tạo sẽ được xuyên suốt trong quá trình thực hiện dự án với các nội dung về tạo giống, ghép cây, thiết kế hiện trường, chuẩn bị đất , trồng cây , chăm sóc và quản lý vườn cây Măcca. Tất cả những công việc này nhằm hướng tới sản xuất với chất lượng cao, tăng giá trị, chiến lược tiếp thị với nghành công nghiệp úc như là một đối tác chính. Một nhóm các chủ trang trại nhỏ được lựa chọn ở các tỉnh: Lạng Sơn, Ba Vì, Hoà Bình. Thêm vào đó, tối thiểu 100- 500 ha ở các tỉnh nói trên cũng sẽ được xác định như thích hợp cho ngành sản xuất Mắcca thương mại. Đây là những hoạt động tiên phong trong ngành công nghiệp Mắcca ở Việt Nam. Tổ chức chính của Australia- Hội Lâm nghiệp Trang trại Á nhiệt đới sẽ quản lý và đảm bảo việc thực hiện một cách có hiệu quả các hoạt động dự án cùng với đối tác Việt Nam là Trung tâm Môi trường, Du lịch và Phát triển. 12 tổ chức cộng tác khác sẽ cung cấp cho dự án những kiến thức bao gồm: MARD, , RCFTI, AMS, CSIRO, UQ, SCU và RIFAV. Cán bộ của Trung tâm khuyến nông Quốc gia và của các tỉnh sẽ tham gia các lớp tập huấn của dự án, Bộ NN&PTNN sẽ nghiên cứu chính sách để hỗ trợ những người nông dân mong muốn trồng cây Mắcca. 3. BÁO CÁO TÓM TẮT Dự án đã được tiếp tục thực hiện trong suốt 6 tháng cuối năm 2006, bao gồm các cuộc họp tại Úc và Việt Nam nhằm thông tin về tiến độ và trao đổi các thông tin quan trọng liên quan tới các tổ chức tham gia dự án. Báo cáo cuối cùng về chuyến khảo sát Mác ca ở Trung Quốc đã được gửi tới các thành viên. Kết quả của chuyến khảo sát gồm 02 báo cáo viết của cả hai nhóm Việt Nam và Úc, băng video DVD, đĩa ảnh CD có các phần ghi chú. Chuyến công tác của nhóm Úc được tổ chức vào tháng 10, qua đó, hơn 1000 loại cành mầm của Úc đã được phân phát cho 3 vườn ươm. Bao gồm 10 giống của Úc: 246, 344, 741, 814, 816, 842, 849, A4, A16, A38 (nguyên gốc Hawaiian, trừ A4, A16 và A32) là những giống đ ược lựa chọn đưa vào khảo nghiệm. Nhóm đã thăm vườn ươm của FSI, vườn ươm mới ở Yên Thuỷ, khu khảo nghiệm và tham gia khoá tập huấn cũng như cung cấp thông tin về những khía cạnh quan trọng đối với sự phát triển của giống cây này. Các vấn đề về nảy mầm của loại hạt Úc và tỷ lệ nẩy mầm thấp của một số loài đã được đề cập. Mọi người đã quyết định nhập khẩu hạt giống từ Trung Quốc chứ không phải từ Úc. Tỷ lệ nảy mầm của các h¹t từ Úc thấp, tỷ lệ nẩy chồi của các giống A tương đối kém và điều này đó được khẳng định ở một số vườn ươm. Mọi người cũng đồng ý sẽ sử dụng các cành mầm của Úc cho việc ghép mầm trong tương lai. Giải pháp đối với những vấn đề về cách buộc mắt ghép mới đã được tiến hành. Một số vườn ươm đã áp dụng các kỹ thuật ghép của Úc từ khoá đào tạo trước. Điều này có nghĩa là ở Việt Nam và Trung Quốc, các kỹ thuật viên tham gia khoá tập huấn đã được áp dụng kỹ thuật này. Thông qua khoá tập huấn này, một lần nữa, họ được thực hành để có thể hướng dẫn tốt hơn cho các cán bộ ghép cành và các kỹ thuật bào ghép khớp hơn. Còn đối với những ai chưa từng áp dụng kỹ thuật này, đây là dịp để khuyến khích họ sử dụng. Bên cạnh đó, 3 cộng tác viên người Trung 3
  4. Quốc cũng đã cung cấp nhiều thông tin tại khoá tập huấn, các thông tin cụ thể sẽ được đề cập dưới đây. Các vườn ươm đã từng áp dụng phương pháp của Úc để nhân giống và làm ruột bầu được khen ngợi và khuyến khích tiếp tục đưa ra các số liệu so sánh. Minh chứng đầu tiên cho thấy rằng phương pháp làm ruột bầu mới rất có hiệu quả. Điểm trọng tâm của giai đoạn này là Hội thảo tập huấn về trồng cây Mác ca tại Lạng Sơn được tổ chức hơn 2 ngày với sự tham gia của 44 đại biểu (Phụ lục 2.1 và 2.2). Chương trình bao gồm các phần trình bày và đi thăm thực địa. Hội thảo tập huấn đã được nghe phần trình bày của những người quản lý dự án của Việt Nam và Úc, GS. Hoàng Hoè và ông Martin Novak tổng quan về tiến độ dự án và những khía cạnh quan trọng phát triển dự án (Phụ lục 3). Ông Kim Wilson, Giám đốc của Gray Plantations Phó Chủ tịch của Hội AMS, đã có 2 phần trình bày về cập nhật tiến độ dự án ở 3 vùng trồng khảo nghiệm và vườn ươm (Phụ lục 5) và tổng quan về trồng cây Mác ca R&D ở Úc và trên thế giới, bao gồm các thông tin mới nhất được đưa ra tại Hội nghị về Mác ca, được tổ chức tại Bra-zin tháng 8/2006. Các đối tác của dự án cũng báo cáo về các kết quả hoạt động cũng như thách thức trong việc thực hiện. ThS. Hải của FSI đã trình bày báo cáo về kết quả nghiên cứu về Mác ca của ông với TS. Khả trong suốt 3 năm qua tại 6 tỉnh ở Việt Nam (Phụ lục 7). Bà Đặng Thị Thùy Thảo, WASI đã trình bày tóm tắt báo cáo do Trần Vinh soạn thảo về các thí nghiệm của họ tại Hội thảo và sẽ tiếp tục phối hợp với dự án (Phụ lục 8). Đoàn đại biểu Trung Quốc, đại diện bởi TS. Trần Hiền Quốc đã trình bày báo cáo tổng thể về R&D ở Quảng Tây, Trung Quốc (Phụ lục 4). Phần trình bày tập trung vào thí nghiệm về 8 giống Mác ca, kiểm nghiệm chất lượng và sản lượng NIS. Tiếp sau đó là các hình ảnh minh hoạ về hoạt động của vườn ươm, qua đó các đại biểu đã cùng nhau trao đổi/ tranh luận về các giống Mác ca đang được sử dụng tại Trung Quốc, Úc và Việt Nam. Chuyến thực địa đã tạo cơ hội cho các đại biểu minh chứng và thảo luận kỹ hơn về các giống Mác ca đang được sử dụng. Hiện nay, dự án đang làm việc với các tổ chức đang tiến hành trồng khảo nghiệm 16 giống Mác ca. Có 3 nơi trồng khảo nghiệm các giống cơ bản tại Lạng Sơn, Ba Vì và Yên Thuỷ, 8 khảo nghiệm của FSI và 6 khảo nghiệm của WASI. Đặc biệt, Công ty Thái BìnhFood sẽ trồng Mác ca và khảo nghiệm 8 giống ở Trung Quốc (Phụ lục 9). 4. Giới thiệu và các thông tin cơ bản D−íi ®©y lµ c¸c môc tiªu cña dù ¸n: Môc tiªu 1: - Liên kết các bên tham gia lại với nhau để cùng hoạt động hướng tới xây dựng ngành công nghiệp Mác ca có giá trị cao và bền vững cho Việt Nam. Tiếp theo các cuộc họp ban đầu được tổ chức trong 6 tháng đầu năm của dự án, các cuộc họp khác đã được tổ chức ở Việt Nam và Úc với sự tham gia của các đối tác. Một hội thảo tập huấn đã được tổ chức ở Lạng Sơn với sự tham gia của 44 đại biểu, bao gồm một đoàn Trung Quốc gồm 3 người, đại diện của các đối tác dự án, đại diện của Chính phủ, các công ty tư nhân và NGOs. Một nhóm chuyên gia Úc đã đi thăm 2 vườn ươm và khu trồng khảo nghiệm, tại đó phiên tập huấn cùng tham gia đã được tổ 4
  5. chức. Nhóm chuyên gia cũng đã đi thăm và đánh giá vườn ươm mới và khu trồng khảo nghiệm cũng như gặp gỡ, tiếp xúc với các trưởng thôn và thu hút sự tham gia của người nong dân và công nhân. Mục tiêu 2 – Tăng cường năng lực cho 3 vườn ươm hiện nay. Các khóa tập huấn đã được tổ chức ở 3 vườn ươm, với các dụng cụ thực hành như cành ghép, các mẫu thiết bị vườn ươm và băng DVD, CD (Phụ lục 10). Mọi người cũng đến thăm vườn ươm của FSI và phân phát cành ghép cũng như cung cấp thông tin. Tuy nhiên, không đến thăm được Ba Vì trong thời gian đó nhưng Giám đốc và cán bộ của Ba Vì đã tham dự Hội thảo tập huấn ở Lạng Sơn và cùng đi thăm các vườn ươm cũng như tham gia khóa tập huấn ở đó. Mục tiêu 3 – Xây dựng một vười ươm kiểu mới theo mô hình vườn ươm của Úc. Tạo cơ hội đầu tư và đảm bảo cung ứng đầy đủ Khu vườn ươm mới đã được thăm và đánh giá. Đã đạt đượng những tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện các kế hoạch đề ra. Vườn ươm đã ươm hơn 6000 cây giống Mác ca mà hiện nay đang được trồng trong túi bầu và đặt trong khu có mái che mới. Mục tiêu 4 – Trồng khảo nghiệm ít nhất 10 giống Mác ca ở 3 nơi Ba Vì, Hòa Bình và Lạng Sơn ở Việt Nam. Cành ghép của Úc đã được chuyển tới 3 vườn ươm và FSI, bao gồm những giống sau: 246, 344, 741, 814, 816, 842, 849, A4, A16, A38. Ngoài ra, 4 loại giống khác từ Trung Quốc cũng được sử dung như: OC, 695, 788, Guy Yen 1. Hiện các giống này đang được trồng ở các vườn ươm để khảo nghiệm. Đây là lần thứ 4, cành ghép của Úc được chuyển tới các vườn ươm. Đã chuyển hai đợt cành ghép trong khuôn khổ của dự án và 2 đợt này đã được phân phối đến 3 vườn ươm, cũng như trước đây, năm 2004 và 2005 đã đưa 2 đợt cành ghép cho các vườn ươm. Điều này đảm bảo đủ cây ghép cho 3 lô khảo nghiệm chính và bổ sung cho các lần khảo nghiệm khác cũng như cho những người nông dân có quan tâm. Mục tiêu 5 – Tổ chức chuyến khảo sát tới miền Nam Trung Quốc. Đoàn gồm 10-12 thành viên dự án chủ chốt, bao gồm các nhà nghiên cứu và quản lý. Các báo cáo cuối cùng (một báo cáo của trưởng nhóm Việt Nam và một báo cáo tiếng Anh của trưởng nhóm Úc) về thành công của đoàn khảo sát, được tổ chức vào tháng 3/ tháng 4 năm 2006 đã được phân phát tới các đại biểu dự Hội thảo tập huấn Lạng Sơn. Đính kèm báo cáo này có báo cáo kết quả đoàn khảo sát (Phụ lục 11). Băng DVD và đĩa ảnh CD cũng đã được gửi tới các đại biểu . Ngoài ra còn một số bản lưu giữ tại CETD. Mục tiêu 6 – Đánh giá sự phát triển của Mác ca ở Thái Lan. Các nhà quản lý dự án sẽ tiến hành đánh giá. Dự kiến, chuyến đánh giá này sẽ được tổ chức trước chuyến làm việc của Úc sang Việt Nam hồi tháng 10. Tuy nhiên, những bất ổn ở Thái Lan và Lễ hội vườn Quốc tế ở Trường Mai đã ảnh hưởng và làm chuyến thăm bị hoãn lại vào một thời điểm nào đó trong 2007. Trưởng nhóm của Úc đã có chuyến thăm sơ bộ khi đi qua Thái Lan, 5
  6. để thiết lập mối quan hệ và sắp xếp lại thời gian cho chuyến thăm chính thức. Trên cơ sở đó, đã thiết lập lại mối quan hệ với các đối tác và nhóm dự án sẽ được chào đón khi đến thăm Thái Lan vào thời gian tới. Mục tiêu 7 – Tổ chức tập huấn với phương pháp cùng tham gia cho các kỹ thuật viên, các cán bộ khuyến nông, cán bộ vườn ươm và công nhân, nông dân và công nhân trang trại. Các hoạt động của chuyến công tác lần thứ hai của nhóm chuyên gia Úc vào tháng 10 đã được hoàn tất theo đúng kế hoạch. Các hoạt động của chuyến công tác này bao gồm tổ chức Hội thảo tập huấn ở Lạng Sơn và thực hành cụ thể ở 2 vườn Ươm Lạng Sơn và Tràng Định, cũng như ở vườn ươm mới ở Yên Thuỷ. Tại Hội thảo tập huấn ở Lạng Sơn đã có 44 người tham dự, bao gồm các kỹ thuật viên và cán bộ khuyến nông chủ chốt, và các chủ trang trại và nông dân – họ cũng tham dự các phiên tập huấn tại thực địa. Mục tiêu 8 – Hỗ trợ để hoàn thiện mạng lưới ngành công nghiệp Mác ca. Dựa trên mô hình thành công của Úc (AMS) và các mô hình thành công khác ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Ông Kim Wilson, Phó Chủ tịch AMS, là người đại diện chính thức đã trao đổi với các thành viên của Câu lạc bộ Mác ca tại Khoá tập huấn giới thiệu được tổ chức ở Hà Nội, tháng 3/ 4 năm nay. Tiếp theo đó, việc phát triển mạng lưới được xem là dựa trên câu lạc bộ Mác ca và những ai đã tham gia vào dự án. Phần lớn những người tham gia đều ủng hộ ý tưởng thiết lập một Hội Mác ca Việt Nam hay một mô hình nào đó tương tự như vậy. Tuy nhiên, một số người tham gia đã bầy tỏ mối quan tâm rằng Câu lạc bộ Mác ca chưa đủ đại diện để phát triển thành một ngành công nghiệp mũi nhọn trên cơ sở mở rộng hơn. Cần tổ chức thêm nhiều cuộc tham vấn với tất cả những người tham gia trước khi mạng lưới này được thành lập. Hiện giờ cứ để cho người tham gia tiếp tục suy nghĩ, đưa ra những ý tưởng để nhóm chuyên gia Úc sẽ xem xét trong chuyến công tác Việt Nam vào tháng 3/2007 tới đây. Mục tiêu 9 – Hỗ trợ và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và số liệu với những nhà nghiên cứu Mác ca hiện nay ở Việt Nam, cụ thể với FSI và TS. Khả. Nhóm chuyên gia Úc và người lãnh đạo Nhóm Việt Nam đã đến thăm vườn ươm FSI. Ngoài ra, đoàn đã gặp TS. Khả, TS. Thịnh và ThS. Hải. Nhìn chung, mọi người đã thống nhất vai trò của FSI trong việc chia sẻ số liệu, nhận cành giống, hạt giống và các mẫu thiết bị cũng như tham gia vào các khoá tập huấn. Bên cạnh đó, các hoạt động cụ thể sẽ được xem xét bởi những người lãnh đạo của FSI và các nhà quản lý dự án như là các tiến bộ của dự án. FSI đã yêu cầu có cành ghép của các loại mà hiện FSI không có và những giống khác đã được xác định cho trồng khảo nghiệm. Dự kiến, các yêu cầu này sẽ được thực hiện trong quá trình chuyển hàng lần 2 và 3 tới đây. Bên cạnh đó, WASI, Công ty Thái Bình FOOD và các nơi khác vẫn thường xuyên trao đổi thông tin và kinh nghiệm với nhau và nhóm dự án. Mục tiêu 10 – Thu thập số liệu từ những khu trồng khảo nghiệm và các vườn ươm hiện có để đánh giá và phân tích. 6
  7. Tại Hội thảo tập huấn ở Lạng Sơn, thông qua phần trình bày của mình, các cán bộ vườn ươm và đặc biệt, đối với FSI, dựa trên những số liệu thu thập được một cách cập nhật đã thông tin về việc nhân giống, ghép hạt và cành ghép – mà phần lớn được Nhóm chuyên gia Úc chuyển tới trong suốt 2 năm qua và thông qua chuyến công tác tháng 3/4 năm 2006. Đồng thời, Hội thảo cũng cung cấp thông tin dựa trên hạt và cành giống nhập khẩu từ Trung Quốc thời gian qua. Các vườn ươm và người trồng Mác ca cũng đã cung cấp một số thông tin về tỷ lệ sống của cây, sự sinh trưởng và sản lượng ban đầu. Trong số đó, một số thông tin cũng đã được thu thập ở Úc. Đoàn Trung quốc đã đánh giá cao phân tích cơ bản về việc chọn lọc 4 loại giống của Trung Quốc (OC, 695, 788, Guy Yen 1). Số liệu bị hạn chế là do việc trồng khảo nghiệm và các hoạt động của vườn ươm bắt đầu triển khai chậm. Hiện nay, phần lớn các số liệu cơ bản đã được thu thập tuy nhiên một số tổ chức vẫn chưa hoàn thành xong báo cáo. Dự kiến sẽ tiến hành phân tích và đó sẽ là phần đầu của báo cáo định kỳ sẽ được soạn thảo trong thời gian tới. Một số số liệu từ các khu trồng khảo nghiệm sẽ được công bố vào cuối năm tới, sẽ bổ sung cho quá trình này. Mục tiêu 11 – Những người tham gia không chính thức và các đối tượng khác thúc đẩy các mục tiêu cụ thể của dự án và nhìn chung, họ là những người thụ hưởng ngành công nghiệp Mác ca. Những người tham gia được biết đến (44 người) đã được mời tham dự Hội thảo tập huấn ở Lạng Sơn để nghe trình bày và tranh luận về các mục tiêu dự án và lợi ích của ngành công nghiệp Mác ca ở Việt Nam. Một số đại biểu đã bày tỏ mong muốn của mình được hỗ trợ về tài chính trong phạm vi quy mô ngân sách của dự án. Họ là cán bộ của Ba Vì và Lạng Sơn, yêu cầu bổ sung tài chính cho việc trồng khảo nghiệm. Cũng có ý kiến cần cung cấp tài chính cho các trang trại nhỏ và một số cơ quan ở 3 tỉnh để tiến hành trồng thí điểm và phát triển một số vườn ươm cơ bản về các loại giống Mác ca ở những tỉnh này. Một số chuyến công tác trước kia để xây dựng đề xuất dự án gốc với quy mô nhiều tỉnh hơn đã cho thấy cần quan tâm vấn đề này và các tỉnh khác cũng đã đề nghị như vậy. Đã có một số kiến nghị rằng dự án cần có sự liên kết chặt chẽ hơn tới những lợi ích thương mại. Nhóm dự án đã thống nhất, tuy nhiên cần phải có thêm sự hỗ trợ của Chương trình CARD (Phụ lục 1). Bản tin đầu tiên sẽ được xuất bản, cập nhật tiến độ của dự án. Mọi người đã quyết định xuất bản bản tin này chậm hơn để chờ thêm các thông tin chi tiết từ những người tham gia dự án. Bản tin này sẽ được phân pháp cho những người tham gia và các cộng tác viên vào nửa đầu năm 2007. Mục tiêu 12 – Tăng cường năng lực khuyến nông thông qua việc liên kết giữa nghiên cứu và thực hành. 7
  8. Các cán bộ khuyến nông và kỹ thuật từ các cơ quan và công ty tham gia dự án đã tới dự Hội thảo tập huấn ở Lạng Sơn và đã trình bày tại Hội thảo, bao gồm cả những nhà nghiên cứu và những người làm thực tế từ Trung Quốc, Việt Nam và Úc. Hoạt động của dự án năm nay đã tạo bước khởi điểm thuận lợi nhằn tăng cường năng lực cho các cán bộ khuyến nông và kỹ thuật cho ngành Mác ca non trẻ của Việt Nam. 5. Tiến độ thực hiện dự án 5.1. Những điểm nổi bật trong quá trình thực hiện Hội thảo tập huấn ở Lạng Sơn là hoạt động nổi bật của dự án trong 6 tháng qua. Nỗ lực và tài năng của người quản lý dự án phía Việt Nam và các cán bộ CETD trong việc lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động cần thiết nhằm đảm bảo một chương trình tổng thể, cũng như sự đại diện và thụ hưởng của các bên tham gia là điểm nổi bật và tài sản quý báu của dự án. Có sự đại diện của các bên là tiêu chuẩn cao và tăng cường sự tham gia. Cụ thể, nó đã khuyến khích xem các kỹ thuật viên thể hiện tinh sảo của mình và các cán bộ khuyến nông chia sẻ các báo cáo chứa đựng nhiều thông tin thông qua việc tham gia tích cực vào các phần của Hội thảo cũng như đi thực tế. Do vậy, có một sự khác biệt đáng kể khi so sánh với sự tham gia của các đại biểu tại Khoá tập huấn giới thiệu được tổ chức tại Hà Nội hồi đầu năm. Trên cơ sở còn hạn chế về kinh nghiệm và thực tiễn đối với ngành Mác ca ở Việt Nam, Hội thảo đã góp phần giải đáp một cách hiệu quả những hạn chế đó. Hội thảo đã diễn ra trong không khí cởi mở, trong đó các đại biểu có thể nêu ra các vấn đề quan tâm, bao gồm việc cần thiết tăng cường hỗ trợ cho các khảo nghiệm, nhu cầu trồng thêm nhiều thí điểm ở các tỉnh khác, việc cần thiết nâng cao chất lượng hạt và cành ghép và mong muốn có thêm sự tham gia của người nông dân quy mô nhỏ, cũng như có sự liên kết mạnh mẽ hơn nữa với các nhà đầu tư lớn hơn có quan tâm. Cách thức giải quyết các vấn đề này đã được bàn luận và đang được thực hiện. Không chỉ dừng lại ở cuộc Hội thảo, đây cũng là cơ hội để các đại biểu được thăm sự phát triển của các vườn ươm và những khu khảo nghiệm. Phần lớn các thông tin và kỹ thuật được chia sẻ ở các phiên hội thảo, trong quá trình đi thực địa, các vấn đề đó đã được áp dụng, bao gồm kỹ thuật và phương tiện ghép, kỹ thuật nhân giống, làm bầu và chế độ bón phân. Tiến triển ở vườn ươm mới phự hợp với cỏc kế hoạch thiết kế và vượt hơn cả mong đợi của Nhúm Úc. Điều này đó minh chứng cỏc kỹ thuật mà cỏc vườn ươm khỏc chưa ỏp dụng. Vớ dụ, hạt nảy mầm trong cát khô, túi bầu sử dụng ít đất, nhiều cát và chất hữu cơ, túi bầu to, vải che phủ và sử dụng ni lông và trải sỏi vụn trên nền đất đặt túi bầu. Khuyến khích xem xét tiến triển nghiên cứu của FSI về Mác ca được trình bày tại Hội thảo tập huấn. Rõ ràng rằng FSI là cơ quan đã nghiên cứu về Mác ca, qua đó củng cố thêm vai trò của dự án cũng như một số phát triển của các công ty tư nhân và các đơn vị khác. Một loạt các gen tổng hợp từ Úc đang được sử dụng, bao gồm Daddow, 246, 8
  9. 294, 344, 816,849, 856, 741 và NG8 và 2 giống Mác ca từ Trung Quốc là OC và A800. Đồng thời, các cây hạt được trồng ở Ba Vì năm 1994, bao gồm: MC1, MC2, MC3, MC4, MC5, MC6, MC7, MC8, MC9, MC10, MC11, ĐC1 (Các cây được trồng từ hạt của Úc), ĐC2 (Các cây được trồng từ hạt ở Ba Vì) và ĐC3 (Cây ghép ở Ba Vì) (Phụ lục 7) 5.2. Lợi ích của những chủ trang trại nhỏ Công ty Long Phượng ở Yên Thuỷ rất tích cực thu hút sự tham gia của nông dân vào làm việc tại vườn ươm mới, điểm trồng khảo nghiệm và những mặt phát triển khác. Chính quyền địa phương đã hỗ trợ và hy vọng rằng các thôn khác trong vùng cũng sẽ được hưởng lợi và sẽ hỗ trợ. Bên cạnh công việc và khoá đào tạo, Thôn này đã được Công ty Long Phượng hỗ trợ cho xây 20 công trình vệ sinh mới. Một cái giếng nước mới cho nhà trẻ của thôn cũng đã được đào, qua sự hỗ trợ của Công ty Long Phượng, người dân đã quan tâm hơn đến các hoạt động của dự án. Mục tiêu là mô hình của dự án sẽ được nhân rộng ở các tỉnh khác. Gieo giống theo quy trình này cần được tiến hành bẳng cách trồng thí điểm theo quy mô nhỏ để giới thiệu cho các cán bộ của các công ty ở huyện và nông dân bản địa ở các tỉnh khác về tiềm năng của trồng cây Mác ca. (Phụ lục 1) Công việc của FSI đưa ra kỹ thuật tốt làm cơ sở cho việc trồng thí điểm. FSI đã trông khảo nghiệm ở 7 tỉnh, bao gồm: Ba Vì (Tỉnh Hà Tây) trên diện tích 2 h.a, Uông Bí (Tỉnh Quảng Ninh) với diện tích 1 h.a, Đồng Hới (Tỉnh Quảng Bình) với 1 h.a, Krong Nang (Đắc Lắc) trên diện tích 1 h.a, Mai Sơn (Tỉnh Sơn La) với 1 h.a, Đại Lải (Tỉnh Vĩnh Phúc) với 1 h.a và Dak Plao (Tỉnh Đắc Nông) với 1 h.a 5.3. Tăng cường năng lực Việc tăng cường năng lực của dự án đã đạt được đáng kể thông qua đào tạo và cung cấp thông tin (dựa trên kinh nghiệm của Việt Nam và Úc) cũng như 3 khu vực trồng khảo nghiệm quan trọng của dự án đang được tiến hành – mà đã được đề cập trước cũng như trong khung logic dưới đây. Bên cạnh đó, công việc của FSI, cũng như các sáng kiến về Mác ca khác, bao gồm cả hoạt động của WASI và Công ty Thái Bình FOOD đang được lồng ghép đưa vào nội dung hội thảo tập huấn của dự án. Điều này đã được phía Trung Quốc đánh giá cao về tài liệu và thông tin. Hội thảo tập huấn ở Lạng Sơn, cũng như việc thăm thực địa được tiến hành trong giai đoạn này đã đưa ra một quan điểm khuyến khích về các kỹ năng trồng cây và kiến thức của những người tham gia, cụ thể là từ những kỹ thuật viên và cán bộ khuyến nông. Sẽ thiết thực hơn nếu có nhiều đại biểu tham dự các hội thảo tập huấn. Kết quả này sẽ tăng lên gấp đôi nếu những người tham dự Hội thảo tập huấn này áp dụng hiệu quả những thông tin mình thu được. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, cần phải tăng ngân sách hiện nay cho đào tạo và mở rộng hoạt động. Đề xuất mở rộng được đánh giá cao bao gồm các hoạt động mang tính thương mại, cụ thể như trồng thí điểm quy mô nhỏ có sự tham gia của nông dân có các trang trại nhỏ và mới, cũng như tăng cường hơn nữa mối liên kết giữa các hoạt động thương mại như chế biến và tiếp thị và 9
  10. hỗ trợ mở rộng tăng cường năng lực. Do vậy, cần phải bổ sung kinh phí. Phụ lục 1 sẽ đưa ra các thông tin chi tiết. 5.4. Tuyên truyền Hội thảo tập huấn ở Lạng Sơn đã được tuyên truyền trên truyền hình, trong đó bao gồm một số cuộc phỏng vấn liên quan đến tiềm năng trồng cây Mác ca trong khu vực. Các vườn ươm đã củng cố vai trò của mình trong việc trồng giống cây Mác ca thông qua các mạng lưới, với thêm nhiều yêu cầu. Nhiều chủ trại, các cán bộ của các cơ quan, các nhóm doanh nghiệp và các đối tượng khác đã thăm 3 vườn ươm hiện nay và 3 khu trồng khảo nghiệm để tìm hiểu thêm về cách thức trồng cây Mác ca. Bản tin đầu tiên sẽ được xuất bản trong 6 tháng đầu năm 2007. 5.5. Quản lý dự án C¸c ho¹t ®éng qu¶n lý ë óc vµ ViÖt Nam được duy trì thùc hiÖn trong suốt 6 tháng cuối năm. Hoạt động này bao gồm giám sát tiến triển của các vườn ươm, các khu trồng khảo nghiệm, công tác khuyến nông, dịch tài liệu, bố trí các cuộc họp, trao đổi để xây dựng các hoạt động, mua thiết bị, biên tập và bổ sung các tài liệu thông tin và video. Ngoài ra, các cuộc trao đổi thảo luận liên quan đến việc chuẩn bị các khu trồng khảo nghiệm và phát triển vườn ươm giữa các đại biểu và các bên đối tác cũng đã được tiến hành. 6. Báo cáo về những vấn đề xuyên suốt 6.1. Môi trường Cho đến nay chưa có bằng chứng nào về tác động tiêu cực đối với môi trường. Theo như thiết kế của dự án, các thành viên được mong đợi là sẽ giám sát và báo cáo về bất cứ tác động môi trường nào nếu có. FSI đã có quá trình nghiên cứu về cây Mác ca ở Việt Nam. Cho đến nay, FSI vẫn chưa tìm ra vấn đề nào liên quan đến các tác động đối với môi trường. Một nghiên cứu tổng thể hơn về vấn đề môi trường sẽ được tiến hành vào năm tiếp theo khi các hoạt động được phát triển ở khắp các địa phương. 6.2. Giới và các vấn đề xã hội Như đã đề cập ở báo cáo trước, có khoảng một nửa số cán bộ kỹ thuật và công nhân là phụ nữ làm việc ở các vườn ươm. Cả nam giới và phụ nữ đều có vai trò như nhau trong lĩnh vực công việc và tăng cường năng lực. Cán bộ nữ của CETD là người tổ chức chính Hội thảo tập huấn ở Lạng Sơn và chị đó đã được các đại biểu cũng như các nhà quản lý dự án đánh giá cao về sự tổ chức thành công này. 10
  11. Phiên dịch viên mới, Đặng Diệu Thúy đã được tuyển dụng để dịch các tài liệu nghiên cứu và các báo cáo tiến độ, kể cả báo cáo của FSI. Các nhà quản lý dự án tiếp tục khuyến khích các tổ chức thực hiện dự án thu hút sự tham gia của phụ nữ vào dự án. 7. Quá trình thực hiện và các vấn đề bền vững 7.1. Những vấn đề và trở ngại Trong tài liệu Dự án đề xuất, về ngân sách cho những khảo nghiệm chính, mới chỉ hỗ trợ hạt giống, cành mầm, mẫu thiết bị, đào tạo và thông tin.. Cả ba tổ chức phụ trách việc trồng khảo nghiệm đều yêu cầu cung cấp tiền để giúp thực hiện việc trồng khảo nghiệm của họ. Khoản kinh phí này chưa được ghi vào ngân sách Dự án mà trước đây coi như rằng cung cấp hạt giống, cành ghép, thiết bị,đào tạo và thông tin là đã đủ hỗ trợ cho họ thực hiện. Có hai vườn ươm đã bán được một ít cây giống nhờ sự hỗ trợ của Dự án. Vì vậy lãnh đạo Dự án thấy rằng nếu được hỗ trợ thêm kinh phí thì họ phải tăng cường đóng góp cho Dự án bằng cách thu hút nhiều người nông dân, công nhân nghèo và phụ nữ vào tham gia như mục tiêu của Chương trình CARD đã đề ra. Điều đó đã thể hiện một phần trong Dự án đề xuất mở rộng ( Phụ lục 1) Hai trong số những tổ chức này nay đã nhận được thông tin, hạt giống và cành ghép trong 3 năm qua là một phần trước khi có Dự án và một năm vừa qua là sau khi đã có Dự án. Điều đó đặt họ ở vị trí tiên phong thúc đẩy cho ngành công nghiệp Măc ca đang phát triển ở Việt nam và suy nghĩ rằng cũng muốn bồi thường cho họ một số chi phí ban đầu Nếu CARD ủng hộ Dự án đề xuất mở rộng thì họ sẽ được hỗ trợ thêm và như thế là có lợi cho cả hai bên như đã trình bầy. Cũng khó cho ngân sách Dự án phải chi cho việc đề xuất mở rộng. Việc thực hiện Dự án hiện đã ở tình trạng căng thẳng ngân sách chi cho một số lĩnh vực bởi vì chi phí cho nhiều hạng mục ngân sách bao gồm tập huấn đào tạo, đi lại và ăn ở. Đồng thời lãnh đạo Dự án thấy cần thiết phải tham gia nhiều thời gian hơn. Cho đến nay các đối tác Úc đã phải tăng thêm sự đóng góp, tuy nhiên có lẽ CARD cũng cần có thêm đóng góp. 7.2. Các sự lựa chọn Nếu CARD không thể tài trợ thêm thì những hỗ trợ có thể bị phân biệt giữa các đơn vị tham gia và các công ty tư nhân. Tuy nhiên, một phần thực tế thì không phải như vậy, dự án có thể sẽ thu hút thêm sự tham gia của các chủ trang trại nhỏ và sẽ hạn chế khả năng mở rộng vùng. 7.3. Sự bền vững Quan niệm của nhóm dự án là những tiến bộ của dự án cho đến nay sẽ làm tăng tính bền vững của ngành công nghiệp Mác ca đang phát triển ở Việt Nam. Các thành viên, kể cả trong chính phủ và khu vực tư nhân ngày càng tin tưởng vào dự án. 11
  12. Dự án cũng đã đóng góp trực tiếp vào việc củng cố niềm tin này thông qua việc tổ chức đào tạo, cung cấp thông tin và liên kết những người quan tâm đến chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm cũng như tăng cường mạng lưới hoạt động trong lĩnh vực này. Dự án đã đào tạo, cung cấp thông tin, cành ghép và trang thiết bị mẫu, mà đến nay được xem là những đóng góp đáng kể cho việc hình thành ngành công nghiệp này. 8. Các bước quan trọng tiếp theo Với số hạt giống và cành ghép do dự án cung cấp, trong 6 tháng qua, các vườn ươm hiện nay sẽ có thêm nguồn thu thông qua việc bán cây ghép Mác ca cho nông dân và các đối tượng quan tâm khác. Vườn ươm mới sẽ được tập huấn cho một số người dân trong thôn về nhân giống và kỹ thuật cấy ghép. Những điểm trồng khảo nghiệm sẽ được hoàn tất và sẽ tiến hành thu thập thông tin. Một số đánh giá ban đầu sẽ được công bố cho những người tham gia dự án và những đối tượng quan tâm khác. Các cán bộ khuyến nông sẽ giữ vai trò phổ biến thông tin và hướng dẫn các kỹ năng và thiết bị cho những người nông dân và các đối tượng có quan tâm. Sẽ có thêm nhiều khóa tập huấn được tổ chức theo phương thức tích cực và dựa trên các kết quả và bài học kinh nghiệm trước. Nhóm dự án sẽ tiếp tục khuyến khích những người tham gia hòan thiện mạng lưới hiện nay thành hội hay hiệp hội dựa trên kinh nghiệm của AMS như là một mẫu. Hy vọng CARD sẽ hỗ trợ đề xuất mở rộng dự án để tăng cường hơn nữa mối liên kết lợi ích thương mại và sự tham gia của người nông dân như đã đề cập phía trên và chi tiết trong Phụ lục 1. Nếu điều này xảy ra, các hoạt động sẽ bắt đầu thực hiện trong vòng 6 tháng tới. 9. Kết luận: Năm đầu tiên của dự án đã kết thúc một cách thành công với các hoạt động được thực hiện gần như theo đúng kế hoạch và thời gian đề ra. Nhìn chung, những người tham gia đã được thụ hưởng đáng kể từ dự án. Yêu cầu mở rộng dự án để tăng cường hỗ trợ cho khu trồng khảo nghiệm và thu hút thêm nông dân tham gia được xem là có dấu hiệu tích cực từ phía những người quản lý dự án. Hy vọng CARD có thể đáp ứng đòi hỏi này bằng cách hỗ trợ thêm tài chính như đã được nêu trong Phụ lục 1, qua đó sẽ nâng đáng kể hiệu quả dự án. 12
  13. Phụ lục 1 Số liệu từ các Vườn ươm Số liệu về ghép cây (*) 08/2006 Giống Lạng Sơn Ba Vì FSI 842 190 28 23 849 148 32 21 246 106 16 15 816 244 16 21 A16 8 26 18 A38 27 37 25 A4 4 6 5 741 279 23 15 814 62 57 35 344 6 13 19 QN 182 0 0 O.C. 890 42 0 788 500 27 0 695 0 27 0 800 0 45 0 900 0 11 0 Tổng số 2646 406 207 * Tổng số 3 vườn ươm = 3257 cây được ghép 13
  14. Phụ lục 2 Tham quan khảo sát Mắcca tại Trung Quốc Vào tháng 03/2006, dự án Mắcca thuộc chương trình CARD đã thực hiện một đợt khảo sát Măcca tại Trung Quốc để tìm hiểu sự phát triển công nghiệp Mắcca của Trung Quốc và tìm hiểu những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Đoàn khảo sát đã làm việc 11 ngày ở Trung Quốc và đã chụp ảnh, quay Video và ghi chép các thông tin. Đoàn gồm có các vị có tên sau đây: - Martin Novak, Cố vấn trưởng, Dự án 037VIE05. - Kim Wilson, Cố vấn Australian, Dự án 037VIE05. - Hoàng Hoè, Giám đốc dự án, Dự án 037VIE05. - Nguyễn Hữu Lộc, Chủ tịch Câu lạc bộ Mắcca và phiên dịch. - Nguyễn Công Tạn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành nghề phát triển nông thôn Việt Nam. - Nguyễn Hữu Quang, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam. - Hoàng Phúc, Giám đốc điều hành, Công ty TNHH Long Phượng - Nguyễn Đức Sơn, Giám đốc điều hành, Công ty Cổ phần Á Châu. - Đặng Văn Xuân, Chủ tịch UBND huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hoà Bình. - Chen Xenguo, Chuyên gia Trung Quốc, Viện nghiên cứu cây trồng Á nhiệt đới Quảng Tây- Trung Quốc, người hướng dẫn. Các bài học mà đoàn đã rút ra được từ chuyến khảo sát này đã được ghi lại dưới đây, tuy nhiên vẫn chưa đầy đủ do một số thời điểm việc phiên dịch từ tiếng Trung Quốc sang tiếng Việt khó khăn. Đồng thời cũng có một số khó khăn về một số mặt văn hoá, tuy nhiên đoàn đã cố gắng khắc phục trong quá trình thu thập các thông tin tại các điểm khảo sát. 1. Đoàn đã đến thăm hầu hết các vườn ươm lớn bao gồm: vườn GXMac - 100000 cây con; Viện nghiên cứu cây trồng Á nhiệt đới Quảng Tây – 50.000 cây đã ghép và cây gốc ghép; Trạm Giang - 100000 cây đã ghép, cây hom và những cây gốc ghép; Công Ty phát triển Măcca Vân Nam - 200000 cây đã ghép (Lớn nhất Châu Á). Giá thành dao động trong khoảng từ 12, 15, 18 NDT/ 1cây. 2. Vườn ươm tốt nhất và những công ty trồng Mắcca là 2 Công ty Liên doanh GXMac ở Quảng Tây và Vân Nam, Công ty phát triển Măcca Vân Nam. Cả hai công ty này đều có đối tác Australia, có đầu tư tư nhân và sự hỗ trợ của nhà nước. 3. Tỉnh Vân Nam là nơi thích hợp nhất đối với việc trồng Măcca cả về khí hậu và thổ nhưỡng. Tỉnh đã có một diện tích trồng khoảng 3300 ha 4. Các giống tốt nhất ở các điểm khảo sát đã được tham quan, bao gồm các giống: 695, 788, OC, 741, 900, 800 + những giống Trung Quốc chọn lọc. 5. Các giống bao gồm một số giống đã được chọn lọc từ những cây nghiên cứu, tuy nhiên cũng có một số giống không thực sự tốt. 6. Nông trường Long Châu và vườn ươm có một số cây chọn lọc tốt, mà có thể sẽ được lấy để trồng khảo nghiệm trong dự án ở Việt Nam. 7. Thành tựu ở thực địa căn cứ trên các cây cho sản lượng cao, nhưng những cây đó có rất ít, chỉ có khoảng 11 cây tại một số điểm. Vì sự đa dạng của kiểu gen 14
  15. còn nhỏ nếu chúng trở thành những cơ sở cho nền công nghiệp Măcca. Những cây mẹ gốc khó xác định trong nhiều trường hợp. 8. Trong các vườn ươm, đoàn đã nhìn thấy số lượng của những cây đã được ghép bao gồm cả những cây tốt và những cây không tốt. Việc lý giải tỉ lệ thành công tới 95% là không đúng khi quan sát tại các vườn ươm. Tỉ lệ thaàn công của các vườn ươm nói chung và tỉ lệ sản xuất cây con dựa vào những thành tích tốt nhất hơn là những con số trung bình, điều này đã cho ta một bức tranh không chính xác. 9. Công thức hỗn hợp bầu cho cây bạch đàn hom ở Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp (bạch đàn) (không cho phép chụp ảnh) có thể là một cơ hội tốt để làm hỗn hợp bầu cho cây Mắcca. Hỗn hợp này bao gồm vỏ chấu, mùn cưa, cát và phân bón. 10. Đã có một số bằng chứng cho một nền công nghiệp có cấu trúc tốt. Tuy nhiên, thiếu sự hợp tác giữa các tổ chức để tạo nên một khung quản lý phát triển tốt đã được ghi nhận 20 năm trong lịch sử phát triển Măcca của Trung Quốc. Phụ lục 3 Dự án Măcca – Card 2006 Các tài liệu hỗ trợ tập huấn đã cung cấp cho những người tham gia dự án suốt từ tháng 03- tháng 08/ 2006, gồm có: Đĩa - DVDs 1. Măcca tại Việt Nam 2004 2. Măcca tại Việt Nam 2005 3. Chuyến tham quan khảo sát Măcca tại Trung Quốc năm 2006 4. Măcca tại Việt Nam – tháng 03/tháng 04, 2006 5. Ghép cây Măcca ở Australia, 03/2006 6. Măcca ở Australia – Video của Hội Măcca Australia CD các bức ảnh trong các bài trình bày CDs 1. Ghép cây Macadamia ở Australia – 2006 2. Chuyến tham quan khảo sát Măcca tại Trung Quốc – 03/04 2006 3. Các vườn ươm Măcca tại Australian - 2006 4. Măcca tại Việt Nam 2004 và 2006 Một số bản ghi chép về tập huấn và hỗ trợ 1. Chọn giống và cách bố trí cây trồng * 2. Bảng 6: Bố trí giữa hàng và cây trồng * 3. Các bước trồng cây * 4. Quản lý các cây non * 5. Nhân giống. * 6. Các bản ghi chép về chuyến tham quan khảo sát Trung Quốc của – Novak 7. Các bản ghi chép về chuyến tham quan khảo sát Trung Quốc của GS. Hoàng Hoè * Bản ghi chép dựa trên cơ sở Giáo trình Măcca của Australia 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2