intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Triển khai chương trình quản lý tổng hợp dịch hại trên cây điều ở Việt Nam với ứng dụng kiến vàng là nhân tố chính - MS10"

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

84
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ministry of Agriculture & Rural Development MS10: Đánh giá năng lực Renkang Peng, Keith Christian và Lã Phạm Lân Tháng 12 năm 2008 1 1. Thông tin cơ quan tham gia Tên dự án Triển khai chương trình quản lý tổng hợp dịch hại trên cây điều ở Việt Nam với ứng dụng kiến vàng là nhân tố chính Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam Ông Lã Phạm Lân Trường Đại học Charles Darwin GS. Keith Christian và Dr Renkang Peng Tháng 2/2006 Tháng 1/2009 Cơ quan phía Việt Nam Chủ nhiệm phía Việt Nam Cơ quan phía Úc Chủ nhiệm phía Úc Thời...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Triển khai chương trình quản lý tổng hợp dịch hại trên cây điều ở Việt Nam với ứng dụng kiến vàng là nhân tố chính - MS10"

  1. Ministry of Agriculture & Rural Development MS10: Đánh giá năng lực Renkang Peng, Keith Christian và Lã Phạm Lân Tháng 12 năm 2008 1
  2. 1. Thông tin cơ quan tham gia Triển khai chương trình quản lý tổng hợp dịch hại Tên dự án trên cây điều ở Việt Nam với ứng dụng kiến vàng là nhân tố chính Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam Cơ quan phía Việt Nam Ông Lã Phạm Lân Chủ nhiệm phía Việt Nam Cơ quan phía Úc Trường Đại học Charles Darwin GS. Keith Christian và Dr Renkang Peng Chủ nhiệm phía Úc Tháng 2/2006 Thời gian bắt đầu Tháng 1/2009 Thời gian hoàn thành (dự kiến) Thời gian hoàn thành (thực tế) Tháng 7/2008 Giai đoạn báo cáo Đầu mối liên hệ Phía Úc: Chủ nhiệm Keith Christian 61 8 89466706 Họ và tên Điện thoại: Giáo sư 61 8 89466847 Chứ́c vụ Fax: Đại học Charles Darwin keith.christian@cdu.edu.au Cơ quan Email: Phía Úc: Quản lý Jenny Carter 61 08 89466708 Họ và tên Điện thoại: Trưởng Phòng, Phòng Quản lý 61 8 89467199 Chứ́c vụ Fax: Nghiên cứu Charles Darwin University jenny.carter@cdu.edu.au Cơ quan Email: Việt Nam Lã Phạm Lân 84 0913829560 Họ và tên Điện thoại: TP, Phòng Nghiên cứu Bảo vệ 84 8 8297650 Chứ́c vụ Fax: Thực vật Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lphlan@yahoo.com Cơ quan Email: nghiệp miền Nam 2
  3. Tóm tắt Việc đánh giá năng lực dựa trên (1) Kiểm tra chất lượng lớp huấn luyện TOT, (2) Đánh giá mục tiêu về năng lực của 56 học viên TOT như là huấn luyện viên của 56 học viên TOT khác, (3) Đánh giá các huấn luyện viên TOT về tổ chức thực hiện lớp FFS ở môi trường khác nhau, và (4) Đánh giá sự chấp nhận của nông dân về sự can thiệp của dự án. Để thúc đẩy chất lượng của việc huấn luyện TOT, 14 chuyên gia thuộc nhiều lãnh vực khác nhau về kỹ thuật cải tiến quản lý tổng hợp cây điều ở Úc và Việt Nam được mời làm giáo viên cho lớp TOT. Tổng số 112 kỹ thuật viên bảo vệ thực vật có kinh nghiệm trong các chương trình IPM cây lúa, cây rau hoặc trong tập huấn lớp FFS được chọn lựa cho lớp chương trình tập huấn IPM cây điều. Kết quả từ báo cáo giảng dạy thấy rằng các học viên TOT đã hài lòng được học tập về phương pháp IPM, và họ thích thú với những phần thực tập đồng ruộng. Các giáo viên đã tận tâm truyền đạt kiến thức của họ đến các học viên TOT. Bài kiểm tra cuối mỗi khóa được thực hiện, và các học viên đã hoàn thành tốt bài kiểm tra. Trong một đánh giá năng lực của 56 học viên TOT như là huấn luyện viên cho 56 học viên TOT khác, kết quả điều tra lớp học cho thấy rằng các học viên TOT bày tỏ sự tự tin của họ về ứng dụng phương pháp IPM cây điều trong vườn nông dân, và tổ chức lớp FFS. So sánh với kết quả của lớp TOT năm thứ nhất, các học viên lớp TOT năm thứ hai có vẻ tự tin hơn. Để đánh giá khả năng của các huấn luyện viên TOT về tổ chức lớp FFS ở các môi trường khác nhau, bốn nguồn thông tin được sử dụng: những góp ý của nông dân về các huấn luyện viên TOT, các báo cáo của huấn luyện viên TOT, hội thảo nông dân thực hiện bởi thành viên dự án, và tham dự các buổi tập huấn FFS. Nông dân góp ý rằng các huấn luyện viên TOT sử dụng phương pháp huấn luyện phù hợp với điều kiện địa phương, và phương huấn luyện chú trọng đến điều tra đồng ruộng, quan sát, thực hành và thảo luận là thích hợp và có ý nghĩa. Họ rất cảm kích về những lợi ích đem đến từ kiến vàng, và ít ảnh hưởng đến môi trường. Từ những báo cáo của huấn luyện viên TOT, thấy rõ rằng các huấn luyện viên TOT có khả năng để thực hiện lớp tập huấn FFS về sử dụng phương pháp IPM cây điều. Từ những buổi hội thảo với nông dân do các thành viên dự án tổ chức, thấy rằng các nông dân đã hài lòng về khả năng, phương pháp và kỹ năng huấn luyện, và kiến thức về chương trình IPM cây điều của các huấn luyện viên TOT. Phần lớn nông dân nói rằng họ chưa bao giờ có được lớp tập huấn tốt như vậy từ khi trồng cây điều. Qua dự lớp tập huấn FFS do các học viên TOT năm thứ hai thực hiện, mặc dù có một số những sai sót, nhưng chúng tôi hài lòng với phưng pháp huấn luyện, và kiến thức của họ về chương trình IPM cây điều. Để đánh giá sự chấp nhận của nông dân với chương trình IPM cây điều, bốn buổi hội thảo được thực hiện trong tháng 10/2008. Tổng số 75 nông dân đã tham dự, trong số có 19 phụ nữ. Kết quả tóm lược như sau: (1) Các nông dân đã nói rằng họ thường trừ kiến vàng bằng thuốc trừ sâu vì tính hung hăng của kiến, nhưng từ nay, họ sẽ bảo vệ đàn kiến trong vườn điều của họ, (2) Đa số nông dân đã lập kế hoạch lưu giữ kiến vàng trong một phần vườn trong mùa tới để kiểm chứng và để làm quen với phương pháp quản lý đàn kiến mà họ đã học được trong lớp FFS, (3) Các nông dân đã hài lòng với sự cải thiện môi trường qua việc không sử dụng thuốc trừ sâu độc hại, 3
  4. (4) Phần lớn nông dân chỉ biết 1 đến 2 loại sâu bệnh hại trước khi tham dự lớp FFS, nhưng sau khi được tập huấn, họ đã biết nhiều loại sâu bệnh hại chính trong vườn, và (5) Đa số nông dân đã không biết về thiên địch trước khi được tập huấn, nhưng sau đó họ có thể nhận biết một số thiên địch quan trọng, như kiến vàng, bọ rùa, bọ ngựa, và ong ký sinh. 4
  5. Mở đầu Theo khung dự án đề nghị, việc đánh giá năng lực bao gồm: (1) Đánh giá mục tiêu về năng lực của 56 học viên TOT như là huấn luyện viên của 56 TOT khác, (2) Đánh giá về tổ chức các lớp FFS của các huấn luyện viên TOT ở những môi trường khác nhau, và (3) Đánh giá về sự chấp nhận của người nông dân về sự can thiệp của dự án qua sự tham gia của người nông dân. Trước khi thực hiện những đánh giá, cách tiếp cận mà thành viên dự án thực hiện để kiểm tra chất lượng lớp huấn luyện TOT được mô tả, để các huấn luyện viên TOT có năng lực thực hiện lớp tập huấn FFS về sử chưng trình IPM cây điều. 1. Chất lượng lớp tập huấn TOT 1.1. Tuyển chọn giáo viên lớp TOT Có hai tiêu chuẩn để tuyển chọn giáo viên lớp TOT: (1) Có kinh nghiệm về lãnh vực có liên quan đến sản xuất cây trồng, theo kế hoạch là cây điều, và (2) Có kinh nghiệm giảng dạy, như là giảng dạy trong trường đại học, lớp TOT, và giảng dạy cho người lớn tuổi. Tổng số 14 giảng viên đã được mời, và lãnh vực chuyên môn và kinh nghiệm của họ được trình bày trong bảng 1. Đa số các giảng viên đã được nhiều người biết đến về chuyên môn của họ ở Việt Nam. 1.2. Tuyển chọn học viên lớp TOT Để có được các huấn luyện viên đạt yêu cầu, chúng tôi đã chọn lọc các kỹ thuật viên đang công tác tại Chi cục Bảo vệ Thực vật các tỉnh, là những người đã có kinh nghiệm trong ứng dụng các chương trình IPM, hoặc lớp tập huấn FFS. Đã có tổng số 112 kỹ thuật viên bảo vệ thực vật (56 người năm thứ nhất và 56 người năm thứ hai) từ 10 tỉnh trồng điều được chọn để tham dự lớp tập huấn IPM cây điều (Bảng 2) trong số 112 học viên TOT, 96 người đã được tập huấn trong các chương trình IPM cây lúa và cây rau màu, và họ đã tổ chức các lớp FFS, và có 16 người đã có kinh nghiệm tổ chức lớp huấn luyện FFS. 1.3. Báo cáo giảng dạy và góp ý của học viên lớp TOT Vào cuối lớp TOT, mỗi giảng viên được yêu cầu báo cáo để chắc rằng nội dung đã huấn luyện được bảo đảm chất lượng và để dùng cho việc cải thiện lớp TOT kế tiếp. Mỗi báo cáo gồm có: (1) Mục tiêu của bài giảng. (2) Nội dung bài giảng, (3) Hoạt động của phần thực hành, và (4) Góp ý của học viên TOT về bài giảng, 5
  6. Các bài giảng được trình bày tóm tắt trong báo cáo mốc thực hiện từ 1-5. Những báo cáo này đã nêu bật hai điểm quan trọng: (1) Các học viên TOT hài lòng về phương pháp IPM cây điều, và thích thú với phần thực tập đồng ruộng, và (2) Các giảng viên đã tận tâm truyền đạt kiến thức của họ đến học viên TOT. 1.4. Đánh giá trình độ học viên TOT Việc đánh giá trình độ học viên được thực hiện vào cuối mỗi lớp TOT. Một bộ 15 câu hỏi đã được soạn thảo, bao gồm các lãnh vực về bảo vệ thực vật cây điều và canh tác, nhất là kỹ thuật sử dụng kiến vàng. Kết quả cho thấy các học viên TOT đã hoàn thành tốt bài kiểm tra. Các học viên cũng được cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành lớp tập huấn. Hiện nay, chúng tôi có 112 huấn luyện viên IPM cây điều, và họ đã trở về địa phương (Bảng 2). Bảng 1. Chuyên môn và kinh nghiệm của các giảng viên lớp TOT. Tên Cơ quan* Chuyên môn Kinh nghiệm giảng dạy Đại học Huấn Huấn luyện luyện TOT người lớn tuổi TS. RK Peng CDU Kỹ thuật kiến vàng, x x x Kiểm soát sâu hại điều, Sản xuất điều Ông LP Lân IAS Bảo vệ thực vật x x Ông NT Bình IAS Lai tạo, canh tác điều x x Ông ĐV Tự IAS Canh tác điều x x Ông ĐĐ Hiền IAS Phân bón x x Ông HX Quang IAS Bệnh hại điều và kiểm x x soát TS. ĐT Bình IAS Phân bón x TS NT Thiên An NLU Sinh học và sinh thái x x học sâu hại điều Ông HV Chiến SRPPC Sử dụng kiến vàng x x trên cây có múi Ông LQ Cường SRPPC Kỹ thuật sử dụng dầu x x khoáng TS. TV Hai CTU Sử dụng thuốc trừ sâu x x trong chương trình IPM TS. NT Thu Cúc CTU Sinh học kiến vàng, x x x Nguyên tắc IPM Bà LT Sáu Bình Dương Sinh động lớp học x Sub-PPD Bà HTH Lan CEPORER Kỹ năng thông tin x * CDU = Charles Darwin University, Đại học Charles Darwin; IAS = Institute of Agricultural Science of South Vietnam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam ; NLU = Nong Lam University, Đại học Nông Lâm; SRPPC = Southern Regional Plant Protection Centre of the Plant Protection Department of Vietnam, Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam; CTU = Cantho University, Đại học Cần Thơ; CEPORER = Centre de Parrainage des Orphelins et Enfants de la Rue, Trung tâm Bảo trợ Trẻ Mồ côi và Đường phố. 6
  7. Bảng 2. Số học viên tham dự lớp TOT ở 10 tỉnh có trồng điều. Tỉnh Số học viên TOT Năm 1 Năm 2 Tổng cộng Bình Phước 11 8 19 Dăk Lăk 6 6 12 Dăk Nông 4 5 9 Bình Dương 10 9 19 Đồng Nai 12 8 20 Bình Thuận 4 4 8 Bà Rịa - Vũng Tàu 8 8 16 Ninh Thuận 2 2 Tây Ninh 4 4 Trà Vinh 4 4 Tổng cộng 56 56 112 2. Đánh giá mục tiêu về năng lực của 56 học viên TOT khi huấn luyện người khác Sau phần kiểm tra trình độ chúng tôi có thực hiện phiếu điều tra lớp học đối với học viên TOT về sự tự tin của họ khi sử dụng chương trình IPM cây điều trong vườn nông dân và mở lớp FFS. Chúng tôi xếp thang điểm 5 cấp: 1 = rất tự tin; 2 = tự tin; 3 = được; 4 = kém tự tin; 5 = không tự tin (Bảng 3 và 4). Về sự tự tin để áp dụng phương pháp IPM cây điều các học viên chọn mức từ 1 “rất tự tin” đến 3 “được” (Bảng 3). Tính chất này được chứng minh cho sự tự tin về thực hiện các lớp FFS tại địa phương (Bảng 4). So sánh với những câu trả lời của hai lớp TOT, lớp TOT năm thứ hai có vẻ tự tin hơn (Bảng 3 và 4). Điều này có thể do chúng tôi đã cải thiện phương pháp huấn luyện sau khi tiếp thu những góp ý và đề nghị từ học viên của lớp TOT năm thứ nhất. ngoài ra, khả năng của các học viên TOT cũng có thể được thấy trong đánh giá sau đó. Bảng 3. Sự tự tin áp dụng phương pháp IPM cây điều trong vườn nông dân. Học viên TOT 1 (%) 2 (%) 3 (%) 4 (%) 5 (%) Năm thứ nhất (56) 0.0 54.0 46.0 0.0 0.0 Năm thứ hai (56) 8.2 46.9 44.9 0.0 0.0 1 = rất tự tin; 2 = tự tin; 3 = được; 4 = kém tự tin; 5 = không tự tin Bảng 4. Sự tự tin về thực hiện lớp FFS sau khóa huấn luyện TOT. Học viên TOT 1 (%) 2 (%) 3 (%) 4 (%) 5 (%) Năm thứ nhất (56) 8.0 54.0 38.0 0.0 0.0 Năm thứ hai (56) 18.4 42.9 38.8 0.0 0.0 1 = rất tự tin; 2 = tự tin; 3 = được; 4 = kém tự tin; 5 = không tự tin 3. Đánh giá về sự thực hiện lớp FFS ở những môi trường khác nhau Chúng tôi sử dụng 4 nguồn thông tin để đánh giá khả năng của các học viên TOT: (1) Góp ý của nông dân tham dự lớp về các huấn luyện viên TOT, (2) Báo cáo của các huấn luyện viên TOT, (3) Hội thảo nông dân do thành viên dự án tổ chức, và 7
  8. (4) Tham dự các lớp FFS. Vì các lớp FFS năm thứ hai đang tiến hành, các kết quả về góp ý của nông dân, báo cáo của huấn luyện viên TOT, hội thảo nông dân căn cứ vào lớp huấn luyện FFS năm thứ nhất. 3.1. Góp ý của nông dân về các huấn luyện viên TOT Căn cứ vào 28 báo cáo lớp tập huấn FFS năm thứ nhất, những góp ý của nông dân được tóm lược như sau: (1) Chương trình tập huấn thực hiện bởi các huấn luyện viên TOT là khả thi trong điều kiện địa phương, (2) Phương pháp huấn luyện, tập trung vào điều tra ngoài đồng, quan sát, thực hành và thảo luận là thích hợp và có ý nghĩa, và (3) Vườn trình diễn do các nông dân dự lớp FFS quản lý dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên TOT đã đem đến cho họ nhiều kiến thức, nhất là có liên quan đến lợi ích mang lại từ kiến vàng và ít ảnh hưởng đến môi trường từ việc không sử dụng thuốc độc hại. 3.2. Báo cáo của huấn luyện viên TOT Căn cứ theo yêu cầu của thành viên dự án, mỗi báo cáo cần gồm có: (1) Chương trình huấn luyện căn cứ vào điều kiện canh tác điều tại địa phương, (2) Sơ đồ và kết quả của vườn trình diễn, (3) Sự tiến bộ về kiến thức của nông dân, (4) Sự tự nguyện của nông dân để áp dụng phương pháp IPM cây điều, (5) Sự góp ý của nông dân, và những đề nghị của họ, và (6) Những góp ý và đề nghị của huấn luyện viên TOT. Tổng số 28 báo cáo lớp FFS đã nhận và các báo cáo đề cặp đến 6 mục đã nêu, cho thấy rằng các huấn luyện viên TOT có đủ kiến thức về IPM cây điều, và có khả năng tiến hành các lớp FFS. Những đề nghị và góp ý của họ rất hữu ích cho chúng tôi lập kế hoạch chương trình tập huấn FFS năm thứ hai. 3.3. Hội thảo nông dân thực hiện bởi thành viên dự án Trong tháng 10/2008, thành viên dự án đã thực hiện 4 buổi hội thảo nông dân. Tổng số 75 nông dân (trong đó có 19 phụ nữ), là những người đã hoàn thành lớp FFS năm thứ nhất, tại Ninh Thuận, Bình Thuận, và Bình Phước, đã tham dự hội thảo. Họ cho biết hài lòng với khả năng của các huấn luyện viên TOT, phương pháp và kỹ năng huấn luyện, và sự am hiểu của các giảng viên về chương trình IPM cây điều. Nhiều nông dân phát biểu rằng đây là đợt tập huấn tốt nhất về cây điều mà họ đã được dự. Mặc dù kiến vàng phổ biến, nhưng người nông dân đã không biết về những lợi ích của nó cho đến khi các huấn luyện viên TOT trình bày những kết quả của vườn trình diễn. 3.4. Tham dự lớp tập huấn FFS 112 huấn luyện viên TOT (56 từ lớp TOT năm thứ nhất và 56 từ lớp TOT năm thứ hai) đã chuẩn bị cho 81 lớp FFS ở 10 tỉnh có trồng điều từ tháng 9/2008. Để đánh giá năng lực của các huấn luyện viên TOT, thành viên dự án đã dự một số lớp FFS thực hiện bởi các học 8
  9. viên TOT năm thứ hai tại Đồng Nai và Bình Phước trong tháng 10/2008. Dưới sự hướng dẫn của các huấn luyện viên TOT, chúng tôi đã làm việc với các nông dân về điều tra đồng ruộng, nhận dạng sâu bệnh hại trong vườn, và các triệu chứng. Chúng tôi cũng tham dự cuộc thảo luận trong lớp. Mặc dù các huấn luyện viên TOT có một số sai sót nhỏ, nhìn chung, chúng tôi hài lòng về phương pháp huấn luyện và sự hiểu biết của họ về chương trình IPM cây điều. Chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá và giám sát việc tập huấn FFS trong mùa điều này (ra hoa, kết trái và thu hoạch). Từ những đánh giá ở trên, chúng tôi kết luận rằng các huấn luyện viên TOT có đủ năng lực trong ứng dụng chương trình IPM cây điều và huấn luyện FFS ở những môi trường khác nhau. 4. Đánh giá sự chấp nhận của nông dân về sự can thiệp của dự án Vì lớp FFS năm thứ hai đang được triển khai, việc đánh giá sự chấp nhận của nông dân về chương trình IPM cây điều không thể thực hiện được cho đến tháng 5/2009. Tuy nhiên, chúng tôi đã có 698 nông dân đã hoàn thành lớp FFS năm thứ nhất. Để đánh giá chúng tôi sử dụng hai phương pháp: (1) Thực hiện cuộc phỏng vấn nông dân với một số câu hỏi soạn sẵn, và (2) Tổ chức các cuộc hội thảo nông dân để thu thập các góp ý và đề nghị của họ. Tổng số 220 phiếu điều tra đã được phát cho những nông dân đã hoàn thành lớp FFS năm thứ nhất, và những phiếu này sẽ được thu thập trở lại và phân tích trong tháng 1/2009. Kết quả sẽ được báo cáo trong báo cáo đánh giá dự án. Với sự lưu tâm về hội thảo nông dân, chúng tôi đã tổ chức 4 cuộc hội thảo tại Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Phước trong tháng 10/2008. Đã có 75 nông dân (trong số có 19 phụ nữ). Mỗi người trong họ đều phát biểu bày tỏ ý nghĩ của họ về áp dụng chương trình IPM. Kết quả được tóm lược như sau: • Phần lớn nông dân nói rằng chương trình IPM cây điều là một cái mà họ cần để tiếp tục duy trì việc trồng điều vì chương trình không cần nhiều nhập liệu, mà duy trì được năng suất và chất lượng hạt điều. Vì hiện tại, người trồng điều chỉ có thể thu lợi thấp từ cây điều do phí tổn cao của thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ cỏ và phân bón, và giá cả hạt điều không ổn định, mà hệ quả là sự chuyển dịch từ cây điều sang cây cao su có giá cao hơn. • Phương pháp IPM ứng dụng trong vườn trình diễn rất thực tiễn và dễ cho người nông dân áp dụng. • Phần lớn nông dân phát biểu rằng họ thường xuyên trừ kiến bằng thuốc trừ sâu vì tính hung hăng của kiến, nhưng từ nay, họ sẽ bảo vệ kiến trong vườn của mình. • Đa số nông dân có kế hoạch dùng kiến trong một phần vườn trong mùa tới để kiểm chứng và làm quen với phương pháp quản lý đàn kiến mà họ đã được học trong lớp FFS. • Phần lớn nông dân đã kiến nghị với chính quyền địa phương rằng họ mong muốn thành lập “Câu lạc bộ điều năng suất cao” để có cơ hội truyền đạt kiến thức đến những nông dân khác trong vùng. • Tất cả các nông dân hài lòng với sự cải thiện môi trường nông nghiệp từ việc không sử dụng thuốc trừ sâu độc hại. • Phần lớn nông dân chỉ biết 1 hoặc 2 loại sâu bệnh trong vườn điều của họ trước khi dự lớp FFS, nhưng hiện nay họ đã biết phần lớn các loại sâu bệnh hại chính sau khóa huấn luyện. 9
  10. • Đa số nông dân đã không biết thiên địch trước khi được tập huấn, nhưng hiện nay họ đã có thể nhận biết một số loại thiên địch quan trọng, nhất là kiến vàng, bọ rùa, bọ ngựa, và ong ký sinh. • Với ảnh hưởng tích cực của các lớp FFS hiện tại, đã có nhu cầu cần được tham dự lớp tập huấn IPM cây điều của nông dân địa phương. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
27=>0