intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU NGÀNH TRỒNG TRỌT Giai đoạn 2011 -2020 "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

127
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năm 2009 tại Hội thảo khoa học kỷ niệm 50 năm ngành Khoa học và công nghệ, báo cáo tham luận của Bộ Nông nghiệp & PTNT đã khảng định, thành tựu nổi bật của nông nghiệp trong 20 năm đổi mới là do đóng góp của 4 yếu tố cơ bản. Đó là: i) Đổi mới về chính sách, nhất là chính sách đất đai, khoán hộ; ii) Tăng cường đầu tư cho thuỷ lợi; ii) Phát triển khoa học và công nghệ và iv) Sự cần cù và sáng tạo của người nông dân Việt Nam. Tuy nhiên, tuỳ vào thời điểm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU NGÀNH TRỒNG TRỌT Giai đoạn 2011 -2020 "

  1. Bộ Nông nghiệp và PTNT ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU NGÀNH TRỒNG TRỌT Giai đoạn 2011 -2020 (Tham luận tại Hội thảo xác định ưu tiên nghiên cứu Nông nghiệp) 11-2010
  2. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2009 tại Hội thảo khoa học kỷ niệm 50 năm ngành Khoa học và công nghệ, báo cáo tham luận của Bộ Nông nghiệp & PTNT đã khảng định, thành tựu nổi bật của nông nghiệp trong 20 năm đổi mới là do đóng góp của 4 yếu tố cơ bản. Đó là: i) Đổi mới về chính sách, nhất là chính sách đất đai, khoán hộ; ii) Tăng cường đầu tư cho thuỷ lợi; ii) Phát triển khoa học và công nghệ và iv) Sự cần cù và sáng tạo của người nông dân Việt Nam. Tuy nhiên, tuỳ vào thời điểm khác nhau mà vai trò của mỗi trong 3 yếu tố đầu tiên có thể thay đổi về thứ tự ưu tiên. Có thể tạm chia 3 giai đoạn, 1986-1990 là giai đoạn tác động mạnh nhất của đổi mới chính sách; 1991-2000, là giai đoạn tập trung lớn cho xây dựng và nâng cấp các công trình và hệ thống thuỷ lợi, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu long. Chính điều này đã cho phép tăng diện tích trồng lúa từ 5.70 triệu ha năm 1986 lên 7.66 triệu ha năm 2000, tăng gần 2 triệu ha (34%) chỉ trong 16 năm. Từ năm 2001 đến nay sản lượng lương thực có hạt tăng bình quân khoảng 1 triệu tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng bình quân 23,6%/năm. Năm 2009 sản lượng thóc đạt mốc mới 38,9 triệu tấn, xuất khẩu 5,96 triệu tấn gạo, giá trị hơn 2.6 tỉ USD; cà phê 1.7 tỷ USD, cao su 1,2 tỷ USD. Trong 10 năm trở lại đây, khi động lực của đổi mới chính sách, đầu tư đã được phát huy, vai trò của KHCN ngày càng được nâng cao. Có thể thấy rất rõ với tất cả các cây trồng, diện tích đất giảm đi song sản lượng vẫn tăng và tăng chủ yếu là do năng suất, hệ quả của giống và kỹ thuật mới. Việt nam tuy chưa có đánh giá một cách đầy đủ, song đều chấp nhập ít nhất KHCN đóng góp 30% chon tăng trưởng nông nghiệp thời kỳ đổi mới. Những con số này của Trung quốc 39-50% tuỳ theo lĩnh vực. II. THÀNH TỰU NỔI BẬT VÀ TỒN TẠI CỦA NGÀNH TRỒNG TRỌT 2001-2009 2.1. Thành tựu Trong thập kỷ qua, giá trị sản xuất ngành tăng từ 8,45 tỷ USD (2001) lên 10,39 tỷ USD (năm 2007), với tốc độ tăng trưởng bình quân 4%/năm (toàn ngành nông nghiệp tăng 4,5%/năm); Ngành trồng trọt chiếm tỉ lệ rất cao trong cơ cấu nông nghiệp, từ 74-78% tuy theo cách tính theo giá cố định hay giá thực tế. Thành tựu ấn tượng nhất là sản xuất lúa gạo. Trong hoàn cảnh mỗi năm có hơn 15 ngàn ha đất lúa bị thu hồi song nhờ năng suất tăng từ 42,9 tạ/ha năm 2001 lên 54 tạ/ha năm 2009 nên sản lượng lương thực vẫn tăng ổn định xấp xỉ 800 ngàn tấn/năm, từ 32,1 triệu tấn năm 2001 lên 38,9 triệu tấn năm 2009, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực Quốc gia, góp phần xuất khẩu 5-6 triệu tấn gạo/năm. Về Ngô, diện tích ngô tăng khá nhanh, từ 729,5 ngàn ha năm 2001 lên 1,09 triệu ha năm 2009. Năng suất ngô tăng từ 29,6 tạ/ha năm 2001 lên 40,8 tạ/ha năm 2009, trung bình mỗi năm tăng 1,4 tạ/ha, nhờ vậy, sản lượng ngô tăng từ 2,16 triệu tấn lên 4,43 tương ứng, tăng trưởng bình quân 11,2%/năm. Cà phê: diện tích năm 2009 là 537 ngàn ha (504 ngàn ha cho thu hoạch), so với năm 2001 giảm gần 30 ngàn ha. Tuy nhiên, do giá cà phê được cải thiện nên người dân đầu tư thâm canh, do vậy năng suất cà phê năm 2009 đạt 2,05 tấn/ha, tăng 10% so với 2001, sản lượng tăng bình quân 2,5%/năm. Cao su là cây trồng có sự tăng trưởng vượt bậc cả về diện tích và năng suất do thị trường cầu vượt cung. Diện tích năm 2009 đạt 674 ngàn ha, mỗi năm trồng mới xấp xỉ 30 ngàn ha. Trong cùng thời gian, năng suất mủ khô tăng 3,6 tạ/ha.
  3. Chè có diện tích gần 130 ngàn ha, tăng 31 ngàn ha so với năm 2001, trung bình mỗi năm trồng mới 4,5 ngàn ha. Năng suất chè năm 2009 đạt 7 tấn/ha, tăng 1,5 lần so với năm 2001. Năm 2009 điều có diện tích có gần 400 ngàn ha, tuy nhiên do giá thấp, chi phí cao nên người dân không thâm canh, năng suất chỉ đạt 1 tấn/ha. Diện tích điều tăng nhanh những năm đầu thập kỷ 90, nhưng sau đó có xu hướng đi xuống. Hồ tiêu có diện tích năm 2009 là 50 ngàn ha, tăng 13,9 ngàn ha so với năm 2001. Tuy nhiên, năng suất năm hồ tieu lại giảm 1,1 tạ/ha so với năm 2001. Sản lượng hồ tiêu tăng chủ yếu do tăng diện tích. Diện tích mía năm 2009 giảm hơn 20 ngàn ha so với năm 2001. Tuy nhiên năng suất lại trong cùng thời gian tăng 9,1 tấn/ha/ha, nhờ vậy sản lượng năm 2009 đạt trên 15 triệu tấn, tăng gần 1,5 triệu tấn so với năm 2001. Lạc: diện tích năm 2009 đạt 255 ngàn ha, tăng 10,8 ngàn ha so với năm 2001. Năng suất năm 2008 đạt 20,8 tạ/ha, tăng 5,9 tạ/ha so với năm 2001. Sản lượng đạt 531 ngàn tấn, tăng hơn 167 ngàn tấn so với năm 2001, tốc độ tăng bình quân 5,6%/năm. Đậu tương: diện tích năm 2009 đạt 192 ngàn ha, tăng 51,4 ngàn ha so với năm 2001, tốc độ tăng bình quân 5,6%/năm. Năng suất đậu tương năm 2008 đạt 1.46 tấn/ha, tăng trên 10% so với năm 2001. Sản lượng tăng bình quân 6,4%/năm. Từ năm 2001 đến năm 2009 diện tích cây ăn quả tăng trung bình 26 ngàn ha/năm và đạt xấp xỉ 800 ngàn ha hiện nay. Đối với rau, đậu các loại, năm 2009 đạt 925 ngàn ha, trung bình mỗi năm tăng gần 30 ngàn ha trong suốt 10 năm qua. Nhờ những thành tựu trên trong sản xuất nên bình quân lương thực đầu người tăng từ 435 kg năm 2001 lên 485 kg năm 2009. Ngoài ra, mỗi năm Việt Nam còn xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo. Giá trị sản xuất trồng trọt tăng từ 360 USD năm 2001 lên khoảng xấp xỉ 500 USD năm 2009. Nhiều sản phẩm của ngành trồng trọt được xuất khẩu với tỉ trọng lớn, như gạo 20%, cà phê 95% cao su 85%, chè 75%, điều 90% tiêu 98%,.... . Một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thế giới như hồ tiêu, điều đứng đầu thế giới; gạo, cà phê đứng thứ hai thế giới; cao su đứng thứ tư thế giới; chè đứng thứ năm thế giới. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính (gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè, rau quả, lạc) có tốc độ tăng bình quân là 23,6%/năm. Nhiều mặt hàng trong trồng trọt đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD như gạo, cà phê và cao su. Ngay như sắn, cũng cho kim ngạch xuất khẩu năm 2009 trên 800 triệu USD. Việt nam là nước nhập siêu, song duy nhất trong ngành trồng trọt lại xuất siêu. Nếu cân đối với giá trị nhập khẩu vật tư phục vụ sản xuất như phân bón, thuốc BVTV, giống cây trồng,... thì ngành trồng trọt luôn đạt giá trị xuất siêu trên 50%. 2.2. Nguyên nhân thành công Các thành tựu đạt được của ngành trồng trọt có nhiều nhóm nguyên nhân như đã nêu ở trên, bao gồm đầu tư, đổi mới chính sách, khoa học… Trong báo cáo này chỉ tập trung nêu ra các nguyên nhân liên quan đến khoa học và công nghệ. i) Trướt hết, là do việc áp dụng giống mới có thời gian sinh trưởng phù hợp của từng vùng, ngắn ngày, chống chịu với điều kiện bất thuận của thời tiết, kháng bệnh và các biện pháp kỹ thuật tổng hợp. Chính giống và kỹ thuật làm cho năng suất cây trồng tăng ổn định, giá thành giảm một cách tương đối, chất lượng nông sản được cải thiện. Theo số liệu của Cục Trồng trọt, hiện nay 80%
  4. diện tích lúa được gieo cấy bằng giống mới, trên 30% bằng giống xác nhận. Diện tích lúa lai đạt 20- 25%, lúa chất lượng cao đạt 30-40%. Với Ngô, diện tích ngô lai chiếm trên 90%, trong đó hơn 70% là các giống do Việt Nam chọn tạo. Chỉ tính trong 5 năm 2006-2010 có 63 giống cây trồng được công nhận chính thức, trong đó 16 giống lúa, 7 giống ngô, 5 đậu đỗ, 8 giống rau, 4 giống cây ăn quả, 5 giống cà phê, 2 giống mía .... 107 giống được công nhận cho sản xuất thử . Với giống lúa: Trong 5 năm qua, 16 giống được công nhận chính thức, 35 giống công nhận cho sản xuất thử. Ở phía Bắc, các giống có năng suất và chất lượng gạo vượt các giống thuần Trung quốc. Ước tính diện tích giống mới được công nhận trong sản xuất chiếm khoảng 750.000-800.000 ha/năm. Xét về hiệu quả kinh tế, nếu chỉ tính giống mới cho năng suất tăng 10% thì với diện tích giống mới nêu trên đã làm tăng thêm khoảng 350.000 tấn thóc, tương đương 1,2 ngàn tỉ đồng/năm. Ở phía Nam, kết quả điều tra của Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng, phân bón và sản phẩm nông nghiệp (2008) cho thấy diện tích sử dụng giống lúa do Viện Lúa ĐBSCL chọn tạo đã đạt trên 2,4 triệu ha, chiếm 34,9% diện tích gieo trồng cả nước hay 80% diện tích lúa ĐBSCL. Các giống chủ lực của giai đoạn vừa qua có thể kể đến là OM 4900, OM4498, OMCS 2000, OM 2517, OM 4088, OM 3536, OM 6162 và OM 1490. Với 2,4 triệu ha, nếu tính giống mới cho năng suất tăng 10%, sản lượng tăng thêm 1,2 triệu tấn thóc/năm thì chỉ riêng các giống lúa của Viện lúa ĐBSCL, Viện KHKTN miền Nam đã làm lợi khoảng 4,2 ngàn tỷ đồng/năm. Cũng theo kết quả điều tra trên, các giống lúa do Việt Nam chọn tạo được trồng phổ biến ở các vùng Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên với tổng diện tích gieo trồng là gần 100 ngàn ha chiếm 37,7%; ở vùng Đông Nam Bộ trên diện tích 221 ngàn ha chiếm 45,4%. Giống lúa lai: trong 5 năm có 4 giống được công nhận 2 giống 3 dòng và 2 giống 2 dòng. Các tổ hợp đang gieo cấy hiệu quả trong sản xuất như: HYT 100, HYT 92, HYT 83, HYT 102, HYT 103, TH3-3, TH3-4, TH3-5 và VL20. Lượng giống các dòng bố, mẹ nói trên đã sản xuất được khoảng 5.059 tấn hạt lai F1 phục vụ cho sản xuất đại trà gieo cấy trên diện tích khoảng 168.655 ha. Ngoài ra còn các giống của Trung quốc, song được các nhà khoa học Việt Nam chọn lọc, thích nghi. Nhờ vậy, diện tích lúa lai cả năm đạt trên 700 ngàn ha. Với năng suất lúa lai cao hơn lúa thuần trung bình 1 tấn/ha thì với diện tích trên cho sản lượng tăng thêm 700 ngàn tấn thíc/năm. - Giống ngô: Trong 5 năm có 17 giống ngô mới được công nhận, trong đó có 13 giống lai. Năng suất giống mới tương đương với các giống do các công ty nước ngoài giới thiệu vào VN, tính chống chịu hạn, sâu bệnh khá hơn, giá cả thấp hơn. Giống ngô VN có thể cạnh tranh được với giống nước ngoài ở thị trường trong nước và đã xuất khẩu sang một số nước trong khu vực như Lào, Trung Quốc. Hiện nay, mỗi năm Việnnghiên cứu Ngô và Viện KHKTNN Miền Nam sản xuất khoảng 4.000 tấn giống, đảm bảo cung cấp trên 60% nhu cầu giống ngô lai cả nước. Với lượng giống do Viện sản xuất và cung ứng thì với giá bán thấp hơn khoảng 1USD/kg so với giá giống ngoại nhập, thì mỗi năm nông dân cũng tiết kiệm được khoảng 4 triệu USD. Nhờ giống mới, trong 5 năm qua năng suất ngô tăng 5,2 tạ/ha (từ 34,6 tạ/ha lên 39,8 tạ/ha). Năng suất ngô Việt Nam đã vượt qua Thái Lan và đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Tỷ lệ trồng giống lai tương đương với Thái Lan và vượt xa các nước Indonesia, Philippines. Năng suất tăng đã mang lại lợi nhuận khoảng 500 tỷ đồng/năm. Giống đậu đỗ: Các giống lạc mới được chọn tạo có thể đạt năng suất trên 50 tạ/ha. Riêng 2 giống (L18, L23) được gieo trồng hàng năm khoảng 40.000 ha, chiếm 15% diện tích cả nước. Năng suất tăng 5-10 tạ/ha, làm lợi khoảng 330 tỷ đ/năm. Các giống lạc MD7, MD9 kháng bệnh héo xanh vi khuẩn phát triển hàng chục ngàn ha ở các vùng dịch bệnh. Trong 5 năm có 9 giống đậu tương mới được công nhận, trong đó có 1 giống đậu tương rau. Diện tích giống mới trong sản xuất khoảng
  5. 22.000 ha/năm, chiếm 11,5% diện tích cả nước, năng suất tăng 200 kg/ha, làm lợi khoảng 52,8 tỷ đ/năm. - Cây ăn quả: Đã bình tuyển và chọn ra 4 giống vải chín sớm (sớm hơn vải Thanh Hà 20-25 ngày), 2 giống nhãn chín muộn hơn các giống khác khoảng 20 ngày. Các giống này đều có giá bán cao hơn 3-5 ngàn đ/kg, nên diện tích được mở ra hàng ngàn ha trong 2-3 năm gần đây (Vải chín sớm 820 ha, nhãn chín muộn 800 ha). Viện Rau quả, Di truyền nông nghiệp đang mở nhanh giống cam không hạt V2 tại nhiều vùng cam truyền thống như Phủ Quỳ, Anh Sơn (Nghệ An), Cao Phong, Hòa Bình. Tại Nghệ An có nơi đã đạt 20 tấn quả/ha ngay ở năm thứ 4. Đây là giống có chất lượng tốt, rất ít hạt, mã quả đẹp, khả năng kháng bệnh tốt. Giống đã được làm sạch bệnh qua vi ghép đỉnh sinh trưởng. Ngoài ra một số giống mới khác đang được tiếp tục đánh giá, mở rộng như giống quýt PQ1 có năng suất cao ổn định (35-50 tấn/ha), chất lượng khá, chống chịu tốt bệnh vàng lá, chín muộn vào tháng 1-2; giống Thanh long ruột đỏ; các giống dứa… Giống chè: Hiện nay các giống chè mới do Việt Nam chọn tạo đã phủ được 48% diện tích chè toàn quốc (132.000 ha), trong đó giống LPD1: 15.000 ha (12%), LPD2: 18.000 ha (13%), PH1: 13.000 (10%). Riêng tỉnh Nghệ An, diện tích các giống chè mới của Việt Nam chiếm 96%. Lưu ý rằng, trước năm 2000, diện tích các giống chè mới chỉ chiếm khoảng 12%, năng suất bình quân 3,6 tấn/ha, đến 2005 diện tích các giống chè mới phủ 35,6%, năng suất chè bình quân đạt 5,8 tấn/ha. Năm 2009, diện tích các giống chè mới đã phủ 48%, năng suất bình quân đạt 7,3 tấn/ha. Giá chè nguyên liệu giống mới tăng 50% so với các giống cũ. Dùng nguyên liệu chè trong nước đã có thể biến chè Ô long. Giống cà phê: Các dòng cà phê vối mới được chọn tạo (TR4, TR5, TR6, TR7, TR8,TR9, TR10, TR11, TR12, TR13) năng suất bình quân 4 - 6 tấn nhân/ha, khối lượng 100 nhân 17 - 19 g, kháng cao với bệnh gỉ sắt. So với giống thực sinh năng suất cà phê cao hơn từ 0,5 đến 1 tấn nhân/ha. Từ năm 2002 đến nay Viện đã cung cấp cho sản xuất trên 1,5 triệu cây giống ghép có chất lượng cao, đồng thời ghép cải tạo thay giống trên 40 ngàn ha cho những diện tích cà phê vối kém hiệu quả. Giống sắn: Có thể nói giống sắn của đã có những tiến bộ vượt bậc. Giống mới hiện phủ gần như toàn bộ diện tích sắn cả nước với năng suất tăng gần 100% trong 10 năm qua. Các giống chủ lực là KM 94, KM 140. Ngoài ra, nhiều giống cây trồng mới cũng đang được phổ biến như điều, ca cao, chuối tiêu hồng, chanh leo, cây ăn quả ôn đới (đào, lê). Nhìn tổng thể, giống mới có thay đổi lớn nhất trong sản xuất là Lúa, Ngô, Lạc, Sắn, Cao su, Chè, Điều. Các giống có tiến bộ gồm cà phê, mía đường, cacao. Cây ăn quả và rau có tỉ lệ thay giống mới ít nhất, chủ yếu vẫn là các giống bản địa, cổ truyền, trừ giống dứa đạt khoảng 30% là giống mới và các giống rau cao cấp như sulơ, các giống rau lai (dưa chuột, cà chua..) ii) Sau giống phải để đến các kỹ thuật và gói kỹ thuật được sử dụng đồng bộ trong sản xuất. Có thể nêu các kỹ thuật/ gói kỹ thuật điển hình như sau: - Các kỹ thuật đơn lẻ: Sử dụng giống xác nhận (có nơi gọi là cấp I hoá khâu giống), san phẳng ruộng bằng tia laze, sạ hàng bằng máy, sạ ngầm (trong mùa lũ). Tại một số vùng phía Bắc, chuyển vụ xuân chính vụ sang xuân muộn đã tăng năng xuất đáng kể và tránh được điều kiện bất thuận của thời tiết (qúa ấm thì mạ giá, quá rét thì mạ chết). Công nghệ cấy lúa hàng rộng, hàng hẹp, cấy theo kiểu “dày trong thưa, thưa trong dày” hay cấy kiểu tam giác đã làm cho độ đồng đều ruộng lúa tốt hơn, sâu bệnh ít hơn và năng suất tăng có ý nghĩa. Trong cơ khí, có các máy sạ lúa bằng nhựa, máy phay kết hợp san ruộng, máy bơm nước cầm tay trên cơ sở cải tiến máy cắt cỏ…Trong lĩnh vực cây ăn quả là làm sạch bệnh virus bằng vi ghép đỉnh sinh trưởng; nhân nhanh giống cây trồng (cam, bưởi, điều, xoài, hoa…) bằng nuôi cấy mô; ghép cải tạo vườn cây (với cà phê, cây ăn quả..).
  6. - Trong bảo vệ thực vật, qui trình quản lý dịch rầy nâu, vàng lùn lùn xoăn lá lúa (VLLXL) mà năm 2006 đã từng mất hơn 1 triệu tấn thóc tại phía Nam đã được nghiên cứu và áp dụng thành công. Với việc giám sát mật độ rầy, xử lý hạt giống, phun thuốc trừ rầy mang virus sớm, vệ sinh đồng ruộng… Sau này, bổ sung thêm giải pháp sạ đồng loạt đã mang lại hiệu quả rõ rệt, quản lý khá triệt để dịch vàng lùn lùn xoắn lá. Năm 2009, với kinh nghiệm quản lý VLLXL, các nhà khoa học cũng đã kịp thời ngăn chặn sớm được dịch Lúa lùn sọc đen phương Nam tại Nghệ An, Thái Bình, Nam Định, cứu hàng trăm ngàn hecta có nguy cơ mất trắng. Trong phòng ngừa bệnh Greening cây có múi, kết quả sử dụng kiến vàng hay bả Protein; trồng xen ổi trong vườn cây có múi đạt hiệu quả rõ rệt. Trên đất dốc, các kỹ thuật bậc thang dần, tủ gốc bằng phế phụ phẩm… đã cho phép tăng từ 1 lên 2 vụ trên đất dốc. - Trong bón phân, thời gian qua hàng loạt các kỹ thuật mới được nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả. Các kỹ thuật nổi bật là bón phân cân đối, bón phân đạm căn cứ theo máy đo diệp lục và sau đó là bảng so màu lá lúa. Các kỹ thuật bón phân theo vùng đặc thù cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón thêm 8-10%. Gần đây, việc sử dụng chất ức chế chuyển hoá đạm bằng Agrotain đã làm giảm được 20-25 kg urea/ha lúa/vụ nhờ giảm mất đạm. Thử tưởng tượng, mỗi năm ngành trồng trọt sử dụng trên 9 triệu tấn phân bón các loại (1,8 triệu tấn urea, 600 ngàn tấn SA, 750 ngàn tấn DAP, 900 ngàn tấn KCl, 1.6 triệu tấn phân lân và khoảng 3,5 triệu tấn NPK thì hiệu quả của các giải pháp nêu trên lớn tới mức nào. - Gói kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng” (giảm lượng giống, giảm phân đạm, giảm số lần phun thuốc để tăng năng suất, tăng hiệu quả và tăng thu nhập”. Các giải pháp này được tổng hợp từ các tiến bộ kỹ thuật đơn lẻ (so màu lá lúa, sạ hàng…) và ứng dụng hiệu quả tại hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Cửu long, mang lại lợi nhuận ít nhất 1,5 triệu đ/ha/vụ. - Trong quá trình triển khai Chương trình “3 giảm, 3 tăng”, các nhà khoa học đã bổ sung thêm các kỹ thuật như: phải sử dụng giống xác nhận (hiện nay tỉ lệ sử dụng giống lúa xác nhận chỉ khoảng 30%), ứng dụng cơ giới hoá đồng bộ để giảm chi phí lao động, giảm tổn thất sau thu hoạch, đã hình thành nên gói kỹ thuật mới “1 Phải 5 giảm”. Đó là phải sử dụng giống xác nhận; còn 5 giảm là: giảm hạt giống, giảm phun thuốc BVTV, giảm phân đạm, giảm lao động và giảm tổn thất sau thu hoạch. Gần đây, với sự phối hợp của IRRI, kỹ thuật trồng lúa “khô-ướt” cho phép tiết kiệm 30% nước tưới. Với việc gieo sạ tập trung tại Đồng bằng sông Cửu Long cùng với “1 Phải 5 giảm” cho thấy hiệu quả rất rõ rệt, không chỉ giảm chi phí sản xuất, cải thiện năng suất mà còn giảm áp lực về sâu bệnh, đặc biệt là bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. 2.3. Những tồn tại chính có nguyên nhân liên quan đến KHCN i) Sản xuất chưa bền vững, phần lớn vẫn phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên (lũ lụt, ngập úng, hạn hán, ấm/lạnh bất thường; dịch bệnh bùng phát với qui mô lớn). Sự biến động về năng suất giữa các vụ, các vùng còn khá lớn do sản xuất hộ quy mô nhỏ không áp dụng được các quy trình kỹ thuật thống nhất. ii) Tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt xu hướng giảm dần (năm 2000 tăng 5,2%, năm 2004: 4,6%, hiện nay khảng trên 3%), do chi phí vật tư, lao động tăng cao trong khi giá bán tăng không tương ứng. iii) Sản xuất về cơ bản vẫn là sản xuất quy mô nhỏ, thiếu qui hoạch chiến lược. Một số sản phẩm phát triển tự phát theo phong trào gây ra tình trạng “trồng-chặt” phổ biến. Từ năm 2001 đến 2009 đã chặt khoảng trên 101,6 ngàn ha nhãn (năm 2001: 194,9 nghìn ha, 2008: còn 93,3 nghìn ha); 28 ngàn ha
  7. cà phê (năm 2001: 565,3 ngàn ha, năm 2009: 537 ngàn ha); khoảng 40 ngàn ha điều (bị chặt năm 2007, nay đang chặt tiếp để trồng cao su)...; iv) Năng suất cây trồng có tăng, song so với một số nước nông nghiệp tiên tiến thì vẫn còn thấp hơn đáng kể. Với lúa, Việt Nam chỉ đạt 5.4 tấn/ha, trong khi Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã đạt hơn 6.2 tấn/ha, ngô Việt Nam khoảng 4 tấn/ha còn Mỹ, Úc, Pháp đã đạt hơn 8 tấn/ha. Năng suất lạc Việt Nam khoảng 2 tấn/ha, trong khi Trung Quốc trên 3 tấn/ha, Israel gần 6 tấn/ha. Còn năng suất đậu tương của chúng ta cũng chỉ bằng 40-50% các nước khác. v) Tổn thất sau thu hoạch lớn, số giống sử dụng quá nhiều (cả nước dùng trên 300 giống lúa) nên giá gạo Việt Nam cùng loại luôn thấp hơn gạo của Thái Lan khoảng 20-30 USD/tấn. Tỉ lệ nông sản chế biến thấp. vi) An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề chưa được giải quyết, số mẫu rau quả tươi có dư lượng thuốc BVTV vượt qui định về dư lượng Nitrate, thuốc BVTV còn cao. Một số nơi còn sử dụng thuốc BVTV ngoài danh mục. Rau quả nhập khẩu cũng chưa được giám sát về mặt chất lượng và dự lượng độc tố. Những tồn tại trên do nhiều nguyên nhân, song có lẽ có 3 nguyên nhân cơ bản nhất liên quan đến KHCN, đó là: i) Quá nhấn mạnh đến nghiên cứu ứng dụng mà chưa quan tâm đến nghiên cứu cơ bản. Do sức ép từ sản xuất, nhiều năm qua các đơn vị nghiên cứu chủ yếu tập trung cho nghiên cứu ứng dụng. Các nghiên cứu này đã thực sự mang lại hiệu quả nhanh trong sản xuất. Tuy nhiên từ cách tiếp cận này mà nhiều đề tài nghiên cứu không được bố trí nội dung nghiên cứu cơ bản một cách tương xứng. Việc này đã dẫn đến nhiều nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ mô tả hiện tượng thay vì dẫn được cơ sở khoa học của hiện tượng đó. Cũng với xu hướng này, chúng ta đang dần tạo ra sự hụt các nhà khoa học cơ bản. Bài học cho việc thiếu đi các nghiên cứu cơ bản đã làm cho chúng ta lúng túng trong xử lý các biến đổi bất thuận của thời tiết, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen trong trồng trọt; dịch cúm gà, lợn tai xanh…trong chăn nuôi… ii) Sự phối hợp nghiên cứu có tiến bộ song chưa đáp ứng yêu cầu. Sự thiếu hụt nguồn lực chất lượng cao, thiết bị và phòng thí nghiệm tạo nên sự cần thiết phải phối hợp nghiên cứu. Tuy nhiên, do các qui định về khoa học, tài chính, về tư duy cục bộ, về áp lực công ăn việc làm nên sự phối hợp chưa tốt. Hợp tác trong nghiên cứu tuy có được cải thiện song vẫn chưa mạnh mẽ, phần nhiều mới chỉ dừng lại ở các hợp tác đơn lẻ, tự phát, hoặc hợp tác một cách bắt buộc do sức ép hành chính iii) Kết quả nghiên cứu chưa bền vững, sự tồn tại của nhiều kết quả trong sản xuất chưa ổn định. Chiến lược nghiên cứu chưa có Hiện nay, hàng năm số kết quả được công nhận là tiến bộ kỹ thuật nhiều song số được nhân rộng trong sản xuất không nhiều. Có nhiều nguyên nhân, song có lẽ do nghiên cứu ngắn hạn, thiếu phần cơ bản, nghiên cứu về kỹ thuật thường tiến hành đơn lẻ nên khó cung cấp trọn gói kỹ thuật cho nông dân. Việc nghiên cứu và khuyến nông/chuyển giao vận hành độc lập, chưa tạo sự gắn kết cũng làm cho việc chuyển giao chậm. Chiến lược nghiên cứu khoa học của Ngành chưa có cũng tạo nên khó khăn trong định hướng cho các lĩnh vực. Việc Hội đồng tư vấn nhiệm vụ hàng năm đôi khi chưa cập nhật chiến lược, định hướng của Ngành cũng làm cho công tác tư vấn có chất lượng chưa cao.
  8. III. THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT MÀ KHCN CÓ THỂ THAM GIA GIẢI QUYẾT. - Dân số Việt Nam tiếp tục tăng bình quân khoảng 1,0 - 1,2%/năm trong vài thập niên tới và dự báo năm 2020 có 100 triệu người, đến năm 2030: 110 triệu người và sẽ dần ổn định ở mức khoảng 130 triệu người. - Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tiếp tục giảm, đặc biệt là đất lúa. Từ năm 2001-2007 có hơn 500 ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi chuyển sang mục đích phi nông nghiệp. Dự báo từ năm 2008 đến năm 2020 đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi để chuyển sang mục đích phi nông nghiệp khoảng 550 ngàn ha, trong đó đất lúa bị thu hồi 200 ngàn ha. - Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất trồng trọt. Kết quả nghiên cứu và dự báo của Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPPC) và Ngân hàng Thế giới thì Việt Nam sẽ là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong 100 năm tới nước biển sẽ dâng 1 m, nhiệt độ sẽ tăng lên từ 1-20C, vùng ĐBSCL sẽ có từ 1,5-2 triệu ha, vùng ĐBSH sẽ có 0,3-0,5 ha đất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là đất lúa bị ngập hoặc nhiễm mặn không sản xuất được. Biến đổi khí hậu cũng làm gia tăng thiên tai bão, lũ lụt, hạn hán, nắng nóng, giá lạnh, sâu bệnh gia tăng, năng suất cây trồng suy giảm. Nếu nhiệt độ tăng thêm 10C thì năng suất lúa giảm khoảng 10%, ngô khoảng 5-20%, nhu cầu tưới nước tăng thêm 10%. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sản xuất trồng trọt và tạo nhiều khó khăn, thách thức đối với việc đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu trong tương lai. - Năng lực cạnh tranh thấp của nông sản của Việt Nam sẽ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt khi tham gia vào thị trường WTO do giá thành sản xuất cao, chất lượng thấp, sản xuất qui mô nhỏ, tỉ lệ chế biến sâu ít. - Đầu tư cho nông nghiệp quá thấp, năm 2009 chỉ bằng 6,26% tổng đầu tư cho xã hội, trong khi GDP của ngành này là 20,91% và giảm nhanh qua các năm (Bảng 5). Đầu FDI vào ngành nông nghiệp cũng rất thấp (năm 2008 chỉ bằng 0,32% tổng đầu tư FDI vào Việt Nam, năm 2009: 0,58%). Toàn giai đoạn từ năm 1988 đến 2009, 21 năm qua thì đầu tư FDI cho nông nghiệp có 2,3%, trong khi cùng giai đoạn này nông nghiệp đóng góp 27,7%. Còn theo Bộ Tài chính, 5 năm qua, tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn khoảng 113.116 tỷ đồng, mới chỉ đáp ứng được 17% nhu cầu, chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư cả nước. Chưa kể, đầu tư cho nông nghiệp thấp lại còn chắp vá, phân tán IV. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH TRỒNG TRỌT VÀ ƯU TIÊN GIAI ĐOẠN 2011-2020 4.1. Mục tiêu - Giá trị sản xuất toàn ngành tăng trưởng từ 2,6/năm, trong đó cây lương thực tăng 1,1%/năm, cây công nghiệp 3,8%/năm, cây ăn quả 4,3%/năm. - Năm 2015 đạt 45,2 triệu tấn lương thực (lúa 39,6 triệu tấn, ngô 6,0 triệu tấn); Năm 2020 đạt 48,8 triệu tấn (lúa 41,3 triệu tấn, ngô 7,5 triệu tấn); - Kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2015: 11 tỷ USD; Năm 2020: 12 tỷ USD. - Đẩy mạnh phát triển ngô, đậu tương, để hạn chế tiến tới không phải nhập khẩu. 4.2. Căn cứ xác định ưu tiên và ưu tiên nghiên cứu
  9. Trong trồng trọt, chia ra 3 nhóm cây trồng: i) Nhóm có khả năng cạnh tranh cao; ii) Nhóm cạnh tranh trung bình và iii) Nhóm cạnh tranh thấp. Cũng có thời gian, ưu tiên được trung cho 2 nhóm : Nhóm xuất khẩu (Gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, sắn, lạc..) và nhóm thay thế nhập khẩu (Ngô, đậu tương và bông vải). Trong báo cáo này, để phù hợp với hội nhập, chúng tôi phân chia theo lợi thế cạnh tranh về khả năng sản xuất và thị trưởng của mỗi sản phẩm. Tiêu chí để xếp các nhóm ưu tiên chủ yếu dựa vào lợi thế cạnh tranh và vai trò xã hội của sản phẩm và do vậy chúng có thể thay đổi theo thời gian. Ví dụ lúa gạo thực chất không có lợi thế canh tranh cao so với nhiều cây trồng khác, tuy nhiên, lúa gạo lại có qui mô sản xuất lớn, vai trò xã hội rất cao, liên quan đến toàn dân tộc. Có những cây như cói, trước đây lợi thế cạnh tranh rất thấp, nhưng do nước biển dâng nên không thể trồng các trồng khác vùng ngập mặn, do thị trưởng có yêu cầu sản phẩm từ cói cao nên cây cói đã từ vị trí ưu tiên thấp được chúng tôi xếp vào nhón ưu tiên trung bình.
  10. Bảng 1. Nhóm cây trồng có lợi thế cạnh tranh cao Diện tích gieo trồng(DT), Diện tích cho thu hoạch (DTTH), diện tích đất lúa (DTĐ): 1000ha, Năng suất (NS): tấn/ha, Sản lượng (SL): 1000 tấn Kế hoạch Chỉ tiêu 2009 Ưu tiên nghiên cứu 2010 2015 2020 DTĐ* 4.10 4.06 3.85 3.70 Giống có thời gian sinh trưởng ngắn, thích ứng rộng. 1. Lúa đảm bảo năng suất tăg 1,0%/năm đến 2015 và 0,5%/năm DT 7.440 7.200 7.050 7.000 sau 2015. Tăng lúa 3 vụ. Diện tích lúa lai: 1 triệu ha. Bắt NS 5.23 5.32 5.62 5.90 đầu nghiên cứu tạo giống siêu lúa. SL 38.895 38.304 39.621 41.300 DT 735 800 1.000 1.200 Giống rau lai, GAP để sản xuất rau an toàn, Sơ chế và 2. Rau* bảo quản NS 16.2 16.0 16.5 17.0 DT 674 650 800 800 Giống thâm canh, chịu lạnh (cho phía Bắc), kỹ thuật 3. Cao su canh tác cho cao su ngoài vùng truyền thống(Tây Bắc) NS 1.69 1.70 1.75 1.85 4. Cà phê DT 537 500 500 500 Thay thế giống mới, tái canh, ghép cải tạo, tăng diện tích cà phê chè. Công nghệ chế biến ướt phù hợp. NS 2.00 2.00 2.04 2.24 5. Chè DT 128 130 135 140 Thay thế giống mới bằng Trồng xen với nương chè cũ và trồng mới. Chế biến chè đặc sản, ôlong NS 6.98 7.00 7.5. 8.00 6. Hồ tiêu DT 50.5 50 50 50 Giống kháng bệnh, choái phù hợp, phòng trừ tuyến trùng. NS 2.38 2.60 2.80 2.80 7. Điều DT 398 400 400 400 Giống điều ghép năng suất cao, thâm canh NS 0.86 1.10 1.40 1.60 8. Cây ĂQ DT 790 850 950 1.000 Kỹ thuật vườn ươm, tạo hình, sơ chế, bảo quản 8a. Bưởi DT 45 45 50 55 Phục tráng giống, làm sạch bệnh, kỹ thuật vườn ươm, tạo hình, sơ chế, bảo quản NS 11.5 8b. Cam DT 73 93 105 115 Không hạt, kháng bệnh greening, kỹ thuật vườn ươm, tạo hình, sơ chế, bảo quản NS 10.6 8c. Xoài DT 88 92 105 110 Cải tiến xoài cát hoà lộc vỏ dầy cứng hơn để tăng khả năng bảo quản và vận chuyển. Tạo giống xoài tứ quí NS 8.0 8d. Thanh DT Cải tiến giống, tạo giống nhiều màu sắc: Đỏ, vàng, tím.... long Công nghệ xử lý an toàn cho xuất khẩu NS * Bao gồm cả nấm ăn và nấm dược liệu
  11. Bảng 2. Nhóm cây trồng có lợi thế cạnh tranh trung bình Diện tích gieo trồng(DT), Diện tích cho thu hoạch (DTTH): 1000ha, Năng suất (NS): tấn/ha, Sản lượng (SL): 1000 tấn Kế hoạch Chỉ tiêu 2009 Ưu tiên nghiên cứu 2010 2015 2020 DT 1.087 1.140 1.200 1.300 Tạo giống mới năng suất cao, ngắn ngày, chịu hạn, 1. Ngô kháng sâu. NS 4.08 4.12 5.00 5.77 Thương mại và mở rộng giống ngô chuyển gen SL 4.432 4.700 6.000 7.500 DT 249 260 280 300 Tạo giống Năng suất cao, thích ứng rộng, tỉ lệ nhân và 2. Lạc dầu cao, Kháng bệnh, nhất là héo xanh vi khuẩn NS 2.11 2.10 2.30 2.50 DT 260 300 300 300 Tạo giống năng suất và trữ đường cao. Kỹ thuật nhân 3. Mía giống nhanh, hiệu quả NS 58.6 63.0 72.0 85.0 4. Sắn DT 560 500 450 400 Giống mới (năng suất củ và tinh bột), kỹ thuật nhân giống nhanh, bảo vệ đất NS 16.9 17.0 18.9 22.5 5. Cacao DT 7.81 15.65 33.50 50.00 Giống mới và Bảo vệ thực vật NS 0.40 0.72 1.00 1.19 6. Hoa DT 15.0 20.0 22.0 Giống mới, kỹ thuật điều khiển ra hoa 7. Dừa DT 135 135 135 135 Tạo giống thấp cây, đa dạng về mục đích sử dụng. Thay thế giống cũ bằng dừa dứa với tỉ lệ nhất định NS 8.65 9.0 9.5 10.0 8. Cói DT 10.3 Giống mới năng suất, dài sợi NS 7.35 Nguồn: Niên giám thống kê, 2010 và các nguồn tổng hợp từ các đề án khác nhau Bảng 3. Nhóm cây trồng có lợi thế cạnh tranh thấp Diện tích gieo trồng(DT), Diện tích cho thu hoạch (DTTH): 1000ha, Năng suất (NS): tấn/ha, Sản lượng (SL): 1000 tấn
  12. Kế hoạch Chỉ tiêu 2009 Ưu tiên nghiên cứu 2010 2015 2020 DT 146 220 300 400 Giống mới năng suất cao, ngắn ngày, hàm lượng đạm cao, 1. Đậu tương kháng bệnh gỉ sắt. Thương mại giống chuyển gen NS 1.46 1.50 1.70 2.00 DT 8.0 40.0 Tạo giống bông chuyển gen, chuyển đổi mùa vụ trồng 2. Bông NS 1.25 2.5 DT 146 200.0 Tạo giống năng suất và kháng bệnh 3.Khoai lang NS 8.25 15.0 DT 23.7 25.0 Tạo giống năng suất và kháng bệnh, hương vị đặc trưng 4. Thuốc lá NS 1.84 2.0 DT 9.9 15.0 Tạo giống dâu, giống tằm năng suất cao, sợi dài. Kỹ 5. Dâu tằm thuật nuôi tằm. Tạo giống tằm hướng nhộng NS 13.8 20.0 DT 106 115 135 140 Tạo giống vải chín sớm, rải vụ, hạt nhỏ tiến đến không 6. Vải hạt. Kỹ thuật quản lý vườn cây, BVTV NS 5.8 DT 93 105 125 140 Tạo giống nhãn chín muộn, hạt nhỏ tiến đến không hạt. 7. Nhãn Kỹ thuật quản lý vườn cây. NS 7.2 DT 39 45 50 55 Tạo giống năng suất cao, phù hợp chế biên và ăn tươi; 8. Dứa kỹ thuật xử lý ra hoa đồng loạt NS 14.6 DT 114 120 135 145 Tạo giống mới năng suất, chín đồng loạt; kỹ thuật nhân 9. Chuối nhanh giống sach bệnh virus NS 16.3 10. Đồng cỏ DT 53 110 220 332 Giống mới, năng suất và chất lượng thức ăn Nguồn: Niên giám thống kê, 2010 và các nguồn tổng hợp từ các đề án khác nhau
  13. Sẽ có sự khác biệt trong việc hài hoà giữa ưu tiên xét từ góc độ ví trí của sản phẩm trong ngành Trồng trọt và ưu tiên trong nghiên cứu. Tuy nhiên, chúng tôi xếp ưu tiên căn cứ vào vai trò của sản phẩm. KHCN phải phục vụ các ưu tiên trên. Do vậy, nếu một sản phẩm là cần thiết nhưng năng lực nghiên cứu chưa đảm bảo thì chúng ta có thể nhập công nghệ hay phối hợp nghiên cứu. Trường hợp ngô chuyển gen là một ví dụ. Với quan điểm trên, các ưu tiên trong báo cáo này của chúng tôi có sự khác biệt với một số nhóm cây trồng trong báo cáo tổng hợp các ARDO năm 2007 do Chương trình CARD hỗ trợ nghiên cứu. Trong các Hội thảo trước đây, chúng ta chia thành 9 nhóm cây trồng tương ứng với các cơ hội nghiên cứu khác nhau (ARDO 1: Lúa gạo; 2: UPLAND CROPS; 3: LEGUMES; 4: INDUSTRIAL CROPS; 5: FRUIT; 6: VEGETABLES; 7: FLOWERS; 8: CROPS FOR ANIMAL FEED và 9: CROPS FOR NEW USES), thì trong báo cáo này chúng tôi chia cụ thể hơn đến loài để tránh những trùng lặp hoặc tranh cãi. Ví dụ, trước đây chúng ta để nhóm Upland Crops và Industrial crops riêng nhau, như vậy rất khó để xếp cây cà phê, chè...vào uplands hay industrial crops, hoặc tất cả cây ăn quả xếp vào một nhóm nên rất khó ưu tiên trong nghiên cứu. Theo tiêu chí đã nêu thì nhóm ưu tiên cao trong nghiên cứu bao hầu hết các sản phẩm sản xuất qui mô lớn, xuất khẩu chủ lực như gạo (tỉ lệ xuất khẩu 20% so tổng sản lượng), cao su (85%), cà phê (95%), chè (75%), Hồ tiêu (98%) và điều (90%). Diện tích các nhóm này cũng chiếm trên 80% tổng diện tích đất canh tác. Hai nhóm sản phẩm là rau và trái cây, tuy không tham gia xuất khẩu lớn song có nhu cầu nội địa cao, diện tích lớn, ảnh hưởng nhiều đến đời sống, anh sinh xã hội, có tiềm năng thị trường trong tương lai, do vậy cũng được xếp vào nhóm ưu tiên cao. Trong nhóm cây ăn quả, Việt Nam có 3 nhóm loài được ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu, phát triển, đó là nhóm cây có múi, xoài và thanh long. Trong nhóm cây có múi, tập trung chủ yếu vào bưởi và cam. Việt Nam có 6 giống bưởi bản địa ngon vào bậc nhất thế giới, đó là (xếp theo mức độ ngon căn cứ điều tra cá nhân): Bưởi da xanh, Bưởi Phúc trạch, Bưởi Thanh trà, Bưởi Năm roi, Bưởi Diễn và Bưởi Đoan Hùng. Với cây cà phê, ngoài việc tạo giống có năng suất, tỉ lệ nhân/quả cao và kháng bệnh. Nghiên cứu trồng tái canh đối với diện tích cà phê già cỗi, bị sâu bệnh, năng suất thấp; cải tạo, thay thế giống cũ, ghép cải tạo các bằng giống mới, giống đã qua chọn lọc phù hợp với nhu cầu thị trường (khoảng 15.000 ha/ năm). Theo tính toán của Viện KHKT nông lâm nghiệp Tây Nguyên thì trong vòng 5 năm tới, toàn vùng cần phải phá bỏ và trồng lại khoảng 20% diện tích cà phê già cỗi, tương đương với gần 100.000 ha trong tổng số khoảng 343.000 ha cà phê toàn vùng, do diện tích này đã ở độ tuổi từ 17 - 25 năm cho năng suất chỉ trên dưới 1,2 tấn nhân/ha, bằng 50% năng suất trung bình của cả nước và bằng 1/3 năng suất cà phê đang kinh doanh trên cùng khu vực. Với cây cao su, do để đạt mục tiêu 800 nghìn ha cao su, phải tiếp tục trồng mới 150 nghìn ha trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đất chưa sử dụng và chuyển đổi từ đất rừng tự nhiên là rừng nghèo phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của cây cao su nên cần có các giống phù hợp, thích ứng rộng, kỹ thuật thâm canh đồng bộ. Với cây chè chủ yếu là tạo các giống năng suất và chất lượng cao, kỹ thuật thay thế giống cũ và công nghệ chế biến cài tiến. Trong nhóm rau, do diện tích lớn và rất khác nhau về chủng loại theo mùa vụ, vùng miền nên việc xác định ưu tiên cấp quốc gia là khó. Tuy nhiên, trong 267 ngàn ha đất chuyên canh rau với diện tích gieo trồng đạt 800 ngàn ha; qui hoạch lên 1,2 triệu ha thì rõ ràng cây rau có lợi thế rất lớn để phát triển, kể cả xuất khẩu. Bốn nhóm rau cần ưu tiên cho nghiên cứu đồng bộ từ giống, kỹ thuật vườn ươm đến chăm sóc đều phải theo GAP là cà chua, dưa chuột, rau ăn lá và nấm.
  14. Trong nhóm ưu tiên trung bình, chúng tôi xếp các cây trồng sau: Ngô, lạc, mía, sắn, cao cao, dừa và cói. Đây là nhóm cây chủ yếu cho tiêu dùng nội địa và thay thế nhập khẩu (ngô, dầu lạc) và chỉ chiếm khoảng 1,5 triệu ha . Ngô thực chất là ưu tiên cao nếu xét từ góc độ nghiên cứu, song hiện tại và tương lai 10-15 năm nữa, ngô Việt Nam không thể cạnh tramnh với ngô nhập khẩu, do giá thành sản xuất cao nên trươc mắt chỉ nên xếp ở nhóm ưu tiên trung bình. Mở rộng diện tích ngô trên đất lúa, đất chuyển đổi từ cà phê, đất tăng vụ, hình thành các vùng sản xuất ngô với quy mô lớn ở các vùng thích hợp và đầu tư thâm canh cây ngô, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi. Trong nhóm có khả năng cạnh tranh trung bình chúng tôi còn xếp sắn và ca cao là một điều có thể gây tranh cãi. Với bộ giống mới, đầu tư thấp, thích nghi rộng, ít sâu bệnh, thị trường có nhu cầu cao không chỉ cho sản xuất thực phẩm mà còn chế biến nhiên liệu sinh học nên sắn phát triển rất nhanh. Năm 2009, xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn đạt trên 800 triệu USD. Tuy nhiên, do vấn đề liên quan đến phá rừng, suy thoái độ phì nhiêu đất, chất thải khi chế biến sắn nên Chính phủ không khuyến khích mạnh cây trồng này. Diện tích qui hoạch cho cây sắn chỉ 400 ngàn ha, song hiện nay đã trên 550 ngàn ha và có thể còn tăng lên nữa. Với cây cacao, tuy diện tích trồng mới chỉ 15 ngàn ha, song chất lượng cacao Việt Nam được cho là ngon nhất thế giới, lại có thể trồng xen dưới tán dừa... nên cây cacao đang được ưu tiên đầu tư mở rộng. Gần đây, cây dừa cũng được nhiều người xếp vào nhóm ưu tiên do có những công nghệ mới trong chế biến dừa, từ nước, cùi cho đến gáo và thân dừa đều có thể sử dụng. Cây dừa lại thích nghi rộng, ít tranh chấp về đất đai (trồng phân tán), lại có thể phát triển qui mô rộng lớn tại vùng đất cát ven biển. Do vậy, với 135 ngàn ha dừa, hoàn toàn có thể tăng thêm diện tích hàng chục ngàn ha. Cùng với tăng diện tích, các giống dừa mới như dừa dứa cũng đang được nhân rộng. Trong nhóm ưu tiên thấp, chúng tôi xếp 5 loài, đó là: Đậu tương, bông, khoai lang, thuốc lá, dâu tằm, vải, nhãn, dứa, chuối và đồng có. Đây là những loài có diện tích không nhỏ nhưng thị trường bấp bênh, năng suất thấp, rất dễ bị thay thế bởi các cây trồng khác. Với vải, cần tập trung cho khâu xử lý trước thu hoạch để tránh sâu đầu quả và tạo các giống vải chín sớm, tỉ lệ ăn được, đường cao. Công nghệ bảo quản cũng cần được ưu tiên để có thể vận chuyển và giữ trong điều kiện thường được ít nhất 1 tuần. Giữ vững diện tích 115 ngàn ha, thay thế khoảng 30 diện tích bằng giống vải chín sớm. Với nhãn, loại cây ăn quả phổ biến toàn quốc, diện tích 105 ngàn ha, có nhiều giống khác nhau nhưng hầu hết chất lược thấp, quả nhỏ, hạt to, khong lóc cùi...Do vậy, khâu tạo giống mới là ưu tiên số một với cây nhãn. Với tất cả các cây ăn quả, hiện nay chủ yếu tiêu thụ tươi, tỉ lệ qua chế biến rất thấp. Do vậy cần nhập khẩu và phát triển công nghệ để chế biến nước quả, mứt...nhằm đa dạng hoá sản phẩm và giải quyết số lượng sản phẩm thu hoạch tập trung. Với tất cả các cây trồng, nhất là rau quả và trái cây, cần tổ chức sản xuất theo GlobalGAP để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu ngay tại thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu V. NGUỒN LỰC VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN ƯU TIÊN 2011-2020 5.1. Cơ hội cho nghiên cứu Có thể nói trong nhiều năm tới khoa học và công nghệ vẫn là lĩnh vực ưu tiên của Nhà nước Việt Nam. Các cơ hội cụ thể để các ưu tiên nghiên cứu nêu trên có thể được thực hiện một cách hiệu quả là:
  15. 1) Nhà nước đang đẩy mạnh đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý và tài chính theo hướng tăng quyền tự chủ cho các tổ chức và cá nhân với việc ban hành Nghị định 96 để sửa đổi, bổ sung cho Nghị định 115 về quyền tự chủ đối với các tổ chức khoa học công nghệ công lập. Về tài chính, các Nghị định 44, 97? Đã tạo thêm điều kiện để các nhà khoa học được chủ động hơn trong thực hiện các nhi ệmvụ nghiên cứu, hay việc bãi bỏ thu hồi với các dự án P làm tăng thêm khả năng nhân rộng các kết quả trong nghiên cứu. 2) Nhà nước cam kết giành 2% tổng chi ngân sách cho khoa học, chưa kể các nguồn vốn vay, HTQT, sản xuất kinh doanh. Đó là chưa kể một lượng ngân sách khá lớn được đầu tư cho giáo dục đào tạo, tài nguyên môi trường được sử dụng trong nghiên cứu phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Trong nông nghiệp, Nhà nước sẽ tiếp tục đầu tư cho dự án giống cây trồng, cây lâm nghiệp, vât nuôi và giống thuỷ sản. Đây cũng sẽ là nguồn lực quan trọng để nhân nhanh các giống cây trồng và vật nuôi mới với qui mô lớn hơn và nhanh hơn. 3) Cơ sở hạ tầng được nâng cấp tại hầu hết các đơn vị nghiên cứu với các phòng thí nghiệm, nhà lưới, đồng ruộng đều được xây mới hoặc nâng cấp với khoản vốn vay 60 triệu USD. Các cơ sở này đã hoàn thành và sẵn sàng cho việc phục vụ nghiên cứu. 4) Hệ thống viện nghiên cứu trong lĩnh vực trồng trọt về cơ bản đã hoàn thiện, tạo nên một tổ chức có sự liên kết, điều phối hợp lý cả về nghiên cứu cơ bản, ứng dụng, giữa viện chuyên đề và viện vùng. Các nhóm làm việc đã bước đầu hình thành tạo nên sự liên kết thực sự chưa không chỉ hành chính đơn thuần 5) Nhà nước coi nguồn lực con người là yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả nghiên cứu nên đã đầu tư cho đào tạo sau đại học tại nước ngoài với nguồn ngân sách 7-8 triệu USD/năm. Trong Chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp cũng giành một phần khá lớn kinh phí cho đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ ở nước ngoài. Những nguồn lực này đang chuẩn bị tốt nghiệp trở về nước sẽ bổ sung hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ. 6) Việc Nhà nước cho phép bán bản quyền giống và TBKT mới để tái đầu tư ho nghiên cứu và tăng đãi ngộ cho nhà khoa học ứu. Những sản phẩm được thương mại hoá giai đoạn 2006-2010 tuy chưa nhiều (10 giống lúa và 1 giống ngô) song thực sự đã tạo nên tiền đề thuận lợi để đẩy nhanh quá trình thương mại hoá. 5.2. Thách thức cho nghiên cứu Cùng với cơ hội, khoa học và công nghệ cũng sẽ đối mặt với các thách thức sau đây: 1) Thiếu hụt đội ngũ các nhà khoa học đầu đàn vừa có chuyên môn cao lại vừa có khả năng tập hợp đội ngũ nghiên cứu. Nhìn vào số liệu hiện tại trong lĩnh vực trồng trọt (mà tuyệt đại đa số trong các đơn vị thuộc VAAS), đa phần là các nhà tạo giống có nguồn gốc sinh học, sinh lý thực vật và rất ít các chuyên gia đưcợ đào tạo về công nghệ di truyền, cho dù nhà nước đang ưu tiên đầu tư, song chính vì thiếu hụt nguồn lực trình độ cao chính là nguyên nhân cơ bản mà các phòng thí nghiệm trọng điểm với m ứcđầu tư 3-4 triệu USD chưa phát huy được vai trò như kỳ vọng, chưa có sẩn phẩm trọng điểm của những phòng trọng điểm. Nhiều lĩnh vực ưu tiên cao song rất thiếu cán bộ, chỉ có 2-3 người thực sự có chuyên môn sâu như trong tạo giống cà phê, cây có múi, cây điều, cây hồ tiêu, mía đường… Lúa lai được quan tâm từ gần 20 năm nay song cũng chỉ có 4-5 chuyên gia. Có những lĩnh vực nhiều năm nay không đào tạo được thêm như dâu tằm, nuôi ong…Chảy máu chất xám cũng là hiện tượng phổ biến cho dù đây là xu thế phù hợp của hội nhập. Qui hoạch đào tạo theo các chuyên ngành không có, hoàn toàn mang tính tự phát.
  16. 2) Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức và tài chính, ngoài những mặt thuận lợi, cũng sẽ tạo ra sự co cụm trong thực hiện các nhiệm vụ để tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, tự trang trải lương và các chi phí khác. Cơ chế này cũng làm trầm trọng hơn sự mất cân đối về phân bố nguồn lực giữa Hà nội, TP Hồ Chí Minh, và các vùng sinh thái. 3) Thiếu chiến lược nghiên cứu là một tồn tại lớn, làm cho việc xác định ưu tiên nghiên cứu thiếu đi tính dài hạn, các sản phẩm chủ lực cho từng giai đoạn. 5.3. Các lĩnh vực sản xuất có cơ hội cao trong tiếp nhận kết quả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu khoa học, nhất là trong nông nghiệp đều có độ trễ nhất định, do vậy việc tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, đề tài nghiên cứu…thì các ngành hàng sau đây sẽ có cơ hội phát triển cao: 1) Lúa gạo vẫn sẽ là ngành hàng có sự ưu tiên cao và phát triển ổn định. 4-5 giống mới được công nhận hàng năm cũng với các giống đang phổ biến sẽ đảm bảo cho việc tăng năng suất thêm 50- 60kg/ha/năm như kế hoạch. Các tổ hợp lúa lai cả 2 và 3 dòng sẽ có sự phát triển mạnh hơn. Các giống lúa lai Việt Nam sẽ chiếm 30-35% trong tổng diện tích lúa lai (thay vì khoảng 20% hiện nay). Diện tích tăng sẽ nhờ cả việc tăng năng suất hạt lai (bước đầu tìm được vùng sản xuất thích hợp tại Tây nguyên) và chất lượng gạo của các tổ hợp, nhất là lúa lai 3 dòng. Điều kiện về nguồn lực cũng sẽ đảm bảo cho việc thực thi mục tiêu về lúa gạo. Hầu hết các viện, trường đại học đều có bộ phận nghiên cứu cây lúa, chưa kể có 3 viện nghiên cứu chủ lực (Viện lúa ĐBSCL, viện Cây lương thực và cây thực phẩm và viện Di truyền nông nghiệp) với hàng trăm nhà khoa học chất lượng, được đào tạo tốt, nhiều phòng thí nghiệm được đầu tư hiện đại, trong đó có 2 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia. 2) Cao su là cây trồng sẽ tiếp tục tăng cả về năng suất và diện tích nhờ chính sách ưu tiên của Nhà nước. Bộ giống cao su hiện nay với các kỹ thuật canh tác hoàn thiện cho phép mỗi năm tăng thêm hàng chục ngàn ha. Việc mở rộng cao su ra ngoài vùng truyền thống (Tây Bắc) sẽ là cơ hội rất lớn cho nghiên cứu, không chỉ về giống mà còn kỹ thuật vườn ươm, canh tác. Cây cao su có truyền thống về nghiên cứu, có nhiều kết quả kế thừa luôn sẵn sàng cho sản xuất kể cả trồng mới trong nước và nước ngoài. Một viện chuyên nghiên cứu về cây cao su và 3 viện khác (Miền núi phía Bắc, Tây nguyên và Bắc Trung Bộ) có bộ phận nghiên cứu cao su tham gia sẽ đảm bảo cho nghiên cứu đống bộ về cả giống và kỹ thuật. Thêm nữa, cao su là cây duy nhất có một doanh nghiệp cấp quốc gia mạnh, có thị trường ổn định và phát triển cho phép đầu tư cho nghiên cứu và phát triển cao su với tốc độ nhanh. 3) Ngô là cây trồng sẽ tiếp tục tăng cả về năng suất và diện tích nhờ chính sách ưu tiên của Nhà nước cũng như bộ giống ngô rất phong phú hiện nay. Thêm nữa, việc cho phép thương mại hoá giống ngô chuyển gen (hiện đang khảo nghiệm rủi ro trên đồng ruộng) sẽ là cơ hội rất tốt cho việc tăng năng suất và giảm giá thành sản xuất ngô. Một viện chuyên đề và 2 viện khác tham gia nghiên cứu (Di truyền nông nghiệp và Viện KHKTNN miền Nam) với khoảng 50 nhà khoa học liên quan, 4 công ty nước ngoài và 2 công ty lớn trong nước sẽ cho phép ngành hàng này phát triển. 4) Cà phê và chè sẽ là hai ngành hàng không có sự tăng trưởng đột biến do những khó khăn về đầu tư, tái canh. Tuy nhiên, với thị trường ổn định, vùng sản xuất hàng hoá tập trung, 2 cây trồng này sẽ tiếp tục phát triển về chất lượng và năng suất. Lịch sử, mỗi cây trồng này đều có một viện nghiên cứu và có số chuyên gia khá cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, khi ngành chè không có khó
  17. khăn lớn về nguồn nhân lực thì ngành hàng cà phê thiếu hụt nhân lực trầm trọng. 3/6 người chuyên sâu về cà phê đã chuyển công tác khác, việc bổ sung tất hạn chế. Đó là chưa kể các phòng thí nghiệm liên quan đến cây cà phê đều lạc hậu và chưa đựơc quan tâm. 5) Rau là nhóm cây trồng được ưu tiên cao song sẽ không có sự phát triển đột biến do gần như không có các tiến bộ kỹ thuật về giống mới, vườn ươm. Gần như toàn bộ giống rau lai là của các công ty nước ngoài. Các nhà khoa học chuyên về giống rau cũng chỉ không quá 5-6 người, đây là khó khăn rất lớn, không chỉ cho 5 năm tới mà cón trong 10-15 năm nữa nếu như không có sự quan tâm tích cực. Riêng nhóm nấm sẽ có nhiều cơ hội phát triển do có nhiều giống mới, có thị trường và có một Trung tâm nghiên cứu, nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư. 6) Nhóm cây ăn quả sẽ có một số tiến bộ do có một số giống mới và giống nhập, kỹ thuật vườm ươm, canh tác và sau thu hoạch trái cây cải tiến. Tuy nhiên, sự phát triển đột biến sẽ chỉ xảy ra ở diện tích, chưa có sự thay đổi lớn về chất lượng. các giống bản địa, cổ truyền vẫn sẽ chiếm ưu thế. Trái cây nhập nội sẽ cản trở lớn cho phát triển ngành hàng trái cây, cho dù chúng ta có tới 2 viện nghiên cứu chuyên về cây ăn quả với hàng chục chuyên gia được trong nước và quốc tế đánh giá cao. Thêm nữa, các phòng thí nghiệm chuyên sâu về cây ăn quả chưa được quan tâm đầu tư. 7) Nhóm cây mía đường, dâu tằm, cây có củ, đậu đỗ đều có các đơn vị nghiên cứu liên quan, có lịch sử phát triển và đầu tư nhiều năm. Tuy nhiên, sẽ không có sự phát triển lớn xét từ góc độ khoa học. Những giống có năng suất cao, phát triển nhanh thời gian qua đều có nguồn gốc nưcớ ngoài (sắn, lạc, mía đường); Những nghiên cứu cơ bản về các cây trồng này còn rất ít, không có phòng thí nghiệm liên quan. 8) Hoa sẽ là nhóm cây trồng có tiềm năng phát triển nhanh do có nhu cầu về thị trường, khả năng nhân giống nhanh và rất đa dạng. Nhiều đơn vị tham gia nghiên cứu vê hoa. Tuy nhiền, săp tới, ngành hàng hoa phát triển vẫn sẽ cón dựa nhiều vào các giống bản địa và giống nhập khẩu 9) Nhóm điều và bông sẽ không có nhiều cơ hội phát triển, cho dù có giống bông mới. Diện tích hai cây trồng này sẽ bị thu hẹp và do vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh qua việc tăng năng suất sẽ giữ vai trò quyết định. Đó là chưa kế, số nhà khoa học chuyên sâu về cây điều cũng rất ít. VI . KẾT LUẬN Trong nhiều năm tới, ngành trồng trọt vẫn sẽ chiếm vị trí rất quan trọng trong ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế của Việt Nam nói chung. Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu và phát triển, song cũng đang đứng trước những thách thức ngày càng lớn hơn do hội nhập, do biến đổi khí hậu, do áp lực về dân số... Các lợi thế về tự nhiên, nhân công rẻ sẽ không còn, do vậy khoa học và công nghệ dường như sẽ là giải pháp chủ yếu mang tính quyết định đến sự phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trồng trọt, bao gồm cả khoa học kỹ thuật và khoa học về kinh tế, xã hội.
  18. PHẦN BẢNG Bảng 1. Diện tích, Năng suất và sản lượng một số cây trồng chính 2000-2009 (Diện tích: 1000ha, Sản lượng: 1000 tấn; Năng suất: tấn.ha-1) Nguồn: Tổng cục thống kê, 2010 1) Lúa Năm Diện tích Năng suất Sản lượng 2000 7666.3 4.24 32529.5 2001 7492.7 4.29 32108.4 2002 7504.3 4.59 34447.2 2003 7452.2 4.64 34568.8 2004 7445.3 4.86 36148.9 2005 7329.2 4.89 35832.9 2006 7324.8 4.89 35846.5 2007 7207.4 4.99 35942.7 2008 7400.2 5.23 38729.8 2009 7440.1 5.23 38895.5 2009 so 2000, % 97.0 123.0 120.0 2) Ngô Năm Diện tích Năng suất Sản lượng 2000 730.2 2.75 2005.9 2001 729.5 2.96 2161.7 2002 816.0 3.08 2511.2 2003 912.7 3.44 3136.3 2004 991.1 3.46 3430.9 2005 1052.6 3.60 3787.1 2006 1033.1 3.73 3854.6 2007 1096.1 3.93 4303.2 2008 1140.2 4.01 4573.1 2009 1086.8 4.08 4431.8 2009 vs 2000, % 149.0 148.0 221.0 3) Sắn Năm Diện tích Năng suất Sản lượng 2000 237.6 8.3 1986.3 2001 292.3 12.0 3509.2 2002 337.0 13.2 4438.0 2003 371.9 14.3 5308.9 2004 388.6 15.0 5820.7 2005 425.5 15.8 6716.2 2006 475.2 16.4 7782.5 2007 495.5 16.5 8192.8 2008 554.0 16.8 9309.9 2009 508.8 16.8 8556.9 2009 vs 2000, % 214.0 202.0 431.0
  19. 4) Khoai lang Năm Diện tích Năng suất Sản lượng 2010 254.3 6.33 1611.3 2011 244.6 6.76 1653.5 2012 237.7 7.16 1703.7 2013 219.6 7.17 1576.6 2014 201.8 7.49 1512.3 2015 185.3 7.78 1443.1 2016 181.2 8.06 1460.9 2017 175.5 8.19 1437.6 2018 162.0 8.18 1325.6 2019 146.4 8.24 1207.6 2009 vs 2000, % 58.0 130.0 79.0 5) Mía Năm Diện tích Năng suất Sản lượng 2000 302.3 49.8 15044 2001 290.7 50.4 14657 2002 320.0 53.5 17120 2003 313.2 53.8 16855 2004 286.1 54.7 15649 2005 266.3 56.1 14949 2006 288.1 58.0 16719 2007 293.4 59.3 17397 2008 270.7 59.6 16145 2009 260.1 58.6 15246 2009 vs 2000, % 86.0 118.0 101.0 6) Lạc Năm Diện tích Năng suất Sản lượng 2010 244.9 1.45 355.3 2011 244.6 1.48 363.1 2012 246.7 1.62 400.4 2013 243.8 1.67 406.2 2014 263.7 1.78 469.0 2015 269.6 1.81 489.3 2016 246.7 1.87 462.5 2017 254.5 2.00 510.0 2018 255.3 2.08 530.2 2019 249.2 2.11 525.1 2009 vs 2000, % 102.0 146.0 148
  20. 7) Đậu tương Năm Diện tích Năng suất Sản lượng 2000 124.1 1.20 149.3 2001 140.3 1.24 173.7 2002 158.6 1.30 205.6 2003 165.6 1.33 219.7 2004 183.8 1.34 245.9 2005 204.1 1.43 292.7 2006 185.6 1.39 258.1 2007 187.4 1.47 275.2 2008 192.1 1.39 267.6 2009 146.2 1.46 213.6 2009 vs 2000, % 118.0 121.7 143.0 8) Bông Năm Diện tích Năng suất Sản lượng 2000 18.6 1.01 10.1 2001 27.7 1.21 12.1 2002 34.1 1.17 11.7 2003 27.8 1.26 12.6 2004 28.0 1.00 10.0 2005 25.8 1.30 33.5 2006 20.9 1.37 28.6 2007 12.1 1.33 16.1 2008 5.8 1.38 8.0 2009 8.0 1.25 10.0 2009 vs 2000, % 43.0 124.0 99.0 10) Tea Năm Diện tích Năng suất Sản lượng Planted Harvested 2000 87.7 70.3 4.48 314.7 2001 98.3 74.4 4.57 340.1 2002 109.3 77.2 5.49 423.6 2003 116.3 86.1 5.21 448.6 2004 120.8 92.4 5.56 513.8 2005 122.5 97.7 5.83 570.0 2006 122.9 102.1 6.36 648.9 2007 126.2 107.4 6.60 705.9 2008 125.6 108.8 6.86 746.2 2009 128.1 111.6 7.16 798.8 2009 vs 2000, % 147.0 159.0 160.0 254.0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2