intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi giá trị nông nghiệp: Trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

145
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuộc điều tra 300 hộ chăn nuôi lợn và gà được thực hiện trong khuôn khổ dự án CARD 030/06 VIE: “Xây dựng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi giá trị nông nghiệp: Trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi”. Nghiên cứu này bổ sung cho cuộc điều tra trước đó về doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, và nhằm thu thập một bức tranh tổng quan về hoạt động chăn nuôi và việc sử dụng thức ăn chăn nuôi. Cuộc điều tra hộ chăn nuôi được thực hiện...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi giá trị nông nghiệp: Trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi "

  1. VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRUNG TÂM TƯ VẤN CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP ---------------------------------------------- Dự án CARD 030/06 VIE: Xây dựng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi giá trị nông nghiệp: Trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG NGÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM PHẦN II: Sử dụng thức ăn của hộ chăn nuôi lợn và gà Phạm Thi Liên Phương1, Nguyễn Thị Thịnh1, Donna Brennan2, Sally Marsh2, Bùi Hải Nguyên1 1 Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, Hà Nội 2 Khoa Kinh tế Nông nghiệp và Tài nguyên, Đại học Tây Úc Hà Nội, tháng 4 năm 2010
  2. TÓM TẮT TỔNG QUAN Cuộc điều tra 300 hộ chăn nuôi lợn và gà được thực hiện trong khuôn khổ dự án CARD 030/06 VIE: “Xây dựng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi giá trị nông nghiệp: Trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi”. Nghiên cứu này bổ sung cho cuộc điều tra trước đó về doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, và nhằm thu thập một bức tranh tổng quan về hoạt động chăn nuôi và việc sử dụng thức ăn chăn nuôi. Cuộc điều tra hộ chăn nuôi được thực hiện trong tháng 11 và tháng 12 năm 2008 tại 6 trong tổng số 7 tỉnh đã tiến hành cuộc điều tra doanh nghiệp trước đó, bao gồm: Hà Nội và Hưng Yên ở miền Bắc, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Tiền Giang ở miền Nam. Nghiên cứu này xem xét 2 hệ thống chăn nuôi gà và lợn, điều tra chi phí, việc sử dụng thức ăn và và hiệu quả tương ứng với từng hệ thống. Trong báo cáo này, chúng tôi sẽ trình bày kết quả về các hình thức chăn nuôi và bán sản phẩm, đặc điểm của hộ chăn nuôi, và quan trọng nhất là việc sử dụng thức ăn công nghiệp và thức ăn thô theo quy mô chăn nuôi và vùng. Một đóng góp quan trọng của nghiên cứu này là các công việc được thực hiện gần như đã đi sâu phân tích việc sử dụng thức ăn chăn nuôi của hộ. Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCRs), và chi phí thức ăn trên 1 kg tăng trọng được tính toán cho việc sử dụng các loại thức ăn khác nhau của hộ chăn nuôi theo các quy mô khác nhau. Báo cáo này không chỉ đưa ra số liệu về tình hình chăn nuôi nói chung ở Việt Nam và hiệu quả sử dụng thức ăn, mà còn cung cấp số liệu liên kết các nhà cung cấp thức ăn (doanh nghiệp) và người sử dụng thức ăn (hộ chăn nuôi). Các kết quả từ báo cáo phân tích chỉ ra rằng, ở các lĩnh vực sau đây, các chỉ tiêu sản xuất của hộ chăn nuôi quy mô nhỏ thể hiện họ có khả năng cạnh tranh với hộ chăn nuôi lớn. • Chênh lệch giữa giá bán trung bình trên 1 kg sản phẩm và chi phí trung bình trên 1 kg sản phẩm mang giá trị dương đối với cả hộ chăn nuôi gà và hộ chăn nuôi lợn ở tất cả các quy mô. • Hộ chăn nuôi nhỏ có xu hướng đa dạng hóa hơn trong hoạt động chăn nuôi, ngược lại các hộ chăn nuôi lớn lại có xu hướng chuyên môn hóa vào một loại sản phẩm chăn nuôi chính. Đa dạng hóa có thể là một chiến lược hạn chế rủi ro đối với hộ chăn nuôi nhỏ. • Đối với chăn nuôi gà, kết quả điều tra không tìm thấy sự khác biệt về chi phí con giống giữa các quy mô. Đối với chăn nuôi lợn, giá mua con giống thấp hơn ở các hộ chăn nuôi nhỏ (các hộ chăn nuôi quy mô lớn hơn có xu hướng nuôi giống lợn ngoại có giá thành đắt hơn). • Đối với chăn nuôi lợn, không có sự khác biệt về giá bán sản phẩm giữa các quy mô, mặc dù thời gian trung bình của một lứa ở các hộ chăn nuôi nhỏ lâu hơn. Giá bán gà ta (thường được nuôi nhiều hơn ở các hộ chăn nuôi nhỏ) cao hơn về mặt thống kê so với các giống gà khác. • Kết quả điều tra cũng không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong giá nguyên liệu thô theo quy mô. Đối với các hộ chăn nuôi lợn, giá thức ăn công nghiệp không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các quy mô. Tuy nhiên, trong trường hợp của các hộ nuôi gà, giá mua thức ăn hỗn hợp của các hộ quy mô nhỏ cao hơn về mặt thống kê so với các hộ lớn. • Các hộ chăn nuôi nhỏ sử dụng nhiều ăn thức ăn trộn hơn, và chúng tôi cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy đối với chăn nuôi lợn, chi phí thức ăn trên 1kg tăng trọng ở hình i
  3. thức cho ăn thức ăn trộn thấp hơn về mặt thống kê so với hình thức cho ăn toàn thức ăn hỗn hợp. Tuy nhiên, kết luận này không đúng trong trường hợp chăn nuôi gà. Cuộc điều tra cũng xác định một số vấn đề liên quan đến hoạt động chăn nuôi quy mô nhỏ. • Hộ chăn nuôi nhỏ có cơ sở hạ tầng chăn nuôi kém hơn và nhiều hộ trong số họ gặp phải dịch bệnh trong 12 tháng qua. Điều này có thể liên quan tới cơ sở hạ tầng nghèo nàn cũng như thiếu các biện pháp thú y/ chăm sóc sức khỏe vật nuôi. • Các hộ chăn nuôi nhỏ cũng có xu hướng ít vay vốn để chăn nuôi, và họ thường vay từ các nguồn tư nhân hơn là từ ngân hàng hoặc các tổ chức thương mại khác. • Tỷ trọng chi phí thức ăn trong tổng chi phí chăn nuôi có xu hướng cao hơn ở các hộ quy mô nhỏ. Điều này khiến cho các hộ quy mô nhỏ gặp rất nhiều khó khăn trước sự tăng giá của thức ăn chăn nuôi. • Hộ chăn nuôi nhỏ ít tham gia vào hình thức hợp đồng cung cấp thức ăn chăn nuôi và/ hoặc bán sản phẩm chăn nuôi. Một trường hợp ngoại lệ là các hộ chăn nuôi nhỏ có hợp đồng cung cấp trứng và chăn nuôi lợn thịt. Một số phát hiện từ cuộc điều tra hộ chăn nuôi đưa ra những gợi ý cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa quy mô vừa và nhỏ. • Rất ít hộ chăn nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp của các công ty nội địa. Các hộ chăn nuôi lợn và gà đều ưa chuộng các nhãn hiệu nước ngoài hơn. Lý do chính của sự lựa chọn này là các nhãn hiệu nước ngoài được coi là có chất lượng cao hơn và cho năng suất chăn nuôi tốt hơn. Nghiên cứu không cho thấy có sự khác biệt về mặt thống kê giữa giá thức ăn nhãn hiệu nước ngoài và nhãn hiệu nội địa. • Chúng tôi đã tiến hành so sánh tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) của các hộ chăn nuôi sử dụng thức ăn hỗn hợp nước ngoài và nội địa. Đối với hộ chăn nuôi gà thịt, FCR thấp hơn về mặt thống kê ở các hộ sử dụng thức ăn hỗn hợp nhãn hiệu nước ngoài. Đối với chăn nuôi lợn, FCR không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các hộ sử dụng nhãn hiệu nước ngoài hay nội địa. Các kết quả này chỉ ra rằng có thể có sự khác biệt về chất lượng giữa thức ăn hỗn hợp cho gà nhãn hiệu nước ngoài và nội địa, trong khi đó không có bằng chứng về sự khác biệt trong trường hợp thức ăn hỗn hợp cho lợn. Tuy nhiên, các hộ chăn nuôi nhận thức được sự khác biệt về chất lượng, và yếu tố này là đủ để ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thức ăn công nghiệp nhãn hiệu nước ngoài. Phát hiện này ủng hộ cho các kết quả từ cuộc điều tra doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi (phần I) đề xuất rằng cải tiến kiểm soát chất lượng là vấn đề chính đối với các doanh nghiệp nội địa. • Các hộ chăn nuôi quy mô lớn hơn có xu hướng tham gia nhiều hơn vào hình thức hợp đồng cung cấp thức ăn chăn nuôi. Do phần lớn các hộ sử dụng thức ăn công nghiệp nhãn hiệu nước ngoài, chúng ta có thể giả định họ có hợp đồng cung cấp thức ăn từ các doanh nghiệp nước ngoài. Khi quy mô chăn nuôi ở Việt Nam tăng lên, và cùng với nó là khả năng tham gia vào hình thức hợp đồng cung cấp thức ăn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành thức ăn chăn nuôi sẽ ngày càng bị đẩy ra khỏi thị trường cung cấp thức ăn. • Cuộc điều tra điều tra doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đưa ra bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tỷ trọng doanh thu từ sản xuất thức ăn đậm đặc trong tổng doanh thu cao hơn các doanh nghiệp lớn – nơi chủ yếu tập trung vào sản xuất thức ăn hỗn hợp. Các kết quả của chúng tôi cho thấy hình thức sử dụng thức ii
  4. ăn kết hợp (có sử dụng thức ăn đậm đặc và được áp dụng phổ biến hơn ở những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ) đem lại hiệu quả tốt khi xét về chi phí thức ăn trên 1 kg tăng trọng đối với chăn nuôi lợn. Các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi vừa và nhỏ cần tìm hiểu thêm về việc sử dụng hiệu quả thức ăn đậm đặc trong khẩu phần thức ăn trộn cho chăn nuôi lợn, thông qua các mối liên kết trực tiếp với các hộ chăn nuôi nhỏ và/hoặc các hợp tác xã nông nghiệp. iii
  5. LỜI CẢM ƠN Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn chương trình CARD của Cơ quan Hỗ trợ Phát triển Úc AusAID đã hỗ trợ kinh phí cho Dự án 030/06 VIE: Xây dựng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi giá trị nông nghiệp: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi. Nhóm tác giả chân thành cảm ơn những đóng góp cho dự án nghiên cứu này của các cán bộ nghiên cứu thuộc Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp: Phạm Tuyết Mai, Trần Công Thắng, Nguyễn Ngọc Quế, Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Nguyễn Anh Phong và Nguyễn Lệ Hoa. Chúng tôi cũng xin ghi nhận những ý kiến đóng góp hữu ích của ông Lê Bá Lịch (Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam), ông Trần Công Xuân (Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam), bà Bùi Thị Oanh (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và ông Lã Văn Kính (Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam Việt Nam) cũng như các đại biểu tham gia hai cuộc hội thảo lấy ý kiến các bên liên quan tổ chức vào tháng 12/2009 tại Hà Nội và tháng 1/2010 tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài những góp ý về các vấn đề kỹ thuật của các chuyên gia Việt Nam nói trên, chúng tôi cũng nhận được ý kiến đóng góp của TS. Johanna Pluske (chuyên gia tư vấn kinh tế chăn nuôi) và GS. John Pluske (chuyên gia dinh dưỡng động vật) của Trường ĐH Murdoch, Tây Úc. Chúng tôi cũng xin cảm ơn những nhận xét hữu ích cho bản thảo của báo này của TS. Johanna Pluske. Chúng tôi cũng xin ghi nhận và gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn của 6 tỉnh về sự hỗ trợ cho nhóm nghiên cứu tiến hành cuộc điều tra hộ chăn nuôi trên địa bàn các tỉnh. Chúng tôi cũng đánh giá cao nỗ lực của nhóm điều tra viên, và cuối cùng, xin cảm ơn 300 hộ chăn nuôi gà và lợn đã dành thời gian và sẵn lòng hỗ trợ công tác điều tra, cung cấp những thông tin chi tiết liên quan đến hoạt động chăn nuôi của hộ. DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ANOVA Phân tích phương sai CAP Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp CARD Chương trình Hợp tác Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn DARD Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn FCR Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn IAE Viện Kinh tế Nông nghiệp IAS Viện Khoa học Nông nghiệp IFPRI Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế MARD Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn NSD Không có sự khác biệt về mặt thống kê SD Phương sai DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ VAFA Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam VHLSS Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam VPA Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam VND Việt Nam đồng iv
  6. MỤC LỤC TÓM TẮT ............................................................................................................................i  DANH SÁCH CÁC BẢNG .............................................................................................................vii  1.  Giới thiệu .....................................................................................................................2  1.1  Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................................3  1.2  Tiến hành điều tra..................................................................................................3  1.2.1  Phân loại hộ chăn nuôi gà ..............................................................................4  1.2.2  Phân loại hộ chăn nuôi lợn.............................................................................5  2  Các đặc điểm nhân khẩu học .......................................................................................6  3  Các hệ thống chăn nuôi gà ...........................................................................................8  3.1  Các hộ tự ấp con giống..........................................................................................8  3.2  Các hộ nuôi gà thịt có mua con giống...................................................................8  3.3  Các hộ nuôi gà đẻ có mua con giống ..................................................................10  3.4  Tóm tắt các hệ thống chăn nuôi gà......................................................................12  4  Các hệ thống chăn nuôi lợn........................................................................................13  4.1  Các hoạt động chăn nuôi .....................................................................................13  4.2  Chăn nuôi lợn thịt................................................................................................14  4.3  Tóm tắt các hệ thống chăn nuôi lợn ....................................................................15  5  Sử dụng thức ăn chăn nuôi của hộ .............................................................................17  5.1  Sử dụng thức ăn cho gà .......................................................................................17  5.2  Sử dụng thức ăn cho lợn......................................................................................24  6  Các kênh thị trường....................................................................................................32  6.1  Khả năng và việc tham gia các hình thức hợp đồng ...........................................32  6.2  Các đối tượng cung cấp thức ăn chăn nuôi .........................................................33  6.3  Thị trường đầu ra.................................................................................................36  7  Cơ sở hạ tầng và các đặc điểm khác của hoạt động chăn nuôi ..................................38  7.1  Cơ sở hạ tầng chăn nuôi ......................................................................................38  7.2  Dịch bệnh và các biện pháp phòng chống...........................................................43  7.3  Tiếp cận với các đầu vào chăn nuôi ....................................................................45  8  Chi phí chăn nuôi và lợi nhuận ..................................................................................50  8.1  Chi phí chăn nuôi ................................................................................................50  8.2  Chăn nuôi và đóng góp của chăn nuôi trong tổng doanh thu từ nông nghiệp.....53  9  Tóm tắt các phát hiện chính và các gợi ý đối với các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ..........................................................................55  9.1  Các hệ thống chăn nuôi .......................................................................................55  9.1.1  Loại giống nuôi ............................................................................................55  9.1.2  Sự đa dạng hóa.............................................................................................55  9.1.3  Hệ thống chăn nuôi ......................................................................................56  9.1.4  Chi phí và giá bán trong chăn nuôi ..............................................................56  9.2  Các đầu vào chăn nuôi, các kênh cung cấp và phân phối ...................................56  9.2.1  Giá thức ăn chăn nuôi ..................................................................................56  9.2.2  Lựa chọn thức ăn chăn nuôi công nghiệp ....................................................56  9.2.3  Tiếp cận và sử dụng tín dụng .......................................................................57  9.2.4  Cung cấp thức ăn chăn nuôi công nghiệp ....................................................57  9.2.5  Phân phối sản phẩm .....................................................................................57  9.2.6  Sử dụng các hình thức hợp đồng..................................................................57  9.3  Chi phí chăn nuôi và doanh thu...........................................................................58  9.3.1  Tỷ lệ của chi phí thức ăn trong tổng chi phí ................................................58  v
  7. 9.3.2  Đóng góp của doanh thu từ chăn nuôi trong tổng doanh thu từ nông nghiệp 58  9.4  Sử dụng thức ăn chăn nuôi ..................................................................................59  9.4.1  Sử dụng thức ăn cho chăn nuôi gà ...............................................................59  9.4.2  Sử dụng thức ăn cho chăn nuôi lợn..............................................................59  9.4.3  Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) ..................................................................60  9.5  Khả năng cạnh tranh của các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ .....................................62  9.6  Các gợi ý đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất thức ăn chăn nuôi......63  TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................64  vi
  8. DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 1. Phân bổ mẫu theo vùng và quy mô của gà thịt và gà đẻ, số lượng hộ .............4  Bảng 3 Các đặc điểm nhân khẩu học của các hộ theo loại vật nuôi chính, theo vùng và quy mô....................................................................................................................6  Bảng 4 Tỷ lệ chủ hộ với các trình độ giáo dục cụ thể theo loại hình chăn nuôi, theo vùng và quy mô. .........................................................................................................7  Bảng 5 Các hộ chăn nuôi gà tự ấp con giốnga(cũng có thể mua con giống) .................8  Bảng 6 Các loại giống nuôi đối với gà thịt và số lượng lứa một năm ............................9  Bảng 7 Đặc điểm của chăn nuôi gà thịt đối với những hộ mua con giống..................10  Bảng 8 Các loại giống nuôi đối với gà đẻ .......................................................................10  Bảng 9 Các đặc điểm của chăn nuôi gà đẻ đối với những hộ mua con giống.............11  Bảng 10 Cơ cấu hộ chăn nuôi lợn, % từng loại.............................................................13  Bảng 11 Nguồn lợn con để nuôi vỗ béo (tự túc hoặc mua), theo vùng, quy mô và loại hệ thống - số con/hộ/năm.........................................................................................14  Bảng 12 Phân bố số hộ mua lợn con để nuôi vỗ béo theo loại giống lợn (%) ............14  Bảng 13 Các chỉ tiêu về sản xuất đối với chăn nuôi lợn thịt (sử dụng lợn con giống từ tất cả các nguồn).......................................................................................................15  Bảng 14 Tỷ lệ hộ sử dụng thức ăn hỗn hợp trong từng giai đoạn, chia theo vùng, quy mô và loại giống........................................................................................................17  Bảng 15 Tỷ lệ hộ sử dụng thức ăn đậm đặc theo từng giai đoạn, chia theo vùng, quy mô và loại giống........................................................................................................18  Bảng 16 Cách thức cho ăn của các hộ chăn nuôi gà, tỷ lệ hộ sử dụng các loại thức ăn khác nhau: chỉ sử dụng thức ăn hỗn hợp, kết hợp thức ăn hỗn hợp với thức ăn trộn, chỉ sử dụng thức ăn trộn ................................................................................19  Bảng 17 Lượng thức ăn trung bình một ngày cho gà thịt theo từng cách thức cho ăn, chi a theo vùng, quy mô và loại giống ....................................................................20  Bảng 18 Các thành phần trong khẩu phần ăn được sử dụng bởi các hộ cho ăn kết hợp ăn thức ăn trộn và thức ăn hỗn hợp ...............................................................21  Table 19 Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn đối với gà thịt chia theo vùng, quy mô, loại giống và cách thức cho ăn..................................................................................................22  Bảng 20 Hiệu quả của nhãn hiệu thức ăn được sử dụng đến tỷ lệ FCR đối với khẩu phần ăn chỉ sử dụng thức ăn hỗn hợp, cho các hộ chăn nuôi quy mô lớn và trung bình .................................................................................................................22  Bảng 21 Chi phí thức ăn trên 1 ngày và trên 1 kg thịt tăng trọng, chia theo vùng, quy mô, loại giống và cách thức cho ăn .................................................................23  Bảng 22 Giá thức ăn công nghiệp trung bình theo loại thức ăn, vùng, quy mô và nhãn hiệu: ‘000 đồng trên 1 kg ...............................................................................24  Bảng 23 Quy mô mẫu và tỷ lệ hộ sử dụng thức ăn hỗn hợp cho chăn nuôi lợn nái và lợn thịt: theo giai đoạn chăn nuôi, vùng và quy mô..............................................25  Bảng 24 Phân bố hộ chăn nuôi (%) và số kg thức ăn cho ăn một ngày theo cách thức cho ăn (chỉ thức ăn hỗn hợp hay kết hợp với thức ăn trộn), phân theo vùng, quy mô và loại lợn. ..........................................................................................................26  Bảng 25 Tỷ lệ các thành phần trong khẩu phần ăn đối với lợn thịt cho ăn theo cách thức kết hợp..............................................................................................................28  Bảng 26 Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn đối với lợn thịt, chia theo cách thức cho ăn, vùng và quy mô..................................................................................................................28  Bảng 27 Ảnh hưởng của nhãn hiệu thức ăn chăn nuôi đến tỷ lệ FCR trong trường hợp chỉ cho ăn thức ăn hỗn hợp .............................................................................29  vii
  9. Bảng 28 Chi phí thức ăn cho 1 ngày và cho 1kg thịt lợn tăng trọng, chia theo vùng, quy mô và cách thức cho ăn ....................................................................................29  Bảng 29 Giá trung bình của thức ăn công nghiệp theo loại thức ăn, vùng, quy mô và nhãn hiệu (000đồng/kg) ...........................................................................................30  Bảng 30 Giá trung bình của một số loại thức ăn thô phân theo vùng và quy mô......31  Bảng 31 Tỷ lệ hộ chăn nuôi gà và hộ chăn nuôi lợn tham gia vào hợp đồng nông sản, và bản chất của hợp đồng........................................................................................32  Bảng 32 Tỷ lệ thức ăn chăn nuôi mua từ các đối tượng cung cấp khác nhau............34  Bảng 33 Sở thích của hộ chăn nuôi đối với thức ăn chăn nuôi được sản xuất bởi các doanh nghiệp nước ngoài và nội địa (% hộ sử dụng) ...........................................35  Bảng 34: Tỷ lệ doanh thu từ việc bán sản phẩm cho các từng đối tượng khách hàng ....................................................................................................................................36  Bảng 35 Tỷ lệ hộ chăn nuôi gà và hộ chăn nuôi lợn theo các loại vật liệu khác nhau sử dụng để làm nền và mái cho nơi nuôi nhốt.......................................................39  Bảng 36 Tỷ lệ hộ chăn nuôi gà và hộ chăn nuôi lợn theo các loại vật liệu khác nhau được sử dụng để làm tường cho nơi nuôi nhốt......................................................40  Bảng 37 Một số chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng chăn nuôi (% hộ chăn nuôi gà và hộ chăn nuôi lợn sử dụng) .....................................................................................................41  Bảng 38 Các loại hệ thống làm mát và hệ thống sưởi (% hộ chăn nuôi gà và hộ chăn nuôi lợn sử dụng) .....................................................................................................42  Bảng 39 Kinh nghiệm về các đợt bùng phát dịch bệnh và các loại dịch bệnh đối với các hộ chăn nuôi gà và hộ chăn nuôi lợn (% hộ có xảy ra dịch bệnh) ................43  Bảng 40 Các biện pháp phòng chống dịch bệnh (% hộ chăn nuôi gà và hộ chăn nuôi lợn sử dụng) ..............................................................................................................44  Bảng 41 Các đối tượng chính cung cấp dịch vụ thú y trong 12 tháng qua (% hộ chăn nuôi gà và hộ chăn nuôi lợn) ...................................................................................45  Bảng 42 Các đối tượng chính cung cấp dịch vụ khuyến nông trong 12 tháng qua (% hộ chăn nuôi gà và hộ chăn nuôi lợn).....................................................................46  Bảng 43 Tỷ lệ hộ có vay vốn để chăn nuôi và nguồn các nguồn vay chính trong 12 tháng qua ..................................................................................................................47  Bảng 44 Các lý do chính đối với việc không vay vốn trong 12 tháng qua (% hộ chăn nuôi gà và hộ chăn nuôi lợn) ...................................................................................49  Bảng 45 Tỷ lệ trong tổng chi phí chăn nuôi của từng hạng mục chi phí đối với các hộ chăn nuôi gà và hộ chăn nuôi lợn ...........................................................................51  Bảng 46 Chi phí chăn nuôi trên 1 kg sản phẩm đầu ra, so sánh với giá bán trung bình trên 1 kg ...........................................................................................................52  Bảng 47 Doanh thu từ các sản phẩm chăn nuôi chính và tầm quan trọng của nó trong tổng doanh thu của hộ ...................................................................................53  Bảng 488. Tóm tắt việc sử dụng thức ăn chăn nuôi của các hộ chăn nuôi gà thịt .....60  Bảng 499. Tóm tắt việc sử dụng thức ăn của các hộ chăn nuôi lợn.............................61  viii
  10. 1 Giới thiệu Ngành chăn nuôi ở Việt Nam từ lâu đã được coi là ngành sản xuất quy mô nhỏ, chủ yếu sử dụng thức ăn dư thừa và lao động gia đình. Năm 2006, tỷ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp trong ngành chăn nuôi là 41,6%1, thấp hơn mức trung bình của thế giới là 48,2% (1994) và đặc biệt thấp hơn các nước có ngành chăn nuôi phát triển như Thụy Điển, Na Uy, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc với tỷ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp trên 80% (Bộ NN & PTNT, 2007) Thức ăn chăn nuôi chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng chi phí chăn nuôi, dao động trong khoảng 75-78,2%, tùy thuộc vào quy mô chăn nuôi của hộ (IFRI – Bộ NN & PTNT, 2001). Do đó, các hộ nông dân chỉ thu được một khoản lợi nhuận hạn chế từ hoạt động chăn nuôi: khoảng 1.000 đồng/1 kg thịt lợn (IAE, 2005) và 3.000 đồng/1 kg thịt gà (Đinh Xuân Tùng, 2001). Chi phí chăn nuôi cao là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới khả năng cạnh tranh thấp của ngành chăn nuôi Việt Nam (IAE, 2005). Thêm vào đó, các hộ chăn nuôi trong những năm gần đây phải đối mặt với rất nhiều rủi ro trong sản xuất, thường xuất phát từ các đợt bùng phát dịch bệnh cũng như thị trường không ổn định. Có nhiều ý kiến khác nhau về việc sử dụng thức ăn dư thừa và thức ăn chăn nuôi chất lượng thấp tương ứng với hệ thống sản xuất quy mô nhỏ và phân tán. Một số người ủng hộ việc sử dụng các loại thức ăn này vì cho rằng sẽ giúp giảm chi phí sản xuất và có thể tận dụng được các phụ phẩm của địa phương và lao động nhàn rỗi trong hộ. Tuy nhiên, nhiều ý kiến ủng hộ chăn nuôi quy mô lớn, chỉ trích rằng chăn nuôi quy mô nhỏ sẽ đem lại hiệu quả thấp, chất lượng thịt thấp và nguy cơ nhiễm bệnh cao. Có ý kiến lo ngại rằng chất lượng thức ăn chăn nuôi sử dụng trong các hộ quy mô nhỏ là không ổn định, đặc biệt là khi có những hạn chế trong việc quản lý và kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Nghiên cứu này nhằm xem xét 2 hệ thống quy mô chăn nuôi, và chi phí và năng suất gắn với từng hệ thống. Nếu các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ có năng suất tương đương với chăn nuôi quy mô lớn, thì điều này sẽ ủng hộ cho quan điểm duy trì và hỗ trợ cho hệ thống này, vì chăn nuôi là nguồn sinh kế chính của các hộ quy mô nhỏ ở nông thôn, bên cạnh việc hỗ trợ cho chăn nuôi quy mô lớn. Cuộc điều tra các hộ chăn nuôi gà và lợn là một phần của dự án lớn với mục tiêu thu thập bức tranh tổng quan về các hệ thống chăn nuôi và việc sử dụng thức ăn chăn nuôi. Cuộc điều tra được tiến hành trong tháng 11 và tháng 12 năm 2008 tại sáu trên tổng số bảy tỉnh tiến hành điều tranh doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi: đó là Hà Nội và Hưng Yên ở miền Bắc, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Tiền Giang ở miền Nam. Thông tin thu được, cùng với các kết quả điều tra doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, sẽ là cơ sở để đưa ra các nhận định về khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong ngành chăn nuôi tại Việt Nam. Trong khi cuộc điều tra doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tập trung xem xét việc cung cấp thức ăn chăn nuôi công nghiệp, thì cuộc điều tra này xem xét nhu cầu đối với thức ăn chăn nuôi. Các kết quả về các hình thức chăn nuôi và bán sản phẩm, đặc điểm của các hộ chăn nuôi và đặc biệt là việc sử dụng thức ăn công nghiệp và thức ăn thô của hộ sẽ được phân tích riêng rẽ theo quy mô chăn nuôi và vùng. Thông tin này không chỉ cung cấp số liệu về tình hình chăn nuôi nói chung tại Việt Nam mà còn giúp thiết lập mối liên 1 Ngành chế biến thức ăn chăn nuôi của Việt Nam được kỳ vọng là sẽ giúp tăng tỷ trọng thức ăn công nghiệp được sử dụng trong ngành chăn nuôi lên 55,5% vào năm 2010, 67,3% vào năm 2015 và 70,1% vào 2020 (Chiến lược Phát triển ngành Chăn nuôi đến năm 2020, Bộ NN & PTNT, 2007). 2
  11. hệ giữa các nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi (doanh nghiệp) và người sử dụng thức ăn (hộ chăn nuôi). Qua đó, chúng ta có cơ sở để đưa ra các khuyến nghị chính sách cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi vừa và nhỏ trong việc định hướng hoạt động với cả hộ chăn nuôi quy mô nhỏ - trung bình và các hộ chăn nuôi lớn. 1.1 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục đích chính của cuộc điều tra hộ chăn nuôi là thu thập thông tin tổng quan về đặc điểm của các hộ chăn nuôi và quan trọng hơn là thông tin chi tiết về việc sử dụng thức ăn chăn nuôi. Chúng tôi lựa chọn điều tra các hộ chăn nuôi lợn và gà là vì đây là 2 loại vật nuôi quan trọng nhất ở Việt Nam xét về sản lượng thịt. Trong suốt các hoạt động thuộc phạm vi của dự án nghiên cứu này, có một điều rõ ràng là các hộ chăn nuôi nhỏ thường là đối tượng sử dụng thức ăn thô kết hợp, sử dụng nguyên liệu có hàm lượng đạm thấp (một số có chất gây ô nhiễm), thiếu các biện pháp quản lý chất lượng đầy đủ và có cơ sở hạ tầng yếu. Ngược lại, các hộ quy mô lớn thường được cho là chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp cho chăn nuôi. Rất khó để kết luận được phương thức cho ăn nào là kinh tế hơn đối với hộ, vì chi phí cho thức ăn công nghiệp đắt tiền hơn có thể hoặc không được bù đắp bởi việc giảm thời gian nuôi (nghĩa là, hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn). Do đó, trong nghiên cứu này, mục tiêu chung là hiểu sâu hơn việc sử dụng thức ăn chăn nuôi của các loại hộ khác nhau chia theo quy mô, vùng và giống nuôi. Chúng tôi hi vọng những thông tin này sẽ cung cấp một số gợi ý hữu ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành thức ăn chăn nuôi để có thể tồn tại được trên thị trường thức ăn cạnh tranh gay gắt hiện nay. Để đạt được mục tiêu này, nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi sau: • Hệ thống chăn nuôi và cơ sở hạ tầng chăn nuôi khác nhau như thế nào giữa các hộ khi phân chia theo quy mô và vùng? • Các kênh marketing thu mua nguyên liệu đầu vào và phân phối sản phẩm đầu ra khác nhau như thế nào giữa các loại hộ? • Các hộ chăn nuôi khác nhau như thế nào trong việc sử dụng thức ăn chăn nuôi: thức ăn công nghiệp so với thức ăn thô/kết hợp, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn, chi phí thức ăn trên 1kg tăng trọng? • Chi phí sản xuất và lợi nhuận khác nhau thế nào giữa các nhóm hộ? • Có cơ hội nào cho các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và vừa tiếp cận trực tiếp với các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ không? 1.2 Thực hiện điều tra Cuộc điều tra hộ chăn nuôi được thực hiện trên phạm vi 6 trong tổng số 7 tỉnh đã tiến hành cuộc điều tra doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trước đó, bao gồm: Hà Nội và Hưng Yên ở miền Bắc, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Tiền Giang ở miền Nam. Chúng tôi đã điều tra tổng cộng 300 hộ chăn nuôi, trong đó mỗi tỉnh điều tra 50 hộ và phân chia tương đối đều giữa hộ chăn nuôi gà và hộ chăn nuôi lợn. 3
  12. Việc thiết kế mẫu điều tra 300 hộ chăn nuôi dựa trên dàn mẫu của cuộc Khảo sát mức sống dân cư (VHLSS) năm 2006, vì vậy có thể đại diện cho tình hình chăn nuôi nói chung của cả nước. Ở mỗi tỉnh, mục tiêu đưa ra là phỏng vấn 25 hộ chăn nuôi lợn và 25 hộ chăn nuôi gà. Với sự tư vấn của các cán bộ phòng Chăn nuôi của các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh (DARD), chúng tôi lựa chọn 1 trong những huyện chăn nuôi lớn nhất của mỗi tỉnh. Từ huyện đó, việc lựa chọn được thu hẹp lại trong 4 xã có trong danh sách VHLSS năm 2006 và có số lượng lớn các hộ chăn nuôi gà và lợn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chúng tôi không thể tìm đủ số hộ có tên trong danh sách VHLSS năm 2006, vì một số hộ ở thời điểm điều tra không còn chăn nuôi, hoặc hộ ở quá xa để tiếp cận phỏng vấn trong bối cảnh hạn chế về thời gian cũng như kinh phí điều tra. Thay vào đó, các hộ bổ sung được lựa chọn điều tra ngẫu nhiên, với điều kiện họ có những điểm tương đồng với các hộ chăn nuôi khác trong các địa bàn điều tra. Báo cáo chủ yếu tập trung xem xét sự khác biệt giữa các hộ chăn nuôi gà và lợn theo quy mô và vùng, trong đó phân tích sâu hơn việc sử dụng thức ăn công nghiệp so với thức ăn thô, và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCRs) trong chăn nuôi. Các bằng chứng về chuỗi marketing và cung cấp cũng như cơ sở hạ tầng chăn nuôi cũng được xem xét. 1.2.1 Phân loại hộ chăn nuôi gà Tổng số mẫu điều tra hộ chăn nuôi gà là 153, và các hộ này tham gia chăn nuôi các chủng loại gà khác nhau bao gồm gà thịt, gà đẻ, gà con, gà mái và gà trống. Chúng tôi thấy rằng hộ có quy mô càng lớn, càng có xu hướng tập trung chăn nuôi một loại sản phẩm chính, trong khi đó các hộ quy mô nhỏ hơn lại có xu hướng nuôi nhiều hơn một loại gà. Do có nhiều loại gà được chăn nuôi nên chúng tôi chia các hộ thành 2 loại chính là: hộ chăn nuôi gà thịt và gà đẻ, tùy thuộc loại nào có doanh thu lớn nhất. Chúng tôi tiếp tục phân chia các hộ này theo quy mô chăn nuôi dựa trên sản lượng trong 12 tháng qua từ tháng 11/2007 đến tháng 10/2008, theo các cách phân chia của ngành và yêu cầu phân bố mẫu khá đồng đều giữa ba quy mô. Đối với chăn nuôi gà thịt, các nhóm quy mô bao gồm: quy mô nhỏ (500 và 3000 con). Đối với chăn nuôi gà đẻ, chúng tôi chia ra 3 quy mô như sau: quy mô nhỏ (1000 và 4000 con). Phân bổ các hộ điều tra theo loại hình chăn nuôi và quy mô được trình bày ở Bảng 1, chia theo miền Bắc, miền Nam và tổng số. Từ Bảng 1 có thể thấy rằng nhìn chung có nhiều hộ tham gia chăn nuôi gà thịt hơn là chăn nuôi gà đẻ. Các hộ nuôi gà thịt ở miền Nam có xu hướng thuộc quy mô lớn nhiều hơn so với miền Bắc. Không có hộ nào chăn nuôi gà đẻ nào ở miền Bắc thuộc quy mô trung bình. Bảng 1. Phân bổ mẫu theo vùng và quy mô chăn nuôi gà thịt và gà đẻ, số lượng hộ Gà thịta Gà đẻb Tổng cộng Trung Trung Nhỏ Lớn Tổng Nhỏ Lớn Tổng bình bình Miền Bắc 51 21 19 2 42 4 0 5 9 Miền Nam 102 17 18 31 66 14 13 9 36 Tổng 38 37 33 108 18 13 14 45 153 a Đối với chăn nuôi gà thịt: quy mô nhỏ dưới 500 con, trung bình từ 500 – 3000 con, và lớn là trên 3000 con b Đối với chăn nuôi gà đẻ: quy mô nhỏ dưới 1000 con, trung bình từ 1000-4000 con, và lớn là trên 4000 con 4
  13. 1.2.2 Phân loại hộ chăn nuôi lợn Tổng mẫu điều tra là 149 hộ chăn nuôi lợn trên phạm vi 6 tỉnh. Tương tự như trường hợp của gà, chúng tôi phân chia quy mô các hộ nuôi lợn ra thành 3 loại: nhỏ, trung bình và lớn dựa trên số lượng lợn con được nuôi trong vòng một năm từ tháng 11/2007 đến tháng 10/2008. Đối với hộ chăn nuôi lợn, quy mô nhỏ là hộ có dưới 49 con, quy mô trung bình có từ 49-120 con, và quy mô lớn có trên 120 con nuôi trong vòng 1 năm. Số lượng hộ ở từng vùng và từng quy mô được trình bày ở Bảng 2. Số lượng hộ ở miền Bắc thuộc quy mô nhỏ nhiều hơn trong khi số lượng hộ quy mô lớn lại có xu hướng ít hơn so với ở miền Nam. Bảng 2: Phân bố mẫu theo vùng và quy mô dựa trên số lượng lợn con nuôi, số lượng hộ Nhỏa Lớnc Trung Tổng bìnhb 22 16 12 50 Miền Bắc 29 33 37 99 Miền Nam 51 49 49 149 Tổng a Quy mô nhỏ có dưới 49 con b Quy mô trung bình có từ 49-120 con c Quy mô lớn có trên 120 con 5
  14. 2 Các đặc điểm về nhân khẩu học Các đặc điểm về nhân khẩu học của các hộ điều tra bao gồm quy mô trung bình của hộ, giới tính, và phân bổ lao động được thể hiện ở Bảng 3. Số liệu được phân tích theo loại vật nuôi, theo vùng và quy mô. Các hộ chăn nuôi lợn có xu hướng có chủ hộ là nam giới, và tương tự đối với các hộ ở miền Bắc có chủ hộ là nam nhiều hơn. Tất cả các hộ điều tra đều là người dân tộc Kinh. Số lượng thành viên hộ làm nông nghiệp cao hơn nhiều so với số lượng thành viên tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp (cao hơn gần 3 lần). Các hộ nuôi gà quy mô nhỏ hơn có xu hướng có ít lao động làm nông nghiệp hơn, và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê ở mức 5% khi so sánh giữa nhóm quy mô nhỏ và quy mô lớn. Không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các quy mô trong số lượng thành viên hộ tham gia làm nông nghiệp đối với các hộ chăn nuôi lợn. Chúng tôi đã hỏi thông tin về thời gian dành cho hoạt động phi nông nghiệp đối với thành viên có trình độ giáo dục cao nhất của hộ. Nhìn chung, trên 70% thời gian của người có trình độ cao nhất dành cho công việc phi nông nghiệp. Thành viên có trình độ giáo dục cao nhất trong hộ có xu hướng dành nhiều thời gian hơn cho hoạt động phi nông nghiệp trong trường hợp đó là các hộ chăn nuôi lợn. Bảng 2 Các đặc điểm nhân khẩu học của hộ theo loại vật nuôi chính, theo vùng và quy mô % thời gian làm Giới tính Quy mô hộ chung bình phi nông nghiệp của chủ hộ của thành viên có Làm Làm phi trình độ giáo dục (% Nam) Tổng nông nông cao nhất của hộ nghiệp nghiệp Hộ chăn nuôi gà Chung 79,6 4,4 2,2 0,7 70,7 Theo vùng Miền Bắc 84,0 4,3 2,2 0,6 74,0 Miền Nam 77,5 4,5 2,1 0,7 69,0 Theo quy mô gà thịt Nhỏ 81,6 4,0 1,8 0,7 77,5 Trung bình 83,8 4,5 2,1 0,8 65,4 Lớn 75,8 4,6 2,4 0,6 81,0 Hộ chăn nuôi lợn Chung 87,5 4,5 2,1 0,7 73,1 Theo vùng Miền Bắc 100,0 4,4 2,2 0,6 80,8 Miền Nam 80,9 4,5 2,1 0,7 69,6 Theo quy mô Nhỏ 84,3 4,4 2,1 0,9 78,3 Trung bình 87,0 4,5 2,1 0,7 67,1 Lớn 91,5 4,6 2,2 0,5 74,6 Ghi chú: Chỉ có lao động làm nông nghiệp (đối với trường hợp hộ chăn nuôi gà) có khác biệt về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% khi so sánh giữa quy mô nhỏ và quy mô lớn Trình độ giáo dục của chủ hộ được trình bày ở Bảng 4. Hơn một nửa số chủ hộ có trình độ trung học cơ sở. Tỷ lệ chủ hộ ở miền Nam chỉ tốt nghiệp tiểu học có xu hướng cao 6
  15. hơn, và điều này đúng cho cả hộ chăn nuôi gà và hộ chăn nuôi lợn. Đối với các hộ chăn nuôi gà, nhóm quy mô nhỏ nhất có tỷ lệ chủ hộ tốt nghiệp tiểu học thấp hơn và tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở cao hơn so với 2 nhóm còn lại. Kết quả này nhất quán với trường hợp các hộ quy mô lớn hơn ở miền Nam, nơi các hộ có với trình độ giáo dục thấp hơn so với miền Bắc. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ các hộ có trình độ cao như dạy nghề hay đại học/sau đại học, và không có sự khác biệt lớn giữa các hộ chăn nuôi lợn và hộ chăn nuôi gà. Bảng 3 Tỷ lệ chủ hộ với các trình độ giáo dục theo loại hình chăn nuôi, theo vùng và quy mô Trung học cơ sở/ Không có bằng Trung cấp/ Dạy Đại học/ Sau đại Trung học phổ cấp/ Tiểu học nghề học thông Hộ chăn nuôi gà Chung 25,7 65,8 4,0 4,6 Theo vùng Miền Bắc 14,0 74,0 8,0 4,0 Miền Nam 31,4 61,8 2,0 4,9 Theo quy mô gà thịt Nhỏ 15,8 76,3 5,3 2,6 Trung bình 32,4 59,5 5,4 2,7 Lớn 36,4 57,6 3,0 3,0 Hộ chăn nuôi lợn Trung bình 21,0 73,7 2,0 3,4 Theo vùng Miền Bắc 6,0 86,0 4,0 4,0 Miền Nam 28,6 67,4 1,0 3,1 Theo quy mô Nhỏ 23,5 70,6 3,9 2,0 Trung bình 20,4 73,5 0,0 6,1 Lớn 18,8 77,1 2,1 2,1 7
  16. 3 Các hệ thống chăn nuôi gà Chương này mô tả hai hệ thống chăn nuôi gà: gà thịt và gà đẻ. Do rất khó kết hợp những hộ tự ấp và không tự ấp con giống vào một bảng và để phân tích, nên phần đầu tiên chỉ thảo luận những thông tin về hệ thống chăn nuôi của những hộ tự ấp con giống, mặc dù chỉ có rất ít hộ áp dụng cách thức này. Phần 2 và 3 sẽ xem xét những hộ chỉ mua con giống và chia ra 2 trường hợp gà thịt và gà đẻ. Cuối cùng, chúng tôi sẽ đưa ra một phần tóm tắt ngắn về hệ thống chăn nuôi gà. 3.1 Trường hợp hộ tự ấp con giống Chỉ có 13 trên tổng số 108 hộ chăn nuôi gà thịt tự ấp con giống, và có hai hộ chăn nuôi gà đẻ trên tổng số 45 hộ (những hộ này cũng có thể mua con giống). Việc tự ấp con giống phổ biến hơn ở miền nam đối với gà thịt. Có 2 hộ nuôi gà đẻ tự ấp con giống là ở miền Bắc. Chỉ có các hộ quy mô nhỏ, và một số hộ quy mô trung bình là tự ấp con giống. Các hộ nuôi gà thịt ở miền Nam cũng có xu hướng mua con giống, với số lượng con mua trung bình tương đương với số lượng con ấp. Trọng lượng gà khi bán ở miền Bắc cao hơn về mặt thống kê so với miền Nam, khoảng 2,3 kg so với 1,7 kg. Giá bán gà ở miền Nam dường như cao hơn một chút so với miền Bắc, tuy nhiên kết quả kiểm tra không cho thấy sự khác biệt này là có ý nghĩa về mặt thống kê. Bảng 4 Các hộ nuôi gà tự ấp con giốnga(cũng có thể mua con giống) Số lượng hộ Số con ấp trung Số liệu gà thịt nuôi bình (đầu con) Gà thịt Gà đẻ Số lượng gà thịt Số lượng Trọng Giá bán (độ lệch chuân mua trong 1 năm gà thịt lượng (‘000đồng ở trong ngoặc) (đầu con) bán bán /kg) (độ lệch chuẩn (đầu con) (kg) ở trong ngoặc) Theo vùng Miền Bắc 3 2 290,0 - 350 2,3* 65,0 (185,2) 153 1,7 66,4 Miền Nam 10 181,3 217,0 (155,7) (87,8) Chung 13 2 196 1,8 66,1 203,1 217,0 (161,2) (87,8) Theo quy mô Nhỏ 10 2 156,6 217,0 114 1,7 65,9 (117,2) (87,8) 3 493 2,1 66,7 Trung bình 0 383,3 - (202,1) Lớn 0 0 - - - - - - - Chung 13 2 196 1,8 66,1 208,9 217,0 (164,3) (87,8) a Ngoài số liệu này và không được báo cáo ở đây, có 1 hộ chuyên ấp con giống với khoảng 150.000 gà con bán ra mỗi năm. * Lớn hơn về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. 3.2 Trường hợp hộ nuôi gà thịt có mua con giống Phần lớn các hộ chăn nuôi gà thịt có mua con giống, và việc thu thập số liệu từ nhóm hộ này đơn giản hơn và bao gồm số liệu về loại giống chính được sử dụng và số lượng lứa 8
  17. trong một năm. Các kết quả được trình bày ở Bảng 6. Nhìn chung, một nửa số hộ có nuôi gà giống địa phương. Các hộ ở miền Bắc có xu hướng nuôi gà giống lai (46,2%), trong khi đó ở miền Nam, giống gà ngoại2 cũng là loại giống được nuôi phổ biến (36,4%). Loại giống nuôi cũng chịu ảnh hưởng bởi quy mô chăn nuôi, trong đó các hộ quy mô lớn thường có xu hướng nuôi gà giống ngoại (51,5%) trong khi các hộ quy mô nhỏ chủ yếu nuôi giống địa phương (66,7%). Số lượng lứa nuôi một năm đối với giống địa phương thấp hơn về mặt thống kê, ở toàn bộ mẫu nói chung cũng như trong từng nhóm trừ trường hợp hộ quy mô nhỏ. Không có sự khác biệt về mặt thống kê trong số lượng lứa nuôi một năm giữa các loại giống nuôi đối với hộ nuôi gà thịt quy mô nhỏ. Những hộ quy mô lớn sử dụng giống lai có số lượng lứa nuôi một năm nhiều hơn về mặt thống kê so với những hộ nuôi giống ngoại (gần 6 lứa so với 4 lứa một năm). Bảng 5 Các loại giống nuôi đối với gà thịt và số lượng lứa một năm Số Tỷ lệ hộ theo loại Số lượng lứa nuôi lượng giống chính một năm theo loại giống Kết quả mẫu (%) chính Anova Địa Địa n Ngoại Lai Ngoại Lai phương phương Địa phương < Chung 94 51,1 23,4 25,5 2,5 4 4,1 Ngoại, Lai (1%) Theo vùng Địa phương < Miền Bắc 39 48,7 5,1 46,2 2,4 5 4,3 Ngoại, Lai (10%) Địa phương < Miền Nam 54 52,7 36,4 10,9 2,7 3,9 3,7 Ngoại, Lai (1%) Theo quy mô gà thịt Nhỏ 27 66,7 7,4 25,9 2,4 3,5 2,7 nsd Địa phương < Trung bình 34 55,9 8,8 35,3 2,4 4,3 4,3 Ngoại, Lai (1%) Địa phương < Lớn 33 33,3 51,5 15,2 3,1 4 5,8 Ngoại
  18. Giá bán trung bình đưa ra trong bảng theo đơn vị nghìn đồng trên 1 kg. Gà giống địa phương có giá bán cao hơn về mặt thống kê ở mức 54,5 nghìn đồng so với giá trung bình là 44,1 nghìn đồng, và giá bán trung bình của các giống cải tiến (giống ngoại và giống lai) vào khoảng 35 nghìn đồng. Giá bán của các hộ quy mô nhỏ cao hơn về mặt thống kê, phản ánh nhóm này nuôi chủ yếu là giống gà địa phương, và giá bán ở miền Nam thấp hơn ở miền Bắc (41,5 nghìn đồng so với 47,5 nghìn đồng). Bảng 6 Đặc điểm của chăn nuôi gà thịt ở các hộ mua con giống Trọng Quy mô Chi phí Độ dài lượng Số lượng Giá bán trung bình con giống trung bình trung bình bán (000đồng/ mộ t l ứ a (000đồng/ một lứa (số con)e kg)f khi bán (số con) a con)b (số ngày)c (kg)d Chung 2131 10,1 98 2,2 4511 44,1 Theo vùng Miền Bắc 218 10,6 104 2,5 690 47,5 Miền Nam 3488 9,6 93 1,9 7491 41,5 Theo quy mô gà thịt Nhỏ 12,1 2,2 53,7 103 116 196 Trung 9,9 2,2 44,9 483 104 1060 bình Lớn 8,1 2,2 34,2 5489 77 12862 Theo loại giống Địa 11,1 1,8 54,5 828 125 1907 phương Ngoại 9,7 2,5 35,3 5052 65 7899 Lai 8,1 2,7 35,4 2060 73 7316 a. Vùng: BắcLớn (1%); Giống: Địa phương>Ngoại, Lai (1%). d. Vùng: Bắc>Nam (1%); Quy mô: không có sự khác biệt về mặt thống kê; Giống: Địa phươngLớn (10%); Giống: Địa phương>Ngoại, Lai (1%) 3.3 Trường hợp hộ nuôi gà đẻ có mua con giống Các loại giống nuôi đối với gà đẻ được trình bày ở Bảng 8. Khoảng 74% trong tổng số hộ nuôi gà đẻ (có mua con giống) sử dụng các giống gà ngoại. Các hộ ở miền Bắc và các hộ quy mô nhỏ hơn có xu hướng nuôi gà giống lai nhiều hơn. Rất thú vị là có khoảng 21% hộ quy mô lớn có giống gà đẻ địa phương là giống nuôi chính, cao hơn tỷ lệ ở nhóm hộ quy mô nhỏ (12,5%), và không có hộ nào thuộc quy mô trung bình nuôi gà đẻ giống địa phương. Bảng 7 Các loại giống nuôi đối với gà đẻ Số lượng Tỷ lệ hộ theo loại giống chính(%) hộ nuôi Địa phương Ngoại Lai (n) 10
  19. 43 Chung 11,6 74,4 14,0 Theo vùng 9 Miền Bắc 11,1 66,7 22,2 34 Miền Nam 11,8 76,5 11,8 Theo quy mô gà đẻ 16 Nhỏ 12,5 62,5 25,0 13 Trung bình 0,0 84,6 15,4 14 L ớn 21,4 78,6 0,0 Các đặc điểm của loại hình chăn nuôi lấy trứng được trình bày ở Bảng 9. Số lượng đầu con gà đẻ trung bình 1 lứa là 3.323 con xét chung toàn mẫu, nhưng cao hơn về mặt thống kê ở miền Bắc. Không có sự khác biệt về mặt thống kê khi xem xét đến quy mô một lứa theo các loại giống gà được nuôi. Chi phí con giống vào khoảng 44 nghìn đồng/con, nhưng không có sự khác biệt về mặt thống kê theo vùng và quy mô. Thời gian nuôi gà đẻ nhìn chung kéo dài khoảng 14 tháng, và ngắn hơn về mặt thống kê ở miền Bắc, khoảng 12 tháng. Thời gian nuôi một lứa không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các nhóm. Số lượng trứng của một con gà đẻ trong một năm là 228 quả khi xét chung toàn mẫu, và thấp hơn về mặt thống kê ở các hộ quy mô nhỏ so với các hộ lớn. Gà đẻ giống địa phương cho ít trứng hơn so với gà ngoại, với số lượng trung bình đạt khoảng 170 quả so với 244 quả, và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Các hộ ở miền Bắc có xu hướng có sản lượng trứng nhiều hơn và có doanh thu từ trứng cao hơn so với các hộ ở miền Nam. Tuy nhiên, những sự khác biệt về sản lượng trứng cũng như doanh thu không có ý nghĩa thống kê khi phân tích theo các loại giống nuôi. Bảng 8 Đặc điểm của chăn nuôi gà đẻ đối với những hộ mua con giống Quy mô Độ dài Chi phí Số lượng Doanh thu Số lượng trung trung con giống trứng trên từ trứng trứng bán bình một bình một (000đồng/ 1 con gà (triệu e lứa lứa ('000 quả) con)b đẻ d đồng) f (số con)a (ngày)c Chung 3323 43,9 442.0 228 709 792 Theo vùng Miền Bắc 5556 55,0 351 214 1252 1412 Miền Nam 2732 41,0 466 231 573 637 Theo quy mô gà đẻ Nhỏ 667 34,2 406 197 121 126 Trung 2517 42,8 443 231 478 533 bình Lớn 7107 56,0 481 265 1680 1889 Theo loại giống Địa 4500 39,4 419 170 1095 1234 phương Ngoại 3566 46,7 456 244 777 865 Lai 1044 33,0 387 217 263 296 a. Vùng: Nam
  20. f. Vùng: Bắc>Nam (5%); Quy mô: Lớn>Nhỏ, TB (1%); Giống: không có sự khác biệt về mặt thống kê 3.4 Tóm tắt các hệ thống chăn nuôi gà Các hộ chăn nuôi gà thịt ở miền Nam có quy mô chăn nuôi lớn hơn so với các hộ ở miền Bắc. Kết quả này nhất quán với kết quả khi chia theo loại giống, khi các hộ nuôi giống gà ngoại/lai có xu hướng có quy mô lớn hơn và phổ biến hơn ở miền Nam (36,4% hộ nuôi). Tuy nhiên, đối với chăn nuôi gà thịt, các giống gà địa phương nhìn chung vẫn là loại phổ biến nhất (trên 50% hộ lựa chọn) trong khi giống gà ngoại là loại được nuôi chủ yếu trong các hộ chăn nuôi gà đẻ (74%). Loại giống nuôi cũng chịu ảnh hưởng bởi quy mô, với các hộ quy mô lớn thường nuôi các giống gà ngoại đối với trường hợp nuôi gà thịt (51,5%) trong khi các hộ quy mô nhỏ chủ yếu nuôi giống gà địa phương (66,7%). Nhìn chung, các hộ nuôi gà giống địa phương có số lứa nuôi một năm thấp hơn về mặt thống kê do thời gian nuôi một lứa dài hơn nhiều so với 2 loại giống còn lại. Không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa tất cả các quy mô khi phân tích chi phí mua con giống, tuy nhiên giá bán sản phẩm thì lại có sự khác biệt thống kê. Gà giống địa phương được bán với giá cao hơn về mặt thống kê ở mức 54,5 nghìn đồng/kg, so với giá trung bình của tổng mẫu là 44,1 nghìn đồng, và giá bán gà giống lai và giống ngoại ở mức khoảng 35 nghìn đồng. Giá bán của các hộ quy mô nhỏ cao hơn về mặt thống kê, do nhóm này nuôi chủ yếu là giống gà địa phương, và giá ở miền Nam (41,5 nghìn đồng) thấp hơn so với miền Bắc (47,5 nghìn đồng). Không giống trường hợp gà thịt, các hộ nuôi gà đẻ ở miền Bắc có quy mô nuôi lớn hơn về mặt thống kê so với các hộ ở miền Nam, phản ánh thông qua số lượng trứng bán ra cũng như doanh thu từ trứng lớn hơn. Năng suất trứng trên 1 con gà đẻ không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các vùng, tuy nhiên chỉ tiêu này cao hơn về mặt thống kê ở những hộ quy mô lớn và những hộ nuôi gà giống ngoại. Thời gian nuôi trung bình một lứa lớn hơn về mặt thống kê ở miền Nam so với miền Bắc (466 ngày so với 351 ngày), phản ánh các hộ ở miền Nam chủ yếu nuôi giống gà ngoại cho năng suất cao hơn so với giống gà địa phương và giống lai. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2