intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xử lý chất thải rắn bằng nuôi trùn đất- bao gồm tiềm năng về thị trường và sản phẩm thu hồi phân trùn và trùn đất làm thức ăn cho cá, phân tích tài chính và lợi ích cho tiểu nông. "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

173
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc lọai bỏ chất thải từ các hệ thống ao nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở Việt Nam đang gây ra ô nhiễm đường nước nghiêm trọng. Hiện tại còn có ít giải pháp để xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu này khảo sát việc sử dụng trùn đất để xử lý chất thải rắn, bùn do nuôi trồng thủy sản (AS).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xử lý chất thải rắn bằng nuôi trùn đất- bao gồm tiềm năng về thị trường và sản phẩm thu hồi phân trùn và trùn đất làm thức ăn cho cá, phân tích tài chính và lợi ích cho tiểu nông. "

  1. Xử lý chất thải rắn bằng nuôi trùn đất- bao gồm tiềm năng về thị trường và sản phẩm thu hồi phân trùn và trùn đất làm thức ăn cho cá, phân tích tài chính và lợi ích cho tiểu nông. Cao Van Phung, Stephanie Birch, Nguyen thuy Tien, Richard Bell July 2010
  2. Tóm lược Việc lọai bỏ chất thải từ các hệ thống ao nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở Việt Nam đang gây ra ô nhiễm đường nước nghiêm trọng. Hiện tại còn có ít giải pháp để xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu này khảo sát việc sử dụng trùn đất để xử lý chất thải rắn, bùn do nuôi trồng thủy sản (AS). Trùn Quế (Perionyx excavatus) được dùng để phân hủy nhiều thành phần của bùn đáy ao, rơm rạ (RS) và Lục Bình (WH). Dường như trùn gia tăng theo với tỉ lệ bùn đáy ao cao được sử dụng (> 80 %), tuy nhiên việc phối trộn bùn ở tỉ lệ thấp hơn (60 %) tạo ra phân trùn có hàm lượng N, P và K cao hơn. Bùn đáy ao hệ thống nuôi trồng thủy sản nước ngọt có thể được xử lý hữu hiệu bằng cách nuôi trùn đất do có tiềm năng cho việc sử dụng tiếp nối như phân bón cho nông nghiệp.
  3. Nội dung 1. Dẫn nhập 2. Nuôi trùn đất bằng chất thải rắn trong nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL, Việt Nam: Nghiên cứu thí điểm 3. Nghiên cứu diện rộng để sản xuất phân trùn và đáp ứng của cây trồng đối với phân trùn 4. Khảo sát việc sản xuất và tiêu thụ phân trùn 5. Kết luận
  4. Dẫn nhập Ở ĐBSCL miền nam Việt Nam, nuôi trồng thủy sản là ngành công nghiệp nổi bật với tổng sản lượng gia tăng rõ rệt trong những năm gần đây (Bosma et al. 2009). Tuy nhiên, một lượng lớn chất thải cũng được tạo ra do các trang trại nuôi trồng thủy sản. Hàng năm một khối lượng lớn chất thải lỏng và rắn đươc xả thải trực tiếp vào nguồn nước mà không qua xử lý. Việc xả thải như vậy làm cho ô nhiễm nước cục bộ dưới dạng gia tăng các vật chất lơ lững, nồng độ các dưỡng chất cao và oxygen hòa tan bị tụt xuống thấp (Cao et al. 2010c), tất cả điều này làm cho phú dưỡng đường nước tiếp nhận (Cripps 1995). Nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL gồm nhiều hệ thống bao gồm ao nuôi cá nước ngọt, nuôi tôm vùng nước lợ, trồng rừng ngập mặn, nuôi cua bể, nuôi cua dưới tán rừng gập mặn và kết hợp nuôi cá trên ruộng lúa (Estelles et al. 2002). Mặc dù nuôi trồng thủy sản trên nước lợ là ngành công nghiệp tăng trưởng mạnh ở Việt Nam (đặc biệt là nuôi tôm), nuôi trồng thủy sản nước ngọt đóng góp hơn phân nửa tổng sản luợng trong vùng hàng năm (Bosma et al. 2009). Ao đào trên đất là hệ thống phổ biến nhất cho nuôi thủy sản nước ngọt do chi phí xây dựng và bảo trì tương đối rẽ và kỹ thuật thiết kế đơn giản (Midlen and Redding 1998). Ao đất điển hình có diện tích vào khỏang 4000 m² , sâu từ 3-5 m và sản lượng trung bình hàng năm là 430 tấn cá/ha/năm (Bosma et al.2009). Gần đây các nghiên cứu các giải pháp thay thế cho việc lọai thải chất thải trong nuôi trồng thủy sản đã được bắt đầu ở ĐBSCL. Cao et al. (2009, 2010a,b,c) báo cáo việc xử lý và tái chế nước và chất thải rắn cho cây trồng trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu trên cây lúa. Nghiên cứu này hướng về việc xử lý và tái chế chất thải rắn trong nuôi trồng thủy sản, hoặc bùn đáy ao (AS) bao gồm phân cá và thức ăn dư thừa lắng tụ ở đáy ao nuôi cá (Cripps and Bergheim 2000). Cho dù việc áp dụng trực tiếp chất thải này trên cây trồng được thực hiện trong một số trường hợp, nhưng mùi hôi sinh ra lại là vấn đề và có nguy cơ làm nhiễm tạp cho hoa màu và nông dân do các tác nhân gây bệnh và vì vậy một số hình thức xử lý hoặc biến chế chất thải này được mong muốn. Nuôi ủ phân trùn, một kỹ thuật được thiết lập nhằm xử lý chất thải hữu cơ, được đề nghị như một giải pháp khả thi để xử lý bùn đáy ao. Nó được định nghĩa là tác động phối hợp giữa trùn đất và vi sinh vật để ổn đinh và biến đổi chất thải rắn thành sản phẩm cuối cùng giàu dưỡng chất (Aira et al. 2002, Bajsa et al. 2003). Ở ĐBSCL, nuôi ủ phân trùn được thực hành và xử lý phân bò và tạo ra sản phẩm quý giá dưới dạng phân hữu cơ (phân trùn) và lòai động vật giàu đạm (trùn đất) (Cao, personal communication). Có rất nhiều nghiên cứu đáng kể về nuôi ủ phân trùn trên các chất thải khác như bùn cống rảnh, bả nhà máy giấy và bùn nhà máy dệt vải (e.g. Bajsa et al. 2003, Elvira et al. 1997, and Kaushik and Garg 2004, respectively). Một trong các biến số chính ảnh hưởng đến khả năng của trùn làm phân hủy bùn trong nuôi ủ phân trùn là lọai và khối lượng vật liệu dùng phối trộn với bùn. Vật liệu trong đống ủ có thể ảnh hưởng hiệu năng của việc nuôi ủ phân trùn, sự sống sót của trùn và tốc độ sinh sản (Dominguez et al. 2000), và thành phần dưỡng chất sau cùng của chất thải (Garg et al. 2006). Vai trò chính của vật liệu độn là để cung cấp thêm các bon; gia tăng khe rổng trong chất thải; và làm gảim dung trọng của hổn hợp chất thải (Haug 1993). Có rất nhiều vật liệu đã được sử dụng làm vật liệu độn, một số chúng gồm:
  5. • Giấy bìa cứng, lá cây khô, mảnh gỗ (Maboeta and Rensburg 2003); • Phế phẩm nông nghiệp, rơm lúa mạch (Contreras- Ramos et al. 2005); • Sợi khuẩn ty nấm (Majumdar et al. 2006); and • Giấy tủ gốc (Ndegwa and Thompson 2000) Nghiên cứu cho thấy các vật liệu có nguồn gốc từ rơm cần có thời gian lâu hơn để trùn đất làm vụn trong nuôi ủ phân trùn hơn là các cơ chất độn khác (Edwards and Arancon 2004), Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định triển vọng của nuôi ủ phân trùn như một tiến trình xử lý cho chất thải rắn trong nuôi trồng thủy sản. Mục đích của thí nghiệm là xác định vật liệu độn thích hợp và liều lượng để phối trộn với bùn ao nuôi trồng thủy sản, xác định tính khả thi cho sản xuất lớn phân trùn; và đánh giá giá trị thay thế phân bón của phân trùn trong sản xuất rau màu.
  6. Nuôi ủ phân trùn trên chất thải rắn nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL, Việt Nam: Vermicomposting of Aquaculture Solid Waste on the Mekong Delta, Vietnam: Nghiên cứu thí điểm Hai trong số các vật liệu hữu cơ phổ biến có nhiều nhất ở DDBSCL là rơm rạ (RS) và cỏ thủy sinh. Lúa được thu hoạch 2-3 lần trong năm ở ĐBSCL chừa lại mọt khối lượng lớn rơm rạ mà chúng thường được đốt bỏ. Loài cỏ thủy sinh nổi trên nước, thường gọi là Lục Bình ( Eichhornia crassipes), là vấn đề nghiêm trọng cho môi trường và kinh tế ở nhiều nơi trên thế giới (Gupta et al. 2007) sinh sản nhiều trên các sông rạch ở ĐBSCL. Hai vật liệu này được lựa chọn để thí nghiệm nuôi ủ phân trùn. Thí nghiệm sau đây khảo sát tiềm năng nuôi ủ phân trùn bùn nuôi trồng thủy sản bằng trùn Quế (Perionyx excavatus). Thí nghiệm sơ khởi (Birch 2009) cho thấy loài Perionyx excavatus là tốt nhất để sử dụng. Các vấn đề ngiên cứu sau đây được khảo sát: 1 Liệu vật liệu độn cần thiết cho nuôi ủ phân trùn? 2 Bùn đáy ao có thích hợp cho nuôi ủ phân trùn bằng loài trùn P. excavatus không? 3 Rơm rạ và /hoặc Lục Bình có thích hợp làm vật liệu độn cho nuôi ủ phân trùn không? và 4 Tỉ lệ bùn đáy ao trên các vật liệu độn nào (RS và/hoặc WH) thích hợp cho trùn sinh sôi và thành phần sau cùng của phân trùn? Báo cáo chi tiết thí nghiệm này dưới đây và các nghiên cứu bổ sung có thể xem trong Birch (2009). VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Bùn nuôi trồng thủy sản được thu từ các ao nuôi cá Tra nước ngọt Pangasianodon hypophthalmus. Sau khi thu hoạch cá, bùn được bơm sang đất liền kề để cho ráo nước. Rơm rạ được thu gom chuẩn bị 2 tháng trước khi sử dụng và Lục Bình được thu ở ao cạnh Viện lúa ĐBSCL (CLRRI) một tháng trước và phơi khô. Rơm và Lục Bình được cắt nhỏ dài khoảng ≤10 cm và ngâm nước trong 24 giờ trước khi phối trộn với bùn đáy ao. Các vật liệu được để cho ráo nước trước khi trộn với bùn. Đặc tính của bùn đáy ao, rơm rạ và Lục Bình sử dụng trong thí nghiệm này được trình bày trong Bảng 1. Nuôi ủ phân trùn được tiến hành trong bình nhựa 10 L có nắp và đáy được khoan lổ để cho thoáng khí và thoát nước tốt (~1 mm đường kính). Trùn Quế trưởng thành ( P. excavatus), được nuôi trên phân bò, được rửa sạch và cân trước khi cho vào trong bình nuôi ủ phân. Mỗi bình được thả 25 con trùn Quế. Các nghiệm thức được lập lại 3 lần và các bình được để trong tối hoàn toàn. 9 nghiệm thức được thiết lập từ A đến I, chứa các tỉ lệ phối trộn khác nhau của bùn đáy ao, rơm và Lục Bình (Bảng 2). Nuôi ủ phân trùn được tiến hành trong 53 ngày. Khi kết thúc nuôi ủ phân trùn, thu 3 mẫu cơ chất trên mỗi bình, mỗi mẫu có chứa đầy đủ các vật liệu hổn hợp trong bình. Trùn trưởng thành được lực bằng tay trong mỗi bình để đếm và cân trọng lượng. Trùn trưởng thành được nhận diện bằng đai sinh dục. Tiếp sau khi lựa trùn trưởng thành, cân mẫu nhỏ 50 g để đếm kén và trùn con.
  7. Bảng 1. Đặc tính của bùn ao nuôi cá (AS), rơm rạ (RS) và Lục Bình (WH). Đặc tính Đơn vị AS RS WH C:N ratio - 21.9 48.1 57.4 Total C % 10.7 ± 0.19 68.3 ± 5.48 71.7 ± 1.18 TN % 0.49 ± 0.01 1.42 ± 0.02 1.25 ± 0.04 TP % 0.44 ± 0.01 0.33 ± 0.00 0.47 ± 0.01 TK % 1.53 ± 0.23 1.11 ± 0.06 5.79 ± 0.27 Mg % 0.3 ± 0.01 0.24 ± 0.01 0.6 ± 0.02 Ca % 0.01 ± 0.00 0.23 ± 0.01 0.86 ± 0.13 Fe % 3.81 ± 0.3 0.08 ± 0.01 0.17 ± 0.01 Mn % 0.06 ± 0.01 0.05 ± 0.00 1.09 ± 0.13 mg kg-1 Cu 168 ± 15 5.33 ± 1.2 6.33 ± 1.45 mg kg-1 Zn 250 ± 43.3 178 ± 8.41 29.3 ± 1.2 mg kg-1 N hữu dụng 285 ± 4.67 - - mg kg-1 P hữu dụng 199 ± 38.1 - - -1 K trao đổi mg kg 531 ± 155.6 - - pH (1:4) - 6.8 ± 0.01 7.8 ± 0.04 7.4 ± 0.07 mS cm-1 EC (1:4) 0.54 ± 0.03 1.31 ± 0.24 4.6 ± 0.25 Phân tích phân trùn được tiến hành theo Sổ tay phân tích đất nước, phân bón và cây trồng do Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp ấn hành năm1998. Số liệu được phân tích bằng phương pháp biến động 1 chiều ANOVA ở mức ý nghĩa 5 % trong Microsoft Excel. Phép thử độ khác biệt nhỏ nhất có ý nghĩa (LSD) được dùng để phân biệt sự khác biệt của giá trị trung bình. KẾT QUẢ Số trùn chết và mức sinh sản Tỉ lệ trùn bị chết biến động từ 28.0 ± 18.0% (nghiệm thức C) đến 77.3 ± 13.1% (nghiệm thức F) nhưng không có sự khác biệt nhau giữa các nghiệm thức (P < 0.2). Không có sự khác biệt nào giữa các nghiệm thức về số kén trùn (P < 0.4) với số lượng biến động từ 0.3 ± 0.3 kén cho mỗi 50 g cơ chất (nghiệm thức G) đến 4.3 ± 1.2 kén/50 g cơ chất (nghiệm thức E). Tuy nhiên, có sự khác nhau có ý nghĩa về thống kê trị trung bình số trùn con (P < 2.0 × 10-4) (Hình. 1). Nghiệm thức A (100% AS) có số trùn con thấp nhất (1.3 ± 0.3), và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác ngọai trừ nghiệm thức F và G (4.0 ± 0.6 và 3.7 ± 2.2 trùn con tương ứng). Ngọai trừ
  8. nghiệm thức F, tất cả các nghiệm thức có chứa 70-80% bùn đáy ao (B, C, E và H) thì không khác biệt với nhau nhưng khi so sánh với hổn hợp có chứa 60 và 80% bùn đáy ao, số trùn con bị giảm xuống khi tỉ lệ bùn dùng thấp hơn (i.e. B (80% AS) > D (60% AS) và E (80% AS) > G (60% AS). Nghiệm thức H (70% AS) và I (60% AS) cả hai đều có rơm rạ và Lục Bình có số trùn con cao hơn khi tỉ lệ bùn đáy ao (AS) được sử dụng (13.3 trùn con và 7.0 trùn con tương ứng). Bảng 2 Nghiệm thức và tỉ lệ trộn (tính theo trọng lượng khô) của bùn đáy ao, rơm rạ (RS) và Lục Bình (WH) dùng cho các nghiệm thức. Thành phần (%) (TL khô) Nghiệm thức AS RS WH A 100 - - B 80 20 - C 70 30 - D 60 40 - E 80 - 20 F 70 - 30 G 60 - 40 H 70 10 20 I 60 20 20 Phân tích hóa học Có sự khác biệt nhau có ý nghĩa về thống kê giữa các nghiệm thức về đạm tổng số (TN) và đạm hữu dụng (AN) (P < 2.33 × 10-8 and 0.02, tương ứng) (Hình. 2). Nghiệm thức A (0.48 ± 0.34% N) cho ra phân trùn có đạm tổng số thấp nhất trong khi nghiệm thức G và I có trị số cao nhất (0.91 ± 0.04% N; 0.94 ± 0.02% N), chúng khác biệt có ý nghĩa so với tất cả các nghiệm thức khác. Hàm lượng đạm tổng số gia tăng có ý nghĩa với việc tăng cường chất độn rơm rạ (D > C > B), Lục bình (E > F > G) và rơm rạ + Lục Bình (H > I). Tuy nhiên, đạm hữu dụng không như vậy và không có theo chiều hướng rõ . Kết quả thí nghiệm còn cho thấy sự khác biệt rõ về lân tổng số (TP) và lân hữu dụng (AP) giữa các nghiệm thức (P < 3.63 × 10-4 và 9.25 × 10-10, tương ứng) (Hình. 3). Ở các nghiệm thức C, D và F, G, Khi vật liệu độn cao hơn (i.e. 30-40%), TP cao hơn có ý nghĩa ở các nghiệm thức có WH hơn các nghiệm thức có RS. Lân hữu dụng cũng cao hơn có ý nghĩa ở các nghiệm thức có WH (E-I) so với các nghiệm thức không có (A-D). Lân hữu dụng cũng cao hơn có ý nghĩa về thống kê khi nhiều AS hiện diện với D (80% AS) > B (60% AS) và G (80% AS) > F (70% AS) > E (60% AS).
  9. 20 Average number of Juveniles in a 50 g subsample 15 10 5 0 A B C D E F G H I Treatment   Hình 1 Số trùn con trong mẫu thứ cấp 50 g sau 53 ngày nuôi ủ phân trùn. Xem chi tiết ở bảng 2 về cac nghiệm thức. Thanh đứng chỉ sai số chuẩn của giá trị trung bình 3 lần lập lại. 1000 1.0 900 0.8 Available N (mg/kg) 800 700 0.6 TN (%) 600 0.4 500 400 0.2 300 TN (%) 200 0.0 A B C D E F G H I AN (mg/kg) Treatment   Hình 2 Đạm tổng số (TN) (%) và đạm hữu dụng (AN) (mg kg-1) sau 53 ngày nuôi ủ phân trùn. Thanh đứng chỉ sai số chuẩn của giá trị trung bình 3 lần lập lại. Mô tả nghiệm thức xem trong Bảng 2. Có sự khác biệt nhau có ý nghĩa qua phân tích thống kê về kali tổng số (TK) và Kali trao đổi (EK) giữa các nghiệm thức (P < 2.59 × 10-5 và 1.65 × 10-13, tương ứng) (Hình. 4). Nghiệm thức dùng Lục Bình WH (E-I) có TK và EK cao hơn có ý nghĩa về thống kê so với các nghiệm thức chỉ sử dụng rơm RS (B-D). Nghiệm thức A có Kali tổng số TK cao hơn các nghiệm thức phối trộn bùn và rơm AS+RS (B-D) nhưng lại có kali trao đổi thấp nhất. Nghiệm thức I có TK (2.69 ± 0.14%) cao hơn qua phân tích thống kê so với tất cả các nghiệm thức khác nhưng nghiệm thức G lại có EK cao nhất (8457 ± 366 mg kg-1).
  10. 0.5 800 700 0.4 600 AP (mg/kg) 500 0.3 TP (%) 400 0.2 300 TP (%) 200 0.1 100 AP (mg/kg) 0.0 0 Treatment     Hình 3. Lân tổng số (TP) (%) và lân hữu dụng (AP) (mg kg-1) sau 53 ngày ủ phân nuôi trùn. Thanh đứng chỉ sai số chuẩn của giá trị trung bình 3 lần lập lại. Mô tả nghiệm thức xem trong Bảng 2. 3.0 14000 2.5 12000 2.0 10000 EK (mg/kg) TK (%) 8000 1.5 6000 1.0 TK (%) 4000 0.5 2000 EK (mg/kg) 0.0 0 D Treatment A B C E F G H I   Hình 4 Kali tổng số (TK) (%) kali trao đổi (EK) (mg kg-1) sau 53 ngày ủ phân nuôi trùn. Thanh đứng chỉ sai số chuẩn của giá trị trung bình 3 lần lập lại. Mô tả nghiệm thức xem trong Bảng 2. Nghiệm thức A có tỉ số C:N thấp hơn có ý nghĩa thống kê (P < 0.01 × 10-8) so với hầu hết các nghiệm thức khác (19.7 ± 0.62), ngọai trừ nghiệm thức E và F (Hình. 5). Nghiệm thức sử dụng WH có tỉ số C: N thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức sử dụng RS ở cùng một tỉ lệ phối trộn (i.e. E (20% RS) < B (20% WH), C (30% RS) < F (30% WH), D (40% RS) < G (40% WH)). Không có sự khác nhau giữa nghiệm thức H và I.
  11. pH của nghiệm thức có Lục Bình (WH )(7.20–7.78) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với cac nghiệm thức không có WH (6.04–6.57) (P < 8.27 × 10-10). Độ dẫn điện (EC) cũng cao hơn có ý nghĩa về thống kê ở các nghiệm thức có sử dụng Lục Bình WH (2.07–3.07 mS cm-1) so với các nghiệm thức không sử dụng (1.03–1.49 mS cm-1) (P < 1.06 × 10-8). 40 30 C:N 20 10 0 A B C D E F G H I Treatment Hình 5. Tỉ số (C:N) của các nghiệm thức A-I sau 53 ngày ủ phân nuôi trùn. Thanh đứng chỉ sai số chuẩn của giá trị trung bình 3 lần lập lại. Mô tả nghiệm thức xem trong Bảng 2. 1.0 0.8 0.6 % 0.4 Mn (%) Mg (%) 0.2 Ca (%) 0.0 A B C D E F G H I Treatment Hình 6. Nồng độ Manganese (Mn), magnesium (Mg) và calcium (Ca) sau 53 ngày ủ phân nuôi trùn. Thanh đứng chỉ sai số chuẩn của giá trị trung bình 3 lần lập lại. Mô tả nghiệm thức xem trong Bảng 2. Nghiệm thức sử dụng Lục Bình cũng cao hơn có ý nghĩa qua phân tích thống kê về hàm lượng Mn, Mg và Ca hơn các nghiệm thức không sử dụng WH (Hình. 6). Nghiệm thức có tỉ lệ bùn đáy ao cao có khuynh hướng có hàm lượng Zn, Cu và Fe cao hơn (Bảng 3), cho dù sự khác biệt này chỉ có ý nghĩa khi so sánh nghiệm thức có 80% AS so với các nghiệm thức có 60%. Thảo luận Đặc tính của bùn đáy ao và rơm rạ
  12. Khi so sánh AS được sử dụng trong nghiên cứu này so với bùn được mô tả bởi Buyuksonmez et al. (2005) và Marsh et al. (2005), có sự khác biệt lớn về tính chất của chất thải (Table 4). Tổng các bon của bùn đáy trong thí nghiệm này ít hơn phân nữa của bùn do Buyuksonmez et al. (2005) và của cả hai Buyuksonmez et al. (2005) và Marsh et al. (2005) cho thấy tổng N và P cao hơn từ 7-11 lần so với bùn ở ĐBSCL Vi lượng trong bùn ở Việt Nam cũng thấp hơn chỉ có Fe là trường hợp ngọai lệ là cao hơn nhiều. Tuy nhiên, bùn đáy ao trong thí nghiệm này tương đối bằng với mức trung bình của 12 trang trại trong tỉnh lân cận là An Giang (Cao et al. 2009). Bảng 3. Nồng độ sắt (Fe), kẽm (Zn) và đồng (Cu) sau 53 ngày ủ phân nuôi trùn. Nghiệm thức có tỉ lệ bùn cao co khuynh hướng cao hơn.  Zn (mg kg-1) Cu (mg kg-1) Treatment Fe (%) A 4.43 ± 0.41 260 ± 40 20.7 ± 2.6 B 3.85 ± 0.12 237 ± 9.0 19.0 ± 1.5 C 2.74 ± 0.20 180 ± 12 15.0 ± 1.0 D 2.67 ± 0.19 183 ± 35 15.3 ± 1.9 E 4.29 ± 0.16 240 ± 17 21.7 ± 1.7 F 3.75 ± 0.37 230 ± 35 17.0 ± 2.1 G 3.00 ± 0.46 170 ± 21 14.3 ± 1.5 H 3.56 ± 0.30 230 ± 25 18.7 ± 0.3 I 3.64 ± 0.11 260 ± 15 19.0 ± 1.2 Các sự khác biệt này dường như do sự khác nhau về hệ thống nuôi trồng thủy sản nơi mà bùn đáy ao được thu thập. Marsh et al. (2005) thu thập AS từ hệ thống nuôi trồng thủy sản thâm canh tuần hòan và Buyuksonmez et al. (2005) thu AS từ hệ thống nước chảy qua lọc, cả hai đều lọc nước và chừa lại thể tích nhỏ chất thải cô đặc. Để so sánh, việc bơm hút bùn đáy ở Việt Nam là hổn hợp của đất và bùn làm pha lỏang chát dinh dưỡng trong AS, nhưng lại thêm chất khác là sắt từ đất. Nồng độ dinh dưỡng thấp của AS dùng trong thí nghiệm này đã tác động vào sự sinh trưởng, tỉ lệ sống sót, mức sinh sản, vận tốc phân hủy và chất lượng phân trùn được tạo ra. Suthar (2007) thấy rằng sự phân hủy chất thải và và trùn được sinh ra có liên quan mật thiết đến chất lượng của cơ chất. Dinh dưỡng thấp trong bùn đáy ao ở ĐBSCL dường như làm cho phân huỷ và sản xuất trùn bị chậm. Nồng độ dinh dưỡng thấp lại ngăn cản sự gia tăng quần thể vi sinh vật, là cơ chế chính cho sự phân hủy trong lúc ủ phân (Edwards and Bohlen 1996). Bùn đáy ao có dinh dưỡng thấp có liên quan đến hàm lượng dinh dưỡng của phân trùn được tạo ra cho dù giá trị dinh dưỡng sau cùng cũng còn tùy thuộc vào chất độn được sử dụng.  
  13. Bảng 4: Đặc tính của bùn đáy ao nuôi trồng thủy sản trong 4 nghiên cứu riêng biệt nhau. Kết quả của Cao et al. (2009) là trị số trung bình cho 12 ao nuôi cá nước ngọt ở tỉnh An Giang, Việt Nam.   Đặc tính Đơn vị Nguồn tài liệu Buyuksonmez Marsh et al. Cao et al. Nghiên cứu et al. (2005) 2005 (2009) này (2008) Tỉ số C:N - 7.1 - 15.6 21.9 Tổng C % 24 - 5 10.7 ± 0.19 Tổng N % 3.4 3.8 0.32 0.49 ± 0.01 Tổng P % - 3.3 0.28 0.44 ± 0.01 Tổng K % - 0.2 1.1 1.53 ± 0.23 mg kg-1 N hữu dụng 453 - - 285 ± 4.67 Mg % - 0.4 - 0.6 ± 0.02 Ca % - 6.58 0.01 0.86 ± 0.13 Fe % - 0.2 3.9 0.17 ± 0.01 Mn % - 0.03 0.05 1.09 ± 0.13 -1 Cu mg kg - 77 35 6.33 ± 1.45 mg kg-1 Zn - 1070 111 29.3 ± 1.2 Phân trùn thường cần bổ sung thêm phân bón vô cơ để dùng làm phân bón (e.g. Arancon et al. 2003). Arancon et al. (2003) bổ sung thêm trong phân trùn được nuôi trên nền phân bò bằng phân đạm vô cơ mặc dù phân trùn có chứa 1.9% N, hàu như cao gấp 4 lần N tổng số của bùn đáy ao trong thí nghiệm bày. Như vậy, việc bổ sung diinh dưỡng có lẻ cuối cùng là cần thiết để gia tăng chât lưựong của phân trùn được sản xuất từ bùn đáy ao vùng ĐBSCL để nó có thể được sử dụng như là phân hữu cơ đầy đủ. Rơm dùng trong thí nghiệm này có N và P tương đối cao (Bảng 1). Rơm thường có chứa khỏang 0.5-0.8% N, 0.07-0.12% P và 1.2-1.7% K (Dobermann and Fairhurst 2000). Vì vậy tổng giá trị N và P ghi nhận trong Bảng 1 có lẻ không đại diện cho rơm ở ĐBSCL và có thể ảnh hưởng đến việc tính tóan lượng dinh dưỡng bổ sung vào cho phân trùn để có thể sử dụng như phân hữu cơ (như thảo luận dưới đây). Điều này có thể do rơm đã được chuẩn bị và thu từ 2 tháng trước khi bắt đầu thí nghiệm; có lẻ chúng đã được phân hủy phần nào và khối lượng giảm dẫn đến hàm lượng dinh dưỡng cao hơn mức bình thường.Tuy vậy các kết quả tìm thấy trong thí nghiệm này cho thấy sự khác biệt tương đối giữa các nghiệm thức có lẻ không bị ảnh hưởng do nguồn dinh dưỡng cao hơn mức bình thường trong rơm được sử dụng.
  14. Bùn đáy ao nuôi ủ phân trùn cho sản xuất trùn Kết quả chỉ ra rằng chất độn có lẻ cần để cải thiện việc sản xuất trùn trong bùn đáy ao. Nghiệm thức A, không có chất độn, có rất ít trùn consau khi kết thúc nuôi ủ phân so vowssi các nghiệm thức khác, đặc biệt là đối với nghiệm thức có 20 % chất độn. Vigueros and Camperos (2002) nhận thấy rằng 70% bùn cống rảnh với 30% Lục Bình (WH) sản sinh ra kén trùn cao hơn 98 % bùn cống rảnh và 2 % Lục Bình (WH) và Bhattacharjee and Chaudhuri (2002) quan sát tỉ lệ sản xuất trùn Quế ( P. excavatus) cao hơn trong hổn hợp phân bò với rơm rạ so với chỉ có phân bò đơn thuần. Cùng với kết quả hiện tại, các kết quả này cho thấy tỉ lệ bùn gần với hoặc bằng 100 % là không tối hảo cho việc sản xuất trùn. Mức độ oxygen thấp trong bùn không có chất độn có lẻ làm cho mật số thấp, tuy nhiên, không có số liệu đo đạc để minh chứng hoặc loại bỏ giả thuyết này (dù không có phát hiện dấu hiệu của điều kiện yếm khí). Cho dù trùn Quế ( P. excavatus)dường như không sinh sản tốt khi không có chất độn, số trùn con cho thấy rằng P. excavatus sinh sản tốt hơn trong bùn có tỉ lệ cao. Khi so sánh số trùn con trong 80% bùn đáy ao (với 20% chất độn) với 60 % bùn đáy ao(với 40% chất độn), số trùn con cao hơn có ý nghĩa so với tỉ lệ trước. Các kết quả này được ủng hộ bởi Marsh et al. (2005) khi tìm thấy rằng cơ chất có chứa hàm lượng bùn cao hơn cải thiện được mức tăng trưởng của trùn. Vì vậy, có lẻ trùn P. excavatus ưa thích một lượng nhỏ chất độn trong bùn sinh sản không quá cao mà cũng không quá thấp. Trùn Quế trưởng thành bị chết trong thí nghiệm này tuy nhiên không có sự khác biệt nào giữa các nghiệm thức thí nghiệm (số liệu không được trình bày). Các kết quả này không giống với của Suthar (2009) ông thấy rằng số trùn chết là cao hơn khi tỉ lệ bùn cống rảnh cao hơn. Một số các yếu tố làm cho trùn chết bao gồm hàm lượng nước có trong cơ chất, nhiệt độ trong lúc nuôi ủ phân trùn và thành phần thức ăn (nghĩa là kim loại nặng). Ẩm độ và nhiệt độ tương đối được nhiều nhà khoa học ưu tiên nghiên cứu. Hallatt (1992) thấy rằng trùn Quế (P. excavatus) sinh trưởng và sinh sản tốt nhất khi hàm lượng nước trong cơ chất nằm trong khoảng 75.2 và 83.2% (w/w). Hàm lượng nước trong nuôi ủ phân trùn của thí nghiệm này nằm trong khoảng 70 và 80% và như vậy dường như không làm cho P. excavatus chết. Điều kiện nhiệt độ trong bình nuôi ủ phân trùn có lẻ gây trở ngại cho trùn Quế (P. excavatus) sống sót. Edwards et al. (1998) nhận thấy rằng P. excavatus sống trong bùn ủ ở nhiệt độ 30°C thấp hơn so với nhiệt độ 25°C. Nhiệt độ bên trong bình của thí nghiệm này (trung bình là 30.3 ± 0.16°C) có lẻ làm ảnh hưởng bất lợi đến sự sống sót của trùn. Kim loại nặng trong thức ăn cũng có thể ảnh hưởng đến sự sống sót của trùn nếu nồng độ ở mức gây độc. Kuperman et al. (2004) tìm thấy rằng 0.12% mangan hữu dụng gây độc cho trùn. Mặc dù lượng mangan hữu dụng không được phân tích trong thí nghiệm này nhưng Mn tổng số là 0.18-0.32%. Mangan trở nên hữu hiệu ở pH < 6 và khi oxygen bảo hòa thấp (Porter et al. 2004). Dù cho pH trong nuôi ủ phân trùn của thí nghiệm này lớn hơn 6, có lẻ nồng độ oxygen đủ thấp làm gia tăng Mn hữu dụng và như vậy gây độc cho trùn. Tuy nhiên, nồng độ oxygen không được đo do đó giả thuyết này là không hiện thực nếu không có các khảo sát sâu xa hơn nữa. Bên cạnh Mn, hàm lượng tổng số Cu và Zn trong nuôi ủ phân trùn còn thấp hơn nhiều mức độ thử nghiệm của Malley et al. (2006) (1642 mg Cu kg-1 và 2492 mg Zn kg-1) làm cho trùn Eisenia fetida chết. Hàm lượng hửu dụng Fe và Mg dường như cũng ở
  15. mức hữu dụng thấp do pH trong đống ủ phân gần trung tính. Nhìn chung, ít có chứng cứ cho rằng trùn chết là do sự hiện diện của kim loại nặng bên trong thức ăn cho trùn. Bùn đáy ao để nuôi ủ phân trùn dùng để sản xuất phân hữu cơ Phân trùn được sản xuất từ nhiều loại chất thải được nghiên cứu bởi nhiều tác giả để cải thiện sự sinh trưởng của nhiều loại cây trồng (bao gồm Edwards và Burrows (1988), Atiyeh et al. (2000), Manna et al (2003), Marinari et al. (2000) và Dominguez  (2004)). Phân hữu cơ được ưa thích có hàm lượng giàu N, P và K, chúng được phóng thích vào trong đất theo thời gian. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng chất lượng sau cùng của phân trùn rất tùy thuộc vào chất liệu ban đầu. Hàm lượng đạm tổng số trong phân trùn gia tăng theo với sự gia tăng chất độn, do đạm tổng số trong rơm rạ và Lục Bình được mong đợi là cao hơn trong bùn. Tổng lượng P và K của sản phẩm phân trùn gia tăng khi Lục Bình được sử dụng là điều được mong đợi do Lục Bình có hàm lượng tổng số P và K cao hơn bùn đáy ao và rơm rạ. Vi lượng , pH và EC trong sản phẩm sau cùng cũng có thể được giải thích do tính chất của vật liệu ban đầu là nùn đáy ao, rơm rạ và Lục Bình. Như vậy đặc tính của vật liệu ban đầu dường như là chỉ thị tốt cho chất lượng của phân trùn được tạo ra. Lục Bình có lẻ là chất độn thích được dùng hơn rơm rạ. Như đã thảo luận trước, không có sự khác biệt nào có ý nghĩa về số trùn chết hoặc sinh sản khi Lục Bình được sử dụng so với rơm rạ. Tuy nhiên về chất lượng sau cùng của , phân trùn sử dụng Lục Bình có nhiều lân và kali hơn là khi chỉ sử dụng rơm rạ. Như đã ghi nhận trước đây, rơm rạ được dùng trong thí nghiệm này có hàm lượng N và P cao hơn mức bình thường, như vậy rơm rạ có lẻ ít được ưa dùng nếu rơm rạ có chất lượng thấp hơn được sử dụng. Vì lẻ đó, để sản xuất phân hữu cơ dường như Lục Bình có vẻ hấp dẫn hơn. Trước khi được dùng như là phân hữu cơ, phân trùn nên được hoai mục hòan tòan. Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu cố gắng thiết lập các thông số để xác định độ hoai mục. Mặc dù chỉ số chung đánh giá hoai mục là không thực tế do có rất nhiều vật liệu được sử dụng trong các tiến trình ủ phân khác nhau, Bernal et al. (1998) xác định chỉ số hoai mục của phân compost được ủ từ hổn hợp bùn cống rảnh và thân bắp (79:21 theo trọng lượng khô), là hai vật liệu tương tự như bùn đáy ao và rơm rạ trong thí nghiệm này. Độ hoai mục được tính tóan bằng tỉ số C:N là 8.6, đạm tổng số là 3.2% và tổng các bon là 27%. Theo chỉ số này, tỉ số C:N của tất cả các phân trùn còn rất cao, N tổng số quá thấp và tổng các bon còn quá cao trước khi được hoai mục hòan tòan. Đề nghị là nuôi ủ phân trùn của bùn đáy ao có sử dụng rơm rạ nên tiến hành ở thời gian dài hơn để cho trùn có xử lý hòan tòan các vật liệu. Lượng phân trùn cần để bón cho các lọai cây trồng cần được tính tóan bằng cách dùng lượng phân vô cơ khuyến cáo sử dụng. Thí dụ sau đây cho thấy phân trùn cần để bón cho lúa ở ĐBSCL trong vụ mùa khô, mặc dù so với các lọai cây lương thực khác cũng có thể thực hiện được. Viện lúa ĐBSCL khuyến cáo công thức phân bón dùng cho tính tóan là ; 100 kg of N ha-1, 26 kg P ha-1 và 53 kg K ha-1 áp dụng ở 7, 21 và 45 ngày sau khi gieo (Bài thảo luận của chương trình CARD, n.d.). Phân trùn theo tỉ lệ 60:20:20 (AS: RS: WH) được dùng cho thí dụ sau đây do có hàm lượng cao đạm , lân và kali tổng số (Bảng 5).
  16. Bảng 5:Đặc tính của phân trùn tạo ra theo tỉ lệ 60:20:20 (AS:RS:WH). Trung Đặc tính Đơn vị bình Tỉ số C:N - 25.3 ± 1.0 Tổng C % 23.7 ± 14 Tổng N % 0.94 ± 0.0 Tổng P % 0.44 ± 0.0 Tổng K % 2.69 ± 0.1 mg kg-1 N hữu dụng 677 ± 79 mg kg-1 P hữu dụng 463 ± 6.4 mg kg-1 K trao đổi 6707 ± 393 Tổng Mg % 0.43 ± 0.0 Tổng Ca % 0.02 ± 0.0 Tổng Fe % 3.64 ± 0.1 Tổng Mn % 0.55 ± 0.1 mg kg-1 Tổng Cu 19.0 ± 1.2 mg kg-1 TổngZn 266 ± 15.3 pH (1:4) - 7.37 ± 0.1 mS cm-1 EC (1:4) 2.37 ± 0.2 Độ ẩm % 75 ± 0.7 Bảng 6 cho thấy lượng phân trùn theo tính tóan cần thiêt để cung cấp lượng dinh dưỡng tương đương với khuyến cáo của Viện lúa. Tuy nhiên nếu khối lượng lớn phân trùn 738.880 kg ha-1 được áp dụng cho hoa màu để cung cấp đủ N, thì lượng P và K sẽ dư thừa. Theo thời gian lượng dinh dưỡng dư thừa sẽ đi vào mạch nước ngầm hoặc nước mặt gây ô nhiễm do phú dưỡng. Ngược lại, nếu 39.517 kg ha-1 được áp dụng, cây trồng dường như sẽ bị thiếu N và P và lượng phân vô cơ bổ sung khoảng 73,3 kg ha-1 N và 7.7 kg ha-1 P là cần thiết. Tuy nhiên, việc áp dụng khối lượng lớn phân trùn là rất không thực tế. Điều này cổ vũ cho ý tưởng cung cấy cả phân trùn và phân vô cơ để đạt nồng độ tối hảo và cân bằng dinh dưỡng cho sản xuất là tốt hơn.
  17. Bảng 6:Tổng lượng phân vô cơ áp dụng (kg ha-1) cho vụ lúa mùa khô và lượng phân trùn cần dùng (kg ha-1) để cung cấp lượng N, P và K (giả định 20% dinh dưỡng của phân trùn được khóang hóa trong vụ đầu). Loại phân N P K Phân bón vô cơ (kg ha-1) 100 26 53 Phân trùn (kg ha-1) 738 880 280 778 39 517   Theo thời gian và qua vụ sau, sự khóang hóa phân trùn sẽ được tiếp tục. Sự phóng thích dưỡng chất từ phân trùn và phân hủy pân hữu cơ thường chậm hơn là sự phóng thích từ phân khóang vô cơ (Adegbidi et al. 2003). Atiyeh et al. (2000) tìm thấy rằng về lâu dài, khi dinh dưỡng bị giới hạn, cây trồng trên phân trùn vượt xa cây trồng trên phân vô cơ thương mại. Như vậy cần có các nghiên cứu sâu xa hơn nữa để nghiên cứu giá trị của phân trùn cho cây trồng so với phân vô cơ qua nhiều vụ và trong khỏang thời gian dài hơn. . Vi lượng cũng quan trọng khi chọn phân trùn làm phân hữu cơ. Theo Dobermann and Fairhurst (2000), Fe và Mn trở nên độc cho lúa trên đất có nhiều hơn 300-500 mg kg-1 (0.03-0.05%) và 800-2500 mg kg-1 (0.08-0.25%), tương ứng.Mức trong phân trùn là (3.64 ± 0.01% Fe và 0.55 ± 0.01% Mn), cao hơn các mức này, như vậy cần phải điều phối để bảo đảm không tích lủy đến mức gây độc xảy ra cho cây trồng. Giới hạn Mn trong phân trùn là có thể bằng cách giảm lượng Lục Bình trong hổn hợp trong khi giới hạn Fe, tìm thấy nhiều nơi đất tự nhiên ở ĐBSCL, sẽ rất khó khăn. Đồng và kẽm cũng cao trong phân trùn (19.0 ± 1.2 mg Cu kg-1 and 266 ± 15.3 mg Zn kg-1). Nồng độ trong đất gây độc cho lúa xảy ra khi >20 mg Cu kg-1 và >600 mg Zn kg-1 (Dobermann and Fairhurst 2000) như vậy việc điều tiết các dưỡng chất này cũng cần để tránh sự tích lủy đến mức gây độc. Do trong bùn đáy ao có nồng độ cao Cu và Zn , chúng có trong ao cá do được đưa vào qua thức ăn, nên cần phải được khảo sát và nổ lực để giới hạn nguồn này một khi bùn đáy ao được sử dụng để nuôi ủ phân trùn và sử dụng như là phân hữu cơ. Kết luận Bùn ao nuôi trồng thủy sản dường như là vật liệu thích hợp cho ủ phân nuôi trùn bằng trùn Quế (P. excavatus). Tuy nhiên, việc chọn lựa vật liệu độn và tỉ lệ phối trộn cho nuôi ủ phân trùn bằng bùng đáy ao có lẻ tùy thuộc vào đầu ra nào được mong muốn: trùn hay phân trùn. Nếu muốn được sinh khối trùn, hổn hợp có bùn đáy ao cao được khuyến cáo (e.g. 80%). Nếu muốn thu phân trùn như loại phân hữu cơ, hổn hợp có tỉ lệ bùn đáy ao thấp hơn dường như thích hợp hơn do có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn trong các chất liệu độn, đặc biệt là Lục Bình có chứa lượng P và K cao hơn. Tuy nhiên điều cần lưu ý là khoảng thời gian phải dài hơn để phân hủy hoàn toàn rơm rạ và Lục Bình. Nếu phân trùn được dùng làm phân hữu cơ, dường như cần phải bổ sung thêm phân vô cơ để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cây trồng. Đề nghị cần có nghiên cứu thêm để xác định giá trị của nuôi ủ phân trùn dùng làm phân bón của các loại cây lương thực khác qua nhiều vụ. Tác dụng lâu dài của việc sử dụng cũng nên được lượng hóa so với việc sử dụng phân hóa học. Cần tiesn hành
  18. nghiên cứu để tối ưu hóa sản phẩm: trùn hoặc phân trùn. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của việc nuôi cá bằng trùn cũng cần được nghiên cứu đẻ thúc đẩy việc tái chế chất dinh dưỡng. Việc phân tích vốn-lời cần được tiến hành để lượng giá nhân công và thời gian là cần thiết để điều hành và ứng dụng phân trùn thải/phân bón để tiest kiệm và giảm được lượng phân vô cơ sử dụng và gia tăng sản lượng của cây trồng. Mặc dù lợi ích tiềm tàng về môi trường do việc ứng dụng hệ thống tái chế bùn đáy ao để nuôi ủ phân trùn, việc ứng dụng trên diện rộng cần phải được thúc đẩy bằng lợi ích về tài chính rõ ràng cho nông dân vùng DDBSCL. CẢM TẠ Ts. Cao Văn Phụng và nhân viên của Viện lúa ĐBSCL được cảm tạ là chủ nhà của nghiên cứu này. Sự hổ trợ cho nghiên cứu này do Chương Trình Đại Sứ Trẻ của Úc Châu và nhân viên của Đại Học Murdoch. REFERENCES Adegbidi HG, Briggs RD, Volk TA, White EH, Abrahamson LP (2003) Effect of organic amendments and slow-release nitrogen fertiliser on willow biomass production and soil chemical characteristics. Biomass and Bioenergy 25, 389- 398 Aira M, Monroy F, Dominguez, Mato S (2002) How earthworm density affects microbial biomass and activity in pig manure. European Journal of Soil Biology 38, 7-10 Arancon NQ, Edwards CA, Bierman P, Metzger JD, Lee S, Welch C (2003) Effects of vermicomposts on growth and marketable fruits of field-grown tomatoes, peppers and strawberries. Pedobiologia 47, 731-735 Atiyeh RM, Dominguez J, Subler S, Edwards CA (2000) Changes in biochemical properties of cow manure during processing by earthworms (Eisenia andrei, Bouché) and the effects on seedling growth. Pedobiologia 44, 709-724 Bajsa O, Nair J, Mathew K, Ho GE (2003) Vermiculture as a tool for domestic wastewater management. Water Science and Technology 48, 125-132 Bernal MP, Paredes C, Sanchez Monedero MA, Cegarra J (1998) Maturity and stability parameters of composts prepared with a wide range of organic wastes. Bioresource Technology 63, 91-99 Bhattacharjee G, Chaudhuri PS (2002) Cocoon production, morphology, hatching pattern and fecundity in seven tropical earthworm species – a laboratory-based investigation. Journal of Biosciences 27, 283-294 Bosma, R.H., Hanh, C.T.T., Potting, J., 2009. Environmental Impact Assessment of the Pangasius Sector in the Mekong Delta. Wageningen University. 50 pp Buyuksonmez F, Rynk R, Hess TF, Fornshell G (2005) Composting characteristics of trout manure. Journal of Residuals Science and Technology 2, 149-157
  19. Cao van Phung, Nguyen be Phuc, Tran kim Hoang, Bell RW (2009) Recycling of fishpond waste for rice cultivation in the Cuu Long delta, Vietnam In: Technologies and Management for Sustainable Biosystems. Eds J. Nair, C. Furedy, C. Hoysala and H. Doelle. pp. 87-95. Nova Science Publishers. Hauppauge New York, USA. Cao, van Phung, Nguyen, be Phuc, Tran, kim Hoang and Bell, R.W. (2010a). Nutrient recovery by rice crops as a treatment for aquaculture solid waste: crop yield, nutrient status and nutrient budgets. Technical Report CARD Project VIE/06/023. Cuu Long Rice Research Institute, O Mon. Cao, van Phung, Nguyen, be Phuc, Tran, kim Hoang and Bell, R.W. (2010b). Irrigating rice crops with waste water to reduce environmental pollution from catfish production in the Mekong Delta. Technical Report CARD Project VIE/06/023. Cuu Long Rice Research Institute, O Mon. Cao, van Phung and Bell, R.W. (2010c). Improvement of water quality of outflows from ponds to waterways. Technical Report CARD Project VIE/06/023. Cuu Long Rice Research Institute, O Mon. Contreras-Ramos SM, Escamilla-Silva EM, Dendooven L (2005) Vermicomposting of biosolids with cow manure and oat straw. Biology and Fertility of Soils 41, 190-198 Cripps SJ (1995) Serial particle size fractionation and characterisation of an aquacultural effluent. Aquaculture 133, 323-339 Cripps S, Bergheim A (2000) Solids management and removal for intensive land- based aquaculture production systems. Aquacultural Engineering 22, 33-56 De Silva, Sena S. Ingram, Brett A. Nguyen, Phuong T. Bui, Tam M. Gooley, Geoff J. Turchini Giovanni M. (2010). Estimation of nitrogen and phosphorus in effluent from the Striped Catfish farming sector in the Mekong Delta, Vietnam. AMBIO (DOI 10.1007/s13280-010-0072-x) Dobermann A, Fairhurst T (2000) Rice: Nutrient Disorders and Nutrient Management, Handbook Series. Potash and Phosphate Institute (PPI), Potash and Phosphate Institute of Canada (PPIC) and International Rice Research Institute (IRRI). Dominguez J, Edwards CA, Webster M (2000) Vermicomposting of sewage sludge: Effect of bulking materials on the growth and reproduction of the earthworm Eisenia andrei. Pedobiologia 44, 24-32 Dominguez J (2004) State-of-the-art and new perspectives on vermicomposting research. In: Edwards CA (Ed) Earthworm Ecology (2nd Edn), CRC Press LLC, Florida, pp 401-425 Edwards A, Arancon NQ (2004) The use of earthworms in the breakdown of organic wastes to produce vermicomposts and animal feed protein. In: Earthworm Ecology. 2nd ed. Ed. C.A. Edwards, 345-377. Florida, U.S.: CRC Press LLC
  20. Edwards CA, Bohlen PJ (1996) Biology and Ecology of Earthworms (3rd Edn), Chapman and Hall, London. Edwards  A, Burrows I (1988) The potential of earthworm compost as plant growth media. In: Earthworms in Waste and Environmental Management, Eds. C.A. Edwards and E.F. Neuhauser, 211-220. The Netherlands: SPB Academic Publishing. Edwards CA, Dominguez J, Neuhauser EF (1998) Growth and reproduction of Perionyx excavatus (Perr.) (Megascolecidae) as factors in organic waste management. Biology and Fertility of Soils 27, 155-161 Elvira C, Sampedro L, Dominguez J, Mato S (1997) Vermicomposting of wastewater sludge from paper-pulp industry with nitrogen rich materials. Soil Biology and Biochemistry 29, 759-762 Estelles P, Jensen H, Sanchez L, Vechiu G (2002) Sustainable Development in the Mekong Delta, Afdeling, Denmark. Garg P, Gupta A, Satya S (2006) Vermicompostring of different types of waste using Eisenia foetida: A comparative study. Bioresource Technology 97, 391-395  Gupta R, Mutiyar PK, Rawat NK, Saini MS, Garg VK (2007) Development of a water hyacinth based vermireactor using an epigeic earthworm Eisenia foetida. Bioresource Technology 98, 2605-2610 Hallatt L, Viljoen SA, Reinecke AJ (1992) Moisture requirements in the life cycle of Perionyx excavatus (Oligochaeta). Soil Biology and Biochemistry 24, 1333-1340 Hao VN, Tinh TNN, Sang VN, Hai VN, Hien TN, Khoi DP, Sinh XL, Van VM (2001) Report at the Final Workshop, June 12-13, 2001: Final report of the deepwater rice fish project in Mekong River Delta, Vietnam. N.p. Hashemimajd K, Kalbasi M, Golchin A, Shariatmadari H (2004) Comparison of vermicompost and composts as potting media for growth of tomatoes. Journal of Plant Nutrition 27, 1107-1123 Haug RT (1993) The Practical Handbook of Compost Engineering. Florida, U.S.: Lewis Publishers, CRC Press LLC Hesse PR (1971). A Textbook of Soil Chemical Analysis. London: John Murray. International Newsletter of the Collaboration for Agricultural and Rural Development Program No. 05 January 2009 (CARD newsletter). 2009. www.card.com.vn/news/index.aspx (accessed 28th February, 2009). Jackson ML (1958) Soil Chemical Analysis. Englewood Cliffs, N.J.: Prentice Hall, Inc. Kaushik P, Garg VK (2004) Dynamics of biological and chemical parameters during vermicomposting of solid textile mill sludge mixed with cow dung and agricultural residues. Bioresource Technology 94, 203-209
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2