Báo cáo: Phân tích ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường
lượt xem 47
download
Bài báo cáo "Phân tích ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường" giới thiệu đến các bạn tính cấp thiết của việc nghiên cứu tác động của khai thác khoáng sản ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường, những tác động, ảnh hưởng của khai thác khoáng sản đến môi trường và con người,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài báo cáo để nắm bắt đầy đủ nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo: Phân tích ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN BÁO CÁO PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ĐẾN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 1
- MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu tác động của khai thác khoáng sản ảnh h ưởng đến tài nguyên và môi trường Việt Nam là nước có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản. Cho đến nay ngành Địa chất đã tìm kiếm, phát hiện hơn 5000 mỏ và điểm quặng của khoảng 60 loại khoáng sản khác nhau. Một số khoáng sản đã được phát hiện và khai thác từ rất lâu như vàng, thiếc, chì, kẽm, than đá và các loại vật liệu xây dựng; số khác mới được phát hiện và khai thác như dầu khí, sắt, đồng… Một số nơi, có những mỏ nằm tập trung như than ở Quảng Ninh, bôxit ở Tây Nguyên và apatit, đất hiếm ở miền núi phía Bắc Khai thác khoáng sản là quá trình con người bằng phương pháp khai thác lộ thiên hoặc hầm lò đưa khoáng sản từ lòng đất phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Các hình thức khai thác bao gồm: khai thác thủ công, khai thác quy mô nhỏ và khai thác quy mô vừa. Bất cứ hình thức khai thác khoáng sản nào cũng dẫn đến sự suy thoái môi trường. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản đã và đang góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế và công cuộc xây dựng đổi mới đất nước. . Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam 2
- Theo số liệu thống kê kinh tế 6 tháng đầu năm 2015 của Tổng cục Thống kê, công nghiệp khai khoáng tiếp tục là ngành có đóng góp lớn và tăng trưởng cao, đứng ở vị trí thứ 3 trong các ngành có đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng GDP. ( Báo tn&mt vn2015) Tuy nhiên, hoạt động khai thác khoáng sản đã và đang tác động xấu đến môi trường xung quanh như: tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường, tích tụ và phát tán chất thải, làm ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn nước, ô nhiễm nước, tiềm ẩn nguy cơ về dòng thải axit mỏ… Những hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt khai thác than, titan, bauxite đang phá vỡ cân bằng hệ sinh thái, gây ô nhiễm nặng nề với môi trường, trở thành vấn đề cấp bách mang tính chất xã hội và chính trị của cộng đồng Công tác khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (Anh: deec.vn) ̉ Hạn chế ô nhiễm môi trường, hướng tới phát triển bền vững trong khai thác khoáng sản đang là vấn đề cấp bách, nhận được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng. Giải quyết vấn đề này cần sự chung tay của tất cả các ngành liên quan, sự đồng lòng của Nhà nước, Nhân dân và phụ thuộc rất lớn vào ý thức 3
- doanh nghiệp khai khoáng. Hội thảo về chính sách khai thác khoáng sản và phát triển bền vững Cần giáo dục, tuyên truyền và nâng cao nhận thức của mọi người trong khai thác khoáng sản: về hiện trạng khai thác khoáng sản, những tác động của khai thác khoáng sản đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường và cuộc sống của con người. Để từ đó có thể đưa ra biện pháp khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, tìm ra những phương pháp tiên tiến để khai thác hiệu quả hơn, và các biện pháp, giải pháp đề xuất khắc phục hậu quả do khai thác không hợp lý, kém hiệu quả để lại. 2.Mục tiêu, quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu a, Mục tiêu làm rõ hiện trạng khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam các vấn đề gây bức xúc trong khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam: khai thác không hiệu quả, lãng phí, ô nhiễm môi trường trong khai thác tài nguyên thiên nhiên giải quyết ô nhiễm trong khai thác, đề xuất khắc phục hậu quả, xây dựng ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản trong bối cảnh phát triển bền vững. b, Quan điểm tiếp cận 4
- quan điểm hệ thống: nghiên cứu các hợp phần tự nhiên tạo nên tài nguyên khoáng sản, các mối quan hệ của chúng, sự ảnh hưởng lẫn nhau của các hợp phần tác động đến quá trình hình thành tài nguyên khoáng sản; hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản của con người ảnh hưởng đến trữ lượng, số lượng và chất lượng của các loại khoáng sản, các vấn đề về ô nhiễm môi trường do khai thác, chế biến khoáng sản. quan điểm tiếp cận bền vững: khai thác khoáng sản gắn với phát triển bền vững, chỉ ra thực trạng của khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam và đưa ra những đề xuất, biện pháp để khai thác sử dụng hợp lý, sử dụng tài nguyên sạch, bảo vệ môi trường. c, Phương pháp nghiên cứu nghiên cứu, phân tích tổng hợp, đánh giá các vấn đề liên quan đến ảnh hưởng của khai thác khoáng sản tác động đến tài nguyên và môi trường. nghiên cứu từ các môn học chuyên ngành: vấn đề về tài nguyên và môi trường, phát triển kinh tế xã hội, môn Khoa học môi trường và biến đổi khí hậu; vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên môn Tài nguyên thiên nhiên nghiên cứu từ sách báo, tạp chí, phương tiện thông tin đại chúng: tất cả các thông tin liên quan đến tài nguyên và môi trường : khai thác, sử dụng, những bấp cập trong khai thác tài nguyên và những vấn đề môi trường trên các báo đời sống, báo tài nguyên môi trường nghiên cứu từ các thông tin trên Internet: các diễn đàn tài nguyên và môi trường, cổng thông tin của các cơ quan tài nguyên môi trường: các số liệu thống kê về tài nguyên Việt Nam và các tỉnh, thành trên cả nước, các phân tích, nhận định chuyên sâu về vấn đề tài nguyên môi trường con người của các chuyên gia đầu ngành. 5
- II. PHẦN 2: NỘI DUNG NHỮNG TÁC ĐỘNG, ẢNH HƯỞNG CỦA KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI. 1. Hiện trạng khai thác tài nguyên kho áng s ản ở Việt Nam Trong những năm qua, ngành CN khai khoáng đã đóng vai trò quan trọng và tích cực trong sự nghiệp phát triển công nghiệp Việt Nam và nền kinh tế đất nước. Đã cơ bản đáp ứng đủ và kịp thời nguyên liêụ cho nền kinh tế quốc dân như ngành than đã cung ứng đầy đủ và kịp thời nguyên liệu cho ngành điện, xi măng, hoá chất, giấy; khoáng sản thiếc, chì kẽm, sắt đã cung ứng đủ cho ngành luyện kim; khoáng sản apatit đã cúng cấp đủ cho ngành Hoá chất, phân bón. 6
- Đồng thời khoáng sản và sản phẩm chế biến của khoáng sản đã có một phần xuất khẩu, tăng giá trị GDP. 2 loại khoáng sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là dầu khí và than (năm 2012 khoảng 10 tỷ USD). 1.1 Quặng sắt: Ở Việt Nam hiện nay đã phát hiện và khoanh định được trên 216 vị trí có quặng sắt, có 13 mỏ trữ lượng trên 2 triệu tấn, phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc. Trong tất cả các mỏ quặng sắt của Việt Nam, đáng chú ý nhất là có hai mỏ lớn đó là mỏ sắt Quý Xa ở Lào Cai và mỏ sắt Thạch Khê ở Hà Tĩnh. Hàng năm, số lượng quặng sắt khai thác và chế biến ở Việt Nam đạt từ 300.000 – 450.000 tấn. Năng lực khai thác quặng sắt hiện nay có thể đáp ứng sản lượng là 500.000 tấn/năm. Thị trường quặng sắt hiện nay: 80% sử dụng trong nước, chủ yếu là để luyện thép, còn 20% xuất khẩu. 1.2 Quặng Bô xít Nước ta có tiềm năng rất lớn về quặng bôxít với tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo đạt khoảng 5,5 tỷ tấn, phân bố chủ yếu ở tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Bình Phước,… Nhìn chung, nước ta có trữ lượng tài nguyên bôxít lớn, chất lượng tương đối tốt, phân bố tập trung, điều kiện khai thác thuận lợi. 7
- ô nhiễm nguồn nước do khai thác boxit ở Tây Nguyên 1.3 Quặng titan Theo kết quả điều tra, thăm dò địa chất, cho tới nay đã phát hiện 59 mỏ và điểm quặng titan, trong đó có 6 mỏ lớn có trữ lượng từ 1 đến 5 triệu tấn, 8 mỏ trung bình có trữ lượng > 100.000 tấn và 45 mỏ nhỏ và điểm quặng. Ngành Titan hoạt động với giá trị xuất khẩu quặng tinh titan 2030 triệu USD/năm, có hiệu quả kinh tế đáng kể, đặc biệt có ý nghĩa kinh tế xã hội với nhiều địa phương suốt dọc ven biển từ Thanh Hoá đến Bình Thuận. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do quản lý không chặt chẽ, và lợi dụng hình thức “khai thác tận thu” đơn vị khai thác và chế biến quặng titan, chỉ đầu tư nửa vời, bán ra nước ngoài ở dạng thô, trong đó có cả các đơn vị không đủ khả năng, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm quản lý, khai thác bừa bãi bất hợp pháp, “nhảy cóc” gây lãng phí tài nguyên, gây tác động xấu đến môi trường, gây tình trạng tranh chấp trong sản xuất và thị trường. Ngành Titan phát triển thiếu quy hoạch, mất cân đối, chưa có công nghệ chế biến sâu, hiện nay đang phải xuất quặng tinh, nhưng đang phải nhập khẩu các chế phẩm từ quặng titan cho nhu cầu trong nước với mức độ tăng. 1.4 Than Việt Nam là nước có tiềm năng về than khoáng các loại. Than biến chất 8
- thấp (lignit á bitum) ở phần lục địa trong bể than sông Hồng tính đến chiều sâu 1700m có tài nguyên trữ lượng đạt 36,960 tỷ tấn. Nếu tính đến độ sâu 3500m thì dự báo tổng tài nguyên than đạt đến 210 tỷ tấn. Khai thác và vận chuyển than Than biến chất trung bình (bitum) đã được phát hiện ở Thái Nguyên, vùng sông Đà và vùng Nghệ Tĩnh với trữ lượng không lớn, chỉ đạt tổng tài nguyên gần 80 triệu tấn. Than biến chất cao (anthracit) phân bố chủ yếu ở các bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, sông Đà, Nông Sơn với tổng tài nguyên đạt trên 18 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh là lớn nhất với trữ lượng đạt trên 3 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh đã được khai thác từ hơn 100 năm nay phục vụ tốt cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Khai thác, chế biến than quy mô công nghiệp đang từng bước được nâng cao về năng lực công nghệ, thiết bị, quản lý. Hoạt động sản xuất, kinh doanh đã có sự gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu lợi nhuận, kinh tế với trách nhiệm bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên còn hạn chế quy mô công nghiệp ở nước ta hiện chưa đồng đều về hiệu quả kinh tế, về việc chấp hành các quy định của pháp luật về khoáng sản, về bảo vệ môi trường 9
- [ Theo PGS.TS Nguyễn Khắc Vinh (Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam2015)] 2. Đánh giá và nh ận x ét chung v ề t ình hình khai thác khoáng s ản ở Việt Nam Thực tế cho thấy, tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác khoáng sản của nước ta còn rất lớn, nhất là ở các mỏ hầm lò, các mỏ do địa phương quản lý. Một số điều tra nghiên cứu của CODE cho biết tổn thất tài nguyên khi khai thác than hầm lò từ 4060%; khai thác aptit là 2643%; quặng kim loại 1530%; vật liệu xây dựng 1520%; dầu khí 560%. Đối với loại mỏ vừa và nhỏ (chiếm đa số), sự thất thoát không dừng lại ở một vài chục phần trăm mà nguy cơ mất mỏ rất nghiêm trọng. Ví dụ như khai thác than tại Quảng Ninh, mức độ tổn thất theo số liệu báo cáo của TKV cũng vào khoảng 7,37,7% đối với khai thác lộ thiên, khoảng 2831% trong khai thác hầm lò. Đặc biệt, nhiều khu vực giàu quặng quý hiếm đã bị khai thác với tần suất và trữ lượng lớn và không tuân thủ quy hoạch chung Hầu hết ở các mỏ kim loại, về kỹ thuật chưa được chú ý, đa số áp dụng hệ thống khai thác lộ thiên với công nghệ ôtô máy xúc. Đây là loại hình công nghệ cổ điển, giá thành cao. Các thông số kỹ thuật của hệ thống khai thác và vận tải không đảm bảo. Phương pháp khai thác thủ công và bán cơ giới đã tác động xấu đến môi trường sinh thái và gây lãng phí tài nguyên. Giá trị và hiệu quả sử dụng thấp, chưa tương xứng với giá trị tài nguyên khoáng sản, đồng thời gây lãng phí rất lớn tài nguyên do không tận dụng được đáng kể sản phẩm khoáng sản khác đi kèm. Nhiều mỏ quy mô khai thác nhỏ chỉ lấy được những phần trữ lượng giàu nhất, bỏ đi toàn bộ quặng nghèo và khoáng sản đi kèm, dẫn đến lãng phí tài nguyên do mức độ cơ giới hóa thấp và công nghệ khai thác lạc hậu Kỹ thuật lạc hậu không bảo đảm an toàn lao động, người dân kém hiểu biết và không đủ nhận thức về các vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp chỉ chạy theo lợi nhuận trước mắt mà để mất an toàn lao 10
- động và phá hủy môi trường.tai nạn lao động trong khai thác khoáng sản, đặc biệt trong khai thác hầm lò và khai thác đá, xảy ra thường xuyên với tỷ lệ thương vong khá cao. Điều này thể hiện trình độ phát triển thấp và công tác quản lý rất lỏng lẻo trong lĩnh vực này Hoạt động khai thác còn lạc hậu, kém hiệu quả Công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác vẫn còn gặp khó khăn về xác định và bố trí kinh phí cho công tác bảo vệ khoáng sản chưa được quy định rõ; chính quyền quản lý trực tiếp ở địa phương vẫn chưa thực sự thực hiện hết trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản còn nhiều bất cập, lỏng lẻo. Tuy đã có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành về khai thác khoáng sản, tuy nhiên 11
- ở rất nhiều các địa phương công tác quản lý và khai thác khoáng sản còn buông lỏng, thiếu trách nhiệm, vẫn để các tình trạng vi phạm pháp luật, chống đối lại cơ quan Nhà nước. PGS.TS Lưu Đức Hải, Khoa Môi trường, ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN cho rằng, vấn đề bất cập hiện nay trong chế biến khoáng sản ở Việt Nam là có rất ít doanh nghiệp quan tâm đến các sản phẩm phụ và chất thải có thể tận thu trong quá trình chế biến khoáng sản, gây lãng phí tài nguyên của đất nước. Một số trường hợp, giá trị của chất thải rắn, lỏng bị loại bỏ khỏi dây truyền chế biến quặng có giá trị kinh tế, chưa được tận dụng. 3. Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản đến tài nguyên và môi trường. Các hoạt động khai thác khoáng sản đã gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh: sử dụng chưa thực sự có hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên; tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường; tích tụ hoặc phát tán chất thải rắn; làm ảnh hưởng đến nguồn nước, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất; làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học; gây tiếng ồn và chấn động; sự cố môi trường; tác động đến công nghiệp nói chung; tác động đến kinh tế – xã hội; gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và an toàn của người lao động 3.1 Ô nhiễm nguồn nước Các hoạt động khai thác khoáng sản thường sinh ra nước thải, chất hóa học độc hại với khối lượng lớn, gây ô nhiễm nước. Tác động hoá học của hoạt động khai thác khoáng sản tới nguồn nước: Sự phá vỡ cấu trúc của đất đá chứa quặng khi tiến hành đào bới và khoan nổ sẽ thúc đẩy các quá trình hoà tan, rửa lũa các thành phần chứa trong quặng và đất đá, quá trình tháo khô mỏ, đổ các chất thải vào nguồn nước, chất thải rắn, bụi thải không được quản lý, xử lý chặt chẽ, tham gia vào thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung cấp cho nguồn nước tự nhiên,… là những tác động hoá học làm thay đổi tính chất vật lý và thành phần hoá học của nguồn nước xung quanh các khu mỏ. 12
- Nước ở các mỏ than thường có hàm lượng các ion kim loại nặng, á kim, các hợp chất hữu cơ, các nguyên tố phóng xạ… cao hơn so với nước mặt và nước biển khu vực đối chứng và cao hơn TCVN từ 13 lần. Đặc biệt khu vực từ Quảng Yên đến Cửa Ông. Để sản xuất 1 tấn than, doanh nghiệp cần bóc đi từ 8 đến 10 m³ đất phủ và thải từ 1 đến 3 m³ nước thải mỏ. Trung bình hàng năm, các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam đã thải ra môi trường 182,6 triệu m³ đất đá, khoảng 70 triệu m³ nước thải mỏ dẫn đến một số vùng thuộc tỉnh Quảng Ninh bị ô nhiễm đến mức báo động như Mạo Khê, Uông Bí, Cẩm Phả… ô nhiễm nguồn nước trầm trọng ở khu vực mỏ than Trong các mỏ thiếc sa khoáng, biểu hiện chính của ô nhiễm hoá học là làm đục nước bởi bùn – sét lơ lửng, tăng hàm lượng các ion sắt và một số khoáng vật nặng. Các chất thải này không được xử lý, thải trực tiếp và môi trường, làm đọc hại nguồn nước khu vực cũng như vùng xung quanh, không chỉ làm ô nhiễm nguồn nước mặt mà còn ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước trong không khí khi bốc hơi. Việc khai thác và tuyển quặng vàng phải dùng đến thuốc tuyển chứa Hg, ngoài ra, các nguyên tố kim loại nặng như asen, antimoan, các loại quặng sunfua, có thể rửa lũa hoà tan vào nước. Vì vậy, ô nhiễm hoá học do khai thác và tuyển quặng vàng là nguy cơ đáng lo ngại. Tại những khu vực này, nước thường bị nhiễm bẩn bởi bùn sét, một số kim loại nặng và hợp chất độc như Hg, As, Pb v.v… mà nguyên nhân chính là do nước thải, chất thải rắn không được xử lý đổ bừa bãi ra khai trường và khu vực tuyển quặng. 13
- \ ô nhiễm nguồn nước do khai thác khoáng sản ở Tuyên Quang 3.2 Ô nhiễm không khí Những hoạt động làm đường chuyên chở than, tổn trữ đất mặt, di chuyển chất thải và chuyên chở đất và than làm tăng lượng bụi xung quanh vùng khai mỏ. Bụi làm giảm chất lượng không khí tại ngay khu khai mỏ, tổn hại thực vật, và sức khỏe của công nhân mỏ cũng như vùng lân cận bụi do vận chuyển than 14
- Đất đá thải loại trong khai thác khoáng sản cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tác động cộng hưởng về phát thải bụi từ các mỏ, gây suy giảm môi trường không khí. Trên các mỏ than thường có mặt với hàm lượng cao các nguyên tố Sc, Ti, Mn...Các khoáng vật sulphua có trong than còn chứa Zn, Cd, HG...làm cho bụi mỏ trở nên độc hại với sức khỏe con người. Việc khai thác vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho sản xuất phân bón và hoá chất như đá vôi cho nguyên liệu xi măng, đá xây dựng các loại, sét, cát sỏi, apatit, … đã gây những tác động xấu đến môi trường như làm ô nhiễm không khí. 3.3 Hoạt động khai thác khoáng sản là nguyên nhân dẫn đến phá rừng, giảm độ che phủ của rừng Hoạt động khai thác khoáng sản là một trong những nguyên nhân làm giảm độ che phủ do rừng cây bị chặt hạ, lớp phủ thực vật bị suy giảm. Hoạt động khai thác khoáng sản cũng làm cho thực vật, động vật bị giảm số lượng hoặc tuyệt chủng do các điều kiện sinh sống ở rừng cây, đồng cỏ và sông nước xấu đi. Một số loài thực vật bị giảm số lượng, động vật phải di cư sang nơi khác. 15
- Chặt cây, phá rừng để khai thác khoáng sản Quần xã vi sinh vật và quá trình quay vòng chất dinh dưỡng bị đảo lộn do di chuyển, tổn trữ và tái phân bố đất. Nhìn chung, nhiễu loạn đất và đất bị nén sẽ dẫn đến xói mòn. Di chuyển đất từ khu vực chuẩn bị khai mỏ sẽ làm thay đổi hoặc phá hủy nhiều đặc tính tự nhiên của đất và có thể giảm năng suất nông nghiệp hoặc đa dạng sinh học. Khai thác lộ thiên gây ra những tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp đến động, thực vật hoang dã. Tác động trực tiếp nhất đến sinh vật hoang dã là phá hủy hay di chuyển loài trong khu vực khai thác và đổ phế liệu.Nhưng những loài quý hiếm có thể bị tuyệt chủng. Tác động lâu dài và sâu rộng đến động, thực vật hoang dã là mất hoặc giảm chất lượng sinh cảnh. 16
- Bảng 1. Diện tích rừng tự nhiên bị mất do khai thác khoáng sản Một ví dụ điển hình là hiện nay trong khu vực Hòn Gai – Cẩm Phả có khoảng 30 mỏ than lớn nhỏ đang hoạt động, bình quân khoảng 2.000ha, có 1 mỏ với tổng diện tích là 175km2, chiếm 28,7% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả. Trong giai đoạn 1970 – 1997, các hoạt động khai thác than ở Hòn Gai, Cẩm Phả đã làm mất khoảng 2.900ha đất rừng các loại (trung bình mỗi năm mất 100 – 110ha) , trong đó khoảng 2.000ha bị mất do mở vỉa, đổ đất đá thải. Độ che phủ rừng tự nhiên từ 33,7% năm 1970 giảm xuống 6,7% (1985) và 4,7% (1997) Đơn vị: % 17
- Bảng 3. Biến động độ che phủ rừng khu vực Hòn Gai – Cẩm Phả 3.4 Tác động đến nông nghiệp nông thôn Trong khai thác mỏ,diện tích đất xung quanh các bãi thải quặng có thể bị bồi lấp do sạt lở, xói mòn của đất đá từ các bãi thải, gây thoái hoá lớp đất mặt. Việc đổ bỏ đất đá thải tạo tiền đề cho mưa lũ bồi lấp các sông suối, các thung lũng và đồng ruộng phía chân bãi thải và các khu vực lân cận. Khi có mưa lớn thường gây ra các dòng bùn di chuyển xuống vùng thấp, vùng đất canh tác, gây tác hại tới ruộng vườn, nhà cửa, vào mùa mưa lũ thường gây ra lũ bùn đá, gây thiệt hại lớn Quá trình đào xới, vận chuyển đất đá và quặng làm địa hình khu khai trường bị hạ thấp, ngược lại, quá trình đổ chất thải rắn làm địa hình bãi thải tâng cao. Những thay đổi này sẽ dẫn đến những biến đổi về điều kiện thuỷ văn, các yếu tố của dòng chảy trong khu mỏ như: thay đổi khả năng thu, thoát nước, hướng và vận tốc dòng chảy mặt, chế độ thuỷ văn của các dòng chảy như mực nước, lưu lượng, v.v…. Sự tích tụ chất thải rắn do tuyển rửa quặng trong các lòng hồ, kênh mương tưới tiêu có thể làm thay đổi lưu lượng dòng chảy, dung tích chứa nước, biến đổi chất lượng nguồn nước Các đống cuội, đá thải trong quá trình khai thác vàng, khai thác cát từ lòng sông đã ngăn cản, làm thay đổi dòng chảy, gây sự xói lở đất bờ sông, đê điều, gây úng lụt cục bộ. 18
- Bảng 2. Mức độ ô nhiễm đất nông nghiệp do khai thác mỏ( 2012) 3.5 Ảnh hưởng đến sức khỏe nguời dân và cộng đồng Ngành khai thác mỏ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân ở Việt Nam, và tạo công ăn việc làm cho hơn 400.000 người. Tuy nhiên khai thác mỏ là ngành lao động nặng nhọc, độc hại nguy hiểm chứa đựng nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Khai thác mỏ là một ngành lao động đặc thù, được xếp loại lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Hầu hết các mỏ có kiến tạo phức tạp, công nghệ khai thác lạc hậu, lao động thủ công là chủ yếu, điều kiện môi trường lao động khắc nghiệt, người lao động phải làm việc dưới hầm sâu, chật hẹp, gò bó, tối tăm, thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp như bụi than, đá, kim loại (cadimi, man gan...), phóng xạ; bùn nước ứ đọng, tiếng ồn, rung chuyển và các loại hơi khí độc CH4, CO, CO2, TNT. Người lao động khai thác mỏ luôn phải đối mặt với nhiều nguy cơ tai nạn lao động do lở đất đá, sập hầm, bục nước, nhiễm độc khí mêtan và mắc các bệnh nghề nghiệp phổ biến trong ngành khai thác mỏ như bệnh bụi phổi silic, bệnh bụi phổiamiăng, bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh rung cục bộ tần số cao, bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân, bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp, bệnh phóng xạ nghề nghiệp, bệnh nhiễm độc cadimi nghề 19
- nghiệp, nhiễm độc mangan nghề nghiệp, nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp, nhiễm độc TNT (trinitrotoluen) và bệnh da nghề nghiệp. Công nhân khai thác than ở Quảng Ninh Bụi, sỉ than và rất nhiều phế thải khác cũng làm ô nhiễm nặng môi trường sống, và ảnh hưởng tới sức khỏe người dân địa phương. Người dân địa phương khu vực này thường xuyên gặp các bệnh về hô hấp, nhiễm độc. Khai thác Titan gây ô nhiễm hóa chất và ô nhiễm phóng xạ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân địa phương Vì vậy, chăm sóc sức khỏe cho người lao động khai thác mỏ là vấn đề quan trọng, cần được quan tâm. Tóm lại: Các hoạt động khai thác khoáng sản đã gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh, nhưng có thể nói gọn lại trong một số tác động chính như sau: sử dụng chưa thực sự có hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên; tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường; tích tụ hoặc phát tán chất thải rắn; làm ảnh hưởng đến nguồn nước, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất; làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học; gây tiếng ồn và chấn động; sự cố môi trường; tác động đến công nghiệp nói chung; tác động đến kinh tế – xã hội; gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và an toàn của người lao động 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo “Phân tích các hướng chiến lược trong chiến lược đa dạng hóa công ty Tân Hiệp Phát”
38 p | 1358 | 511
-
Báo cáo tốt nghiệp: “ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHÂN ĐẠM ĐẾN KHẢ NĂNG TÍCH LŨY HÀM LƯỢNG NO3-, NH4+ TRONG NƯỚC MẶT VÀ NƯỚC NGẦM TẠI XÃ ĐẶNG XÁ - HUYỆN GIA LÂM – THÀNH PHỐ HÀ NỘI”
73 p | 816 | 224
-
Đề tài báo cáo Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường marketing vĩ mô đến việc lựa chọn thị trường mục tiêu và chính sách sản phẩm của công ty Kinh Đô
17 p | 1051 | 138
-
Báo cáo phân tích ngành Thủy sản
16 p | 404 | 67
-
Bài báo cáo Phân tích Môi trường: Phân tích cây trồng
69 p | 707 | 56
-
Bài tập nhóm: Phân tích ảnh hưởng của hoạt động xúc tiến bán hàng đến khối lượng đặt hàng sản phẩm downy của P&G tại các đại lý ở thành phố Huế
64 p | 463 | 49
-
BÁO CÁO " PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG "
7 p | 259 | 45
-
Báo cáo thực tập: Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến tình hình kinh doanh ô tô của Công ty cổ phần ô tô TMT
55 p | 225 | 37
-
Luận văn Xây dựng mô hình lý thuyết để phân tích ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ và các yếu tố sản xuất đến tăng trưởng kinh tế
71 p | 150 | 27
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Mô hình hàng đợi phân tích ảnh hưởng của sự kết hợp định tuyến lệch hướng và bộ đệm FDL trong giải quyết tắc nghẽn trên mạng chuyển mạch chùm quang"
11 p | 123 | 26
-
Hãy nêu và phân tích ảnh hưởng của sự phát triển dân số đến kinh tế, xã hội ở Việt Nam
23 p | 143 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Phân tích kiến thức, thái độ và thực hành của cán bộ y tế về hoạt động báo cáo phản ứng có hại tại một số bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh khu vực phía Bắc
89 p | 154 | 16
-
Báo cáo Địa kỹ thuật - Trắc địa: Phân tích ảnh hưởng của đường kính, khoảng cách của cánh vít và cường độ trụ đất xi măng đến sự làm việc của cọc ATT
6 p | 130 | 11
-
Báo cáo môn tài chính hành vi: Phân tích ảnh hưởng của phản ứng quá mức tại thị trường chứng khoán Trung Quốc
16 p | 133 | 10
-
Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích mối quan hệ khách hàng của công ty TNHH Đầu tư tổng hợp Hà Thanh dưới ảnh hưởng của Cách mạng công nghiệp 4.0
58 p | 26 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
120 p | 17 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Phân tích ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và võng quay tài sản đến ROE của các Công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
26 p | 32 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn