intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo “Sự ảnh hưởng của chất lượng nước mắm và đạo đức trong kinh doanh đến người tiêu dùng"

Chia sẻ: Nguyen Van Nhien | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

506
lượt xem
132
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuộc sống ngày càng tiến bộ nhu cầu cuộc sống ngày càng nâng cao,kéo theo sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Để đáp ứng nhu cầu đó thì đòi hỏi các sản phẩm trên thị trường không ngừng đa dạng mẫu mã, và chất lượng sản phẩm phải được đảm bảo và không ngừng được nâng cao,đặt biệt đối với sản phẩm liên quan đến thực phẩm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng .Trong đó, các mặt hàng về nước chấm cũng không tránh khỏi ảnh hưởng này.Vì thế các nhà...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo “Sự ảnh hưởng của chất lượng nước mắm và đạo đức trong kinh doanh đến người tiêu dùng"

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG KHOA QUẢN TRỊ KINH- MARKETING 3-K8 Chuyên Đề: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẮM VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG LINH DOANH ĐẾN NGƯỜI TIÊU DÙNG GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRƯƠNG CHÍ TIẾN NGUYỄN VĂN NHIÊN Vĩnh Long ngày 24/05/2010 1
  2. MỤC LỤC I.Lý do chọn chuyên đề:.................................................................................................................2 II.Vấn đề chất lượng của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất: .............................4 III.Giới thiệu về các loại bao bì có thể sử dụng trong bảo quản nước mắm (thủy tinh và bao bì PLASTIC loại PET…)...................................................................................................................4 IV.Quy trình công nghệ sản xuất:...................................................................................................6 VI.Đạo đức trong kinh doanh:......................................................................................................10 VII.ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .......................................................................................................13 2
  3. I.Lý do chọn chuyên đề: Cuộc sống ngày càng tiến bộ nhu cầu cuộc sống ngày càng nâng cao,kéo theo sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Để đáp ứng nhu cầu đó thì đòi hỏi các sản phẩm trên thị trường không ngừng đa dạng mẫu mã, và chất lượng sản phẩm phải được đảm bảo và không ngừng được nâng cao,đặt biệt đối với sản phẩm liên quan đến thực phẩm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng .Trong đó, các mặt hàng về nước chấm cũng không tránh khỏi ảnh hưởng này.Vì thế các nhà sản xuất nước mắm đã không ngừng cải tiến về kỷ thuật, chất lượng, áp dụng các chương trình quản lý chất lượng như:HACCP,SSOP,GMP… Ngành chế biến nước mắm ở Việt Nam có từ rất lâu đời, tuy nhiên mỗi địa phương có phương pháp chế biến riêng theo kinh nghiệm khác nhau.Nước mắm là dung dịch đạm mà chủ yếu là các acid amin, được tạo thành do sự phân hủy các protein có trong cá ...Nước mắm là loại có giá trị dinh dưỡng cao và hầu như có mặt trong các bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam Với nhận thức ngày càng cao thì chất lượng nước mắm cũng được người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn về: thành phần dinh dưỡng ,lượng urê,thành phần phụ gia có trong nước mắm và các phương pháp bảo quản…Đặc biệt, là vấn đề vệ sinh mà các doanh nghiệp bất chấp việc ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng để chạy theo lợi nhuận.Vì vậy, vấn đề được đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng nước mắm cả về màu sắc, mùi, vị…trong suốt thời gian bảo quản để không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. chính vì thế chúng em chọn chuyên đề “sự ảnh hưởng của chất lượng nước mắm và đạo đức trong kinh doanh đến người tiêu dùng ” 3
  4. II.Vấn đề chất lượng của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất: -Ngoài việc mang đến cho khách hàng một sản phẩm nước mắm chính hiệu, một hương vị truyền thống của quê hương, các doanh nghiệp không ngừng phấn đấu khẩn định thương hiệu thì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là mối quan tâm hàn đầu của doanh nghiệp vì đây là vấn đề sống còn của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh - Nguồn nguyền liệu của doanh nghiệp chủ yếu được thu mua, đánh bắt từ vùng biển Đông - Nguyên liệu cá dùng để chế biến là giống cá cơm như: xọc tiêu, phấn trì, cơm đỏ, cơm lép, cơm than ….trong đó loại cá cho nước mắm ngon nhất là Xọc Tiêu và Cơm Than, nếu độ tươi đồng nhất về chủng loại của cá cao thì hàm lượng đạm trong nước mắm sẽ cao - Muối dùng để chế biến nước mắm là muối biển, được sản xuất tại các vùng cung cấp muối truyền thống thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Phan Thiết được bảo quản bằng cách kê cao cách mặt đất 15 cm trở lên, trong thời gian tối thiểu là 60 ngày tính từ ngày nhập kho III.Giới thiệu về các loại bao bì có thể sử dụng trong bảo quản nước mắm (thủy tinh và bao bì PLASTIC loại PET…) -Bao bì luôn đóng vai trò quan trọng đối với sản phẩm ,ngoài mục đích chứa đựng bao bì còn có chức năng:bảo vệ sản phẩm(chống mất mát về số lượng,chất lượng và các ảnh do cơ học,cơ học…) sử dụng (tạo điều kiện dễ dàng cho cầm nắm ,cầm nắm,chuyên chở vận chuyển…)phân phố(tạo điều kiện chotự động hóa để phân loại và mua bán trong công tác lưu trữ,phân phối dễ dàng trong thống về mua bán ),thông tin (về sản phẩm,nhà sản xuất ,qunảg cáo ,khuyến cáo ). -Bao bì là một công cụ để truyền tải thong tin,nó được thể hiện thong tin thong qua màu sắc ,kiểu dáng ,hình ảnh và ngôn ngữ.người tiêu dùng yêu thích một sản phẩm 4
  5. nào đó phụ thuộc nhiều yếu tố ,nhưng bao bì là yếu tố quan trọng và sống lâu nhất với sản phẩm. Bao bì thủy tinh: -Thủy tinh là chất liệu cao cấp với chất lượng cao, khách hang thích sản phẩm thủy tinh vì bao bì sẽ không bị thoái hóa, ăn mòn hay tan chảy. Thủy tinh đuợc tạo ra từ các sản phẩm co sẳn trong tự nhiên như: cát, đá vôi…chứa sản phẩm bằng bình chứa thủy tinh sẽ không bị ảnh hưởng bởi chất lượng và mùi vị và rất vệ sinh. Bao bì Plastic: -Plastic là một hợp chất được sử dụng rầt rộng rãi trong công nghiệp chế biến hang tiêu dùng, đóng gói. Hiện nay có rất nhiều loại Plastic khác nhau đã được tìm ra và có rất nhiều ưu thế như không thấm nước, không mùi,không vị, tương đối bền, ít bể và nhẹ hơn thủy tinh rất nhiều. 5
  6. IV.Quy trình công nghệ sản xuất: Thuyết minh quy trình sản xuất: Nguyên liệu:  Cá : -Nguyên liệu dùng để chế biến nước mắm là giống cá cơm loại cá này có độ đạm cao tạo ra hương vị đặc trưng và chất lượng cao cho nước mắm việc đánh bắt cá bất đầu vào mùa mưa hàn năm vì một lượng cá cơm lớn tập trung ở vùng biển xanh 6
  7. quanh đảo Phú Quốc để ẩn náo và tìm thức ăn và đó cũng là thời điểm tốt nhất cho những nhà sản xuất bất đầu chu kỳ sản xuất nước mắm của họ  Muối: -Là một trong những nguyên liệu chính làm ra nước mắm muối được sử dụng cho nước mắm Phú Quốc là muối biển loại 1, hạt muối cứng trong không lẫn tạp chất như bùn đất cát làm giảm độ thẩm thấu của muối vào cá và phân hủy các tạp chất kiến sản phẩm bị đắng và chát. Khi cá được ướp với muối và được phơi với nhiệt độ cao (500c sự phân giải protein sẽ càn cao và nhanh hơn  Xử lý: -Cá trước khi ướp muối được rữa bằng nước biển sạch và loại bỏ tạp chất bằng thủ công. Cá được ướp muối trên tàu sau đó chuyển đế các bể chứa, đáy bể được rảy một lớp muối mỏng, lấy bao trải phủ kín lên bề mặt đáy, để nước mắm thoát ra dễ hơn và nhằm giữ vệ sinh, đặt 3 viên gạch tạo khe hở để nước mắm thoát ra dễ dàng, rồi sao khi ướp muối xong tiến hành gài nén và dùng thanh gỗ chèn lại. Khi tiến hành lực nén vừa phải, vĩ gài nén phải phủ kín. Ngâm ủ lấn 1:  Cá được gài nén sau 2 đến 3 ngày, tiến hành rút nước, đem phơi nắng, sau đó bơm lên bể .  Thường xuyên mở nắp bể và phơi nắng, vớt hết bọt, váng nhớt nổi trên mặt.  Sau 1 tháng khi chượp đã ổn định, tháo vĩ gài nén và thanh gỗ ra vệ sinh, phơi khô rồi gài nén lại như cũ.  Mỗi tháng lấy khoảng 300ml nước bổi để kiểm tra và ghi vào hồ sơ chất lượng, các thông số sau:  Độ đạm kiểm tra bằng vị giác  Độ mặn bằng Bôme kế 7
  8.  pH đo bằng máy đo pH  Thời gian lên men 12 tháng Ngâm ủ lần 2:  Ta thực hiện quá trình kéo long từ bể có nồng độ đạm thấp đến bể vừa rút nước cốt xong và quá trình ngâm ủ lần 2cũng tại đây  Thời gian ủ từ 10 đến 15 ngày  Các quá trình ủ tiếp theo được thực hiện tương tự. Rút nước cốt  Sau 12 tháng thì chượp chín, mở nút lù, điều chỉnh thành dòng nước nhỏ, rút hết nước cốt ra bể trổ, giặc sạch vĩ và phơi nắng sau đó gài vĩ nén và bơm nước cốt trở lại rồi kéo rút như trên  Quá trình đảo trộn được thực hiện từ 7 – 10 ngày thì tiến hành rút nước đầu tiên gọi là nước cốt y Pha đấu: -Pha giữa nước mắm cốt và nước mắm long 1, nước mắm long 2, nước mắm long 3 với tỷ lệ thích hợp để tạo ra loại nước mắm có chất lượng cần thiết theo yêu cầu khách hàng Bảo quản: -Bảo quản ở nhiệt độ phòng, trong kho bảo đảm vệ sinh -Thời gian bảo quản 12 tháng Các chỉ tiêu về chất lượng  màu sắc nâu vàng đến nâu đỏ  độ trong,trong sáng không lẫn lộn tạp chất  Mùi thơm dịu đặc trừng của nước mắm không tanh cá 8
  9.  Vị ngọt đậm của đạm  Không có tạp chất pha lẫn V.Các dạng hư hỏng của nước mắm -Hiện tượng bốc mùi chua, màu xám tanh hôi khó chịu Nguyên nhân  Do lượng muối lúc đầu quá nhiều lượng muối này ngấm vào lớp thịt cá phía bên ngoài, bên trong và nội tạng chưa kịp ngấm muối làm cho thịt cá bị nhạt muối.  Do lượng muối lúc đầu quá ít, không đủ sức kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật tạo nhiều axit bay hơi làm phát sinh mùi hôi chua và nhanh chóng chuyển sang hư thoái. Hiện tượng nước mắm có màu đen Nguyên nhân: - Cá có bùn đất và tạp chất - Do trộn muối không đều Hiện tượng nước mắm thối và cách phòng chữa  Hiện tượng: nước mắm thối nổi lên những bọt nhỏ và dần dần nước bị đục cá màu nâu xấm đến xanh và xong lên mùi hôi thối  Nguyên nhân  Do nước mắm lọc không trong còn lại xát cũ  Do nước hâm bị nhạt muối hay qua nóng tạo nhiệt độ cho vi sinh vật phát triển  Cách phòng chữa  Cần tránh những nguyên nhân trên  Cách chữa duy nhất hiện nay là dùng nhiệt độ làm bay hơi mùi hôi thối 9
  10. VI.Đạo đức trong kinh doanh: - Điều đáng quan tâm và cần nhắc đến là đạo đức kinh doanh nhưng có mấy doanh nghiệp, mấy công ty thưc hiện được và đó cũng là mối quan tâm của người tiêu dùng, đồng thời đó cũng là nổi lo âu của các cơ quan chức năng: vì bề ngoài là một cơ ngơi "hoành tráng", nhưng vào dây chuyền chế biến, không ai tưởng tượng nổi đó là thứ nước chấm mình vẫn dùng hằng ngày của Công ty nước mắm Tân Liên Hưng, Bình Chánh, TP HCM. Sau đây là một số dẫn chứng cụ thể: - Tại Công ty Tân Liên Hưng, nước mắm đầu tiên từ cá ướp muối được dẫn ra một dãy hồ bằng xi măng. Dãy hồ không che chắn, đường dây, ống nhựa dẫn chuyền thì dơ bẩn, sàn nhà cũng vậy, còn nước mắm thì đục ngầu. Nước đầu tiên này sau đó được chuyển sang khu lọc, xử lý, cũng được thiết kế tương tự. Nước mắm sau lọc có màu gần giống với sản phẩm khi đã đóng chai, nhưng mấy dãy hồ bằng xi măng thì bong tróc, không che đậy, mô-tơ bơm gỉ sét để phía trên, vì thế có cả... gián chết và bao ni lông. - Bước qua công đoạn đóng chai, dán nhãn "nước mắm cá cơm..." thì bắt đầu thấy bắt mắt. Tân Liên Hưng có 8 mặt hàng các loại, sản phẩm được cung cấp cho cả một số siêu thị. Theo lời giám đốc công ty, sản phẩm chủ yếu "là bỏ mối cho các cơ sở 10
  11. khác để họ về đóng chai, dán nhãn với những thương hiệu khác rồi cung cấp ra thị trường". Và, tùy theo yêu cầu của khách hàng, Tân Liên Hưng sẽ gia vào nhiều hay ít đường hóa học, bột ngọt. Tân Liên Hưng thu mua cá không rõ nguồn gốc (không xuất trình được hóa đơn chứng từ mua bán); trong hồ sơ công bố công ty này không hề ghi cá tạp, đường hóa học saccharin, bột ngọt, nhưng thực tế sản xuất thì có cho vào những nguyên liệu này. Vấn đề "đường hóa học" là do chính Giám đốc công ty khai thật với đoàn kiểm tra, chứ cũng không có hóa đơn chứng từ mua bán gì thể hiện. Nhân viên trực tiếp sản xuất cũng không đảm bảo vệ sinh (móng tay dài, trang phục không sạch sẽ...); bản thân bà giám đốc cũng chưa qua tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, không xét nghiệm nguồn nước; hồ sơ công bố chất lượng đã hết thời hạn; không có hệ thống xử lý nước thải... Trước mắt, đoàn kiểm tra yêu cầu chủ cơ sở khắc phục ngay những vi phạm, nếu không sẽ buộc ngưng sản xuất. - Tại doanh nghiệp tư nhân nước mắm, mắm nêm Trung Vị (xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh), đoàn kiểm tra ghi nhận có khoảng 25 nhân viên trực tiếp sản xuất. Nhưng khi kiểm tra 10 nhân viên thì có đến 9 không đảm bảo vệ sinh. Thực ra cơ sở này cũng không sản xuất hết quy trình mà chỉ lấy lại nước mắm của một cơ sở khác về đóng chai và dán nhãn Trung Vị, sau đó cung cấp cho các nhà buôn. - Mặc dù được coi là "khá hơn" Tân Liên Hưng, nhưng Trung Vị cũng không đảm bảo một số quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, chẳng hạn, không có hợp đồng mua nguyên liệu, không kiểm tra được nguyên liệu đầu vào; chai đựng nước mắm mua về chỉ tráng, chứ không súc, sấy, có sử dụng bột ngọt nhưng không công bố trên nhãn, trên nhãn mác in ngày đóng chai không đúng với thực tế. Tất cả 5 mặt hàng của cơ sở này đều hết thời hạn công bố chất lượng sản phẩm từ năm 2005. Thế nhưng không hiểu vì sao lại được cấp rất nhiều giấy chứng nhận, như: "Thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng", "Huy chương vàng mắm nêm"... 11
  12. - Riêng Công ty TNHH sản xuất kinh doanh nước mắm Hưng Thịnh (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh) thì dây chuyền sản xuất đặt ở Phú Quốc, sau đó chuyển sản phẩm vào TP HCM đóng chai và bán ra thị trường. Mặc dù quy mô đầu tư lớn, nhưng nhãn mác không khi ngày sản xuất (chỉ có hạn dùng); thành phần ghi trên nhãn không đúng với thành phần công bố với cơ quan chức năng; chưa xét nghiệm nguồn nước... - Theo kết quả thanh tra nước mắm từ ngày 4 đến 6/6 của Trung tâm y tế dự phòng TP HCM, các cơ sở sản xuất đều bị chấm điểm kém về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiều cơ sở còn cho cả loại đường hóa học đã bị cấm sử dụng vào sản phẩm của mình. - Thiếu kiến thức an toàn thực phẩm, mập mờ nguồn gốc nguyên liệu, sử dụng các chất không đăng ký như: bột ngọt, đường cát, đường phèn, axít citric, đường hóa học... là sai phạm ở hầu hết các điểm được kiểm tra. - Đoàn thanh đã phát hiện cơ sở Thanh Phong sử dụng cùng lúc 3 loại đường cho vào nước mắm trước khi đóng chai. Các chất này gồm đường phèn, đường hóa học là Saccharine (cho phép sử dụng nhưng phải đăng ký) và đường Sodium Cyclamate (một chất nguy hại đã bị cấm sử dụng từ lâu). "Tôi chỉ cho một ít các chất này vào để làm cho nước mắm có vị ngọt thanh hơn", bà Phạm Thị Liên, chủ cơ sở Thanh Phong ú ớ giải thích. - Tại cơ sở Thuận Hiệp, đoàn thanh tra cũng phát hiện thêm axit citric, chất ổn định C-1, Potassium Sorbate ngay tại cơ sở này. Trưởng đoàn thanh tra, bà Đào Mỹ Thanh cho hay, tuy các hóa chất này vẫn nằm trong danh sách cho phép sử dụng, nhưng cơ sở phải có đăng ký danh mục mới được công nhận là hợp pháp. 12
  13. - Ông Vũ Trọng Đạt, chủ cơ sở Thuận Hiệp lý giải rằng: "Vì tôi chỉ mới làm nghề này từ năm 2005 nên chưa hiểu rõ quy định xin phép như thế nào. Sau đợt kiểm tra này, tôi sẽ làm đầy đủ các thủ tục đăng ký theo quy định". - Trong khi đó, ông Tân Văn Anh, chủ cơ sở Minh Thanh lại báo cáo với đoàn thanh tra rằng, trước khi nước mắm được đóng chai sẽ cho vào mỗi lu 200 lít 1 kg bột ngọt. "Tôi không sản xuất nước mắm mà chỉ mua lại từ Phú Quốc rồi pha chế thêm. Sở dĩ phải cho thêm bột ngọt vào vì nước mắm cốt rất mặn, cần bột ngọt để làm dịu lại", ông Anh giải thích. - Nhiều vi phạm khác của các cơ sở trên địa bàn thành phố cũng được phát hiện như quy trình sản xuất ngay trên nền gạch, không có kệ hay bàn cao để cách ly sản phẩm, phòng sơ chế và đóng gói bị ẩm mốc, còn nhiều lỗ hổng, dễ bị công trùng xâm nhập.. VII.ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP - Tuy nhiên không có gì là tốt tuyệt đối và hoàn hảo cả nếu nói sản phẩm là chất lượng thì trên thị trường làm gì có hàng giã hàng nhái hàng kém chất lượng. Vì vậy nhóm chúng tôi đề ra giải pháp này nhằm giúp nhà doanh nghiệp điều hành làm cho sản phẩm đạt được chất lượng cao hơn đồng thời giúp các ban lãnh đạo đẩy mạnh kiểm tra chất lượng cũng như người tiêu dùng cần cân nhắc khi lựa chọn phẩm tiêu dùng: - Về phía ban lãnh đạo Trang bị đội ngũ lãnh đạo trong sạch, có kiến chuyên môn, kiên quyết và quyết đoán. Có đạo đức nghề nghiệp tinh thần và trách nhiệm. Đặc biệt nghiêm cấm tham nhũng lãng phí, nhận đúc lóc mà ảnh hưởng đến chất lượng và môi trường. 13
  14. Tuyên truyền, nêu lên nhưng giai đoạn những sản phẩm kiếm chất lượng, hàng nghiêm cấm cho toàn dân. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chất lượng đảm bảo quy định nhà nước cung như các nguyên tắc các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đưa ra. - Về phía nhà doanh nghiệp: Thực hiện sản xuất đúng như quy định của pháp luật, của doanh nghiệp. Áp dụng các tiêu chuẩn chất như: ISO 9000, ISO 14000, HACCD…. Tạo niềm tin cho khách hàng, nói đúng chất lượng, đúng nhãn hiệu sản phẩm. Đặc biệt là phải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Phải có giải pháp ngăn chặn ô nhiểm môi trường do sản phẩm gây ra từ quá trình sản xuất cho đến cuối đới sản phẩm. - Về người tiêu dùng: Cân nhắc kỹ lưỡng, tìm hiểu rõ thông tin trước khi mua sản phẩm Chọn sản phẩm có thương hiệu,danh tiếng lâu năm Xem kỹ thành phần và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng,ngày hết hạn của sản phẩm 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1