BÁO CÁO TÁI THẨM ĐỊNH CHO VAY TRUNG HẠN
lượt xem 134
download
Năm 2008 tổng tài sản của đơn vị là 25.015trđ tăng 4.013 trđ so với năm 2007, cụ thể như sau: Công nợ phải thu năm 2008 là 1trđ giảm 20 trđ so với năm 2007. Điều này cho thấy đơn vị bán hàng và thu hồi tương đối nhanh, không bị chiếm dụng vốn. Vậy để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh đề nghị đơn vị phát huy giảm thấp các khoản phải thu càng thấp càng tốt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÁO CÁO TÁI THẨM ĐỊNH CHO VAY TRUNG HẠN
- NGÂN HÀNG NO&PTNT VIỆT NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHI NHÁNH: HÀ NỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------ -----------*****----------- Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2009 BÁO CÁO TÁI THẨM ĐỊNH CHO VAY TRUNG HẠN (Dự án: Đầu tư Dây chuyền chế biến cà phê xuất khẩu) Kính trình: BAN GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG No & PTNT HÀ NỘI I. GIỚI THIỆU KHÁCH HÀNG 1-Tên khách hàng: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CÀ PHÊ MINH TIẾN. 2- Trụ sở giao dịch: Số 32/178 Thái Hà, phường Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 04.35370290 - Fax: 04.5375554 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp số 010100078 cấp ngày 16/05/2000 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà nội cấp lần đầu, đăng ký thay đổi lần thứ hai ngày 09/08/2005. 3- Ngành nghề sản xuất kinh doanh: + Thu mua, chế biến cà phê. 4- Vốn đăng ký kinh doanh : 3.000.000.000 đ ( Ba tỷ đồng ). 5- Loại hình Doanh Nghiệp : Doanh nghiệp tư nhân Quy mô doanh nghiệp : Nhỏ Lao động bình quân : 20 Người + Tài khoản tiền gửi VNĐ số: 1501201023316 tại Ngân hàng No & PTNT Hà N ội - PGD Hai Bà Trưng + Tài khoản tiền gửi USD số: 1501201023880 tại Ngân hàng No & PTNT Hà N ội - PGD Hai Bà Trưng + Tài khoản tiền vay: 1501211101 tại Ngân hàng No & PTNT Hà N ội - PGD Hai Bà Trưng 6- Đại diện DN: Bà Nguyễn Thị Hồng Minh - Chức vụ: Giám đốc + CMND số: 011625117 do CA Hà Nội cấp ngày 22/09/2007 + Tuổi: 38 , Trình độ: Đại học 7- Trình độ quản lý của người đại diện DN: Tốt. Đơn vị đã quan hệ với Ngân hàng No&PTNT Hà Nội - PGD Hai Bà Trưng từ năm 2000 Tình hình quan hệ với các TCTD khác:Doanh nghiệp không quan hệ tín dụng với TCTD khác II- THẨM ĐỊNH HỒ SƠ PHÁP LÝ 1. Đánh giá năng lực của chủ đầu tư. 1
- - Hồ sơ pháp lý của Doanh nghiệp - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Doanh nghi ệp số 010100078 c ấp ngày 16/05/2000 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà nội cấp lần đầu, đăng ký thay đổi lần th ứ hai ngày 09/08/2005. - Mã số thuế: 0101013887 do Cục thuế Hà nội cấp ngày 01/04/2004. - Giấy chứng nhận đăng ký mã số xuất nhập khẩu số 3887 - Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng ngày 10/6/2004. - Doanh nghiệp có đầy đủ năng lực dân sự và hành vi dân sự. III. THẨM ĐỊNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 1. Cơ sở phân tích, đánh giá Các hồ sơ tài liệu làm căn cứ cho việc thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp: - Bảng cân đối kế toán năm 2007, 2008. - Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007, 2008 và các thuyết minh kèm theo. 2. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh Đơn vị :Triệu đồng Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TỔNG TÀI SẢN 9,607 21,002 25,015 Trong đó: - TSLĐ và ĐT ngắn hạn 7,800 19,450 23,481 + Tiền 121 324 172 + Đầu tư TC ngắn hạn - + Các khoản phải thu 705 21 1 + Hàng tồn kho 6,850 15,245 21,024 + TSLĐ khác 124 3,860 2,284 - TSCĐ và ĐT dài hạn 1,807 1,552 1,534 + TSCĐ 1,607 1,552 1,534 + Đầu tư TC dài hạn - - - + XDCB dở dang - - + TS khác 200 - TỔNG NGUỒN VỐN 9,607 21,002 25,015 - Nợ phải trả 8,272 18,613 19,498 + Nợ ngắn hạn 8,272 18,613 19,498 + Nợ dài hạn - - - + Nợ khác - Nguồn vốn chủ sở hữu 1,335 2,389 5,517 2
- Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 KẾT QUẢ KINH DOANH Tổng doanh thu 17,732 37,141 44,966 Tổng chi phí 15,361 33,661 40,260 Giá vốn hàng bán 17,178 35,675 43,481 * Tổng LN trước thuế 554 1,466 1,485 * Thuế TNDN 155 410 416 Tổng lợi nhuận sau thuế 399 1,056 1,069 CÁC HỆ SỐ TÀI CHÍNH I/ Hệ số TC & khả năng TT Hệ số TT ngắn hạn 0.9 1.0 1.2 Hệ số TT nhanh 0.1 0.2 0.13 II/ Tỷ suất tự tài trợ Tỷ suất tự tài trợ 13.9 11.4 22.1 III/ Các chỉ số hoạt động Vòng quay vốn lưu động 2.3 2.7 1.9 Vòng quay hàng tồn kho 2.2 3.0 2.2 Vòng quay nợ phải thu 1.8 2.4 2.0 Kỳ thu tiền bình quân 195 148 184 VI/ Tỷ suất sinh lời TSLN / CSH 29.9% 44.2% 19.4% TSLN / DT 2.3% 2.8% 2.4% TSLN/ Tổng TS 4.2% 5.0% 4.3% A - Tài sản: Năm 2008 tổng tài sản của đơn vị là 25.015trđ tăng 4.013 trđ so với năm 2007, cụ thể như sau: - Công nợ phải thu năm 2008 là 1trđ giảm 20 trđ so với năm 2007. Điều này cho thấy đơn vị bán hàng và thu hồi t ương đối nhanh, không bị chiếm dụng vốn. Vậy để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh đề nghị đơn vị phát huy giảm thấp các khoản phải thu càng thấp càng tốt. - Hàng tồn kho: Hàng tồn kho của đơn vị cuối năm 2008 tương đối lớn, hàng tồn kho của đơn vị chủ yếu là Cà phê hạt, chỉ tiêu hàng tồn kho cuối năm 2008 là: 21.024trđ tăng 5.779 trđ so với năm 2007. Nguyên nhân hàng tồn kho cuối năm 2008 tồn số lượng nhiều là do năm 2008 tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến đ ộng, giá đầu ra bị sụt giảm nên ảnh hưởng tới việc xuất hàng của đơn vị. Hiện nay mặt hàng tồn kho của đơn vị là càc phê đang trong quá trình nhặt, chọn từng loại đang để tại kho của Doanh nghiệp tại Văn Điển và Sơn La. Tuy nhiên, giá trị của các loại hàng này cũng tương đối lớn nên đơn vị cần xuất hàng nhanh để đẩy nhanh tốc độ vòng quay của vốn. 3
- - Tài sản cố định: Năm 2008 Doanh nghiệp đầu tư thêm vào trang thiết bị máy móc với giá trị 120 trđ. Vì vậy tổng tài sản cố định năm 2008 của đơn vị là: 1.534 trđ giảm 18 so với năm 2007. Nguyên nhân giảm là do cuối năm Doanh nghiệp trích khấu hao 139 trđ. Như vậy cho thấy Doanh nghiệp thực hiện đúng theo quyết đ ịnh 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính về việc trích khấu hao hàng năm. B- Nguồn vốn: Nợ phải trả: Đơn vị không có các khoản nợ trung và dài hạn, chủ yếu là nợ ngắn hạn. Nợ phải trả của đơn vị cuối năm 2008 là 19.498 trđ tăng 884trđ so với cuối năm 2007 cụ thể như sau: - Nợ ngắn hạn: 17.150 trđ * Trong đó: + Vay ngắn hạn tại Ngân hàng No Hà nội là: 17,150 trđ Trong quan hệ tín dụng đối với các Ngân hàng Doanh nghiệp Tư nhân Cà Phê Minh Tiến được đánh giá là khách hàng có tín nhiệm, vay trả sòng phẳng, đúng hạn. + Phải trả người bán là: 1.973 trđ chủ yếu là các khoản phải trả trong nước. + Thuế và các khoản phải nộp nhà nước: 369 trđ đây là khoản thuế GTGT. + Nợ phải trả khác là 4trđ Nguồn vốn của đơn vị năm 2008 là: 5.518 trđ tăng 3.129 trđ so với cuối năm 2007, trong đó: Vốn chủ sở hữu là 3.000trđ. Nguyên nhân tăng là do lợi nhuận chưa phân phối tăng. * Phân tích các hệ số tài chính - Hệ số thanh toán nhanh bằng 0.13, như vậy với hệ số như vậy thì khả năng thanh toán tức thời của Doanh nghiệp tương đối khó khăn. Điều này cho thấy hàng tồn kho của Doanh nghiệp tồn kho nhiều nên dẫn đến hệ số thanh toán nhanh thấp vì vậy Doanh nghiệp cần có kế hoạch xuất hàng ngay. - Hệ số thanh toán ngắn hạn bằng 1,2 khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp chấp nhận được, luôn đáp ứng được nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. - Năm 2008 hệ số nợ phải trả là 3,5 Có thể thấy rằng năm 2008, vốn kinh doanh của doanh nghiệp phần lớn vẫn dựa vào vốn vay của Ngân hàng. - Khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp: Qua bảng trên ta thấy tỷ suất tự tài trợ tương đối cao so với yêu cầu chung ( 22.1%) điều này cho thấy khả năng tự chủ về tài chính tốt, chủ động trong tài chính của mình. Khi có những biến động không 4
- thuận lợi trên thị trường thì tác động đến lợi nhuận ít hơn do tỷ số đòn bảy tài chính thấp. Tổng nguồn vốn tăng, vốn chủ sở hữu cũng tăng và chủ yếu là tăng vốn kinh doanh. 3 - Đánh giá kết quả hoạt động SXKD của công ty : Có sự tăng trưởng ổn định, có khả nămg phát triển. - Nhìn chung tình hình tài chính của Doanh nghiệp năm 2008 tương đối ổn định. Mặc dù 2008 tình hình kinh tế thế giới bị suy thoái nhưng doanh thu của đơn vị vẫn đảm bảo đ ược năm sau cao hơn năm trước. Doanh thu năm 2008 là: 44.966 trđ tăng 7.855trđ so với năm 2007. Lợi nhuận sau thuế thực hiện năm 2008 là: 1.069 trđ tăng 13 trđ nguyên nhân giảm do năm 2008 tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động nên ảnh hưởng rất nhiều đến giá. Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu năm 2007: 44.2%; năm 2008 đạt: 19.4%. Nhưng nhìn chung bước đầu công ty đã có sự phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh, doanh số tăng, đồng thời góp phần tăng trưởng thu nhập cho doanh nghiệp qua từng năm. - Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp: Suất sinh lời của tài sản, doanh thu, Vốn chủ sở hữu là tương đối ổn định qua các năm. Vừa có khả năng tự chủ về tài chính t ốt lại có tỷ suất sinh cao, cho thấy tiềm lực phát triển của doanh nghiệp là tốt. Doanh nghiệp đã và đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh để nhằm mục đích ngày càng tăng hệ số sinh lời cao hơn. - Quan hệ với các tổ chức tín dụng: Hiện tại, Doanh nghiệp quan hệ Tín dụng duy nhất với Ngân hàng No & PTNT Hà Nội - Phòng Giao dịch Hai Bà Trưng và đang có dư nợ vay tại Ngân hàng No & PTNT Hà Nội - PGD Hai Bà Trưng. Dự kiến Doanh nghiệp vẫn tiếp tục quan hệ trực tiếp với Ngân hàng No&PTNT Hà Nội - PGD Hai Bà Trưng trên nhiều mặt về vay vốn, thanh toán.... * Tình hình dư nợ tại NHNo HN-PGD Hai Bà Trưng đến ngày 11/05/2008: 12.125 Trđ - Trị giá mở L/C : 0 Trđ - KQ: 0 Trđ - Dư nợ: 12.125 Trđ Trong đó: + Ngắn hạn: 12.125 Trđ + Trung hạn: 0 Trđ - Tài khoản tiền gửi: 6 Trđ - Dư nợ bảo lãnh : 0 Trđ 4- Quan hệ tín dụng: 5
- Theo thông tin từ CIC đến ngày 15/04/2009 thì đơn vị đang có quan hệ với NHNo & PTNT Hà nội - PGD Hai Bà Trưng và Ngân hàng No & PTNT Thăng Long - CN Hà Thành. Đơn vị luôn vay trả sòng phẳng trước hạn và đúng hạn cả gốc và lãi, là khách hàng có tín nhiệm với Ngân hàng trong nhiều năm qua. IV . XẾP LOẠI DOANH NGHIỆP: Căn cứ vào công văn 1406/NHNo- TD ngày 23/05/2007 của NHNo&PTNT Việt Nam. Căn cứ vào 4987/NHNo - TD ngày 28/11/2008 của NHNo & PTNT Việt Nam. Theo phiếu xếp loại ngày 04/02/2008 của NHNo & PTNT Hà Nội - PGD Hai Bà Trưng đơn vị xếp loại A. Kết luận: Qua phân tích tình hình tài chính của Doanh nghiệp Tư nhân Cà Phê Minh Tiến, ta thấy như sau: Tình hình tài chính của Doanh nghiệp Tư nhân Cà Phê Minh Tiến, tương đối ổn định, ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn. Suất sinh lời của tài sản, doanh thu, Vốn chủ sở hữu ổn định qua các năm. Vừa có khả năng tự chủ về tài chính tốt lại có tỷ suất sinh lời cao, cho thấy tiềm lực phát triển của doanh nghiệp là tốt. Doanh nghiệp hoạt động có hiệu qủa kinh tế, bảo toàn được vốn, việc làm và thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện. Doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngắn hạn, các khoản nợ ngắn hạn luôn được Doanh Nghiệp trả đầy đủ và đúng thời hạn. V- THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ: DỰ ÁN “ĐẦU TƯ DÂY CHUYỀN CHẾ BIẾN CÀ PHÊ XUẤT KHẨU” 1. Hồ sơ pháp lý • Giấy đề nghị vay vốn ngày 26/04/2009 của Doanh nghiệp Tư nhân Cà Phê Minh Tiến . • Dự án đầu tư Dây chuyền chế biến Cà Phê của Doanh nghiệp Tư nhân Cà phê Minh Tiến. • Báo giá số 1170309-VNT ngày 09/03/2009 của Công ty Cổ phần cơ khí VINA Nha Trang. • Báo giá số 1460309 - VNT ngày 21/03/2009 của Công ty Cổ phần cơ khí VINA Nha Trang. 6
- • Hợp đồng số...........................ngày ......năm 2009 giữa Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu và Tư Vấn Ánh Sáng và Doanh nghiệp Tư nhân Cà Phê Minh Tiến. Nhận xét: - Hồ sơ pháp lý của Dự án phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật, của NHNN và của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam 2, Xuất xứ của dự án: Trong bối cảnh đó, Doanh nghiệp tư nhân Cà phê Minh Tiến (thành lập từ năm 2000), hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê; Đ ại lý mua bán các sản phẩm chế biến từ nông sản; Kinh doanh, mua bán, xuất nhập khẩu cà phê và nông sản; Kinh doanh, chế biến, xuất nhập khẩu cà phê và nông sản … luôn phải tìm hướng đi đúng trong kinh doanh, chú trọng đ ầu tư nâng cấp, cải tiến máy móc thiết bị để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao phục vụ cho thị trường trong và ngoài nước. Từ khi thành lập, những sản phẩm của Doanh nghiệp đã đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của thị trường trong và ngoài nước thể hiện qua sự tăng trưởng hàng năm cả về doanh thu và lợi nhuận. Nhưng với cơ sở sản xuất hiện tại doanh nghiệp chỉ có thể sản xuất và cung cấp khối lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường ở mức trung bình, mẫu mã chủng loại sản phẩm chưa phong phú, đa dạng và chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng về số lượng và chất lượng ngày càng cao. Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, Doanh nghệp tư nhân cà phê Minh Tiến quyết định đầu tư xây dựng dự án đ ầu tư “Nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu” với quy mô hiện đại và trang thiết bị tiên tiến. 3. Sự cần thiết phải đầu tư: Việt Nam là nước đang phát triển và hội nhập với quốc tế. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và đồng thời là những thách thức rất to lớn trong quá trình hội nhập sâu rộng, cạnh tranh quốc tế. Các cơ chế, chính sách của Nhà nước phải thay đổi để phù hợp với nền kinh tế thị trường và các điều luật quốc tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước chủ động trong sản xuất kinh doanh và đồng thời mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sinh lợi tại Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển với mức độ tăng trưởng GDP bình quân là 7,1%/ năm, cộng với tốc độ tăng dân số là 1,6%/ năm và d ự báo nhu 7
- cầu tiêu dùng cà phê của cả nước ngày càng gia tăng tạo ra một thị tr ường ngày càng được mở rộng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, khi nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Sản phẩm sản xuất ra phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng cả về số lượng và chất lượng thì việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị mở rộng sản xuất là phù hợp với xu thế phát triển để Doanh nghiệp hoà nhập với nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm đa dạng hoá về mẫu mã, chất lượng, chủng loại, giá cả hàng hóa hợp lý. Theo số liệu của TCHQ, năm 2008, nước ta xuất khẩu được 1,059 triệu tấn cà phê, đạt kim ngạch 2,111 tỷ USD. Giá xuất khẩu bình quân 1.993 USD/tấn ( chủ yếu là cà phê Rubusta ), tăng 35% về giá so với năm trước. Trong đó, có 98.586 tấn trong kho ngoại quan, giá trị 192 triệu USD. Như vậy, thực đã xuất đi các nước được 960,9 ngàn tấn, kim ngạch 1,918 tỷ USD. Cà phê được xuất khẩu đi 99 nước trên thế giới. Thị trường lớn nhất vẫn là Đức với khối lượng 136.023 tấn. Tiếp đến là Mỹ với 106.393 tấn. Nước thị trường đứng đầu là Đức, Mỹ, Bỉ, Ý, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc, UK, Thụy Sĩ và Pháp. Tổng khối lượng nhập khẩu của 10 nước này là 601,7 ngàn tấn, trị giá 1,3 tỷ USD chiếm 56,8% về khối lượng và 61,8% về kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước. Nếu tính 20 nước hàng đầu thì tổng khối lượng là 768,4 ngàn tấn chi ếm th ị phần 75,5%, giá trị đạt 1,6 tỷ USD chiếm tỷ trọng 76,2%. Có thể thấy các nước nhập khẩu hàng đầu lại có giá trị cao hơn các nước còn lại. Trong 20 thị trường hàng đầu này sau các nước Đức, Mỹ còn lại phần đông là các nước công nghiệp phát triển ở châu Âu. Ngoài ra, đáng chú ý là có 2 thị tr ường lớn ở châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc. Các nước ASEAN cũng có những thị trường lớn như Singapore, Malaysia và Philippines. Hai thị trường tiềm năng có nhiều hứa hẹn là Nga và Trung Quốc cũng có mức tăng trưởng khả quan trong nhập khẩu cà phê Việt Nam. Cũng cần nói thêm là các nước nhập khẩu cà phê Việt Nam hàng đầu năm 2008 cũng là những nước nhập khẩu cà phê Việt Nam hàng đầu từ vụ 2000/01 đến nay. Có thể nói đó là những thị trường truyền thống, những khách hàng quan trọng mà chúng ta cần quan tâm. 8
- Theo dự báo của ngân hàng thế giới năm 2009 giá 1 tấn cà phê Arabica có thể lên tới 2.650 USD. Chính vì lẽ đó các doanh nghiệp chú ý nhiều hơn tới việc sản xuất, chế biến cà phê Arabica để xuất khẩu. Chất lượng cà phê phụ thuộc vào cây trồng, thu hái, chế biến, bảo quản, trong đó việc chế biến đóng góp một vai trò quan trọng. Với nhiệm vụ chiến lược là Doanh nghiệp luôn phát huy hết thế mạnh của mình và phấn đấu trở thành một Doanh nghiệp đầu mối trong kinh doanh, phân phối cà phêArabica có uy tín trên th ị trường trong nước và quốc tế, Doanh nghiệp đã có những bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực kinh doanh cà phê. Sau khi nghiên cứu thị trường, khảo sát các doanh nghiệp kinh doanh cà phê trong nước và nước ngoài hiện có, với năng lực sản xuất hiện có còn hạn chế, máy móc thiết bị đã cũ và lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Để khắc phục tình trạng này, nhằm tạo cơ sở vật chất, vươn lên tự khẳng định mình trên thương trường, Doanh nghiệp quyết định đầu tư dự án Dây chuyền chế biến cà phê xuất khẩu” nhằm đầu tư đổi mới, mua thêm máy móc thiết bị để mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất. Lựa chọn điểm với diện tích 5.035 m2 trong khu Công nghiệp Ngọc Hồi, Hà nội. Việc đầu tư dự án nhằm các mục tiêu : - Tăng khả năng sản xuất, tăng tính cạnh tranh của Doanh nghiệp, tạo đ ược thị trường ổn định, là cơ sở vật chất vững chắc cho sự phát triển Doanh nghiệp. Dần chiếm lĩnh thị trường và khẳng định vai trò là nhà phân phối cà phê hàng đ ầu của Việt Nam. - Nâng cao đời sống, thu nhập cho người lao động trong Doanh nghiệp. - Tăng sự đóng góp cho Ngân sách Nhà nước qua các loại thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp. - Tạo nguồn thu ngoại tệ từ hàng cà phê xuất khẩu, đóng góp phần nhỏ vào cán cân ngoại hối. Khi đầu tư dự án, Doanh nghiệp sẽ gặp những thuận lợi, khó khăn nhất định. 4. Triển vọng và các yếu tố ảnh hưởng đến SXKD của Doanh nghiệp trong thời gian tới: Sản phẩm Cà Phê của Doanh nghiệp Tư nhân Cà Phê Minh Tiến đã khẳng định được uy tín và chất lượng trên thị trường quốc tế. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vưc chế biến Cà Phê xuất khẩu của Ban Lãnh đạo cùng với việc đầu tư 9
- một dây chuyền thiết bị mới. Công ty sẽ được vận hành sản xuất chế biến dễ dàng trên cơ sở kinh nghiệm hiện có. Trong điều kiện nhu cầu thị trường còn nhiều tiềm năng, đặc biệt đối với những sản phẩm đã tạo lập được uy tín thì khả năng thâm nhập và tiêu thụ sản phẩm đầu ra của Dự án trong tương lai là khả quan. Kết luận: Triển vọng về hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp trong thời gian tới là khả quan, đồng thời là tiền đề tốt cho việc thực hiện đầu tư Dự án. ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 1. Các thông tin cơ bản về Dự án - Dự án: Đầu tư Dây chuyền Chế biến Cà phê xuất khẩu - Địa điểm đầu tư: Khu công nghiệp Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội. - Sản phẩm Dự án cung cấp: Chế biến Cà Phê hạt sang Cà Phê nhân để xuất khẩu . - Công suất thiết kế: 2 tấn/giờ phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào - Mục tiêu đầu tư: Đầu tư mới - Đơn vị thực hiện quản lý Dự án: Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý Dự án. - Tổng mức đầu tư của toàn bộ nhà : 6.520.000.000 đ máy - Chi phí dây chuyền thiết bị : 5.455.000.000 đ Chi phí khác : 1.065.000.000 đ 2. Đánh giá Tổng mức đầu tư của Dự án và việc tri ển khai k ế ho ạch v ốn c ủa D ự án 2.1 Khả năng triển khai kế hoạch vốn cho Dự án Đầu tư dây chuyền chế biến Cà Phê xuất khẩu - Nguồn vốn đầu tư của Dự án • Vốn tự có: 2.720.000.000đồng • Vốn vay ngân hàng No&PTNT Hà nội: 3.800.000.000 VND để đầu tư Dây chuyền Máy chế biến Cà phê xuất khẩu 2.2 Nguồn vốn đầu tư vốn lưu động của Dự án Khi dự án đi vào hoạt động, dự kiến vốn lưu động thường xuyên để hoạt động kinh doanh hiện tại của Doanh nghiệp thì dự kiến nguồn vốn lưu động sẽ dùng nguồn vốn tự có của Doanh nghiệp và vốn vay Ngân hàng. 3. Dây chuyền thiết bị và công nghệ Với Dây chuyền chế biến Cà Phê xuất khẩu đủ tiêu chuẩn XK đạt 2 tấn/giờ thuộc loại vừa. Qua nhiều năm hợp tác với Công ty CP cơ khí VINA Nha Trang, 10
- Doanh nghiệp tư nhân Cà phê Minh tiến lựa chọn các thiết bị chế biến cà phê của Công ty này. Riêng về Hệ thống máy phân loại cà phê theo màu sắc do trong n ước hiện chưa thể chế tạo được nên DN sau khi tìm hiểu và lựa chọn kỹ lưỡng đã chọn mua 01 hệ thống của hãng SATAKE, đây là một hãng có uy tín và chuyên về sản xuất các loại máy móc phân loại các sản phẩm ngũ cốc theo màu sắc. Hiện tại Doanh nghiệp đã liên hệ với Công ty TNHH Xuất Nhập khẩu và Tư Vấn Ánh Sáng và đặt mua loại SCan Master II Modem SMII 400 DE, đây là máy phân loại hạt màu tốt nhất cho Arbica của Satake và được sản xuất tại Mỹ. * Mô tả về công nghệ của Dây chuyền bao gồm các hệ thống sau - Hệ thống chế biến Cà phê Quả khô - Hệ thống Phân loại Cà Phê theo kích thước - Trọng lượng - Hệ thống phân loại màu - Hệ thống sấy Trống quay - 24m3/mẻ - Hệ thống chế biến quả tươi - Năng suất 05 tấn/h (Có bảng chi tiết danh muc kèm theo) * Công suất thiết bị Dựa vào khả năng sản xuất chế biến của xưởng, mặt bằng hiện trạng công trình hiện có và mức sản xuất cà phê trong những năm tới. Thời gian sản xuất cà phê mỗi năm khoảng 5 tháng (thời vụ). Tỷ lệ cà phê quy nhân chuẩn là 75%. Công suất của dây chuyền chế biến cà phê đủ tiêu chuẩn XK đạt 2 tấn/giờ phụ thuộc vào nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào.. Chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam - Hạt vỏ ngoài phải sáng. - Máu sắc hạt theo màu tự nhiên của mỗi loại cà phê. - Mùi đặc trưng, không có mùi lạ. - Hàm lượng caffein tính theo cà phê khô cho cả 3 hạng ≥ 1%. - Độ ẩm ≤ 13% cho cả 3 hạng. - Cỡ hạt theo 3 hạng 13, 16, 18. Việc chế biến cà phê thóc sang cà phê nhân là quy trình công nghệ đơn giản và không thay đổi trong nhiều năm. Chủ yếu dựa vào kỹ thuật tay nghề của cán bộ kỹ thuật. Cà phê thóc xay khi sấy hoặc phơi khô đạt độ ẩm quy định (≤ 13%) được xát 11
- hết vỏ thóc, vỏ lụa, sàng phân loại, đấu trộn và đóng bao, bảo quản. Dây chuyền sản xuất được kết hợp các công đoạn vận chuyển đứng và ngang bằng vít tải, gầu tải vào các thiết bị chế biến. 4. Thẩm định về nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào và đầu ra của Dự án 4.1 Nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu, điện, nước, cho năm sản xuất đạt 100% công suất 2tấn/giờ TT Nội dung Đơn vị Khối lượng 1 Cà phê quả Tấn 2.400 2 Cà phê nhân Tấn 1.800 4 Điện KW h 480.000 4.2 Nguồn cung cấp điện, nước, nhiên liệu: • Về nhu cầu sử dụng nước: Phục vụ cho làm việc, sinh hoạt của khu vực hành chính Doanh nghiệp sử dụng nguồn cấp nước của KCN Ngọc hồi. • Về nhu cầu sử dụng điện: Toàn bộ nhà máy, bao gồm khu hành chính, điện chiếu sáng được sử dụng nguồn 1.500 KVA - 35/0.4KV được cấp từ lưới điện trung thế của khu công nghiệp Ngọc hồi. 4.3. Thiết bị xử lý chất thải, bảo vệ môi trường Các chất thải và khả năng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu của Dự án bao gồm: chất thải trong quá trình sản xuất, các chất thải nh ư vỏ của quả Cà Phê, bụi bẩn, từ các phương tiện vận chuyển, tiếng ồn máy xay sát .... Đối với dự án này, với công nghệ hiện đại, giải pháp công nghệ đã tính đến các phương án xử lý tiếng ồn, sử lý bụi bận. Báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng đã được sự phê duyệt của sở Tài nguyên và Môi trường. 4.4 Thị trường đầu vào: Năm 2008, Doanh nghiệp thu mua cà phê ơ hai vùng: Quảng Trị và Sơn La, Dự kiến năm 2009 Doanh nghiệp vẫn tiếp tục thu mua cà phê ở Quảng Trị và Sơn La. Qua kiểm tra thực tế ơ hai vùng nguyên liệu này cho thấy thấy nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào của Doanh nghiệp là tương đối ổn định. Nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào cho Doanh nghiệp đều là những hộ nông dân trồng Cà phê có quan hệ lâu năm, có uy tín... Để nhằm phục vụ tốt cho có kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị diễn ra ổn định, liên tục thì đơn vị cần phải có kế hoạch dự trữ nguồn nguyên liệu hợp lý. Đặc biệt năm 2009 này khi nhà máy mới được xây dựng đầu tư ở khu Công Nghiệp Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội, đi vào hoạt động thì nó cần có một lượng nguyên liệu dự trữ rất lớn. Chính vì vậy Doanh 12
- nghiệp cần có một khoản vốn lưu động để mua nguyên vật liệu dự trữ nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của năm 2009. 4.5. Thị trường đầu ra: Hiện nay Doanh nhiệp tư nhân cà phờ Minh Tiến là một trong những doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh và chế biến cà phờ xuất khẩu trờn thị trường Đức,Mỹ, Bỉ, Hà Lan…Đặc biệt năm 2009 Doanh nghiệp tập vào hai thị trường chủ yếu là Đức và Mỹ. Doanh nghiệp ký được được nhiều hợp đồng của các Berhard Rothfos Đức, Hơn nữa Doanh nghiệp còn là đại lý chính cho Vinacafe Biên Hoà 4.6. Khả năng tổ chức quản lý kinh doanh và lao động Doanh nghiệp có đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm trong ngành cà phê, đặc biệt Chủ Doanh nghiệp đã có 20 năm công tác trong Tổng công ty Cà phê Việt Nam nên có rất nhiều kinh nghiệm về kiểm tra chất lượng và phán đoán được thị trường tiêu thụ., do vậy sẽ có phương hướng điều hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh hợp lý theo đúng hướng phát triển mà doanh nghiệp đã đề ra, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và bảo toàn được vốn. 5. Tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của Dự án đầu tư dây chuyền: - Tổng mức đầu tư của dây chuyền : 6.520.000.000 đ - Vốn tự có của Doanh nghiệp : 2.720.000.000 đ - Vốn vay NH: : 3.800.000.000 đ Dự kiến Tiến độ đầu tư Năm thứ 1 Tỷ lệ 100% Giá trị 6.520.000.000 đ * Tính khả thi của nguồn vốn : Theo quyết định phê duyệt của chủ đầu tư Dự án được tài trợ từ hai nguồn vốn, gồm: + Vốn tự có : 2.720.000.000đ ( 42% Tổng mức đầu tư ) + Vốn vay : 3.800.000.000đ ( 58% Tổng mức đầu tư ) Xác định Nguồn vốn tự có của chủ đầu tư tham gia : - Số tiền sẽ được trích từ nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn lợi nhuận chưa phân phối và nguồn huy động khác của chủ đầu tư, 13
- Vay ngân hàng thương mại : 3.800.000.000đ. Ngân hàng nông nghiệp và PTNT Hà Nội - PGD Hai Bà Trưng tài trợ cho vay. - Nhận xét : Nguồn vốn để thực hiện dự án là khả thi, có khả năng thực hiện * Hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ : - Công súât thiết kế và cơ cấu sản phẩm của dự án Công suất thiết kế của dự án là: 2tấn/giờ thuộc vào nguyên liệu đầu vào. Công suất hoạt động: Công suất hoạt động của dây truyền chủ yếu phụ thuộc vào khả năng cung cấp nguyên liệu và khả năng xuất khẩu của thị trường. - Thời gian hoạt động của dự án: Thời gian áp dụng đối với khấu hao máy móc thiết bị sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm theo quy định của Bộ tài chính có thời gian tối đa là 8 năm. Trong thực tế máy móc thiết bị vẫn hoạt động tốt do được sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên.Vì vậy thời gian hoạt động của dự án là 10 năm. Dòng thu hồi giá trị tài sản cố định của phần xây lắp và thuế đ ất bằng giá trị còn lại chưa khấu hao. * Chi phí hoạt động hàng năm của dự án : a) Chi phí biến đổi của dự án : Chi phí biến đổi được dựa trên định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, năng lượng của Doanh nghiệp và giá thành nguyên vật liệu đầu vào. b) Chi phí cố định của dự án(chưa tính khấu hao và lãi vay VCĐ): Chi phí cố định của dự án được xác định gồm 2 phần. + Chi phí cố định bao gồm : * Chi phí hoạt động: - Tiền lương: 2,2% Doanh thu: - Bảo dưỡng, sửa chữa: 1% chi phí đầu tư thiết bị - Chi phí hành chính, điện nước - Phí bảo hiểm: 0,6% tổng mức đầu tư * Chi phí khấu hao cơ bản hàng năm: - Phương pháp khấu hao : Theo đường thẳng. - Thời gian khấu hao theo qui định hiện hành tại QĐ số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính, cụ thể : Thiết bị: 08 năm Chi phí khác: 04 năm e) Vốn lưu động và lãi vay vốn lưu động: 14
- Nguồn vốn lưu động của dự án được xác định từ vốn tự có của doanh nghiệp : phần thiếu sẽ được Ngân hàng No & PTNT Hà nội cho vay ngắn hạn. Để xác định được chính xác nhu cầu vốn lưu động thực tế của Dự án dựa trên cơ sở các nguồn phải thu, phải trả, tồn quĩ tiền mặt cần thiết trong quá trình hoạt động của một Doanh nghiệp. Lãi vay vốn lưu động được xác định theo lãi suất Ngân hàng No & PTNT Hà nội cho vay tại thời điểm thẩm định 10,5% năm. * Doanh thu của dự án: Doanh thu của Nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu được tính trên giá bán 1,900.00 USD/tấn (giá thị trường) và sản lượng bán hàng hàng năm. Sản lượng bán hàng: Căn cứ vào điều tra kết quả kinh doanh của thị trường và khả năng của Doanh nghiệp, với việc điều tra thị trường dự báo sản lượng tiêu thụ của Dây chuyền chế biến cà phê xuất khẩu trong năm đầu tiên với Công xuất 2tấn/ giờ là 2.400 tấn/1.200giờ/năm, dự kiến khả năng tăng trưởng hàng năm là 10-15% năm. Lợi nhuận của Dự án đầu tư dây chuyền chế biến cà phê xuất khẩu ước tính tỷ lệ 1% đến 1.5% trên tổng doanh thu của doanh nghiệp. * Thời hạn vay vốn : Thời hạn vay vốn ngân hàng nông nghiệp là 4 năm, lãi suất được thả nổi 03 tháng điều chỉnh một lần. Nguồn trả nợ từ lợi nhuận + khấu hao . Hình thức trả nợ đều nhau trong 4 năm Lãi suất triết khấu : 12% năm ( mức cho vay tối đa do NHNN quy định tại thời điểm thẩm định ) 6. Kết quả tính toán : (Bảng tình kèm theo) Như vậy, với phương án cơ sở (Phương án tĩnh), kết quả tính toán như sau: STT Chỉ tiêu Giá trị 1 NPV 10.627trđ 2 IRR 24.37% 3 Thời gian thu hồi vốn đầu tư 5 năm Nhận xét : Trên cơ sở các thông số cơ bản của dự án, qua phân tích cho thấy : Dự án có hiệu quả, có khả năng trả nợ Tính toán độ nhạy của dự án : Rủi ro về tăng chi phí đầu vào: 10% : 15
- STT Chỉ tiêu Giá trị 1 NPV 9.192 trđ 2 IRR 20.26% Rủi ro về giảm Doanh thu: 10% STT Chỉ tiêu Giá trị 1 NPV 8.196 trđ 2 IRR 17.55% Tóm lại: Kết quả phân tích về hiệu quả tài chính của Dự án cho thấy Dự án có hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Trên cơ sở các thông số cơ bản của dự án, qua phân tích cho thấy : Dự án có hiệu quả, có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. 7. Thẩm định về điều kiện đảm bảo tiền vay : Doanh nghiệp Tư nhân Cà Phê Minh Tiến là khách hàng truyền thống của Ngân hàng No&PTNT Hà nội - PGD Hai Bà Trưng. Doanh nghiệp xếp loại A theo tiêu thức phân loại của Ngân hàng No&PTNT Việt nam. Vốn tự có của Doanh nghiệp tham gia dự án là 42% tổng mức đầu tư. Dây truyền công nghệ sản xuất tương đối hiện đại, Doanh nghiệp đủ điều kiện áp dụng đảm bảo tài sản hình thành từ vốn vay Doanh nghiệp sẽ sử dụng toàn bộ tài sản hình thành sau đầu tư của Dự án đ ể thế chấp cho Ngân hàng để làm tài sản bảo đảm cho khoản vay. 8. Các thuận lợi và các rủi ro có thể xảy ra với Dự án cùng biện pháp giảm thiểu Qua xem xét đánh giá về Dự án này, có thể thấy việc đầu tư Dự án có một số thuận lợi và khó khăn cơ bản như sau: 8.1 Thuận lợi • Chủ đầu tư của Dự án - Doanh nghiệp tư nhân Cà Phê Minh Tiến có kinh nghiệm lâu năm trong nghành chế biến Cà Phê xuất khẩu. Đây được đánh giá là yếu tố rất thuận lợi của Dự án. • Sản phẩm của Doanh nghiệp đã khẳng định được uy tín lâu năm trên thị trường quốc tế, đặc biệt là các bạn hàng quốc tế như Đức, Bỉ . 16
- • Doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ công nhân viên có thâm liên công tác trong ngành chế biến Cà Phê.. 8.2 Rủi ro có thể xảy ra và khả năng giảm thiểu • Trong thời gian tới sẽ có một số khó khăn cho Doanh nghiệp. Chủ yếu khó khăn nhất của Doanh nghiệp là nguồn cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào. Vùng cung cấp nguyên liệu ở xa nhà máy, nên rất khó khăn cho việc thu mua và vận chuyển nguyên liệu. Công nghệ dần lạc hậu, tỷ giá ngoại tệ luôn biến động, nền kinh tế thế giới suy thoái. Cho nên Doanh nghiệp sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh rất mạnh mẽ đối với các sản phẩm của các nước có Cà Phê xuất khẩu. Đ ặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đều phải đứng trước áp lực cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa, các doanh nghiệp thuộc ngành kinh doanh Cà Phê cũng không tránh khỏi những khó khăn này. Tuy nhiên, với dây chuyền công nghệ của dự án, với đội ngũ cán b ộ công nhân viên có kinh nghiệm lâu năm trong ngành của chủ đầu tư và thương hiệu đã được khẳng định thì Doanh nghiệp sẽ vẫn đảm bảo được vị thế của mình trên thị trường trong điều kiện cạnh tranh với các đơn vị cùng trong ngành. • Việc chậm trễ trong tiến độ thực hiện dự án ảnh hưởng lớn đến khả năng thâm nhập thị trường của sản phẩm Dự án nói riêng và mở rộng thị trường của Doanh nghiệp nói chung. Điều này càng trở nên quan trọng trong điều kiện hi ện nay các dự án triển khai trong lĩnh vực chê biến Cà phê để xuất khẩu tăng lên rất nhanh. Chính vì vậy, Doanh nghiệp cần nỗ lực trong việc thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án. Kết luận: Qua việc phân tích, đánh giá xem xét hồ sơ dự án, cho thấy dự án nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành Cà Phê đến năm 2010 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Dự án có hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hồi vốn nhanh, đảm bảo khả năng trả nợ và đem lại nhiều lợi ích khác cho Ngân hàng. Bên cạnh những lợi ích từ việc cung cấp Tín dụng, Doanh nghiệp Tư nhân Cà Phê Minh Tiến còn là đơn vị có nguồn ngoại tệ lớn bán cho Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Hà nội. VI. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT: 17
- Từ những phân tích đánh giá nêu trên, phòng Tín dụng kính trình Ban Giám đốc xem xét và phê duyệt cho vay đầu tư "Dự án Đầu tư dây chuyền chế biến cà phê xuất khẩu" tại khu Công nghiệp Ngọc Hồi của Doanh nghiệp tư nhân cà phê Minh Tiến cụ thể như sau: - Số tiền cho vay cao nhất:: 3.800.000.000 đồng (Ba tỷ tám trăm triệu đồng chẵn) - Mục đích sử dụng vốn vay: Đầu tư Dây chuyền chế biến Cà phê xuất khẩu tại khu Công nghiệp Ngọc Hồi. - Thời hạn rút vốn 06 tháng kể từ ngày nhận nợ đầu tiên - Thời hạn vay: 04 năm (48 tháng) trong đó thời gian ân hạn là 06 tháng. Thời gian trả nợ 3 năm 06 tháng. - Phương thức giải ngân: Chuyển khoản a. Lãi suất: Lãi suất cho vay đối với VNĐ tại thời điểm nhận nợ, lần đầu áp dụng lãi suất tại thời điểm nhận nợ, 03 tháng điều chỉnh một lần. Lãi suất áp dụng bằng lãi suất huy động tiết kiệm 12 tháng trả lãi sau của Ngân hàng No & PTNT Hà Nội cộng biên là 3,5%/năm, nhưng không được trái với quy định của Ngân hàng No & PTNT Việt Nam b. Phương thức trả nợ: + Trả nợ gốc 03 tháng/ lân, + Lãi trả 01 tháng/lần c. Bảo đảm tiền vay: Bằng toàn bộ tài sản hình thành sau đầu tư của dự án và các Tài sản khác. - Doanh nghiệp phải cam kết toàn bộ tài sản nằm trên đất khi hoàn thành việc chuyển nhượng sẽ được đảm bảo cho khoản vay này và các khoản vay khác tại Ngân hàng No & PTNT Hà Nội - Phòng Giao dịch Hai Bà Trưng. * Điều kiện khác: + Doanh nghiệp phải mua và duy trì bảo hiểm cho tài sản của Dự án theo quy định trong suốt thời gian còn nợ vay các Ngân hàng với giá trị bảo hiểm tối thiểu trong thời gian xây dựng bằng số tiền cam kết cho vay và trong thời gian vận hành bằng dư nợ vay tại các ngân hàng tại thời điểm mua bảo hiểm. Trong hợp đồng bảo hiểm phải chỉ rõ Ngân hàng No & PTNT Hà Nội là Ngân hàng thụ hưởng duy nhất trong trường hợp có rủi ro. 18
- + Doanh nghiệp phải có cam kết bằng văn bản với nội dung gồm: S ử dụng nguồn khấu hao cơ bản và lợi nhuận sau thuế hàng năm của Dự án để trả nợ cho Ngân hàng No & PTNT Hà Nội. Trong trường hợp hai nguồn trên không đủ Doanh nghiệp phải cam kết dùng nguồn tự có khác để trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng. + Doanh nghiệp không được phép dùng tài sản hình thành từ vốn vay của Ngân hàng No & PTNT Hà Nội và vốn tự có của Doanh để đảm bảo cho khoản vay khác. + Doanh nghiệp cam kết chuyển toàn bộ doanh thu từ Dự án qua tài khoản tiền gửi của Doanh nghiệp tại Ngân hàng No & PTNT Hà Nội . + Mọi dịch vụ ngân hàng có liên quan tới hoạt động của Doanh nghiệp (bao gồm nhưng không giới hạn bởi dịch vụ thanh toán, tiền gửi, mua bán ngoại tệ) phải thực hiện qua Ngân hàng No & PTNT Hà Nội trong suốt thời gian vay vốn. + Chủ đầu tư phải thực hiện đúng quy chế quản lý đầu tư và xây dựng CÁN BỘ TÍN DỤNG TRƯỞNG PHÒNG TÍN DỤNG PHÊ DUYỆT CỦA BAN GIÁM ĐỐC 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích báo cáo tài chính và các mục tiêu phân tích báo cáo tài chính
19 p | 9655 | 6203
-
Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế: Việt Nam và sự khác biệt
5 p | 534 | 213
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính: Chương 1 đến 4 - ThS. Nguyễn Lê Hồng Vỹ
45 p | 311 | 47
-
Bài giảng môn Phân tích báo cáo tài chính: Bài 1 - TS. Trần Thị Thanh Tú
36 p | 344 | 20
-
Bài giảng Thẩm định tín dụng ngắn hạn - ThS. Phùng Hữu Hạnh (2012)
17 p | 131 | 19
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính: Chương 8 - ThS. Bùi Ngọc Toản
11 p | 118 | 14
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính: Chương 8 - Nguyễn Hoàng Phi Nam
44 p | 97 | 12
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính – Chương 8: Phân tích triển vọng (tt)
44 p | 94 | 12
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính (Bộ môn Kiểm toán)
79 p | 16 | 11
-
Bài tập Kiểm toán báo cáo tài chính - Chương 2: Kiểm toán chu kỳ bán hàng - thu tiền
5 p | 73 | 10
-
Bài giảng Kế toán quốc tế - Chương 4: Chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính quốc tế về tài sản
52 p | 38 | 8
-
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính: Chương 5 - Nguyễn Hoàng Phi Nam
26 p | 71 | 8
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán 1 - Chương 2: Báo cáo tài chính
19 p | 85 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính - Chương 3: Kiểm toán tài sản dài hạn
14 p | 32 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính 2 - Chương 5: Hồ sơ kiểm toán và kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán
6 p | 20 | 5
-
Bài giảng Kế toán tài chính Việt Nam 2 - Chương 6: Báo cáo tài chính
22 p | 28 | 4
-
Bài giảng Kế toán quốc tế - Chương 4: Chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính quốc tế về tài sản (Năm 2022)
51 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn