intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo thực địa: Khóa đào tạo ngắn hạn một sức khỏe gắn với thực địa cho cán bộ y tế và thú y

Chia sẻ: Nguyễn Hoàng Sơn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

51
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo này mô tả một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh Liên cầu lợn ở người tại Hải Phòng từ năm 2010-2015, mô tả tình hình dịch bệnh ở lợn tại Hải Phòng từ năm 2010-2015 và mô tả sự phối hợp giữa ngành y tế và thú y trong công tác phòng chống dịch LCL tại Hải phòng. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo thực địa: Khóa đào tạo ngắn hạn một sức khỏe gắn với thực địa cho cán bộ y tế và thú y

BÁO CÁO THỰC ĐỊA<br /> KHÓA ĐÀO TẠO NGẮN HẠN MỘT SỨC KHỎE GẮN VỚI<br /> THỰC ĐỊA CHO<br /> CÁN BỘ Y TẾ VÀ THÚ Y<br /> <br /> TÊN ĐỀ TÀI:<br /> ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH LIÊN CẦU LỢN VÀ PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH<br /> TRONG PHÒNG CHỐNG BỆNH LIÊN CẦU LỢN TẠI HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN<br /> 2010 - 2015<br /> Người thực hiện: Nguyễn Thu Hạnh (Trung tâm YTDP Hải Phòng)<br /> Phạm Xuân Trường (Cơ quan Thú y vùng II)<br /> Lớp: Một sức khỏe gắn với thực địa cho cán bộ y tế và thú y<br /> Khóa: I<br /> Người hướng dẫn khoa học: Ts Lại Thị Lan Hương<br /> Ts Phạm Đức Phúc<br /> <br /> Hà Nội - 2016<br /> <br /> EPIDEMIOLOGICAL CHARACTERISTICS OF CASES OF HUMAN<br /> INFECTION WITH STREPTOCOCCUS SUIS AND REVIEW ON<br /> INTERSECTORAL COLLABORATION IN STREPTOCOCCUS SUIS<br /> PREVENTION AND CONTROL IN HAI PHONG CITY, 2010 – 2015<br /> Phạm Đức Phúc, Lại Thị Lan Hương, Nguyen Thu Hanh, Phạm Xuân Trường<br /> Hai Phong Preventive Medicine Center,<br /> Regional Animal Health Ofice No. II<br /> Summary<br /> A descriptive cross sectional study of cases of human infection with<br /> Streptococcus suis and a retrospective review of data on disease outbreaks in pigs from<br /> 2010 to 2015 in Hai Phong were conducted. Results show: 81 cases of human infection<br /> with Streptococcus suis have been reported of which there were no fatal cases. All the<br /> cases were tested positive with Streptococcus suis and received medical care at the Viet<br /> Tiep hospital, Hai Phong. Allmost of the cases are above 30 years of age, among which<br /> the 50-59 and 40-49 age groups are predominant (42% and 29,6%, respectively). There<br /> is a statistically significant difference between males and females among cases (85,1 %<br /> versus 14,9 %). Nearly half of the cases were related to pig-slaughtering and/or pig<br /> trading/feeding (44,4%). More cases reported during the months from May through<br /> October each year. Fourteen of fifteen districts recorded with human cases. Incidence<br /> per 100,000 people was recorded to be higher in rural districts of Vinh Bao, An Duong<br /> and Thuy Nguyen, compared to other districts of Hai Phong. Sixty-four point sixteen<br /> percents (64,16 %) of cases had history of comsumption of raw or not well-prepared pigproducts within 7 days prior to onset date. No possible connections that were observed between<br /> disease outbreaks in pigs and cases of human infection with Streptococcus suis during the study<br /> period. There was an absence of collaboration between public health and animal health sectors<br /> in disease surveillance, outbreak investigation and response and risk communication during the<br /> period of time: 2010-2012. There is a need to enhance communication on food safety practice.<br /> Close collaboration with two-way communication mechanism between department of<br /> preventive medicine and department of animal health needs to be reinforced in disease<br /> surveillance, outbreak investigation and response in humans as well as in animals.<br /> Epidemiological research on possible correlation between disease outbreak in pigs and cases of<br /> Hà Nội - 2016<br /> <br /> human infection with Streptococcus suis is needed to better provide evidence for early warning<br /> of and timely response to outbreak of diseases.<br /> <br /> Hà Nội - 2016<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu các trường hợp mắc liên cầu lợn và số liệu về dịch bệnh trên lợn tại<br /> Hải Phòng giai đoạn 2010-2015 bằng phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả, kết<br /> quả cho thấy: tổng số mắc là 81 trường hợp, không có tử vong, tất cả các trường hợp này đều<br /> được chẩn đoán dương tính với Streptococcus suis và được điều trị tại bệnh viện Việt Tiệp,<br /> Hải Phòng. Các ca bệnh tập trung nhiều nhất ở hai nhóm tuổi là 50-59 (42%) và 40-49<br /> (29,6%). Tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn nữ (85,1 % với 14,9 %) và có ý nghĩa thống kê. Các ca<br /> bệnh tập trung ở nhóm nghề nghiệp có liên quan đến lợn hay thịt lợn (44,4 %). Các ca bệnh ghi<br /> nhận nhiều hơn vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 10. Có 14 trên tổng số 15 quận/huyện ghi<br /> nhận các trường hợp bệnh. Tỉ lệ mắc trên 100.000 dân ở Vĩnh Bảo, và An Dương và Thủy<br /> Nguyên (là những huyện thuần nông) cao hơn so với các quận/ huyện khác của Hải Phòng.<br /> 64,16 % ca bệnh có tiền sử ăn các sản phẩm từ lợn sống và/hoặc chưa được chế biến kỹ trong<br /> vòng 7 ngày trước khi khởi phát bệnh. Không thấy sự liên quan dịch tễ học giữa dịch bệnh trên<br /> lợn và các trường hợp mắc liên cầu lợn trên người. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa y tế và<br /> thú y trong hoạt động chia sẻ thông tin giám sát bệnh, trong công tác phối hợp điều tra và đáp<br /> ứng phòng chống dịch trên người cũng như trên đàn lợn trong giai đoạn 2010 - 2012.<br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Bệnh liên cầu khuẩn lợn (LCL) do Streptococcus suis (Str.suis) gây nên. Bệnh<br /> xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế [1]. Bệnh liên cầu lợn có<br /> thể lây cho người vì vậy nó được xếp vào nhóm những bệnh lây truyền từ động vật sang<br /> người và là một trong 5 bệnh được ưu tiên phối hợp trong chương trình phòng chống<br /> bệnh lây từ động vật sang người được quy định tại Thông tư 16/2013/TTLT-BYTBNNPTNT ngày 27/5/2013 của liên Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp & PTNT [5]. Vi khuẩn<br /> Str. suis thường khu trú ở đường hô hấp trên của lợn khỏe mạnh, các hốc của hạch<br /> amidan, sau đó xâm nhập vào hệ tuần hoàn và gây bệnh. Ở lợn đặc trưng lâm sàng của<br /> bệnh là nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm khớp và viêm phế quản phổi. Người có<br /> thể mắc bệnh do Str. suis type 2 gây ra khi tiếp xúc trực tiếp với lợn/thịt lợn bệnh hoặc<br /> ăn các thực phẩm từ lợn bệnh mà chưa được xử lý chín bằng nhiệt [4].<br /> Tại Việt Nam bệnh có xu hướng ngày càng tăng các trường hợp người bị mắc liên<br /> cầu lợn trong những năm gần đây Khi bị bệnh, người bệnh có triệu chứng sốt cao, đau<br /> đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác... xuất huyết đa dạng ở một số<br /> nơi trên cơ thể. Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc<br /> tiêu hóa: sốt, đi cầu nhiều lần, phân lỏng, cơ thể lạnh, run... trước khi có biểu hiện của<br /> viêm màng não. [3].<br /> <br /> Hà Nội - 2016<br /> <br /> Những người bị bệnh nặng có thể tử vong do độc tố vi khuẩn gây sốc nhiễm<br /> khuẩn, viêm nội tâm mạc, suy đa phủ tạng, nhiễm khuẩn huyết. Tỷ lệ tử vong có thể tới<br /> 7%. [3]<br /> Bệnh liên cầu khuẩn lợn là bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm, điều<br /> trị kịp thời, bệnh diễn biến phức tạp, có thể chuyển biến rất nặng và nguy hiểm đến tính<br /> mạng bệnh nhân, hay gặp nhất là gây viêm màng não, nhiễm khuẩn máu, viêm màng<br /> trong tim. Một số trường hợp sau khi khỏi bệnh có di chứng lâu dài như điếc không hồi<br /> phục, mất thăng bằng...<br /> Cho đến hết năm 2010, bệnh liên cầu lợn ở người chưa phải là bệnh truyền nhiễm<br /> thuộc diện bắt buộc phải báo cáo, do đó hệ thống giám sát thường chỉ ghi nhận được<br /> những bệnh nhân điều trị tại các bệnh viện lớn. Tuy nhiên số lượng ca bệnh ghi nhận<br /> được tại Hải Phòng trong các năm 2010 và các năm tiếp theo đều ở mức cao so với khu<br /> vực miền Bắc [2]. Tất cả các ca bệnh đều chỉ được phát hiện khi bệnh nhân vào điều trị<br /> tại bệnh viện Việt Tiệp, Hải Phòng. Trước năm 2013, khi phát hiện có ca bệnh trên<br /> người, trung tâm Y tế dự phòng không có thông tin gì về tình hình dịch bệnh trên đàn<br /> lợn tại thời điểm đó cũng như không có sự phối hợp giữa ngành y tế và thú y trong điều<br /> tra, xử lý ổ dịch.<br /> Để tìm hiểu rõ hơn về yếu tố dịch tễ của bệnh, từ đó đưa ra biện pháp phòng<br /> chống hiệu quả, chúng tôi tiến hành nghiên cứu Đặc điểm dịch tễ học bệnh liên cầu lợn<br /> và phối hợp liên ngành trong phòng, chống bệnh liên cầu tại Hải Phòng từ năm 20102015, với các mục tiêu:<br /> 1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh Liên cầu lợn ở người tại Hải<br /> Phòng từ năm 2010-2015;<br /> 2. Mô tả tình hình dịch bệnh ở lợn tại Hải Phòng từ năm 2010-2015;<br /> 3. Mô tả sự phối hợp giữa ngành y tế và thú y trong công tác phòng chống dịch<br /> LCL tại Hải phòng.<br /> II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân mắc Liên cầu lợn tới điều trị tại bệnh viện<br /> Việt Tiệp, Hải Phòng.từ năm 2010 đến năm 2015<br /> 2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Thành phố Hải Phòng, năm 2016<br /> 3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứ hồi cứu.<br /> 4. Thu thập thông tin<br /> Hồi cứu bệnh án bệnh nhân mắc LCL năm 2010-2015 tại bệnh viện Việt Tiệp,<br /> Hải Phòng.<br /> Thu thập các số liệu về tình hình dịch bệnh ở lợn từ các báo cáo của Chi cục Thú<br /> y Hải Phòng từ 2010-2015 và các số liệu lưu tại Cơ quan Thú y vùng II.<br /> Hà Nội - 2016<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0