intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài " THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP, ĐÀO TẠO VIỆC LÀM CHO DÂN CƯ CÁC VÙNG NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT PHÁT TRIỂN CÁC KCN TẬP TRUNG VÀ ĐÔ THỊ TỈNH BẮC NINH THỜI KỲ 2001-2005 "

Chia sẻ: Sâu Hư | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:106

200
lượt xem
54
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chủ trương phát triển Khu công nghiệp ở Việt Nam ra đời cùng với chính sách đổi mới do Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 khởi xướng. Nghị quyết Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VIl năm 1994 trong đóđã nhấn mạnh việc phải xây dựng "Quy hoạch các vùng, trước hết là các dịa bàn trọng điểm, các khu chế xuất, khu kinh tếđặc biệt, khu công nghiệp tập trung". ..

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài " THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP, ĐÀO TẠO VIỆC LÀM CHO DÂN CƯ CÁC VÙNG NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT PHÁT TRIỂN CÁC KCN TẬP TRUNG VÀ ĐÔ THỊ TỈNH BẮC NINH THỜI KỲ 2001-2005 "

  1. Đề tài " THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP, ĐÀO TẠO VIỆC LÀM CHO DÂN CƯ CÁC VÙNG NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT PHÁT TRIỂN CÁC KCN TẬP TRUNG VÀ ĐÔ THỊ TỈNH BẮC NINH THỜI KỲ 2001-2005 "
  2. MỤC LỤC DANHMỤCCHỮVIẾTTẮT ................................ ................................ ................................ .................3 Chương hai ................................ ................................ ................................ ................................ ....5 I. PHÁTTRIỂNCÁCKHUCÔNGNGHIỆP, ĐẨYMẠNHQUÁTRÌNHCÔNGNGHIỆPHOÁ, HIỆNĐẠIHOÁTỈNH BẮC NINH................................. ................................ ................................ ................................ ......8 1. Thành tựu đạt được trong 5 năm xây dựng phát triển KCN (2001- 2005). ................................ ...8 2. Khó khăn và vấn đềđặt ra. ................................ ................................ ................................ ........ 11 II. THỰCTRẠNGTHUHỒIVÀCHUYỂNMỤCĐÍCHSỬDỤNGĐẤTTỈNHBẮCNINH. ................................ ... 13 1. Tình hình thực hiện việc giao đất, cho thuêđất để sử dụng vào mục đích chuyên dùng vàđất ở từ năm 2001 đến 30/9/2005 ................................ ................................ ................................ ........ 13 Bảng ….. ................................ ................................ ................................ ................................ . 15 Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất từ năm 2001-30/9/2005 tỉnh Bắc Ninh ........................ 15 2. Về mở rộng diện tích đất nông nghiệp................................. ................................ ..................... 22 3. Về chuyển đổl cơ cấu sử dụng đất trong nội bộđất nông nghiệp................................. .............. 22 4. Đánh giá................................. ................................ ................................ ................................ .. 23 III. THỰCTRẠNGCHUYỂNĐỔINGHỀNGHIỆPVÀĐÀOTẠOVIỆCLÀMCHODÂNCƯCÁCVÙNGNHÀNƯỚCTHU HỒIĐẤTPHÁTTRIỂNCÁC KCN TẬPTRUNGVÀĐÔTHỊTỈNHBẮCNINH................................. ................. 25 1 Một số nét tổng quan về công tác đào tạo và giải quyết việc làm của Tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh chung của cả nước. ................................ ................................ ................................ .............. 25 2. Thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp vàđào tạo việc làm tỉnh Bắc Ninh. ................................ ..... 30 3 - Tình hình thực hiện về các chính sách thu hồi đất. ................................ ................................ .. 37 4 - Vai trò của chính quyền trong thực hiện chính sách đền bù và hỗ trợ chuyển đỗi nghề nghiệp: ................................ ................................ ................................ ................................ .................... 43 LAOĐỘNGLÀMVIỆCTRONGKHUCÔNGNGHIỆP ................................ .......................... 53 TỈNHBẮCNINH ................................ ................................ ................................ .................. 53 5. Những vấn đềđặt ra qua kết quảđiều tra (tính đến 1/7/2004) đối với một số vùng bị thu hồi đất tỉnh Bắc Ninh. ................................ ................................ ................................ .............................. 57 Chương ba ................................ ................................ ................................ ................................ ... 60 1. Phương hướng, mục tiêu chủ yếu 5 năm 2006-2010 vàđịnh hướng phát triển đến năm 2020 của tỉnh Bắc Ninh. ................................ ................................ ................................ .............................. 60 2. Tầm nhìn dài hạn của Tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015. ................................ ................................ . 63 3. Dự báo phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010................................. ....... 64 1
  3. 4. Dự báo thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất để phát triển các KCN vàđô thị tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010. ................................ ................................ ................................ .................... 65 5. Những vấn đềđặt ra vàđòi hỏi phải giải quyết về chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo việc làm..... 78 II. QUANĐIỂMVỀXÂYDỰNGGIẢIPHÁPVÀMÔHÌNHCHUYỂNĐỔINGHỀNGHIỆPVÀĐÀOTẠOVIỆCLÀMCHO DÂNCƯCÁCVÙNGBỊTHUHỒIĐẤT. ................................ ................................ ................................ . 86 1. Bảo đảm đểđại đa số dân cư các vùng bị thu hồi đất được chuyển đổi nghề nghiệp vàđào tạo việc làm. ................................ ................................ ................................ ................................ ...... 86 2. Chuyển đổi nghề nghiệp vàđào tạo việc làm cho dân cư vùng bị thu hồi đất phải được tổ chức và có hình thức thích hợp với trình độ phát triển của nguồn nhân lực này. ................................ .. 87 3. Chuyển đổi nghề nghiệp vàđào tạo việc làm cho dân cư vùng bị thu hồi đất phải được thực hiện vơí một hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ, thiết thực, hiệu quả. ................................ .............. 88 III. MỘTSỐPHƯƠNGÁNĐỀXUẤTXÂYDỰNGMÔHÌNHCHUYỂNĐỔINGHỀNGHIỆPVÀĐÀOTẠOVIỆCLÀMCH ODÂNCƯCÁCVÙNGBỊTHUHỒIĐẤT. ................................ ................................ ............................... 90 1. Một số phương án đặt ra. ................................ ................................ ................................ ........ 90 2. Đề xuất mô hình. ................................ ................................ ................................ ...................... 94 IV. ĐỀXUẤTHOÀNTHIỆNHỆTHỐNGCƠCHẾCHÍNHSÁCHCHUYỂNĐỔINGHỀNGHIỆPVÀĐÀOTẠOVIỆCLÀMC HODÂNCƯVÙNGBỊTHUHỒIĐẤTPHÁTTRIỂNCÁCKHUCÔNGNGHIỆP, KHUĐÔTHỊ. ............................ 95 1. Hoàn thiện chính sách thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp. ................................ .......... 95 2. Hoàn thiện chính sách bồi thường đối với hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại các vùng Nhà nước phát triển khu công nghiệp, khu đô thị. ................................ ................................ ........ 97 3. Hoàn thiện cơ chế chính sách chuyển đổi nghề nghiệp vàđào tạo việc làm cho dân cư các vùng bị thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất phát triển khu công nghiệp, khu đô thị.................. 100 4. Hoàn thiện tổ chức đào tạo việc làm cho dân cư các vùng bị thu hồi đất phát triển Khu công nghiệp, Khu đô thị. ................................ ................................ ................................ ..................... 104 V. TỔCHỨCVÀBIỆNPHÁPTHỰCHIỆNCÁCĐỀXUẤTHOÀNTHIỆNHỆTHỐNGCHÍNHSÁCHCHUYỂNĐỔINGHỀ NGHIỆPVÀĐÀOTẠOVIỆCLÀMCHODÂNCƯCÁCVÙNGBỊTHUHỒIĐẤTPHÁTTRIỂNKHUCÔNGNGHIỆP, KHUĐÔTHỊTỈNHBẮCNINH. ................................ ................................ ................................ .......... 107 1. Về tổ chức thực hiện. ................................ ................................ ................................ ............. 107 2. Về biện pháp thực hiện. ................................ ................................ ................................ ......... 109 2
  4. DANHMỤCCHỮVIẾTTẮT HĐND Hội đồng Nhân dân UBND Uỷ ban nhân dân TU Tỉnh uỷ CP Chính phủ TTg Thủ tướng XHCN Xã hội chủ nghĩa KCNTT Khu công nghiệp tập trung KĐT Khu đô thị TDTT Thể dục thể thao THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông DNNN Doanh nghiệp nhà nước HTX Hợp tác xã Cty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn Cty CP Công ty cổ phần DNTN Doanh nghịêp tư nhân Trường CNKT Trường công nhân kỹ thuật CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá BHXN Bảo hiểm xã hội 3
  5. BHYT Bảo hiểm y tế 4
  6. Chương hai THỰCTRẠNGCHUYỂNĐỔINGHỀNGHIỆP, ĐÀOTẠOVIỆCLÀMCHODÂNCƯCÁCVÙNGNHÀNƯỚC THUHỒIĐẤTPHÁTTRIỂNCÁC KCN TẬPTRUNGVÀ ĐÔTHỊTỈNHBẮCNINHTHỜIKỲ 2001-2005 Chủ trương phát triển Khu công nghiệp ở Việt Nam ra đời cùng với chính sách đổi mới do Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 khởi xướng. Nghị quyết Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VIl năm 1994 trong đóđã nhấn mạnh việc phải xây dựng "Quy hoạch các vùng, trước hết là các dịa bàn trọng điểm, các khu chế xuất, khu kinh tếđặc biệt, khu công nghiệp tập trung". Chủ trương đó tiếp tục được khẳng định qua các văn kiện vềđường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng. Văn kiện Đại hội lX về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2005 khẳng định việc phải "Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước. Phát triển có hiệu quả các KCN - KCX, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở". Để phát triển các loại hình khu công nghiệp đó cần phải có nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, đó làđất đai. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn tài nguyên thuộc sở hữu toàn dân, nguồn lực to lớn của đất nước. Đất đai vừa có tỉnh kinh tế, vừa cóý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc. Do đó, các giải pháp vềđất đai, những chính sách về sử dụng đất đai vừa phải vì lợt ích chung của xã hội, bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, người đầu tư và người sử dụng đất. Công tác quản lý Nhà nước vềđất dai, nhất là trong lĩnh vực sử dụng đất công nghiệp, Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi, hấp dẫn các nhàđầu tư trong nước và ngoài nước có mặt 5
  7. bằng hợp lý, hợp pháp dể thực hiện các dựán đầu tư, yên tâm và tin tưởng đầu tư lâu dài trên phạm vi lãnh thổ nước ta, đòi hỏi các cấp quản lý và các nhàđầu tư, người sử dụng đất có nghĩa vụ: Khai thác, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệ m và có hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực vềđất. Việc ra đời các Khu công nghiệp, Khu đô thị và Khu dân cư cần phải thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất đai ở nước ta là một tất yếu khách quan. Trong tổng thểđất phi nông nghiệp cả nước, đất dùng để phát triển công nghiệp, các khu chế xuất, các khu công nghiệp, là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu sử dụng tài nguyên đất quốc gia. Theo phân loạimới căn cứ vào mục đích sử dụng (Điều 13, Luật Đất đai năm 2003) thì nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm 10 loại đất, trong đó nhóm đất dùng cho sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng, khu công nghiệp, đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm. Riêng đất khu công nghiệp, căn cứ chếđộ sử dụng đất bao gồm đất để xây dựng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất kinh doanh tập trung khác có cùng chếđộ sử dụng đất (Điều 90 - Luật Đất đai, năm 2003). Tuy nhiên, hầu hết đất đai được thu hồi lại làđất nông nghiệp vàđấ t cư ngụ của người lao động làm nông nghiệp và người lao động nghèo ven đô thị. Dân cưở các vùng này thường sống bằng nghề nông: Trồng lúa, màu và rau. Việc thu hồi dất đai của họ tạo ra sự thay đổi về phương án sản xuất mới. Trong dóđiều quan tâm nhất là nghề nghiệp và việc làm kiếm sống lâu dài tạo nên sựổn định về kinh tế - xã hội ở các cộng đồng dân cưở các dịa phương này. Kề từ khi ra đời đến nay, các KCN, KCX ở Việt Nam đã có rất nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trở 6
  8. thành nơi thu hút các nhàđầu tư trong nước và nước ngoài vào kinh doanh, sản xuất, thu hút nguồn vốn đầu tư cần thiết cho sự phát triển kinh tế bề n vững, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Cùng với sự phát triển của các KCN, KCX là hình thành nên các Khu đô thị, Khu dân cư. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển các KCN, KCX, Khu đô thị… ở Vlệt Nam cũng bộc lộ nhiều vấn đề bất cập cần điều chỉnh, hoàn thiện để các KCN, KCX, Khu đô thị Việt Nam phát triển theo hướng chất lượng, hiệu quả và bền vững, không dừng lại ở việc tăng số lượng. Một trong những vấn đề nổi cộm nhất hiệ n nay là làm thế nào để cóđược nguồn lao động có chất lượng cao. Do vậy, chuyển đổi nghề nghiệp vàđào tạo việc làm là một vấn đề quan trọng tạo việc làm, có nguồn lao động dồi dào cung ứng cho các doanh nghiệp, và vấn đề cốt lõi là làm thế nào để tăng nguồn thu nhập cho người dân cóđất chuyển đồi làm KCN, KCX, Khu đô thị. Bắc Ninh hiện nay đang là một tỉnh phát triển nhiều Khu công nghiệ p và Khu đô thị, với diện tích gần 800 km2, dân số hơn 1 triệu người. Bắc Ninh có lợi thế về vị tríđịa lý, nằm trong vùng Châu thổ Sông Hồng, cửa ngõ phíạ Bắc của thủđô Hà Nội, nằm trong tam giác phát triển kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Bắc Ninh rất thuận lợi về giao thông đường thuỷ, đường bộ vàđường hàng không. Không chỉ là mảnh đất "địa linh nhân kiệt", tỉnh Bắc Ninh còn là nơi hội tụ của nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng trong và ngoài nước như: tơ tằm Nội Duệ, đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê - Đồng Kỵ, tranh Đông Hồ, đúc đồng Đại Bái. Cùng với việc phát triển các KCN, Khu đô thị tại Bắc Ninh thì diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp lại làđiều kiện tất yếu khách quan, có những địa phương sẽ phải thu hồi hết diện tích sản xuất nông nghiệp. Do vậy, vấn đề tạo việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp 7
  9. cho dân cư các địa phương đang là vấn đề có tính chất thời sự và có tầm quan trọng cấp bách cần được nghiên cứu và có biện pháp giải quyết. I. PHÁTTRIỂNCÁCKHUCÔNGNGHIỆP, ĐẨYMẠNHQUÁTRÌNHCÔNGNGHIỆPHOÁ, HIỆNĐẠIHOÁTỈNH BẮC NINH1. Nghị Quyết số 02-NQ/TƯ ngày 04/5/2001 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng và phát triển các KCN, cụm công nghiệp, là Nghị quyết chuyên đề cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, quán triệt và vận dụng chủ trương của Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá vào điều kiện cụ thể của địa phương. Mục tiêu của Nghị quyết 02-NQ/TƯ là: "Phấn đấu đến năm 2005, lấ p đầy 50-60% diện tích đất đã quy hoạch của 2 KCN tập trung Tiên Sơn, Quế Võ. Mỗi huyện cóít nhất một cụm công nghiệp. Lấp đầy diện tích các cụm công nghiệp đãđược phê duyệt, các cụm khác có từ 5 -10 nhàđầu tư thuê mặt bằng". Nghị quyết 02-NQ/TƯ là chủ trương đúng đắn, phù hợp với đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước, phù hợp với nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Nghị quyết đãđi vào thực tiễn cuộc sống. 1. Thành tựu đạt được trong 5 năm xây dựng phát triển KCN (2001- 2005). Tính từ khi khởi công KCN đầu tiên là KCN Tiên Sơn tháng 12/2000, đến nay tỉnh đã có 03 KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ thành lập; 1 C¸c sè liÖu trong môc nµy do Ban qu¶n lý KCN tØnh B¾c Ninh cung cÊp—Th¸ng 12/2005 8
  10. 03 KCN nữa (Yên Phong, Quế Võ II và mở rộng KCN Quế Võ) đang được quy hoạch, xúc tiến các thủ tục thành 1ập; dự kiến sẽ phát triển thêm 2-3 Khu, nâng tổng số các KCN tập trung đến 2010 khoảng 7-9 Khu, với diện tích quy hoạch hơn 3.000 ha. Đồng thời, 23 cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề cũng được quy hoạch và xây dựng, diện tích quy hoạch các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề khoảng 500 ha. Đến hết tháng 11/2005, các KCN Bắc Ninh đã có 157 Dựán được cấp giấy phép đầu tư (có hiệu lực), với tổng vốn đăng ký 583,02 triệu USD, trong đó có 123dựán vốn đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 6582,61 tỷđồng (tuơng đương 414,26 triệu USD) và 34 dựán có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn 168,76 triệu USD, diện tích đất cho thuê 450 ha, tỷ lệ 1ấp đầy bình quân chung các KCN đạt 55% (450/817 ha) đất công nghiệp cho thuê. Riêng 11tháng năm 2005, trong các KCN tập trung đã thu hút hơn 44 dựán cấp phép mới và 35 dựán điều chỉnh tăng vốn, với tổng số vốn đạt 236,9 triệu USD bằng 68% (236,9 triệu USD/346,03 triệu USD) của tất cả các năm trước cộng lại (2001-2004), chiếm 40,62% (236,9 triệu USD/583,02 triệu USD) tổng số vốn đầu tưđã thu hút đến nay. Các KCN đã xúc tiến đầu tưđón nhận một số dựán 1ớn, công nghệ cao có tác động dẫn dắt thu hút các ngành công nghiệp phụ trợ, vệ tinh phát triển như: Dựán Canon, dựán Mitac, Sentec vào KCN Quế Võ kéo theo một loạt các dựán đầu tư nước ngoài vệ tinh cùng vào. KCN Tiên Sơn đã kêu gọi được dựán lớn về chế biến nông sản công nghệ cao có tác động mạnh đến kinh tếđịa phương như dựán Công ty Bia Việt Hà (đã khởi công ngày 2/12/2005), dựán nhà máy chế biến sữa của Công ty cổ phần sữa Việt Nam khởi công cuối tháng 12/2005 và hiện nay đang đón nhận nhiều nhàđầu tư lớn của Nhật Bản đến tìm hiểu như: Tập đoàn Sumitomo, Yamaha, Mitsustar... KCN Yên Phong động thổtháng 9
  11. 12/2005 cùng với 2 dựán lớn (Dựán nhà máy rượu liên doanh giữa Thái Lan với Công ty Rượu Hà Nội 40 triệu USD; Dựán nhà máy gạch ốp lát của Công ty gạch ốp lát Thăng Long 15 triệu USD). Các KCN Bắc Ninh ngày càng hội tụ thêm nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế và quốc tịch khác nhau. Đến nay,đã có 55 dựán đi vào hoạt động, phát huy được khoảng 45% năng lực thiết kế, (bằng 1/3 số dựán được cấp phép), có sản phẩm đưa ra thị trường; tuyển dụng gần 8.500 lao động trong đó 52,3% là lao động địa phương; giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 ước đạt 1.800 tỷđồng, gấp 2,74 lần so với năm 2004. Các KCN được quy hoạch, đầu tư phát triển cùng với mạng lưới hạ tầng kỹ thuật của tỉnh đã tạo cho Bắc Ninh một diện mạo mới về công nghiệp-đô thị: đồng thời tạo ra sự phân bố 2 vùng kinh tế rõ rệt. Các huyện phía Bắc phát triển công nghiệp, các huyện phía Nam phát triển nông nghiệp. Việc hoạch định chính sách để phát triển cân đối, phát huy 1ợi thế cả 2 vùng đang là vấn đề lớn đặt ra đối với các ngành, các cấp tỉnh Bắc Ninh. Các KCN và cụm công nghiệp, làng nghềđã góp phần đẩy nhanh chuyển dich cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Năm 2001 cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp-xây dựng cơ bản 37,6%, nông nghiệp 34,2%, dịch vụ 28% thì năm 2005 cơ cấu kinh tế là:.CN-XDCB 47,2%, dịch vụ 27,8%, nông nghiệp 25,0%; mức tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh, bình quân trong 5 năm qua là 13,9%. Các KCN đã vàđang ngày càng trở thành nhân tố tích cực, là một trong những giải pháp hàng đầu vàđộng lực thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Bắc Ninh. 10
  12. 2. Khó khăn và vấn đềđặt ra. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là thúc đẩy 1ực lượng sản xuất phát triển. Phát triển các KCN 1à giải pháp quan trọng nhất thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do đó phát triển KCN như thế nào cho phù hợp vàđáp ứng yêu cầu vừa phát triển tuần tự vừa rút ngắn đi tắt đón đầu, đạt hiệu quả bền vững thì mỗi quốc gia, thậm chí ngay mỗi địa phương tuỳ theo điều kiện, vị tríđịa lý và lợi thế riêng đều phải tự tìm cho mình hướng đi thích hợp. Nhìn ra thế giới, Đài Loan là một nước thành công trong việc xây dựng phát triển các KCN, đã trải qua 2 giai đoạn: - Giai đoạn đầu (l960-1969): được đánh giá là giai đoạn thử nghiệm phát triển các KCN theo chiều rộng. Giai đoạn 2 (Từ 1969 đến nay): vừa mở rộng về số lượng, vừa nâng cao chất lượng các KCN; hình thành các KCN đa ngành, các KCN chuyên ngành, các KCN công nghệ cao kết hợp nghiên cứu-triển khai (R&D). Các nước khác Trung Quốc, Thái Lan, Singapore . . . cũng như vậy. Nhìn sang các tỉnh bạn cóđiều kiện tương đồng với Bắc Ninh: Các tỉnh phía Nam nhưĐồng Nai, Bình Dương đều có nhiều lợi thếđể phát triển KCN như: Giáp Thành phố Hồ Chí Minh, giao thông hạ tầng thuận lợi, diện tích đất tự nhiên rộng, chi phíđầu tư hạ tầng thấp, có tiền đề phát triển khu công nghiệp, chế xuất từ những năm 60. Điều đó cho phép các tỉnh này phát triển khu công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu. Hiện nay tỉnh Đồng Nai có 16 KCN với diện tích gần 5.000 ha, có 645 dựán vốn đăng ký 6,8 tỷ USD; đang quy hoạch thêm các KCN đểđến năm 2010 tổng diện tích KCN của Đồng Nai khoảng 12.000 ha. Tỉnh Bình Dương có 11
  13. 12 KCN và 8 cụm công nghiệp với diện tích 2.887 ha (đã có 655 dựán với số vốn đăng ký 2,55 tỷ USD); đang quy hoạch thêm 13 KCN và Khu liên hợp công nghiệp đô thị, dịch vụđểđến năm 2010 tổng diện tích các KCN vàđô thị lên đến 19.000 ha. Các tỉnh phía Bắc như Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên cũng có lợi thế lớn để phát triển các KCN là: gần Thủđô Hà Nội, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông thuận lợi, diện tích đất tự nhiên rộng. Hải Dương và Vĩnh Phúc đều có tiền đề phát triển công nghiệp sớm hơn Bắc Ninh. Các tỉnh này đã vàđang tận dụng triệt để lợi thế sẵn có phát triển các KCN đa ngành dọc trục đường giao thông lớn, tranh thủ gọi dựán vốn FDI. Hiện tại tỉnh Vĩnh Phúc có 7 KCN với 413 dựán đầu tư, tổng số vốn khoảng 1,9 tỷ USD. Đến 2010, sẽ quy hoạch thêm 12 KCN nữa, với tổng diện tích khoàng hơn 5.000 ha. Hầu hết các tỉnh, giai đoạn ban đầu đều phát triển các KCN theo chiều rộng, có nơi biến KCN thành. "Túi đựng doanh nghiệp" nên đã xuất hiện những vấn đề nan giải khó giải quyết như: Lao động, nhàở, trường học, bệnh viện, ô nhiễm môi trường, trật tự an ninh… thậm chí có nơi còn làm biến dạng kết cấu không gian quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Điều đó muốn nói rằng cần có nhận thức và cách đi đúng về phát triển các KCN. Đối với Bắc Ninh, một tỉnh có nhiều thuận lợi về vị tríđịa lý, hạ tầng giao thông, có nhiều làng nghề, có lịch sử truyền thống văn hóa cao. Nhưng diện tích đất tự nhiên hẹp nhất nước, mật độ dân số cao, đất làm công nghiệp chủ yếu làđất nông nghiệp, chi phíđầu tư hạ tầng tốn kém, khó khăn trong bồi thường giải phóng mật bằng. . . Nếu phát triển KCN chỉ theo chiề u rộng thìđiều kiện quỹđất đai không cho phép và khó có thể vưọt lên để giành 12
  14. vi trí xếp hạng cao được, do đó chúng ta phải tính đến khả năng phát triển theo chiều sâu. Thực tế trong 5 năm xây dựng, diện mạo các KCN là tập trung đa ngành; công tác quy hoạch đã gắn với quy hoạch phát triển đô thị; đâu tưxây dựng hạ tầng đã tính đến sựđồng bộ vàđảm bảo yếu tố môi trường; đã lường trước vấn đề nhàở, y tế, trường học, sinh hoạt văn hoá, tinh thần cho người lao động; có chính sách trải thảm đỏ.Song trong triển khai thu hút đầu tư ban đầu do thiếu kinh nghiệm nên hiệu quảchưa cao, một số dựán đã phải rút giấy phép đầu tư. II. THỰCTRẠNGTHUHỒIVÀCHUYỂNMỤCĐÍCHSỬDỤNGĐẤTTỈNHBẮCNI NH2. 1. Tình hình thực hiện việc giao đất, cho thuêđất để sử dụng vào mục đích chuyên dùng vàđất ở từ năm 2001 đến 30/9/2005 Thủ tường Chính phủđã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất (KHSDĐ) 5 năm (2001- 2005) tỉnh Bắc Ninh tại Quyết định số 1214/QĐ- TTg ngày 7/11/2003, cho phép tỉnh Bắc Ninh được chuyển 3.750,44ha đất để sử dụng vào mục đích chuyên dùng vàđất ở, trong đó: Đất chuyên dùng 3.154,96ha, đất ở là 595,48ha, trong đó: - Năm 2001 292,95 ha - Năm 2002 466, 17 ha - Năm 2003 1.003,76 ha - Năm 2004 1.056,00 ha 2 Sè liÖu t¹i môc nµy do Së Tµi nguyªn vµ M«i tr­êng tØnh B¾c Ninh cung cÊp-Th¸ng 12/2005 13
  15. - Năm 2005 931,56 ha Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2001 - 2005) tỉnh Bắc Ninh từ năm 2001 đến 30/9/2005 của từng loại đất được thể hiện ở bảng sau: 14
  16. Bảng ….. Kế t quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất từ nă m 2001 -30/9/2005 tỉnh Bắc Ninh Kết quả thực hiện Hạng Mục Chỉ tiêu Tỷ lệ thực Tổng số 2001 2002 2003 2004 30/9/200 hiện (%) 5 được duyệt I. Đất chuyên dùng 3154,96 2657.30 203.10 220.74 641.22 1136.21 456.03 84.23 1. Đất xây dựng 2015.98 1685.60 107.58 147.90 441.87 680.85 307.40 83.61 1.1. Xây dựng công nghiệp 1347.14 1257.94 43.00 112.21 352.82 543.52 206.39 93.38 1.2. Thương mại dịch vụ 148.46 150.99 22.40 10.98 30.28 37.29 50.04 101.70 1.3. Xây dựng trụ sở cơ quan 52.16 42.73 9.78 10.58 4.71 7.75 9.91 81.92 1.4. Xây dựng trường học 208.23 133.97 21.54 10.72 24.97 63.61 13.13 64.34 1.5. Sự nghiệp y tế 21.11 8.57 3.15 1.60 3.68 0.14 0.00 40.60 1.6. Sự nghiệp TDTT 211.01 54.33 5.22 1.22 17.82 23.38 6.69 25.75 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2