Để tài: “Thực trạng thực hiện đấu thầu trong xây dựng công trình cơ bản ở Việt Nam hiện nay”
lượt xem 97
download
Trong quá trình thực tập ở công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 228, em đã lựa chọn được đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp . Đây làđề tài về thực trạng đấu thầu trong xây dựng cơ bản ở Việt Nam hiện nay. Trong những năm qua nền kinh tế nước ta đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sựđiều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường xuất hiện nhiều thành phần...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Để tài: “Thực trạng thực hiện đấu thầu trong xây dựng công trình cơ bản ở Việt Nam hiện nay”
- Để tài: “Thực trạng thực hiện đấu thầu trong xây dựng công trình cơ bản ở Việt Nam hiện nay” 1
- LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình thực tập ở công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 228, em đã lựa chọn được đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp . Đây làđề tài về thực trạng đấu thầu trong xây dựng cơ bản ở Việt Nam hiện nay. Trong những năm qua nền kinh tế nước ta đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sựđiều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường xuất hiện nhiều thành phần kinh tế tham gia, lĩnh vực đầu tư xây dựng có nhiều vấn đề mới nảy sinh cần được nghiên cứu giải quyết. Theo cơ chế quản lý cũ, trong xây dựng cơ bản chủ yếu quản lý bằng phương pháp giao thầu, nhận thầu theo kế hoạch nên khó tránh khỏi việc thất thoát hàng ngàn tỷđồng và chất lượng công trình cũng không được đảm bảo. Trong bối cảnh đó việc đổi mới phương thức quản lýđầu tư và xây dựng làđiều rất cần thiết vàđấu thầu xuất hiện là một tất yếu. Đấu thầu là một phương thức kinh doanh dựa vào tính chất cạnh tranh trên thị trường. Kinh nghiệm cho thấy đấu thầu nếu được thực hiện đúng, có thể tiết kiệm hay làm lợi đáng kể một số kinh phí so với các phương pháp đã thực hiện trước đây. Đấu thầu có nhiều hình thức khác nhau nhưng trong đóđấu thầu rộng rãi là loại hoàn chỉnh nhất vì nó mang lại nhiều hiệu quả cho các công trình xây dựng. Hình thức này đang rất phổ biến và Việt Nam đang áp dụng nó trong hầu hết các công trình xây dựng cơ bản . Tuy nhiên việc thực hiện công tác đấu thầu trong những năm qua là quá trình vừa làm vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện, nên còn bộc lộ nhiều hạn chế , vướng mắc và những bất cập. Qua quá trình thực tếở công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 228 vàđược sự giúp đỡ của phòng kế hoạch – kỹ thuật, cô Nguyễn Lệ Thúy 2
- em đã quyết định chọn vấn đề : “Thực trạng thực hiện đấu thầu trong xây dựng công trình cơ bản ở Việt Nam hiện nay”. Chuyên đề gồm 3 phần : Phần I : Cơ sở lý luận và thực tiễn vềđấu thầu. Phần II : Thực trạng đấu thầu. Phần III : Một số giải pháp và kiến nghị. Do hiểu biết của em còn nhiều hạn chế nên bài viết sẽ còn nhiều thiếu xót , em mong nhận được sự giúp đỡ của các thày cô cho đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I : CƠSỞLÝLUẬNVÀTHỰCTIỄN 3
- 1. Khái quát chung vềđấu thầu. 1.1. Một số quan điểm vềđấu thầu. 1.1.1. Quan điểm của chủđầu tư. “Đấu thầu là một phương thức cạnh tranh nhằm lựa chọn người nhận thầu, đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật đặt ra cho dựán với chi phí tiết kiệm nhất”. Như vậy đấu thầu là hình thức mở ra cho các nhà thầu cạnh tranh với nhau nhằm lựa chọn được nhà thầu hợp lý dựa vào tính chất cạnh tranh công khai trên thị trường. Theo mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung mọi hoạt động kinh tếđều thực hiện theo nhiệm vụ của nhà nước. Sản phẩm sản xuất, thị trường tiêu thụđều theo chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nơi mà quy luật cạnh tranh chi phối mọi hoạt động kinh doanh thìđấu thầu là một hình thức kinh doanh rất phổ biến nhất là các hoạt động kinh doanh có số lượng vốn đầu tư lớn. Với quan niệm của chủđầu tư thìđấu thầu chỉ tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường là nơi các quy luật diễn ra theo đúng bản chất của nó như quy luật giá trị, quy luật cung cầu… giúp chủđầu tư lựa chọn nhà thầu có năng lực đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật chất lượng đảm bảo tiến độ thi công với chi phí là thấp nhất, tạo đà cho sự cạnh trạnh và cơ sở cho công tác đấu thầu phát triển và hoàn thiện. 1.1.2. Quan điểm của nhà thầu. “Đấu thầu là một hình thức kinh doanh mà thông qua đó nhà thầu dành cơ hội cóđược hợp đồng thực hiện dựán”. Thực chất đấu thầu là “cuộc chơi” trên thương trường. Nói đến “ cuộc chơi” thường gắn với vận “may”, “rủi” sau mỗi cuộc chơi bao giờ cũng có người thắng, người thua và cuộc chơi này tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm của các nhà thầu. Vì vậy không cóđiều gì ngạc nhiên khi vấn đề tham dự thầu đã hấp dẫn việc điều tra nghiên cứu của chính các nhà thầu cũng 4
- nhưnhiều học giả khác. Những việc nghiên cứu, điều tra này chưa cóđủ cơ sởđể loại bỏ tính không chắc chắn ra khỏi đấu thầu có nghĩa là cuộc chơi vẫn phải chấp nhận sự may rủi, được thua giữa các nhà thầu. 1.1.3. Quan điểm trong quản lý Nhà nước. Đấu thầu là một phương thức quản lý việc lập và thực hiện dựán đầu tư và thông qua đó lựa chọn được nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của dựán trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu. Theo Điều 53 Nghịđịnh 52/CP của Chính phủ ngày 08/07/1999 có ghi “Khuyến khích đấu thầu với tất cả các dựán đầu tư và xây dựng của các công trình sản xuất kinh doanh hoặc văn hóa xã hội, không phân biệt nguồn vốn”. Đây là nội dung quan trọng của giai đoạn thực hiện đầu tư, trong quá trình quản lýđầu tư và xây dựng nhằm mục tiêu sử dụng các nguồn vốn đầu tư do Nhà nước quản lýđạt hiệu quả cao nhất, chống tham ô lãng phí. 1.1.4. Quan điểm chung. Đấu thầu là cuộc thi có cùng một điều kiện. ởđóđầu bài thi chính là hồ sơ mời thầu, bài thi là hồ sơ dự thầu và thang điểm là tiêu chuẩn đánh giá. Cuộc thi này có sự tham gia của 3 bộ phận : Bộ phận thứ nhất : Bên mời thầu là người ra đề thi. Bộ phận thứ hai : Nhà thầu là người làm bài thi. Bộ phận thứ ba : Là cơ quan quản lý Nhà nước bao gồm thanh tra, công luận, nhà tài trợ (WB, ADB) hoặc chính phủ nước thứ ba. Đây là cuộc thi phức tạp có bảo lãnh và thực hiện theo quy định của Chính phủ trên cơ sởđánh giá hồ sơ dự thầu ở cùng một mặt bằng qua hai bước : Đánh giá hồ sơ dự thầu và thẩm định cùng với quyết định của nhà tài trợ. Tiêu chíđánh giá thầu làđáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu và có giá rẻ nhất. Trên cơ sở các quan điểm đã trình bày ở trên, ta thấy đấu thầu là một phạm trù kinh tế, nó gắn liền với sự ra đời của sản xuất và trao đổi hàng hóa, không có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì không cóđấu thầu. 5
- Vậy đấu thầu được hiểu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu hoặc yêu cầu của chủ dựán với chi phí hợp lý nhất. 2. Một số khái niệm. 2.1. Đấu thầu. Đấu thầu là quá trình chủđầu tư lựa chọn được một nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình. Trong nền kinh tế thị trường, người mua tổ chức đấu thầu để người bán ( các nhà thầu ) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của người mua là cóđược hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất. Mục đích của nhà thầu là giành được quyền cung cấp hàng hóa dịch vụđó với giáđủ bùđắp các chi phíđầu vào vàđảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể. 2.2. Đấu thầu trong nước. Đấu thầu trong nước là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu trong nước. 2.3. Đấu thầu quốc tế. Đấu thầu quốc tế là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước. 2.4. Dựán. `Là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định. 2.5. Chủđầu tư. Là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dựán. 2.6. Bên mời thầu. 6
- Là chủđầu tư hoặc tổ chức chuyên môn cóđủ năng lực và kinh nghiệm được chủđầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp luật vềđấu thầu. 2.7. Nhà thầu chính. Là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, đứng tên dự thầu, ký kết vàthực hiện hợp đồng nếu được chọn ( Sau đây gọi là nhà thầu tham gia đấu thầu ). Nhà thầu tham gia đấu thầu một cách độc lập gọi là nhà thầu độc lập. Nhà thầu cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn dự thầu thì gọi là nhà thầu liên danh. 2.8. Nhà thầu phụ. Là nhà thầu thực hiện một phần công việc của gói thầu trên cơ sở thỏa thuận hoặc hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ không phải là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu. 2.9. Nhà thầu trong nước Là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. 2.10. Nhà thầu nước ngoài Là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo pháp luật của nước mà nhà thầu mang quốc tịch. 2.11. Gói thầu. Là một phần của dựán, trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu là toàn bộ dựán, gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dựán hoặc khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm thường xuyên. 2.12. Hồ sơ mời thầu. Là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế bao gồm các yếu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lýđể nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu vàđể bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng. 2.13. Hồ sơ dự thầu. 7
- Là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu vàđược nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu. 2.14. Giá gói thầu. Là giá trị gói thầu được xác định trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt và các quy định hiện hành. 2.15. Giá dự thầu. Là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá thầu là giá sau giảm giá. 2.16. Giáđề nghị trúng thầu. Là giá do bên mời thầu đề nghị trên cơ sơ giá dự thầu của nhà thầu được lựa chọn trúng thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. 2.17. Giá trúng thầu Là giáđược phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu làm cơ sởđể thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng. 2.18. Hợp đồng Là văn bản ký kết giữa chủđầu tư và nhà thầu được lựa chọn trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên nhưng phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. 3. Mục tiêu của đấu thầu. Đảm bảo tính cạnh tranh : Qua tổ chức đấu thầu đòi hỏi các nhà thầu phát huy hết khả năng của mình về trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ và tiềm năng sẵn có, hoặc liên danh để cạnh tranh với các nhà thầu. Đảm bảo tính công bằng : Đấu thầu tạo ra được một cơ sở hợp lýđể nhà thầu cóđiều kiện bình đẳng với nhau. Các nhà thầu cóđủđiều kiện theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu đều có thể tham gia, không phân biệt với các thành phần kinh tế hoặc loại hình doanh nghiệp. Đảm bảo minh bạch : Đấu thầu được tiến hành công khai thể hiện trong suốt quá trình từ mời thầu đến việc mở và xét chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng 8
- đều được thực hiện có sự kiểm tra, đánh giá của cấp có thẩm quyền theo quy định của quy chế quản lýđầu tư và xây dựng. Tránh được sự thiên vị, cảm tính, đặc quyền đặc lợi, móc ngoặc riêng với nhau. Đảm bảo hiệu quả kinh tế : Đấu thầu tạo cơ hội cho các nhàđầu tư thực hiện được dựán của mình với giá thành hạ, đảm bảo được yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng. Với bốn mục tiêu trên thìđấu thầu trước mắt vào trong tương lai sẽ trở thành hình thức áp dụng rộng rãi ở hầu hết tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân như : công nghiệp, xây dựng, giao thông, thủy lợi. 4. Vai trò của đấu thầu. 4.1. Đối với nhà nước (chủđầu tư): Đấu thầu mang lại cho nhà nước những đầu tư mới về công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại tạo điều kiện cho việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước. Là cơ sởđểđánh giáđúng, chính xác năn lực thực sự của các đơn vị kinh tế cơ sở, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực diễn ra, tránh được sự thiên vị của chủđầu tư với các nhà thầu. Mặt tích cực nhất mà phía nhà nước thu được thông qua đấu thầu là tích lũy và học hỏi được kinh nghiệm về biện pháp quản lý nhà nước đối với các dựán đặc biệt là quản lý tài chính, tăng cường các lợi ích kinh tế xã hội khác. 4.2. Đối với chủđầu tư. Chọn lựa được nhà thầu có năng lực đáp ứng được yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng, đảm bảo tiến độ thi công đồng thời giá thành hợp lý. Khắc phục tình trạng độc quyền về giá cả của các nhà thầu. Khắc phục tình trạng độc quyền về giá cả của các nhà thầu. Mang lại hiệu quả của dựán đầu tư cao nhất. 4.3. Đối với nhà thầu. Đảm bảo tính công bằng đối với các thành phần kinh tế, không phân biệt đối xử giữa các nhà thầu. 9
- Kích thích các nhà thầu nâng cao trình độ kỹ thuật, áp dụng công nghệ và các giải pháp thực hiện tốt nhất, tận dụng tối đa mọi nguồn lực sẵn có của mình. Học hỏi nhiều kinh nghiệm qua thực tế, có cơ hội để nâng cao trình độ, năng lực về quản lý và khoa học công nghệ trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên. Nâng cao uy tín và vị trí của mình trên thương trường trong nước và quốc tế. 5. Các hình thức lựa chọn nhà thầu. 5.1. Đấu thầu rộng rãi. Là hình thức không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiên thông tin đại chúng trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu. Hình thức đấu thầu này cóưu điểm nổi bật là tính cạnh tranh trong đấu thầu cao, hạn chế tiêu cực trong đấu thầu, kích thích các nhà thầu phải thường xuyên nâng cao năng lực cạnh tranh, mang lại hiệu quả cao cho dựán. 5.2. Đấu thầu hạn chế. Là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5) cóđủ năng lực tham dự. Danh sách nhà thầu tham dự phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận. 5.3. Chỉđịnh thầu. Là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng. 5.4. Chào hàng cạnh tranh. Hình thức này được áp dụng cho những gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị dưới 2 tỷđồng. Mỗi gói thầu phải cóít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau trên cơ sơ yêu cầu chào hàng của bên mời thầu. Việc gửi chào hàng có thểđược thực hiện bằng cách gửi trực tiếp, bằng Fax, bằng đường bưu điện 10
- hoặc bằng các phương tiện khác. gói thầu áp dụng hình thức này thường có sản phẩm cụ thể, đơn vị trúng thầu thường làđơn vịđưa ra giá có giá trị thấp nhất, không thương thảo về giá. 5.5. Mua sắm trực tiếp. Được áp dụng trong trường hợp bổ sung hợp đồng cũđã thực hiện xong (dưới một năm) hoặc hợp đồng đang thực hiện với điều kiện chủđầu tư có nhu cầu tăng thêm số lượng hàng hóa hoặc khối lượng công việc mà trước đóđãđược tiến hành đấu thầu, nhưng phải đảm bảo không được vượt mức giá hoặc đơn giá trong hợp đồng đã ký trước đó. Trước khi ký hợp đồng, nhà thầu phải chứng minh cóđủ năng lực về kỹ thuật và tài chính để thực hiện gói thầu. 5.6. Tự thực hiện. Hình thức này chỉđược áp dụng đối với các gói thầu mà chủđầu tư cóđủ năng lực thực hiện trên cơ sơ tuân thủ quy định Quy chế quản lýđầu tư và xây dựng. 5.7. Mua sắm đặc biệt. Hình thức này được áp dụng đối với các ngành hết sức đặc biệt mà nếu không có những quy định riêng thì không thểđấu thầu được. 6. Các phương thức đấu thầu. 6.1. Đấu thầu một túi hồ sơ. Là phương thức mà nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trong một túi hồ sơ. Phương thức này được áp dụng đối với đấu thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp. 6.2. Đấu thầu hai túi hồ sơ. Là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật vàđề xuất về giá trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm. Túi hồ sơđề xuất kỹ thuật sẽđược xem xét trước đểđánh giá. Các nhà thầu đạt sốđiểm kỹ thuật từ 70% trở lên sẽđược mở tiếp túi hồ sơđề xuất về giáđểđánh giá. Phương thức này chỉáp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn. 6.3. Đấu thầu hai giai đoạn. 11
- Phương thức này áp dụng cho những trường hợp sau : Các gói thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp có giá từ 500 tỷđồng trở lên. Các gói thầu mua sắm hàng hóa có tính chất lựa chọn công nghệ thiết bị toàn bộ, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt phức tạp. Dựán được thực hiện theo Hợp đồng chìa khóa trao tay. Hai giai đoạn đó như sau : 1. Giai đoạn sơ tuyển lựa chọn nhà thầu tùy theo quy mô, tính chất gói thầu, chủđầu tư thông báo mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc gửi thư mời thầu. Chủđầu tư có trách nhiệm cung cấp cho các nhà thầu tham dự hồ sơ mời dự thầu bao gồm các thông tin sơ bộ về gói thầu và các nội dung chính của hồ sơ mời dự thầu. Nhà thầu tham dự sơ tuyển phải nộp hồ sơ dự thầu kèm theo bảo lãnh dự thầu nhằm bảo đảm nhà thầu đã qua giai đoạn sơ tuyển phải tham dựđấu thầu. Mức bảo lãnh dự thầu do chủđầu tư tự quyết định nhưng không vượt quá 1 % giá gói thầu. Tiêu chuẩn đánh giáở vòng sơ tuyển bao gồm : Năng lực kỹ thuật. Năng lực tài chính. Kinh nghiệm. 2. Giai đoạn đấu thầu : Chủđầu tư cung cấp hồ sơ mời đấu thầu cho các nhà thầu được lựa chọn vào giai đoạn đấu thầu. Nhà thầu tham dựđấu thầu phải nộp hồ sơđấu thầu kèm theo bảo lãnh đấu thầu nhằm đảm bảo nhà thầu đàm phán ký kết hợp đồng sau khi được tuyên bố trúng thầu. Mức bảo lãnh dự thầu do chủđầu tư quyết định nhưng không vượt quá 3% giá gói thầu. Tiêu chuẩn đánh giáở vòng đấu thầu bao gồm : Khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Tiến độ thực hiện. 12
- Giá dự thầu. Các điều kiện khác của nhà thầu đề xuất nhằm đạt mục tiêu đầu tư và hiệu quả cho dựán. Nhà thầu được lựa chọn là nhà thầu có giá dự thầu hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất cho dựán. 6.4. Đấu thầu qua mạng. Được thực hiện trực tuyến thông qua hệ thống mạng. Việc đăng tải thông báo mời thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, nộp hồ sơ dự thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia do cơ quan quản lý nhà nước vềđấu thầu xây dựng và thống nhất quản lý. Chính phủ quy định chi tiết việc áp dụng hình thức đấu thầu mạng. 7. Trình tự thực hiện đấu thầu. Từ các văn bản quy định hiện hành của Nhà nước ta, có thể khái quát quá trình tổ chức đấu thầu xây dựng ở Việt Nam hiện nay được thực hiện theo trình tự sau : Sơ tuyển nhà thầu (nếu có). Lập hồ sơ mời thầu. Gửi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu. Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu. Mở thầu. Đánh giá, xếp hạng nhà thầu. Trình duyệt kết quảđấu thầu. Thông báo kết quả trúng thầu, thương thảo hợp đồng. Trình duyệt nội dung hợp đồng. 7.1. Sơ tuyển nhà thầu. Sơ tuyển nhà thầu là việc đánh giá khả năng thực hiện công viêc xây dựng đối với những công ty muốn tham gia đấu thầu các dựán xây dựng. Sự cần thiết của sơ tuyển nhà thầu: 13
- Việc gia tăng các nhu cầu xây dựng và xây dựng kỹ thuật cao đòi hỏi cần có phương pháp tìm ra nhà thầu xây dựng cóđầy đủ năng lực về trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ và uy tín. Việc mở rộng thị trường xây dựng đòi hỏi phải xây dựng một phương pháp đánh giá năng lực các nhà thầu trong và ngoài nước. Để loại những nhà thầu không phù hợp ra khỏi quá trình đấu thầu để xác định những nhà thầu đạt sơ tuyển thì cần căn cứ vào năng lực chính, kỹ thuật chuyên môn và khả năng quản lý của họ. Mục đích của sơ tuyển các nhà thầu : Nhằm cung cấp một hệ thống đánh giáđể chọn các nhà thầu xây dựng có chất lượng. Ngăn chặn những công trình xây dựng chất lượng kém. Nhằm khuyến khích các công ty xây dựng có năng lực cao thông qua việc đánh giá khả năng xây dựng của các công ty muốn tham gia đấu thầu đối với các dựán xây dựng. Hiệu quả của việc sơ tuyển nhà thầu. Đối với chủđầu tư : Giúp chủđầu tư loại bỏ những công ty xây dựng kém chất lượng. Đối với nhà thầu : Giảm tối đa chi phí tham giáđấu thầu. 7.2. Hồ sơ mời thầu. Hồ sơ mời thầu do chủđầu tư hoặc đại diện của chủđầu tư lập. Mục đích : Nêu rõ các thủ tục, trình tự, tài liệu và nội dung của các tài liệu trong hồ sơ cũng như thời gian mà nhà thầu và chủđầu tư có thể chấp nhận được. Tạo điều kiện cho các nhà thầu chuẩn bị tốt hồ sơ dự thầu. Là cơ sởđể tổ chuyên gia, chủđầu tư và cấp thẩm quyền xem xét quyết định trúng thầu. Nội dung của hồ sơ mời thầu. Thư mời thầu; Mẫu đơn dự thầu; Chỉ dẫn đối với nhà thầu. 14
- Các điều kiện ưu đãi nếu có; các loại thuế theo quy định của pháp luật; hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bản tiên lượng và chỉ dẫn kỹ thuật, tiến độ thi công. Tiêu chuần đánh giá; điều kiện chung vàđiều kiện cụ thể của hợp đồng. Mộu bảo lãnh dự thầu; mẫu thỏa thuận hợp đồng; mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng. 7.3. Thư hoặc thông báo mời thầu. Mục đích của thư hoặc thông báo mời thầu. Giúp tất cả các nhà thầu có nguyện vọng, cơ hội để tham gia cạnh tranh với nhau. Thu hút được các nhà thầu nổi tiếng trong nước và trên thế giới. Yêu cầu của thư hoặc thông báo mời thầu. Thông báo mời thầu phải được thông báo rộng rãi trên Báo, tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng của chính phủ, báo và tạp chí chuyên ngành và có thểđược gửi tới các đoàn ngoại giao của các nước có liên quan đang có mặt ở Việt Nam. Nội dung thư hoặc thông báo mời thầu. Tên vàđịa chỉ của bên mời thầu. Khái quát dựán, địa điểm, thời gian xây dựng và các nội dung khác. Các điều kiện đối với nhà thầu; thời gian, địa điểm nhận hồ sơ mời thầu. 7.4. Hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu do nhà thầu lập được dựa trên cơ sở của hồ sơ mời thầu và trình độ kinh nghiệm năng lực, thực tế thăm hiện trường của nhà thầu. Mục đích của hồ sơ dự thầu. Là cơ sở của chủđầu tư và chuyên gia xem xét đánh giá, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trúng thầu. Là cơ sở pháp lýđể nhà thầu có thể giải trình những yêu cầu của chủđầu tư. Yêu cầu của hồ sơ dự thầu. Nhà thầu phải nộp hồ sơ dự thầu trước thời hạn quy định của hồ sơ mời thầu. Hồ sơ mời thầu phái được dán kín gửi đến địa điểm bỏ thầu. Người nhận phái 15
- ký nhận để kiểm tra sơ bộđối với hồ sơ dự thầu đãđược nhận. Những hồ sơ dự thầu gửi đến sau thời hạn bỏ thầu đã quy định, người nhận không được bóc ra và phải gửi trả lại nguyên trạng. Nhà thầu nếu muốn ra một phần công việc cho nhà thầu phụ thì phải nêu rõ trong hồ sơ dự thầu. Sau khi trúng thầu phải ký hợp đồng vơi thầu phụ. Nội dung hồ sơ dự thầu: Các nội dung về hành chính, pháp lý : Đơn dự thầu hợp lệ (phải có chữ ký của người có thẩm quyền). Bản sao giấy đăng ký kinh doanh. Tài liệu giới thiệu năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu kể cả nhà thầu phụ. Văn bản thỏa thuận liên danh (trường hợp liên danh dự thầu). Bảo lãnh dự thầu. Các nội dung kỹ thuật : Biện phap và tổ chức thi công đối với gói thầu. Tiến độ thực hiện hợp đồng. Đặc tính kỹ thuật, nguồn cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng. Các nội dung về thương mại, tài chính : Giá dự thầu kèm theo bản dự toán. Điều kiện tài chính, điều kiện thanh toán. 7.5. Các chi tiêu xét thầu. Yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng : Đây là chỉ tiêu quan trọng, nó quyết định đến chất lượng và hiệu quả của quá trình đầu tư do đó chỉ tiêu nay đòi hỏi được xem xét đánh giá chặt chẽ trong đó có tính đến việc áp dụng tiến bộ KHKT và công nghệ hiện đại được thể hiện trên các nội dung : Mức độđáp ứng đối với các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng vật tư thiết bị nêu trong hồ sơ thiết kế. 16
- Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp và tổ chức thi công. Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng cháy, an toàn lao động. Mức độđáp ứng của thiết bị thi công về số lượng, chủng loại, chất lượng và tiến độ huy động. Yêu cầu về kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu : Chỉ tiêu này là yếu tố cơ bản để xem xét khả năng thực hiện dựán của các nhà thầu nóđược thể hiện như sau : Kinh nghiệm đã thực hiện các dựán có yêu cầu kỹ thuật ở vùng địa lý và hiện trường tương tự. Số lượng, trình độ cán bộ, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện dựán. Yêu cầu về tiến độ thi công : Mức độ bảo đảm tổng tiến độ quy định trong hồ sơ mời thầu. Tính hợp lý về tiến độ hoàn thành giữa các hạng mục công trình liên quan. 7.6. Đánh giá hồ sơ dự thầu. Đây là bước quan trọng trong quá trình đấu thầu nhằm thực hiện tốt mục tiêu của đấu thầu và lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu. Việc đánh giá các hồ sơ dự thầu được thực hiện theo trình tự sau : Đánh giá sơ bộ : Việc đánh giá sơ bộ là nhằm loại bỏ các hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ mời thầu. Xem xét sựđáp ứng của hồ sơ dự thầu và làm rõ hồ sơ dự thầu. Đánh giá chi tiết : 17
- Việc đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu được thực hiện theo phương pháp đánh giá gồm 2 bước sau : Bước 1 : Đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn. Bước 2 : Đánh giá về mặt tài chính, thương mại. 7.7. Kết quả mở vàđánh giá các đơn thầu. Nhà thầu có hồ sơ dự thầu hợp lệ, đáp ứng cơ bản các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, có giáđánh giá thấp nhất và có các đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu hoặc dự toán, tổng dự toán được duyệt sẽđược xem xét trúng thầu. Kết quảđấu thầu phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Bên mời thầu sẽ mời nhà thầu trúng thầu đến thương thảo hoàn thiện hợp đồng. Nếu không thành công, bên mời thầu sẽ mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo đến thương thảo nhưng phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận. 8. Quyền và nghĩa vụ các bên trong đấu thầu. 8.1. Trách nhiệm của người có thẩm quyền. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu. Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu. Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình. 8.2. Quyền và nghĩa vụ của chủđầu tư. Quyết định nội dung liên quan đến công việc sơ tuyển nhà thầu. Phê duyệt danh sách các nhà thầu tham gia đấu thầu. Thành lập tổ chuyên gia đấu thầu, lựa chọn một tổ chức tư vấn hoặc một tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp. 18
- Phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật và danh sách xếp hạng nhà thầu. Chịu trách nhiệm về việc đưa ra yêu cầu đối với gói thầu chỉđịnh thầu. Chịu trách nhiệm về nội dung hợp đồng, ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn và thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng đã ký với nhà thầu. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về quá trình lựa chọn nhà thầu. Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật. Cung cấp các thông tin cho tờ báo vềđấu thầu và trang thông tin điện tử vềđấu thầu. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu. Bảo mật các tài liệu vềđấu thầu theo quy định. 8.3. Quyền và nghĩa vụ của bên mời thầu. Chuẩn bịđấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu. Yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu. Tổng hợp quá trình lựa chọn nhà thầu và báo cáo chủđầu tư về kết quả lựa chọn nhà thầu. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng trên cơ sở kết quả lựa họn nhà thầu được duyệt. Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định. Cung cấp các thông tin cho tờ báo vềđấu thầu và trang thông tin điện tử vềđấu thầu. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu. Bảo mật các tài liệu vềđấu thầu theo quy định. 8.4. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu. 19
- Tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc nhà thầu liên danh. Yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời thầu. Thực hiện các cam kết theo hợp đồng với chủđầu tư và cam kết với nhà thầu phụ (nếu có). Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu. Bảo đảm trung thực, chính xác trong quá trình tham gia đấu thầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu. Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật. 9. Quản lý nhà nước vềđấu thầu. 9.1. Những đổi mới trong quản lý Nhà nước vềđấu thầu. Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cả một quá trình thay đổi từ nhận thức đến hành động. Do mỗi một quốc gia có những hoàn cảnh vàđiều kiện riêng nên không thểáp dụng rập khuôn một cách máy móc theo bước đi của nước này hay nước khác. Trong cơ chế thị trường vai trò của các ngành nói chung và ngành giao thông vận tải đã thay đổi lớn, Bộđóng vai trò là hướng dẫn hơn là quản lý. Ngoài ra một số cơ quan khác của chính phủ cóảnh hưởng trực tiếp tới ngành giao thông vận tải như : Quốc hội, Bộ kế hoạch Đầu tư, Bộ xây dựng, Bộ Tài chính, Ngân hàng… nhưng các nhà chuyên môn của cơ quan này bị giới hạn về kinh nghiệm thực tếđối với ngành giao thông vận tải. Trong xây dựng cơ bản việc chuyển từ phương thức giao nhận thầu xây dựng sang đấu thầu là một quá trình nghiên cứu, học hỏi, tiếp cận và thực tiễn. 9.2. Phân cấp phê duyệt và thẩm định kết quảđấu thầu. Căn cứ theo giá gói thầu được duyệt đối với các dựán đã quy định, việc thẩm định và phê duyệt kết quảđấu thầu được thực hiện như sau : 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài "Thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả của đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam"
21 p | 658 | 308
-
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng gốm sứ của Việt Nam
12 p | 338 | 110
-
Đề tài: Thực trạng lạm phát ở Việt Nam từ 2008-2011 và các giải pháp kiềm chế lạm phát ở nước ta hiện nay
44 p | 825 | 108
-
Đề tài “Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-kinh nghiệm và giải pháp”
110 p | 434 | 108
-
Đề tài: Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008-2015. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
38 p | 456 | 107
-
Đề tài: Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội
17 p | 351 | 87
-
Đề tài: Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
17 p | 365 | 68
-
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ - ĐỀ TÀI: " THỰC TRẠNG ĐÔ LA HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỀN KINH TẾ"
14 p | 383 | 65
-
Đề tài: Thực trạng của đình công Việt Nam hiện nay, kiến nghị và giải pháp để giảm thiểu tình trạng đình công bất hợp pháp ở Việt Nam
13 p | 1145 | 64
-
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phân tích cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay
55 p | 290 | 56
-
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội
133 p | 206 | 55
-
Bài tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên với đề tài:Thực trạng tổ chức hoạt động và thực hiện dịch vụ môi giới tại các sàn giao dịch bất động sản ở Hà Nội
1 p | 425 | 34
-
Đề tài Thực trạng của việc huy động vốn và sử dụng các nguồn vốn nước ta hiện nay
14 p | 140 | 32
-
Đề tài: Thực trạng của sự phân hoá giàu nghèo ở nước ta hiện nay
60 p | 155 | 27
-
Tiểu luận đề tài : Thực trạng của việc quản lý TSCĐ ở Công ty Mây Tre
44 p | 64 | 18
-
Báo cáo " Thực trạng thực hiện quyền tự bào chữa và quyền nhờ người khác bào chữa của bị can, bị cáo "
5 p | 77 | 6
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Cơ chế một cửa tại Ủy ban nhân dân quận – từ thực tiễn Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy
26 p | 37 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn