intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Thực trạng của đình công Việt Nam hiện nay, kiến nghị và giải pháp để giảm thiểu tình trạng đình công bất hợp pháp ở Việt Nam

Chia sẻ: Chi Chi | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:13

1.147
lượt xem
64
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài: Thực trạng của đình công Việt Nam hiện nay, kiến nghị và giải pháp để giảm thiểu tình trạng đình công bất hợp pháp ở Việt Nam nêu lên cơ sở lý luận; thực trạng đình công ở nước ta; giải pháp giúp giảm thiểu đình công bất hợp pháp ở nước ta.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Thực trạng của đình công Việt Nam hiện nay, kiến nghị và giải pháp để giảm thiểu tình trạng đình công bất hợp pháp ở Việt Nam

  1. Sinh viên thực hiện                           LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường Xã Hội Chủ Nghĩa, quan hệ lao động giữa   người lao động và người sử dụng lao động diễn ra trên cơ sở tự nguyện và  bình đẳng. Chúng ta luôn hiểu rõ sự tác động này là tác động qua lại có lợi  đôi bên.Người lao động bỏ sức lao động để kiếm thu nhập và người chủ bỏ  tiền để mua sức lao động tạo lợi nhuận.Có lẽ vì thế đình công hiện nay đang  trở thành một vấn đề phổ biến. Đình công không phải là điều xa lạ trên thế  giới cũng như ở Việt Nam đó là quyền của người lao động để bảo vệ lợi ích  hợp pháp cho riêng mình. Tuy nhiên các cuộc đình công trong thời gian gần  đây diễn ra ngày càng nhiều với quy mô, tính chất càng lớn, diễn biến phức  tạp hơn vượt ra ngoài phạm vi đòi quyền cơ bản và có yếu tố mong muốn cao   hơn về quyền lợi, đặc biệt  hầu hết các cuộc đình công đều diễn ra trái pháp   luật. Điều đó đặt ra những vấn đề nóng hổi yêu cầu các cơ quan chức năng  cần nhìn nhận thật khách quan và chính xác để kịp thời giải quyết tình trạng  này gia tăng. Vì thế, em xin được chọn đề tài: “ Thực trạng của đình công  việt nam hiện nay,kiến nghị và giải pháp để giảm thiểu tình trạng đình công  bất hợp pháp ở việt nam.”.  Việc tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề  đình công sẽ giúp cho mỗi sinh  viên chúng ta, đặc biệt là các sinh viên thuộc khối ngành kinh tế­xã hội  hiểu  rõ hơn về luật Lao Động, cụ thể là việc hiểu biét chính xác về các mối quan  hệ lao động  trong xã hội để trang bị đủ kiến thức, tránh sau này mắc các sai  lầm khi đình công do không hiểu biết luật, điều mà hầu hết mọi người đều  vướng phải khi đình công hiện nay. Và từ đó sẽ giúp chúng ta học tốt hơn  môn Quan hệ lao động. Sau đó tích lũy thêm kiến thức cho công việc tương lai   và góp phần nhỏ bé của mình cho sự ngiệp xây dựng nước nhà. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô /thầy ...đã hướng dẫn em rất nhiều  trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng bài viết này vẫn không thể tránh khỏi  thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của cô/thầy  và các bạn.    Sinh viên thực hiện  1
  2. Sinh viên thực hiện CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CHO ĐỀ TÀI  Hiện nay, đình công đã và đang trở thành một vấn đề khá nóng bỏng của xã hội  thế nhưng có khá nhiều người còn mơ hồ về tình trạng này. Chương I  sẽ đưa  ra những thông tin cơ bản nhất để chúng ta có thể nắm rõ hơn về đình công. I.  Khái niệm đình công   Theo điều 172 Bộ luật Lao Động của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa  Việt Nam có nêu rõ “Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ  chức của tập thể lao động để giải quyết tranh chấp lao động tập thể”. Các tranh  chấp lao động tập thể được hiểu là các vấn đề về tiền lương, đời sống vật chất,  tinh thần và điều kiện làm việc của người lao động... Như vậy đình công là  quyền cơ bản của người lao động được pháp luật ghi nhận. II.  Nguyên nhân xảy ra đình công  Những xung đột về quyền lợi giữa người lao động và người sử dụng lao  động không được giải quyết thỏa đáng là nguyên nhân chính dẫn đến đình công.  Bên cạnh đó vẫn có thể kể đến nhiều nguyên nhân quan trọng khác. Cụ thể là : 1. Về phía người lao động và tập thể lao động. 1.1 Bất mãn về lương và quyền lợi. Việc trả lương ngang bằng với công nhân của công ty nước ngoài thì vượt  khỏi sức của Nhà nước, điều đó dẫn đến sự bất mãn vì chênh lệch lớn giữa mức  lương của công nhân tại Doanh nghiệp trong và ngoài Quốc doanh. Với những công nhân làm việc cho các công ty nước ngoài thì lương tạm  gọi là cao, nhưng đơn đặt hàng nhiều thì họ phải làm việc tối đa. Song có rất ít  người chủ chịu trả thêm tiền ngoài giờ theo đúng quy định của pháp luật.  Nhiều công ty nhất là công ty nước ngoài không trả các quyền lợi như  Bảo Hiểm, trợ cấp thất nghiệp, an sinh xã hội...cho công nhân. 1.2 Nhận thức của người lao động. Hầu hết lượng các lao động đến từ nông thôn do đó chưa có tác phong lao  động công nghiệp, chưa hiểu nhiều về Pháp luật, chưa biết bảo vệ quyền và lợi  ích của mình theo đúng quy định của Pháp luật. Nên họ dễ bị kích động, lôi kéo,  và tiến hành đình công khi quyền và lợi ích của họ bị vi phạm. 2. Về phía người sử dụng lao động.   Đa số đình công thường bắt nguồn từ sự vi phạm Pháp luật lao động của  người sử dụng lao động. Họ muốn đạt lợi nhuận tối đa bằng đủ cách như tăng  2
  3. Sinh viên thực hiện cường độ lao động, tăng ca, nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động,  tiền thưởng thấp, không ký hợp đồng lao động … Một số chủ sử dụng lao động  còn quản lý hà khắc, đối xử thô bạo, xúc phạm nhân phẩm người lao động. 3. Về phía cơ quan quản lý nhà nước về lao động. Các cơ quan Nhà nước còn bộc lộ nhiều thiếu sót, khuyết điểm : Tổ chức, trình độ của cán bộ các cấp chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.  Buông lỏng trong quản lý. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Pháp luật lao động, Luật Doanh  nghiệp…, chưa được tiến hành thường xuyên, đầy đủ, kịp thời đến người lao  động và người sử dụng lao động tại các Doanh nghiệp. Chậm đưa ra những Chính sách cải thiện đời sống người lao động. 4. Về phía tổ chức Công Đoàn cơ sở. Công Đoàn là cầu nối để giải quyết tranh chấp giữa người lao động và  người sử dụng lao động. Nhưng hiện nay, vai trò của Công Đoàn thật “mờ nhạt”. ­ Số lượng Công Đoàn không nhiều. ­ Chất lượng hoạt động của các Công Đoàn không cao. Đáng thất vọng, chưa có một cuộc đình công nào do Công Đoàn đứng ra tổ  chức, lãnh đạo theo quy định pháp luật. Rõ ràng đây là một sự thật cần được cải  thiện. Mặt khác nâng cao đời sống cho công nhân, giảm mức độ rủi ro cho họ  trong lao là một trong những việc làm thiết yếu nhằm góp phần giải quyết tình  trạng quan hệ lao động thông qua đình công hiện nay. III.  Mục tiêu của đình công  Mục tiêu của đình công là nhằm tạo sức ép lên giới chủ hoặc nhà cầm  quyền bằng cách gây những thiệt hại về kinh tế ở một mức độ nhất định, nhằm  đòi hỏi ở mức độ cao hơn về quyền và lợi ích cho người lao động. Ví dụ đình  công đòi tăng lương, chế độ bảo hiểm, chế độ an sinh, chế độ thất nghiệp... IV. Vậy thế nào là các cuộc đình công bất hợp pháp? Điều 173 : Đình công gọi là bất hợp pháp nếu : 1. Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể. 2. Không do người lao động cùng làm trong một doanh nghiệp tiến hành. 3. Khi vụ tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan,  tổ chức giải quyết theo quy định của Bộ luật này. 4. Vi phạm các thủ tục tiến hành đình công quy định trong Bộ luật này. 5. Việc tổ chức và lãnh đạo đình công không tuân theo quy định. 3
  4. Sinh viên thực hiện 6. Đình công tại doanh nghiệp trong Danh mục do Chính phủ quy định. 7. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công. CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG ĐÌNH CÔNG Ở NƯỚC  TA  Sau khi đã tìm hiểu sơ nét về vấn đề đình công ở Chương I, Chương II sẽ cho  chúng ta cái nhìn cụ thể hơn về đình công trên thực tế đã và đang diễn ra như thế  nào. Đề từ đó chúng ta có thể hiểu được tại sao đình công lại trở thành một vấn  đề nóng bỏng của xã hội hiện nay đến như vậy ?  Hiện nay đình công đang là một vấn để nóng bỏng và là một hiện tượng quan hệ  lao động tự nhiên trong nền kinh tế thị trường.Nó biểu hiện một sự bế tắc trong   quan hệ lao động khi có sự xung đột về quyền và lợi ích giữa người lao động và   người sử dụng lao động mà sự xung đột này không được giải quyết kịp thời.Bản   chất của đình công thường thay đổi và phát triển cùng với sự  phát triển của xã  hội trong các giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển.  Về  xu hướng : các vụ  đình công đang có xu hướng gia tăng năm sau cao hơn   năm trước.  2.1. S   ố lượng,  ph   ạm vi, quy mô  các cu   ộc đình công  hi   ện nay  2.1.1.Số lượng Tại hội nghị  "Tổng kết tình hình năm 2014 và triển khai nhiệm vụ  năm 2015",  Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho hay từ  năm 2005 đến nay, cả nước đã  xảy ra hơn 3.620 cuộc đình công. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư  nước   ngoài như  Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản... chiếm 75,4% với gần 2.722 cuộc.   Tỷ lệ này đang có xu hướng tăng dần qua các năm, nhất là từ 2011. Năm 2011, số  vụ đình công đạt mức kỷ lục với 857 cuộc diễn ra trong vòng 11 tháng . Con số  này của năm 2012 là 539 vụ, năm 2013 là 350 vụ, năm 2014 là 351 vụ,7 tháng đầu  năm 2015, cả nước có hơn 198 cuộc và nếu những tháng cuối năm chúng ta thực   hiện tốt các công tác đoàn thể  ,giám sát, quan tâm hơn với người lao động một  cách   “Thiết   thực”   nhất   thì   con   số   đình   công   cũng   ước   chừng   trên   300   cuộc   (Nguồn: vnexpress.net theo bộ LĐTBXH)  Bảng  02.1 :S     ố liệu số lượng các vụ đình công từ 200     5­201    4    4
  5. Sinh viên thực hiện Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Số  147 150 541 330 216 139 857 539 350 351 lượng          Hiện nay đình công xảy ra chủ yếu ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước  ngoài : 67,4% (trong đó chiếm nhiều nhất là công ty của Đài Loan :32%, Hàn Quốc  27,1%) ; doanh nghiệp tư nhân: 25,4% và doanh nghiệp nhà nước chiếm 7,2%.   Nhưng cũng đáng mừng khi số vụ đình công ở doanh nghiệp Nhà nước đang giảm  dần dù số vụ đình công tại khối doang nghiệp dân doanh lại tăng.Theo sự khảo sát  phỏng vấn cho thấy nguyên nhân của các cuộc đình công tại các doanh nghiệp có  vốn FDI cao hơn là do mức lương nền của công nhân không cao, chủ yếu thu nhập  do làm tăng giờ hoặc ép doanh số sản phẩm, hơn nữa đãi ngộ lại kém, tác phong  của các công ty có vốn nước ngoài lại đòi hỏi chuyên nghiệp chính xác về sinh  hoạt lao động một cách thái quá dẫn đến tình trạng bất đồng trong quá trình lao  động giữa người lao động và chủ doanh nghiệp. 2.1.2.Phạm vi Theo thống kê từ 2005 đến nay đình công xảy ra nhiều nhất tại các kinh tế  trọng điểm phía nam, khu công nghiệp của TPHCM và  Bình Dương( chiếm hơn  80%), Đồng Nai và các tỉnh khác chiếm 17,4 % trên tổng số các cuộc đình công  trong cả nước. Hiện nay, đình công có xu hướng phát triển ra các tỉnh miền  Trung và miền Bắc như Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng...  Một số khu công nghiệp hay diễn ra đình công như  Sam Yang, Huê  Phong,.. ở thành phố Hồ Chí Minh; Doanh Đức ở Bình Dương; King Toys ở Đà  Nẵng; Canon ở Hà Nội ,Sam sung ở Bắc Ninh và một số khu công nghiệp khác ở  các tỉnh miền bắc như KCN Vsip thủy nguyên ­Hải phòng,KCN Phố nối A­Hưng  yên,.... 2.1.3.Quy mô.   Bình quân số  người tham gia mỗi cuộc đình công là khoảng từ  700­1.000 ngàn  người, thời gian bình quân diễn ra một cuộc đình công là 2,1 ngày. Tuy nhiên,  một số  cuộc đình công có đông người tham gia, thời gian dài có xu hướng gia   tăng. Công nhân ngày càng ý thức được quyền lợi của mình nên quy mô các cuộc  đình công cũng theo đó mà tăng dần. Như có hiện tượng phản ứng dây chuyền  một số cuộc đình công, có cuộc đình công kéo dài nhiều ngày với hàng vạn người  tham gia, thậm chí còn có những hành động quá khích, như đánh người gây  thương tích, đập phá máy móc, nhà xưởng, tài sản doanh nghiệp... 5
  6. Sinh viên thực hiện  2.2. Tính ch   ất, đặc điểm  và nguyên nhân     c  ủa các cuộc đình công hiện nay.  2.2.1.Tính chất Hầu hết các cuộc đình công thường xuất phát từ quan hệ lao động và vì  mục đích kinh tế (chiếm khoảng 90%) như : tiền lương, tiền thưởng, thời gian  làm thêm; bảo hiểm xã hội, phúc lợi, điều kiện ăn, ở...Khoảng 10% xuất phát từ  những vấn đề khác như: yêu cầu hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần khi  thôi việc, và đôi khi đình công được sử dụng để ép chính quyền thay đổi các  chính sách..  27­3­2008, công nhân Nhà máy xử lý rác thải và phân vi sinh (Huế) đình   công vì lương quá thấp (bình quân 760 nghìn đồng/tháng/người), chế độ cấp  dưỡng độc hại cho công nhân chỉ có 1 lon sữa cô gái Hà Lan/tháng, tiền  thưởng Tết chỉ 100 nghìn đồng/người. 7­5­2008. Công nhân Công ty Ta  Shuan (Khu công nghiệp Tân Tạo ở TPHCM) đình công vì mức lương  931.000 đồng/người/tháng ít hơn mức lương tối thiểu của Nhà nước quy  định... Đây chỉ là hai ví dụ trong rất nhiều các cuộc đình công các năm trước Gần đây nhất là cuộc đình công của Công ty TNHH PouYuen vốn 100%  của Đài Loan, trong khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân ở Sài Gòn bùng  phát vào cuối tháng 3/2015 là số công nhân đình công lên đến gần 90.000 người,  và đây là cuộc đình công đầu tiên của công nhân phản đối một chính sách bất  công của nhà nước là Luật bảo hiểm xã hội.vào thời điểm ngày 30/3/2015 công  an an ninh đã huy động gần 1000 an ninh chốt chặn ở khắp nơi quanh khu vực  của công ty này. Tình hình không có vẻ căng thẳng tuy nhiên nhiều công nhân lo  lắng cho biết có thể tối nay 1 vài người sẽ bị bắt nguội.Đáng chú ý, khi vụ việc  này có nguy cơ lan rộng sang các khu công nghiệp ở các tỉnh Bình Dương, Long  An, Tiền Giang... thì Chính phủ đã nhanh chóng vào cuộc và đã có các giải quyết  thỏa đáng để đáp ứng yêu sách của công nhân và nhằm nhanh chóng xoa dịu tình  hình. Theo ghi nhận thì nhóm công nhân đình công có khoảng vài ngàn người. Một số  công nhân trụ lại ngồi đình công trong công ty, 1 số công nhân bỏ về và 1 số công  nhân vẫn còn tiếp tục đang làm việc trong công ty. Các công nhân này chia sẻ,  nếu ai bỏ về nghỉ làm sẽ bị trừ 500 ­ 600 ngàn/ngày, nhiều anh em sợ bị công ty  phạt trừ lương nên ở lại làm việc Phong trào công nhân đình công phản đối luật BHXH đã bắt đầu diễn ra từ ngày  26/3/2015 cho đến 30/3/2015.Đây chính là sự phát triển ngày một phức tạp của  các cuộc đình công khi người lao động không chỉ đòi hỏi về quyền lợi cơ bản mà  còn đòi hỏi về nhu cầu cao hơn.Thêm vào đó là các cuộc đình công nhỏ lẻ như  Chiều 15­8, toàn bộ trên 5.000 công nhân (CN) Công ty May Quảng Việt ( huyện  Củ Chi – TPHCM) đã đình công yêu cầu công ty nâng lương giảm giờ làm...,Sáng  6
  7. Sinh viên thực hiện 25­9, toàn bộ 450 công nhân (CN) Công ty TNHH Đạt Việt (100% vốn Đài Loan,  may gia công áo jacket, Khu Chế xuất Tân Thuận, TPHCM đã biểu tình đòi  quyền lợi,đình công của công nhân tại Công ty may Prex Vinh....   ­Doanh nghiệp nhà nước từ năm 2007 đến nay có một số cuộc đình công lớn  như cuộc đình công của công nhân Vinashin,Công ty cổ phần May Đáp Cầu cũng  đã có 1 cuộc đình công tập trung khoảng 500 công nhân diễn ra vào năm 2008.  Vấn đề đình công xảy ra xuất phát từ những yếu tố liên quan đến việc quyền và  lợi ích của người lao động Đến nay 100% các cuộc đình công xảy ra đều tự phát, trái luật về thủ tục  tiến hành và không do Công Đoàn lãnh đạo. Do đó chưa có cuộc đình công nào  được đưa ra hoà giải tại hội đồng hoà giải lao động cơ sở và cũng vì thế, chưa  có vụ nào được hoà giải và giải quyết tại toà lao động, toà án nhân dân các cấp.  2.3. Nguyên nhân các cu   ộc đình công      Rõ ràng Chính phủ, Nhà nước đã rất tích cực, giải pháp không thiếu, vậy  tại sao tình trạng đình công vẫn kéo dài, thậm chí “lớn hơn về quy mô, gay gắt  hơn về tính chất”. Chúng ta có thể kể đến một số nguyên nhân sau : 2.3.1.Công nhân không hiểu rõ luật pháp. Đa số công nhân không am hiểu về pháp luật, trình độ nhận thức còn hạn  chế, nóng vội, do đó hầu hết các cuộc đình công xảy ra đều mang tính tự phát và  trái luật. Nếu tình trạng này vẫn xảy ra, công nhân không những không đòi được  quyền lợi cho mình, mà còn phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp. 2.3.2Vai trò của Công Đoàn còn mờ nhạt. Một số cán bộ công đoàn chưa phát huy tác dụng, không có uy tín. Cán bộ  công đoàn đồng thời cũng là người lao động phải chịu nhiều sức ép về trách  nhiệm quản lý hành chính, thu nhập và việc làm phụ thuộc vào doanh nghiệp. Do  đó người công nhân buộc phải tự mình đứng lên đấu tranh. 2.3.3.Thu nhập quá thấp Câu chuyện đình công thực sự trở nên đáng lo ngại, khi trong một cuộc đình công   tại KCN Chương Mỹ (Hà Nội) bảo vệ Cty dùng xe tải lao thẳng vào những công  nhân đang đình công, khiến 1 người chết và nhiều người bị thương.Trong khi giá  cả  leo thang, một tô phở  sáng hay một gói xôi đạm bạc đã tăng gần gấp đôi so  với trước, thì mức thu nhập hằng tháng của công nhân vẫn chỉ  trên dưới 4 triệu   đồng. Không chỉ  với doanh nghiệp trong nước, ngay cả các doanh nghiệp nước  ngoài, cũng chỉ  trả  lương theo quy định (bằng mức lương tối thiểu). Điển hình  như  tại Cty Yamaha Nội Bài, sử  dụng hơn 4.000 lao động nhưng chỉ  áp dụng  mức lương tối thiểu hiện nay 3.100.000đ, không hề có trợ cấp thâm niên. Và họ  áp dụng tăng giờ, tăng ca để người lao động có thêm thu nhập 7
  8. Sinh viên thực hiện Một doanh nghiệp ra đời, chuyện sống còn là có nuôi nổi lao động hay không.   Nếu không, khó có thể  tạo ra lợi nhuận và đóng thuế  cho Nhà nước. Còn nếu   doanh nghiệp làm ăn có lãi, nhưng họ chỉ nghĩ đến lợi nhuận, kể cả lợi nhuận ấy   có được từ  “tận thu” sức lao động của những công nhân nghèo, thì cũng không  đáng để  tồn tại. Bởi thế, đã tới lúc cơ  quan quản lý cần dứt khoát chuyện mức   tiền lương tối thiểu của công nhân, làm sao để  họ  sống được với đồng lương.   Chừng nào chưa giải quyết được quan hệ đó, thì khi ấy còn đình công.   2.4. M   ột số nhận xét ,đề xuất ý kiến về vấn đề đình công ở nước ta.       Hầu hết các cuộc đình công diễn ra ở Việt Nam sau đó đều bị tuyên bố là trái  pháp luật mà nguyên nhân chủ yếu là nó được tiến hành không đúng theo trình tự  mà pháp luật quy định, hàng nghìn vụ xảy ra nhưng những vụ được công nhận là  hợp pháp lại rất ít  ỏi.Trong suốt quá trình tìm hiểu về  đề  tài này em xin được   mạn phép đưa ra một số  ý kiến, nhận xét về  vấn đề  đình công  ở  nước ta hiện  nay. Thứ nhất : Có thể thấy người công nhân chỉ ẩn hiện trong các bài báo,  phóng sự, dưới các cuộc phỏng vấn chị công nhân X, Y nào đó, để thể hiện sự  bức xúc nhất thời. Chưa có những nghiên cứu cảnh báo sớm về tình trạng nghèo  khổ, bất bình đẳng, sự cô lập của công nhân. Do đó không sớm thì muộn đình  công sẽ xảy ra. Thiết nghĩ chúng ta ( cụ thể là trên các phương tiện truyền  thông ) nên có những tiếng nói đứng về phía người công nhân nhiều hơn để các  doanh nghiệp có những chính sách kịp thời “ vẹn cả đôi đường”. Thứ hai : Các doanh nghiệp cần có cái nhìn đúng đắn hơn về người lao  động. Cần quan tâm đến họ hơn nữa như có mức lương, tiến thưởng hợp lý ,trợ  cấp quà cáp vào các ngày lễ tết, chính sách bảo hiểm y tế, xã hội... Để họ có thể  yên tâm làm việc hết sức mình. Đồng thời người lao động cần phải biết sử dụng  đúng đắn quyền hạn ( đình công ) của mình, tự bồi dưỡng rèn luyện bản thân.  Như vậy chẳng phải sẽ có lợi hơn cho cả doanh nghiệp và cả người lao động. Cuối cùng, Cần tổ chức nhiều hơn các tổ chức xã hội ­ từ thiện dành riêng  cho công nhân (như tư vấn sức khỏe, hôn nhân, hỗ trợ nhà ở, trông con...) so với  hàng trăm các tổ chức phi chính phủ dành cho nông dân. Để người công nhân hòa  nhập và chia sẻ sự thịnh vượng mà họ góp phần làm ra . Xã hội không thể mãi đòi hỏi một nhóm xã hội vốn đã thiệt thòi phải  tiếp tục chịu đựng thiệt thòi để các nhóm khác hưởng lợi. Đảm bảo tính  công bằng để mọi người cùng được hưởng những thành quả của phát  triển chính là đảm bảo cho phát triển bền vững. 8
  9. Sinh viên thực hiện CHƯƠNG III:ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM  THIỂU ĐÌNH CÔNG BẤT HỢP PHÁP HIỆN NAY Đình công và giải quyết đình công ở nước ta là vấn đề rất mới, chúng ta  còn  ít kinh nghiệm về thực tiễn về giải quyết đình công. Chương III sẽ đưa ra  một số giải pháp cũng như ý kiến của nhóm để ngăn chặn và hạn chế đình công.  3.1. Phía các c   ơ quan chức năng  1. Nhà nước phải có những chính sách, đường lối phát triển các loại hình  doanh nghiệp, phát triển kinh tế ở nông thôn, giải quyết công ăn việc làm, xoá đói  giảm nghèo… Để đến năm 2020 đưa nước ta trở thành nước công nghiệp.Vì  chừng nào nền kinh tế các doanh nghiệp trong nước chưa đủ sức cạnh tranh với  các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì chừng đó người lao động tại các  doanh nghiệp nước ngoài còn tiếp tục bị vi phạm về quyền, lợi ích. 2.cần kiện toàn các tổ  chức làm công tác trọng tài và hoà giải và nâng cao năng  lực hoạt động của các tổ  chức này.Tổ  chức đào tạo, bồi dưỡng cho người làm  công tác hoà giải, thanh tra, kiểm tra và xét xử  đủ  về  số  lượng, giỏi về  chuyên  9
  10. Sinh viên thực hiện môn, nghiệp vụ  để  phòng ngừa và giải quyết có hiệu quả, kịp thời những tranh   chấp lao động, đình công. Cần tạo cơ  chế  khuyến khích cho việc thành lập các tổ  chức hoà giải,  trọng tài độc lập như  một số quốc gia trong khu vực và thế  giới vẫn thực hiện.  Theo chúng tôi, nên tập trung đầu tư  trọng điểm vào công tác hoà giải bởi hoạt  động hoà giải này có thể góp phần chấm dứt tranh chấp lao động ngay từ khi nó  mới phát sinh, qua đó giảm thiệt hại tối đa cho cả người lao động và cho doanh  nghiệp. 3.Vận động, tuyên truyền việc thành lập tổ chức công đoàn cơ sở. Đào tạo, bồi  dưỡng nghiệp vụ hoạt động công tác công đoàn để bảo vệ quyền, lợi ích hợp  pháp cho người lao động, tổ chức và lãnh đạo đình công theo đúng luật. 4.Mở rộng mạng lưới đào tạo nghề và tác phong lao động công nghiệp cho  người lao động để người lao động làm việc có kỷ luật, kỹ thuật, năng suất, chất  lượng và hiệu quả trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. 5.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật, giải quyết  những tranh chấp lao động và đình công… cho người lao động và người sử dụng  lao động để họ hiểu và thực hiện đúng những quy định của pháp luật.  6.Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về lao động và sự phối hợp của các bộ,  ngành liên quan, như Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Tổng Liên đoàn lao  động Việt Nam, Toà án nhân dân tối cao,... với chính quyền địa phương, trong  triển khai và thực hiện pháp luật lao động. Đề cao công tác thanh tra để phát hiện,  xử lý kịp thời, nghiêm minh những vi phạm pháp luật lao động.  7.Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động như nhà ở, thu nhập,  sinh hoạt văn hoá… nhất là ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trên đây mới chỉ là những giải pháp mang tính chất hình thức, giải quyết  được “phần ngọn” của vấn đề, còn “phần gốc” của vấn đề chỉ có thể được giải  quyết khi mối quan hệ giữa người lao động thực sự gắn bó và lành mạnh, để làm  được điều này, vai trò của người sử  dụng lao động là quan trọng và quyết định   hơn cả, để  làm được điều này, Bản thân nngười sử  dụng lao động cần phải ý   thức được những điều dưới đây  3.2. Phía ng   ười sử dụng lao động:  1. Tăng cường đối thoại, ký kết thỏa ước lao động tập thể về những kiến  nghị, đề xuất của công đoàn và tập thể người lao động để đưa ra biện pháp phù  hợp không để đình công xảy ra và lan truyền trong khu công nghiệp. 2. Nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người lao động, giải đáp những thắc  mắc về Luật Lao động,..quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng  lao động. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa cho người lao động. 10
  11. Sinh viên thực hiện 3. Tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa các cơ quan quản lý nhà nước với người  sử dụng lao động, giữa Công đoàn cấp trên với Công đoàn cơ sở, giữa người sử  dụng lao động với công đoàn và người lao động… nhằm thông báo tình hình về  mặt bằng tiền lương trên thị trường, tình hình tranh chấp lao động và đình công. 4. Kiện toàn và đẩy mạnh việc thành lập tổ chức công đoàn tại các doanh  nghiệp, phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh. 5. Cần công khai thang lương, bảng lương, quy chế trả lương, nâng lương,  bậc, quy chế khen thưởng, nội quy lao động theo quy định của pháp luật. 3.3.Phía người lao động: 1. Người lao động phải ký cam kết thực hiện nghiêm nội quy lao động của  doanh nghiệp, không đình công trái pháp luật. 2. Tham gia đầy đủ các buổi học tập pháp luật lao động, nội quy lao động,  chấp hành các nội quy, rèn luyện ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp. 3. Tự hoàn thiện tu bổ những kiến thức, khả năng về quan hệ lao động kỹ  năng về nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp lao động. 4. Người lao động bày tỏ tâm tư nguyện vọng chính đáng để người sử dụng  lao động đưa ra những chính sách phù hợp có lợi cho cả hai. Vậy để giải quyết tốt đình công, các cơ quan chức năng phải tiến hành  đánh giá đầy đủ, toàn diện và đưa ra biện pháp khắc phục, sửa đổi những vấn đề  liên quan đến quan hệ lao động trong đó có tranh chấp lao động. Các doanh  nghiệp cần có cái nhìn đúng đắn hơn về người lao động. Người lao động cần  tích cực rèn luyện tính kỉ luật, tu bổ thêm kiến thức về chuyên môn, về luật  pháp... Tạo điều kiện để xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định là góp  phần phát triển kinh tế xã hội, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,  xã hội công  bằng, dân chủ và văn minh”.                            KẾT LUẬN Đình công là vấn đề khá phổ biến hiện nay,  là hình thức để người lao  động đòi lại những lợi ích hợp pháp cho mình. Mặt khác đình công đặt ra các vấn   đề để doanh nghiệp, các cơ quan chức năng xem xét lại cách quản lí, điều hành  của mình cũng như chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ với người lao động để có  chính sách điều chỉnh tức thời thích hợp nhất. Đình công là quyền của người lao động được quy định trong pháp luật. Tuy   nhiên các cuộc  đình công gần đây đều diễn ra trái pháp luật. Lúc đó người lao  động sẽ không thể bảo vệ lợi ích cho mình mà phải bồi thường cho doanh  11
  12. Sinh viên thực hiện nghiệp. Vì vậy khi tham gia đình công, việc tìm hiểu kĩ về pháp luật là rất cần  thiết. Bên cạnh đó người lao động cần bồi dưỡng tu bổ thêm kiến thức, tác  phong lao động công nghiệp, rèn luyện thêm kĩ năng để bảo vệ quyền, lợi ích  của mình cũng như hạn chế tối đa đình công, gây ra những thiệt hại đáng tiếc.  Người lao động cần phải sử dụng quyền một cách đúng đắn để bảo vệ lợi ích  chính đáng của mình. Tránh lạm dụng hoặc gây ra những cuộc tranh chấp, đình  công không đáng có. Cả các cơ quan chức năng, người sử dụng lao động và  người lao động cần phải có các biện pháp tích cực để giải quyết được các mâu  thuẫn, hạn chế đình công, cùng nhau góp sức xây dựng một cuộc sống, một xã  hội giàu mạnh. Thông qua bài viết này, mặc dù với kiền thức còn hạn chế nhưng hi vọng  sẽ giúp các bạn sinh viên chúng ta hiểu rõ hơn về đình công cũng thực trạng đình   công ử nước ta hiện nay. Từ đó chúng ta có thể rút ra những bài học kinh  nghiệm cho bản thân thêm vào hành trang kiến thức chuẩn bị cho cuộc sống sau  này, xây dựng đất nước ngày càng tươi đẹp. Rất mong sự đóng góp ý kiến của  thầy cô và các bạn để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn        DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS.Nguyễn Tiệp Giáo trình Quan hệ lao động 2.Báo lao động thương binh xã hội 3. Website: molisa.gov.vn 4.Website :vietnamexpress.vn 5.Website : Báo lao động 12
  13. Sinh viên thực hiện 6.Đình công và quan hệ lao động ở Việt Nam/TS. Chang Hee Lee và GS.  Simon Clark. ILO Hà Nội, 2005, tr. 4. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2