intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Ảnh hưởng của các mức bổ sung thức ăn tinh trên nền khẩu phần thức ăn cơ sở (cỏ Ghinê, dây khoai lang) đến khả năng sản xuất thịt của giống Thỏ Newzealand trắng

Chia sẻ: Vo Hong Xuyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

111
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Ảnh hưởng của các mức bổ sung thức ăn tinh trên nền khẩu phần thức ăn cơ sở (cỏ Ghinê, dây khoai lang) đến khả năng sản xuất thịt của giống Thỏ Newzealand trắng" giới thiệu đến các bạn những nội dung về khẩu phần dinh dưỡng trong việc kết hợp giữa thức ăn tinh và thức ăn thô xanh còn hạn chế, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào tìm ra được một khẩu phần ăn hợp lý cho thỏ, nhất là các giống nhập nội như Newzealand trắng. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Ảnh hưởng của các mức bổ sung thức ăn tinh trên nền khẩu phần thức ăn cơ sở (cỏ Ghinê, dây khoai lang) đến khả năng sản xuất thịt của giống Thỏ Newzealand trắng

  1. 1. MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Ngành chăn nuôi Việt Nam đang gặp phải rất nhiều khó khăn: dịch cúm gia cầm và lợn tai xanh hay dịch lở mồm long móng ở đại gia súc thường xuyên xẩy ra gây thiệt hại rất lớn về kinh tế đối với người chăn nuôi. Việc tìm ra một mô hình chăn nuôi an toàn hơn đang là sự quan tâm của nhiều người nông dân. Con thỏ khả năng miễn dịch học rất hiệu quả và nhiều tính ưu việt khác, bên cạnh đó nhu cầu tiêu thụ thịt thỏ ngày càng gia tăng, cho nên hiện đang là mục tiêu để hướng tới của người chăn nuôi, vì vậy nghề chăn nuôi thỏ đang có một cơ hội phát triển rất tốt. Trong thời gian gần đây nuôi thỏ đã được khuyến cáo phát triển để đáp ứng cho nhu cầu thịt tăng cao trong tương lai (El-Raffa, 2004) cho rằng thỏ có khả năng tạo ra thịt nhanh và cao nhờ có khả năng sinh sản hiệu quả. Thịt thỏ đã được biết như một nguồn thực phẩm dễ tiêu hóa, thơm ngon, giàu và cân đối dưỡng chất hơn các loại thịt gia súc khác, đạm cao 21% (thịt bò 17%, thịt lơn 15%, thịt gà 21%), mỡ thấp 10% (thịt gà 17%, bò 25%, thịt lợn 29,5%), giàu chất khoáng 1,2% (thịt bò 0,8%, thịt lợn 0,6%), hàm lượng cholesteron rất thấp (45mg/kg) và đặc biệt không có bệnh truyền nhiễm nào của thỏ lây sang người vì vậy thịt thỏ an toàn cho người sử dụng. Ngoài các giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao từ thịt thì các sản phẩm khác của thỏ như da, lông cũng là một nguồn thu nhập có giá trị đối với người chăn nuôi. So với các loài gia súc nuôi phổ biến khác, thỏ có khối lượng cơ thể nhỏ hơn nên chi phí cho chuồng trại của thỏ thấp hơn. Đặc biệt thức ăn thỏ ít cạnh tranh với lương thực con người, bên cạnh đó việc nuôi thỏ đầu tư ít về giống, chuồng trại, thức ăn và được nuôi phổ biến theo hình thức nông hộ ở Việt Nam. Nguồn thức ăn xanh cho thỏ có thể là cỏ tự nhiên, cỏ trồng (cỏ Ghinê, cỏ Lông tây, Stylo…) và rau (rau muống, rau lang…)…; nguồn thức ăn tinh là: thóc, cám, gạo, củ quả…nhưng chỉ sử dụng một lượng nhỏ và đã có nhiều công trình nghiên cứu về các loại thức ăn này. Trong các loại thức ăn thì cỏ Ghinê (Panicum maximum. cv) và dây khoai lang (Ipomonae batatas) là một trong những loại thức ăn xanh cơ bản được sử dụng trong chăn nuôi ở Việt Nam như một nguồn thức ăn cơ sở. Tuy nhiên, các
  2. nghiên cứu về khẩu phần dinh dưỡng trong việc kết hợp giữa thức ăn tinh và thức ăn thô xanh còn hạn chế, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào tìm ra được một khẩu phần ăn hợp lý cho thỏ, nhất là các giống nhập nội như Newzealand trắng. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài : “Ảnh hưởng của các mức bổ sung thức ăn tinh trên nền khẩu phần thức ăn cơ sở (cỏ Ghinê, dây khoai lang) đến khả năng sản xuất thịt của giống Thỏ Newzealand trắng” 1.2 Mục đích Xác định được khẩu phần ăn thích hợp để nuôi thỏ Newzeland trắng.
  3. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Sơ lược về giống thỏ Newzealand trắ ng Thỏ Newzealand trắng có nguồn gốc từ New Zealand, còn gọi là thỏ Tân Tây Lan trắng được nuôi phổ biến ở các nước Châu Âu và Mỹ. Giống thỏ này được nhập vào Việt Nam từ Hungari lần đầu vào năm 1978, sau 22 thế hệ nuôi nhân thuần tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn tây, đàn thỏ ít nhiều bị cận huyết, khối lượng giảm xuống đáng kể so với lúc mới nhập về, trưởng thành con đực nặng 4,2 – 4,5 kg; con cái nặng 3,3 – 4 kg. Năm 2000 thỏ Newzealand trắng được nhập lại lần 2 về nuôi nhân thuần và để làm tươi máu đàn thỏ cùng giống trước đây. Sau khi cải tạo, năng suất đàn thỏ giống cũ tăng từ 35 - 40%. Newzealand trắng là giống thỏ tầm trung mắn đẻ, sinh trưởng nhanh thành thục sớm, nhiều thịt phù hợp với phương thức chăn nuôi cả theo lối công nghiệp cũng như ở gia đình. Thỏ có đặc điểm ngoại hình: Lông dày, màu trắng tuyền, mắt hồng, khối lượng trưởng thành từ 5 - 5,5 kg/con. Tuổi động dục lần đầu 4 - 4,5 tháng tuổi và tuổi phối giống lần đầu từ 5 - 6 tháng tuổi, khi đó khối lượng phối giống lần đầu đạt 3 - 3,2 kg/ con. Đàn thỏ giống này nhập về Việt Nam vào năm 2000 có khả năng sinh sản và sinh trưởng cao hơn hẳn so với các giống thỏ Việt Nam: một năm đẻ từ 6 - 7 lứa, mỗi lứa 6 - 8 con, khối lượng con sơ sinh 55 - 60 gam, khối lượng con cai sữa 650 - 700 gam, khối lượng thỏ lúc 3 tháng tuổi 2,8 - 3 kg, tỷ lệ thịt xẻ từ 52 - 55%. (Chu Thị Thơm, 2006). Giống thỏ này đã thích ứng tốt với điều kiện chăn nuôi gia đình ở khắp các vùng trong cả nước ta. Hàng triệu triệu con thỏ giống này đã được nhân ra và chăn nuôi ở nước ta trong những năm qua. 2.2 Thức ăn cho thỏ Thức ăn cho thỏ gồm có 2 nhóm: nhóm thức ăn thô và nhóm thức ăn tinh. Nhóm thức ăn thô được sử dụng với khối lượng tương đối lớn (gồm thức ăn thô xanh, thô khô và củ quả), nhưng dinh dưỡng thấp, chủ yếu cung cấp chất xơ cho thỏ. Thức ăn tinh ít nước, giá trị dinh dưỡng cao. Thỏ là loài gia súc có khả năng tiêu hóa nhiều chất xơ, sử dụng tốt các loại rau, củ quả, các phụ phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, muốn tăng năng suất trong chăn nuôi thỏ cần bổ sung thêm các loại thức ăn tinh bột, đạm, khoáng, sinh tố ở dạng premix…. Điều quan trọng là phải biết phối hợp tốt khẩu phần thức ăn cho thỏ theo nhu cầu dinh dưỡng ở từng giai đoạn phát triển của thỏ. 2.2.1 Thức ăn tinh bổ sung trong thí nghiệm 2.2.1.1 thóc
  4. Thóc là loại thức ăn giàu xơ nên trong chăn nuôi thỏ thường sử dụng như là nguồn thức ăn bổ sung kết hợp với nguồn thức ăn giàu đạm (rau, cỏ). Hàm lượng xơ thô của thóc dao động từ 9-11%, protein (6- 8%) tùy thuộc vào từng giống và loại thóc khác nhau. Thóc mọc mầm cho ăn rất tốt, thường thóc ngâm từ chiều ngày hôm trước đến chiều hôm sau, rồi trải ra mặt nền có bóng mát và cho thỏ ăn vào sáng hôm sau, chỗ nào chưa dùng tới thì cứ ủ bao và tưới nước mỗi ngày một lần. Tuy nhiên không nên để mầm lên quá 1cm. Mầm thóc có nhiều vitamin E, B1, B6, B2, PP và C; 1 kg lúa ngâm 24 giờ sẽ cho 1,7kg và ủ 48 giờ sẽ nặng là 2,3 kg. Ngoài ra không nên nghiền loại thức ăn này thành bột mịn, vừa khó cho ăn, lãng phí mà cơ thể thỏ hấp thụ thức ăn bột sẽ kém hơn. Hiện nay, trong và ngoài nước cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng thức ăn giàu tinh bột bổ sung cho thỏ ở giai đoạn phát triển khác nhau. Để cải thiện cân bằng dinh dưỡng của khẩu cơ sở dựa trên nền rau muống, việc bổ sung lượng Carbohydrate dễ tiêu bằng gạo đã không thành công trong thí nghiệm được báo cáo bởi HongThong Phimmmasan và cộng sự (2004). Ngược lại, trong một thí nghiệm khác của Khúc Thị Huê và cộng sự (2006); Doãn Thị Gắng và cộng sự (2006), khi bổ sung các loại thức ăn giàu xơ đã cho kết quả hơn hẳn so với thỏ chỉ nuôi bằng rau muống. Do đó một giả thuyết đã đặt ra khi bổ sung thóc, nhờ có sự kết hợp cả chất xơ và tinh bột nên có thể là thức ăn bổ sung thích hợp vào các khẩu phần ăn cơ sở là các loại rau giàu protein. Giả thiết này được chứng minh bởi thí nghiệm gần đây được báo cáo bởi Nguyen Huu Tam và cộng sự (2008) khi sử dụng thóc bổ sung vào khẩu phần ăn cơ bản là rau muống đã có tác dụng kích thích lượng thức ăn ăn vào và tốc độ sinh trưởng của thỏ. Bên cạnh đó việc bổ sung gạo trong khẩu phần ăn cơ bản là rau muống cũng giúp chỉ số tiêu hóa tốt hơn và cân bằng N trong khẩu phần ăn kết quả được công bố bởi nghiên cứu của Pok Samkol và cộng sự (2006) với mức bổ sung gạo 4; 8; 12g/ngày. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy khi bổ sung thóc trong khẩu phần ăn cơ bản là dây khoai lang và rau muống có ảnh hưởng quan trọng đến lượng thức ăn ăn vào và khả năng tăng trọng, cải thiện được việc sử dụng thức ăn và giảm tiêu tốn thức ăn (Nguyen Thi Duong Huyen, 2010). 2.2.1.2 Thức ăn hỗn hợp Bột cá, bột thịt và các loại bánh dầu (đậu nành, dừa, bông vải…) cũng được dùng để trộn vào hỗn hợp thức ăn cho thỏ tùy theo yêu cầu chất lượng của hợp thức ăn. Việc bổ sung thức ăn hỗn hợp tuỳ thuộc vào giá cả thức ăn và giá bán thịt hay thỏ giống vì giá thức ăn hỗn hợp cao. Kinh nghiệm cho thấy nếu bổ sung thức ăn hỗn hợp 20% protein cho thỏ thịt với mức 20-30g/ngày còn tuỳ giai đoạn, trong khi ở thỏ mang thai là khoảng 40g/ngày và thỏ nuôi con là 60g/ngày trong điều kiện khẩu phần có bổ sung thêm lá rau muống và bã đậu nành (Nguyen Van Thu và cộng sự, 2008). Tuy nhiên nếu khẩu phần chỉ cho ăn cỏ lông tây thì thức ăn hỗn hợp có thể bổ sung tăng lên đến 100g/ngày ở thỏ nuôi con (Nguyễn Thị Xuân Linh,
  5. 2008). Cần thiết cho ăn thêm cỏ khô vào ban đêm cho thỏ gậm nhấm cũng như cung cấp thêm nước uống cho thỏ. Các loại bã bia, bã đậu nành, bã đậu xanh có thể bổ sung đạm tốt vì tận dụng được nguốn dinh dưỡng với giá rẻ.
  6. Ban dang xem mot so trang mau. Vui long download file day du ve de xem!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1