intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái đô thị. Các biện pháp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu

Chia sẻ: Van Anh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:25

233
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Biến đổi khí hậu là gì, nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, hậu quả của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái đô thị,... nhằm giúp các bạn giải đáp những thắc mắc trên, mời các bạn cùng tham khảo đề tài "Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái đô thị. Các biện pháp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu". Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái đô thị. Các biện pháp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu

  1. MỤC LỤC A. Đặt vấn đề Trong quá trình tiến hóa và phát triển, con người luôn phải sử  dụng các  yếu tố  sẵn có trong tự  nhiên, vì vậy con người đã tác động trực tiếp vào môi   trường. Các hệ sinh thái tự nhiên hoặc dần chuyển thành hệ sinh thái nhân tạo,   hoặc bị tác động của con người đến mức mất cân bằng và suy thoái. Trong đó,   hệ sinh thái đô thị cũng là một trong những thành phần chịu ảnh hưởng nặng nề  của biến đổi khí hậu, đặc biệt là đối các quốc gia nghèo – kém phát triển. Dân  số đô thị tại các quốc gia này phải chịu rủi ro lớn nhất đối với các tác động của   biến đổi khí hậu như bão thường xuyên, lũ lụt, lở đất và sóng nhiệt. Số người   tử vong do các hiện tượng thời tiết cực đoan tại các quốc gia có thu nhập thấp   – trung bình cũng chiếm tỉ lệ lớn trên tổng số người tử vong trên toàn thế giới;  nếu có số liệu chính xác hơn, thì có thể  thấy rằng một tỷ  lệ lớn và ngày càng   tăng của số  người tử  vong là tại khu vực đô thị  thuộc các quốc gia này (UN   Habitat, 2007). Hầu hết các quốc gia phải đối mặt với hàng loạt những khó  2
  2. khăn do BĐKH – liên quan đến vấn đề  nước sạch. Đối với tác động do mực  nước biển dâng, riêng Trung Quốc và Ấn Độ đã chiếm hơn ¼ dân số đô thị trên   toàn thế giới nằm trong phạm vi đới bờ có độ cao thấp. Châu Phi, xưa nay được   xem là lục địa nông thôn, hiện có dân số đô thị lớn hơn so với khu vực Bắc Mỹ  và gần 2/5 dân số sống ở đô thị (Liên hợp quốc, 2006). Châu Phi cũng có mật độ  tập trung các thành phố lớn  ở ven biển khá cao. Không có sự  thích ứng, BĐKH  có thể  gây ra ngày càng nhiều số  người chết do tai nạn và thương tích, và  những nguy hiểm ngày càng nghiêm trọng đến sinh kế  của người dân, đến tài  sản, chất lượng môi trường và sự thịnh vượng trong tương lai.   Biến đổi khí hậu được coi là vấn đề   toàn cầu vì nó diễn ra ở  hầu như  mọi nơi trên thế giới. Đặc biệt, Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách các nước  bị ảnh hưởng bởi khí hậu toàn cầu. Vị trí địa lý của Việt Nam khiến Việt Nam   rất dễ  bị  tổn thương trước những biến đổi khí hậu  khi mực nước biển tăng.  Trong các hệ sinh thái dễ bị tổn thương thì hệ sinh thái đô thị  đang đứng trước  nguy cơ đó. Vậy biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng như  thế  nào đến thế  giới nói   chung và đến Việt Nam nói riêng để  từ  đó con người có thể  đưa ra những mô   hình sinh thái, những giải pháp nhằm ứng phó với những biến đổi đó. Đây chính   là lí do tôi chọn nghiên cứu đề  tài“Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến   HST đô thị. Các biện pháp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu”. B. Nội dung I. Biến đổi khí hậu là gì?        "Biến đổi khí hậu trái đất là sự  thay đổi của hệ  thống khí hậu gồm khí   quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các   nguyên nhân tự  nhiên và nhân tạo. Sự  thay đổi về  khí hậu gây ra trực tiếp hay  gián tiếp từ hoạt động của con người làm thay đổi cấu thành của khí quyển trái  ­ 3 ­ 3 Học viên thực hiện: Lê Thị Vân Anh. Lớp: Cao học KHMT K22
  3. đất, cùng với biến đổi khí hậu tự nhiên, đã được quan sát trong một thời kì nhất   định ". (UNFCCC)      “Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học   gây ra những  ảnh hưởng có hại đáng kể  đến thành phần, khả  năng phục hồi   hoặc sinh sản của các hệ  sinh thái tự  nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt  động của các hệ thống kinh tế ­ xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con   người”.(Theo công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu).  II. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu. Có hai nguyên nhân gây biến đổi khí hậu là do tự  nhiên và do con người,   trong đó nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do hoạt động của  con người làm gia tăng các khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể  hấp thụ  khí nhà kính như  sinh khối, rừng, các hệ  sinh thái biển, ven bờ  và đất   liền khác. Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị  định thư  Kyoto nhằm hạn  chế và  ổn định sáu loại khí nhà kính chủ  yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs,  PFCs và SF6.  ­ CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí   nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO 2 cũng sinh ra từ các  hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.  ­ CH4  sinh ra từ  các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ  thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.  ­ N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.  ­  HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC­23 là sản  phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC­22.  ­  PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.  ­ SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.  III. Hậu quả của biến đổi khí hậu 4
  4. ­    Thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống  của con người và các sinh vật trên Trái đất. ­    Các hệ sinh thái bị phá hủy ­     Mất đa dạng sinh học  ­      Sự  dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự  ngập úng ở  các vùng  đất thấp.  ­      Dịch chuyển ranh giới giữa các đới khí hậu về phía 2 cực dẫn tới nguy  cơ  đe dọa sự  sống,gia tăng bệnh tật của các loài sinh vật, các hệ  sinh thái và  hoạt động của con người.  ­      Thay đổi cường độ  hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình  tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.  ­      Thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần  của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.  ­      Gia tăng cường độ  các loại tai biến thiên nhiên:cường độ, tần suất   bão,lũ.. IV. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến HST đô thị. 4.1. Hệ sinh thái đô thị là gì? Khác với các hệ  sinh thái tự  nhiên, hệ  sinh thái đô thị  ngoài hai thành   phần cơ bản là hữu sinh và vô sinh, nó còn có thành phần công nghệ, bao gồm   các nhà máy, cơ  quan, xí nghiệp, các cơ  sở  sản xuất...Thành phần công nghệ  quyết định và chi phối dòng năng lượng qua hệ sinh thái. Môi trường đô thị  là một thành phần của môi trường xung quanh, nó là   kết quả của hoạt động vật chất của con người trong quá trình tác động tới thiên   nhiên. Môi trường đô thị luôn vận động và phát triển theo qui luật động lực học   phức tạp, và tuân theo các qui luật tự  nhiên cũng như  qui luật nhân tạo do con  ­ 5 ­ 5 Học viên thực hiện: Lê Thị Vân Anh. Lớp: Cao học KHMT K22
  5. người tạo ra. Tại đây con người quan hệ mật thiết với nhau hơn so với các yếu   tố tự nhiên. Tuy nhiên, dưới sự phát triển và tác động của con người, các yếu tố  thuộc về  tự  nhiên, thiên nhiên đang dần bị  mất đi. Khí hậu thay đổi, thời tiết   bất thường cộng với nhiều nguồn ô nhiễm (nguồn nước, rác thải, khói bụi,  tiếng ồn…) gây ra cho con người những bất lợi về sức khỏe đặc biệt là về yếu   tố tinh thần. Vì vậy, ngừoi ta nghiên cứu quan hệ giữa con người và môi trường  sống xung quanh đô thị  nhằm xây dựng giải pháp   quy hoạch, vận hành bền   vững hệ sinh thái này. Các đặc trưng của hệ sinh thái đô thị  ­ Là HST hở có sự thay đổi theo thời gian, không gian về chất lượng , số  lượng.  ­ Mang tính động do sự phát triển xã hội  ­ Cấu trúc: khá ổn định và đồng nhất,gồm vùng trung tâm, ven nội , vùng  ngoại.  ­ Con người:là thành phần ưu thế  , là thành phần tạo nên năng lượng thứ  cấp cuối cùng,  là bậc dinh dưỡng cuối cùng, chịu tác động của các yếu  tố tự nhiên , đặc biệt là xã hội.   + Công nghệ  là thành phần tái tạo lại nguồn năng lượng cho HST, tạo  sự ổn định cho con người  ­  Yếu tố giới hạn của HST đô thị là  tổ hợp tất cả các yếu tố.  4.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các HST đô thị  4.2.1.  Nước biển dâng thu hẹp diện tích đô thị          Với đường bở  biển dài hơn 3.200km,  Việt Nam là một trong 5 quốc gia  chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu. Theo tính toán của viện Khí tượng  thủy văn và môi trường phía Nam, khi mực nước biển dâng cao từ  0,2 – 0,6m,   sẽ  có 1.708 km2  đất bị  ngập  ảnh hưởng tới 108.267 người sinh sống. Trong   trường hợp tệ hơn, khi nước dâng lên 1m, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ mất đi   6
  6. một diện tích đất khoảng 15.000 – 20.000km2. Vùng đất thấp của TP.HCM là  nơi sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do nước biển dâng.          Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là những vùng trũng   nên bị   ảnh hưởng nhiều nhất khi xảy ra ngập lụt, xâm nhập mặn và các hiện   tượng thời tiết xấu. Trong đó 90% diện tích thuộc các tỉnh ĐBSCL bị ngập hầu   như toàn bộ, và có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với  GDP khoảng 10%. Nếu nước biển dâng 3m sẽ  có khoảng 25% dân số  bị   ảnh   hưởng như đợt xâm nhập mặn vào năm 2005. Đồng bằng sông Cửu Long sẽ là   vùng bị ảnh hưởng mạnh nhất, nước biển dâng cao hơn sẽ làm cho nhiều vùng  đồng bằng nước ngọt hiện nay trở thành vùng nước lợ, hàng triệu người sẽ có   nguy cơ bị mất chỗ  ở, từ đó làm gia tăng sức ép lên sự  phát triển của các vùng   lân cận. Vì theo dự  báo, trong vài chục năm tới, nước biển sẽ  dâng cao làm   ngập lụt phần lớn ĐBSCL vốn đã bị  ngập lụt hàng năm, dẫn đến mất nhiều  đất nông nghiệp. Sẽ có từ 15.000 – 20.000 km2 đất thấp ven biển bị ngập hoàn  toàn. Lưu lượng nước sông Mêkông giảm từ 2 – 24% trong mùa khô, tăng từ 7­  15% vào mùa lũ. Hạn hán có xu hướng mở rộng ở hầu hết các vùng, đặc biệt là  ở  các tỉnh Nam Trung Bộ, dẫn đến gia tăng hiện tượng hoang mạc hóa. Theo  Bộ  NN&PTNT, trong 9 triệu ha đất hoang hóa  ở  VN (chiếm 28% diện tích cả  nước) có 4,3 triệu ha đã và đang bị  thoái hóa, sa mạc hóa,  ảnh hưởng nghiêm  trọng đến đời sống của trên 20 triệu người. Số còn lại là những đụn cát và bãi  cát di động ở các tỉnh ven biển miền Trung; đất khô theo mùa hoặc vĩnh viễn ở  Nam Trung Bộ như: Bình Thuận, Ninh Thuận, Nam Khánh Hoà); đất bị xói mòn  ở  Tây Bắc, Tây Nguyên và đất bị  nhiễm mặn, nhiễm phèn  ở  ĐBSCL đã  ảnh   hướng xấu đến hoạt động phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo ở  khu   vực nông thôn. 4.2.2. Lũ lụt ­ 7 ­ 7 Học viên thực hiện: Lê Thị Vân Anh. Lớp: Cao học KHMT K22
  7. Các khu vực đô thị  luôn hiện diện một số rủi ro lũ lụt khi mưa lớn xảy  ra. Nhà cửa, đường phố, cơ sở hạ tầng và những khu vực bê tông hóa khác ngăn  chặn nước mưa thấm xuống mặt đất – và do vậy tạo ra nước chảy tràn nhiều  hơn. Mưa lớn và kéo dài lâu ngày tạo ra một lượng rất lớn nước chảy tràn bề  mặt, và có thể  dễ  dàng làm ngập hệ  thống thoát nước.  Ngày 2/12, hàng ngàn  người Venezuela đã phải rời bỏ nhà cửa do các trận lở đất và lũ lụt ở  khu vực   gần thủ đô Caracas khiến ít nhất 21 người thiệt mạng và hàng chục người khác   bị mất tích. Mưa to và lũ lụt đã khiến hàng nghìn ngôi nhà bị  phá hủy, hầu hết   số  nạn nhân kể  trên bị  nước lũ cuốn trôi hoặc bị  chết do nhà đổ. Chính phủ  Venezuela   đã   tuyên   bố   tình   trạng  khẩn  cấp  tại   3  bang.   Cơ   quan  khí   tượng  Venezuela cho biết, mưa lớn còn kéo dài vài ngày nữa. Trong khi đó, bang Tamil   Nadu của  Ấn Độ  cũng đang hứng chịu các trận mưa lớn, gây lụt lội trên diện  rộng. Tại khu vực Cuddalore, gần 50.000 ha hoa màu đã bị phá hủy hoàn toàn và   hơn 20 làng ngập chìm trong nước lũ. Theo Tỉnh trưởng Karunanihi, đã nhận  được thông báo về số người thiệt mạng trong trận lụt nhưng chưa thống kê chi   tiết. Hơn 400 đô thị lớn nhỏ ven biển Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián  tiếp bởi mực nước biển dâng trong khi biến đổi khí hậu đã hiện hữu ở nhiều đô  thị của các thành phố lớn – một quan chức ở Cục Phát triển Đô thị cho biết  trong hội thảo biến đổi khí hậu và phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam ngày  14 và 15/9/2010 ở Hà Nội. Trong tổng số 754 đô thị hiện nay, khoảng 405 đô thị lớn nhỏ sẽ bị ảnh hưởng  trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến mực nước biển dâng” – TS.KTS Đỗ Tú  Lan, Phó Cục trưởng Cục Phát triển Đô thị thuộc Bộ Xây dựng Việt Nam cho  biết. Tình trạng gia tăng liên tục của mực nước trên sông Sài Gòn cùng với  những trận mưa lớn xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn trong khi hệ thống  thoát nước và kiểm soát triều cường vẫn chưa đủ khả năng đáp ứng đã làm cho  8
  8. tình trạng ngập lụt đô thị ở TP Hồ Chí Minh ngày càng trầm trọng. Hơn 70 vị trí  ngập xuất hiện ở TP Hồ Chí Minh sau những cơn mưa từ 40mm trở lên ngay cả  khi thủy triều đang ở mức thấp cho thấy dòng chảy tràn đô thị do mưa lớn vượt  quá khả năng thoát nước đang là tác nhân gây ngập chủ yếu hiện nay. Các đô thị  trong khu vực đồng bằng châu thổ như Cần Thơ hay các đô thị nằm gần châu  thổ sông Mê Kông như TP Hồ Chí Minh sẽ không chỉ có nguy cơ bị đe dọa trực  tiếp bởi mực nước biển dâng mà có thể chịu áp lực di cư lớn của từ các khu  vực xung quanh. Không những vậy, các nguồn lực kinh tế­xã hội, chẳng hạn  như tiến trình công nghiệp hóa liên tục và lối sống mới, sẽ tiếp tục kép dòng di  cư từ các vùng nông thôn vào các đô thị.  Việt Nam xếp thứ 4 sau Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh nếu tính lượng người  lớn nhất tuyệt đối sống ở các vùng ven biển có cao độ thấp và dễ bị tổn  thương, được xác định là vùng tiếp giáp dọc theo bờ biển có cao độ thấp hơn 10  mét trên mực nước biển. Khoảng 43 triệu người Việt Nam hoặc hơn 55% dân  số cả nước (38% dân số đô thị Việt Nam) đang sinh sống tại những vùng mực  nước biển dâng. Đây là tỷ lệ phần trăm cao nhất trên toàn thế giới. Theo định  hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2020,  quy mô đô thị từ mức 30,4 triệu người và diện tích 2.432 km2 năm 2010 sẽ tăng  lên 40 triệu người và diện tích 4.600 km2 (chiếm 45% dân số và 1,4% diện tích  cả nước) vào năm 2020. Những đối tượng công trình chịu tác động của biến đổi khí hậu và nước  biển dâng ở các đô thị gồm nhà ở  và các công trình công cộng như trường học,   bệnh viện, nhà hát, các công sở, xí nghiệp, trung tâm thương mại.  Biến đổi khí hậu không chỉ  đe dọa các đô thị  ven biển mà còn tác động  rất lớn đến những đô thị  ở vùng núi ­ các nhà khoa học cho biết như vậy trong   hội thảo “Ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu và tác động sức khỏe  ở  Việt   Nam” ngày 11/9  ở  Hà Nội. "Các vùng ven biển tập trung nhiều khu đô thị  nên   ­ 9 ­ 9 Học viên thực hiện: Lê Thị Vân Anh. Lớp: Cao học KHMT K22
  9. nước biển dâng sẽ tác động rất lớn lên khu vực này”, PGS.TS Trần Việt Liễn,   Trung tâm Khoa học Công nghệ  Khí tượng Thủy văn & Môi trường, nói: “Lũ   quét và sạt lở đất, đá tăng cũng đe dọa các đô thị vùng núi. 4.2.3. Nhiệt độ tăng và sóng nhiệt           Hầu hết các thành phố ở Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ La Tinh và khu vực  Caribbean sẽ chịu ảnh hưởng nhiều sóng nhiệt. Thậm chí, ngay cả gia tăng nhỏ  trong nhiệt độ trung bình có thể dẫn đến sự thay đổi lớn của tần suất xuất hiện   các hiện tượng cực đoan (Kovats và Aktar 2008). Với các thành phố lớn và mật  độ cao, nhiệt độ tại các “đảo nhiệt” có thể  cao hơn vài độ  so với các khu vực  lân cận; đối với các thành phố nhiệt đới, sự khác biệt nhiệt độ có thể tới 10 độ  vào ban đêm (ibid). Rất nhiều thành phố  sẽ  phải đối mặt với một số  vấn đề  nhất định như  ô nhiễm không khí khi nồng độ  chất ô nhiễm thay đổi để  đáp   ứng với BĐKH vì sự thay đổi nồng độ các thành phần của ô nhiễm phụ thuộc,  một phần, vào nhiệt độ và độ ẩm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với châu Á  và Mỹ Latinh, nơi có hầu hết các thành phố có mức độ  ô nhiễm không khí lớn   nhất. Có ít thông tin về tác động của ứng suất nhiệt ở châu Phi hay châu Mỹ La  tinh nhưng với các nghiên cứu thực hiện  ở  Bắc Mỹ, châu Á và châu Âu cho  thấy   rằng   sóng   nhiệt   có   liên   quan   với   sự   gia   tăng   rõ   rệt   tỷ   lệ   tử   vong  (Confalonieri et al., 2007). Đợt nóng  ở  châu Âu năm 2003 đã cướp đi 20.000  mạng sống, chủ yếu là người nghèo và người cao tuổi.  Ở  Andhra Pradesh,  Ấn   Độ, một đợt nóng đã giết chết hơn 1.000 người ­ chủ yếu là lao động làm việc  ngoài trời dưới nhiệt độ cao ở những đô thị nhỏ (Revi, 2008).                        Đối   với đảo nhiệt đô thị, nhiệt độ   ở  khu vực đô thị  cao hơn  ở  khu vực nông thôn   xung quanh do chu kỳ ngày đêm của sự hấp thụ  và tái bức xạ sau đó của năng   lượng mặt trời và (với một mức độ thấp hơn rất nhiều) sự sinh nhiệt từ các tòa  nhà, kết cất bê tông. Việc tăng tần suất và mức độ  nghiêm trọng của hiện  tượng sóng nhiệt  ở  các thành phố  có thể   ảnh hưởng đến sức khỏe, năng suất  10
  10. lao động, và hoạt động giải trí của người dân đô thị. Nó cũng  ảnh hưởng đến  kinh tế, như chi phí bổ xung cho việc điều hòa khí hậu trong các toà nhà, và ảnh  hưởng đến môi trường, như  sự  hình thành của khói  ở  các thành phố  hay sự  xuống cấp của không gian xanh – đồng thời khí nhà kính tăng lên nếu nhu cầu  làm mát tăng nếu hệ thống làm mát dùng điện tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch. Có   một số  bằng chứng rằng những tác động tổng hợp của sóng nhiệt (ví dụ  hiệu  ứng đảo nhiệt đô thị) và ô nhiễm không khí có thể  lớn hơn tổng tác động của   hai hiện tượng này (Patz và Balbus, 2003). Tính dễ  bị  tổn thương là khác nhau  đối với những tác động sức khỏe liên quan đến khí hậu và ô nhiễm không khí  trong đô thị. Những yếu tố  địa phương như  khí hậu, địa hình, cường độ  đảo   nhiệt, thu nhập, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế và tỷ lệ  người cao tuổi, là  những yếu tố  quan trọng trong việc xác định mối quan hệ  nhiệt độ  ­ tử  vong   của dân số. (Curriero et al., 2002).            Biến đổi khí hậu đã hiện hữu tại các đô thị Việt Nam khi nền nhiệt độ ở  đô thị  cao hơn trung bình so với những khu vực xung quanh. Theo TS Michael   Waibel, Đại học Hamburg, CHLB Đức, sự  gia tăng đô thị  diễn ra hiện nay tại   khu   vực   nam   TP   Hồ   Chí   Minh   hoặc   các   khu   đô   thị   mới   CIPUTRA   hoặc   Splendona của Hà Nội đã phủ kín bề mặt các khu vực có giá trị thu nước. Điều  này làm giảm khả  năng thẩm thấu nước của đô thị  trong trường hợp có mưa  lớn, khiến cho các khu đô thị  hiện hữu và khu mới được quy hoạch tăng khả  năng ngập lụt.“Quá trình đô thị  hóa trong những năm qua rất nhanh, thiếu kiểm   soát, có nơi tự  phát”, bà Đỗ Tú Lan nói: ”Tình trạng ngập lụt hiện nay  ở đô thị  là do quy hoạch chưa chặt chẽ”.16 khu kinh tế ven biển, là những nơi đột phá   phát   triển   kinh   tế, cũng   sẽ   gặp   rủi   ro   bởi   biến   đổi   khí   hậu.   TS   Michael   Waibel cho rằng mất đi các thực thể  nước và mảng xanh cũng như  tăng môi   trường xây dựng khiến cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh ngày càng phải chịu ảnh  hưởng từ  “hiệu  ứng đảo nhiệt đô thị”. Hiện tượng này dễ  nhận thấy tại các  ­ 11 ­ 11 Học viên thực hiện: Lê Thị Vân Anh. Lớp: Cao học KHMT K22
  11. khu vực nội thành xây dựng dày đặc. Thậm chí hiện nay nhiệt độ ở các khu vực   này cao hơn từ  8 đến 10 độ  C nhiệt độ  trung bình so với các khu vực xunh   quanh.  4.2.4. Mưa acid phá hủy các công trình – kiến trúc đô thị Các hạt acid khi rơi xuống nhà cửa và các bức tượng   điêu khắc sẽ  ăn  mòn chúng Hà Nội và các thành phố lớn là nơi lưu giữ khá nhiều di tích lịch sử,  các công trình kiến trúc… có giá trị  quan trọng của cả nước. Do vậy, việc bảo  tồn và giữ  gìn các công trình này khỏi  ảnh hưởng của   mưa acid là điều cần  thiết. Ông Dương Hồng Sơn ­ Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường  (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường) khẳng định: “Nhiều công  trình và hiện vật lịch sử  đặt ngoài trời nên  ảnh hưởng của mưa acid tới các   công trình này là không tránh khỏi. Nhưng để  đo được mức  ảnh hưởng, mức  thiệt hại ra sao thì rất khó". Ví dụ như  tòa nhà Capitol ở Ottawa đã bị tan rã bởi  hàm lượng SO2 trong không khí quá cao. Vào năm 1967, cây cầu bắc ngang sông  Ohio đã sập làm chết 46 người; nguyên nhân cũng là do mưa acid. Mưa acid   cũng làm hư vải sợi, sách và các đồ cổ quý giá. Hệ thống thông khí của các thư  viện, viện bảo tàng đã đưa các hạt acid vào trong nhà và chúng tiếp xúc và phá   hủy các vật liệu nói trên. Các chất acid nêu trên trong không khí rất nguy hại   đối với cơ thể sống và chúng có thể hủy diệt sự sống. Mưa acid có thể  gây ra   sự tàn phá đối với hệ thần kinh và gây bệnh thần kinh đối với con người. Điều  này xảy ra là vì các sản phẩm của các acid là các hỗn hợp rất độc hại hòa tan   trong nước uống.  Các tác hại trực tiếp của việc ô nhiễm do các chất khí acid lên người bao   gồm các bệnh về đường hô hấp như: suyển, ho gà và các triệu chứng khác như  nhức đầu, đau mắt, đau họng ... Các tác hại gián tiếp sinh ra do hiện tượng tích  12
  12. tụ  sinh học các kim loại trong cơ  thể  con người từ  các nguồn thực phẩm bị  nhiễm các kim loại này do mưa acid. 4.2.5. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người          Từ những kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học cảnh báo biến đổi khí hậu  đang trở thành mối đe dọa đến sức khỏe con người trên toàn thế giới.Theo đánh  giá của các nhà khoa học, biến đổi khí hậu đã trở  thành một vấn đề  vừa cấp  thiết, vừa phổ biến đối với các quốc gia, biến đổi khí hậu đang  ảnh hưởng   đến  cuộc sống của con người. Biến đổi khí hậu làm nảy sinh những điều kiện thời   tiết khắc nghiệt, từ  đó khiến cho sức khỏe của nhiều người suy giảm nghiêm  trọng. Bên cạnh đó, nhiều bệnh dịch nảy sinh, đe dọa sức khỏe người dân trên  toàn thế   giới.                   Báo cáo của Uỷ  ban Liên Chính phủ  về  Biến đổi Khí hậu (IPCC) đã   khẳng định biến đổi khí hậu gây tử vong và bệnh tật thông qua hậu quả của các   dạng thiên tai như sóng nhiệt/nóng, bão, lũ lụt, hạn hán… nhiều bệnh, dịch gia   tăng dưới tác động của sự  thay đổi nhiệt độ  và hoàn cảnh sống, nhất là các   bệnh   truyền   qua   vật   trung   gian   như   sốt   rét,   sốt   xuất   huyết,   viêm   não,  các bệnh đường ruột và các bệnh khác… Những bệnh này, đặc biệt phát tán  nhanh  ở  các vùng kém phát triển, đông dân cư  và có tỉ  lệ  đói, nghèo cao thuộc   các   nước   đang   phát   triển.          Theo báo cáo của Bộ Y tế, ở Việt Nam tình trạng biến đổi khí hậu đã và  đang tác động nghiêm trọng đến s  ức khỏe   người dân. Trong hơn 10 năm qua,  diễn biến của một số  bệnh truyền nhiễm gây dịch, bệnh lây truyền tăng dần   qua   các   năm.  Trong đó sự biến động của thời tiết có tác động rõ rệt đến sự gia tăng nguy cơ  bùng phát các bệnh dịch truyền nhiễm,  đặc biệt là các bệnh lây truyền qua  đường tiêu hóa và bệnh đường hô hấp… Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, hàng   ­ 13 ­ 13 Học viên thực hiện: Lê Thị Vân Anh. Lớp: Cao học KHMT K22
  13. năm Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người mắc các bệnh truyền nhiễm với hàng  nghìn trường hợp tử  vong. Nguyên nhân khiến xuất hiện các bệnh mới nổi và   tái nổi là do biến đổi khí hậu, môi trường, sự thay đổi và thích nghi của các vi  sinh vật, mật độ  dân cư  tăng lên, hệ  miễn dịch yếu, con người sử  dụng thực   phẩm   biến   đổi   gene…           Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) cho rằng biến đổi khí hậu và sự  phát sinh, phát triển bệnh truyền nhiễm là một quá trình có liên quan với nhau   thông qua nhiều cơ chế. Thông thường sau thiên tai, môi trường bị xáo trộn lớn,   nguồn nước bị ô nhiễm nặng và đây là một trong những nguyên nhân chính gây   bùng phát các dịch bệnh đường tiêu hóa và các bệnh khác lây lan theo nguồn   nước bao gồm cả các bệnh của động vật, bệnh có ổ dịch tự nhiên, bệnh từ nơi   khác đến. Mực nước biển dâng, gia tăng nhiệt độ  môi trường, thay đổi lượng   mưa… là các yếu tố  thuận lợi cho sự  phát triển của một số  loài muỗi truyền  bệnh (sốt rét, sốt xuất huyết…).   V. Các biện pháp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu 5.1. Xây dựng và thực hiện các chính sách thích ứng            Phần lớn chính quyền đô thị  tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung   bình không xem xét một cách nghiêm túc vấn đề  thích  ứng. Ví dụ  tại Trung  Quốc, Chi lê, Argentina và Mêxico, chính quyền trung  ương cũng bắt đầu quan  tâm đến khả  năng thích  ứng nhưng chưa có sự  tham gia rộng rãi của các bộ  ngành và các cấp chính quyền (Satterthwaite, Huq, Pelling et al.,2007). Có khả  năng là có một sự nhầm lẫm đáng kể giữa các chính trị gia địa phương và công   chức về biến đổi khí hậu và cách thức ứng phó. Ngay cả các thành phố  tại các  quốc gia có thu nhập cao với nhận thức cao về  BĐKH – mà đã có những cố  gắng đáng kể để giảm thiểu phát thải – cũng không có hành động đáng kể nào   để  thích  ứng (Ligeti, Penney and Wieditz, 2007). Tất nhiên, sự  thiếu quan tâm   14
  14. tới vấn đề thích ứng khó có thể được cải thiện bởi thiếu dữ liệu liên quan đến   tác động trực tiếp và gián tiếp của biến đổi khí hậu ở mỗi khu vực đô thị.           Điều then chốt trong hầu hết các trường hợp thích ứng với biến đổi khí   hậu là những chính quyền đô thị  có thẩm quyền, có khả  năng, có trách nhiệm   hiểu phương thức kết hợp các biện pháp thích  ứng vào hầu hết các mặt công   tác và chức năng nhiệm vụ  của các phòng ban.. Nhiều biện pháp cần thiết có   khi chỉ là sự điều chỉnh rất nhỏ từ các biện pháp hiện có ­ ví dụ như điều chỉnh   quy chuẩn xây dựng, quy định phân chia đất đai, quản lý sử dụng đất và các tiêu  chuẩn cho cơ sở hạ tầng ­ nhưng tổng của tất cả các điều chỉnh nhỏ theo thời   gian có thể xây dựng khả năng phục hồi mà không cần nhiều chi phí. Các trung  tâm đô thị phải đối mặt với những thách thức lớn nhất là những đô thị  có vị  trí   rủi ro cao mà chính quyền địa phương thiếu khả năng trách nhiệm ­ và thường  có cơ sở hạ tầng và dịch vụ hạn chế. 5.2.Xây dựng mô hình sinh thái 5.2.1. Sử dụng hệ thống cây xanh Để   ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ  môi trường, cải thiện không  gian sống quanh ta, ngoài các biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm thì việc sử  dụng cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng.  Cây xanh đô thị  có vai trò quan  trọng trong việc cải tạo khí hậu, bảo vệ môi trường sống và tăng vẻ  đẹp kiến   trúc cảnh quan của thành phố. Do vậy, cây xanh đô thị cần được xem như công  trình hoặc hạng mục công trình xây dựng.  Cây xanh có tính năng cải thiện môi trường đô thị  và là một nhân tố  quan   trọng để đô thị ứng phó với BĐKH, bởi vì:         a. Ảnh hưởng của cây xanh đối với không khí và vi khí hậu đô thị Người ta thường ví cây xanh đối với môi trường đô thị  tương tự  như  là lá   phổi hô hấp của con người. ­ 15 ­ 15 Học viên thực hiện: Lê Thị Vân Anh. Lớp: Cao học KHMT K22
  15. ­ Khi gió thổi không khí xuyên qua cây xanh, hàm lượng bụi trong không khí  sẽ  được các lá cây giữ  lại phần lớn, làm cho không khí trong sạch hơn. Cây   càng rậm rạp, lá càng sù sì thì bụi càng dễ bám hơn. Khi lá cây đã bám đầy bụi,   trời mưa sẽ rửa sạch lá và lá sẽ tiếp tục chu kỳ hấp phụ  bụi. Tổng lượng bụi   được bám giữ trên 1 cây có tán lá lớn, rậm có thể đạt tới từ  10­30kg. Nồng độ  bụi trong không khí thổi qua cây xanh có thể giảm đi từ 20­60%. ­ Dưới tác dụng của bức xạ mặt trời, cây xanh sẽ hút nước từ đất, hấp thụ  nhiệt bức xạ mặt trời và hấp thụ khí cacbonic (CO 2) từ không khí để tiến hành  lục diệp hóa và nhả  ra khí Oxygen (O2) ­ rất hữu ích đối với sức khỏe con  người và giảm thiểu khí "nhà kính" (gây biến đổi khí hậu). Vì vậy so với vùng  đất trống không trồng cây, thì nhiệt độ  không khí  ở  vùng cây xanh ban ngày  thấp hơn từ  1­30C, hàm lượng oxy trong không khí lớn hơn tới 20% và hàm   lượng CO2 ít hơn. Trong quá trình lục diệp hóa cây xanh sẽ hấp thụ bức xạ mặt  trời, hấp thụ  nhiệt nên có tác dụng làm giảm sự  chói chang trong những ngày   nắng nóng, giảm phản xạ  bức xạ  mặt trời lên công trình, làm giảm nhiệt độ  không khí dưới vùng cây xanh và có thể làm tăng độ ẩm không khí từ 2% ­ 5%,   tăng độ ẩm không khí cũng là có lợi đối với ngày khô nóng (gió Lào). Theo tài liệu nghiên cứu của Nhật Bản: +  Trung  bình 1  ha  rừng hay  vườn  cây rậm  rạp có   thể  hấp thụ   1000kg  CO2 và thải ra 730kg O2 mỗi ngày. Trung bình 1 ha thảm cỏ thể hấp thụ 360kg   CO2 và thải ra 240kg O2 mỗi ngày. + Trung bình 1 người lớn mỗi ngày đêm hô hấp 0,75kg O 2 và thải ra 0,9kg  CO2. Do đó mỗi người dân đô thị  cần có diện tích khoảng 10m2 cây xanh hoặc  25 m2 thảm cỏ  để  bảo đảm chất lượng không khí tốt cho cuộc sống của con  người.  ­ Cây xanh có khả năng hấp thụ tiếng  ồn. Khả năng hấp thụ tiếng ồn của   cây xanh phụ thuộc vào dải cây xanh rậm rạp hay thưa thớt, rộng hay hẹp, cao   16
  16. hay thấp. Các hàng cây rậm rạp có thể hấp thụ và làm giảm tiếng ồn khoảng 2   d. ­ Cây xanh có tác dụng sát trùng, diệt các vi trùng, vi khuẩn độc hại, vệ sinh   môi trường, hấp thụ các khí độc hại, như là các loại cây sau (xếp thứ tự từ cây   có tác dụng sát trùng cao đến thấp): các loại cây thông, sồi đỏ, sồi đen, trắc bá   diệp, linh sam, trăn, dâu da, v.v… b. Giảm thiểu úng ngập và ô nhiễm môi trường đất, nước ­ Cây xanh có khả năng lưu giữ một phần nước mưa trên cây, giữ  cho mặt  đất xốp cùng với hệ rễ cây đâm sâu xuống đất giúp cho nước mưa thẩm thấu   nhanh xuống đất, làm giảm tình trạng úng ngập trong đô thị. Cũng nhờ tính năng   này mà ở vùng trung du và miền núi, rừng cây xanh có tác dụng điều hòa nước   mưa, làm giảm xói lở đất, giảm lũ tràn, lũ ống, lũ quét.  ­ Cây xanh có khả  năng hấp thụ  nhiều chất ô nhiễm độc hại trong môi  trường nước và trong môi trường đất, đặc biệt là hấp thụ  và giữ  chứa lâu dài  các chất kim loại nặng, như là chì, asen, thủy ngân... trong các mô bì của lá cây,  trong thân cây, cành cây và rễ  cây     Do cây xanh có khả  năng hấp thụ  chất ô  nhiễm cho nên hiện nay người ta đã sử  dụng một số  loài thực vật trong dây  truyền hệ thống xử lý nước thải, và đang nghiên cứu sử dụng một số loài thực  vật để xử lý ô  nhiễm đất, hấp thụ kim loại nặng, phục hồi chất lượng đất, kể  cả   h ấp   thụ   Dioxin   trong   đất.       c. Tăng mỹ quan đô thị  Hệ  thống cây xanh đô thị  làm tăng thẩm mỹ  cảnh quan đô thị, tạo ra cảm   giác êm dịu về mầu sắc và môi trường khí hậu đô thị, tôn cao giá trị  thẩm mỹ  của các công trình kiến trúc, các đài kỷ  niệm, các danh lam, thắng cảnh, phục   vụ  cho nhu cầu giải trí, nghỉ  ngơi, đi dạo và ngoạn mục của nhân dân đô thị,   cũng như các khách vãng lai và khách du lịch. ­ 17 ­ 17 Học viên thực hiện: Lê Thị Vân Anh. Lớp: Cao học KHMT K22
  17.        Các đô thị ven biển phải chuẩn bị các biện pháp từ xa, như trồng rừng ngập   mặn để chắn sóng, nước biển dâng và giảm xói lở  bờ  biển, phát triển các dải   cây xanh dọc theo bờ  biển để  cản gió bão, dành dải đất dự  trữ  để  đắp đê khi   18
  18. cần thiết và để xây dựng các đường ống thoát nước cũng như trạm bơm chống   úng ngập khi cần. 5.2.2. Xây dựng đô thị sinh thái         Đô thị sinh thái là đô thị có chất lượng môi trường sống cao, có quan hệ hài  hòa với thiên nhiên, có mật độ  xây dựng hợp lý, có công trình và hạ  tầng kỹ  thuật đảm bảo yêu cầu sinh thái, có cảnh quan kiến trúc đẹp đẽ, có nền công   nghiệp hoạt động hiệu quả  về  mặt sinh thái, có áp dụng thành công các giải   pháp về  năng lượng và giao thông. Do phải có nhiều đặc điểm như  trên nên  việc tiếp cận đô thị sinh thái không phải là điều đơn giản, thường chỉ thực hiện   hạn chế   đối với một số  lượng nhất  định các hệ  thống sinh thái có  tại địa  phương. Điều này đòi hỏi thay đổi cả phương pháp sản xuất công nghiệp, thay   đổi hành vi và tâm lý người tiêu dùng, đồng thời phải thiết lập các công cụ  để  thực hiện các giải pháp đã được nghiên cứu kỹ trên cơ sở nền kinh tế sinh thái   và tư duy hệ thống.            Tại nhiều nước trên thế giới, người ta đã cố gắng thực hiện để tiếp cận  những điểm dân cư đô thị sinh thái tương tự như tiểu khu sinh thái Herlen ở Hà  Lan, thành phố sinh thái Adelaide với tiểu khu sinh thái Chritie Walk ở Oxtralia,   thành phố Malmae  ở Thụy Điển và tiểu khu Simbiotic ở Nhật Bản. Những mô  hình đô thị  sinh thái nói trên đã được nhiều chuyên gia sinh thái quan tâm, rút  kinh nghiệm, bởi thực tế  chưa có thể  kết luận được giải pháp nào là khả  thi   trong một khu vực rộng lớn và có ưu điểm vượt trội. Để xây dựng được đô thị  sinh thái phải có cái nhìn tổng thể về sinh thái  và một loạt vấn đề  về  quy hoạch đô thị, kiến trúc công trình, bảo tồn cảnh  quan,   công   nghiệp,   giao   thông,   quản   lý   năng   lượng,   vật   liệu   và   chất   thải.  Những yêu cầu này liên quan chặt chẽ đến môi trường bên ngoài đô thị (gồm độ  sạch của không khí, đất, nước, hệ thống động vật và thực vật, môi trường nghe  ­ 19 ­ 19 Học viên thực hiện: Lê Thị Vân Anh. Lớp: Cao học KHMT K22
  19. và nhìn…) cũng như môi trường bên trong công trình (độ sạch của không khí, vi  khí hậu trong nhà, tiện nghi nhiệt, tiện nghi âm thanh, tiện nghi ánh sáng và   chiếu nắng công trình).Thế  cũng chưa đủ, khi lập dự án thiết kế, người ta còn  phải sinh thái hóa mọi công nghệ, nguồn lực về  năng lượng và vật liệu được  chọn dùng trong đô thị. Cụ thể hơn là có các giải pháp về tiết kiệm năng lượng,  tái sinh năng lượng, giám sát chất lượng môi trường nước, độ tinh sạch của vật   liệu, giải pháp sử dụng chức năng của vùng lãnh thổ, các công nghệ  có nguồn   gốc thiên nhiên… trong việc trang bị  kỹ  thuật công trình, đảm bảo tiện nghi  (chiếu sáng, thông gió, cấp nhiệt, xử lý chất thải). Hơn bao giờ  hết, nhiều nước trên thế  giới đã nhận thức được vấn đề  sinh thái hóa đô thị là nhiệm vụ sống còn để cứu lấy trái đất khỏi ô nhiễm nặng   nề. Họ đang tích cực nghiên cứu và thiết kế nhằm tạo ra các điểm dân cư  sinh   thái, các đô thị sinh thái. Tạo ra môi trường sống lành mạnh mà không làm cạn  kiệt nguồn lực năng lượng và vật liệu, đảm bảo có mối quan hệ hài hòa, có quy   luật và đồng thời tồn tại giữa các hệ sinh thái, môi trường xây dựng là ước mơ  hiện nay của loài người. Chẳng hạn, Trung Quốc và Nga là hai nước lớn về  diện tích, về dân số cũng đã phải quan tâm đến việc tiếp cận đô thị sinh thái. Tại Trung Quốc, mới đây người ta đã tổ  chức một Hội nghị  tại Trùng  Khánh, nhân dịp lần đầu tiên thiết kế và thực hiện thành công một đô thị vệ tinh   sinh thái độc đáo cho 5.000.000 dân. Đặc biệt của đô thị này là cảnh quan được  bảo tồn  ở  mức cao nhất, thành phố  có một vành đai cây xanh, với nhiều công   trình đa chức năng đã được sinh thái hóa. Lại nữa, việc thực hiện bước đầu  phương án quy hoạch chung thành phố  Thiên Tân, một trung tâm kinh tế  công  nghệ mới  ở vùng Bắc Trung Quốc là một ví dụ  điển hình về cách tiếp cận đô   thị  sinh thái. Người ta đã đầu tư  lớn vào kết cấu hạ  tầng, xây dựng nhiều cầu   vượt để đảm bảo hoạt động hiệu quả tại các nút giao thông, thực tế là đã gỡ ra   nhiều nguy cơ gây tắc nghẽn giao thông đô thị  trong thời gian trước đây. Trong   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2