Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động lãi suất, tăng trưởng GDP và lạm phát lên tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
lượt xem 67
download
Đề tài Ảnh hưởng của biến động lãi suất, tăng trưởng GDP và lạm phát lên tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tại các ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm nêu: Biến động lãi suất cho vay, lãi suất huy động từ năm 2005-2010, tăng trưởng GDP từ năm 2005 - 2010, lạm phát từ năm 2005 – 2010, biến động của hệ số NIM từ 2005-2010, mối tương quan giữa biến động lãi suất và hệ số NIM, mối tương quan giữa tỷ lệ tăng trưởng GDP và hệ số NIM, mối tương quan giữa tỷ lệ lạm phát và hệ số NIM.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến động lãi suất, tăng trưởng GDP và lạm phát lên tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
- MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NHÓM 4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: Giảng viên: TS Võ Thị Quý Lớp: Cao học Đêm 10 K20 Nhóm: 4 Niên khoá 2010 – 2013 -1-
- MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NHÓM 4 ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG LÃI SUẤT, TĂNG TRƯỞNG GDP VÀ LẠM PHÁT LÊN TỶ LỆ THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN (NIM) TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM I. Đặt vấn đề - Trong lĩnh vực ngân hàng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là đối với hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam, bởi trong cơ cấu hoạt động của các NHTM Việt Nam, tỷ lệ thu từ lãi còn chiếm tỷ lệ rất cao (khoảng 70%) trong khi thu từ dịch vụ chỉ chiếm khoảng 30%. - Việc nghiên cứu các yếu tố tác động lên hệ số này đã được tiến hành ở nhiều khu vực trên thế giới như các quốc gia ở Bắc Mỹ, các nước phát triển, các nước Đông Nam Á…tuy nhiên các nghiên cứu này đã chỉ ra rằng các yếu tố tác động lên hệ số thu nhập lãi cận biên thay đổi qua các nước và qua các khu vực khác nhau. Do đó không thể lấy những kết quả này để áp dụng vào Việt Nam mà cần phải tiến hành một nghiên cứu khác. - Thời gian gần đây, lãi suất trên thị trường biến động thường xuyên, do vậy, việc hiểu được tác động của biến động lãi suất lên hệ số thu nhập lãi cận biên là rất quan trọng với ngành ngân hàng, nó giúp cho các ngân hàng tránh được rủi ro khi lãi suất biến động. - Kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối năm 2008 đến nay, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam khá thấp (khoảng 5.32% năm 2009 và 6.78% năm 2010 - Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam). Trong tình hình đó, lợi nhuận của các NHTM Việt Nam bị ảnh hưởng như thế nào cũng là một câu hỏi cần được giải đáp. -2-
- MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NHÓM 4 - Từ cuối năm 2010, lạm phát có chiều hướng tăng trở lại và thành một vấn đề nóng của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên ảnh hưởng của lạm phát lên thu nhập của các NHTM (mà trong phạm vi bài nghiên cứu này được thể hiện qua hệ số NIM) như thế nào thì vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể. Do đó việc nghiên cứu vấn đề này là cần thiết. II. Mục tiêu nghiên cứu: - Biến động lãi suất cho vay, lãi suất huy động từ năm 2005-2010. - Tăng trưởng GDP từ năm 2005 - 2010 - Lạm phát từ năm 2005 – 2010 - Biến động của hệ số NIM từ 2005-2010. - Mối tương quan giữa biến động lãi suất và hệ số NIM. - Mối tương quan giữa tỷ lệ tăng trưởng GDP và hệ số NIM - Mối tương quan giữa tỷ lệ lạm phát và hệ số NIM. III. Câu hỏi nghiên cứu - Biến động lãi suất có tác động đến hệ số NIM như thế nào? - Tăng trưởng GDP có ảnh hưởng đến hệ số NIM không? Và ảnh hưởng như thế nào? - Lạm phát có ảnh hưởng đến hệ số NIM không? Và ảnh hưởng như thế nào? IV. Cơ sở lý thuyết 1. Lãi suất là một hiện tượng tiền tệ phản ánh mối quan hệ giữa cung và cầu về tiền. Cung tiền được xác định một cách ngoại sinh, cầu tiền phản ánh các nhu cầu đầu cơ, phòng ngừa và giao dịch về tiền. ( John Maynard Keynes,1936) 2. GDP (Gross Domestic Product) là chỉ tiêu phản ánh giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ một nước, tính trong khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. -3-
- MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NHÓM 4 Simon Kuzners đã nhận được giả thưởng Nobel nhờ công trình phát minh vào đầu thế kỷ 20, mở đường cho cách tính sản lượng quốc gia theo quan điểm rộng như trên. Cách tính này đã được Liên Hiệp Quốc chính thức công nhận như một hệ thống đo lường quốc tế, được gọi là hệ thống tài khoản quốc gia, viết tắt là SNA (System National Accounts). Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm được tính theo công thức sau: Chỉ tiêu năm (t) - Chỉ tiêu năm (t-1) V(t) = x 100 Chỉ tiêu năm (t-1) 3. Lạm phát: Có khá nhiều khái niệm khác nhau về lạm phát đã được đưa ra. - Marx cho rằng: “Lạm phát là sự phát hành tiềm mặt quá lố” - P.A.Samuelson & W.D.Nordhaus trong tác phẩm “Economics”, 2006 đã đưa ra quan niệm khá đơn giản về lạm phát: “Lạm phát là tình trạng mức giá chung hay mức giá tổng quát (overal/general price) tăng lên” - Trong khi đó, một số tác giả lại nhấn mạnh tính liên tục của hiện tượng tăng giá (Robert J.Gordon – Macroeconomics, 1994, David C.Colander – “Economics”, 2006). - Một số tác giả lại chú ý đến độ dài thời gian, nghĩa là giá phải tăng trong một khoảng thời gian nào đó thì mới xem là lạm phát (Christopher Pass & Bryan Lower – “Dictionary of Economics, 2006) Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm sau: “Lạm phát (Inflation) là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng liên tục trong một khoảng thời gian nhất định” (TS.Dương Tấn Diệp – “Kinh tế vĩ mộ”, 2007) 4. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) -4-
- MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NHÓM 4 - Theo nghiên cứu của Brock và Rojas-Suarez công bố năm 2000, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên là chi phí của trung gian tài chính, đó là sự khác nhau giữa tổng phí người đi vay phải trả cho một ngân hàng và thu nhập ròng mà người gửi tiền nhận được. - Theo Ho và Sanders (1981); Dermigue-Kunt và Huizinga (1999); Claeys và Vander Vennet (2008), Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên được đo lường bằng cách lấy thu nhập lãi thuần trừ đi chi phí lãi tất cả chia cho tổng tài sản có sinh lời. Cách định nghĩa này được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu trước đây. Do vậy chúng tôi cũng sử dụng định nghĩa này trong bài nghiên cứu. Theo đó, công thức tính hệ số NIM như sau: Tỷ lệ thu nhập lãi Thu nhập lãi - Chi phí lãi = x 100 cận biên Tổng tài sản có sinh lời Trong đó: - Thu nhập lãi: lãi cho vay, đầu tư, lãi tiền gửi tại ngân hàng khác, lãi đầu tư chứng khoán,… - Chi phí lãi: chi phí huy động vốn, đi vay,.. - Tổng tài sản có(TSC) sinh lời = Tổng TSC – Tiền mặt & Tài sản cố định 3. Các nghiên cứu liên quan: - Jude S.Doliente (2003) nghiên cứu các yếu tố tác động lên hệ số NIM của khu vực Đông Nam Á trong thời kỳ 1994-2001 đã chỉ ra rằng sự biến động lãi suất, cấu trúc thị trường phi cạnh tranh cùng với các yếu tố ở cấp độ ngân hàng bao gồm: tài sản thế chấp, chất lượng tín dụng, chi phí hoạt động và vốn có tác động đến hệ số NIM. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng hệ số NIM giảm kể từ sau năm 1997 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính. -5-
- MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NHÓM 4 - Brock và Rojas-Suarez (2000) nghiên cứu 7 nước Mỹ La Tinh đã phát biểu rằng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên trong những năm 1990 bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ở cấp độ ngân hàng như tính thanh khoản và rủi ro về vốn; và các yếu tố ở cấp độ vĩ mô như sự biến động lãi suất, lạm phát và tăng trưởng GDP, mặc dù kết quả này có sự khác nhau giữa 7 quốc gia này. Cũng trong nghiên cứu này, họ phát hiện ra rằng một sự tăng trưởng GDP bình quân đầu người có thể dẫn đến sự gia tăng thu nhập của ngân hàng thông qua sự gia tăng số lượng các khoản vay và giảm tỷ lệ nợ xấu. Ngược lại, GDP bình quân đầu người thấp sẽ làm cho khả năng trả nợ của người đi vay yếu đi, từ đó làm gia tăng rủi ro tín dụng, kết quả này cũng tương tự như kết luận trong nghiên cứu của Claeys và Vander Vennet (2007) khi nghiên cứu những yếu tố quyết định hệ số NIM ở những nước quá độ tại Trung và Động Âu (CEEC) trong thời kỳ 1994-2001. - Geogios E.Chortareas cùng với các cộng sự Jesus G.Garza-Garcia và Claudia Giradone (2008) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số NIM trên 2.300 ngân hàng Mỹ Latinh trong thời kỳ 1999-2006 đã phát hiện ra rằng tăng trưởng kinh tế góp phần làm giảm hệ số NIM, trong khi đó, nghiên cứu này cũng tìm ra rằng ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát lên hệ số NIM không giống nhau trong 9 nước nghiên cứu. Cụ thể là chỉ phát hiện ra mối tương quan giữa tỷ lệ lạm phát và hệ số NIM trên 5 trong 9 nước. Và ảnh hưởng này là tiêu cực trong 4 nước nghiên cứu (Brazil, Chie, Colombia và Peru). Như vậy, sự gia tăng tỷ lệ lạm phát sẽ kéo theo sự gia tăng lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi mặc dù với những tỷ lệ khác nhau, và kết quả là làm hệ số NIM tăng lên hoặc giảm đi. Kết quả này cũng tương tự như kết quả trong nghiên cứu của Fuentes và Basch (1998). - Carbo và Rodriguez (2007) nghiên cứu 7 nước châu Âu thời kỳ 1994-2001 đã đưa ra kết luận tăng trưởng GDP tác động tiêu cực lên hệ số NIM. Tuy nhiên -6-
- MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NHÓM 4 ngược lại với quan điểm trên Drakos (2002) lại khẳng định rằng mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và hệ số NIM là không rõ ràng, và nó phụ thuộc vào tổng cầu các dịch vụ đại lý có tạo nên sự tăng trưởng GDP hay không. - Maria-Eleni K.Agoraki (2008) nghiên cứu các ngân hàng của các quốc gia Đông Nam Châu Âu giai đoạn 1998-2007 đã kết luận rằng lạm phát có ảnh hưởng đến hệ số NIM (mặc dù yếu) trong khi đó không có mối quan hệ có ý nghĩa nào giữa tăng trưởng GDP và hệ số NIM. Tuy nhiên nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng khi hệ thống tài chính phát triển và các tiến trình cải cách kết thúc, cả tỷ lệ tăng trưởng GDP hiện tại và tương lai đều có thể có tác động tăng cường lên hệ số NIM. - Martinez và Mody (2004) nghiên cứu các ngân hàng trên các nước Mỹ Latinh đã tìm ra có sự tương quan nghịch giữa lạm phát và hệ số NIM - Cuối cùng, Demirguc-Kunt và Huizinga (1999) nghiên cứu các yếu tố tác động đến hệ số NIM sử dụng các dữ liệu ngân hàng trên 80 nước trong thời gian từ 1988-1995 phát biểu rằng nếu lạm phát không được lường trước và các ngân hàng kém năng động trong việc điều chỉnh lãi suất thì có khả năng sẽ làm cho chi phí của ngân hàng tăng lên nhanh hơn doanh thu, và do đó gây tác động tiêu cực lên hệ số NIM. V. Giả thuyết nghiên cứu - H1: Biến động lãi suất tác động có ý nghĩa đến hệ số NIM. - H2: Tăng trưởng GDP tác động có ý nghĩa đến hệ số NIM - H3: Lạm phát tác động có ý nghĩa đến hệ số NIM VI. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp định lượng, hồi quy tuyến tính, kiểm định phương sai. 1. Phạm vi nghiên cứu: -7-
- MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NHÓM 4 Nghiên cứu ảnh hưởng của biến động lãi suất, tỷ lệ tăng trưởng GDP và lạm phát đến hệ số NIM của các ngân hàng thương mại Việt Nam từ 2005-2010. Bài nghiên cứu tập trung vào giai đoạn này là vì chúng tôi muốn đưa thêm biến dummy (biến độc lập định tính) “khủng hoảng” vào mô hình nghiên cứu để tìm hiểu thêm dưới tác động của yếu tố khủng hoảng, hệ số NIM sẽ thay đổi như thế nào. 2. Mẫu và dữ liệu: Sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên xác suất. Các dữ liệu về lãi suất đầu ra, lãi suất đầu vào, thu từ lãi, chi từ lãi, tổng tài sản có được lấy từ các báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại. Các dữ liệu về tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát của quốc gia được lấy từ nguồn dữ liệu thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam (www.gso.gov.vn) 3. Các biến: - Biến độc lập: Biến động lãi suất, tăng trưởng GDP, lạm phát - Biến phụ thuộc: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) - Ngoài ra, như đã giải thích ở phần phạm vi nghiên cứu, biến dummy “khủng hoảng” sẽ được đưa thêm vào mô hình từ năm 2009 trở về sau, ký hiệu là Dz. 4. Mô hình nghiên cứu: - Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính 2 NIMit = o + + 1 X1 + 2X2 + 3X3 + 4X4 + 5 DZ + -8-
- MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NHÓM 4 Trong đó: - NIMit : Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng i tại năm t 2 - : Phương sai của biến động hệ số NIM - o : Hằng số hồi quy - 1 : Trọng số hồi quy - X1 : Lãi suất đầu vào - X2 : Lãi suất đầu ra - X3 : Tỷ lệ tăng trưởng GDP - X4 : Lạm phát - Dz : Biến “khủng hoảng” - : Sai số VII. Kết quả nghiên cứu và đóng góp 1. Kết quả dự kiến: - Biến động lãi suất ngắn hạn có tác động đáng kể lên hệ số tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Sự tương quan giữa 2 biến này khác nhau giữa các ngân hàng và các thời kỳ khác nhau. - Tăng trưởng GDP tác động có ý nghĩa lên hệ số NIM - Lạm phát tác động có ý nghĩa lên hệ số NIM. -9-
- MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NHÓM 4 - Hệ số NIM có xu hướng giảm từ sau năm 2008 do ảnh hưởng của yếu tố khủng hoảng kinh tế 2. Đóng góp: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã cơ bản cung cấp cho các nhà quản trị ngân hàng một cách nhìn chi tiết về tác động của lãi suất, tăng trưởng GDP và lạm phát lên hệ số NIM, để từ đó tiến hành các hoạt động quản trị rủi ro hiệu quả hơn. Ngoài ra, nghiên cứu của chúng tôi góp phần làm phong phú thêm các bài nghiên cứu về tài chính tiền tệ quốc gia mà hiện nay đang còn hạn chế về số lượng. VIII. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 1. Hạn chế - Ngoài các yếu tố biến động lãi suất, tăng trưởng GDP và lạm phát, còn có nhiều nhân tố khác tác động lên hệ số NIM. Do vậy, nếu chỉ nghiên cứu sự ảnh hưởng của 3 biến này lên NIM sẽ chỉ giải thích được một phần sự thay đổi của hệ số NIM. - Do tính công khai, minh bạch trong công bố thông tin của các ngân hàng không cao nên số liệu quan sát có thể không phản ánh một cách chính xácchính xác. 2. Hướng nghiên cứu tiếp theo - Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố khác đến hệ số NIM bao gồm: các yếu tố thuộc về ngân hàng như vốn, tài sản thế chấp, tính thanh khoản, ... và các yếu tố vĩ mô như cấu trúc thị trường, sự điều tiết và quản lí của Nhà nước…. - 10 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Ảnh hưởng của du lịch tới môi trường
14 p | 4713 | 540
-
Tiểu luận: Ảnh hưởng của việc gia tăng dân số tới môi trường
29 p | 1189 | 149
-
Tiểu luận Triết học số 20 - Những tư tưởng cơ bản của Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta
27 p | 560 | 105
-
Tiểu luận: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đô thị hóa ở thành phố Hải Phòng-Thực trạng và giải pháp
28 p | 561 | 97
-
Bài tiểu luận: Ảnh hưởng của truyền thống dân tộc đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
29 p | 896 | 62
-
Bài tiểu luận: Lạm phát có ảnh hưởng tới tất cả các đối tượng từ người tiêu dùng, doanh nghiệp, đến chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế hay không? Để kiềm chế lạm phát chính phủ các nước thường sử dụng các biện pháp nào? Ở Việt Nam hiện nay có lạm phát không? Nếu có thì chính phủ Việt Nam sử dụng những biện pháp nào?
34 p | 303 | 53
-
Bài tiểu luận: Ảnh hưởng của dân tộc và tôn giáo đến bản đồ chính trị thế giới
38 p | 509 | 40
-
Tiểu luận: Giải thích nguyên nhân biến động giá USD trong thời gian qua trên thế giới và tại Việt Nam? dự báo về tỷ giá hối đoái với USD trên thế giới và ở Việ t Nam trong ngắn hạn và dài hạn? Ảnh hưởng của biế n động tỷ
29 p | 160 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Biến đổi khí hậu: Đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên nước dưới tác động của biến đổi khí hậu đến các dự án thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La, đề xuất giải pháp quản lý thích ứng
46 p | 169 | 18
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái biển
18 p | 26 | 11
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Ảnh hưởng của biến đối khí hậu đến vùng đồng bằng sông Cửu Long
41 p | 30 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật môi trường: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của nước thải chế biến Surimi đến quá trình làm sạch sinh học và đề xuất biện pháp kiểm soát ô nhiễm
26 p | 100 | 8
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sức khỏe tinh thần
12 p | 18 | 8
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với rừng nhiệt đới
23 p | 11 | 7
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh vật ngoại lai xâm lấn
30 p | 23 | 6
-
Tiểu luận giữa kì môn Kinh tế học quốc tế 2: Ảnh hưởng của biến động giá dầu đến cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2000-2023
39 p | 8 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu nước dâng do bão có tính đến ảnh hưởng của sóng và áp dụng cho vùng ven biển hải phòng
134 p | 26 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn