Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Ảnh hưởng của biến đối khí hậu đến vùng đồng bằng sông Cửu Long
lượt xem 9
download
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu "Ảnh hưởng của biến đối khí hậu đến vùng đồng bằng sông Cửu Long" với mục tiêu nhằm tìm hiểu kỹ lưỡng về các nguyên nhân, quá trình và hậu quả của biến đổi khí hậu tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long; phân tích tác động: Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với môi trường, kinh tế-xã hội và an ninh lương thực tại khu vực.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Ảnh hưởng của biến đối khí hậu đến vùng đồng bằng sông Cửu Long
- THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TIỂU LUẬN CÁ NHÂN: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Lớp: L01 GVHD: Võ Lê Phú Sinh viên thực hiện: Ngô Quốc Bảo MSSV: 2010902
- T.p Hồ Chí Minh tháng 03 – 2024
- MỤC LỤC 3
- DANH MỤC HÌNH ẢNH 4
- 5
- 6
- CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU I. Lý do chọn đề tài Chọn đề tài Biến đổi khí hậu tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là quan trọng vì những lý do sau: Tác động môi trường: Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phải đối mặt với hạn hán, xâm nhập mặn, và sạt lở do biến đổi khí hậu. An ninh lương thực: ĐBSCL là “vựa lúa” của Việt Nam, góp phần quan trọng vào an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu gạo. Sụt lún đất: Khu vực này đang chịu sự sụt lún nghiêm trọng do khai thác nước ngầm quá mức, ảnh hưởng đến địa hình và cơ sở hạ tầng. Biến đổi kinh tế: Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sinh kế của cư dân vùng ĐBSCL, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và thuỷ sản. Thách thức phát triển: ĐBSCL cần phải thích ứng với những thay đổi do biến đổi khí hậu để đảm bảo phát triển bền vững. Nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại ĐBSCL sẽ giúp đưa ra các giải pháp thích ứng, giảm thiểu tác động tiêu cực và tận dụng cơ hội phát triển kinh tế- xã hội cho khu vực này. Đây là một đề tài cấp bách và có ý nghãi thực tiễn cao. II. Mục tiêu của tiểu luận Mục tiêu của tiểu luận về Biến đổi khí hậu có thể bao gồm: Hiểu biết sâu sắc: Tìm hiểu kỹ lưỡng về các nguyên nhân, quá trình và hậu quả của biến đổi khí hậu tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Phân tích tác động: Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với môi trường, kinh tế-xã hội, và an ninh lương thực tại khu vực. Đề xuất giải pháp: Phát triển các phương pháp thích ứng và giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Góp phần nghiên cứu: Đóng góp vào kho tàng kiến thức về biến đổi khí hậu và thúc đẩy sự nhận thức cộng đồng. 7
- Hợp tác và phát triển: Thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên liên quan để tạo ra một chiến lược chung cho việc quản lý và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tiểu luận này nhằm mục đích không chỉ làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu mà còn hướng đến việc tìm kiếm các cơ hội phát triển bền vững cho vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long trong bối cảnh mới. Đây là một chủ đề quan trọng và cấp bách, đòi hỏi sự quan tâm và hành động từ tất cả mọi người. CHƯƠNG II. CÁC KHÁI NIỆM I. Định nghĩa về biến đổi khí hậu và tác động của nó Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu, bao gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, và băng quyển, hiện tại và trong tương lai. Những biến đổi này xảy ra do các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một khoảng thời gian dài, thường kéo dài từ vài thập kỉ đến hàng triệu năm 1. Đây là hiện tượng vượt ra khỏi trạng thái trung bình của khí hậu đã được duy trì trong thời gian dài, do các yếu tố tự nhiên và/hoặc hoạt động của con người trong việc sử dụng đất và thay đổi thành phần của bầu khí quyển 2. Một số biểu hiện của biến đổi khí hậu bao gồm: Tăng nhiệt độ trung bình: Trong 100 năm qua, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0,74°C. Thập kỉ 1991-2000 là thập kỉ nóng nhất kể từ năm 1861 2. Mực nước biển dâng: Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng, đặc biệt trong thời kì 1993-2003 2. Thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan : Sự thay đổi của môi trường đã ghi nhận những biểu hiện như số lượng ngày và đêm lạnh giảm, còn số lượng ngày và đêm ấm tăng . Tác động của biến đổi khí hậu rất đa dạng và ảnh hưởng đến cả tự nhiên và con người. Để ứng phó với biến đổi khí hậu, cần thiết phải có chiến lược và nỗ lực từ cả quốc tế và từng quốc gia . (Nguồn: Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam) 8
- II. Sự quan trọng của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (hay còn gọi là Miền Tây Nam Bộ) là một trong những vùng quan trọng của Việt Nam. 2.1. Nông nghiệp và sản xuất lương thực: Đồng Bằng Sông Cửu Long là một trong những vùng đất nông nghiệp phát triển nhất của Việt Nam. Đây là nơi sản xuất lương thực quan trọng như lúa, cây lương thực, hạt điều, và các loại trái cây như xoài, dừa, và bưởi. Đồng Bằng Sông Cửu Long cung cấp một phần lớn nguồn thực phẩm cho cả nước. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế nông nghiệp quan trọng, đóng góp trên 33% GDP nông nghiệp cả nước và 30% GDP của vùng. Đồng bằng sông Cửu Long đứng đầu cả nước về sản lượng lúa gạo, thủy sản và trái cây. Vùng này đóng góp 56% sản lượng lúa gạo (24,5 triệu tấn), 98% sản lượng cá tra (1,41 triệu tấn) và 60% các loại trái cây cả nước (4,3 triệu tấn), 95% lượng gạo xuất khẩu. (Nguồn: Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 2.2. Kinh tế biển và thủy sản: Vùng này có một hệ thống sông ngòi và kênh rạch phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân và ngành công nghiệp thủy sản. Các loại hải sản như tôm, cá tra, cá basa, và cá lăng được nuôi trồng và khai thác ở đây. Năm 2022 tỉnh Cà Mau ước tính sản lượng chế biến tôm đạt 200 ngàn tấn, vượt hơn 27% kế hoạch, tăng hơn 11 % so cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 1 tỷ USD, bằng 101% kế hoạch, tăng 5% so với cùng kỳ. Với Sóc Trăng, năm 2022 địa phương này có tổng sản lượng thủy sản trên 357.000 tấn, tăng 11% so cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước trên 1 tỷ USD. Tương tự, tỉnh Đồng Tháp mới đây cũng đưa ra thống kê về hoạt động của ngành thủy sản tỉnh này. Theo đó, tính đến cuối năm 2022, tổng giá trị sản xuất 9
- ngành thủy sản của Đồng Tháp đạt 12.831 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 985 triệu USD, trong đó cá tra là ngành hàng chủ lực, chiếm 64,1% tổng giá trị ngành thủy sản tỉnh và đạt 8.232 tỷ đồng. Còn tại An Giang, theo Sở Công Thương, tính đến tháng 12/2022, xuất khẩu thủy sản của tỉnh đạt gần 400 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ. (Nguồn: Bộ công thương) 2.3. Du lịch và cảnh quan thiên nhiên: Đồng Bằng Sông Cửu Long có cảnh quan thiên nhiên đa dạng với các khu vực đồng bằng, rừng ngập mặn, và các con sông. Du khách có thể tham quan những cánh đồng lúa xanh mướt, tham gia tour du thuyền trên sông, và khám phá cuộc sống của người dân ven sông. Tỉnh An Giang đang tập trung triển khai phát triển 4 loại hình du lịch gồm du lịch tâm linh; du lịch tham quan, nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái, sông nước; du lịch tham quan các di tích văn hóa, lịch sử. Với 4 loại hình du lịch này, An Giang đã dựa trên thế mạnh những giá trị đặc trưng từ nét văn hóa truyền thống, phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian hay đặc trưng về địa hình, sinh vật, khí hậu, tài nguyên nước... để xây dựng, làm mới sản phẩm du lịch văn hóa gắn với các lễ hội truyền thống, tín ngưỡng tôn giáo, dân tộc, như Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam, lễ hội đua bò Bảy Núi… Theo tiến sỹ Huỳnh Thanh Tiến, Đại học An Giang, những năm gần đây, lượng du khách đến An Giang năm sau luôn cao hơn năm trước. Nếu như năm 2010, An Giang đón 4,7 triệu lượt khách, năm 2016 tăng lên khoảng 6,7 triệu lượt khách và năm 2017 đã đón khoảng 7,3 triệu lượt khách (tăng 12% so với cùng kỳ năm 2016, ước đạt 107% so với kế hoạch). Tại tỉnh Bến Tre, theo ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre, địa phương đang tập trung xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, tạo thương hiệu cho du lịch Bến Tre theo hướng xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn; du lịch tham quan di tích văn hóa, lịch sử; du lịch tâm 10
- linh; du lịch cộng đồng với mô hình khách ở nhà dân nghỉ dưỡng gắn với làng nghề; du lịch biển gắn với du lịch sinh thái rừng ngập mặn... Tóm lại, Đồng Bằng Sông Cửu Long không chỉ đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản, mà còn là một điểm đến hấp dẫn cho du khách muốn khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa của miền Nam Việt Nam. 11
- Hình 1. Lược đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long III. Tình trạng biến đổi khí hậu tại Đồng Bằng Sông Cửu Long Do đây là vùng đất mẫn cảm với thay đổi của tự nhiên nên hiện ĐBSCL đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: Biến đổi khí hậu và nước biển dâng diễn ra nhanh hơn dự báo, gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng đến sinh kế và đời sống của người dân; Việc khai thác tài nguyên nước trên thượng nguồn châu thổ, đặc biệt là xây dựng đập thủy điện đã làm thay đổi dòng chảy, giảm lượng phù sa, suy giảm nguồn lợi thủy sản, xâm nhập mặn sâu vào nội vùng, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng; Mặt trái từ hoạt động phát triển kinh tế với cường độ cao ở nội vùng bộc lộ ngày càng gay gắt, gây nhiều hệ lụy như: Ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng, sụt lún đất, suy giảm mực nước ngầm, xâm thực bờ biển, nhiều diện tích rừng tự nhiên, nhất là rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng phòng hộ bị chặt phá, chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác hoặc bị suy thoái nặng nề. Bên cạnh đó, việc khai thác bùn cát quá mức, xây dựng nhà cửa và hạ tầng sát bờ sông, kênh, rạch làm gia tăng nguy cơ sạt lở. 12
- 3.1. Tình trạng sụt lún 13
- Trong khoảng 10 năm trở lại đây, tốc độ sụt lún trung bình là 0,96cm/năm, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế và nhóm nghiên cứu của Đại học Utrecht, Hà Lan và đo đạc của Bộ Tài nguyên - Môi trường. Bằng chứng là nền của toàn bộ ĐBSCL những năm trở lại đây đều bị sụt lún do khai thác nước ngầm quá mức. Cùng với đó là tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao khoảng 0,35 cm/năm khiến nơi này bị ngập lụt là điều không thể tránh khỏi. Do vậy, việc ĐBSCL ngày một bị nhấn chìm được dự đoán là một thực tế đang từng ngày biểu hiện. Phân tích về tác động của biến đổi khí hậu BĐKH đối với kinh tế vùng ĐBSCL, tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình, chuyên gia của Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ chỉ rõ, BĐKH đã, đang và sẽ diễn ra với nguy cơ ngày càng trầm trọng hơn. Nhiệt độ và mực nước biển đều có xu hướng tăng trong tương lai. Đến cuối thế kỷ này có thể tăng từ trên dưới 50cm đối với kịch bản thấp và kịch bản trung bình, có thể tăng 70-80cm đối với kịch bản cao. Khi mực nước biển dâng lên 1m thì gần như ĐBSCL của chúng ta khoảng phân nửa ngập dưới mực nước biển. 14
- 15
- Hình 2. Sạt lở cuốn nhà dân 16
- 3.2. Sự xâm nhập mặn 17
- Vấn đề kế tiếp là tình trạng xâm nhập mặn rất phức tạp. Theo Viện Nhiệt đới môi trường (Viện Khoa học và Công nghệ quân sự), tại ĐBSCL những năm gần đây, việc xây dựng các đập thủy lợi, thủy điện của các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông đã làm giảm lưu lượng chảy của sông Tiền, sông Hậu vào Việt Nam, dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn tại một số tỉnh ven biển ĐBSCL diễn ra ngày càng khắc nghiệt, phức tạp, khó lường và đặc biệt không tuân theo quy luật tự nhiên. Các sông chính và kênh nhánh bị nhiễm mặn sớm hơn, ranh giới nhiễm mặn vào sâu hơn trong nội đồng. Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất, công trình xây dựng của ĐBSCL. Bên cạnh đó, một nghiên cứu của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho thấy, hiện nay xâm nhập mặn ở vùng ĐBSCL diễn ra sớm hơn từ 1-1,5 tháng so với những năm trước đây và thời gian diễn ra dài hơn. Độ mặn đầu mùa khô lớn hơn giữa mùa. Tình trạng này diễn ra ngược lại với quy luật xâm nhập mặn trước đây. Độ mặn lớn nhất thường xuất hiện chủ yếu vào tháng 4 đến tháng 5 do ảnh hưởng của thủy triều ở Biển Đông, vùng Biển Tây hoặc cả hai. Số liệu thống kê cho thấy, đợt hạn mặn lịch sử năm 2016 đã khiến 600.000 người dân ở ĐBSCL thiếu nước sinh hoạt và 160.000ha đất bị nhiễm mặn. 18
- (Theo: Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn) 19
- 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Sự biến đổi sinh học sau khi thu hoạch của rau và trái cây
26 p | 151 | 33
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Tác động của biến đổi khí hậu đến rừng ngập mặn tại tỉnh Sóc Trăng
21 p | 16 | 11
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái biển
18 p | 25 | 11
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu đe dọa đến ngành sản xuất cà phê trên thế giới
12 p | 16 | 11
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất ở đồng bằng sông Cửu Long
33 p | 29 | 9
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp tại đồng bằng sông cửu Long
30 p | 18 | 9
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Tác động của biến đổi khí hậu đến sự xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long
18 p | 9 | 8
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sức khỏe tinh thần
12 p | 18 | 8
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống xã hội người dân đồng bằng sông Cửu Long
16 p | 17 | 7
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏa con người
16 p | 17 | 7
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu gây ra nhiều hiện tượng cực đoan ở Tây Nguyên
30 p | 16 | 7
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với rừng nhiệt đới
23 p | 11 | 7
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Năng lượng tái tạo và khí phát thải
33 p | 8 | 7
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu và bệnh không lây nhiễm trên thế giới
18 p | 10 | 6
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh vật ngoại lai xâm lấn
30 p | 23 | 6
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Tác động của biến đổi khí hậu và sức khỏe
21 p | 16 | 6
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Tác động của biến đổi khí hậu tới đồng bằng sông Hồng
18 p | 16 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn