intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Tác động của biến đổi khí hậu và sức khỏe

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:21

38
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu "Tác động của biến đổi khí hậu và sức khỏe" với mục tiêu nhằm xem xét sâu hơn về những tác động của biến đổi khí hậu đối với con người, đặc biệt là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đới với sức khỏe con người và nhận ra những thách thức chúng ta phải đối mặt trong việc bảo vệ và bảo tồn hành tinh xanh này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Tác động của biến đổi khí hậu và sức khỏe

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA BÁO CÁO TIỂU LUẬN MÔN HỌC: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHỦ ĐỀ : TÁC ĐỘNG CÙA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU & SỨC KHỎE HỌC KỲ HK232 / NĂM HỌC 2023-2024 LỚP: L01 SV THỰC HIỆN : NGUYỀN PHÚC HUY CHƯƠNG MSSV : 2012746 GV HƯỚNG DẪN: TS. VÕ LÊ PHÚ Tp. Hồ Chí Minh – 2024 1
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trái đất, hành tinh xanh mộng mơ nuôi dưỡng sự sống - nơi mà hàng tỷ loài sinh sống và phát triển. Với sự kỳ diệu của thiên nhiên và sự phong phú của cuộc sống, trái đất được ban tặng vô số điều để trờ thành nơi tuyệt vời nhất cho con người tận hưởng cuộc sống và khám phá vô số điều bí ẩn. Tuy nhiên, Trái đất cũng là hành tinh bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự can thiệp của con người. Từ việc khai thác tài nguyên quá mức đến ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, con người đã để lại dấu ấn sâu sắc trên hành tinh. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kĩ thuật, con người ngày càng đáp ứng được những nhu cầu về mọi mặt trong đời sống, kinh tế , xã hội,.. Tuy nhiên cũng chĩnh vì những đáp ứng đó mà con người đã có những tác động tiêu cực không hề nhỏ đối với chính hành tinh xanh của mình. Những tác động tiêu cực tưởng chừng là nhỏ đó từ từ lớn dần tạo nên hiện tượng toàn cầu được gọi là biến đổi khí hậu. Hiện tượng 2
  3. này không chỉ ảnh hưởng đến đất nước Việt Nam chúng ta mà còn là vấn đề được tất cả các nước trên thế giới quan tâm hàng đầu. Sau lời mở đầu này, chúng ta sẽ xem xét sâu hơn về những tác động của biến đổi khí hậu đối với con người, đặc biệt là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đới với sức khỏe con người và nhận ra những thách thức chúng ta phải đối mặt trong việc bảo vệ và bảo tồn hành tinh xanh này. Đồng thời, chúng ta sẽ khám phá các giải pháp và cơ hội để tạo ra một tương lai bền vững hơn, nơi con người và thiên nhiên có thể cùng tồn tại và phát triển. 1. Tổng quan về biến đổi khí hậu 1.1 Định nghĩa về biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh hiện nay , biến đổi khí hậu đang là một vấn đề quan trọng mà tất cả các nước trên thế giới quan tâm hàng đầu . Biến đổi khí hậu ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của con người , trở thành một trong những thách thức nghiêm trọng nhất mà con người cần phải đối mặt. Vậy biến đổi khí hậu là gì? Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan ( Luật khí tượng thủy văn , 2015). Theo đó, có thể hiểu biến đổi khí hậu toàn cầu (hay gọi đơn giản là biến đổi khí hậu) là thuật ngữ dùng để chỉ sự biến đổi khí hậu gây ra chủ yếu do tác động 3
  4. của con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển Trái đất. Sự thay đổi này kết hợp với các yếu tố tự nhiên biến động gây ra biến đổi khí hậu theo thời gian. Nói một cách đơn giản, biến đổi khí hậu toàn cầu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu từ sinh quyển, khí quyển, thủy quyển và thạch quyển, trong hiện tại và tương lai. 1.2 Biểu hiện của biến đổi khí hậu 1.2.1 Nóng lên toàn cầu Một trong những biểu hiện của biến đổi khí hậu là sự nóng lên toàn cầu . Bằng chứng là nhiệt độ trung bình toàn cầu trong giai đoạn 2011-2020 cao hơn 1.10 ± 0.12 °C so với mức trung bình năm 1850-1900. Điều này dựa trên mức trung bình của sáu tập dữ liệu và phù hợp với giá trị thu được bởi Nhóm liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) .Sáu năm nóng nhất được ghi nhận trên toàn cầu là từ năm 2015 đến năm 2020. Năm nóng nhất thực sự là năm 2016, dưới sự tác động của sự kiện El Nino 2015-2016. Năm lạnh nhất trong thập kỷ này có thể là năm 2011, sau tác động của một đợt La Nina mạnh vào năm 2010 và đầu năm 2011 (WMO,2023). Hình 1 : Sự khác biệt nhiệt độ trung bình hàng thập kỷ toàn cầu từ 1850 đến 1900, trong giai đoạn 1851-1860 đến 2011-2020. Được thu thập từ 8 nguồn dữ 4
  5. liệu được hiển thị dưới dạng vạch kẻ màu. Nguồn: John Kennedy. Hình 2 : Sự khác biệt về nhiệt độ bề mặt trung bình trong 10 năm từ 2011 -2020 so với nhiệt độ trung bình từ 1981- 2010. Dữ liệu được hiển thị là trung bình của 6 nguồn dữ liệu nhiệt độ toàn cầu: HadCRUT5, NOAAGlobalTemp, GISTEMP, Berkeley Earth, JRA-55 và ERA5 Nguồn: John Kennedy. Đối với Việt Nam , Đối với giai đoạn 1958–2018, nhiệt độ hàng năm đã tăng ở mức trung bình toàn quốc là 0,89°C (~0,146°C/thập kỷ). Tốc độ gia tăng thay đổi theo khu vực và mùa. Trên cả nước, tỉ lệ này là 0,205°C và 0,231°C/thập kỷ lần lượt cho các thời kỳ 1981–2018 và 1986–2018. Điều này cho thấy sự gia tăng nhanh của nhiệt độ với kết quả tăng nhanh nhất ở thập kỷ gần đây. Hệ quả là số ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt cũng đã tăng lên trong khi số ngày rét đậm, rét hại ở miền Bắc đã giảm xuống (AFD,2021). Nhiệt độ trung bình ở Việt Nam vào giữa thế kỷ XXI được dự tính sẽ tăng từ 1,13 ± 0,87°C theo RCP2.6 lên 1,9 ± 0,81°C theo RCP8.5 so với thời kỳ cơ sở 1986–2005. Vào cuối thế kỷ, nhiệt độ dự tính sẽ tăng từ 1,34 ± 1,14°C theo 5
  6. RCP2.6 lên 4,18 ± 1,57°C theo RCP8.5. Nhiệt độ được dự tính sẽ tăng nhanh hơn ở miền Bắc so với miền Nam ( AFD , 2021). Hình 3 : Mức tăng trung bình của nhiệt độ T2m trên Việt Nam giai đoạn 1981–2018, đơn vị °C/thập kỷ ( AFD,2021) . Hình 4 : Mức tăng của nhiệt độ toàn cầu (bên trái) và Việt Nam (bên phải) biểu diễn bởi trung bình trượt 5 năm ( AFD,2021) . 6
  7. Qua những hình ảnh , dữ liệu trên ta có thể thấy được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với nhiệt độ Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Việc nóng lên toàn cầu gây ra rất nhiều hậu quả không chỉ đối với môi trường sống mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến con người. 1.2.2 Thay đổi lượng mưa Biến đổi khí hậu có thể đẩy nhanh các phần của chu trình nước khi nhiệt độ toàn cầu tăng dẫn đến tốc độ bốc hơi toàn cầu tăng nhanh. Trung bình, lượng bốc hơi nhiều hơn thì sẽ dẫn đến lượng mưa nhiều hơn. Ngoài ra biến đổi khí hậu có thể gây ra những thay đổi về lượng mưa, bao gồm cả việc tăng và giảm lượng mưa ở một số khu vực. Một số khu vực có thể gặp hạn hán và thiếu nước do lượng mưa giảm và lượng nước thất thoát tăng, trong khi các khu vực khác có thể gặp mưa bão và lũ lụt do lượng mưa lớn tăng và lượng nước thất thoát tăng. Trong thời kỳ 1981–2018, lượng mưa hàng năm Việt Nam trên cả nước tăng nhẹ 5,5% nhưng với các xu hướng đối lập theo vùng. Lượng mưa giảm ở một số trạm phía Bắc, tăng ở nhiều trạm Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Lượng mưa cực trị có xu hướng thay đổi khác nhau theo các tiểu vùng khí hậu, giảm tại các trạm khu vực duyên hải Bắc Trung Bộ và tăng tại nhiều trạm Đông Bắc, Tây Bắc và Nam Trung Bộ (AFD, 2021). Theo kết quả từ các thí nghiệm chi tiết hoá động lực, lượng mưa hàng năm được dự tính sẽ tăng ở hầu hết các vùng của Việt Nam trong tương lai, nhưng với sự phân bố theo mùa khác nhau dựa theo các kết quả thu được từ các thí nghiệm chi tiết hóa động lực ( AFD, 2021). 7
  8. Hình 5 : Biến đổi của lượng mưa năm trên Việt Nam giai đoạn 1981–2018, đơn vị %/ thập kỉ ( AFD,2021) . 1.2.3 Thay đổi mực nước biển Giống như hầu hết các chất nở ra khi nóng lên, nước cũng nở ra khi nóng lên do biến đổi khí hậu. Sự giãn nở nhiệt của nước góp phần làm mực nước biển dâng cao. Do biến đổi khí hậu, đại dương đang dần hấp thụ nhiều nhiệt hơn. Trong năm 2023, nhiệt độ của đại dương đạt mức cao nhất trong 65 năm ghi nhận quan sát ( WMO, 2024). Cùng với việc nhiệt độ tăng, băng tuyết ở 2 cực bắt đầu tan chảy. Kết quả là, mực nước biển trên toàn cầu tăng lên, gây ra hiện tượng dâng cao mực nước biển. Trong năm 2023, mực nước biển trung bình toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục theo kết quả từ vệ tinh (1993 đến nay), phản ánh sự tiếp tục nóng lên của đại dương cũng như sự tan chảy của các dãy núi tuyết, sông băng. Tốc độ tăng mực nước biển trung bình toàn cầu trong mười năm qua (2014-2023) cao hơn gấp đôi so với tốc độ tăng mực nước biển trong thập kỷ đầu tiên mà vệ tinh ghi lại được (1993-2002) ( WMO, 2024). 8
  9. Hình 5 : Mực nước biển trung bình toàn cầu trong quá khứ, hiện tại và tương lai (được thể hiện là sự khác biệt so với mực nước biển trung bình 1980-1999) (IPCC, 2007). Đối với Việt Nam ,cả dữ liệu trạm và vệ tinh đo cao đều cho thấy xu hướng mực nước biển dâng tại các khu vực ven biển Việt Nam. Mức tăng khoảng 3,6 mm/năm cho thời kỳ 1993–2018; mức tăng cao nhất đạt 4,2–5,8 mm/năm từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận và mức tăng thấp hơn đạt 2,2–2,5 mm/năm ở khu vực phía Nam. Mực nước biển dâng ở các vùng ven biển của Việt Nam được dự tính sẽ tăng từ 0,24m (0,13 ÷ 0,32) theo RCP2.6 lên 0,2 m (0,19 ÷ 0,36) theo RCP8.5 vào giữa thế kỷ này. Vào cuối thế kỷ này, mức tăng dự tính lần lượt là 0,44m (0,27 ÷ 0,66) và 0,73m (0,49 ÷ 1,03) theo RCP2.6 và RCP8.5. Cần lưu ý rằng, do tính bất định lớn khi xét đến các tảng băng ở vùng cực trong tương lai, không thể loại trừ các giá trị cao hơn nhiều, lên tới hơn 2m vào năm 2100 (AFD, 2021). Qua những biểu hiện trên ta có thể thấy được sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với nhiệt độ toàn cầu. Bên cạnh đó biến đổi khí hậu có thể gây ra những tác động đáng kể đến nhiều lĩnh vực khác nhau như : đa dạng sinh học , các loại tài nguyên nước, đất , nông nghiệp, chăn nuôi,... Một trong những tác động mãnh mẽ nhất của biến dổi khí hậu đó là biến đổi khí hậu tác động đến sức khỏe con người. 9
  10. 2.Tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người 2.1 Tác động bởi nhiệt độ thời tiết cực đoan. Thế giới ghi nhận 55% dân số thế giới sống trong các khu vực đô thị và tỷ lệ này dự kiến sẽ tăng lên 68% vào năm 2050. (WMO, 2023) . Các khu vực đô thị ngày càng có sự phân cấp dẫn đến việc bất bình đẳng xã hội , bao gồm các điều kiện sức khỏe (ví dụ: tim mạch, huyết áp ); các điều kinh tế xã hội (ví dụ: tình trạng vô gia cư , thất nghiệp , không có nhà ở ); các yếu tố dân số (ví dụ: tuổi tác và giới tính); các khía cạnh về yếu tố địa lý (ví dụ: các khu vực thiếu nước sạch, thiếu điện ); và các yếu tố xã hội chính trị (ví dụ: sự bất ổn chính trị). Hầu hết trong số 4,4 tỷ người sống trong các thành phố đều đang đối mặt với nguy cơ cao về tiếp xúc với nhiệt độ cực cao, ô nhiễm không khí vượt quá mức an toàn của WHO. IPCC khẳng định rằng biến đổi khí hậu được dự báo sẽ tăng đáng kể các nguy cơ tử vong và bệnh tật liên quan do việc tiếp xúc nhiệt độ không khí cao . Tiếp xúc với nhiệt độ cao và cực cao dẫn đến một loạt các tình trạng sức khỏe, bao gồm say nắng , căng thẳng, đột quỵ , bệnh tim và tổn thương thận cấp. Hầu hết các nghiên cứu dịch tễ học về nhiệt độ cực đoan được thực hiện tại châu Âu và Bắc Mỹ đã chỉ ra mối liên hệ giữa các đợt nắng nóng với số ca tử vong, đặc biệt đối với nhóm người cao tuổi là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng những người bị rối loạn sức khỏe tinh thần ( mental health), trẻ em, và những người làm việc trong môi trường nhiệt độ cao hoặc có bệnh lý nền cũng rất dễ bị tổn thương. Bằng chứng là số lượng người tử vong tăng cao đáng chú ý trong đợt nóng cực đoan vào tháng 8 năm 2003 tại châu Âu (khoảng 70.000 người chết), đặc biệt là tại Pháp đã chứng minh tính chất nguy hiểm của biến đổi khí hậu. Hầu hết các trường hợp tử vong do đợt nóng xảy ra ở những người có tiền sử bệnh lý nền (McMichael et al, 2006). 10
  11. Hình 6 : Sơ đồ thể hiện mối liên hệ giữa sự gia tăng nhiệt độ trung bình hàng năm với tổng số ca tử vong liên quan đến nhiệt độ hàng năm, so sánh giữa 2005 với năm 2050 (McMichael et al, 2006). Qua hình ta thấy được vào năm 2005 số ca tử vong do nhiệt độ thấp (lạnh) cao hơn so với nhiệt độ cao ( nóng) . Với tác động của biến đổi khí hậu , vào năm 2050 , số ca tử vong do nhiệt độ cao sẽ tăng đáng kể , từ đó cho thấy sự chuyển dịch của nhiệt độ cao sẽ dẫn đến số lượng ca tử vong liên quan đến nhiệt độ ngày càng tăng cao trong tương lai. Nếu nhiệt độ trái đất đi theo kịch bản ấm lên 2 độ C, số người chết vì nắng nóng mỗi năm sẽ tăng gấp 5 lần vào năm 2050 (Lancet Countdown,2023). Bộ Y tế Việt Nam đã đặt ra các khuyến nghị về nhiệt độ trong khi làm việc, khuyến cáo người dân cần thận trọng khi nhiệt độ môi trường và độ ẩm đạt ngưỡng nhất định. Đối với người lao động ngoài trời, như công nhân xây dựng, người bán hàng rong, nông dân hoặc ngư dân, khuyến nghị cần thận trọng khi nhiệt độ không khí cao hơn 30°C và độ ẩm 80% trở lên . Người lao động trong nhà hoặc lao động nhẹ, ví dụ như nhân viên văn phòng, cần thận trọng khi nhiệt độ lên đến 34°C và độ ẩm lên đến 80%. Nếu làm việc lâu dưới nhiệt độ cao sẽ gây hại cho sức khỏe của con người .Tại Việt Nam đã có 9 bệnh nhân phải vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam do say nắng, say nóng, trong đó 1 trường hợp tử vong trước khi đến bệnh viện ( Lan Anh, 2021). 11
  12. Hình 7 : Giá trị tham chiếu nhiệt độ để bảo vệ người lao động ( Parsons,2006) Hình 8 : Chỉ số dễ bị tổn thương do nắng nóng của người dân Việt Nam giai đoạn 1990–2018 (Hồng Thu, 2023). Chỉ số dễ bị tổn thương do nhiệt của Việt Nam (HEVI) từ năm 1990 đến năm 2020 cho thấy xu hướng ngày càng tăng cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu và mức trung bình của tất cả các khu vực của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ví dụ, năm 2017, HEVI của Việt Nam là 57, trong khi mức trung bình toàn cầu là 36. Từ đó cho thấy được , việc nhiệt độ ngày càng cực đoan do biến đổi khí hậu có thể dẫn đến những hậu quả to lớn đối với con người. Việc sống trong bầu không khí nóng bức hoặc quá lạnh sẽ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt, làm 12
  13. việc cũng như ảnh hưởng to lớn tới sức khỏe thể chất lẫn tinh thần . Chính điều đó sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của con người . 2.2 Tác động bởi thiên tai cực đoan Lũ lụt là sự kiện có xác suất xảy ra thấp nhưng tác động lại vô cùng to lớn, nó không chỉ ảnh hưởng xấu đến cơ sở hạ tầng mà còn thể hiện sự chịu đựng của con người dưới hình phạt của thiên nhiên. Từ năm 1992 đến năm 2001, đã có 2257 thảm họa thiên được báo cáo do hạn hán , lũ lụt, cháy rừng, bão và lốc xoáy. Thảm họa thời tiết tự nhiên phổ biến nhất là lũ lụt (43%), làm chết gần 100.000 người và ảnh hưởng đến hơn 1,2 tỷ người ( McMichael et al, 2006). Tây Ban Nha, Hy Lạp, Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ và Libya đều bị lũ lụt tấn công sau khi cơn bão Daniel hình thành ở phía đông Địa Trung Hải, mang theo mưa lớn suốt 10 ngày. 4 người chết ở Bulgaria, 5 người ở Tây Ban Nha, 7 người ở Thổ Nhĩ Kỳ và 17 người ở Hy Lạp. Thảm họa lớn nhất xảy ra ở Libya, nơi lũ lụt khiến 2 con đập bị vỡ ngày 19/9 , hậu quả lên đến hơn 11.300 người chết và mất tích (Nicky Harley, 2023 ). “Thảm họa tàn khốc này cho thấy các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu đang kết hợp với các yếu tố con người để tạo ra những tác động lớn hơn như thế nào, khi nhiều người, tài sản và cơ sở hạ tầng dễ bị tổn thương trước rủi ro lũ lụt” (Julie Arrighi, 2023). Hình 9 : Nhiều tòa nhà ở Derna ( Libya) bị lũ cuốn trôi ra biển (Reuters, 2023) 13
  14. Sau khi lũ lụt qua đi , những di chứng nó mang lại cũng vô cùng to lớn. Nước ở vùng lũ lụt thường bị ô nhiễm nước thải và hóa chất, đồng thời có thể chứa các vật kim loại và thủy tinh sắc nhọn. Nước thải có thể gây viêm da và phát ban ở các bộ phận cơ thể tiếp xúc với lũ lụt trong thời gian dài, chẳng hạn như da ở chân và bàn chân. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lũ lụt dễ lây truyền nhiều bệnh tật. Đây là một vấn đề nghiêm trọng ở các nước đang phát triển nơi xảy ra bệnh tả và sốt thương hàn. Các bệnh về tiêu hóa thường gặp bao gồm tiêu chảy và các vấn đề về dạ dày khi tiếp xúc với nước bị ô nhiễm hoặc ăn phải thức ăn, đồ uống bị ô nhiễm do nước lũ ( Bộ Y Tế, 2023). Lũ lụt ngày càng có xu hướng ngày càng gia tăng và càng tăng nhanh hơn cùng với sự tác động của biến đổi khí hậu. Ngoài ra thế giới đang chứng kiến sự gia tăng một tình trạng hiếm gặp được gọi là "hạn hán chớp nhoáng". “Hạn hán chớp nhoáng” là đợt hạn hán chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và có thể gây ra những tác động nghiêm trọng hơn so với hạn hán thông thường. Đây là kết quả của một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học. Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng hạn hán đang trở nên thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu. Nghiên cứu cho thấy cả tần suất và tỷ lệ hạn hán chớp nhoáng đang gia tăng ở hơn 74% khu vực trên thế giới, ngoại trừ Amazon và Tây Phi. Sự chuyển đổi đáng chú ý nhất sang hạn hán chớp nhoáng xảy ra ở Bắc Á, Đông Á, Úc, Châu Âu, sa mạc Sahara và bờ biển phía tây Nam Mỹ ( Ban Thời Sự VTV,2023). 14
  15. Hình 10 : Một cánh đồng nứt nẻ vì hạn hán ở bang Tripura, Ấn Độ (Medical Daily,2017). Một báo cáo cho thấy tại bang Maharashtra (Ấn Độ) bị hạn hán hoành hành, có 852 vụ nông dân tự sát được ghi nhận trong 4 tháng đầu năm 2017. Các yếu tố dẫn đến tỷ lệ tự sát cao bao gồm mùa màng thất bát, hết tiền, nợ nần và thiếu sự hỗ trợ của cộng đồng.  Nhóm chuyên gia cho rằng những phát hiện trên là rất đáng lo ngại, đặc biệt khi xét tới việc nhiệt độ trung bình ở Ấn Độ dự kiến sẽ tăng thêm 3 độ C vào năm 2050. Điều này có nghĩa là đất nước sẽ phải đối mặt với nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hơn, hạn hán nghiêm trọng hơn và nhiều cơn bão mạnh hơn. Qua đây ta thấy được biến đổi khí hậu đã làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan , nó tác động xấu đến không chỉ sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Khí hậu cực đoan có thể dẫn đến mất an ninh lương thực, gây ra những suy giảm về dinh dưỡng và sức khỏe. Nơi sinh sống của con người bị phá hoại, việc làm của con người bị đánh mất, sức khỏe và mạng sống của con người nằm gọn trên cán cân mà tác hại của biến đổi khí hậu gây ra. 2.3 Tác động bởi bệnh truyền nhiễm Khí hậu là một trong những yếu tố quyết định của sức khỏe, khí hậu hạn chế được phạm vi của các bệnh truyền nhiễm trong khi điều kiện thời tiết ảnh hưởng tới thời gian và cường độ bùng phát dịch bệnh. Kể từ năm 1975, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo rằng, hơn 30 căn bệnh mới đã xuất hiện. Một số loại bệnh được phát hiện là AIDS, Ebola, bệnh Lyme, bệnh Legionnaires, Escherichia coli và một loạt vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh phát triển mạnh mẽ. Một vấn đề khác được lo ngại đó là sự xuất hiện trở lại của các căn bệnh cũ là sốt rét và tả. Sự giảm sút về điều kiện kinh tế - xã hội và y tế cộng đồng là nguyên nhân của sự tái phát các căn bệnh lây truyền từ người này sang người khác (ví dụ như lao, bạch hầu). Sự tái xuất hiện của các bệnh nhiễm trùng liên quan các loài động vât như muỗi, ve, hươu, chim, gặm nhấm và con người đã phản ánh sự thay đổi về điều kiện sinh thái và khí hậu (Paul R. Epstein, 2001) . 15
  16. Khí hậu thay đổi khiến muỗi, chim và các loài động vật có vú sẽ di chuyển , di cư sang môi trường khác với môi trường sống trước đây của chúng, làm tăng mối đe dọa rằng chúng có thể lây lan các bệnh truyền nhiễm. Một trong những căn bệnh gia tăng trong thời kì biến đổi khí hậu đó là bệnh sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết do virus lây truyền qua muỗi gây ra và xuất hiện phổ biến ở các vùng nhiệt đới. Những người nhiễm bệnh cần một thời gian dài để phục hồi và trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như tổn thương cơ quan hoặc xuất huyết nội tạng. Biến đổi khí hậu có thể dẫn đến sự gia tăng số lượng của muỗi Aedes aegyptii mang virus gây sốt xuất huyết và mở rộng phạm vi của loài này. Hình 11 : Tỷ lệ số ca mắc sốt xuất huyết /1 triệu dân/1 tháng tại thành phố Cần Thơ ( Việt Nam) trong giai đoạn từ 2001 – 2011 (ISET,2016) Kết quả từ hình ảnh cho thấy sự quan trọng của giám sát sức khỏe cộng đồng , nhận thức và đưa các biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết trong khi biến đổi khí hậu dẫn đến số lượng muỗi tăng lên ở Đồng bằng Sông Mê Kông. Các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp bao gồm cúm/giống cúm, quai bị, thủy đậu và bệnh lao đã được nghiên cứu. Miền Bắc có mùa nóng lạnh; nguy cơ nhập viện cao nhất vì các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp được quan sát thấy ở nhiệt độ 13°C (RR = 1,39) trong thời tiết lạnh và 33°C (RR = 1,21) trong thời tiết 16
  17. nóng, trong đó nhiệt độ lạnh hơn có tác động đáng kể hơn.  Ngược lại, ở miền Nam với thời tiết nắng nóng liên tục, các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp lại có mối tương quan nghịch với nhiệt độ (IRR dao động từ 0,85 đến 0,92) nhưng lại có mối tương quan thuận với độ ẩm và điểm sương (IRR dao động từ 1,08 đến 1,26) (Hồng Thu & Phước Lân , 2023) . 3 . Giải pháp giảm thiểu tác động Với những tác động xấu của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người, chúng ta cần phải có những biện pháp để giảm thiểu và thích ứng với những tác động đó. Thứ nhất , tuyên truyền ,nâng cao nhận thức giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu ở Việt Nam và thu hút sự tham gia của các nhóm người dễ bị tổn thương, như người lao động ngoài trời, người sống trong khu nhà đông đúc, trẻ em, nông dân và các nhóm dân tộc thiểu số.   Phát sóng các chương trình truyền thông và giáo dục nhằm nâng cao nhận thức kỹ năng thích ứng trong việc giải quyết các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, đặc biệt là các bệnh liên quan đến biến đổi khí hậu. Hình 12 : Tần suất đưa tin về biến đổi khí hậu và sức khỏe trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam ( Hồng Thu & Phước Lân,2023). 17
  18. Thứ hai , hạn chế phát thải khí nhà kính từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch bằng cách chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió và thủy điện. Điều này giúp giảm sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và giảm nguy cơ xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như sóng nhiệt, lũ lụt và bão, từ đó giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như hạ thân nhiệt, độ cao, thiếu nước và các bệnh truyền nhiễm.  Khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng, ô tô điện hoặc xe đạp thay vì ô tô chạy bằng nhiên liệu hóa thạch. Điều này giúp giảm lượng khí thải CO2 và các chất ô nhiễm khác từ phương tiện giao thông, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp và tim mạch. Thứ ba, xây dựng hệ thống y tế cộng đồng mạnh mẽ và linh hoạt để đối phó với các rủi ro sức khỏe do biến đổi khí hậu gây ra. Điều này bao gồm việc cải thiện khả năng phòng ngừa và ứng phó với các bệnh dịch, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh tế cho các cộng đồng đặc biệt là những người dân cơ địa yếu, và đào tạo nhân viên y tế để nhận biết và đối phó với các vấn đề sức khỏe mới xuất phát từ biến đổi khí hậu. Thứ 4, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm và kế hoạch ứng phó với thiên tai, bao gồm lũ lụt, bão và nhiệt độ cao nhằm giảm thiểu thiệt hại và rủi ro về sức khỏe cho cộng đồng. Điều này liên quan đến việc cung cấp thông tin cảnh báo kịp thời và tư vấn cho cộng đồng về các biện pháp phòng ngừa và ứng phó với thiên tai. 18
  19. KẾT LUẬN Những cuộc tranh luận về tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người , kể cả sức khỏe tâm thần cho thấy rằng: tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người là vấn đề đáng quan tâm và đòi hỏi sự quan tâm và hành động nhanh chóng của cộng đồng quốc tế. Nhiệt độ tăng, biến đổi khí hậu khắc nghiệt và các yếu tố môi trường cực đoan đã tạo ra một loạt vấn đề sức khỏe mới và làm tăng rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng. Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định: đã đến lúc Hội nghị của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu phải thảo luận các nguy cơ đối với sức khỏe con người, do tính tức thời và hiện hữu của những nguy cơ này. Tăng cường hiểu biết về cách biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe là cần thiết để phát triển các chiến lược phòng ngừa và ứng phó. Chúng ta cần hành động ngay bây giờ để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người, bảo vệ môi trường sống của chúng ta và đảm bảo một tương lai khỏe mạnh cho thế hệ tương lai. 19
  20. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Agence Francaise De Developpement. (2021). Climate Change in Viet Nam Impacts and adaption. Paris. Agence Française de Développement. 2 .Lan Anh. (2021). Nắng nóng: 1 người tử vong nghi do sốc nhiệt, 2 người nguy kịch. Truy cập từ https://tuoitre.vn/nang-nong-1-nguoi-tu-vong-nghi-do- soc-nhiet-2-nguoi-nguy-kich-20210603155109269.htm 3.Ban Thời sự VTV. (2023). "Hạn hán chớp nhoáng" do biến đổi khí hậu ngày càng trở nên thường xuyên. Truy cập từ https://vtv.vn/the-gioi/han-han-chop- nhoang-do-bien-doi-khi-hau-20230420012130071.htm 4.Bộ Y tế Cổng thông tin điện tử . (2023). Đánh giá thực trạng tác động của biến đổi khí hậu với sức khỏe tại Việt Nam. Truy cập từ : https://moh.gov.vn/tin- tong-hop/-/asset_publisher/k206Q9qkZOqn/content/-anh-gia-thuc-trang-tac-ong- cua-bien-oi-khi-hau-voi-suc-khoe-tai-viet-nam?inheritRedirect=false 5.Harley, N. (2023). Climate change made Libya flooding “50 times more likely.” Truy cập từ https://www.thenationalnews.com/world/uk- news/2023/09/19/climate-change-made-libya-flooding-50-times-more-likely/ 6.Hải Nguyệt. (2017). Hàng Chục Ngàn Nông Dân TỰ Sát vì ảnh Hưởng Của Biến đổi Khí Hậu. Truy cập từ https://baocantho.com.vn/hang-chuc-ngan-nong- dan-tu-sat-vi-anh-huong-cua-bien-doi-khi-hau-a88968.html 7.Hồng Thu & Phước Lân. (2023). Tổng Quan Biến Đổi Khí Hậu Ở Việt Nam & Giải Pháp Sức Khỏe Bền Vững . Truy cập từ https://noomfood.com/bien-doi- khi-hau-va-giai-phap-suc-khoe-ben-vung/ 8.Institute For Social And Environmental Trasition International. (2016). Climate Change Complicates Dengue Fever Prevetion in VietNam. ISET in VietNam. 9.McMichael et al. ( 2006). Climate change and human health: present and future risks . Canberra 0200, Australia. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2