intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Tác động của biến đổi khí hậu tới đồng bằng sông Hồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:18

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài tiểu luận môn Biến đổi khí hậu "Tác động của biến đổi khí hậu tới đồng bằng sông Hồng" trình bày các nội dung như những tác động của biến đổi khí hậu lên đồng bằng sông Hồng; giải pháp giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu tới đồng bằng sông Hồng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Tác động của biến đổi khí hậu tới đồng bằng sông Hồng

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA �···☼···� TIỂU LUẬN CÁ NHÂN MÔN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GVHD: Thầy Võ Lê Phú 1
  2. Sinh viên thực hiện: Đỗ Đăng Quang MSSV: 2011890 Lớp : L01 2
  3. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về đồng bằng sông Hồng 1.1.1. Vị trí địa lý và dân cư Đồng bằng sông Hồng (hay Châu thổ Bắc Bộ) là khu vực hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình thuộc Bắc Bộ Việt Nam. Đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh thành, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Vùng có diện tích tự nhiên là 21.253 km2, chiếm 6,42% diện tích Việt Nam; dân số 22,92 triệu người, chiếm 23,49% dân số Việt Nam; mật độ dân số 1.087 người/km2, cao nhất so với các vùng khác và gấp 3,66 lần so với mật độ trung bình chung của Việt Nam.1 1 Wikipedia, Đồng bằng song Hồng, truy cập tại : https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%93ng_b %E1%BA%B1ng_s%C3%B4ng_H%E1%BB%93ng 3
  4. Hình 1: Bản đồ các tỉnh đồng bằng sông Hồng 1.1.2. Tài nguyên Diện tích đất nông nghiệp khoảng 760.000 ha, trong đó 100% là đất phù sa màu mỡ, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích vùng. Khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có mùa hè nóng ẩm nhưng mùa đông phi nhiệt đới lạnh và khô, làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng. Tài nguyên khí hậu và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp. Thời tiết mùa đông rất phù hợp cho các cây trồng ưa lạnh Tài nguyên nước phong phú, có giá trị lớn về kinh tế là hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Ngoài ra còn có nước ngầm, nước nóng, nước khoáng. Tài nguyên biển: bờ biển dài khoảng 400 km, vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế (đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông, du lịch,...) Khoáng sản không nhiều, đáng kể nhất là trữ lượng than nâu trữ lượng dự tính là 8,8 tỉ tấn. Khí thiên nhiên được thăm dò và khai thác ở Tiền Hải – Thái Bình. Tuy nhiên, khoáng sản làm vật liệu xây dựng khá phong phú như đá vôi hàng tỉ tấn...2 2 Wikipedia, Tài nguyên thiên nhiên đồng bằng sông Hồng, truy cập tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/ %C4%90%E1%BB%93ng_b%E1%BA%B1ng_s%C3%B4ng_H%E1%BB%93ng#T%C3%A0i_nguy %C3%AAn_thi%C3%AAn_nhi%C3%AAn 4
  5. 1.1.3. Nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng là khu vực có đất đai trù phú, phù sa màu mỡ. Diện tích và tổng sản lượng lương thực chỉ đứng sau Đồng bằng Sông Cửu Long nhưng là vùng có trình độ thâm canh cao, lâu đời. Sản lượng lúa của khu vực tăng từ 44,4 tạ/ha (1995) lên là 58,9 tạ /ha (2008) Không chỉ có sản lượng lúa tăng mà còn có một số lương thực khác như ngô, khoai tây, cà chua, cây ăn quả... cũng tăng về mặt sản lượng và cả chất lượng. Đem lại hiệu quả cho ngành kinh tế của vùng. Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính. Nuôi lợn, bò và gia cầm cũng phát triển mạnh của vùng Vùng duyên hải Bắc Bộ gồm Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình nằm giáp biển, có nhiều cửa sông lớn đổ ra, thuận lợi phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.3 1.2. Khái niệm về biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu đề cập đến bất kỳ sự thay đổi nào của khí hậu theo thời gian, dù là do sự biến đổi của tự nhiên hay do con người. Cách sử dụng định nghĩa này hơi khác với cách sử dụng trong Công ước khung về biến đổi khí hậu (UNFCCC) của Liên Hợp Quốc, ở đây định nghĩa biến đổi khí hậu là: “Sự thay đổi khí hậu được quy trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và sự biến đổi khí hậu tự nhiên quan trắc được trong những khoảng thời gian có thể so sánh được.”4 Hiện tượng này xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Những tác động chủ quan của con người như gia tăng khí CO2 do hoạt động sản xuất công nghiệp, phá rừng, sử dụng nguồn nước cũng như các loại khí độc hại khác là nguyên nhân dẫn đến 3 Wikipedia, Nông nghiệp đồng bằng sông Hồng, truy cập tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/ %C4%90%E1%BB%93ng_b%E1%BA%B1ng_s%C3%B4ng_H%E1%BB%93ng#N%C3%B4ng_nghi%E1%BB %87p 4 IPCC, Glossary of Terms, trang 984, truy cập tại: https://www.ipcc.ch/site/assets/uploads/2018/03/wg2TARannexB.pdf 5
  6. tình trạng trên. Các yếu tố khách quan như sự thay đổi trong hoạt động mặt trời, của quỹ đạo trái đất, sự dịch chuyển của các châu lục… cũng là nguyên nhân. Các biến số khí hậu có thay đổi liên quan đến chức năng và sự phân bố của thực vật bao gồm tăng nồng độ CO2, tăng nhiệt độ toàn cầu, thay đổi mô hình mưa và thay đổi mô hình của các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc xoáy, hỏa hoạn hoặc bão. Các mô hình khác nhau tiên đoán phân bố loài khác nhau rất nhiều dưới tác động của thay đổi khí hậu sinh học. CHƯƠNG 2: NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 2.1. Thực trạng biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Hồng Vùng ĐBSH vốn là vùng có địa hình thấp nên thường xuyên chịu ngập úng vào mùa mưa bão, tình trạng hạn hán trong mùa khô, nhưng những năm gần đây diễn ra với quy mô và cường độ ngày càng tăng Tầm 15 năm trở lại đây năng suất lúa của vụ Xuân có xu hướng giảm mạnh hơn so với năng suất lúa của vụ mùa. Trong giai đoạn 2005-2020, năng suất lúa ở ĐBSH có xu hướng tăng khá rõ rệt trong 5 năm đầu tiên từ khoảng 54 tạ/ha năm 2006 đến 61 tạ/ ha năm 2011, nhưng sau đó năng suất lúa cả năm gần như chỉ dao động trên dưới 60 tạ/ha.5 5 Tạp chí Công thương điện tử, Tác động của biến đổi khí hậu đến năng suất một số nông sản chủ lực ở Đồng bằng sông Hồng, truy cập tại: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tac-dong-cua-bien-doi-khi-hau-den-nang-suat-mot-so- nong-san-chu-luc-o-dong-bang-song-hong-86455.htm 6
  7. Hình 2: Biểu đồ biến động năng suất lúa khu vực ĐBSH giai đoạn 2015-2020 Lưu vực sông Hồng xuất hiện một số vấn đề, như: ở miền núi lũ quét, sạt lở đất diễn ra khá nghiêm trọng và liên tục nhiều năm, úng ngập ở vùng đồng bằng cũng xảy ra ở một số năm do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có mưa cực đoan, mực nước biển dâng làm hệ thống đê sông, đê biển và hệ thống hồ chứa bị đe dọa, chế độ dòng chảy ven bờ thay đổi gây xói lở bờ, giảm khả năng tiêu tự chảy. Diện tích và thời gian ngập úng tăng lên tại nhiều khu vực, nhiều hệ thống thủy lợi không đáp ứng được yêu cầu tiêu, cũng như cấp nước ở vùng ĐBSH. Hình 3: Nhà đổ nghiêng do sạt lở bờ sông Cầu, Bắc Ninh, sáng 7/4/2024 (Vnexpress) 7
  8. Về nhiệt độ, trong thời kỳ 2005 – 2020, nhiệt độ trung bình ở ĐBSH có xu hướng tăng nhẹ từ khoảng 23,5°C đến 25°C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất dao động trong khoảng 29°C đến 31°C. Đáng chú ý là nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất chỉ dao động trong xung quanh 15°C trong giai đoạn 2005 – 2013, nhưng thời kỳ 2014 – 2020, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất có xu hướng tăng dần từ 15°C lên khoảng 17.5°C. Những con số thống kế này cho thấy nhìn chung nhiệt độ ở ĐBSH có xu hướng tăng lên nhẹ trong gần 2 thập kỷ qua 6 Hình 4: Biểu đồ biến động nhiệt độ và lượng mưa ở ĐBSH giai đoạn 2005-2020 6 Tạp chí Công thương điện tử, Tác động của biến đổi khí hậu đến năng suất một số nông sản chủ lực ở Đồng bằng sông Hồng, truy cập tại: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tac-dong-cua-bien-doi-khi-hau-den-nang- suat-mot-so-nong-san-chu-luc-o-dong-bang-song-hong-86455.htm 8
  9. 2.2. Tác động của biến đổi khí hậu lên đồng bằng sông Hồng 2.2.1. Về kinh tế, nông nghiệp Nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m mà không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, thì khoảng 11% diện tích Đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập làm giảm khoảng 12% diện tích sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến an ninh lương thực ở vùng này. (báo Thanh Niên) Nhiệt độ tăng, hạn hán sẽ ảnh hưởng đến sự phân bố của cây trồng, đặc biệt làm giảm năng suất. Cụ thể là năng suất lúa của vụ Xuân có xu hướng giảm mạnh hơn so với năng suất lúa của vụ mùa; năng suất ngô vụ Đông có xu hướng tăng ở Đồng bằng Bắc Bộ. Hạn hán còn làm thiếu nước ở các hồ thủy điện làm mất điện diện rộng, tiêu biểu là đợt mất điện diện rộng chưa từng có ở đồng bằng sông Hồng nói riêng, miền Bắc nói chung vào mùa hè 2023, làm ảnh hưởng cực kì nghiệm trọng tới sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, lao động của miền Bắc Hình 5: Mực nước thủy điện Lai Châu xuống thấp kỉ lục vào tháng 6/2023 9
  10. Đi cùng với nhiệt độ trung bình năm tăng là những đợt lạnh, rét bất thường vào mùa Đông làm giảm năng suất cây trồng, thậm chí làm chết lúa, cây trồng, gia súc gia cầm, ảnh hưởng sinh kế bà con nông dân rất lớn 2.2.2. Về đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên Vùng ven biển đồng bằng sông Hồng, trong đó có rừng ngập mặn và hệ thống đất ngập nước rất giàu có về các loài sinh vật, là những hệ sinh thái rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Mực nước biển dâng lên cùng với cường độ của bão tố sẽ làm thay đổi thành phần của trầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của nước, làm suy thoái và đe dọa sự sống còn của rừng ngập mặn và các loài sinh vật đa dạng trong đó, tiêu biểu là ở các vùng biển Nam Định, Thái Bình. Khi mực nước biển dâng cao, nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội địa, giết chết nhiều loài động, thực vật nước ngọt, ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và hệ thống trồng trọt của nhiều vùng. Hệ sinh thái biển sẽ bị tổn thương. Các rạn san hô là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển quan trọng, là lá chắn chống xói mòn bờ biển và bảo vệ rừng ngập mặn sẽ bị suy thoái do nhiệt độ nước biển tăng Hình 6: Rừng ngập mặn bị tổn hại do BĐKH ở Nghĩa Hưng, Nam Định 10
  11. Nhiều loài động thực vật hoang dã sẽ phải chịu nhiều áp lực ngày càng tăng do phải thay đổi nơi cư trú, nguồn thức ăn bị thay đổi và thiên tai lũ lụt, hạn hán và mưa bão sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Nhiệt độ tăng sẽ làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần xã sinh vật. Nhiệt độ tăng còn làm làm nguồn thủy, hải sản bị phân tán. Các loài cá nhiệt đới (kém giá trị kinh tế trừ cá ngừ) tăng lên, các loài cá cận nhiệt đới (giá trị kinh tế cao) giảm. Các thay đổi diễn ra trong các hệ thống vật lý, hệ sinh học và hệ thống kinh tế xã hội đe dọa sự phát triển, đe dọa cuộc sống của tất cả các loài, các hệ sinh thái. Nhiều loài trong số đó đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng do quần thể ngoài tự nhiên còn quá nhỏ và bị chia cắt, ví dụ Voọc Cát Bà còn khoảng 60 cá thể ngoài tự nhiên 7 Tài nguyên đất vùng ĐBSH vốn được coi là trù phú và màu mỡ nhưng đang bị tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu, thường xuyên chịu ngập úng vào mùa mưa bão, tình trạng hạn hán trong mùa khô diễn ra với quy mô và cường độ ngày càng tăng làm tắng tốc các quá trình thoái hóa như rửa trôi, bạc màu, xâm nhập mặn, dẫn đến rất khó hoặc không còn có thể canh tác trên nhưng vùng đất ấy được nữa 2.2.3. Về y tế, sức khỏe Nhiệt độ trung bình ngày càng tăng làm tăng số ca kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt mùa hè đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao, nhiệt độ cao cũng làm gia tắng các ca mắc viêm não Nhật Bản B, sốt xuất huyết, tay chân miệng. Người cao tuổi và nhất là người bệnh cao tuổi cần lưu ý sức khỏe. Bởi nắng nóng khiến người già dễ mất nước, mất điện giải, tạo điều kiện cho các bệnh nền có cơ hội tăng nặng, dễ gây đột quỵ 7 Báo Tài nguyên và Môi trường, Biến đổi khí hậu tác động đến bền vững đa dạng sinh học thế giới và Việt Nam, truy cập tại https://tainguyenvamoitruong.vn/bien-doi-khi-hau-tac-dong-den-ben-vung-da-dang-sinh- hoc-the-gioi-va-viet-nam-cid110590.html 11
  12. Hình 7: Số ca nhập viện gia tăng do nhiệt độ tăng cao mùa nắng nóng ở BV Tuyên Quang (VTV.VN) Thời tiết nóng lên cũng tạo điều kiện cho các loài muỗi thích nghi với nhiệt độ cao có thể hoạt động và phát triển nhanh chóng hơn trong môi trường ấm áp và ẩm thấp. Điều này dẫn đến việc gia tăng diện tích phân bố của các loài muỗi và kéo dài thời gian hoạt động của chúng trong năm. Làm cho muỗi Anopheles, vật trung gian truyền bệnh sốt rét, phát triển mạnh hơn Các trận lũ lụt do mưa lớn hoặc lũ lụt do nước biển dâng cao không chỉ gây ra những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như tiêu chảy, leptospirosis và sốt xuất huyết, nhiễm trùng do ô nhiễm do nguồn nước. Trong đó tiêu chảy do virus Rota là căn bệnh phổ biến nhất đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là ở các vùng chịu ảnh hưởng lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng Do tác động của biến đổi khí hậu, cũng có thể làm giảm sự đa dạng của các loại thực phẩm. Điều này có thể gây ra tình trạng thiếu hụt các loại thực phẩm chứa đựng dưỡng chất cần thiết. Đặc biệt trẻ em là nhóm dễ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thiếu dinh dưỡng, và biến đổi khí hậu có thể làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ em do thiếu hụt lương thực và dưỡng chất cần thiết 12
  13. CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 3.1. Giải pháp về mặt kỹ thuật Tăng cường xây dựng, đầy nhanh tiến độ các dự án xây dựng đê biển, đê bao, cống ngăn mặn cho các hệ thống sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình… nhằm bảo vệ cho việc tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp của người nông dân Xây dựng các hệ thống thoát nước hiệu quả cho đô thị để phòng chống các trận ngập do mưa lớn, bão Xây dựng thêm ao hồ tích nước đề phòng cho các đợt khô hạn kéo dài Dần chuyển sang các công nghệ sản xuất mới thân thiện với môi trường Ưu tiên phát triển năng lượng sạch như năng lượng gió, thủy triều, mặt trời, LNG,… Trồng rừng, phủ xanh đồi trọc Nâng cao hiệu quả dự báo các thiên tai để người dân phòng chống được tốt nhất Hình 8: Các tua bin điện gió 13
  14. Hình 9: Một đoạn đê biển mới hoàn thành ở Thái Bình 3.2. Giải pháp về mặt quản lý Tăng cường sự quản lý, giám sát của các sở ban ngành các ngành nông nghiệp, công nghiệp từ cấp cơ sở Có hình thức răn đe với những trường hợp lãng phí tài nguyên đất, nước, than đá…, hành vi làm giảm đa dạng sinh học như đốt rừng làm rẫy, khai thác gỗ trái phép, xả thải độc hại ra môi trường Ra luật bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển nhằm chống ảnh hưởng của gió bão Khuyến khích ngành nông nghiệp phát huy mô hình vườn – ao – chuồng Thực hiện lồng ghép nhiệm vụ quản lý rủi ro với nhiệm vụ ứng phó BĐKH với các ban, ngành phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn ở các cấp 3.3. Giải pháp về mặt xã hội Tăng cường nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường như phân loại rác tại nhà, tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, hạn chế đốt than, rơm rạ, phủ xanh nơi mình sinh sống … 14
  15. Tổ chức các đợt huấn luyện ứng phó với thảm họa thiên nhiên như bão lũ, hạn hán cho người dân Tuyên truyền cho các cơ sở công nghiệp, khu công nghiệp về việc hạn chế phát thải CO 2, tiết kiệm năng lượng, tăng cường trồng cây xanh quanh nhà máy Khuyến khích nông dân tìm cách sống chung dần dần với biến đổi khí hậu như tăng cường tích trữ nước cho đợt hạn hán, chuyển đổi thời vụ, chọn giống cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết hơn Hình 10: Giờ Trái Đất – không chỉ là 60 phút tắt đèn, hãy tiết kiệm năng lượng bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào có thể 15
  16. Hình 11: Tập huấn ứng phó bão lũ CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN Tại đồng bằng sông Hồng, biến đổi khí hậu đã dẫn đến những hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, và nước biển dâng cao. Số lần bão và cường độ của chúng đã tăng lên, gây ra nhiều thiệt hại nặng nề. Lũ lụt cũng trở nên phổ biến hơn, với biến động lớn hơn về mức độ và tần suất. Nước biển dâng cao đe dọa nhiều khu vực, khiến cho nhiều đất đai bị ngập lụt và xâm nhập mặn trở nên nghiêm trọng hơn. Và còn rất nhiều những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp khác nữa. Những vấn đề này gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với nông nghiệp, đời sống hàng ngày và môi trường sống của người dân. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nhận thức đầy đủ về những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và vẫn tiếp tục với những hành vi gây hại cho môi trường. Thậm chí, nhiều người chỉ quan tâm đến những tác động kinh tế mà ít để ý đến những rủi ro và hậu quả đối với sức khỏe..Việc đối mặt với biến đổi khí hậu không chỉ là trách nhiệm của một số người mà là của tất cả mọi người. Chúng ta cần phải thức tỉnh ngay và cùng chung tay để bảo vệ môi trường và cải thiện cuộc sống của chúng ta cũng như của thế hệ tương lai. 16
  17. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo Tài nguyên và Môi trường, Đồng bằng sông Hồng chủ động giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu, truy cập tại: https://tainguyenvamoitruong.vn/dong-bang-song- hong-chu-dong-giai-phap-thich-ung-bien-doi-khi-hau-cid16827.html [2] Tạp chí Công Thương, Tác động của biến đổi khí hậu đến năng suất một số nông sản chủ lực ở Đồng bằng sông Hồng, truy cập tại: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tac- dong-cua-bien-doi-khi-hau-den-nang-suat-mot-so-nong-san-chu-luc-o-dong-bang-song- hong-86455.htm [3] Báo Nam Định, Diễn đàn "Đồng bằng sông Hồng trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu", truy cập tại: https://baonamdinh.vn/channel/5083/201406/dien-dan-dong-bang- song-hong-truoc-anh-huong-cua-bien-doi-khi-hau-2334739/ [4] Tạp chí Khí tượng thủy văn, Nghiên cứu đánh giá nhu cầu nước vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội,truy cập tại: http://tapchikttv.vn/article/3567 [5] Viện khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, Kịch bản biến đổi khí hậu khu vực đồng bằng sông Hồng, truy cập tại: http://www.vncold.vn/modules/cms/upload/10/PhatTrienNuoc/150312/CC_IMHEN_PRE CIS_Vietnam.pdf [6] Báo Điện tử chính phủ, Hỗ trợ Đồng bằng sông Hồng ứng phó với biến đổi khí hậu, truy cập tại: https://baochinhphu.vn/ho-tro-dong-bang-song-hong-ung-pho-voi-bien-doi- khi-hau-102198687.htm [7] Viện khoa học thủy lợi Việt Nam, Nghiên cứu diễn biến xâm nhập mặn ở vùng hạ du đồng bằng sông Hồng - Thái Bình có xét tới tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, truy cập tại: https://vawr.org.vn/nghien-cuu-dien-bien-xam-nhap-man-o-vung-ha- du-dong-bang-song-hong-thai-binh-co-xet-toi-tac-dong-cua-bien-doi-khi-hau-va-nuoc- bien-dang [8] Báo Dân Trí, Việt-Mỹ thúc đẩy sáng kiến về biến đổi khí hậu đồng bằng sông Hồng, truy cập tại: https://dantri.com.vn/chinh-tri/viet-my-thuc-day-sang-kien-ve-bien-doi-khi- hau-dong-bang-song-hong-201509121057069.htm 17
  18. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2