intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Ảnh hưởng của sinh vật lên biến biến đổi khí hậu

Chia sẻ: Nguyen Huyen | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

105
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 1 giới thiệu về vi sinh vật và biến đổi khí hậu, chương 2 hiện trạng của vi sinh vật ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu, chương 3 ảnh hưởng của vi sinh vật lên biến đổi khí hậu, chương 4 giải pháp nhằm hạn chế tác động của biến đổi khí hậu là những nội dung chính trong đề tài "Ảnh hưởng của sinh vật lên biến biến đổi khí hậu". Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Ảnh hưởng của sinh vật lên biến biến đổi khí hậu

  1. LỜI MỞ ĐẦU    Như  chúng ta đã biết trong mấy thập kỉ qua, nhân loại đã và đang trải qua  các biến động bất thường của khí hậu toàn cầu. Trên bề  mặt trái đất, khí  quyển và thủy quyển không ngừng nóng lên làm thay đổi môi trường sinh  thái. Vấn đề đó đã và đang diễn ra từng ngày từng giờ gây ra nhiều hệ lụy tới   đời sống của loài người. Nó  ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, xã hội và môi  trường của các quốc gia nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Sự thay đổi  khí hậu không phải là vấn đề hàn lâm mà thực tế nó có tác động rất lớn đến  nhân loại.   Hiện tượng nóng lên toàn cầu xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau trong   đó sự  tác động của vi sinh vật lên sự  biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân   khách quan nhất. Tuy nó chỉ  tác động một phần nhỏ  lên môi trường nhưng  cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi khí hậu toàn cầu.   Trước tính nghiêm trọng của vấn đề, trước những tác động đột ngột có thể  xảy ra từ  ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên tài nguyên thiên nhiên và con   người, tôi quyết định chọn đề tài “ Ảnh hưởng của sinh vật lên biến biến đổi  khí hậu ” để tìm hiểu nhiều hơn về bản chất của biến đổi khí hậu cũng như  ảnh hưởng của nó đến tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là môi trường nơi   chúng ta đang sinh sống. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện bài tiểu luận do  thời gian cộng với sự  hiểu biết còn hạn chế  về  những số  liệu nghiên cứu  mới nhất nên đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu chung về vi sinh vật ảnh  hưởng đến biến đổi khí hậu. Vì vậy mà đề  tài không thể  tránh khỏi những  thiếu sót nên tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy để bài   làm được hoàn chỉnh và ý nghĩa hơn.       Xin chân thành cảm ơn.                    1
  2. MỤC LỤC Lời mở đầu                                        Trang  Tổng quan về vi sinh sinh vật đến biến đổi khí hậu......................................1 Phần nội dung Chương 1: Giới thiệu về vi sinh vật và biến đổi khí hậu......................3  1.1. Khái niệm vi sinh vật.................................................................................3  1.2. Đặc điểm của vi sinh vật..........................................................................3  1.3. Khái niệm biến đổi khí hậu......................................................................4  1.4. Biểu hiện của biến đổi khí hậu................................................................4 Chương 2 :  Hiện trạng của vi sinh vật  ảnh hưởng đến biến đổi khí  hậu.....................................................................................................................5 Chương 3 : Ảnh hưởng của vi sinh vật lên biến đổi khí hậu................8  3.1. Ảnh hưởng của CH4 lên biến đổi khí hậu................................................8  3.1.1. Sự tham gia của VSV góp phần tạo ra khí CH4 trong chăn nuôi............8  3.1.2. Sự tham gia của VSV góp phần tạo thành khí CH4 trong sx biogas.......9  3.2. Ảnh hưởng của CO2 lên biến đổi khí hậu..................................................9  3.3. Những tác động ảnh hưởng của BĐKH lên môi trường........................10  3.4. Những tác động ảnh hưởng của BĐKH lên con người..........................11 Chương 4 : Giải pháp nhằm hạn chế tác động của BĐKH.................11 Kết luận và kiến nghị ..................................................................................13 Tài liệu tham khảo.........................................................................................14 2
  3.  Chương 1:   G iới thiệu về vi sinh vật và biến đổi khí hậu 1.1. Khái niệm vi sinh vật   Vi sinh vật (Microoganism) là những cơ thể vô cùng nhỏ  bé thường là đơn  bào hoặc đa bào mà mắt thường không thể nhìn thấy được và chỉ có thể quan  sát được vi sinh vật bằng kính hiển vi.   Vi sinh vật bao gồm nhiều nhóm khác nhau:  Nhóm giới sinh vật nguyên thủy (Prokaryotes): vi khuẩn, xạ khuẩn, giới   khuẩn lam (Tảo lam).  Nhóm giới sinh vật nhân thực (Eukaryote): giới thực vật (Tảo), giới nấm   ( nấm men, nấm sợi....), và một số động vật nguyên sinh.  Virus là nhóm vi sinh vật đặc biệt chưa có cấu tạo tế bào và là vi sinh vật  có mức độ tiến hóa thấp.        Vi sinh vật phân bố  rộng rãi trong tự  nhiên: trong đất, trong nước, trong   không khí, trong cơ  thể  sinh vật khác và trong các loại lương thực, thực   phẩm, hàng hóa khác. 1.2. Đặc điểm của vi sinh vật   Vi sinh vật có những đặc điểm sau:    Kích thước nhỏ bé: vi sinh vật được đo bằng micromet, trong đó vius  được đo bằng nanomet. Vì vi sinh vật có kích thước nhỏ bé nên diện tích  bề mặt của một tập đoàn vi sinh vật hết sức lớn. Chẳng hạn số lượng  cầu khuẩn chiếm thể tích 1cm3 có diện tích bề mặt là 6 m2           3
  4. Hình 1.1: Bảng đo kích thước nhỏ bé của vi sinh vật  Hấp thu nhiều, chuyển hóa nhanh: tuy nhỏ  bé nhưng vi sinh vật có khả  năng hấp thu và chuyển hóa vượt xa các sinh vật bậc cao khác.  Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh: tốc độ  sinh trưởng và sinh sôi nảy  nở của vi sinh vật cực kỳ lớn.     Ví dụ: vi khuẩn E.coli trong điều kiện thích hợp, khoảng 12 đến 20 phút  nhân đôi một lần.    Vi khuẩn Escherichia Coli       Nấm men           Vi tảo Chlorella  Năng lực thích ứng mạnh và dễ phát sinh biến dị: trong quá trình tiến hóa,  vi sinh vật đã tạo ra cho mình những cơ  chế  điều hòa trao đổi chất để  thích ứng với điều kiện sống bất lợi.   Phân bố rộng, chủng loại nhiều. 1.3. Khái niệm biến đổi khí hậu    Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự  thay đổi của hệ  thống khí hậu gồm khí  quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi  các nguyên nhân tự  nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ  tính  bằng thập kỷ  hay hàng triệu năm. Sự  biến đổi có thể  là thay đổi thời tiết   bình quân hay sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự  4
  5. biến đổi khí hậu có thể  giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể  xuất  hiện trên toàn địa cầu.  1.4. Biểu hiện của biến đổi khí hậu  ­ Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất nói chung.   ­ Sự  thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường  sống của con người và các sinh vật trên Trái Đất.  ­ Sự dâng cao mực nước biển do băng tan dẫn tới sự ngập úng của các vùng  đất thấp, đảo nhỏ trên biển.   ­ Sự  di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng   khác nhau của Trái Đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật,   các hệ sinh thái và hoạt động của con người.   ­ Sự  thay đổi cường độ  hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu  trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác.  ­ Sự  thay đổi năng suất sinh học của các hệ  sinh thái, chất lượng và thành   phần của sinh quyển và thủy quyển. Chương 2 : Hiện trạng của vi sinh vật ảnh hưởng đến biến đổi khí  hậu    Nóng lên toàn cầu đang là vấn đề   ảnh hưởng đến môi trường sống của   chúng ta, theo các nhà nghiên cứu một phần nguyên nhân gây nên là hiện  tượng hiệu ứng nhà kính.    Hiệu  ứng nhà kính là sự  trao đổi không cân bằng về  năng lượng giữa Trái  Đất với không gian xung quanh dẫn đến tăng nhiệt độ  của khí quyển Trái  Đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ  chế  trong tự  nhiên. Nhưng nếu như  không có hiệu  ứng nhà kính, Trái Đất sẽ  là một quả  cầu lạnh trong không   gian. Trong khi phần lớn bầu khí quyển là nitơ  và ôxi, một phần nhỏ  bao  gồm các khí nhà kính như CO2, CH4 và NOx cùng một số khí vi lượng khác. 5
  6.              Hình 2.1: HIện tượng hiệu ứng nhà kính   Từ góc độ biến đổi khí hậu hai chu kì quan trọng nhất là chu kì carbon (C)  và chu kì nitơ (N2).  Carbon (C) là nguyên tố phổ biến thứ 4 trong vũ trụ sau H2, He và O2, đây  là các khối xây dựng sự sống trên Trái Đất và rất quan trọng trong vai trò  hệ  thống khí hậu, biến đổi khí hậu và nguồn tài nguyên mà hầu hết con   người phụ thuộc vào.  Nitơ  (N2) chiếm khoảng 78% thành phần khí quyển Trái Đất và là thành   phần của mọi cơ thể sống.    6
  7.  Hình 2.2: Mối liên hệ giữa chu kì Carbon và Nitơ xảy ra đồng thời trên Trái  Đất     Trong hai chu kì Carbon (C) và Nitơ  (N2) có những mức độ  nhất định của  trao đổi chất phức tạp, hoạt động đó đều bị   ảnh hưởng bởi các chất dinh   dưỡng vô cơ. Những hoạt động này khá mạnh mẽ và thông thạo nhưng sẽ có  xu hướng thay đổi nếu có sự  thay đổi trong các điều kiện xung quanh môi  trường. Điều này có thể  dẫn đến những hiệu  ứng kịch liệt và  ảnh hưởng   đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhiệt độ  bề mặt Trái Đất toàn cầu được dự  đoán sẽ  tăng giữa 1,1 và 6,6 vào năm 2100 (IPCC, 2007) và điều này cũng có   thể ảnh hưởng đến Cacbon (C) và Nitơ ( N2 ) tự do có khả năng tăng tốc hoạt  động của vi sinh vật dị dưỡng. 7
  8.    Vi sinh vật và biến đổi khí hậu có tác động qua lại với nhau, theo nghiên   cứu của các nhà khoa học về biến đổi khí hậu hiện tượng nóng lên toàn cầu   khiến vi khuẩn và nấm sinh sản nhiều hơn nhanh chóng (Agren, 2013). Đồng   thời vi khuẩn sử dụng một phần lớn Carbon (C) có sẵn cho việc hô hấp của   mình, thải ra nhiều Nitơ (N2) vào khí quyển mà kích thích sự nóng lên của khí  quyển nhiều hơn. Mặt khác, khi sinh vật chết chúng phân hủy thì các vi   khuẩn và nấm sẽ  phân hủy bằng cách sử  dụng một phần Carbon (C) trong   các mô chết cho sự tăng trưởng, phần còn lại Carbon (C) trong sinh vật chết   được trả  lại cho bầu không khí như  CO 2 (một sản phẩm phụ  của quá trình  phân hủy).Đây là các vi sinh vật được cho là góp phần làm thay đổi khí hậu   toàn cầu.    Ngoài ra vi sinh vật đóng một vai trò trung tâm trong chu kì dinh dưỡng trong   môi trường. Trong hệ thống đất vi sinh vật làm trung gian phân rã của thực   vật, động vât, tiêu dùng và sản xuất các chất khí vi lượng chuyển đổi kim  loại nặng và tăng trưởng thực vật ( Panikov,1999). Thông qua những vai trò vi  sinh vật có khả năng tác động vào khí hậu và do số lượng lớn, phân bố rộng   rãi vi sinh vật có  ảnh hưởng to lớn đến quy mô toàn cầu. Vi sinh vật đóng  góp đáng kể vào việc sản xuất và tiêu thụ các khí nhà kính bao gồm CO2,CH4,  N20, NO. Theo đánh giá của liên hợp quốc nguyên nhân của hoạt đông biến   đổi khí hậu do 90% là do con người và 10% là do tự nhiên. Những hoạt động  của con người như xử lý nước thải và hoạt động nông nghiệp đã kích thích  việc sản xuất khí nhà kính có tham gia của vi khuẩn. Khi các khí này phát  triển có thể  có những phản  ứng phản hồi khác nhau mà tăng tốc độ  hoặc  giảm tốc độ toàn cầu nóng lên nhưng mức độ của các tác động này thì chúng  ta chưa biết được.   Vi sinh vật có vai trò đóng góp và tác động vào các thành phần của khí hậu   thay đổi, giúp chúng ta xác định chúng có được sử  dụng để  hạn chế  lượng   khí thải gây biến đổi khí hậu. Chương 3: Ảnh hưởng của vi sinh vật lên biến đổi khí hậu 3.1.Ảnh hưởng của CH4 lên biến đổi khí hậu    CH4 là khí nhà kính thứ  hai sau CO2 có nguồn gốc từ  tự  nhiên và các hoạt  8
  9. động của con người, trong các năm gần đây nồng độ CH4 tăng đột biến. 3.1.1. Sự tham gia của VSV góp phần tạo ra khí CH4 trong chăn nuôi     Khí Mêtan (CH4) trong chăn nuôi được thải ra chủ  yếu là thông qua hoạt  động chăn nuôi gia súc đặc biệt là các loài nhai lại như bò, cừu, ngựa.... Sở dĩ  như vậy là vì trong quá trình tiêu hóa của các loài động vật nhai lại khí Metan   (CH4) được sản xuất trong dạ dày của những loài này nhờ  vao sự  phân hủy  yếm khí của 2 loại vi khuẩn là methanogenic và Protozoa ( 2 loại vi khuẩn   này sống trong ruột trước của động vật nhai lại,những vi sinh vật này sản   xuất khí CH4 như một sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất, sau đó phát  tán ra không khí qua quá trình đầy hơi của động vật). Quá trình hoạt động này  gọi là quá trình lên men Enteric.                       Hình 3.1: Sự tạo thành khí Metan (CH4)   Thức ăn sơ thô được phân giải một phần bởi vi sinh vật phân giải chất xơ  (Xenlulaza) do chúng tiết ra trong quá trình phân giải các cacbohydrat phức   tạp sinh ra đường đơn. Đối với gia súc dạ dày đơn thì đường đơn glucoza là   sản phẩm cuối cùng được hấp thụ, nhưng đối với gia súc nhai lại thì đường  đơn được vi sinh vật có trong dạ dày tạo ra các axit béo bay hơi.               Khí Metan: m4H2 ­­­­­­­­­­­­> CH4 + 2H2O    Phần lớn các axit béo bay hơi được hấp thụ  qua vách dạ  trở  thành nguồn   năng lượng chính cho gia súc nhai lại. Còn các khí thể, mà chủ  yếu là metan  sẽ tạo thoát ra qua khi động vật ợ hơi. Trung bình một con cừu thải ra 30 lít  9
  10. khí Metan trong một ngày và một con bò sẽ thải ra tới 200 lít trong một ngày. 3.1.2. Sự tham gia của VSV góp phần tạo thành khí CH4 trong sx biogas   Biogas hay còn gọi là khí sinh học là một hỗn hợp khí được sản sinh từ sự  phân hủy những chất hữu cơ  dưới tác động của vi khuẩn trong môi trường  yếm khí. Trong đó thành phần chủ yếu là khí metan (CH4).    Quá trình sản xuất khí sinh học được thực hiện trong các bể  sinh học,   nguyên liệu được nạp vào bể  yếm khí qua quá trình phân hủy yếm khí nhờ  các vi sinh vật, khí metan được sinh ra được thu hồi qua một số  vi sinh vật   sản xuất từ sự lên men và hô hấp của tế bào.        Hình 3.2: Qúa trình tạo thành khí CH4 trong sản xuất Biogas   Nhóm vi khuẩn sinh metan là những vi khuẩn kỵ  thí nghiêm ngặt, rất mẩn  cảm với 02 và phát triển chậm. Vi khuẩn sinh metan được chia thành 4 nhóm:  Methanobacterium hình que, không sinh bào tử.  Methanobacillus hình que, sinh bào tử.  Methanococcus hình cầu, đứng riêng lẻ, không kết nối thành chuỗi.  Methanosarsina hình cầu, kết thành chuỗi hoặc khối. 3.2. Ảnh hưởng của CO2 lên biến đổi khí hậu   Carbon tồn tại trong tất cả các hợp chất hữu cơ, carbon dioxyde (CO2) trong  10
  11. khí quyển hay trong nước được sinh vật tự dưỡng hấp thụ và biến đổi thành  các hợp chất hữu cơ phức tạp như hydrate carbon, protein, lipide... thông qua  quá trình quang hợp và những phản  ứng sinh hóa. Một phần các chất được  tạo thành cấu trúc nên cơ thể vi sinh vật quang hợp và thực vật. Thực vật và   vi sinh vật quang hợp được động vật hay các sinh vật dị dưỡng sử dụng, sau  đó các chất bài tiết cũng như xác chết của sinh vật bị vi khuẩn phân hủy đến   giai đoạn cuối cùng ( giai đoạn khoáng hóa ) trả  lại carbon dioxyde cho môi   trường.    Khí CO2 là một trong năm khí nhà kính (CO2, CFC, CH4, O3, N2O) trong hỗn  hợp khí này CO2 là thành phần chính và chiếm tỉ lệ tương đối cao: 47%. Theo   tính toán của các nhà khoa học, khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi  thì nhiệt độ  bề  mặt Trái Đất tăng lên khoảng 3 oC. Các số  liệu quan sát cho  thấy nhiệt độ  Trái Đất đã tăng lên 0,5oC trong khoảng thời gian từ 1885 đến  1940 do thay đổi nồng độ  CO2. Dự  báo rằng, nếu không có biện pháp khắc  phục hiệu ứng nhà kính thì nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng lên từ 1,5 đến 4,5 oC vào  năm 2050 và gây nhiều hậu quả  nghiêm trọng tác động mạnh mẽ  tới nhiều   mặt của môi trường Trái Đất.  3.3. Những tác động ảnh hưởng của BĐKH lên môi trường   Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ Trái Đất nóng lên nhiệt độ  cao hơn tạo   điều kiện cho nạn cháy rừng dễ  xảy ra hơn, xa hơn nữa nếu nhiệt độ  Trái  Đất quá cao có thể làm tan nhanh băng tuyết  ở Bắc Cực và Nam Cực khiến   mực nước biển ngày càng tăng lên có thể gây nên nạn đại hồng thủy. Ngoài   ra sẽ  ảnh hưởng đến nhiều vùng sản xuất lương thực trù phú, các khu đông  dân cư, các đồng bằng và nhiều đảo thấp có thể bị chìm trong nước biển.    Sự nóng lên của Trái Đất sẽ  làm thay đổi điều kiện sống bình thường của   các loài sinh vật trên Trái Đất, làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên,  thay đổi cơ cấu các loài thực vật, động vật ở một số vùng gây ra suy giảm đa  dạng sinh học, quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn.    Ô nhiễm không khí, tăng nhiệt độ  không khí thì nhiệt độ  toàn cầu có thể  tăng đến 4,5oC vào năm 2050 nếu phát thải khí nhà kính vẫn có xu hướng   tăng lên như  hiện nay. Nhiệt  độ   ấm dần lên sẽ  có  ảnh hưởng  đặc biệt  11
  12. nghiêm trọng đến một số  khu vực như  Bắc, Tây, Nam Phi, những vùng này   nhiệt độ sẽ tăng thêm tới 10oC. nhiệt độ cao hơn tạo điều kiện cho nạn cháy  rừng dễ xảy ra hơn, xa hơn nữa. 3.4. Những tác động ảnh hưởng của BĐKH lên con người  Tác động trực tiếp:    Biến đổi khí hậu  ảnh hưởng đến sức khỏe của con người thông qua mối   quan hệ  trao đổi vật chất, năng lượng giữa có thể  người với môi trường   xung quanh, dẫn đến những biến đổi về  sinh lý, tập quán, khả  năng thích  nghi và những phản  ứng của cơ  thể  đối với các tác động đó. Các đợt nắng   nóng kéo dài, nhiệt độ  không khí tăng, gây nên những tác động tiêu cực đối  với sức khỏe con người, đẫn đến gia tăng một số  nguy cơ  đối với tuổi già,   những người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, dị ứng.  Tác động gián tiếp:    Biến đổi khí hậu  ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua những   nguồn gây bệnh, làm tăng khả  năng bùng phát và lan truyền các bệnh dịch  như  bệnh cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, tiêu chảy, dịch tả...làm tăng khả  năng  xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não nhật bản,  làm tăng tốc độ  sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng,   vật chủ mang bệnh (Ruồi, muỗi, chuột, ve), gây bệnh ung thư da và bệnh về  mắt.  Chương 4 :Giải pháp nhằm hạn chế tác động của vi sinh vật lên  BĐKH   ­ Hạn chế những tác động do biến đổi khí hậu đem lại bằng cách bảo vệ sự  đa dạng các loài sinh vật nhỏ  sống trong lòng đất như  giun đất hay các loại  côn trùng sống trong lòng đất, chúng đống vai trò khá quan trọng trong điiều  tiết hệ  sinh thái đất bằng cách tiêu diệt các loại vi khuẩn có thể  gia tăng   lượng khí thải Carbon. Qua đó, giảm thiểu một lượng lớn khí thải Carbon từ  lòng đất vào bầu khí quyển cũng như hạn chế  những tác động của biến đổi  12
  13. khí hậu.   ­ Các nước trong khu vực cùng với các quốc gia trên thế giới cần có những   chính sách và mục tiêu dài hạn nhằm khuyến khích thực thi cắt giảm lượng   khí thải ở quy mô cần thiết nhằm bảo đảm sự ổn định lượng khí độc thải ra  môi trường như:   + Giảm thiểu lượng khí độc thải ra từ phương tiện bằng xe máy, khi cần di   chuyển những quãng đường gần hãy đi xe đạp hoặc đi bộ.  + Tăng hiệu quả sử dụng năng lượng tái tạo chứa ít CO 2 như mặt trời, gió,  khí sinh học, địa nhiệt...  + Thay đổi nhu cầu trong sưởi  ấm và vận tải sạch, áp dụng các công nghệ  và kỹ thuật sản xuất điện năng.  + Một số ngành năng lượng toàn thế giới phải cắt giảm ít nhất 60% sự phụ  thuộc vào năng lượng có chứa CO2. Để đến năm 2050 sự tích tụ CO2 có trong  bầu khí quyển ổn định ở mức 550ppm.  + Ngành giao thông vận tải cũng cần giảm nhiều lượng khí thải bằng việc   tăng cường sử  dụng những nhiên liệu mới thân thiện với môi trường như  Bio­diezel, Hydro, pin mặt trời, Ethanol.  + Các nhà khoa học đã tìm ra được rằng, chế độ ăn uống của gia súc là một  cách quan trọng để khống chế lượng phát thải khí Metan (CH4). Nhóm bò ăn  cỏ  trên bãi chăn thả  phát sinh nhiều CH4 hơn so với nhóm chỉ  ăn cỏ  khô  ủ  chua có thêm các chất phụ gia đậm đặc. Đây là một biện pháp quan trọng và  khống chế  sự  phát thải khí Metan (CH4) sinh ra do bò và các động vật nhai  lại khác nhờ  sự tham gia của vi sinh vật tạo thành.  + Sử dụng phương pháp mới hấp thụ khí thải CO2 từ các cơ sở công nghiệp  bằng cách lắp đặt các hạt lọc bằng sứ vào ống khói của các nhà máy. Biện  pháp này có thể  áp dụng cho các nhà máy luyện kim, nhà máy sản xuất xi   13
  14. măng, nhà máy nhiệt điện......   14
  15. Kết luận và kiến nghị   Sau khi nghiên cứu đề tài này, có thể nhận định rằng vi sinh vật ảnh hưởng   đến biến đổi khí hậu đang ngày càng tác động lên trái đất làm cho thiên nhiên  và con người và con người không tránh khỏi những thảm họa bất ngờ. Số  lượng các thảm họa và thiên tai ngày càng nhiều hơn điều đó như là lời cảnh  tỉnh cho con người khi đang đứng trước một thời kì thiên nhiên đầy biến   động.    Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ  mặt trời có sự  hiện diện của sự  sống nhưng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ngôi nhà chung của chúng ta   đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa. Trước tình hình này, chúng ta nên nỗ lực   ngăn chặn các lượng khí thải nhà kính. Đây là vấn đề  mang tính toàn cầu,   vấn đề  chung của cộng đồng không phải riêng biệt của từng quốc gia hay  châu lục nào. Chúng ta cần đề ra các phương hướng và phân công nhiệm vụ  công bằng hiệu quả giữa các quốc gia, khu vực hay châu lục. Bằng cách thực  hiện nhanh chóng, hành động sớm ngay từ bây giờ để đạt được hiệu quả .   Những nỗ lực đã được thực hiện để kết hợp các dữ liệu khác với nhau về  sự  đa dạng của vi sinh vật, cộng đồng cấu trúc và khả  năng sinh lý của các  loài khác nhau. Những phản ứng của vi sinh vật có thể được hiểu chỉ sau khi  các khuôn khổ quản lý của hệ  vi sinh vật có thể  làm giảm phát thải khí nhà   kính được phát triển.   Vấn đề  đặt ra là không hề  nhỏ, chúng ta phải làm gì để  hạn chế  tác động  của vi sinh vật lên biến đổi khí hậu về  tình hình trước mắt và đảm bảo sự  bình yên và phát triển lâu dài? 15
  16.  Tài liệu tham khảo     Tài liệu tiếng việt 1.CN. Đoàn Chiến Thắng,Bài giảng vi sinh môi trường (2012). 2.Ths. Nguyễn Phương Đại Nguyên, Bài giảng sinh thái học (2015).  Tài liệu internet 3.http://www.wikipedia.org/ 4.vtv.vn/kinh­te/sinh­vat­nho­trong­dat­giai­phap­giam­tac­dong­cua­bien­doi­ khi­hau. 5. Luanvan.net.vn. 6. 123doc.org.bieuhiencuasubiendoikhihau. 7. khoahoc.tv.doimoitrongiaiphap.       16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2