Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp canh tác lúa cải tiến (SRI) đến sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại trên một số giống lúa tại Bình Định
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá được ảnh hưởng của biện pháp canh tác lúa cải tiến (SRI) đến sự sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa ở Bình Định. Đánh giá được ảnh hưởng của biện pháp canh tác lúa cải tiến (SRI) đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại trên một số giống lúa ở Bình Định. Đánh giá được ảnh hưởng của biện pháp canh tác lúa cải tiến (SRI) đến năng suất của một số giống lúa ở Bình Định.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp canh tác lúa cải tiến (SRI) đến sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại trên một số giống lúa tại Bình Định
- i LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân, em xin chân thành cảm ơn đến: Xin cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Lê Đình Hường, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn giúp đở em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Thầy Lê Đình Hường đã hướng dẩn em từng chi tiết từng công đoạn khi em thực hiện đề tài, thầy đã đưa ra những ý tưởng để em thực hiện. Ngày nay khi thực hiện xong đề tài thầy là người đầu tiên em biết ơn và nhớ đến. Không may thầy ra đi để lại cho gia đình, người thân, bạn bè, để lại trong em nhưng nuối tiếc không thể tả. Tận trong đáy lòng em muốn gửi lời chia buồn và cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy. Em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Nguyễn Vĩnh Trường đã tận tình giúp đở giúp em hoàn thiện luận văn. Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng quản lý Đào tạo sau đại học, các cán bộ & giáo viên Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập nghiên cứu. Em chân thành cảm ơn Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Định đã tạo điều kiện cho em thu thập các thông tin cần thiết để phục vụ cho luận văn này. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn những người thân yêu trong gia đình, bạn bè luôn ở bên động viên, giúp đỡ em trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành tốt luận văn, nhưng do kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót, vì vậy mong quý thầy, cô giáo và anh, chị đồng nghiệp đóng góp ý kiến bổ sung để luận văn được hoàn thiện hơn. Thành phố Huế, ngày 23 tháng 08 năm 2015 Tác giả Phan Văn Tiên PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Phan Văn Tiên PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ...........................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.................................................................................. viii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................4 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ............................................................................................4 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...........................................................................................6 1.3. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và ở Việt Nam ..........................................8 1.3.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới ...............................................................8 1.3.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam .................................................................8 1.3.3. Tình hình sản xuất lúa ở Bình Định ....................................................................10 1.4. Lịch sử phát triển và tình hình sử dụng biện pháp canh tác thâm canh lúa cải tiến (SRI) trên thế giới và ở Việt Nam ...................................................................................11 1.4.1. Lịch sử phát triển và tình hình sử dụng biện pháp canh tác thâm canh lúa cải tiến (SRI) trên thế giới ...........................................................................................................11 1.4.2. Lịch sử phát triển và tình hình sử dụng biện pháp canh tác thâm canh lúa cải tiến (SRI) ở Việt Nam ...........................................................................................................12 1.5. Những nghiên về sâu bệnh hại và biện pháp canh tác SRI trên cây lúa trên thế giới và ở Việt Nam................................................................................................................13 1.5.1. Tình hình nghiên cứu sâu bệnh hại và biện pháp canh tác SRI trên cây lúa trên thế giới ...........................................................................................................................13 1.5.2. Tình hình nghiên cứu sâu bệnh hại và biện pháp canh tác SRI trên cây lúa ở Việt Nam ...............................................................................................................................22 Chương 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............32 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................32 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv 2.1.1. Mục tiêu tổng quát ...............................................................................................32 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................32 2.2. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................32 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..........................................................................33 2.4. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................33 2.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................33 2.6. Các biện pháp kĩ thuật áp dụng trong thí nghiệm...................................................34 2.6.1. Biện pháp canh tác thông thường áp dụng cho vụ Đông xuân ............................34 2.6.2. Biện pháp canh tác SRI .......................................................................................36 2.7. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ....................................................................38 2.7.1. Xác định khả năng sinh trưởng, phát triển của tập đoàn giống lúa .....................38 2.7.2. Xác định thành phần sâu bệnh hại trên một số giống thí nghiệm ......................................................................................................................... 39 2.7.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của một số giống lúa .......................................................................................................................................41 2.7.4. Hiệu quả kinh tế...................................................................................................42 2.8. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................................42 2.9. Diễn biến thời tiết khí hậu ............................................................................ 42 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..........................................44 3.1. Ảnh hưởng của hai biện pháp canh tác đến sự sinh trưởng, phát triển trên một số giống lúa ở Bình Định ...................................................................................................44 3.1.1. Ảnh hưởng của hai biện pháp canh tác đến thời gian sinh trưởng, phát triển trên một số giống lúa ở Bình Định .......................................................................................44 3.1.2. Ảnh hưởng của hai biện pháp canh tác đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của một số giống lúa thí nghiệm...................................................................................47 3.1.3.Ảnh hưởng của hai biện pháp canh tác đến chiều cao một số giống lúa qua các giai đoạn ........................................................................................................................50 3.1.4. Ảnh hưởng của hai biện pháp canh tác đến màu sắc lá trên một số giống lúa thí nghiệm ...........................................................................................................................54 3.1.5. Ảnh hưởng của hai biện pháp canh tác đến khả năng đẻ nhánh trên một số giống lúa thí nghiệm ................................................................................................................56 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v 3.2. Ảnh hưởng của hai biện pháp canh tác đến sâu bệnh hại trên một số giống lúa thí nghiệm ...........................................................................................................................60 3.2.1. Tình hình phát sinh gây hại của sâu cuốn lá nhỏ................................................61 3.2.2. Tình hình phát sinh gây hại của bệnh đạo ôn ......................................................63 3.2.3. Tình hình phát sinh bệnh khô vằn .......................................................................66 3.3. Ảnh hưởng của hai biện pháp canh tác đến các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất của một số giống lúa ở Bình Định .........................................................................70 3.3.1. Ảnh hưởng của hai biện pháp canh tác đến các yếu tố cấu thành năng suất của một số giống lúa ở Bình Định .......................................................................................70 3.3.2. Ảnh hưởng của hai biện pháp canh tác đến năng suất của một số giống lúa ở Bình Định ......................................................................................................................73 3.4. Ảnh hưởng của hai biện pháp canh tác đến một số chi tiêu về hiệu quả kinh tế trên một số giống lúa tại Bình Định......................................................................................76 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................79 1. Kết luận......................................................................................................................79 1.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển ........................................................................79 1.2. Tình hình sâu bệnh hại chính..................................................................................79 1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất .........................................................79 1.4. Hiệu quả kinh tế ......................................................................................................80 2. Đề nghị ......................................................................................................................80 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................81 PHỤ LỤC ......................................................................................................................86 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT SRI : System of Rice intensification FAO : Food and Agriculture Organization NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực thu SNV : Tổ chức phát triển Hà Lan BVTV : Bảo vệ thực vật NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn SRD : Trung tâm phát triển nông thôn bền vững ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long FIDR : Tổ chức Cứu trợ và phát triển quốc tế IAE : Viện môi trường nông nghiệp IPM : Quản lý dịch hại tổng hợp IRRI : International Rice Research Institute - Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế KHKT : Khoa học kỹ thuật Ctv : Cộng tác viên QCVN : Quy chuẩn Việt Nam RCBD : Randomized complete Block Design/Thiết kế theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên TLB : Tỷ lệ bệnh CSB : Chỉ số bệnh P : Trọng lượng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa Việt Nam từ năm 2002 - 2013 .................................. 9 Bảng 1.2. Diện tích năng suất, sản lượng lúa tỉnh Bình Định từ năm 2007 - 2014 ...... 11 Bảng 1.3. Sự khác biệt giữa biện pháp thâm canh cải tiến (SRI) và biện pháp thông thường ở Trung Quốc ....................................................................................................20 Bảng 1.4. Một số kết quả thử nghiệm SRI ở các nước .................................................. 21 Bảng 1.5. Diện tích nhiễm đạo ôn trên toàn quốc ........................................................ 26 Bảng 1.6. Tình hình sâu bệnh hại trên cây lúa qua các năm ........................................ 28 Bảng 2.1. Một số giống lúa nghiên cứu......................................................................... 32 Bảng 2.2. Các công thức thí nghiệm ............................................................................. 33 Bảng 2.3. Tình hình thời tiết, khí hậu vụ Đông Xuân 2014 – 2015 .............................. 42 Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng, phát triển của cây lúa qua các giai đoạn .................. 45 Bảng 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây ............................................................ 47 Bảng 3.3. Chiều cao cây lúa qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển ....................... 51 Bảng 3.4. Màu sắc lá lúa qua các giai đoạn hai biện pháp canh tác lúa ........................ 55 Bảng 3.5. Khả năng đẻ nhánh của cây lúa của hai biện pháp cánh tác ......................... 57 Bảng 3.6. Thành phần sâu bệnh hại trên ruộng lúa thí nghiệm ..................................... 60 Bảng 3.7. Tình hình phát sinh gây hại của sâu cuốn lá nhỏ trên hai biện pháp canh tác lúa .................................................................................................................................. 61 Bảng 3.8. Tình hình phát sinh gây hại của bệnh đạo ôn trên hai biện pháp canh tác lúa ...... 65 Bảng 3.9. Tình hình phát sinh gây hại của bệnh khô vằn trên hai biện pháp canh tác lúa....... 67 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của hai biện pháp canh tác lúa đến các yếu tố cấu thành năng suất của một số giống lúa……….…………………………………………………… .............7170 Bảng 3.11. Năng suất hai biện pháp canh tác của một số giống lúa tham gia thí nghiệm .... 74 Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế hai biện pháp canh tác của một giống lúa thí nghiệm ..... 77 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Sơ đồ thí nghiệm............................................................................................34 Hình 2.2. Bảng so màu lá lúa ........................................................................................39 Hình 3.1. Chiều cao cây giai đoạn kết thúc đẻ nhánh ...................................................52 Hình 3.2. Chiều cao cây giai đoạn bắt đầu trổ ..............................................................52 Hình 3.3. Chiều cao cây giai đoạn kết thúc trổ .............................................................53 Hình 3.4. Chiều cao cây giai đoạn chín hoàn toàn ........................................................54 Hình 3.5. Tổng số nhánh của một số giống tham gia thí nghiệm ..................................58 Hình 3.6. Tổng số nhánh hữu hiệu của một số giống tham gia thí nghiệm...................59 Hình 3.7. Tỷ lệ nhánh hữu hiệu của một số giống tham gia thí nghiệm .......................59 Hình 3.8. Diển biến phát sinh sâu cuốn lá nhỏ trên hai biện pháp canh tác lúa ............62 Hình 3.9. Tình hình phát sinh, phát triển bệnh khô vằn trên lúa trên hai biện pháp canh tác lúa ............................................................................................................................68 Hình 3.10. Năng suất lý thuyết hai biện pháp canh tác của một số giống tham gia thí nghiệm ...........................................................................................................................74 Hình 3.11. Năng suất thực thu hai biện pháp canh tác lúa của một số giống tham gia thí nghiệm ...........................................................................................................................75 Hình 3.12. Mức lãi ròng của hai biện pháp canh tác một số giống lúa thí nghiệm .......78 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Lúa (Oryza sativa) cùng với ngô và lúa mì là 3 loại cây lương thực chính của thế giới. Ngày nay diện tích và sản lượng lúa của thế giới không ngừng tăng lên, (từ 135 triệu ha năm 2002 lên 165 triệu ha năm 2011 về diện tích, sản lượng tăng lên từ 575 triệu tấn lên 725 triệu tấn) (FAO) có vai trò trong sự phát triển kinh tế của toàn cầu. Để đảm bảo an ninh lương thực và giữ mức xuất khẩu gạo như hiện nay thì sản lượng lúa cả nước phải được duy trì, nâng cao. Tuy nhiên, mục tiêu tăng sản lượng bằng con đường mở rộng diện tích canh tác, tăng số vụ/năm không còn tiềm năng khai thác, giải pháp quan trọng nhất là nâng cao năng suất và tăng hiệu quả kinh tế sản xuất lúa. Để giải quyết vấn đề này, cần sự đầu tư có chiều sâu vào việc nghiên cứu, đẩy nhanh công tác triển khai và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào thực tế sản xuất lúa. Việc đưa ra các qui trình kỹ thuật thâm canh đạt hiệu quả cao cả về kinh tế và môi trường theo hướng sử dụng tối ưu nguyên, nhiên liệu, tài nguyên và tiết kiệm chi phí sản xuất, ứng phó với biến đổi khí hậu mà thế giới và Việt Nam đang phải đối mặt là rất cần thiết để tiến tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững. Diện tích trồng lúa ở Bình Định là 101.710 ha (năm 2014) là cây trồng chủ đạo của tỉnh, góp phần đem lại nguồn thu nhập cho người nông dân qua đó góp phần phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, việc trồng lúa còn gặp nhiều khó khăn do nhiều lý do: Gieo giống ở mật độ cao vừa tốn giống; bón phân không đúng lúc, đúng liều, đúng loại; cải tạo đất không được chú ý; sử dụng nước kém hiệu quả; phun thuốc bảo vệ thực vật không hợp lý… dẩn đến năng suất không cao, hiệu quả kinh tế thấp; cùng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm cho sản xuất lúa gặp nhiều khó khăn, các đối tượng dịch hại bùng phát gây hại nặng nề. Việc sử dụng thuốc hóa học có những ưu điểm như phòng trừ sâu bệnh đạo mức độ gây hại cao, đồng thời dập tắt dịch ở mức độ cao nhưng cũng chứa đựng nhiều nhược điểm đó là làm giảm sự đa dạng sinh học, làm mất cân bằng sinh thái, làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sinh vật có ích [24], [22]. Đa dạng các hình thức canh tác là giải pháp giúp giảm áp lực sử dụng thuốc BVTV và phân bón, nâng cao hiệu quả canh tác, giảm chi phí đầu tư và cải thiện môi trường nông nghiệp do các ảnh hưởng bất lợi từ sản xuất nông nghiệp, ứng dụng hệ thống các biện pháp thâm canh tổng hợp đối với cây lúa cấy (System of Rice intensification - gọi tắt là SRI) đang là một hướng đi đúng và hiệu quả trong sản xuất lúa. Biện pháp này có kỹ thuật đơn giản, dễ làm, tiết kiệm giống, nước tưới, công và thuốc Bảo vệ thực vật, làm tăng năng suất cây trồng, tăng chất lượng và đạt hiệu quả kinh tế. Trên thế giới, đã có nhiều nước áp dụng kỹ thuật này (Madagasca, Trung PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 Quốc, Indonesia, Campuchia, Srilanka…) đều cho năng suất lúa cao hơn từ 30% - 150% so với đối chứng, hiện nay trên thế giới có hơn 40 quốc gia áp dụng SRI. Ở Việt Nam hệ thống canh tác lúa (System of Rice Intensification - SRI) được chương trình IPM Quốc gia, Cục Bảo vệ thực vật hướng dẫn nông dân các tỉnh phía Bắc ứng dụng từ năm 2003. Từ 2005, SRI được ứng dụng trên quy mô từ 2 - 5 ha, và quy mô hàng chục - hàng trăm ha từ 2007. Vụ Mùa 2010 đã có 22 tỉnh thực hiện, với tổng diện tích ứng dụng trên 286.053 ha (2 vụ Đông Xuân và Mùa), với 781.282 nông dân tham gia (Hà Nội, Hòa Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, TT - Huế).Tỉnh Bình Định được Chính phủ Úc tài trợ dự án thông qua “Chương trình hỗ trợ cộng đồng thích ứng và giảm thiểu rủi ro biến đổi khí hậu”. Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) là cơ quan thực hiện dự án. SNV thực hiện dự án này gắn với chương trình xây dựng cánh đồng mẫu lớn của tỉnh Bình Định để hỗ trợ và xây dựng năng lực của các hộ dân sản xuất lúa gạo thông qua hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI và được triển khai thực hiện ở Bình Định từ vụ Đông Xuân năm (2012 - 2013) cho năng suất và hiệu quả cao. Tuy nhiên cho đến nay ở Bình Định biện pháp SRI lại chưa được người dân biết đến và áp dụng nhiều. Xuất phát từ thực tế đó tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp canh tác lúa cải tiến (SRI) đến sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại trên một số giống lúa tại Bình Định”. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá được ảnh hưởng của biện pháp canh tác lúa cải tiến (SRI) đến sự sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa ở Bình Định. - Đánh giá được ảnh hưởng của biện pháp canh tác lúa cải tiến (SRI) đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại trên một số giống lúa ở Bình Định. - Đánh giá được ảnh hưởng của biện pháp canh tác lúa cải tiến (SRI) đến năng suất của một số giống lúa ở Bình Định. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc áp dụng biện pháp canh tác lúa cải tiến (SRI) trên một số giống lúa ở Bình Định. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI - Bố trí các thí nghiệm đúng, theo dõi, thu thập số liệu một cách khách quan, khoa học trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đề tài. - Xử lý, tổng hợp, đánh giá, phân tích, nhận xét và thảo luận các kết quả thí nghiệm, rút ra được các kết luận đáp ứng mục tiêu của đề tài đã đặt ra. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện thêm các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại lúa ở địa phương và từ đó làm cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu tiếp theo trong việc đa dạng các phương thức canh tác nhằm phòng trừ sâu bệnh hại có hiệu quả cao. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu góp phần ứng dụng vào thực tiễn trong việc phòng ngừa sâu bệnh hại. Qua đó bổ sung thêm phương pháp sản xuất hợp lý giúp duy trì sử dụng các giống lúa có giá trị, nâng cao năng suất, phẩm chất và tăng nguồn thu nhập cho người nông dân ở địa phương, đồng thời đưa ra khuyến cáo trong việc phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài Lúa là cây trồng thân thiết, lâu đời nhất của nhân dân ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới, đặc biệt là các dân tộc ở Châu Á. Lúa gạo là loại lương thực chính của người dân Châu Á, giống như bắp của dân Nam Mỹ, hạt kê của dân Châu Phi hoặc lúa mì của dân Châu Âu và Bắc Mỹ. Cây lúa trồng hiện nay đã trải qua một lịch sử tiến hóa rất lâu dài và khá phức tạp, với nhiều thay đổi rất lớn về đặc điểm hình thái, nông học, sinh lý và sinh thái để thích nghi với điều kiện khác nhau của môi trường thay đổi theo không gian và thời gian. Sự tiến hóa này bị ảnh hưởng rất lớn bởi hai tiến trình chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Nguồn gốc cây lúa đã có từ lâu và gắn liền với lịch sử phát triển của nhân dân các nước Châu Á. Cây lúa thuộc họ Poaceae, loài Oryza sativa và Oryza glaberrima. Loài Oryza sativa là lúa trồng ở châu Á và Oryza glaberrima là lúa trồng ở châu Phi. Ngoài ra, còn có hơn 20 loài lúa dại sống rải rác trên thế giới như Đông Nam Á, Nam Á, Úc Châu, New Guinea, Phi Châu, Trung và Nam Mỹ. Sự phân loại cho cây lúa trải qua một thời gian hơn 200 năm, với rất nhiều tranh luận giữa các nhà nghiên cứu vì không có hệ thống phân loại duy nhất được đặt ra. Do đó, có nhiều loài lúa dại được xếp cùng tên hoặc lẫn lộn nhau, tùy theo các nhà nghiên cứu, ngoại trừ hai loài lúa trồng (O. sativa và O. glaberrima) và 7 loài lúa dại (O. australiensis, O. eichingeri, O. latifolia, O. minuta, O. schlechteri, O. ridleyi và O. brachyantha) (Nayar, 1973). Chẳng hạn, loài O. spontanea và O. perennis được xem như rất gần với lúa trồng O. sativa nên có tên thay đổi rất thường xuyên. Loài Oryza dưới dạng spontanea là loài hàng niên và được xem như một loài độc lập Oryza fatua, hay O. sativa var. fatua hoặc O. rufipogon (Sampath, 1962). Loài đa niên O. perennis được xem như O. rufipogon Griff và loài hàng niên như O. nivara Sharma et Shastry. Các giống lúa khác nhau thích nghi với những vùng sinh thái khác nhau. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009), cây lúa thích nghi rất rộng với nhiều điều kiện sinh thái từ vĩ độ 35oNam – 53oBắc. Điều kiện sinh thái có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cây lúa, nó quyết định loại hình cây lúa, cơ cấu giống lúa, thời vụ gieo cấy, biện pháp canh tác và hình thành các vùng trồng lúa khác nhau. Đất trồng lúa cần giàu dinh dưỡng, nhiều hữu cơ, tơi xốp, thoáng khí, khả năng giữ nước, giữ phân tốt, tầng canh tác dày để bộ rễ ăn sâu, bám chặt vào đất và huy PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 động nhiều dinh dưỡng để nuôi cây. Loại đất thịt hay đất thịt pha sét, ít chua hoặc trung tính (pH = 5,5 – 7,5) là thích hợp đối với cây lúa. Nhiệt độ có tác dụng quyết định đến tốc độ sinh trưởng của cây lúa nhanh hay chậm, tốt hay xấu. Trong phạm vi giới hạn (20 – 30oC), nhiệt độ càng tăng cây lúa phát triển càng mạnh. Nhiệt độ trên 40oC hoặc dưới 17oC, lúa tăng trưởng chậm lại. Ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và phát dục của cây lúa trên 2 phương diện: Cường độ ánh sáng và độ dài chiếu sáng trong ngày (quang kỳ). Cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến sự quang hợp của cây lúa, thể hiện chủ yếu bằng năng lượng ánh sáng mặt trời chiếu trên đơn vị diện tích đất (lượng bức xạ). Bức xạ mặt trời gồm: Ánh sáng trực xạ (ánh sáng chiếu trực tiếp), ánh sáng phản xạ (ánh sáng phản chiếu), ánh sáng tán xạ (ánh sáng khuyếch tán) và ánh sáng thấu qua… đều có tác dụng nhất định đối với quang hợp của quần thể ruộng lúa. Quang kỳ là khoảng thời gian chiếu sáng trong ngày tính từ lúc bình minh đến lúc hoàng hôn. Lúa là cây ngày ngắn, cho nên quang kỳ ngắn điều khiển sự phát dục của cây lúa. Nó chỉ làm đòng và trổ bông khi gặp quang kỳ ngắn thích hợp (các giống lúa quang cảm). Trong điều kiện thủy lợi chưa hoàn chỉnh, lượng mưa là một trong những yếu tố khí hậu có tính chất quyết định đến việc hình thành các vùng trồng lúa và các vụ lúa trong năm. Trong mùa mưa ẩm, lượng mưa cần thiết cho cây lúa trung bình là 6 – 7 mm/ngày và 8 – 9 mm/ngày trong mùa khô nếu không có nguồn nước khác bổ sung. Nếu tính luôn lượng nước thấm rút và bốc hơi thì trung bình 1 tháng cây lúa cần một lượng mưa khoảng 200 mm và suốt vụ lúa 5 tháng cần khoảng 1000 mm. Gió mạnh ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành và phát triển của đòng lúa, sự trổ bông, thụ phấn, thụ tinh và sự tích lũy chất khô trong hạt bị trở ngại làm tăng tỷ lệ hạt lép, hạt lửng (gạo không đầy vỏ trấu) làm giảm năng suất lúa ở giai đoạn làm đòng và trổ. Tuy nhiên, gió nhẹ giúp cho quá trình trao đổi không khí trong quần thể ruộng lúa tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp và hô hấp của ruộng lúa góp phần tăng năng suất. Do việc ảnh hưởng của điều kiện sinh thái đối với các giống lúa như trên nên để xác định được giống tốt cho một vùng sản xuất nào đó cần phải tiến hành khảo nghiệm, gieo cấy thử nghiệm qua một vài vụ sản xuất để đánh giá khả năng thích ứng của giống đó. Hoạt động chính của người nông dân là sản xuất nông nghiệp.Trong lĩnh vực trồng trọt đối tượng cần nghiên cứu là một biện pháp canh tác hợp lý trên những giống cây trồng khác nhau…Năng suất cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng ngoài chịu tác động của các yếu tố tự nhiên thì trình độ canh tác, biện pháp kỹ thuật, khả năng đầu tư, thâm canh cũng có tác động rất lớn… Việc bón phân, tưới nước và bố trí mật độ hợp lý nhằm phân bố hợp lý đơn vị diện tích lá/đơn vị diện tích đất, tận dụng nguồn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 năng lượng ánh sáng mặt trời, hạn chế sâu bệnh hại, tạo tiền đề cho năng suất cao. Ngoài ra, việc bố trí mật độ hợp lý còn tiết kiệm được hạt giống công lao động và các chi phí khác góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa hiện nay. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu về phương pháp cấy chưa nhiều và thiếu các nghiên cứu hệ thống vấn đề này. Do vậy đòi hỏi phải có biện pháp canh tác hợp lý đối với những giống lúa khác nhau giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển, chống chịu sâu bệnh tốt. Với mỗi biện pháp canh tác trên các giống khác nhau cần có các nghiên cứu tìm ra phương pháp canh tác hợp lý trên các giống khác khau. Biện pháp thâm canh lúa cải tiến (SRI) là một phương pháp canh tác giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển, chống chịu sâu bệnh cho năng suất và hiệu quả cao. Một số nước có nền nông nghiệp gắn với công nghệ phát triển như: Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanka,…Ngoài việc tạo ra những giống có năng suất cao, người ta còn chú trọng đến kỹ thuật thâm canh để các các giống phát huy được thế mạnh: Kỹ thuật làm mạ, kỹ thuật cấy, kỹ thuật bón phân, kỹ thuật điều tiết nước, công tác Bảo vệ thực vật. - Kỹ thuật làm mạ: Tạo cho cây mạ trong điều kiện thuận lợi nhất trước khi cấy. Mạ non là điều kiện quan trọng trong thâm canh giống lúa. - Kỹ thuật cấy: Cấy 1 dãnh, mật độ cấy khác nhau tùy theo điều kiện thâm canh, tập quán canh tác. Khoảng cách giữa các hàng sông và hàng tay khác nhau thông thường cấy theo hình chữ nhật để tận dụng ánh sáng cho quá trình quang hợp của cây lúa. - Kỹ thuật bón phân: Nhiều tài liệu cung cấp thông tin cho các loại phân bón làm cho đất tơi xốp, thoáng khí. Chú trọng việc bón phân vô cơ (Urê) theo bảng so màu lá lúa. - Kỹ thuật điều tiết nước: Vai trò của nước rất quan trọng trong đời sống cây lúa, các nhà khoa học chú trọng đến khâu điều tiết nước, tùy từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa mà cung cấp lượng nước phù hợp đảm bảo cho cây lúa phát triển tốt. Lượng nước thích hợp nhất từ giai đoạn sau cấy đến khi phát triển đòng là ruộng đủ ẩm cho đất giúp cho lúa đẻ khỏe, cứng cây, rễ ăn sâu xuống dưới có thể hút dinh dưỡng ở tầng sâu hơn. - Công tác BVTV: Các đối tượng dịch hại chủ yếu như sâu đục thân bướm hai chấm, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu… 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài Ngày nay với việc áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất lúa đạt được nhiều thành tựu đáng kể giúp hiệu quả kinh tế và năng suất ngày càng tăng, trong đó có việc nghiên cứu và thử nghiệm biện pháp canh tác lúa SRI, nhiều giống mới được PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 lai tạo ra có tiềm năng năng suất cao. Đến nay hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI đã được nghiên cứu, triển khai thành công ở 40 quốc gia trên thế giới. SRI được coi là một phương pháp tiếp cận theo hướng nông nghiệp sinh thái, có nhiều ưu thế so với nhiều phương pháp khác ở địa phương: Lượng giống giảm từ 50 – 90%, phân đạm giảm 20 – 25%, quan trọng hơn là năng suất tăng bình quân từ 13 – 29%. SRI tiết kiệm hơn 40% nước tưới, 30% phân hóa học, tăng khả năng chống chịu của cây lúa liên quan đến biến đổi khí hậu như chống đổ ngã, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, do đó đã hạn chế sử dụng thuốc BVTV. Việc rút cạn nước ruộng góp phần làm hạn chế khí nhà kính phát thải gây hiệu ứng nhà kính. Như vậy SRI đảm bảo được cả 4 lợi ích: Kinh tế, xã hội, môi trường và biến đổi khí hậu [55]. Ở Việt Nam, trong bối cảnh diện tích trồng lúa ngày càng giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, những thách thức do biến đổi khí hậu gây ra tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp nhưng phải đảm bảo an ninh lương thực đòi hỏi phải có biện pháp kỹ thuật hợp lý để tăng năng suất tăng hiệu quả đồng thời ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu. Biện pháp canh tác SRI qua thử nghiệm thành công trên nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta biện pháp SRI đã được Cục bảo vệ thực vật và Đại học Thái nguyên triển khai từ năm 2003 tại các tỉnh phía Bắc. Cho đến nay có khoảng 1,8 triệu hộ với 394.894 ha làm SRI, có 23 tỉnh, SRI đang có triển vọng rất tốt tại Việt Nam. (Cục BVTV, 2014). Bộ NN&PTNT đã công nhận SRI là tiến bộ kỹ thuật áp dụng trong sản xuất lúa ở các tỉnh phía Bắc (15/10/2007), và trao giải thưởng bông lúa vàng Việt Nam năm 2012. Hiện nay, SRI đã được rất nhiều tổ chức nghiên cứu và chuyển giao như Cục bảo vệ thực vật, Đại học Thái Nguyên, tổ chức Oxfam, tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), Trung tâm phát triển nông thôn bền vững – SRD, tổ chức Cứu trợ và Phát triển Quốc tế (FIDR), Viện môi trường nông nghiệp (IAE), Viện cây lương thực và thực phẩm (FCRI), Sở NN&PTNT Quảng Nam và các chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Kạn, Hà Nội, Yên Bái, Nghệ An , Hà Tĩnh. Các tổ chức này đã triển khai SRI tại nhiều nơi, có nhiều kinh nghiệm tiếp cận phong phú và đa dạng. Các nghiên cứu chuyên sâu về lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường và sự phù hợp của SRI đối với điều kiện sinh thái, xã hội và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã được thực hiện. Những kinh nghiệm này hết sức quý báu nhưng ít có điều kiện chia sẻ và phổ biến rộng rãi [55]. Biện pháp canh tác SRI ở Bình Định được tổ chức SNV giúp đở thực hiện từ năm 2012 ở nhiều địa phương trong tỉnh thu được nhiều kết quả góp phần tăng năng suất, hiệu quả kinh tế. Hiện nay biện pháp SRI được đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành mở rộng cả về quy mô và diện tích sản xuất ở nhiều địa phương trong tỉnh. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 1.3. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và ở Việt Nam 1.3.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới Theo thống kê của FAO (2013), năm 2011 tổng diện tích canh tác lúa trên toàn thế giới là 164,12 triệu ha, năng suất bình quân đạt 4,40 tấn/ha, sản lượng đạt 722,76 triệu tấn. Châu Á có diện tích trồng lúa lớn nhất, chiếm 88,51% tổng diện tích trồng lúa của toàn thế giới (145,27 triệu ha), kế đến là châu Phi 6,81% (11,17 triệu ha), châu Mỹ 4,16% (6,88 triệu ha), châu Âu 0,44% (0,73 triệu ha), châu Đại Dương 0,08 triệu ha chiếm tỷ trọng không đáng kể. Về diện tích lúa Ấn Độ là nước đứng đầu với 44,1 triệu ha, kế đến là Trung Quốc với 30,31 triệu ha, Indonesia 13,20 triệu ha, Bangladesh 12,00 triệu ha, Thái Lan 11,63 triệu ha và Việt Nam 7,65 triệu ha. Về sản lượng, Trung Quốc là nước dẫn đầu với 202,66 triệu tấn, kế đến là Ấn Độ với 155,70 triệu tấn, Indonesia 65,74 triệu tấn, Bangladesh 50,63 triệu tấn và Việt Nam 42,33 triệu tấn. Mặc dù sản lượng của Trung Quốc đứng đầu thế giới nhưng về năng suất, Ai Cập là nước đứng đầu 9,57 tấn/ha, kế đến là Mỹ 7,92 tấn/ha, Trung Quốc 6,69 tấn/ha và Việt Nam là 5,53 tấn/ha, cao hơn mức bình quân của thế giới (4,40 tấn/ha). 1.3.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam Ở Việt Nam, trồng lúa là một nghề truyền thống từ xưa với hơn 4.000 năm lịch sử, là cây trồng thân thiết lâu đời nhất của nhân dân ta, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hoá tinh thần của người Việt. Hạt lúa và người nông dân cần cù, mộc mạc là hình ảnh không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam. Cây lúa, hạt gạo đã trở nên thân thuộc gần gủi đến mức từ bao đời nay người dân Việt Nam coi đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Từ những bữa cơm đơn giản đến các bữa tiệc sang trọng, không thể thiếu sự góp mặt của hạt gạo ở dạng này hay dạng khác [8]. Trước đây, cây lúa, hạt gạo chỉ có thể đem lại sự no đủ cho con người thì ngày nay nó còn có thể làm giàu cho người nông dân và cho cả đất nước nếu chúng ta biết biến nó thành một thứ hàng hoá có giá trị. Qua các giai đoạn lịch sử cải thiện đời sống của nhân dân cho thấy quan tâm của Nhà nước đối với sản xuất lúa gạo. Trước năm 1975, năng suất gạo đạt đưới 2,2 tấn/ha, diện tích trồng lúa dưới 5,0 triệu ha. Năng suất bình quân trong cuối thập niên 1970 giảm sút khá nghiêm trọng do đất đai mới khai hoang chưa được cải tạo, thiên tai và sâu bệnh, với cơ chế quản lý nông nghiệp trì trệ không phù hợp đặc biệt là những năm 1978 – 1979. Bước sang thập niên 1980, năng suất lúa tăng dần do các công trình thuỷ lợi trong cả nước, đặc biệt ở ĐBSCL. Cơ chế quản lý nông nghiệp thoáng hơn với PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 chủ trương khoán sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp. Năm 1982, nước ta đã chuyển từ nước phải nhập khẩu gạo hàng năm sang nước tự túc gạo. Từ năm 1975 đến năm 1990, trong vòng 15 năm diện tích lúa tăng gần 1 triệu ha đạt 6,0 triệu ha với năng suất tăng gần 1 tấn/ha đạt 3,2 tấn/ha. Kể từ lúc gạo Việt Nam tái nhập thị trường thế giới năm 1989 thì năm 1990 đã đứng vị trí xuất khẩu gạo thứ 4 sau Thái Lan, Pakistan và Mỹ, đến năm 1991 lên ở vị trí thứ 3 và tiếp tục lên hạng vào năm 1995 ở vị trí xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới. Từ năm 1990 đến 2005, cũng trong vòng 15 năm nhưng diện tích lúa tăng gần 1,3 triệu ha đạt 7,3 triệu ha với năng suất tăng gần 1,7 tấn/ha đạt 4,9 tấn/ha và mức gia tăng năng suất vẫn tiếp tục cải thiện [18]. Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa Việt Nam từ năm 2002 - 2013 Chỉ tiêu Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (nghìn ha) (tạ/ ha) (nghìn tấn) 2002 7.504,3 45,903 34.447,2 2003 7.452,2 46,387 34.568,8 2004 7.445,3 48,553 36.148,9 2005 7.329,2 48,891 35.832,9 2006 7.324,8 48,943 35.849,5 2007 7.207,4 49,869 35.942,7 2008 7.400,2 52,336 38.729,8 2009 7.437,2 52,372 38.950,2 2010 7.489,4 53,416 40.005,6 2011 7.655,4 55,383 42.398,3 2012 7.753.2 56,315 43.661,5 2013 7.899,4 55,8 44.764,2 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014). Theo Tổng cục Thống kê, sản lượng lúa cả năm 2013 ước tính đạt 44,1 triệu tấn, tăng 338,3 nghìn tấn so với năm trước (năm 2012 tăng 1,3 triệu tấn so với năm 2011), trong đó diện tích gieo trồng ước tính đạt 7,9 triệu ha, tăng 138,7 nghìn ha, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 năng suất đạt 55,8 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha. Trong sản xuất lúa, diện tích gieo trồng lúa Đông Xuân đạt 3.140,7 nghìn ha, tăng 16,4 nghìn ha so với vụ Đông Xuân trước; sản lượng đạt 20,2 triệu tấn, giảm 54,4 nghìn tấn do năng suất đạt 64,4 tạ/ha, giảm 0,5 tạ/ha. Diện tích gieo trồng lúa Hè Thu đạt 2.146,9 nghìn ha, tăng 15,1 nghìn ha so với vụ trước; sản lượng đạt 11,2 triệu tấn, giảm 81,6 nghìn tấn do năng suất chỉ đạt 52,2 tạ/ha, giảm 0,8 tạ/ha [54]. Từ bảng 1.1 ta thấy rằng hơn 10 năm qua diện tích sản xuất và năng suất lúa của nước ta tăng liên tục với diện tích lúa tăng hơn 2 triệu ha, năng suất đạt 45,9 tạ/ha vào năm 2002 tăng lên 56,3 tạ/ha vào năm 2012, nhờ vậy mà sản lượng lúa của cả nước tăng đạt hơn 43,6 triệu tấn và đứng thứ tư thế giới, là một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới sau Thái Lan. Theo thống kê của FAO năm 2008, Việt Nam có tổng sản lượng lúa hàng năm đứng thứ 5 trên thế giới, nhưng lại là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 (5,2 triệu tấn) sau Thái Lan (9,0 triệu tấn), chiếm 18% sản lượng xuất khẩu gạo thế giới, 22,4% sản lượng xuất khẩu gạo của Châu Á, mang lại lợi nhuận 1275,9 tỷ USD năm 2006, xuất khẩu gạo năm 2013 đạt 6,61 triệu tấn với trị giá 2,95 tỷ USD. Như vậy, so với cùng kỳ 2012, khối lượng gạo xuất khẩu giảm 17,4% về khối lượng và giảm 19,7% về giá trị [18]. 1.3.3. Tình hình sản xuất lúa ở Bình Định Bình Định là một tỉnh thuộc vùng duyên hải nam trung bộ có địa hình tương đối phứt tạp thấp từ Đông sang Tây, khí hậu có tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa do sự phứt tạp của địa hình nên vào đất liền đã thay đổi hướng và cường độ rất nhiều. Bình Định có số dân 1.501.800 người (năm 2012) chủ yếu làm nghề nông, diện tích sản xuất nông nghiệp là 82.887 ha trong đó diện tích lúa 53.156 ha. Trong sản xuất nông nghiệp thì cây lúa có vị trí rất quan trọng, đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Qua bảng 1.2 ta thấy diện tích sản xuất lúa của Bình Định trong những năm gần đây sụt giảm từ 111,9 nghìn ha (năm 2007) còn 106,3 nghìn ha (năm 2014) do nhiều nguyên nhân khác nhau: Chuyển đổi từ 3 vụ lúa/năm sang 2 vụ lúa/năm do vậy diện tích sản xuất vụ mùa sụt giảm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu…Trái ngược với sự sụt giảm về diện tích thì năng suất sản lượng lúa ngày càng tăng, tăng từ 579,2 nghìn tấn (năm 2007) lên 649,6 nghìn tấn (năm 2014) cao nhất 651,7 nghìn tấn (năm 2012). Nguyên nhân do các giống cây trồng mới và tiến bộ kỹ thuật được nhân rộng, kinh nghiệm chỉ đạo điều hành sản xuất của ngành nông nghiệp và các địa phương quan tâm hơn trong thâm canh cùng với việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Cùng với những mặt tích cực trên thì việc sản xuất lúa ở Bình Định đang đối mặt với những khó khăn: Ảnh hưởng do biến đổi khí hậu gây ra, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 nhiều nông dân chưa nắm bắt được những tiến bộ kỹ thuật, nhiều nông dân ít quan tâm đến đồng ruộng; điều kiện thời thiết khí hậu địa hình thuận lợi tạo điều kiện cho các loại sâu bệnh gây hại làm thiệt hại đáng kể đến năng suất. Bảng 1.2. Diện tích năng suất, sản lượng lúa tỉnh Bình Định từ năm 2007 - 2014 Chỉ tiêu Diện tích Năng suất Sản lượng Năm ( nghìn ha ) ( tạ/ ha ) ( nghìn tấn ) 2007 111,9 51,7 579,2 2008 115,1 54,1 622,1 2009 113,9 53,1 604,4 2010 113,1 56,0 633,3 2011 112,3 57,8 649,3 2012 111,2 58,6 651,7 2013 102,5 59,2 606,8 2014 106,3 61,1 649,6 (Nguồn: Số liệu Cục thống kê tỉnh Bình Định) 1.4. Lịch sử phát triển và tình hình sử dụng biện pháp canh tác thâm canh lúa cải tiến (SRI) trên thế giới và ở Việt Nam 1.4.1. Lịch sử phát triển và tình hình sử dụng biện pháp canh tác thâm canh lúa cải tiến (SRI) trên thế giới Kỹ thuật SRI được phát triển ở Madagascar vào đầu những năm 1980 và hiện đang được phổ biến bởi tổ chức phi chính phủ (NGO) Association Tefy Saina, kỹ thuật này giúp tăng năng suất lúa một cách bền vững. Năng suất trung bình theo SRI khoảng 8 tấn/ha, gấp hơn 2 lần năng suất trung bình hiện nay của thế giới (3,6 tấn/ha). Sau khi bị lãng quên trong 10 năm, những đánh giá một cách có hệ thống về SRI, được thực hiện bởi Fr. Henryde Laulanie, S.J. (1993), được bắt đầu vào năm 1994. Những đánh giá đầu tiên bên ngoài Madagascar đã được thực hiện tại Đại Học Nông Nghiệp Nanjing (Nanjing Agricultural University) năm 1999 và đã đạt được năng suất 9,2 – 10,5 tấn/ha, chỉ sử dụng khoảng 1/2 lượng nước tưới như bình thường. Năm 2000, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 12 Cục nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Indonesia đã đạt được năng suất 9,5 tấn/ha, trong những thử nghiệm SRI vào mùa mưa tại trạm Sukamandi. Từ đó về sau việc đánh giá sử dụng các biện pháp SRI đã và đang được trải rộng nhanh chóng. Hiện nay biện pháp SRI được hơn 30 quốc gia trên thế giới áp dụng và được đánh giá là một phương pháp canh tác tiên tiến và có hiệu quả về kinh tế và môi trường. Trung Quốc đã áp dụng phương pháp thâm canh lúa cải tiến (SRI) có sự khác biệt so với phương pháp thâm canh cổ truyền như sau: - Mật độ cấy của phương pháp cải tiến thấp hơn phương pháp truyền thống khoảng 50%, cấy ở khoảng cách rộng cho phép rễ phát triển tốt, tăng khả năng đẻ nhánh, giảm sâu bệnh. - Bổ sung dinh dưỡng cho đất, tốt nhất là dạng hữu cơ như phân trộn, điều này cải thiện độ màu mở của đất và hoạt động của vi sinh vật. Kết quả biện pháp canh tác SRI có khả năng đẻ nhánh cao hơn, số nhánh hữu hiệu cao hơn so với phương pháp truyền thống. Khi thử nghiệm phương pháp thâm canh lúa cải tiến trên giống Liangyoupeijiu tại viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Anqinh ở Anqing, Anhiu cấy ở mật độ 9 khóm/m2, kết quả năng suất 11,25 tấn/ha cao hơn phương pháp truyền thống 12,3%. 1.4.2. Lịch sử phát triển và tình hình sử dụng biện pháp canh tác thâm canh lúa cải tiến (SRI) ở Việt Nam Ở Việt Nam, SRI đến với nông dân 3 tỉnh Hòa Bình, Hà Nội, Quảng Nam qua các hoạt động lồng ghép IPM (Quản lý dịch hại tổng hợp) do Cục bảo vệ thực vật triển khai. Thời gian sau đó SRI nhận được sự ủng hộ và tham gia của nhiều chương trình, dự án Quốc tế, của các tổ chức phi chính phủ, cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước. Năm 2007 với sự hỗ trợ của tổ chức Oxfam, Chi cục BVTV Hà Tây (cũ) đã phối hợp với Hợp tác xã nông nghiệp Đại Nghĩa triển khai mô hình Cộng đồng ứng dụng SRI. Kết quả của mô hình là cơ sở quan trọng để Bộ NN và PTNT ra Quyết định số 3062/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/10/2007 công nhận SRI là tiến bộ kỹ thuật và khuyến khích áp dụng rộng rãi mô hình, trong đó các tỉnh có thể tiếp cận ngân sách hỗ trợ mở rộng mô hình. Đến năm 2011 cả nước có 22 tỉnh áp dụng biện pháp canh tác thâm canh lúa cải tiến với số nông dân áp dụng là 1.070.384 người với diện tích là 185.065 ha. Theo Cục Bảo vệ thực vật đến năm 2014 có 29 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ứng dụng canh tác SRI. Ngoài ra một số tổ chức phi chính phủ quốc tế hỗ trợ cho nông dân nghèo ở Đồng bằng sông Cửu Long áp dụng SRI. Tổng diện tích áp dụng SRI trên toàn quốc là 394.894 ha, trong đó áp dụng lúa gieo thẳng 42.403 ha, canh tác SRI từng phần 361.930 ha, SRI toàn phần là 32.964 ha. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 523 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 315 | 46
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý thuốc nhuộm xanh methylen bằng bùn đỏ từ nhà máy Lumin Tân Rai Lâm Đồng
26 p | 162 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn