Báo cáo thực địa vườn quốc gia Ba Bể
lượt xem 156
download
VQG Ba Bể là một di sản thiên nhiên quý giá và đẹp. đó là một phức hệ hồ, sông, núi đa vôi từ dốc vừa đến dốc đứng, xen giữa núi đá vôi có nhiều núi đất tạo nên cảnh quan đa dạng và phong phú. Đến với Bắc Kạn chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ này, nổi bật lên là Hồ Ba Bể nằm trong hệ tự nhiên của VQG Ba Bể, đã từng được người xưa gọi là ”Thiên hạ đệ nhất hồ”....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo thực địa vườn quốc gia Ba Bể
- Báo cáo thực địa vườn quốc gia Ba Bể 1
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU……………………………………………………………….....……………2 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CHUNG..........................................................................3 1. 1. Lịch sử hình thành………………………………………………………………...4 1.2. Điều kiện tự nhiên…………………………………………………………………4 1.2.1 Vị trí địa lý……………………………………………………………………….4 1.2.2. Địa hình………………………………………………………………………….5 1.2.3. Khí hậu………………………………………………………………………….5 1.2.4. Thủy văn…………………………………………………………………………6 1.3. Tình hình kinh tế- xã hội…………………………………………………………..6 1.4. Giới thiệu chung về các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành đất…………..7 1.4.1. Khái niệm về đất………………………………………………………………..7 1.4.2. Quá trình phong hóa đá…………………………………………………………8 1.4.3. Quá trình hình thành đất………………………………………………………...9 1.4.4. Các yếu tố hình thành đất……………………………………………………..10 CHƯƠNG 2. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………….11 2.1. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………………11 2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………11 2.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa…………………………………………………11 2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu…………………………………………………..11 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN …………………….12 3.1. Các hoạt động địa chất VQG Ba Bể……………………………………………...12 3.1.1. Đặc điểm địa chất khu vực……………………………………………………..12 3.1.2. Các hoạt động địa chất của VQG Ba Bể……………………………………….15 3.1.2.1. Quá trình nội sinh…………………………………………………………….15 3.1.2.2. Quá trình ngoại sinh………………………………………………………….17 3.1.2.2.1. Quá trình Phong hóa………………………………………………………. 17 3.1.2.2.2. Hoạt động trọng lực………………………………………………………...17 3.1.2.2.3. Hoạt động của dòng chảy………………………………………………..…17 3.1.2.3. Qúa trình Kast………………………………………………………………...18 3.1.2.3.1. Quá trình hình thành đá vôi ở Ba Bể ………………………………...……18 2
- 3.1.2.3.2. Các dạng địa hình cảnh quan Karst………………………………………...19 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất VQG Ba ……………...20 3.2.1. Ảnh hưởng của đá mẹ đến sự hình thành đất VQG Ba Bể……………………..20 3.2.2. Ảnh hưởng của địa hình đến sự hình thành đất VQG Ba Bể…………………. 21 3.2.3. Ảnh hưởng của khí hậu đến sự hình thành đất VQG Ba Bể……………………22 3.2.4. Ảnh hưởng của sinh vật đến sự hình thành đất VQG Ba Bể…………………...23 3.2.5. Ảnh hưởng của thời gian đến sự hình thành đất VQG Ba Bể …………………24 3.2.6. Ảnh hưởng của con người đến sự hình thành đất VQG Ba Bể ……..…………25 KẾT LUẬN…………………………………………………………………………...28 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………29 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT: VQG : Vườn quốc gia. TB-ĐN: Tây Bắc-Đông Nam. ĐB-TN: Đông Bắc- Tây Nam. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Cạn. Hình 3.1: Động Puông Hình 3.2 : đảo Bà Góa. Hình 3.3: sơ đồ phân bố các diện đá vôi chủ yếu ở Việt Nam Hình 3.4: Karren. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Các kỳ quan địa chất trong VQG Ba Bể. Bảng 3.2. Các loại đất chính VQG Ba Bể. 3
- MỞ ĐẦU VQG Ba Bể là một di sản thiên nhiên quý giá và đẹp. đó là một phức hệ hồ, sông, núi đa vôi từ dốc vừa đến dốc đứng, xen giữa núi đá vôi có nhiều núi đất tạo nên cảnh quan đa dạng và phong phú. Đến với Bắc Kạn chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ này, nổi bật lên là Hồ Ba Bể nằm trong hệ tự nhiên của VQG Ba Bể, đã từng được người xưa gọi là ”Thiên hạ đệ nhất hồ”. Bao bọc quanh hồ là các vách đá vôi dựng đứng, nhiều cánh rừng nguyên sinh và những dòng sông, suối chảy ngầm. sự kết hợp hài hòa giữa “Non” và “Nước” đã tạo ra khung cảnh hữu tình cho VQG Ba Bể, là cơ sở cho phát triển hoạt động du lịch sinh thái. Trọng tâm du lịch của VQG Ba Bể là hồ cacxtơ Ba Bể được mạnh danh như “Biển ở trên núi”. Nằm ở độ cao 150m so với mực nước biển nhưng ở đây Ba Bể bốn mùa nước đầy. Hồ có cấu tạo khá đặc biệt, thắt ở giữa và phình ra ở hai đầu. Ba Bể gồm 3 hồ lớn thông nhau là: Pé Lèng, Pé Lù, Pé Lầm, từ đó mà thành tên. Hồ nhận nước từ hai nguồn chính là sông Tà Han và sông Chợ Lèng. Hồ còn có chức năng phân lũ cho sông Năng, như một hồ chứa của sông Năng: về mùa khô nước từ hồ đổ ra sông Năng nhưng về mùa mưa khi có lũ lớn thì nước sông Năng lại chảy vào hồ. Chính vì có sự thông với các dòng sông mà nước hồ Ba Bể luôn luôn vận động khiến cho nước hồ rất sạch và trong xanh. Không chỉ vậy, đi thuyền dọc quanh hồ còn có rất nhiều cảnh quan kì thú như động Puông, Ao Tiên… Để hiểu được sự hình thành các cảnh quan đó, qua chuyến đi thực địa với sự giúp đỡ của các thày cô giáo, nhóm em đã thực hiện bài báo cáo tìm hiểu về:”Các hoạt động địa chất của VQG Ba Bể. các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất VQG Ba Bể”. 4
- CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CHUNG 1. 1. Lịch sử hình thành Ngày 10/01/1977, Khu rừng cấm Ba Bể được thành lập. Ngày13/03/1977, Ba Bể được công nhận là danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. Ngày 10/11/1992, VQG Ba Bể chính thức được thành lập. Tháng 3/1995, đươc hội nghị quốc tế về hồ nước ngọt tại Mỹ xếp vào danh sách 20 hồ nước ngọt tự nhiên đẹp nhất thế giới cần được bảo vệ và phát triển. Cuối năm 2004, VQG Ba Bể được công nhận là di sản Asean, đặc biệt trong đó có hồ Ba Bể - một trong những hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam, đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1996. 1.2. Điều kiện tự nhiên 1.2.1 Vị trí địa lý VQG Ba Bể cách Hà Nội 250m về phía bắc Việt Nam, thuộc địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, bao gồm diện tích đất xã Nam Mẫu, một phần xã Khang Ninh, một phần xã Cao Thượng, một phần xã Cao Trĩ. Phía Bắc giáp xã Cao Thượng Phía Đông giáp xã Khang Linh, Cao Trí. Phía Nam giáp xã Quảng Khê. Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Cạn. Phía Tây giáp xã Nam cường, Xuân lạc (huyện chợ Đồn- bắc Cạn), xã Đà Vĩ (huyện Na Hang- Tuyên Quang). Tổng diện tích tự nhiên 7.610 ha, trong đó: Khu bảo vệ nghiêm ngặt: 3226,2 ha Khu phục hồi sinh thái: 4083,6 ha 5
- Khu hành chính, dịch vụ: 300,2 ha Vùng đệm: 42100 ha 1.2.2. Địa hình VQG Ba Bể là một phức hệ hồ, sông, suối, núi đá vôi từ dốc vừa đến dốc đứng, xen giữa núi đá vôi có nhiều núi đất tạo nên một cảnh quan đa dạng và phong phú. Độ cao từ 150-1098m so với mực nước biển. Toàn bộ khu vực VQG Ba Bể là núi đá vôi hiểm trở, một phần nhỏ là các thung lũng núi đất xen kẽ nhỏ và hẹp. VQG Ba Bể nằm trên độ cao từ khoảng 150 đến 1089m so với mặt nước biển. Về cấu trúc địa chất, chiếm ưu thế là đá vôi với nhiều đỉnh cao lởm chởm, độ phân cắt lớn, nhiều sườn đồi dốc bao quanh các thung lũng, sông suối. Địa hình núi đá vôi có nhiều hang động, lớn nhất là động Puông dài 300m, có sông Năng chảy qua, tạo nên cảnh quan thiên nhiên đầy vẻ ngoạn mục . VQG Ba Bể có diện tích là 7610ha,trong đó diện tích rừng chiếm 85%, gồm 3 phân khu chức năng, với các hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên rất đa dang. Trung tâm vườn là Hồ Ba Bể, mặt hồ rộng gần 500ha, chiều dài 8km, nằm trên độ cao 150m và có độ sâu 35m. Nối với hồ là hệ thống sông suối bao quanh cùng các khu rừng thường xanh phủ kín hệ núi đá vôi trùng điệp, tạo nên nét đẹp kỳ vĩ cho khung cảnh thiên nhiên trong vùng. 1.2.3. Khí hậu VQG Ba Bể nằm trong tiểu vùng khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam, được che chắn bao bọc bởi các dãy núi cao Phja Bjoóc và Phja Dạ. Cùng với sự che chắn của các dãy núi cao và sự bốc hơi nước diễn ra quanh năm đã khiến cho khí hậu của VQG Ba Bể luôn mát mẻ và ấm. Đặc trưng khí hậu của vùng là nhiệt đới ẩm gió mùa, nó có sự phân hóa khí hậu so với vùng khác là do có sự phân dị mạnh mẽ về mặt địa hình hướng núi. Một năm ở vùng có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 6 – tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 – tháng 1. Lượng mưa trung bình năm của khu vưc: 1378 mm. Độ ẩm trung bình năm: 83,3% Nhiệt độ trung bình năm: 220C. 6
- Nhiệt độ cao nhất là 390C. Nhưng vào các tháng mùa đông nhiệt độ ở đây rất thấp có thể xuống tới 6 0C, đặc biệt có thời điểm -0,6 0C. 1.2.4. Thủy văn VQG Ba Bể có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào, với ảnh hưởng của 3 dòng chảy thường xuyên vào hồ Ba bể là sông chợ Leng ở phía Tây Nam, suối Pó Lù, Tả Han từ phía Tây, chảy ngầm trong núi đá vôi, đổ ra cửa động Nả Phòng và chảy vào hồ Ba Bể. Nước hồ chảy ra sông năng, con sông có nguồn gốc từ dãy Phia Bioc, chảy qua động Puông, thác Đầu Đẳng và đổ vào sông Gâm (ở Na Hang- Tuyên Quang). Hồ Ba Bể là hồ nước ngọt tự nhiên có diện tích 500ha, tốc độ dòng chảy là 0,5m/s. nước hồ trong xanh quanh năm. Hồ có chức năng phân lũ cho sông Năng, sông Gâm. Về mùa lũ, mực nước có thể dao đọng lên xuống từ 2,5-3m so với mức bình thường. hồ có độ sâu trung bình từ 20-25m, nơi sâu nhất là 35m, nơi nông nhất từ 5-10m. Đáy hồ không bằng phẳng mà có nhiều núi ngầm hang động. 1.3. Tình hình kinh tế- xã hội VQG Ba Bể có rất đông dân cư sinh sống tại 10 thôn bản với khoảng 3.000 người thuộc các dân tộc Tày, Dao Mông và Kinh, trong đó khoảng 58% là người Tày. Hàng nghìn năm qua, cư dân người Tày đã định cư tại nơi này và trở thành tộc người chiếm đa số ở Ba Bể. Người Nùng, người Dao đến cư ngụ khoảng 100 năm về trước (chiếm 28% tổng số dân). Trong khi đó người Kinh và người Mông chỉ mới di cư đến. Do tập quán canh tác, thói quen sống dựa vào rừng nên người dân ở đây vẫn còn lén lút vào rừng khai thác gỗ, săn bắt động vật rừng, lấn chiếm đất rừng để làm nương rẫy, đánh bắt cá bằng công cụ có tính hủy diệt như băng thuốc nổ, chất độc, xung điện, đánh bắt cá trong mùa sinh sản, xả dầu máy trong mùa sinh sản, xả dầu máy trực tiếp xuống hồ…làm giảm tính đa dạng sinh học của vườn. Hiện nay chỉ có một con đường liên xã từ chợ Rã đến trung tâm VQG Ba Bể được rải nhựa. Trên địa bàn hai xã Khanh Linh, Nam Mẫu, hệ thống giao thông chủ yếu bằng đường bộ và đường thủy. Giao thông, đường ô tô chính ( đường 258) đi từ huyện lỵ vào xuyên qua trung tâm Vườn.Hệ thống đường thủy tập trung quanh khu vực hồ, phương tiện chủ yếu là thuyền độc mộc và xuồng máy. Hệ thống đường bộ liên thôn thường là các đường 7
- mòn, đường đất do người dân tự làm. Đặc biệt là các xã vùng cao, đường đi lại khó khăn hơn, hầu hết là đường mòn qua núi, đồi hoặc băng rừng, lội suối. Tình trạng mù chữ vẫn còn tồn tại ở khá nhiều bản, nhất là những thôn vùng cao,vùng xa. Kết quả điều tra tháng 8/2000 về trình độ học vấn tại các hộ gia đình: còn 11,8% không đi học, số người có trình độ cấp 3 chỉ có 4,4% còn trình độ cao đẳng không đáng kể 0,1%. Do chia cắt địa hình phức tạp, ngôn ngữ giao tiếp lại chủ yếu bằng tiếng dân tộc nên sự giao lưu về mọi mặt giữa các bản làng bị hạn chể. Họ ít có điều hiện để tiếp xúc với khoa học kỹ thuật, với các hoạt động văn hóa tinh thần như phim, múa hát … mang tính chất cộng đồng. Do đó trình độ dân trí còn thấp. 1.4. Giới thiệu chung về các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành đất. 1.4.1. Khái niệm về đất. Theo Docutraiep (1879) : “Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập, lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất gồm: đá, thực vật, động vật, khí hậu, địa hình và thời gian”. Đất được hình thành và tiến hóa chậm hành thế kỉ do sự phong hóa đá và sự phân hủy xác thực vật dưới ảnh hưởng của của các yếu tố môt trường. Một số đất được hình thành do bồi lắng phù sa sông biển hay do gió. Đất có bản chất khác cơ bản với đá là có độ phì nhiêu, tạo sản phảm cây trồng. Đất có cấu trúc hình thái rất đặc trưng, xem xét một phẫu diện đất có thể thấy sự phân tầng cấu trúc từ trên xuống dưới như sau: Tầng thảm mục và rễ cỏ được phân huỷ ở mức độ khác nhau. Tầng mùn thường có mầu thẫm hơn, tập trung các chất hữu cơ và dinh dưỡng của đất. Tầng rửa trôi do một phần vật chất bị rửa trôi xuống tầng dưới. Tầng tích tụ chứa các chất hoà tan và hạt sét bị rửa trôi từ tầng trên. Tầng đá mẹ bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn giữ được cấu tạo của đá. Tầng đá gốc chưa bị phong hoá hoặc biến đổi. Thành phần khoáng của đất bao gồm ba loại chính là khoáng vô cơ, khoáng hữu cơ và chất hữu cơ. Khoáng vô cơ là các mảnh khoáng vật hoặc đá vỡ vụn đã và đang bị phân huỷ thành các khoáng vật thứ sinh. Chất hữu cơ là xác chết của động thực vật đã và đang bị phân huỷ bởi quần thể vi sinh vật trong đất. Khoáng hữu cơ chủ yếu là 8
- muối humat do chất hữu cơ sau khi phân huỷ tạo thành. Ngoài các loại trên, nước, không khí, các sinh vật và keo sét tác động tương hỗ với nhau tạo thành một hệ thống tương tác các vòng tuần hoàn của các nguyên tố dinh dưỡng nitơ, phôtpho,... Các nguyên tố hoá học trong đất tồn tại dưới dạng hợp chất vô cơ, hữu cơ có hàm lượng biến động và phụ thuộc vào quá trình hình thành đất. Thành phần hoá học của đất và đá mẹ ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất có quan hệ chặt chẽ với nhau. Về sau, thành phần hoá học của đất phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của đất, các quá trình hoá, lý, sinh học trong đất và tác động của con người. Sự hình thành đất là một quá trình lâu dài và phức tạp, có thể chia các quá trình hình thành đất thành ba nhóm: Quá trình phong hoá, quá trình tích luỹ và biến đổi chất hữu cơ trong đất, quá trình di chuyển khoáng chất và vật liệu hữu cơ trong đất. Tham gia vào sự hình thành đất có các yếu tố: Đá gốc, sinh vật, chế độ khí hậu, địa hình, thời gian. Các yếu tố trên tương tác phức tạp với nhau tạo nên sự đa dạng của các loại đất trên bề mặt thạch quyển. Bên cạnh quá trình hình thành đất, địa hình bề mặt trái đất còn chịu sự tác động phức tạp của nhiều hiện tượng tự nhiên khác như động đất, núi lửa, nâng cao và sụt lún bề mặt, tác động của nước mưa, dòng chảy, sóng biển, gió, băng hà và hoạt động của con người. 1.4.2. Quá trình phong hóa đá. Dưới tác động của những nhân tố bên ngoài như nhiệt độ, nước, hoạt động của vi sinh vật… mà trạng thái vật lý, hóa học của đá và khoáng chất trên bề mặt bị thay đổi. Quá trình này gọi là quá trình phong hóa đá. Kết quả của quả trình phong hóa đá là đá và khoáng chất bị phá vỡ thành những mảnh vụn, hòa tan, di chuyển làm cho trạng thái tồn tại và thành phần hóa học bị thay đổi. Kết quả tạo ra những vật thể xốp vụn. Phân loại: - Phong hóa lý học (cơ học) - Phong hóa hóa học. - Phong hóa sinh học. 9
- 1.4.3. Quá trình hình thành đất. Sự phát sinh và phát triển của đất là quá trình thống nhất giữa các mặt đối lập. Đó là quá trình biện chứng. Các mặt đối lập đó tác động tương hỗ lẫn nhau được thể hiện về mặt sinh học, hóa học, lý – hóa học như: - Sự tổng hợp chất hữu cơ và phân giải chúng. - Sự tập chung tích lũy chất hưu cơ , vô cơ và sự rửa trôi chúng. - Sự phân hủy khoáng chất và sự tổng hợp nên khoáng chất và hợp chất hóa học mới. - Sự xâm nhập của nước vào đất và sự mất nước từ đất. - Sự hấp thụ năng lượng mặt trời từ đất làm cho đất nóng lên và sự mất năng lượng từ đất làm cho đất lạnh đi. Trong đất còn có những mâu thuẫn khác như: - Từ khi sự sống xuất hiện trên trái đất thì quá trình phong hóa xảy ra đồng thời với quá trình hình thành đất. Ngoài ra còn có những mâu thuẫn khác như quá trình oxy hóa và quá trình khử, sự hòa tan và sự kết tủa, sự hấp phụ và phản hấp phụ… Có rất nhiều quá trình sảy ra trong sự tạo thành đất. Tổng quát có thể là quá trình đất, quá trình mất khỏi đất, quá trình di chuyển vật chất trong lớp đất và quá trình chuyển hóa sảy ra trong lớp đất. Đất được hình thành không ngừng phát triển, gắn liền với sự tiến hóa của sinh giới. Trong đó những sinh vật đơn giản ( tảo, vi khuẩn) đi tiên phong trong quá trình tạo thành đất, khi thực vật xanh bao phủ khắp mặt đất, hệ thống rễ phát triển ăn sâu vào lớp đá phong hóa, thì quá trình hình thành đất sảy ra mạnh và thay đổi chất lượng đất được hình thành. Quá trình tạo thành đất là quá trình thống nhất của các mặt đối lập của vòng tuần hoàn địa chất và tuần hoàn sinh vật. 1.4.4. Các yếu tố hình thành đất Các yếu tố tác động vào quá trình hình thành đất và làm cho đất được hình thành gọi là các yếu tố hình thành đất. 10
- Đất được hình thành do sự biến đổi liên tục và sâu sắc tầng mặt của đá dưới tác dụng của sinh vật và các yếu tố môi trường. Vậy các yếu tố hình thành đất: Đá mẹ, địa hình , khí hậu , sinh vật, thời gian. - Đá mẹ: là yếu tố cơ bản cung cấp chất khoáng cho đất. Đá mẹ nào thì đất ấy. Mối liên quan này thể hiện chặt chẽ ở giai đoạn đầu sự tạo thành đất. Sau đó thì bị các yếu tố khác như khí hậu sinh vật chi phối trở nên mất tương quan chặt chẽ. Giữa đất và đá mẹ luôn diễn ra sự trao đổi năng lượng, chất khí, hơi nước và nước. Điều đó ảnh hưởng đến phương hướng và cường độ quá trình hình thành đất. - Sinh vật: là yếu tố cơ bản của quá trình hình thành đất, vai trò chủ yếu là tích lũy chất hữu cơ, chuyển hóa và tổng hợp chất mùn của đất, chuyển hóa trạng thái chất dinh dưỡng trong đất, từ trạng thái khó tiêu thành dễ tiêu và ngược lại. Không có sinh vật thì đất không hình thành. - Khí hậu : là yếu tố vừa có ảnh hưởng trực tiếp thông qua lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… và ảnh hưởng gián tiếp thông qua sinh vật đến quá trình hình thành đất. Ảnh hưởng của khí hậu đến quá trình hình thành đất thể hiện ở quy luật phân bố địa lý đất theo vĩ độ, độ cao. Phân bố đất theo vĩ độ (đới) như : đất nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. Tính chất đất của từng đới có liên quan với yếu tố khí hậu. - Địa hình : Địa hình khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau tới sự hình thành đất thông qua lượng nước, nhiệt được xâm nhập vào. Địa hình cũng ảnh hưởng tới tốc độ và hướng gió nên ảnh hưởng đến cường độ bốc hơi nước thông qua đó ảnh hưởng tới đất. Địa hình còn ảnh hưởng ở quy luật phân bố đất theo độ cao tuyệt đối so với mặt nước biển. - Thời Gian: Toàn bộ các hiện tượng xảy ra trong quá trình hình thành đất như quá trình phong hoá đá, quá trình di chuyển vật chất trong đất, quá trình hình thành vật chất hữu cơ… đều cần có thời gian. Thời gian từ khi bắt đầu hình thành một loại đất đến nay gọi là tuổi của đất. CHƯƠNG 2. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phạm vi nghiên cứu: 11
- Vườn quốc gia Ba Bể, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể tỉnh Bắc Cạn. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: 2.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa: Phương pháp khảo sát thực địa nhằm mục đích kiểm chứng lại kết quả của phương pháp nghiên cứu, bổ sung thêm những thông tin cần biết, đưa ra sai số của phương pháp nhằm có những điều chỉnh thích hợp. do vậy, đây là phương pháp đặc biệt quan trọng và cần thiết, giúp cho các công trình khoa học, các bài báo cáo được đầ đủ, chính xác hơn. Bài báo cáo đã tiến hành khảo sát các hoạt động địa chất vqg ba bể, các loại đất và núi đá vôi tại khu vực thực địa. 2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu: Phương pháp thu thập tài liệu là một trong những phương pháp truyền thống cơ bản, cần thiết và rất có hiệu quả . Tài liệu đã thu thập và sử dụng trong bài báo cáo này là của các thày cô giáo trong Khoa Khoa học Môi trường và Trái đất, báo cáo tổng kết tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Cạn,…về các nội dung: - Tài liệu về đất - Tài liệu về khu vực nghiên cứu - Tài liệu về các dữ liệu địa lí , hành chinh…. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Các hoạt động địa chất VQG Ba Bể: 3.1.1. Đặc điểm địa chất khu vực: 12
- Vị trí VQG Ba Bể trong bối cảnh kiến tạo khu vực: VQG Ba Bể nằm ở cánh cung sông Gâm, ôm lấy vòm sông chảy ( còn gọi là tiểu lục địa vòm sông Chảy). Tất cả cùng làm nên một khối nâng dạng vòm Việt Bắc, là khối nâng duy nhất trong phức nếp lõm Vân Nam của chuẩn nền Dương Tử ( còn gọi là lục địa cổ Hoa Nam, Trung Quốc, có tuổi hình thành 2.5 – 2.6 tỷ năm trước ). Các hệ thống đứt gãy: Khu vực là nơi hội tụ của hầu như tất cả các hệ đứt gãy của miền Đông Bắc Việt Nam. Có 4 hệ thống chính là TB-ĐN, ĐB-TN, á vĩ tuyến và á kinh tuyến. Hệ đứt gãy á kinh tuyến thể hiện hồ Ba Bể và một loạt suối khác.Hẻm sông Năng chảy ngang qua phía Bắc hồ có nhiều đoạn đặt lòng theo hệ đứt gãy á vĩ tuyến. Các hệ đứt gãy này đều có tuổi cổ trước Ordovic-Silur, hoạt động liên tục nhưng đặc biệt mạnh vào cuối Trias và trong Kainozoi. Cấu trúc địa phương : Bản thân VQG Ba Bể và lân cận có cấu trúc địa chất độc đáo, góp phần tạo nên Hồ Ba Bể và giữ cho nước hồ khỏi tiêu thoát mất. Đó là một bồn trũng kiến tạo với đáy là các thành tạo giầu sét cách nước. Đá vôi Ba Bể nằm thoải, gần như ngang, bị biến chất hoa hoá mãnh liệt, nằm trọn vẹn trong bồn trũng này. Lịch sử phát triển địa chất lâu dài, phức tạp: Thành phần thạch học đa dạng và cấu trúc địa chất độc đáo là kết quả của lịch sử phát triển địa chất lâu dài, phức tạp mang tính chất hành tinh và tính độc đáo của địa phương với các giai đoạn phát triển sau: + Giai đoạn Arkei (2,5 - 2,6 tỷ năm trước): Hình thành tiểu lục địa dạng vòm sông chảy ở ngay phía TB VQG Ba Bể với thành phần chủ yếu là granit gơnai. Các thành tạo địa chất sau này chủ yếu đều ôm lấy vòm này. + Giai đoạn Ordovic- Silur (408 -488 triệu năm trước ): hình thành hệ tầng Phú Ngữ (O–S pn) tướng biển thẳm ở phía Đông VQG Ba Bể với xen kẹp dạng nhịp giữa phiến sét, cát bột kết, thấu kính đá vôi và các đá phun trào bazơ- axit, bề dầy tổng cộng khoảng 2.000 – 3.000 m. + Giai đoạn Devon sớm (307 – 408 triệu năm trước): Hình thành hệ tầng Pia Phương (D1 pp) phân bố rộng khắp ở phía Bắc, Tây và Nam VQG Ba Bể với phiến sét, sét vôi, vôi sét, cát bột kết vôi v. v., bề dày tông cộng khoảng 2.000 m. 13
- + Giai đoạn Devon giữa - muộn (360 – 387 triệu năm trước): Hình thành bồn trũng kiến tạo Ba Bể và đá vôi Ba Bể (D2-3 bb), chiều dầy khoảng 500 - 600 m. Kể từ đó toàn bộ khu vực trở thành lục địa, bắt đầu quá trình Karst hoá. + Giai đoạn Trias muộn (Nori, 213 – 231 triệu năm trước): Hoạt động xâm nhập magma bùng phát với các thành tạo granit phức hệ Phia Bioc (γT3n pb), gây biến chất các loại đất đá có mặt trong vùng, khiến đá vôi Ba Bể bị hoa hoá mãnh liệt, cản trở quá trình Karst hoá. + Giai đoạn Kainozoi (65 triệu năm trước ): Chuyển động khối tảng kết hợp với các yếu tố khí hậu tạo nên các dạng địa hình hiện đại đa dạng, đặc sắc ở khu vực VQG Ba Bể, thể hiện tính phân bậc rõ rệt . + Cuối Pliocen - đầu Pleistocen (1,6 – 5 triệu năm trước): Hình thành các đứt gãy phương á kinh tuyến ( bao gồm cả thung lũng Ba Bể ), hệ quả của dịch chuyển trượt bằng phải dọc theo đứt gãy sâu sông Hồng. Kể từ đó, chuyển động kiến tạo khối tảng đã khiến khối đá vôi Ba Bể nâng lên, tách biệt khỏi các phi Karst xung quanh. + Trong Pleistocen giữa ( 700 nghìn năm trước ): Mưa lũ trong điều kiện khí hậu lạnh đã gây trượt lở lớn dọc theo các đứt gãy phương ĐB-TN, tạo nên dãy nón phóng vật khổng lồ ở Quảng Khê. Các tầng hang hoạt động và thêm sông tạo thành tạo chủ yếu vào Pleistocen, đáng chú ý có dấu tích thềm cao 20 m trên đảo An Mạ và vật liệu aluvi trong hang Động Tiên cao 10 m trong hồ Ba Bể, chứng tỏ nơi đây từng có dòng chảy mặt. + Trong Holocen (khoảng 10.000 năm trước ): Hẻm sông Năng ( đoạn từ động Puông đến thác Đầu Đẳng ) hình thành do động đất gây sập trần hang động đột ngột dọc toàn bộ hẻm. Đáy hẻm bị lấp, dâng cao hơn nhiều so với đáy thung lũng Ba Bể, vì thế mà Hồ Ba Bể hình thành. Đáng chú ý là ngay trước khi hình thành hồ, ở đây đã có người tiền cổ sơ kỳ Đá Mới sinh sống với bằng chứng được tim thấy ở hang Động Tiên, và hồ Ba Bể hình thành đã làm gián đoạn quá trình tiến hóa của họ ở khu vực này trong một thời gian dài. STT Các kì quan Đặc điểm Giá trị Nội dung địa chất 1 Động Puông Động cao 25-30 m Trong động còn có 14
- các hang phụ và thạch nhũ, đường sông quanh co nước chảy hơi siết 2 Thác Đầu Có 3 tầng bậc chảy dữ Đẳng dội, mỗi tầng cao 7 - 8 m 3 Động Tiên Cửa hang cao 15m, rộng Có thạch nhũ, có đá 35m đổ sập, xếp thành tầng, có một ngách đi sâu về phía Bắc. 4 Ao Tiên Rộng 1,5 ha, ở phía Bắc hồ, cách mép hồ 120 m. 5 Đảo An Mạ Cao hơn mặt nước từ 27 – 30 m. Có 92 bậc xi măng. 6 Đảo Khẩu Nằm ở mép hồ, các bến Cúm Bắc 700m, có 2 cửa vào. 7 Hang Dơi Cách mặt nước 50 m, cửa Vòm trần hang có hang nhìn về phía Nam, nhiều dơi, xưa kia rộng 30-35m, cao 20-25m có nhiều sơn dương trú ngụ. 8 Động Ba Cửa Cách mặt hồ 2m, có 3 cửa vào hình tròn, đường kính 2-3m, có một động rộng 100m. 9 Hang Chân Là một hang rộng, nông. Voi Có nhiều cột thạch nhũ trên vách đá, cửa hang giống như chân voi, vòi voi. 10 Động Thẳm Cửa hang cao 10-20m, Có nhiều phòng, Khít rộng 50-80 m nhiều ngách sâu, bố trí thành nhiều tầng 15
- lớp, có phòng rộng 150-200m2. Thạch nhũ có nhiều loại: loại cột, loại rủ, loại mang, loại thành lớp bám vách 11 Động Nả Động cao 40 – 50 m, rộng 60 - 70 m, sâu 100m, tạo thành vòm hùng vĩ, có một ngách phía trên dài 200-800m Bảng 3.1. Các kỳ quan địa chất trong VQG Ba Bể. 3.1.2. Các hoạt động địa chất của VQG Ba Bể 3.1.2.1. Quá trình nội sinh : Theo các nhà khoa học Việt Nam , VQG Ba Bể nằm ở cánh cung sông Gâm, ôm lấy vòm sông Chảy. Đây là nơi hội tụ của hầu như tất cả các hệ đứt gãy ở miền Đông Bắc Việt Nam, là khu vực thể hiện rõ rệt dấu ấn lịch sử của các thời kỳ hình thành vỏ trái đất, Vườn Quốc gia Ba Bể bị cắt xẻ mạnh mẽ theo dạng ô mạng, chuyển động kiến tạo khối tảng sau đó đã nâng khối đá vôi Ba Bể lên cao, tách biệt hẳn với địa hình phi - karst xung quanh, đồng thời cũng khiến cho địa hình, cảnh quan ở khu vực có tính phân bậc rõ rệt, với hàng loạt bề mặt san bằng, cao nguyên… Qua khảo sát ban đầu, hồ Ba Bể có 20 hang động. Do đặc điểm cấu trúc - kiến tạo của khu vực mà Hang động ở đây phần lớn chỉ phát triển theo chiều ngang, không phát triển sâu và rất phổ biến hiện tượng sập trần. Đa số các hang thường đơn giản, ngắn, ít ngách phụ, song đều có kích thước lớn và rất đẹp mà các hang Động Trời, Nà Phòng, Pắc Chản là những ví dụ tiêu biểu. Ở mỗi mức hang thường có từ 2 tầng trở lên, nối thông với nhau qua các thác cao 1-3 m. Điều đáng chú ý cách đây hàng triệu năm đã xẩy ra động đất lớn gây sập đổ trần hang ở quy mô lớn hàng chục km suốt từ động Puông đến thác Đầu Đẳng đã làm lộ ra dòng sông ngầm, hình thành nên hẻm sông Năng với vách đứng cao tới 400 m. Đáy hẻm sông bị lấp đầy, nâng cao, trở thành một con đập tự nhiên tạo nên hồ Ba Bể. (hình 3.1) 16
- Hình 3.1: Động Puông Các phân tích địa mạo còn cho thấy có thể các đảo đá vôi trong hồ như đảo An Mã, đảo Bà Góa trước đó còn là sản phẩm trượt lở từ các vách đá vôi lân cận xuống. (hình 3.2). Hình 3.2 : đảo Bà Góa. 3.1.2.2. Quá trình ngoại sinh : 17
- Động lực ngoại sing được gây ra do trọng lực của Trái Đất và năng lượng Mặt Trời. Đây là hệ thống các quá trình rất phức tạp, bao gồm từ hoạt động phong hóa, trọng lực rửa trôi, bóc mòn, dòng chảy, karst… 3.1.2.2.1. Quá trình Phong hóa : Địa hình VQG nói riêng cũng như địa hình của nước ta nói chung chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.Nhân tố ngoại lực chính chạm trổ lên địa hình là nước chảy, hệ quả của lượng mưa lớn tập trung theo mùa. Điều kiện nhiệt đới ẩm còn đẩy nhanh quá trình phong hóa mà chủ yếu là phong hóa hóa học tạo nên một lớp phủ vụn bở và mềm mại cho địa hình. Đồng thời rừng rậm lại che khuất những mấp mô, khiến ta khó nhận biết hình dáng cũng như nham cấu tạo. 3.1.2.2.2. Hoạt động trọng lực: Ở nhiều nơi như ở xã Lũng Vài trên sườn Phia Bioc cạnh hồ Ba Bể hay xảy ra hiện tượng “ hoạt động trọng lực tương đối nhanh”, nguyên nhân là do sườn núi đổ khối thường dốc ( trên 25°) có cấu tạo chủ yếu bởi đá phiến sét, đá vôi phân lớp, mặt phân lớp bị phong hóa, giữa các lớp gắn kết với nhau kém. Khi vào mùa mưa, do các dòng chảy tạm thời ven sông, hồ ; các gốc rễ của cây không còn bám chặt lớp vỏ phong hoá hoặc dưới sườn bị xâm thực giật lùi... làm mất ổn định, mất cân bằng , lớp phong hoá được tích đọng nước trương lên, mềm bở hơn, ma sát giữa khối phong hoá và đá gốc bị giảm sút, gây nên trượt lở cả khối đất đá trên sườn xuống thung lũng. 3.1.2.2.3. Hoạt động của dòng chảy : VQG Ba Bể và khu vực lân cận có mạng sông suối dày đặc với trên 2 – 2,5 km dòng chảy/ km2. Bao gồm 4 con sông, suối chính nối với hồ Ba Bể. Phía Nam và Tây Nam có sông Chợ Lèng, suối Bó Lù, Tả Han. Nước từ hồ chảy ra sông Năng ở phía Bắc hồ. Đây là một động đá vôi có trần cao 30m với nhiều hình thù lạ do nhũ thạch tạo ra rất bắt mắt. Bên ngoài động có nhiều ánh sáng nên để lộ những mảng đá hoa cương, những thảm rêu xanh dày theo năm tháng. Bên trong lòng động mờ ảo với những dải thạch nhũ rủ xuống lung linh, huyền diệu. Vào sâu hơn nữa động rất tối nhưng đây là chỗ khách du lịch thích nhất bởi ở trên vòm động là nơi trú ngụ của hàng vạn con dơi. Chúng tôi thấy trên nóc động Puông vẫn còn sót lại hai bậc thềm khá bằng phẳng cao 18
- 60m và 100 - 120m, Các nhà khoa học cho rằng, dòng sông Năng cổ đã từng chảy trên bề mặt ở nóc động. Những đợt bào mòn hàng triệu năm của con sông thời gian vào lòng núi đá vôi đã tạo ra động Puông. 3.1.2.3. Qúa trình Kast: 3.1.2.3.2. Quá trình hình thành đá vôi ở Ba Bể : Đá vôi chủ yếu hình thành trong môi trường biển nông và ấm, do kết tủa dần từ nước biển chứa nhiều CaCO3 hoặc do tích tụ dần từ vỏ, xương, xác nhiều loài sinh vật biển. Ban đầu, đá vôi được tích tụ dần thành những lớp dầy, mỏng, mầu sắc khác nhau, hầu như nằm ngang ở dưới đáy biển. Theo hình 3.3, ta thấy đá vôi ở VQG Ba Bể được hình thành trong thời kì từ Cambri giữa đến Devon giữa (khoảng 500-520 triệu năm trước). Hình 3.3: sơ đồ phân bố các diện đá vôi chủ yếu ở Việt Nam Dần dần, do những vận động địa chất mà các lớp đá vôi được nâng lên, ép nén, uốn lượn. Thêm nữa, đá vôi còn bị dập vỡ, nứt nẻ, tạo điều kiện cho nước mưa thấm xuống sâu, thúc đẩy quá trình Karst hóa. 19
- Karst là kết quả của quá trình tương tác (chủ yếu là hòa tan) giữa đá vôi, nước, khí cácboníc và các yếu tố sinh học khác. Quá trình Karst hóa đòi hỏi một thời gian dài, thậm chí hàng triệu năm, thì cảnh quan Karst bây giờ mới hình thành. Khu vực VQG Ba Bể có đầy đủ điều kiện thuận lợi để quá trình Karst hóa diễn ra mạnh, đó là: Hoạt động địa chất diễn ra mạnh nên phần lớn đá vôi bị dập vỡ, nứt nẻ tạo môi trường thuận lợi cho nước và khí lưu thông. Ở VQG Ba Bể lượng mưa TB là 1700 - 1800 mm/năm. Lượng mưa ở đây không lớn do đó phải sau vài thế kỷ mới hình thành nên địa hình Karst ở VQG Ba Bể như ngày nay. Ở VQG Ba Bể độ ẩm trung bình 83 % rất thích hợp cho sinh vật phát triển. Do đó, giải phóng nhiều khí CO2 cần thiết cho quá trình Karst hóa. Một số sản phẩm của quá trình Karst hóa ở VQG Ba Bể như: + Động Hua Mạ cách mặt đất khoảng 300 m có bậc tam cấp vào động. Đây là một loại động treo trên núi đá, có chiều dài hơn 500m, vòm động chỗ cao nhất khoảng 50m, chiều rộng khoảng 30 - 50m. Trong động có nhiều nhũ đá đẹp được hình thành tự nhiên qua hàng triệu năm. + Động Puông trên sông Năng, Ba Bể Bắc Cạn: Đây là một động đá vôi có trần cao 30m với nhiều hình thù lạ do nhũ thạch tạo ra rất bắt mắt. Bên ngoài động có nhiều ánh sáng nên để lộ những mảng đá hoa cương. Trong động có những dải thạch nhũ rủ xuống. Trên nóc động Puông vẫn còn sót lại hai bậc thềm khá bằng phẳng cao 60m và 100 - 120m, Các nhà khoa học cho rằng, dòng sông Năng cổ đã từng chảy trên bề mặt ở nóc động. Những đợt bào mòn hàng triệu năm của con sông vào lòng núi đá, mở rộng kích thước dẫn tới sụt trần mà lộ ra ngoài thành dòng chảy mặt. 3.1.2.3.2. Các dạng địa hình cảnh quan Karst : VQG Ba Bể có nhiều dạng địa hình và kiểu cảnh quan Karst đặc sắc, điển hình cho Kkarst nhiệt đới ẩm, như: - Karren là những địa hình karst rất phổ biến, gồm các hố, hốc, khe, rãnh v.v., hình thù kỳ dị, kích thước từ rất nhỏ (1-2 mm) đến khá lớn (5-10 m), lởm chởm, sắc nhọn, rất khó đi lại (Hình 3.4). 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn đề tài : Bảo tồn đa dạng sinh học vườn quốc gia Tràm Chim
20 p | 904 | 196
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực vườn quốc gia Cát Tiên - tỉnh Đồng Nai
124 p | 1267 | 124
-
Báo cáo đề tài: Tìm hiểu việc thực hiện 3 vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp tư nhân xây dựng Mạnh Hùng
33 p | 667 | 124
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ làm cơ sở cho công tác quy hoạch và bảo tồn
264 p | 205 | 44
-
Đề tài: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp
12 p | 306 | 35
-
Báo cáo khoa học: Bước đầu đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật khu vực Đại Ả - Đại Cáo - Cổ Khu thuộc vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
12 p | 111 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Tác động của du lịch sinh thái đến quản lý rừng đặc dụng tại Vườn Quốc gia Ba Vì
211 p | 30 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài " Xác lập một số chỉ số đa dạng về loài thực vật ở Vườn Quốc gia Bạch Mã "
0 p | 123 | 13
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " Một số dẫn liệu về họ Na (Annonaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Dâu tằm (Moraceae) ở vườn quốc gia Bạch Mã."
7 p | 109 | 10
-
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT: CHAU MA MINORITY PEOPLE’S INDIGENOUS KNOWLEDE OF FOREST RESOURCE USE IN CAT TIEN NATIONAL PARK
5 p | 68 | 10
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG VỀ DẠNG SỐNG VÀ YẾU TỐ ĐỊA LÝ CỦA HỆ THỰC VẬT TRÊN NÚI ĐÁ VÔI VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN, THANH HÓA"
6 p | 82 | 7
-
NGHIÊN CỨU BỔ SUNG MỘT LOÀI ĐẬU KHẤU MỚI THUỘC CHI MYRISTICA GRONOV. CHO HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM
5 p | 66 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm học: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu và thực phẩm tại Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
72 p | 26 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tri thức bản địa trong quản lý, sử dụng tài nguyên rừng của người K’Ho tại vườn quốc gia Bidoup – núi Bà tỉnh Lâm Đồng
115 p | 32 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm học: Nghiên cứu thành phần loài cây dược liệu tại tại vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
86 p | 35 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Đánh giá đa dạng thực vật Vườn Quốc gia Vũ Quang
73 p | 30 | 4
-
BỔ SUNG MỘT LOÀI XÂM CÁNH MỚI – XÂM CÁNH BẾN EN GLYPTOPETALUM SCLEROCARPUM (KURZ) M.A LAWSON (CELASTRACEAE – HỌ DÂY GỐI)CHO HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM
6 p | 61 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn