Báo cáo khoa học: Bước đầu đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật khu vực Đại Ả - Đại Cáo - Cổ Khu thuộc vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
lượt xem 18
download
Nằm trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, Phong Nha - Kẻ Bàng là một đơn vị địa lý sinh vât có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự sống còn của cộng đồng trong sự nghiệp bảo vệ rừng đầu nguồn, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên trong thực tế nguồn tài nguyên rừng ở đây đang bị tác động mạnh bởi sức ép dân sinh,
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo khoa học: Bước đầu đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật khu vực Đại Ả - Đại Cáo - Cổ Khu thuộc vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG CỦA HỆ THỰC VẬT KHU VỰC ĐẠI Ả - ĐẠI CÁO - CỔ KHU THUỘC VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG Trương Ngọc Kiểm Khoa Sinh học, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) ĐẶT VẤN ĐỀ Nằm trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, Phong Nha - Kẻ Bàng là một đơn vị địa lý sinh vât có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự sống còn của cộng đồng trong sự nghiệp bảo vệ rừng đầu nguồn, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên trong thực tế nguồn tài nguyên rừng ở đây đang bị tác động mạnh bởi sức ép dân sinh, kinh tế của dân cư quanh vùng. Chính vì vậy, công tác bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo vệ vốn gen quí cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác ở đây cần phải được chú ý hơn bao giờ hết. Để góp phần làm cơ sở cho công tác
- bảo tồn và sử dụng, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thực vật, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Bước đầu khảo sát tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch khu vực Đại Ả - Đại Cáo - Cổ Khu thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (khu hệ nghiên cứu)”. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Trên cơ sở các mẫu thực vật đã được thu ở địa điểm nghiên cứu, chúng tôi đã phân loại, xác định tên khoa học theo phương pháp phân loại truyền thống và lập bảng danh lục hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu. - Tập hợp, hiệu chỉnh và hệ thống hoá thành phần các taxon bậc loài của khu vực nghiên cứu theo hệ thống của Brummitt (1992) và luật danh pháp quốc tế về thực vật (Tokyo, 1994). - Trên cơ sở các tài liệu hiện có, đánh giá tính đa dạng về phân loại và đánh giá tiềm năng và giá trị sử dụng nguồn tài nguyên thực vật của khu vực nghiên cứu.
- KẾT QUẢ, THẢO LUẬN 1. Tính đa dạng về các bậc taxon Kết quả phân tích thành phần loài tại khu vực nghiên cứu cho thấy tại đây có 333 loài thuộc 217 chi, 97 họ thuộc 4 ngành thực vật. Kết quả được thể hiện trong bảng sau: Từ bảng thống kê ta thấy mức độ da dạng của khu hệ thực vật nghiên cứu là khá cao. Thành phần của các bậc taxon phân bổ không đều nhau trong đó ưu thế là ngành Ngọc Lan chiếm 88,89% tổng số loài của khu hệ trong khi các ngành khác chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ và ngành Equisetophyta không có đại diện nào cả.
- So sánh thành phần loài giữa khu vực nghiên cứu với các khu hệ thực vật khác và với hệ thực vật Việt Nam, chúng tôi thấy rằng tuy số lượng và thành phần loài của khu hệ nghiên cứu không lớn nhưng trong phạm vi giới hạn diện tích của khu vực này thì hệ thực vật khu vực Đại Ả - Đại Cáo và Cổ Khu là khá phong phú và đa dạng. Khi phân tích các chỉ số chi, họ của ngành Ngọc Lan trong khu hệ thực vật nghiên cứu, chúng tôi tính được kết quả như sau: - Chỉ số họ là 3,43 có nghĩa là trung bình mỗi họ có 3,43 loài. - Chỉ số chi là 1,48 có nghĩa là trung bình mỗi chi có 1,48 loài. - Trung bình mỗi họ có 2,32 chi. Với quy mô diện tích nhỏ và điều kiện thực tế tại khu vực đã bắt đầu chịu sự tác động ít nhiều của con người thì các chỉ số này chứng tỏ tính đa dạng trong thành phần loài của
- khu hệ thực vật đang nghiên cứu. Các họ thực vật hạt kín giầu loài nhất là Rubiaceae, Euphorbiaceae, Moraceae, Orchidaceae, Poaceae, Urticaceae, Araceae, Asteraceae, Cyperaceae, Lauraceae, Verbenaceae... Trong đó 10 họ đa dạng nhất nhất chiếm tới 140 loài tức là 42,04% tổng số loài của khu hệ. Chúng ta có thể nhận thấy rằng trong danh sách các họ giầu loài của khu hệ này thiếu một số họ giầu loài của Việt Nam như Acanthaceae, Lamiaceae, Apocynaceae... Điều này chứng tỏ khu hệ thực vật ở đây tuy phong phú nhưng vẫn có nét khác biệt so với tính đa dạng chung của hệ thực vật Việt Nam. Các chi đa dạng nhất có thể kể đến là Lasianthus, Ficus, Phyllanthus, Begonia, Cinnamomum, Cyperus, Trichosanthes, Solanum... Tỉ trọng giữa lớp thực vật Một lá mầm và lớp thực vật Hai lá mầm là một trong những chỉ số để đánh giá tính chất của hệ thực vật. Đây là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá tính đa dạng sinh học của một khu hệ thực vật. Theo De Candolle thì càng gần tới xích đạo thì tính đa dạng thực vật tăng lên và tỉ lệ lớp Loa kèn giảm xuống. Kết quả phân tích
- tỷ trọng giữa lớp thực vật một lá mầm và lớp Hai lá mầm của khu hệ nghiên cứu như sau: Lớp Ngọc Lan luôn có số lượng cũng như tỉ lệ các chi, các loài cao hơn so với lớp Loa Kèn. Đối với các hệ thực vật nhiệt đới thì tỉ lệ này ở bậc loài tương ứng là 3:1. Tỉ lệ này của hệ thực vật khu vực Đại Ả - Đại Cáo - Cổ Khu là 4,02:1 chứng tỏ hệ thực vật ở đây mang tính chất nhiệt đới điển hình. Chỉ số này của khu hệ nghiên cứu thậm chí còn cao hơn so hệ thực vật ở Cúc Phương (3,29 :1) và Cát Tiên (2,63 :1). 2. Tính đa dạng về giá trị sử dụng Đối với một khu hệ thực vật thì mức độ đa dạng về nguồn tài nguyên thể hiện ở sự phong phú, đa dạng các giá trị sử dụng của các loài cây có ích. Việc khai thác các nguồn tài
- nguyên thực vật phải đi đôi với việc bảo vệ và phát triển chúng. Tài nguyên thực vật ở khu hệ Đại Ả - Đại Cáo - Cổ Khu rất phong phú với tỷ lệ các loài cây có ích cao: 241 loài trên 333 loài chiếm 72.37% tổng số loài của khu hệ, trong đó có 108 loài đa công dụng và 133 loài đơn công dụng.. Kết quả phân tích giá trị sử dụng của các loài thực vật trong khu vực nghiên cứu được thống kê kết quả trong bảng sau: Nhìn vào bảng trên, chúng ta có thể nhận thấy giá trị sử dụng của các loài thực vật ở đây rất đa dạng từ làm thuốc, làm thức ăn đến dùng trong sản xuất công nghiệp, dùng trong sản xuất nông nghiệp, từ làm cây cảnh đến lấy gỗ... Chứng tỏ khu hệ có nguồn tài nguyên thực vật đa dạng và
- chúng có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế và xã hội của khu vực. Trong số đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là giá trị làm thuốc với 174 loài chiếm 41,83% tổng số loài cây có ích, tiếp đến là giá trị làm thực phẩm với 82 loài chiếm 19,71% tổng số loài cây có ích, tiếp theo là cây làm cảnh với 43 loài chiếm 10,33% tổng số loài cây có ích. Ngoài ra còn có các giá trị khác như lấy tinh dầu, tanin, phục vụ sản xuất công nghiệp như dùng sản xuất thuốc nhuộm, sản xuất giấy, công nghiệp dệt, lấy sợi... Bên cạnh đó còn có 34 loài để lấy gỗ chiếm 8,17% tổng số loài cây có ích trong đó có những cây gỗ quí như Chò Kiền kiền, Quế, Re xanh, Re trứng, Bời lời...Tuy số lượng các cây gỗ lớn không nhiều nhưng điều kiện tự nhiên vẫn thuận lợi cho sự phát triển của chúng. Vì vậy nhiệm vụ trước mắt là phải bảo vệ các loài này và trong tương lai có thể đầu tư phục hồi và phát triển các cây gỗ lớn. Ngoài ra nhìn vào bảng thống kê kể trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng hệ thực vật Đại Ả - Đại Cáo - Cổ Khu có nhiều thực vật có giá trị thương phẩm. Tỉ lệ các loài cây cảnh đạt 10,33% với 43 loài trong đó có nhiều loài có giá trị nhất là các loài thuộc
- họ Lan Orchidaceae như: Ngọc vạn pha lê, Lan phi điệp, Lan môi chim... KẾT LUẬN Hệ thực vật khu vực Đại ả - Đại Cáo - Cổ Khu thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng bao gồm 4 ngành thực vật bậc cao có mạch là Lycopodiophyta, Polypodiophyta, Pinophyta và Magnoliophyta với tổng số 97 họ, 225 chi và 333 loài, trong đó chiếm ưu thế là ngành Ngọc Lan với 296 loài. Tỉ trọng giữa hai lớp của ngành Ngọc Lan là Magnoliopsida/ Liliopsida = 4,02/1. Nguồn tài nguyên thực vật ở đây rất phong phú với 241 trên tổng số 333 loài có tác dụng đối với con người, trong đó có 108 loài đa công dụng và 133 loài đa công dụng. Chính vì vậy cần có chính sách bảo tồn tính đa dạng sinh học của hệ thực vật khu hệ thực vật này để có thể khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thực vật. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- 1. Phạm Hoàng Hộ, 1999 - 2000. Cây cỏ Việt Nam, tập 1- 3. Nxb Trẻ. Tp. Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997. Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. NXB. Nông Nghiệp Hà Nội. 3. Nguyễn Nghĩa Thìn, Hồ Thị Tuyết Sương, 2001. Phân tích nguồn gen thực vật ở khu nghiêm ngặt của VQG Pù Mát - Con Cuông - Nghệ An, TC Di truyền học và ứng dụng, số 1, 30 - 36. 4. Đỗ Tất Lợi, 1999. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nxb KHKT Hà Nội. 5. Võ Văn Chi, 1997. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nxb Y Học. Tp. Hồ Chí Minh. 6. Võ Văn Chi - Trần Hợp, 1999 - 2001. Cây cỏ có ích ở Việt Nam (2 tập). Nxb Giáo dục. Hà Nội. 7. Nhiều tác giả, Danh lục hệ thực vật Việt Nam, 2001- 2003, tập I và tập II, Nxb KHKT, 8. Aubréville A, et al, 1960 - 1997. Flore du Cambodge, du Laos et du Vietnam, 1 - 29 fascicules Museum National d' Histoire Naturelle, Paris. 9. Brummitt R.K., 1992. Vascular Plant Families and Genera. Kew. Royal Botanic Gardens.
- 10. Lecomte, H. et Humbert, et al., 1907 - 1952. Flore générale de l'Indo-chine. (I - VII) et suppléments. Masson et Cie, Editeurs, Paris. SUMMARY Preliminary assessement of diversity of flora at Dai A - Dai Cao - Co Khu areas (Phong Nha – Ke Bang national park) The Flora of Dai A - Dai Cao - Co Khu (Phong Nha - Ke Bang national park) consists of 4 vascular plant divisions: Lycopodiophyta, Polypodiophyta, Pinophyta and Magnoliophyta with total of 97 families, 225 genera and 333 species. Magnoliophyta is the largest division with 296 species. The rate of species between Magnoliopsida and Liliopsida is 4,02/1. The resources of plants at this area are listed and assessed with 174 species for medicine, 82 species for food, 43 species for ornamentation, 38 species for industry and 34 species for timber...
- Người thẩm định nội dung khoa học: GS.TSKH. Nguyễn Nghĩa Thìn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo khoa học: Nghiên cứu bước đầu đánh gía rủi ro sinh thái và sức khỏe cho khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
12 p | 340 | 79
-
Báo cáo khoa học: "BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU CÁC CÔNG NGHỆ THI CÔNG CƠ GIỚI KIẾN TRÚC TẦNG TRÊN KHI XÂY DỰNG MỚI TUYẾN ĐƯỜNG SẮT Ở VIỆT NAM"
6 p | 148 | 25
-
Báo cáo khoa học Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Trà Vinh
61 p | 94 | 22
-
Báo cáo khoa học: "Bước đầu nghiên cứu môi trường nước và thành phần loài động vật nổi của hồ chứa Vực Mấu và Khe Đá tỉnh Nghệ An"
12 p | 171 | 21
-
Báo cáo khoa học : Bước đầu sử dụng kỹ thuật quang phổ hấp phụ cận hồng ngoại (NEAR INFRARED REFLECTANCE SPECTROSCOPY - NIRS) để chẩn đoán thành phần hóa học của phần và thức ăn cho gia súc nhai lại
8 p | 155 | 18
-
Báo cáo khoa học:Bước đầu xác định hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong nguyên liệu chính làm thức ăn cho gia súc và gia cầm ở các tỉnh miền núi phía bắc
6 p | 131 | 16
-
Báo cáo khoa học: Bước đầu nghiên cứu quy trình tách và nuôi cấy tế bào gốc phôi chuột
67 p | 142 | 14
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Bước đầu điều tra một số loài thực vật bậc cao chứa ancaloit ở thành phố Vinh và phụ cận."
4 p | 133 | 12
-
Báo cáo khoa học: Bước đầu hiện đại hóa chữ quốc ngữ qua một số truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỷ 20
5 p | 116 | 10
-
Báo cáo khoa học: Bước đầu tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm của bảng chữ cái tiếng Hàn
14 p | 90 | 9
-
Báo cáo khoa học: Bước khởi đầu hiện đại hóa nghiên cứu văn học
3 p | 100 | 8
-
Báo cáo khoa học: Bước đầu nghiên cứu đặc trưng cá thể người qua LOCUT D5S818 bằng kỹ thuật PCR
15 p | 109 | 8
-
Một số kết quả bước đầu nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy đóng bầu mía giống
4 p | 106 | 6
-
Báo cáo khoa học: "Bước đầu xác định hàm l-ợng một số nguyên tố khoáng trong nguyên liệu chính làm thức ăn cho gia súc và gia cầm ở các tỉnh miền núi phía bắc "
5 p | 88 | 6
-
Báo cáo "Kết quả bước đầu đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn pietrian kháng stress nuôi tại Hải Phòng "
7 p | 98 | 4
-
Báo cáo khoa học: Bước đầu nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng chương trình đại cương về Khoa học chính trị trong các trường Đại học và Cao đẳng
218 p | 79 | 4
-
Báo cáo khoa học: "Bước đầu nghiên cứu ứng dụng năng l-ợng mặt trời trong đun n-ớc nóng dùng cho sinh hoạt"
5 p | 72 | 4
-
Báo cáo: Kết quả bước đầu của hóa xạ trị với phác đồ paclitaxel - carboplatin hàng tuần kết hợp đồng thời với xạ trị bệnh ung thư thực quản tại bệnh viện Chợ Rẫy
25 p | 15 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn