intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo thực tập Luật kinh tế: Pháp luật về việc cấp phiếu lý lịch tư pháp thực tiễn tại Bình Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:38

97
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài trên cơ sở tiếp thu những nghiên cứu đi trước, chuyên đề thực tập của em về đề tài cấp Phiếu lý lịch tư pháp được thực hiện nhằm phân tích, đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện về cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo thực tập Luật kinh tế: Pháp luật về việc cấp phiếu lý lịch tư pháp thực tiễn tại Bình Phước

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH KHOA LUẬT   BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH LUẬT KINH TẾ PHÁP LUẬT VỀ VIỆC CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP THỰC  TIỄN TẠI BÌNH PHƯỚC Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện ThS. HÀ THU THỦY MAI THỊ CẨM VÂN Mã số SV: 1711547983 Lớp: 17DLK1B
  2. TP.Hồ Chí Minh – 2020
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH KHOA LUẬT  n BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH LUẬT KINH TẾ PHÁP LUẬT VỀ VIỆC CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP THỰC  TIỄN TẠI BÌNH PHƯỚC Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện ThS.HÀ THU THỦY MAI THỊ CẨM VÂN Mã số SV: 1711547983 Lớp: 17DLK1B
  4. TP.Hồ Chí Minh ­ 2020
  5. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập, Tôi đã nhận được rất nhiều sự  giúp đỡ  và tạo điều   kiện từ phía lãnh đạo Sở Tư pháp Tỉnh Bình Phước, Phòng Tổ chức cán bộ đã   tạo điều kiện cho tôi thực tập tại Sở, các Phòng ban trong sở. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Chánh văn phòng Trần Thanh Long, và   những anh chị  đã tận tình chỉ  dẫn, tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu học tập,   thu thập tài liệu và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập tại Sở Tư Pháp. Tôi xin cảm ơn quý Thầy Cô Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành, Khoa Luật  đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, cũng như trong   suốt thời gian thực tập tại cơ quan và thực hiện bài báo cáo này. Đặc biệt tôi   cảm  ơn cô Hà Thu Thủy người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành hoàn   chỉnh bài báo cáo này. Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu học tập để hoàn thành tốt bài báo cáo, tuy nhiên  do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với công việc thực tế  và bản thân còn nhiều   hạn hẹp kiến thức nên không thể  tránh khỏi những thiếu sót khi làm bài báo  cáo cũng như  trong quá trình tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ  Sở  Tư  pháp  Tỉnh Bình Phước.  Tôi rất mong nhận được sự  góp ý của các thầy cô để  bài báo cáo được hoàn   chỉnh hơn.  Chân thành cảm ơn! Ngày ……... tháng ….…. năm …….… Sinh viên thực hiện (ký và ghi họ tên) ………………………………………. i
  6. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và  kết quả  phân tích trong đề  tài là trung thực, đề  tài không trùng với bất kỳ đề  tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày …….. tháng ……. năm …… Sinh viên thực hiện (ký và ghi họ tên) ………………………………………. ii
  7. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Họ   và   tên   người   nhận   xét:…………………………………….…Học   vị: …………… NỘI DUNG NHẬN XÉT …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... TPHCM, ngày ….. tháng …. năm 2020             NGƯỜI NHẬN XÉT         ……………………………….. iii
  8. MỤC LỤC  1. Mục đích nghiên cứu                                                                                            ........................................................................................      vii  2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu                                                                      ..................................................................      vii  3. Phương pháp nghiên cứu                                                                                    ................................................................................      viii  4. Kết cấu bài báo cáo                                                                                             ........................................................................................      viii  CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP                                          .......................................      1  1.1 Khái quát về cơ quan thực tập                                                                           .......................................................................      1  1.1.1 Vài nét sơ lược về Sở Tư Pháp tỉnh Bình Phước                                            ........................................      1  1.1.2 Cơ cấu tổ chức                                                                                                ............................................................................................      1  1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn                                                                      ..................................................................      1 CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC CẤP PHIẾU LÝ   LUẬN TƯ PHÁP                                                                                                             .........................................................................................................      5  2.1  Khái quát chung về việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp                                         .....................................      5  2.1.1  Khái niệm chung về hoạt động cấp Phiếu lý lịch tư pháp                            ........................     5  2.1.2  Quy định của pháp Luật về việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp                          ......................      8  2.1.3 Các nguồn thông tin làm cơ sở cho việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp             .........       14 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬN VỀ VIỆC CẤP PHIẾU LÝ LỊCH   TƯ PHÁP TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC – KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN                     .................       17  3.1. Thực tiễn về việc cấp phiếu Lý lịch tư pháp tại sở tư pháp Bình   Phước, nguyên nhân và giải pháp thực hiện                                                         .....................................................       17   3.2. Nguyên nhân dẫn tới việc yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp                    ................       19   3.3  Những vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật                                       ....................................       19 3.4  Đánh giá về việc giải quyết yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại sở tư   pháp tỉnh Bình Phước                                                                                              ..........................................................................................      21  3.5 Một số kiến nghị, giải pháp giải quyết các vướng mắc  trong việc cấp   phiếu lý lịch tư pháp tại sở tư pháp tỉnh Bình Phước.                                        ....................................       23  KẾT LUẬN                                                                                                                    ................................................................................................................      25  TÀI LIỆU THAM KHẢO                                                                                             .........................................................................................       26 iv
  9. DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT UBND Uỷ ban nhân dân LLTP Lý lịch Tư Pháp STP Sở Tư Pháp TTHC Thủ tục hành chính v
  10. MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự đi lên của đất nước, nhu cầu về việc cấp phiếu lý lịch tư pháp của  cá nhân, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã cũng ngày càng gia tăng. Xét về góc độ hành  chính học, việc cấp phiếu lý lịch tư pháp là một dịch vụ công mà nhà nước có trách  nhiệm phải cung ứng cho người dân của mình. Quản lý nhà nước về cấp phiếu lý  lịch tư pháp xét cho cùng là hoạt động quản lý cung ứng dịch vụ công để đảm bảo  quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trên tinh thần đó, trong điều kiện nước ta  đang tích cực xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với trọng tâm là đẩy  mạnh tổng thể cải cách nền hành chính quốc gia, xây dựng nền hành chính hiện  đại, trong sạch, hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của công dân, thì việc cải  cách trong lĩnh vực tư pháp nói riêng, đặc biệt là trong hoạt động cấp Phiếu lý lịch  tư pháp là đòi hỏi tất yếu khách quan của nhu cầu phát triển.  Lý lịch tư pháp có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của công dân, cũng như  trong quản lý nhân sự và hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự như: Đáp ứng yêu cầu  của cá nhân cần chứng minh bản thân có hay không có án tích. Những thông tin lý  lịch tư pháp về cá nhân được cung cấp dưới hình thức Phiếu lý lịch tư pháp; Lý lịch  tư pháp là một trong những nguồn thông tin để các cơ quan nhà nước, tổ chức chính  trị… xem xét, đánh giá tư cách đạo đức của cá nhân. Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp được cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư  pháp (Sở Tư pháp và Trung tâm Lý lịch tư pháp Quốc gia) thực hiện khi có yêu cầu  cấp Phiếu của cá nhân (công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam),  vi
  11. tổ chức có thẩm quyền; cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ cho quá trình điều  tra, truy tố, xét xử. Được sự phân công của Ban Lãnh đạo Sở thực tập tại Phòng Hành chính Tư  pháp và được sự phân công của lãnh đạo Phòng là theo dõi lĩnh vực lý lịch tư pháp.  Vì vậy, tôi xin chọn đề tài “Pháp luật về việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp, thực tiễn  tại tỉnh Bình Phước” làm chuyên đề tốt nghiệp cử nhân Luật. Thông qua đề tài,  chúng ta có được cái nhìn tổng thể đối với quy trình cấp Phiếu lý lịch tư pháp,  những vấn đề cần giải quyết hiện nay đối với công tác phối hợp, trao đổi thông tin  giữa các cơ quan, đơn vị, giữa các địa phương có liên quan.  1. Mục đích nghiên cứu Hiện nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu pháp luật về việc cấp phiếu lý  lịch tư pháp tại Việt Nam và của một số quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, hầu hết   những đề tài nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào hoạt động quản lý nhà nước về  hộ tịch, các đề tài tập trung nghiên việc cấp phiếu lý lịch tư pháp tại hai thành phố  lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; Như vậy, hiện chưa có một công trình nghiên cứu nào về pháp luật về việc cấp  phiếu lý lịch tư pháp tại tỉnh Bình Phước. Từ thực tế đó, trên cơ sở tiếp thu những   nghiên cứu đi trước, chuyên đề thực tập của em về đề tài cấp Phiếu lý lịch tư pháp   được thực hiện nhằm phân tích, đánh giá và đề  xuất một số  giải pháp nhằm góp   phần hoàn thiện về cấp Phiếu lý lịch tư pháp. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu những vấn đề về lý luận và pháp lý trong hoạt động  cấp phiếu lý lịch tư  pháp tại Phòng Hành chính tư  pháp của Sở  tư  Pháp tỉnh Bình   Phước; em đã tiến hành  việc phân tích thực trạng thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch  tư pháp của sở tư pháp tỉnh Bình Phước. Qua thời gian thực tập và trải nghiệm công   tác cấp phiếu lý lịch tư pháp, em mong muốn tìm ra những hạn chế trong hoạt động  cấp phiếu lý lịch tư pháp tại sở  tư  pháp tỉnh Bình Phước nói riêng và cả  nước nói   chung, từ đó có thể đưa ra một số giải pháp, kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả của   công tác cấp phiếu lý lịch hơn. vii
  12. ­ Giới hạn, phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Bình Phước + Về thời gian: Trong năm 2020 3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, em đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu như: ­ Phương pháp phân tích, so sánh. ­ Phương pháp tổng hợp. ­ Phương pháp thống kê. ­ Phương pháp điều tra, khảo sát. 4. Kết cấu bài báo cáo  Ngoài Phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của   chuyên: đề tốt nghiệp được chia thành 3 chương Chương 1: Tổng quan về cơ quan thực tập Chương 2: Một số vấn đề lý luận về việc cấp phiếu Lý lịch tư pháp Chương 3: Thực trạng về cấp phiếu lý lịch tư pháp – kiến nghị hoàn thiện viii
  13. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP 1.1Khái quát về cơ quan thực tập 1.1.1 Vài nét sơ lược về Sở Tư Pháp tỉnh Bình Phước Địa chỉ: Đường Nguyễn Thị  Minh Khai, phường Tân Phú, thị  xã Đồng Xoài, tỉnh   Bình Phước. Website: http://tuphap.binhphuoc.gov.vn/       SĐT: 0651.3870967 – 3879258 ; Fax: 0651.3860205 Ngày 06/01/1997, UBND tỉnh Bình Phước ban hành Quyết định số 56/QĐ­UBND về  việc thành lập Sở Tư pháp. Sở Tư pháp tỉnh Bình Phước là cơ  quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, chịu sự chỉ  đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ  đạo, hướng dẫn và kiểm tra, thanh tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tư pháp. Sở  có tư  cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp kinh phí hoạt động từ  ngân   sách nhà nước và mở  tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định   của pháp luật. 1.1.2 Cơ cấu tổ chức Để  hoàn thành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình một cách thuận lợi   nhất thì Sở Tư pháp tỉnh Bình Phước cần có một cơ cấu tổ chức bộ máy linh hoạt,   hợp lý, thuận tiện cho quá trình làm việc của từng vị trí, cũng như làm sao để  phối   hợp tốt giữa các phòng ban. Sở  Tư  pháp tỉnh Bình Phước có Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. Dưới ban lãnh  đạo Sở, Sở Tư pháp tỉnh Bình Phước có 08 tổ chức chuyên môn nghiệp vụ. Các tổ  chức chuyên môn nghiệp vụ  bao gồm: Văn phòng sở, Thanh tra sở, Phòng Hành  chính tư  pháp, Phòng xây dựng và kiểm tra văn bản, Phòng bổ  trợ  tư  pháp, Phòng   phổ biến giáo dục pháp luật, Phòng quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi  hành pháp luật, Phòng tổ chức cán bộ. Các tổ chức sự nghiệp thuộc Sở bao gồm 02  phòng công chứng số 1 và 3, Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản, Trung tâm trợ  giúp pháp lý Nhà nước. 1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 1
  14. Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Sở thực hiện chức năng   tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng và thi hành  pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật;   kiểm soát thủ tục hành chính; pháp chế; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ  sở; hộ  tịch; quốc tịch; chứng thực; nuôi con nuôi; lý lịch tư  pháp; bồi thường nhà  nước; trợ  giúp pháp lý; luật sư; tư  vấn pháp luật; công chứng; giám định tư  pháp;  bán đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; quản tài viên, doanh nghiệp quản lý,  thanh lý tài sản và hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản quản lý; công tác   thi hành pháp luật về xử  lý vi phạm hành chính và công tác tư  pháp khác theo theo   phân cấp ủy quyền của UBND tỉnh Bình Phước. Với những chức năng riêng biệt nêu trên, Sở Tư pháp tỉnh Bình Phước có những  nhiệm vụ và được giao cho những quyền hạn sau: Về kiểm soát thủ tục hành chính: Sở Tư pháp tỉnh Bình Phước có nhiệm vụ xây  dựng, trình UBND tỉnh ban hành và tổ  chức thực hiện Kế  hoạch hoạt động kiểm   soát thủ  tục hành chính trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, tập huấn về  chuyên môn,  nghiệp vụ  kiểm soát thủ  tục hành chính và cải cách thủ  tục hành chính; tổ  chức  thực hiện việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền giải   quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; cho ý  kiến, thẩm định về  thủ tục hành chính trong dự  thảo văn bản quy phạm pháp luật  thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND và UBND tỉnh; đôn đốc các sở, ban, ngành  có liên quan thực hiện việc thống kê các thủ  tục hành chính mới ban hành, thủ  tục  hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc   bãi bỏ; kiểm soát chất lượng và nhập dữ  liệu thủ  tục hành chính; tạo đường kết   nối giữa trang tin điện tử  của UBND tỉnh với Cơ sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục   hành chính; tổ  chức tiếp nhận, nghiên cứu và đề  xuất việc phân công xử  lý các  phản ánh, kiến nghị  của cá nhân, tổ  chức về  quy định hành chính thuộc phạm vi   thẩm quyền của UBND và Chủ tịch UBND tỉnh; theo dõi, đôn đốc việc xử lý phản   ánh, kiến nghị  của cá nhân, tổ  chức về  quy  định hành chính tại các sở, ngành,   UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các đơn vị  khác có liên quan; tổ  chức nghiên   cứu, đề  xuất, trình UBND tỉnh các sáng kiến cải cách thủ  tục hành chính và quy  2
  15. định có liên quan; theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị có liên quan tổ chức thực  hiện sau khi được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Sở Tư pháp tỉnh Bình Phước còn  giúp UBND tỉnh kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tại  các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và UBND cấp xã; đề  xuất với UBND tỉnh   thiết lập hệ thống công thức đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ  tục hành   chính theo chế độ kiêm nhiệm tại các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã và  đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh; thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính  và cải cách thủ tục hành chính đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở. Về  lý lịch tư  pháp: Sở  Tư  pháp tỉnh Bình Phước phải xây dựng, quản lý, khai  thác, bảo vệ và sử dụng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh theo quy định   của pháp luật; tiếp nhận, xử lý thông tin lý lịch tư pháp do Tòa án, cơ quan Thi hành  án dân sự, các cơ quan, tổ chức có liên quan và Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia  cung cấp; cung cấp Lý lịch tư pháp, thông tin bổ sung cho Trung tâm Lý lịch tư pháp   quốc gia; cung cấp thông tin lý lịch tư  pháp cho Sở  khác; lập Lý lịch tư  pháp, cập   nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung theo quy định; cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo   thẩm quyền. Về  bồi thường nhà nước: Sở  Tư  pháp tỉnh Bình Phước phải hướng dẫn kỹ  năng, nghiệp vụ  công tác bồi thường nhà nước cho công chức thực hiện công tác   bồi thường nhà nước của cơ  quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và UBND cấp  huyện; đề  xuất, trình UBND tỉnh xác định cơ  quan có trách nhiệm bồi thường nhà   nước trong trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu hoặc chưa có sự  thống nhất về  việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường nhà nước theo quy định của pháp  luật; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết bồi thường, chi trả tiền bồi thường  và thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật; cung cấp thông tin,   hướng dẫn thủ  tục hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường  trong hoạt động quản lý hành chính. Về  công chứng: Sở  Tư  pháp tỉnh Bình Phước tổ  chức thực hiện Quy hoạch   tổng thể  phát triển tổ  chức hành nghề  công chứng trên địa bàn tỉnh; đề  nghị  Bộ  trưởng Bộ Tư  pháp bổ  nhiệm, miễn nhiệm Công chứng viên; quyết định tạm đình  chỉ  hành nghề  công chứng đối với công chứng viên; trình UBND tỉnh quyết định  3
  16. thành lập, chuyển đổi, giải thể Phòng Công chứng và cho phép thành lập, thay đổi,  hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng và thu hồi quyết định thành lập Văn phòng  công chứng theo quy định; cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng   công chứng; ghi nhận thay đổi danh sách công chứng viên là thành viên hợp danh   của Văn phòng công chứng; xem xét, thông báo bằng văn bản cho Văn phòng công  chứng về việc đăng ký danh sách công chứng viên làm việc theo chế đội hợp đồng;  xây dựng, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về công chứng theo quy định. 4
  17. CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC CẤP  PHIẾU LÝ LUẬN TƯ PHÁP 2.1 Khái quát chung về việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp 2.1.1  Khái niệm chung về hoạt động cấp Phiếu lý lịch tư pháp 1 Lý lịch tư  pháp là lý lịch về  án tích của người bị  kết án thông qua các chế  tài  hình sự trong bản án, quyết định của tòa án (những quyết định, bản án hình sự) đã   có hiệu lực, những thông tin về tình trạng thi hành án và các thông tin khác liên quan   đến bản án. Ngoài ra pháp luật một số nước cũng có thông tin quy định về lý lịch tư  pháp bao gồm việc cấm cá nhân thực hiện các công việc hay đảm nhiệm một chức   vụ, quyền hạn liên quan đến hoạt động kinh doanh do quyết định tuyên bố phá sản   của tòa án. Ở  Việt Nam, thuật ngữ  lý lịch tư  pháp trước đây được hiểu một cách chung  nhất là lý lịch về  án tích của người bị  kết án bằng bản án hình sự  đã có hiệu lực   pháp luật của Tòa án và tình trạng thi hành bản án đó. Luật lý lịch tư pháp năm 2009   tại Điều 2 định nghĩa lý lịch tư  pháp là lý lịch về  án tích của người bị kết án bằng   bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành   án về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp   tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Khái niệm lý lịch tư pháp không chỉ bao gồm các  thông tin lên quan đến các quyết định của tòa án về cấm cá nhân đảm nhiệm chức   vụ, thành lập quản lý doanh nghiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Phá sản. Lý lịch tư pháp thành văn có đặc điểm là:   Lý lịch tư  pháp thành văn không làn đau đớn và nhục nhã cho thân thể  can   phạm.  Cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chi tiết một số  thông tin về  người  phạm tội như: họ, tên, tuổi, nơi sinh, nơi cư trú, tội danh, hình phạt, tòa án đã   xét xử, thời gian thi hành hình phạt, người phạm tội đã có bao nhiêu tiền án.  Những thông tin này là hết sức cần thiết không những đối với lĩnh vực tố  1 Lý lịch tư pháp –bách khoa toàn thư Wikipedia   5
  18. tụng (bao gồm điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án) mà cả với quản lý hành   chính nhà nước và quản lý xã hội. Lý lịch tư pháp thành văn phổ biến nhất, đó là hình thức Sổ bộ ghi chép các bản  án mà tòa án đã tuyên hàng năm. Căn cứ vào Sổ bộ của Tòa án, người ta có thể truy   tìm được án tich của một người nào đó.  Nội dung Nội dung cơ bản của lý lịch tư pháp là thông tin lý lịch tư pháp về án tích tức là  những thông tin về  cá nhân người bị  kết án, tội danh, điều khoản luật được áp  dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án   phí, thông tin về  ngày, tháng, năm tuyên án, Toà nào tuyên, số  hiệu bản án, tình   trạng thi hành án. Hình thức của lý lịch tư pháp được thể hiện qua Phiếu lý lịch tư pháp, đó là một  loại phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp và có giá trị  chứng   minh cá nhân có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm thực hiện các công  việc hay đảm nhiệm một chức vụ, quyền hạn liên quan đến hoạt động kinh doanh  do quyết định tuyên bố phá sản của tòa án. Trên cơ sở  các thông tin lý lịch tư  pháp mà trước hết là từ  các phiếu lý lịch tư  pháp, các cơ quan quản lý sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, tức là tập hợp  các thông tin về  án tích, tình trạng thi hành án, về  cấm các công việc hay đảm   nhiệm một chức vụ, quyền hạn liên quan đến hoạt động kinh doanh do quyết định  tuyên bố phá sản của tòa án. Mục đích Lý lịch tư pháp có những mục đích quan trọng cho mỗi cá nhân. Nó đáp ứng yêu cầu cần chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay   không. Lý lịch tư pháp ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án  có thể tái hoà nhập cộng đồng. Những thông tin lý lịch tư  pháp sẽ  hỗ  trợ  hoạt động tố  tụng hình sự  và hoạt  động thống kê tư pháp hình sự. 6
  19. Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản  lý doanh nghiệp, hợp tác xã…   Ý nghĩa Ngày nay, Lý lịch tư pháp có ý nghĩa quan trọng trong đời sống dân sự của công  dân, cũng như trong quản lý nhân sự và hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự. Nó đáp ứng yêu cầu của cá nhân cần chứng minh bản thân có hay không có án   tích, hoặc có các vấn đề  về  pháp lý hình sự hay không. Những thông tin lý lịch tư  pháp về cá nhân được cung cấp dưới hình thức Phiếu lý lịch tư  pháp và được lưu  trữ theo quy định. Phiếu lý lịch tư pháp giúp cá nhân chứng minh về tình trạng tiền   án…theo yêu cầu của các cơ quan hữu quan. Là nguồn cung cấp những thông tin chính thức về quá khứ nhân thân của bị can,   bị cáo để cơ quan điều tra, truy tố, xét xử xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ  đối với họ  trong khi giải quyết những vụ việc cụ thể. Trong truy tố, xét xử  thì có   thể  xác định bị  can, bị cáo tái phạm hay không tái phạm.  Ở một số nước khi Viện  công tố chuẩn bị truy tố một bị can nào đó thường phải gửi một phiếu yêu cầu đến  cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp   nhằm xác nhận về tình trạng tiền án của bị can và trong hồ sơ truy tố có kèm theo   cả Phiếu lý lịch tư pháp để làm căn cứ xác định bị can tái phạm hay không tái phạm. Lý lịch tư pháp ghi nhận việc xoá án tích của người bị kết án. Có ý nghĩa trong   việc thực hiện chính sách tái hoà nhập cộng đồng của người phạm tội. Sau một   thời gian chấp hành đầy đủ  những người phạm tội đã được cải tạo, giáo dục, tái  hòa nhập cộng đồng khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư  pháp, cơ  quan quản lý lý  lịch tư pháp sẽ cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người đó và trong nội dung của Phiếu  lý lịch tư pháp sẽ ghi là "không có án tích" và được coi như chưa bị kết án và không  bị phân biệt đối xử. Lý lịch tư pháp là một trong những nguồn thông tin để các cơ quan nhà nước, tổ  chức chính trị… xem xét, đánh giá tư cách đạo đức của cá nhân (chứng minh cá nhân   có hay không có tiền án). Nhiều nước có quy định về việc phải có Phiếu lý lịch tư  pháp khi xem xét việc xuất cảnh, nhập cảnh, cho nhập, thôi, trở  lại quốc tịch, nuôi  7
  20. con nuôi, cấp một số chứng chỉ hành nghề (luật sư, kiểm toán, y dược) tuyển dụng   và quản lý lao động nước ngoài tại nước sở tại, du học.... Việc đến cơ quan có thẩm quyền để làm phiếu lý lịch số 1 và số 2 thì thời đại  ngày cũng có thể làm được phiếu lý lịch tư pháp ngay tại nhà. Đây là một trong những cải tiến và minh chứng cho sự tiện dụng của thời kỳ  Cách mạng 4.0, người dân sẽ giảm bớt được thời gian đi lại, còn Nhà nước thì tiết   kiệm được thời gian và chi phí đáp ứng, phục vụ nhu cầu của người dân. 2.1.2  Quy định của pháp Luật về việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp Trong hoạt động cấp phiếu lý lịch tư  pháp tại việt nam pháp luật đã có những   quy định cụ thể về việc cấp phiếu lý lịch tư pháp tại điều 41 như sau:  “1. Phiếu lý lịch tư pháp gồm có: a) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan tổ chức quy định tại khoản 1   và khoản 3 điều 7 của Luật lý lịch tư pháp. b) Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản   2 điều 7 Luật lý lịch tư  pháp và cấp theo yêu cầu cá nhân để  người đó biết được   nội dung về lý lịch tư phấp của mình.  2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mẫu Phiếu lý lịch tư pháp.” Khi cấp phiếu lý lịch tư pháp cho cá nhân thì cần phải cấp đúng đối tượng theo   quy định  của pháp luật hiện hành. Đối với việc cấp phiếu lý lịch tư  pháp cho cơ  quan nhà nước, tổ  chức chính trị, tổ  chức chính trị  ­ xã hội khi có yêu cầu thì cấp   trong trường hợp  để  phục vụ  công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh  doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã, cụ thể được quy định tại điều 7  Luật lý lịch tư pháp 2009 như sau:  “1. Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư  trú tại Việt Nam có   quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình. 2. Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư  pháp để  phục   vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử. 3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị ­ xã hội có quyền yêu cầu   cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký   kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.” 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2