intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo thực tập tại ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà

Chia sẻ: Conan Edowa | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:37

441
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của báo cáo thực tập tại ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà là nhằm tìm hiểu về đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà; đánh giá được một số hoạt động quản trị của ngân hàng như chiến lược, Marketing, văn hóa công ty; đánh giá được những khó khăn và cơ hội của ngân hàng; định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo thực tập tại ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà

  1. LỜI MỞ ĐẦU Sau một thời gian học tập và nghiên cứu cùng với việc được xem xét, tìm hiểu,   quan sát tình hình thực tế  tại  Ngân hàng TMCP Á Châu ­ Chi nhánh Chùa Hà  trong thời gian thực tập vừa qua. Đặc biệt với sự  giúp đỡ, tạo điều kiện của ban   lãnh đạo ngân hàng, các cô chú, anh chị  ở các phòng ban đã giúp em hoàn thành báo  cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng TMCP Á Châu ­ Chi nhánh Chùa Hà.  Em xin gửi lời cám  ơn tới cô giáo hướng dẫn Ths. Ngô Thị  Việt Nga cùng các  thầy cô giáo trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân ­ những người đã cung cấp cơ sở  kiến thức về  kinh tế  và xã hội, người đã trực tiếp hướng dẫn để  em có thể  hoàn   thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này. Do vừa bước sang năm mới nên một số  chỉ tiêu, kết quả  kinh doanh trong năm  2010 tại  Ngân hàng TMCP Á Châu ­ Chi nhánh Chùa Hà  chưa được tổng hợp  nên trong bản Báo cáo thực tập tổng hợp này em xin dùng những số  liệu thu thập   tính đến ngày 31/12/2009 để phân tích.     Em xin chân thành cảm ơn!
  2. 1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG  Á CHÂU 1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu 1.1.1. Giới thiệu chung Tên gọi                          : Ngân hàng cổ phần thương mại Á Châu Tên giao dịch quốc tế    : Asia Commercial Bank Tên viết tắt                    : ACB Trụ sở chính                  : 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q3,Tp Hồ Chí Minh Điện thoại                      : (848) 3929 0999 Fax                                 : (848) 3839 9885 Địa chỉ trên MaroStores: http://acb.marofin.com  Website                          : www.acb.com.vn Email                              : acb@acb.com.vn Telex                               : 813158 ACB VT ­ SWIFT  Code                               : ASCBVNVX Logo                               :                                            Slogan                            : Ngân hàng của mọi nhà.   Vốn điều lệ                    :  Kể từ ngày 27/11/2009 vốn điều lệ của ACB là  7.814.137.550.000 đồng (Bảy nghìn tám trăm mười  bốn tỷ  một trăm ba mươi bảy triệu năm trăm năm   mươi nghìn đồng). Giấy phép thành lập       :  Số 533/GP­ UB co Ủy ban Nhân Dân Tp Hồ Chí  Minh cấp ngày 13/05/1993. Giấy phép hoạt động      : Số 0032/NH­ GP do Thống đốc NHNN cấp ngày  24/04/1993. Giấy CNĐKKD              : Số 059067 do Sở Kề hoạch và Đầu tư Tp Hồ Chi  Minh cấp cho  đăng ký lần đầu ngày 19/05/1993,  đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 11/05/2007.
  3. Mã số thuế                      : 0301452948 Ngành nghề kinh doanh chính:    ­ Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và  vàng.   ­ Sử  dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt   Nam, ngoại tệ và vàng   ­ Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch   vụ  ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ  qua  ngân hàng.  ­ Kinh doanh ngoại tệ và vàng.  ­ Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. Mạng lưới kênh phân phối Gồm 237 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế  phát triển trên toàn  quốc:   ­ Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 30 chi nhánh và 86 phòng giao dịch    ­ Tại khu vực phía Bắc  (Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hưng Yên, Bắc Ninh,  Quảng Ninh, Vĩnh Phúc): 13 chi nhánh và 49 phòng giao dịch    ­ Tại khu vực miền Trung   (Thanh Hóa, Đà Nẵng, Daklak, Gia Lai, Khánh Hòa,  Ninh Thuận, Hội An, Huế): 9 chi nhánh và 14 phòng giao dịch  Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp,  An Giang, Kiên Giang và Cà Mau): 8 chi nhánh, 6 phòng giao dịch (Ninh Kiều, Thốt   Nốt, An Thới)  ­ Tại khu vực miền Đông  (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Vũng Tàu): 4 chi  nhánh và 17 phòng giao dịch.  Trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ  của Trung tâm thẻ  ACB đang hoạt   động, 812 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB­Western Union.  Công ty trực thuộc  ­ Công ty Chứng khoán ACB (ACBS): thành lập ngày 29/06/2000.  ­ Công ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA):  thành lập ngày  11/10/2004. ­ Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL): thành lập ngày 29/10/2007. ­ Công ty Quản lý quỹ ACB( ACBC): chính thức đi vào hoạt động từ cuối năm 2008. Công ty liên kết 
  4. ­ Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD).  ­ Công ty Cổ phần Địa ốc ACB (ACBR).  Công ty liên doanh  ­ Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB­ SJC (góp vốn thành lập với SJC). 
  5. 1.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu­ Chi nhánh Chùa Hà      Ngân hàng TMCP Á Châu ­ Chi nhánh Chùa Hà ( ACB ­ Chùa Hà) là đơn vị trực thuộc. Ngân hàng TMCP Á Châu ­ Chi nhánh Hà Nội( ACB ­ HN) được thành lập   vào ngày   17/05/2005   với   giấy   phép   hoạt   động   kinh   doanh   số:   0113011779   ngày  27/04/06  do Sở kế hoạch và đầu tư Tp Hà Nội cấp.            Địa chỉ      : 44/42 Nguyễn Phong Sắc, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy,   Tp Hà Nội.            Điện thoại : ( 043) 7686638 Fax            : ( 844) 7686639 ACB ­ CHA được thành lập với mục đích mở rộng mạng lưới kênh phân phối, tăng   thi phần cho ACB( khu vực Q. Cầu Giấy). ACB ­ CHA là chi nhánh, một bộ phận   của ACB nên những ngành nghề  kinh doanh chính, cơ  cấu tổ  chức, các kế  hoạch  hoạt động kinh doanh của ACB và ACB – CHA đều là một, đều nhằm mục tiêu  chính là đưa ACB trở thành Ngân hàng TMCP bán lẻ lớn nhất, hàng đầu Việt Nam. 1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 1.2.1. Nguồn gốc ra đời     Vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước khi nền kinh tế Việt Nam bắt   đầu mở  cửa, một nhóm các nhà giáo đã quyết định rời bục giảng để  khởi nghiệp.   Không chịu mở  công ty sản xuất hay kinh doanh thương mại, vốn đang là phong  trào thành lập công ty lúc bấy giờ, họ cùng một số doanh nhân quyết định mở ngân  hàng. Ngày 04/ 06/ 1993, theo giấy phép hoạt động số 0032/NH­ GP do Thống đốc   NHNN cấp ngày 24/04/1993, giấy phép hoạt động số  0032/NH­ GP do Thống đốc   NHNN cấp ngày 24/04/1993. Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu ra đời với số  vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. 1.2.2. Tầm nhìn chiến lược Ngay từ  ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở  thành NHTMCP   bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thời điểm   đó “ Ngân hàng bán lẻ  với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và   nhỏ” là một định hướng rất mới đồi vời Ngân hang Việt Nam, nhất là một Ngân  hang mới thành lập như ACB. 1.2.3. Quá trình phát triển
  6. Trong suốt 16 năm hoạt động, ACB luôn giữ  vững sự  tăng trưởng  ổn định và  mạnh mẽ. Điều này được thể  hiện qua các chỉ  số  tài chính tín dụng của ACB qua  các năm như sau:           
  7. Biểu đồ 1: Chỉ tiêu tài chính qua các năm Đặc biệt là năm 2009 vừa qua, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của tập đoàn ACB  (ACB và các công ty con) đạt trên 2.818 tỷ đồng, vượt 118 tỷ đồng so với kế hoạch,  trong đó, lợi nhuận từ  hoạt động tín dụng chiếm 20%, từ  thu phí dịch vụ  chiếm   26%, từ  trái phiếu và chứng từ  có giá chiếm 25%, từ  hoạt động liên ngân hàng   chiếm 4% và từ kinh doanh ngân quỹ và đầu tư chiếm 25%; tổng tài sản của riêng   ACB đạt 171.957 tỷ đồng, tăng 63,24% so với năm 2008; tổng dư nợ đạt 62.025 tỷ  đồng; tổng vốn huy động đạt 123.968 tỷ đồng, tăng 35,33% so với năm 2008, trong  đó huy động từ dân cư đạt 115.065 tỷ đồng, tăng 40.86% so với năm 2008. 1.3.  Các sự kiện quan trọng Ngân hàng Á Châu đã dần khẳng định vị  trị  dẫn đầu của mình trong hệ  thống  NHTM Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ, thể hiện qua các cột mốc sự kiện: Năm 1996: ACB là ngân hàng thương mại cổ  phần đầu tiên của Việt Nam phát  hành thẻ tín dụng quốc tế ACB­MasterCard. Năm 1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB­Visa. Cùng trong năm này,  ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ  ngân hàng hiện  đại dưới hình thức của một   chương trình đào tạo nghiệp vụ ngân hàng toàn diện kéo dài hai năm, do các giảng   viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện. Thông qua chương trình này,  ACB đã nắm bắt một cách hệ  thống các nguyên tắc vận hành của một ngân hàng  hiện đại, các chuẩn mực và thông lệ trong quản lý rủi ro, đặc biệt là trong lĩnh vực   ngân hàng bàn lẻ, và nghiên cứu ứng dụng trong điều kiện Việt Nam. Năm 1999: ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ  thông tin ngân  hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt  động giao dịch; và cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành công nghệ ngân hàng   lõi la TCBS( The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho  phép tất cả các chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời,   dung chung cơ sở dữ liệu tập chung. Năm 2000:  ACB, sau những bước chuẩn bị  từ  năm 1997, đã thực hiện tái cấu   trúc   như   là   một   bộ   phận   của   chiến   lược   phát   triển   trong   nửa   đầu   thập   niên  2000( 2000 – 2004). Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và  hỗ  trợ. Các khối kinh doanh gồm có Khối Khách hàng cá nhân, Khối Khách hàng  doanh nghiệp và Khối Ngân quỹ. Các đơn vị hỗ trợ gồm có Khối Công nghệ thông  tin, Khối Giám sát điều hành, Khối Phát triển kinh doanh, Khối Quản trị nhân lực và  
  8. một số phòng ban do Tổng giấm đốc trực tiếp chỉ đạo. Hoạt động kinh doanh của   Hội Sở được chuyên giao cho Sở giao dịch( Tp HCM). Việc tái cấu trúc nhằm đảm  bảo tính chỉ   đạo xuyên suốt toàn hệ  thống;  sản phẩm  được  quản lý theo định   hướng khách hàng và được thiết kế  phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; quan  tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro. Năm 2003:  ACB xây dựng hệ  thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO  9001: 2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực (i) huy động vốn,   (ii) cho vay ngắn hạn và trung dà hạn, (iii) thanh toán quốc tế, và (iv) cung  ứng   nguồn lực tại Hội Sở. Năm 2005:  ACB và Ngân hàng Standard Charterd ký kết thỏa thuận hỗ  trợ  kỹ  thuật toàn diện, và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai giai   đoạn hai của chương trình hiện đại hóa công nghệ  ngân hàng bao gồm các cấu   phần (i) nâng cao máy chủ, (ii) thay thể phần mềm xử lý giao dịch thẻ  ngân hàng  bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện nay, và   (iii) lắp đặt hệ thống mat ATM. Năm 2006: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Năm 2007: ACB mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh và  phòng giao dịch, thành lập công ty cho thuê tài chính ACB, hợp tác với các đối tác   như Opening Solution (OSI)­ Thiên Nam để nâng cấp hệ ngân hàng cốt lõi, hợp tác   với Microsoft về việc áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, hợp tác  với Ngân hàng Standard Charterd về  việc phát hành trái phiếu. ACB phát hành 10  triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng. Năm 2008:  ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, hợp tác với   American Express về Séc du lịch, triển khai dịch cụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB.  ACB tăng vôn điều lệ lên 6.355.821.780 tỷ đồng. Acb đạt danh hiệu “ Ngân hàng tốt  nhất Việt Nam” do TẠp chí Euromoney trao tặng tại Hong Kong. Năm 2009: Mạng lưới kênh phân phối của ACB đã có 202 chi nhánh, phòng giao  dịch tại 31 trong tổng số 61 tỉnh thành, thành phố trên cả nước. ACB được vinh dự  nhận Huân chương lao động hạng Nhì do Chủ Tịch Nước CHXHCN Việt Nam trao   tặng, và Cờ  Thi Đua do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam trao tặng. Đặc biệt hơn  nữa khi ACB vinh dự  là ngân hàng duy nhất và đầu tiên trong lịch sử  ngành ngân   hàng Việt Nam được cùng lúc vinh danh 06 (sáu) giải thưởng quốc tế “Ngân hàng   tốt nhất Việt Nam năm 2009” bởi sáu tổ  chức tài chính uy tín trên thế  giới bình  
  9. chọn  (Asiamoney,   FinanceAsia,   Euromoney,   Global   Finance,   The   Asset   và   The   banker). 2. CƠ CẤU TỔ CHỨC 2.1. Ngân hàng TMCP Á Châu      ­ Bảy khối : Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Ngân quỹ, Phát triển   kinh doanh, Vận hành, Quản trị nguồn lực, Công nghệ thông tin;  ­ Bốn ban: Kiểm tra– Kiếm soát nội bộ, Chiến lược,   Đảm bảo chất lượng,  Chính sách và Quản lý tín dụng.  ­ Hai phòng : Quan hệ Quốc tế, Thẩm định tài sản (trực thuộc Tổng giám đốc). 
  10. 2.1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ACB   Đại hội  đồng cổ  đông Ban kiểm soát Hội đồng  quản trị Các Hội đồng Văn phòng HĐQT Tổng Giám  đ ốc Khối Khách  Khối Khách  Khối  Khối Phát  Khối Giám  Khối  hàng Cá  hàng Doanh  Ngân  triển kinh  sát Điều  Quản trị  Khối CNTT  nhân nghiệp quỹ doanh hành Nguồn lực Ban đảm  Ban chính sách  Ban định giá  Ban kiểm tra  Ban chiến  Phòng Quan  bảo chất  và quản lý rủi  tài sản kiểm soát lược hệ Quốc tế lượng ro tín dụng Sở giao dịch, trung tâm thẻ, các chi nhánh và phòng giao dịch; Các công ty trực thuộc: Công ty chứng khoán ACB (ACBS), Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản ACB (ACBA) Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của ACB Hệ thống tổ chức của ACB được thiết lập theo mô hình trực tuyến ­ chức năng. Mô  hình này có ưu điểm lớn là gắn việc sử dụng chuyên gia ở  các bộ  phận chức năng   với hệ thống trực tuyến mà vẫn giữ được tính thống nhất quản trị  ở mức độ  nhất  định.Qua đó cũng cho thấy được sự  phối hợp giữa hệ  thống trực tuyến và chức  năng, thể hiện ở việc ACB bắt đầu trực tuyến hóa các giao dịch ngân hàng từ tháng   10/2001 thông qua hệ  quản trị  nghiệp vụ  ngân hàng bán lẻ  (TCBS­ The Complete  Banking Solution)….
  11. 2.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của ACB ACB đã thiết lập một cơ cấu quản trị điều hành phù hợp với các tiêu chuẩn về  tổ  chức và hoạt động của ngân hàng thương mại (Nghị  định 49/2000/NĐ­CP ngày  12/9/2000 của Chính phủ) và các hướng dẫn về các tổ  chức và hoạt động của hội  đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc ngân hàng TMCP Nhà nước và nhân  dân (Quyết định 1087/QĐ­NHNN ngày 27/08/2001 của Ngân hàng Nhà nước). Hội đồng quản trị     Hội đồng Quản trị (HĐQT) của ACB gồm tám thành viên và không tham gia điều   hành trực tiếp. Hội đồng họp định kỳ  hàng quý để  thảo luận các vấn đề  liên quan   đến hoạt động của Ngân hàng. Hội đồng có vai trò xây dựng định hướng chiến  lược tổng thể và định hướng hoạt động lâu dài cho Ngân hàng, ấn định mục tiêu tài  chính giao cho Ban điều hành. Hội đồng chỉ  đạo và giám sát hoạt động của Ban  điều hành thông qua một số  hội đồng và ban chuyên môn do Hội đồng thành lập   như  Ban Kiểm tra­ Kiểm soát nội bộ, Hội đồng Tín dụng, Hội đồng Quản lý Tài  sản Nợ và Tài sản Có, và Hội đồng Đầu tư, v.v. Ban điều hành      Ban điều hành gồm có Tổng Giám đốc điều hành chung và bảy Phó Tổng Giám   đốc phụ tá cho Tổng Giám đốc. Ban điều hành có chức năng cụ thể hóa chiến lược   tổng thể  và các mục tiêu do HĐQT đề  ra, bằng các kế  hoạch và phương án kinh  doanh, tham mưu cho HĐQT các vấn đề về chiến lược, chính sách và trực tiếp điều  hành mọi hoạt động của Ngân hàng. Ban Kiểm tra­ Kiểm soát nội bộ     Ban Kiểm soát Nội bộ được chính thức thành lập ngày 13/03/1996, nay đổi tên là  Ban Kiểm tra­ Kiểm soát nội bộ. Nhiệm vụ của Ban là kiểm tra, giám sát tình hình  hoạt động của các đơn vị  thuộc hệ  thống ACB về  sự  tuân thủ  pháp luật, các quy  định pháp lý của ngành ngân hàng và các quy chế, thể lệ, quy trình nghiệp vụ  của   ACB. Qua đó, Ban Kiểm tra­ Kiểm soát nội bộ  đánh giá chất lượng điều hành và   hoạt động của từng đơn vị, tham mưu cho Ban điều hành, cũng như  đề  xuất khắc  phục yếu kém, đề phòng rủi ro, nếu có.  Hội đồng Tín dụng      Hội đồng Tín dụng được thành lập từ  năm 1995. Hội đồng là cơ  quan cấp cao   nhất về quản lý hoạt động tín dụng, thực hiện xét duyệt việc phân phối nguồn vốn   tín dụng cho khu vực kinh tế,  ấn định hạn mức tín dụng cho các Ban tín dụng chi  nhánh, quyết định việc cho vay của Ngân hàng đối với các định chế tài chính trong 
  12. và ngoài nước, quyết định về chuẩn mực tín dụng, giám sát chất lượng tín dụng và   xem xét các vấn đề  khác liên quan đến hoạt động tín dụng. Hội đồng tín dụng ra   quyết định theo nguyên tắc nhất trí. Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ và Tài sản Có     Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ và Tài sản Có (ALCO) được chính thức thành lập   vào ngày 05/07/1997. Hiện nay, Hội đồng gồm có 11 người là thành viên HĐQT,   ban Tổng giám đốc, giám đốc khối. Hội đồng có nhiệm vụ xây dựng các chỉ tiêu tài  chính để  quản lý tài sản nợ  và tài sản có hữu hiệu và kịp thời; quản lý khả  năng  thanh toán và chênh lệch thời gian đáo hạn của từng loại tiền tệ; quy định mức dự  trữ thanh khoản; quản lý rủi ro lãi suất, tỷ giá; quyết định về cấu trúc vốn và nguồn  vốn, chính sách lãi suất; và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.    Hội đồng Đầu tư  Hội đồng Đầu tư  được chính thức thành lập ngày 11/01/1996. Hiện nay, Hội đồng  có mười người là thành viên HĐQT, Ban điều hành, trưởng Ban pháp chế  và giám  đốc đầu tư. Nhiệm vụ của Hội đồng là xem xét tính hiệu quả của dự án đầu tư mà  ACB quan tâm, ra quyết định đầu tư, xem xét và quyết định các vấn đề  khác liên  quan đến hoạt động đầu tư. 2.2. Ngân hàng TMCP Á Châu ­ Chi nhánh Chùa Hà Trong đó: ­ Giám đốc ACB ­ Chùa Hà: nhận chỉ  tiêu, lập kế  hoạch và tổ  chức thực hiện kế  hoạch kinh doanh của chi nhánh; trực tiếp giám sát các hoạt động của Phòng kinh  doanh; giao cho TBP giao dịch trực tiếp giám sát hoạt độngc ủa bộ phận giao dịch,  dịch vụ khách hàng… ­ Nhân viên tư  vấn tài chính cá nhân ( PFC): chủ  động mang sản phẩm đến với  khách hàng, phát triển nguồn khách hàng mới,, tiếp cận tư vấn hiệu quả những đặc   tính sản phẩm, tạo sự khác biệt của ACB để thuyết phục khách hàng quyết định sư  dụng sản phẩm của ACB,cập nhật những kiến thức mới nhất về sản phẩm và thị  trường trong ngành tài chính với mục đích mang đến cho khách hàng những ý kiến  tư vấn chuyên nghiệp. ­ Nhân viên tiếp thị và phát triển khách hàng( A/O): tiếp thị và phát triển khách hàng,   hướng dẫn khách hàng vay( bảo lãnh, mở L/C..), thẩm định khách hàng, lập tờ trình  thẩm định khách hàng…
  13. ­ Nhân viên dịch vụ  khách hàng vay­ LOAN CSR: tiếp xúc, tư  vấn khách hàng,   hướng dẫn khách hang vay( cá nhân, doanh nghiệp), giải ngân, theo dõi quản lý  khoản vay, giải quyết các công việc phat sinh trong quá trình cho vay,… ­ Kiểm soát viên giao dịch: thực hiện kiểm soát các nghiệp vụ giao dịch tài khoản,   giao dịch vãng lai, các nghiệp vụ giao dịch khác, cập nhất phổ biến các hướng dẫn   nghiệp vụ giao dịch nội bộ ban hành. ­ CSR: nhân viên dịch vụ thanh toán quốc tế. ­ TELLER: tiếp nhận quỹ tiền mặt hàng ngày, nhập Cashbox TCBS, thực hiện các  nghiệp vụ thu chi tiền mặt,…
  14. Sơ đồ : Sơ đồ cơ cấu tổ chức GĐ ACB­ CHÙA HÀ PHÒNG KINH DOANH BỘ MÁY GD­ NV NHÂN VIÊN HÀNH  CHÍNH TBP­ PFC A/O LOAN CSR TBP­ GD PFC KSV CSR GD TELLER THỦ QUỸ KSV­ GDV GDV
  15. 3. CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ KINH TẾ KỸ THUẬT 3.1. Đặc điểm về kỹ thuật và công nghệ 3.1.1. Quy trình nghiệp vụ Các quy trình nghiệp vụ chính được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000. 3.1.2. Công nghệ     ACB đã xây dựng Dự án đổi mới công nghệ ngân hàng từ năm 1999 bởi vì ý thức  rõ việc đầu tư  sớm để  nâng cao trình độ  công nghệ  tin học của mình là rất quan  trọng. Giai đoạn I của Dự án này là triển khai áp dụng hệ quản trị nghiệp vụ ngân   hàng bán lẻ có tên là  TCBS. Đặc điểm của hệ chương trình này là hệ thống mạng   diện rộng, trực tuyến, có tính an toàn và năng lực tích hợp cao, xử  lý các giao dịch  tại bất kỳ chi nhánh nào theo thời gian thực với cơ sở dữ liệu quan hệ (relational)   và tập trung (centralised), cho phép ngân hàng thiết kế được nhiều sản phẩm hơn và  tạo ra nhiều tiện ích hơn để  phục vụ  khách hàng. Tất cả  chi nhánh và phòng giao  dịch đều được nối mạng với toàn hệ thống và khách hàng có thể gửi tiền nhiều nơi   rút tiền nhiều nơi. Hệ thống này cho phép Hội sở  có thể  kiểm tra kiểm soát hoạt   động của từng nhân viên giao dịch, tra soát số liệu của hệ thống một cách tức thời   phục vụ công tác quản lý rủi ro.    Từ giữa năm 2004, ACB khởi động giai đoạn II của Dự án, gồm có các cấu phần   (i) nâng cấp máy chủ, (ii) thay thế  phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng  một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ tin học hiện nay của  ACB, và (iii) lắp đặt hệ thống máy ATM.     Có thể nói ACB đã có bước đột phá đầu tiên ở giai đoạn I là chuyển mình từ một   hệ thống gồm các mạng cục bộ sang một hệ thống mạng diện rộng, và ở giai đoạn   II tiến thêm một bước nâng cao tính an toàn, bảo mật và năng lực tích hợp.     Một điều rất quan trọng là ACB làm chủ  hoàn toàn được các  ứng dụng TCBS.   Đây là một loại năng lực cốt lõi mà không phải ngân hàng nào ở Việt Nam cũng có   được.       ACB   là   thành   viên   của   Hiệp   hội   SWIFT   (Society   for   Worldwide   Interbank   Financial Telecommunication), sử dụng công cụ viễn thông bảo đảm phục vụ khách   hàng trên toàn thế giới trong suốt 24 giờ mỗi ngày.       Ngoài ra, ACB cũng sử  dụng các thiết bị  chuyên dùng của Reuteurs, gồm có  Reuteurs Monitor, dùng để xem thông tin tài chính, và Reuteurs Dealing System, dùng  để thực hiện giao dịch mua bán ngoại tệ với các tổ chức tài chính. 3.1.3. Hỗ trợ kỹ thuật
  16. IFC đã dành một ngân khoản trị giá 575.000 đô­la Mỹ trong chương trình Hỗ  trợ  kỹ thuật nhằm mục đích nâng cao năng lực quản trị điều hành của ACB, được thực  hiện trong năm 2003 và 2004. Ngân hàng Standard Chartered đang thực hiện một  chương trình hỗ trợ kỹ thuật toàn diện cho ACB, được triển khai trong khoảng thời  gian năm năm (bắt đầu từ năm 2005). 3.2. Đặc điểm vê nhân sự  3.2.1. Tổng số lượng cán bộ, nhân viên Với quy mô hoạt động và mạng lưới giao dịch rộng khắp  như hiện nay, việc thu   hút và phát triển nguồn nhân lực có  kinh nghiệm thực tiễn, trình độ chuyên môn cao   là hết sức quan trọng. Vì thế, tính đến 30/6/2009 tổng số  lượng cán bộ  nhân viên  của ACB là 6.813 người, trong đó phân loại: Theo Cấp Quản Lý:                                                                                                                    Đơn vị:người Chỉ tiêu Số lượng  Cán bộ quản lý   213 Nhân viên 2.509 Bảng 1: Số lượng nhân viên theo cấp quản lý     Theo Trình Độ Học Vấn                                                                                        Đơn vị:người  Chỉ tiêu Số lượng Trên đại học 94 Đại học 5.817 Cao đẳng, trung cấp 902 Bảng 2: Số lượng nhân viên theo trình độ     Mức Lương Bình Quân                                                                                                         Đơn vị: đồng/tháng Chỉ tiêu Mức lương Năm 2006 5.763.862 Năm 2007 8.456.000 Năm 2008 8.668.000 Năm 2009 9.540.000 Bảng 3: Mức lương bình quân qua các năm 3.2.2. Chính sách đào tạo
  17. ACB tạo mọi điều kiện giúp mỗi cá nhân phát triển nghề nghiệp đồng thời xây  dựng một lực lượng nhân viên chuyên nghiệp cho ngân hàng. Chương trình đào tạo  của ACB giúp nhân viên có kỹ  năng chuyên môn cao, quy trình nghiệp vụ  thống  nhất trên toàn hệ thống, để  dù khách hàng giao dịch tại bất cứ  điểm giao dịch nào  cũng đều nhận được một phong cách ACB duy nhất, đó là sự chuyên nghiệp, nhanh  chóng và vì lợi ích của khách hàng.     Ở ACB, các chương trình học tập đều xuất phát từ nhu cầu cụ thể. ACB khuyến   khích nhân viên chủ  động trong học tập và phát triển nghề  nghiệp của bản thân.   Phòng Phát triển Nguồn nhân lực và Trung tâm Đào tạo đóng vai trò hỗ  trợ  và   hướng dẫn việc học tập và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên.       ACB đa dạnh hóa phương thức đào tạo nhằm tạo cho nhân viên nhiều cơ  hội   học tập và phát triển. Các phương thức học tập cho nhân viên gồm có: Học trên  lớp, học tập ngay trong công việc, học tập từ các nguồn khác, tự học trên trang web  (E­learning).      Nhân viên quản lý, điều hành của ACB cũng được chú trọng đào tạo chuyên sâu   về quản trị chiến lược, quản trị marketing, quản lý rủi ro, quản lý chất lượng, v.v.  Ngân hàng cũng khuyến khích và thúc đẩy sự  chia sẻ  kỹ  năng, tri thức giữa các  thành viên trong Ngân hàng trên tinh thần một tổ  chức không ngừng học tập để  chuẩn bị tạo nền tảng cho sự phát triển liên tục và bền vững. ̀ ủ trương, tất cả các nhân viên trong hệ thông ACB đ      Vê ch ́ ều có cơ hội tham dự  các lớp huấn luyện đào tạo nghiệp vụ  theo nhu cầu công việc bên trong và bên  ngoài ngân hàng, được ngân hàng tài trợ mọi chi phí.     Đối với nhân viên mới tuyển dụng, ACB tổ chức các khóa đào tạo liên quan   như:        ­ Khóa học về Hội nhập môi trường làm việc        ­ Khóa học về các sản phẩm của ACB      Các khóa nghiệp vụ và hướng dẫn sử dụng phần mềm TCBS liên quan đến chức   danh nhân viên (tín dụng, giao dịch, thanh toán quốc tế, v.v..) Đối với cán bộ quản lý, ACB thường xuyên tổ chức các khóa học như sau:  ­ Các sản phẩm mới của ACB         ­ Khóa bồi dưỡng kiến thức quản lý chi nhánh          ­ Các khóa học về kỹ năng liên quan (kỹ năng bán hàng, kỹ năng đàm phán, kỹ  năng giải quyết vấn đề, v.v.)
  18.           ­ Các khóa học nâng cao và cập nhật, bổ  sung kiến thức về nghiệp vụ: tín   dụng nâng cao, phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, v.v.      Ngoài ra, với sự  hỗ trợ của các cổ  đông nước ngoài, ACB cũng đã tổ  chức các   khóa học trong nước đồng thời cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo tại nước ngoài   để nâng cao kiến thức.        Năm 2008, ACB đã tổ̉  chức được 373 khóa đào tạo cho 19.086 lượt cán bộ  và  nhân viên. 6 tháng đầu năm 2009, ACB đã tổ chức 209 khóa đào tạo cho 7.800 lượt  CB­ NV , tổ chức 02 kỳ thi kiểm tra nghiệp vụ nhân viên: Kỳ thi kiểm tra kiến thức   nhân viên và hội thi nhân viên giỏi nghiệp vụ 2009. 3.3. Đặc điểm về vốn 3.3.1. Cổ đông    Cổ đông trong nước: Thông tin chi tiết về cơ cấu cổ đông trong nước Cổ đông Số   lượng   cổ  Số   lượng   cổ  Tỷ lệ cổ phần đông phần Pháp nhân 179 113.402.060 18% Thế nhân 19.796 332.532.905 52% Cộng 19.975 445.934.965 70% Bảng 4: Cổ đông trong nước Thông tin chi tiết về từng cổ đông lớn: Không có cổ đông lớn sở hữu từ 5% vốn cổ  phần. Cổ đông nước ngoài  Thông tin chi tiết về cơ cấu cổ đông nước ngoài:  Cổ đông Số lượng cổ đông Số lượng cổ phần Tỷ lệ cổ phần Pháp nhân 6 189.643.010 30% Bảng 5: Cổ đông nước ngoài Thông tin chi tiết vê từng cổ đông lớn: STT Tên Địa chỉ Ngành   nghề   hoạt  Số   lượng   cổ  động phiếu 1 Connaught  Jadine house,  Đầu tư 46.123.341 Investor Ltds 33­35 Reid St,  Hamiltol, 
  19. Bemuada,  Unitep  Kingdom 2 Dragon   Financinal  C/O 1901 Me  Đầu tư 43.269.112 Holdings Limited Linh Point Tower,   02  Ngô Đức Kế.  Q1, Tp HCM,  Việt Nam 3 Standard Chartered  01  Ngân hàng 55.667.575 APR Ltd Aldermanbury  Square  London,  EC2V   7SB,  England 4 Standard Chartered  32nd  Floor   4­ Ngân hàng 39.803.244 Bank( Hong Kong)  4A,   Des  Ltd. Voeux   Road,  Central, Hong  Kong Bảng 6: Thông tin về cổ đông lớn 3.3.2. Các công ty có liên quan Công ty có trên 50% vốn cổ phần/ vốn hop do Acb nắm giữ: Công ty con Giấy   phép  Lĩnh   vực  %   đầu   tư  %   đầu   tư  Tổng   %  hoạt động kinh doanh trực   tiếp  gián   tiếp  đầu tư bởi ACB bởi công ty  con Công   ty  06/GP/HĐKD Chứng  100 ­ 100 Chứng   khoán  khoán ACB (ACBS) Công ty Quản  4104000099 Quản lý nợ  100 ­ 100 lý nợ  và Khai  và khai thác  thác   tài   sản  tài sản ACB (ACBA) Công   ty   cho  4104001359 Cho thuê tài  100 ­ 100
  20. thuê tài chính  chính ACB (ACBL) Công ty quản  41/UBCK­GP Quản   lý  ­ 100 100 lý   quỹ   ACB  quỹ ( ACBC) Bảng 7: Các công ty có liên quan
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2