intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tóm tắt kết quả khoa học công nghệ đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Chia sẻ: Kequaidan2 Kequaidan2 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:46

77
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tóm tắt kết quả khoa học công nghệ đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI CÁC BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA ******************************* Cơ quan chủ trì Đề tài: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Khánh Hòa Cơ quan thực hiện Đề tài: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Khánh Hòa Chủ nhiệm Đề tài: ThS. Võ Bình Tân. Nha Trang, tháng 5 năm 2018
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI CÁC BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA ******************************* Cơ quan thực hiện Đề tài Cơ quan chủ trì Đề tài Sở Lao động Thương binh và Xã hội Sở Lao động Thương binh và Xã hội Khánh Hòa Khánh Hòa Chủ nhiệm Đề tài ThS. Võ Bình Tân Nha Trang, tháng 5 năm 2018
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 Chương I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC........ 2 1.1. Trên thế giới ............................................................................................................ 2 1.2. Trong nước .............................................................................................................. 3 1.2. Trong tỉnh ................................................................................................................ 4 Chương II: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ................................................................................ 5 2.1. Mục tiêu đề tài ......................................................................................................... 5 2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 5 2.3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 5 2.4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 6 2.5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 6 2.6. Hạn chế của đề tài.................................................................................................... 6 Chương III: KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC ...................................................................... 7 3.1. Cơ sở lý luận............................................................................................................ 7 3.2. Vai trò, chức năng của Phòng/Bộ phận CTXH trong bệnh viện và sự cần thiết phải hình thành Phòng/Bộ phận cung cấp dịch vụ CTXH trong các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang........................................................................ 13 3.3. Một số kinh nghiệm trên thế giới và của một số bệnh viện trong nước về cung cấp dịch vụ CTXH trong bệnh viện; Những nhiệm vụ đã thực hiện được và những hạn chế trong việc cung cấp dịch vụ CTXH hiện nay tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang. .................................................................................... 14 3.4. Kết quả điều tra, khảo sát ngẫu nhiên cán bộ y tế và bệnh nhân, người nhà bệnh nhân tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang................................... 18 3.5. Thực trạng cung cấp dịch vụ CTXH tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang và đặc điểm cơ bản về cung cấp dịch vụ CTXH tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang ..................................................................................... 21 3.6. Một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ CTXH tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang ....................................................... 23 3.7. Những vấn đề đặt ra trong việc nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ CTXH tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang ................................................ 25 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 27
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTXH Công tác xã hội NASW Hiệp hội Nhân viên CTXH Quốc gia Mỹ (ASI) Tổ chức Quốc tế về Dịch vụ công nhận ULSA Trường Đại học Lao động xã hội ILO Tổ chức Lao động Quốc tế UNDP Chương trình Phát triển liên hiệp quốc
  5. MỞ ĐẦU Tại Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XII), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ: Đảng và Nhà nước ta luôn xác định sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi người dân và của toàn xã hội; chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân là công tác đặc biệt quan trọng liên quan đến mọi người, mọi nhà và được cả xã hội quan tâm, có ý nghĩa chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc, thể hiện bản chất ưu việt, tốt đẹp của chế độ ta. Trong điều kiện hiện nay, những thách thức lớn như: đầu tư cho y tế tuy có tăng nhưng chưa tương xứng với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, năng lực y tế tuyến cơ sở còn hạn chế, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của nhiều bệnh viện đã xuống cấp; tình trạng ô nhiễm môi trường, những vấn đề xã hội ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhân dân và công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; quy mô dân số ngày càng tăng, sự già hóa dân số, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao và đa dạng. Nhu cầu khám chữa bệnh có chất lượng cao ngày càng tăng; trong khi đó, các dịch vụ y tế chưa được liên kết, bệnh nhân hiểu biết về bệnh tật còn hạn chế, các quy định, chế độ chính sách, cách giao tiếp, ứng xử đôi khi chưa đúng mực. Đã có không ít vụ việc người nhà bệnh nhân không kiềm chế hành động vì cho rằng, các y, bác sĩ không tư vấn, điều trị kịp thời cho bệnh nhân. Thực tiễn tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nói chung và các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang nói riêng đã có nhiều nỗ lực trong công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân. Tuy nhiên, hoạt động khám chữa bệnh mới chỉ được thực hiện bởi các nhân viên có chuyên môn về y, còn các vấn đề xã hội của bệnh nhân chưa được quan tâm trợ giúp. Việc kết hợp điều trị thể chất và tinh thần cho người bệnh là phương pháp trị liệu hết sức cần thiết trong quá trình điều trị cho người bệnh tại bệnh viện. Vì vậy, CTXH trong bệnh viện có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong bệnh viện. 1
  6. Chương I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.1. Trên thế giới Theo Hiệp hội nhân viên CTXH Quốc tế 7/2000 tại Montreal, Canada (IFSW), CTXH được định nghĩa như sau: “CTXH thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, CTXH tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc cơ bản của nghề”. CTXH thực hiện trợ giúp đối với các nhóm đối tượng được thông qua 04 chức năng cơ bản: phòng ngừa, chữa trị, phục hồi và phát triển. Các lĩnh vực hoạt động của nghề CTXH gồm có: CTXH với trẻ em và gia đình, CTXH với người khuyết tật, CTXH với người cao tuổi, CTXH với các tệ nạn xã hội và tội phạm, CTXH trong trường học, CTXH trong chăm sóc sức khỏe… Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, CTXH lần đầu tiên được triển khai trong các bệnh viện vào năm 1905 tại Boston, Mỹ. Đến nay, hầu hết các bệnh viện ở Mỹ đều có phòng CTXH và đã trở thành một trong những điều kiện bắt buộc để các bệnh viện được công nhận là hội viên của Hội các bệnh viện. CTXH trong bệnh viện là việc sử dụng nguyên lý, phương pháp và kỹ năng của CTXH vào việc trị liệu xã hội cho người bệnh nhằm gia tăng sự hài lòng của họ khi sử dụng dịch vụ y tế, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhân viên CTXH có thể làm việc trực tiếp với bệnh nhân hoặc gián tiếp thông qua việc lập kế hoạch, tiến hành nghiên cứu, xây dựng chính sách hoặc trong quản lý. Đến nay, CTXH có mặt tại hơn 80 nước trên thế giới, đã và đang hỗ trợ cho những người yếu thế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, mang lại bình đẳng và công bằng xã hội [2]. 2
  7. 1.2. Trong nước Ngày 25/3/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg về việc phê duyệt "Đề án phát triển nghề CTXH ở Việt Nam, giai đoạn 2010 – 2020”. Đây là dấu mốc quan trọng, là điểm khởi đầu cho sự phát triển nghề CTXH ở nước ta. Chính vì vai trò quan trọng của CTXH trong ngành Y tế, nên ngày 15/7/2011 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2514/QĐ-BYT ban hành Đề án “Phát triển nghề CTXH trong ngành Y tế giai đoạn 2011 – 2020”; ngày 26/11/2015 ban hành Thông tư số 43/2015/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ CTXH của bệnh viện. Tình trạng quá tải tại các bệnh viện hiện nay, nhân viên y tế không có đủ thời gian và khả năng để giải quyết nhiều nhu cầu bức xúc của bệnh nhân như hướng dẫn giải thích về qui trình khám chữa bệnh, tư vấn về phác đồ điều trị, cách phòng ngừa bệnh tật cho đến hỗ trợ về tâm lý, tinh thần cho người bệnh, khai thác thông tin về đặc điểm nhân thân xã hội của người bệnh, cung cấp thông tin về giá cả, chất lượng, địa điểm của các loại dịch vụ. Hoạt động CTXH trong bệnh viện sẽ giúp cho mối quan hệ giữa nhân viên y tế và người bệnh, thân nhân người bệnh tốt hơn. Đây là một bước phát triển mới trong công tác chăm sóc và phục vụ người bệnh [3]. Tuy nhiên, cũng giống như các nước đang phát triển, việc áp dụng mô hình CTXH tại các bệnh viện ở Việt Nam còn rất mới mẻ. Trong những năm gần đây, tại một số bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến tỉnh cũng đã triển khai một số hoạt động CTXH với sự tham gia của đội ngũ nhân viên y tế kiêm nhiệm và các tình nguyện viên, nhằm hỗ trợ nhân viên y tế trong phân loại bệnh nhân, tư vấn, giới thiệu dịch vụ chuyển tiếp, hỗ trợ chăm sóc người bệnh. Một số mô hình tổ chức của hoạt động CTXH trong bệnh viện cũng đã được hình thành trong thực tiễn như: Phòng CTXH, Phòng Chăm sóc khách hàng, Tổ từ thiện xã hội thuộc bệnh viện. 3
  8. 1.3. Trong tỉnh Tại tỉnh Khánh Hòa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa đã thành lập Phòng CTXH từ 30/12/2013 và từ năm 2014 cho đến nay đã tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ xã hội đáp ứng nhu cầu của một số đối tượng yếu thế đang điều trị tại Bệnh viện như: trợ giúp bữa ăn từ thiện cho bệnh nhân nghèo, kết nối từ thiện tặng quà cho một số bệnh nhân nghèo; trợ giúp và chuyển tuyến đối với trẻ em bị bỏ rơi, người bệnh nặng chưa xác định được nơi cư trú; tổ chức thực hiện các hỗ trợ khác cho bệnh nhân. Các bệnh viện công lập khác trên địa bàn thành phố Nha Trang đã thành lập Tổ CTXH nhưng do nhân viên y tế kiêm nhiệm và chưa được đào tạo nghiệp vụ CTXH nên hoạt động còn rất nhiều hạn chế. Có thể thấy, hoạt động CTXH trong các bệnh viện của nước ta hiện nay mới chỉ là bước đầu. Tất cả các mô hình hiện đang triển khai tại các bệnh viện vẫn chưa thực hiện đúng và đầy đủ chức năng CTXH trong bệnh viện. Đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động chủ yếu xuất phát từ tấm lòng từ thiện và kinh nghiệm của bản thân, chưa được đào tạo bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng CTXH nên thiếu tính chuyên nghiệp, hiệu quả hoạt động chưa cao. So với các mô hình CTXH trong bệnh viện ở các nước trên thế giới thì nhân viên CTXH trong các bệnh viện ở Việt Nam chưa thực hiện được đầy đủ các vai trò của mình trong hoạt động của bệnh viện. Vì vậy, đẩy mạnh việc kết hợp điều trị thể chất và tinh thần cho người bệnh, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ CTXH, đáp ứng nhu cầu của người bệnh và người nhà bệnh nhân, làm gia tăng sự hài lòng của người sử dụng các dịch vụ tại các bệnh viện là nhiệm vụ hết sức cần thiết của các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang nói riêng và các bệnh viện trong toàn tỉnh Khánh Hòa nói chung trong giai đoạn hiện nay và trong những năm sau. 4
  9. Chương II MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu đề tài Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ CTXH tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Nội dung 1: Cơ sở lý luận (Khái quát về CTXH và cung cấp dịch vụ xã hội). - Nội dung 2: Vai trò, chức năng của Phòng/Bộ phận CTXH trong bệnh viện và sự cần thiết phải hình thành Phòng/Bộ phận cung cấp dịch vụ CTXH tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang. - Nội dung 3: Một số kinh nghiệm trên thế giới và kinh nghiệm của một số bệnh viện trong nước về cung cấp dịch vụ CTXH trong bệnh viện. Những kết quả đã thực hiện được và những hạn chế trong việc cung cấp dịch vụ CTXH hiện nay tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang. - Nội dung 4: Kết quả điều tra, khảo sát, phỏng vấn cán bộ y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang. - Nội dung 5: Thực trạng và đặc điểm cơ bản về cung cấp dịch vụ CTXH tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang. - Nội dung 6: Một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ CTXH tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang. - Nội dung 7: Những vấn đề đặt ra trong việc nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ CTXH tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang và những kiến nghị thực hiện Đề tài. 2.3. Đối tượng nghiên cứu Nhu cầu của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong việc sử dụng các dịch vụ xã hội trong các bệnh viện. 5
  10. 2.4. Phạm vi nghiên cứu Các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang, gồm: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa; Bệnh viện Da liễu Khánh Hòa; Bệnh viện Lao và bệnh phổi Khánh Hòa; Bệnh viện Y học cổ truyền và phục hồi chức năng Khánh Hòa; Bệnh viện 22 tháng 12; Bệnh viện Quân y 87; Bệnh viện Tâm Trí; Bệnh viện Giao thông vận tải. 2.5. Phương pháp nghiên cứu 2.5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản: thu thập, phân tích thông tin từ các tài liệu có sẵn của các tác giả trong và ngoài nước. 2.5.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi : điều tra xã hội học nhằm thu thập thông tin bằng cách lập bảng hỏi dành cho nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. 2.5.3. Phương pháp phỏng vấn : những cuộc đối thoại giữa nhóm thực hiện đề tài và cán bộ y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân nhằm tìm hiểu thực trạng việc cung cấp các dịch vụ trong các bệnh viện, những nhu cầu của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về các dịch vụ xã hội trong bệnh viện. 2.5.4. Phương pháp quan sát : mang tính lựa chọn, có hệ thống, có mục đích để nhìn và lắng nghe về một tương tác hay một hiện tượng, là cách để thu thập dữ liệu. 2.5.5. Phương pháp thống kê toán học : Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích các số liệu điều tra, số liệu thống kê. 2.6. Hạn chế của đề tài Phạm vi đề tài được thực hiện tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang, số lượng nhân viên y tế khoảng trên 500 người, số lượng bệnh nhân thường xuyên khám, điều trị khoảng trên 6.000 người, nhưng số lượng tiếp cận của Nhóm thực hiện đề tài chỉ dưới 500 trường hợp là quá ít. 6
  11. Chương III KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 3.1. Cơ sở lý luận 3.1.1. Khái niệm CTXH Hiệp hội Nhân viên CTXH Quốc tế (IFSW, 2000) đã thông qua khái niệm nghề CTXH. "Nghề CTXH thúc đẩy biến đổi xã hội, giải quyết vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ giữa con người với con người và tăng cường năng lực, tự do của con người nhằm cải thiện điều kiện sống nói chung. Bằng việc vận dụng các lý thuyết hành vi của con người và hệ thống xã hội, CTXH can thiệp vào những thời điểm con người giao tiếp với môi trường của mình. Các nguyên tắc về quyền con người và công bằng xã hội là nền tảng cơ bản của nghề CTXH”. Tháng 7/2014, Đại hội đồng Hiệp hội Nhân viên CTXH Quốc tế (IFSW General Meeting) và Đại hội đồng Hiệp hội quốc tế các trường đào tạo CTXH (IASSW General Assembly) đã thống nhất về định nghĩa nghề CTXH: “CTXH là một ngành khoa học và là nghề thực hành thúc đẩy nâng cao năng lực, sự tự do, liên kết xã hội, thay đổi xã hộ và phát triển. Nguyên tắc chủ đạo của CTXH là tôn trọng sự đa dạng, trách nhiệm tập thể, quyền con người và công bằng xã hội. Trên nền tảng lý thuyết CTXH, khoa học xã hội, kiến thức bản địa và nhân văn, CTXH kết nối nhân dân và tổ chức để bày tỏ những thách thức trong cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống”. Theo Viện Khoa học Lao động xã hội (2013), CTXH là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó. Nghề CTXH thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, CTXH tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề CTXH. 7
  12. Theo Đề án phát triển nghề CTXH Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020, CTXH là hoạt động mang tính chuyên môn, được thực hiện theo các nguyên tắc và phương pháp riêng nhằm hỗ trợ các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội và cộng đồng dân cư trong việc giải quyết các vấn đề của họ. Qua đó, CTXH theo đuổi mục tiêu vì hạnh phúc cho con người và tiến bộ xã hội. CTXH hỗ trợ con người phát huy những tiềm năng và giá trị của các nhóm yếu thế trong xã hội; phòng ngừa và làm lành mạnh những rối loạn chức năng xã hội. Đồng thời, nghề CTXH hướng đến giải quyết các vấn đề xã hội rộng lớn hơn như thất nghiệp, nghèo đói, bất bình đẳng và bạo lực gia đình. CTXH là một hệ thống các giá trị, các lý thuyết và kỹ năng thực hành chuyên nghiệp, nhằm giải quyết vấn đề và làm thay đổi xã hội. 3.1.2. Thực hành CTXH Theo Ban biên soạn Khóa đào tạo CTXH cho các nhà quản lý cấp cao (CSWA), tác giả TS.Gina A.Yap (ASI) – Th.S Joel C.Cam (ASI) – TS. Bùi Thị Xuân Mai (ULSA) cho rằng: Thực hành CTXH bao gồm việc ứng dụng chuyên nghiệp các giá trị, nguyên tắc, kỹ thuật CTXH vào thực hiện một hay nhiều mục đích sau: giúp đỡ con người đạt được các dịch vụ; cung cấp tham vấn và tâm lý liệu pháp cho các cá nhân, gia đình, nhóm; giúp đỡ các cộng đồng hay nhóm, cung cấp hay nâng cao các dịch vụ xã hội và dịch vụ sức khỏe và pháp lý. 3.1.3. CTXH trong bệnh viện Trong bài “Thấy gì từ CTXH trong bệnh viện” tác giả Nam Khánh đã viết: CTXH có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa tinh thần và thể chất của người bệnh, giữa người bệnh với người thân, giữa người bệnh với những người xung quanh và với nhân viên y tế; làm gia tăng sự hài lòng của người dân khi đi khám chữa bệnh. 3.1.4. Thực hành CTXH trong bệnh viện Theo Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương – Bộ Y tế: CTXH trong bệnh viện là việc sử dụng những nguyên lý, phương pháp và kỹ năng của CTXH vào việc trị liệu xã hội cho người bệnh nhằm gia tăng sự hài 8
  13. lòng của họ khi sử dụng dịch vụ y tế, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. 3.1.5. Các giá trị của CTXH [5] CTXH dựa trên cơ sở mọi người đều có giá trị và nhân phẩm. Mọi cá nhân đều có giá trị bởi vì họ có khả năng phân tích và lựa chọn và họ là con người với những đặc điểm, nhu cầu của một cá thể riêng biệt. Các giá trị CTXH tập trung vào ba lĩnh vực chung: các giá trị về con người, các giá trị về CTXH trong mối quan hệ với xã hội và các giá trị về ứng xử chuyên môn, cụ thể: 3.1.5.1. Các giá trị về con người Những giá trị chung của nghề nghiệp phản ánh các ý tưởng cơ bản của các nhân viên CTXH về bản chất của nhân loại và bản chất của sự thay đổi “Các giá trị cốt lõi của dịch vụ, công bằng xã hội, phẩm giá và giá trị của con người, tầm quan trọng của các mối quan hệ, tính nguyên vẹn và năng lực của con người”. Các nhân viên CTXH ủng hộ các quyền tiếp cận các dịch vụ và tham gia đưa ra quyết định của các thân chủ. Họ kết hợp nguyên tắc tự quyết định, không phán xét, đảm bảo tính bí mật trong khi làm việc với thân chủ. 3.1.5.2. Các giá trị CTXH trong mối quan hệ xã hội Các nhân viên CTXH hoạt động vì công bằng xã hội. Các nhân viên CTXH đấu tranh với sự bất công xã hội. Họ cam kết thực hiện nghề nghiệp để làm cho cuộc sống trong xã hội nhân đạo hơn, đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu con người, nâng cao các chương trình xã hội và cải tiến các chính sách xã hội. 3.1.5.3. Các giá trị ứng xử nghề nghiệp Các nhân viên CTXH đánh giá sức mạnh và tiềm năng của thân chủ phát triển sự hợp tác để đưa ra các giải pháp sáng tạo. Các nhân viên CTXH luôn đánh giá chất lượng sự thực hiện nghiệp vụ của bản thân, hiệu quả hoạt động nghề nghiệp của mình. Hành vi của nhân viên CTXH luôn bị ảnh hưởng bởi các hệ thống giá trị khác nhau. Những hệ thống này bao gồm các giá trị cá nhân, các giá trị của các nhóm mà họ tham gia vào và giá trị nghề nghiệp của mình. 9
  14. Nghề CTXH thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. 3.1.6. Mục đích và chức năng của CTXH [6] 3.1.6.1. Mục đích của CTXH Hoạt động nghề nghiệp CTXH hướng tới hai mục đích cơ bản sau: + Một là, nâng cao năng lực cho các nhóm đối tượng như cá nhân, gia đình và cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn. + Hai là, cải thiện môi trường xã hội để hỗ trợ cá nhân, gia đình và cộng đồng thực hiện các chức năng, vai trò của họ có hiệu quả. 3.1.6.2. Chức năng của CTXH * Chức năng phòng ngừa CTXH rất quan tâm đến phòng ngừa những vấn đề xã hội của cá nhân, gia đình hay cộng đồng. Để phòng ngừa có hiệu quả cần tạo dựng môi trường xã hội hài hòa cho cá nhân và gia đình thông qua các chính sách, chương trình kinh tế - xã hội và cung cấp các dịch vụ cơ bản. * Chức năng can thiệp (còn gọi là chức năng trị liệu) Nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình hay cộng đồng giải quyết vấn đề đang gặp phải. Khi thực hiện chức năng này nhân viên CTXH giúp đỡ đối tượng vượt qua khó khăn, giải quyết vấn đề đang tồn tại. CTXH thực hiện chẩn đoán thông qua các phương pháp, đánh giá nhu cầu, tiếp cận tổng hợp nhằm giúp cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng xác định vấn đề, khai thác tiềm năng để giải quyết vấn đề của mình, với phương châm “cho cần câu, chứ không cho xâu cá”. * Chức năng phục hồi Đó là việc CTXH giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng khôi phục lại chức năng xã hội bị suy giảm; bao gồm những hoạt động trợ giúp đối tượng trở lại mức ban đầu và hòa nhập cuộc sống xã hội. 10
  15. * Chức năng phát triển Chức năng phát triển của CTXH thể hiện qua các hoạt động nhằm tăng năng lực, tăng khả năng ứng phó với các tình huống có vấn đề, những sự việc có nguy cơ cao. Thông qua hoạt động giáo dục, CTXH giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao nhận thực, rèn luyện kỹ năng, phát huy tính chủ động. 3.1.7. Khái niệm về dịch vụ xã hội và cung cấp dịch vụ xã hội 3.1.7.1. Khái niệm về dịch vụ xã hội Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), dịch vụ xã hội là các hoạt động cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu cho các cá nhân, nhóm người nhất định nhằm bảo đảm các giá trị và chuẩn mực xã hội. Dịch vụ xã hội là các sáng kiến can thiệp nhằm vào các nhu cầu và các vấn đề của các nhóm người dễ bị tổn thương, bao gồm cả việc phòng ngừa bạo lực, tan vỡ gia đình, xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ người khuyết tật, trẻ em và người già. - Dịch vụ xã hội có đặc điểm sau: + Là loại dịch vụ nhằm mục tiêu phát triển xã hội và có tính chất xã hội. + Do cơ quan nhà nước, thị trường hoặc xã hội thực hiện. + Luôn bị điều tiết bởi giá trị đạo đức, giá trị văn hóa, nhân sinh, trách nhiệm xã hội của Nhà nước, doanh nghiệp hoặc tư nhân. + Mọi người dân đều có quyền hưởng dịch vụ thiết yếu với người dân. - Dịch vụ xã hội cơ bản là các hoạt động dịch vụ cung cấp những nhu cầu cho các đối tượng nhằm đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống (UNDP); gồm 04 hợp phần chính sau đây: + Dịch vụ đáp ứng những nhu cầu vật chất cơ bản của con người như ăn, uống, mặc, vệ sinh, nhà ở... + Dịch vụ y tế là một trong những hoạt động của dịch vụ xã hội cơ bản. + Dịch vụ giáo dục tập trung đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao kiến thức, năng sống và các hình thức giáo dục hoà nhập và giáo dục chuyên biệt. + Dịch vụ về giải trí, tham gia và thông tin. 11
  16. Ngoài ra, còn có: dịch vụ công cộng giữ một vai trò quan trọng trong thực hiện chính sách xã hội và dịch vụ xã hội của quốc gia; bao gồm: các dịch vụ hành chính được cung cấp bởi các cơ quan Nhà nước từ trung ương tới địa phương, các dịch vụ kinh tế, lao động - xã hội, y tế, giáo dục, văn hóa, an ninh… do các cơ quan chuyên môn của Nhà nước cung cấp; được cung cấp bởi các doanh nghiệp và các tổ chức công cộng. 3.1.7.2. Cung cấp dịch vụ xã hội Cung cấp dịch vụ là các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người như: nhu cầu vật chất (sinh lý): thức ăn, không khí, nước uống; nhu cầu an toàn (bảo vệ): nhà ở, việc làm, sức khoẻ…; nhu cầu giao tiếp xã hội; nhu cầu được tôn trọng; nhu cầu tự khẳng định mình: nhu cầu hoàn thiện, được thể hiện khả năng và tiềm lực của mình; bao gồm cả việc ngăn chặn bạo lực, nghèo đói, tan vỡ gia đình, tàn tật (tinh thần và thể chất) và tuổi già. 3.1.7.3. Chức năng của dịch vụ xã hội Dịch vụ xã hội cung cấp và hỗ trợ thông qua các dịch vụ đặc thù giúp các công dân trong xã hội có thể xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn bằng sự độc lập về kinh tế, sự khẳng định quyền con người được hòa nhập và tham gia vào thị trường lao động cũng như các hoạt động cộng đồng, xã hội. 3.1.7.4. Các dịch vụ xã hội phổ biến - Tạo điều kiện cho những người thuộc nhóm thu nhập thấp có việc làm và tham gia vào các hoạt động sản xuất tạo thu nhập; - Các dịch vụ xã hội giúp cho các đối tượng yếu thế trở nên bình đẳng và có thể đóng góp và hoà nhập cao nhất đối với gia đình, cộng đồng và xã hội; - Cung cấp các dịch vụ về nhà ở với tiêu chuẩn đáp ứng được điều kiện tối thiểu về chất lượng cuộc sống; - Giúp người tàn tật có khả năng sống độc lập hơn và tham gia một cách tích cực trong các hoạt động kinh tế cũng như hoạt động cộng đồng; - Thúc đẩy việc chăm sóc sức khoẻ và gắn kết các chủ thể với các nguồn lực; - Tạo ra các dịch vụ tham vấn và trị liệu tâm lý cho các đối tượng; 12
  17. - Giúp các đối tượng tiếp cận với các kênh thông tin và và tạo cơ hội lựa chọn tốt hơn và giúp các đối tượng tiếp cận dễ dàng hơn với các hoạt động hoà giải, biện hộ các vấn đề xã hội. 3.2. Vai trò, chức năng và sự cần thiết phải hình thành Phòng/Bộ phận cung cấp dịch vụ CTXH tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang 3.2.1. Vai trò, chức năng của của Phòng/Bộ phận CTXH trong bệnh viện 3.2.1.1. Vai trò của Phòng/Bộ phận CTXH trong bệnh viện CTXH trong bệnh viện có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa tinh thần và thể chất của người bệnh, giữa người bệnh với người thân, giữa người bệnh với những người xung quanh và với nhân viên y tế [7]. Tại Việt Nam, ngày 25/03/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 – 2020; đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc hình thành và phát triển nghề CTXH trong các lĩnh vực y tế ở nước ta. Thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ , ngày 15/7/2011 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2514/QĐ-BYT về việc phê duyệt Đề án “Phát triển nghề CTXH trong Ngành y tế giai đoạn 2011 – 2020”. Những năm gần đây, tại một số bệnh viện tuyến Trung ương và một số bệnh viện tuyến tỉnh, trong đó có Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa đã triển khai thành lập Phòng CTXH. 3.2.1.2. Nhiệm vụ của Phòng/Bộ phận CTXH tại các bệnh viện - Hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về CTXH cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh. - Thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật. - Vận động tiếp nhận tài trợ. - Hỗ trợ nhân viên y tế; đào tạo, bồi dưỡng: - Tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm CTXH của bệnh viện. - Tổ chức các hoạt động từ thiện, CTXH của bệnh viện tại cộng đồng. 13
  18. 3.2.1.3. Sự cần thiết phải thành lập Phòng/Bộ phận CTXH tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang Ngày 26/5/2011 UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Quyết định số 1367/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 – 2020” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Ngày 14/10/2015, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành văn bản 6868/UBND- VX về việc đẩy mạnh phát triển nghề CTXH và mạng lưới cung cấp dịch vụ CTXH trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020. Hiện nay trên địa bàn thành phố Nha Trang có 09 bệnh viện lớn có quy mô trên 100 giường bệnh, trong đó có 04 bệnh viện công lập do Sở Y tế quản lý, 02 bệnh viện do quân đội và ngành đường sắt quản lý, 03 bệnh viện tư nhân. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa đã thành lập Phòng CTXH, Bệnh viện Y học cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh Khánh Hòa, Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Khánh Hòa, Bệnh viện Da liễu tỉnh Khánh Hòa đã thành lập Bộ phận CTXH, các bệnh viện còn lại đều chưa thành lập Phòng/Bộ phận CTXH để thực hiện nhiệm vụ CTXH trong bệnh viện theo quy định của Bộ y tế. 3.3. Một số kinh nghiệm trên thế giới và của một số bệnh viện trong nước về cung cấp dịch vụ CTXH trong bệnh viện; Những nhiệm vụ đã thực hiện được và những hạn chế trong việc cung cấp dịch vụ CTXH hiện nay tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Nha Trang 3.3.1. Một số kinh nghiệm trên thế giới về cung cấp dịch vụ CTXH trong các bệnh viện 3.3.1.1. Vai trò quan trọng của CTXH trong các bệnh viện CTXH trong bệnh viện có một lịch sử phát triển lâu đời trên thế giới, từ năm 1880 ở Anh, tại Mỹ từ năm 1900. Trãi qua hơn một thế kỷ, CTXH trong bệnh viện là một nghề không thể thiếu trong bệnh viện ở các nước phát triển, ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc. 14
  19. Theo TS. Nguyễn Viết Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế: “Bệnh viện là nơi cần có sự xuất hiện của CTXH nhất”. Theo bà Ida Cannon, một Nhà CTXH người Mỹ: “Nhân viên CTXH không xem người bệnh như một cá nhân đơn độc, kém may mắn, nằm trên giường bệnh mà là thành viên của một gia đình hay cộng đồng, cuộc sống bị xáo trộn do bệnh tật”. Theo Harriett khái niệm “Con người trong môi trường” áp dụng chung cho tất cả các nghề, trong đó có Y khoa, không còn mối quan hệ đơn giản giữa bác sĩ – bệnh nhân mà là mối quan hệ đa phương. Yếu tố tâm lý có thể gây tác động rất lớn đến tinh thần lẫn thể chất của con người. Chính vì vậy, từ rất sớm y học đã nhận ra vai trò quan trọng của CTXH trong bệnh viện. Tại nhiều nước, các dịch vụ xã hội đã trở nên chuyên nghiệp hóa nhờ có sự tham gia đông đảo của đội ngũ cán bộ xã hội được đào tạo ở các trình độ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Chất lượng của các chính sách, chương trình hay dịch vụ an sinh xã hội được phản ánh bởi tính phòng ngừa cao đối với các vấn đề xã hội. Lịch sử phát triển gắn bó lâu dài giữa CTXH và y khoa đã dẫn đến sự hình thành CTXH riêng cho nhiều chuyên ngành khác nhau của y khoa, ví dụ như Hiệp hội nhân viên CTXH chuyên ngành ung thư được thành lập tại Mỹ năm 1983. 3.3.1.2. Hiệu quả cao của việc điều trị đa ngành so với phương pháp điều trị y khoa tại một số bệnh viện trên thế giới Thực tế đã chứng minh hiệu quả rất cao của việc điều trị đa ngành so với phương pháp điều trị y khoa tại một số bệnh viện, cụ thể như: * Kết quả khảo cứu của Phòng CTXH Y khoa, Bệnh viện Mayo, Rochester, Bang Minnesota. * Kết quả khảo cứu của Khoa thần kinh tâm trí, Trường Y Hofstra Noth Shore-LI, New York. 15
  20. 3.3.1.3. Vai trò quan trọng của nhân viên CTXH trong bệnh viện tại các nước [9] Các bệnh viện ở nước ngoài rất cần nhân viên CTXH vì: Ngoài lý do chuyên môn về CTXH, bệnh viện còn cần nhân viên CTXH vì lý do tài chính. Tại Việt nam cũng như tại tất cả các nước, đào tạo bác sĩ rất tốn kém, vì vậy bác sĩ chỉ nên tập trung vào công việc chuyên ngành y khoa. Tại Mỹ, số tiền trung bình các cơ quan bảo hiểm chi trả cho bác sĩ khá cao, ví dụ như trong ngành thần kinh tâm trí, số tiền phải chi trả 70 USD/15 phút. Vì vậy, nếu không có nhân viên CTXH thì phải sử dụng đội ngũ bác sĩ, y tá, nhân viên hành chính, quản trị vào công việc CTXH là rất lãng phí và tốn kém. 3.3.1.4. Mô hình tổ chức Phòng/Bộ phận CTXH trong bệnh viện ở các nước [10] Tại các bệnh viện ở Mỹ, Khoa Dịch vụ xã hội là nơi triển khai các hoạt động CTXH. Ở Canada, các bệnh viện cũng có Khoa Dịch vụ xã hội.Tại các bệnh viện ở Singapore, hệ thống nhân viên CTXH đã và đang dần được hình thành và phát triển. 3.3.1.5. Nhân lực làm CTXH trong bệnh viện ở các nước [11] Hội CTXH Úc hiện có khoảng 6.000 thành viên và số nhân viên CTXH trong cả nước ước tính khoảng 19.300 người; ở Mỹ, hiện có khoảng 500.000 nhân viên CTXH. Tại Úc, nhân viên CTXH được đào tạo 04 năm đại học và ít nhất 980 giờ thực hành; nhân viên CTXH ở Mỹ được trang bị kiến thức tốt để làm việc trong bệnh viện. Tại Đức, muốn trở thành nhân viên CTXH trong bệnh viện, các ứng viên phải được rèn luyện qua rất nhiều khóa tập huấn chuyên môn. Tại bệnh viện Đại học Chulalongkorn của Thái Lan, nhân viên CTXH được đào tạo từ chính bộ môn CTXH của trường. 3.3.1.6. Những khó khăn ban đầu của hoạt động CTXH trong bệnh viện ở các nước [12] Khi mới hình thành CTXH trong bệnh viện, vai trò của nhân viên CTXH chưa được nhìn nhận đúng, điều này không những đã ảnh hưởng xấu tới việc 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0