intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Nghiên cứu xây dựng quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh Trung học Cơ sở trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: Bautroibinhyen26 Bautroibinhyen26 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

98
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài đưa ra một Qui trình đánh giá kết quả học tập cho một Phòng giáo dục thuộc Sở Giáo dục thành phố Đà Nẵng đảm bảo tính khoa học và phù hợp với thực tiễn để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông ở Đà Nẵng nói riêng và ở nước ta nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Nghiên cứu xây dựng quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh Trung học Cơ sở trong giai đoạn hiện nay

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> BÁO CÁO TÓM TẮT<br /> ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br /> CẤP ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ<br /> KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ<br /> TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.<br /> <br /> Mã số: Đ2014-03-66<br /> Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh<br /> <br /> Đà Nẵng, tháng 12 năm 2014<br /> <br /> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> BÁO CÁO TÓM TẮT<br /> ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br /> CẤP ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ<br /> KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ<br /> TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.<br /> <br /> Mã số: Đ2014-03-66<br /> Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài<br /> <br /> Chủ nhiệm đề tài<br /> <br /> PGS.TS. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh<br /> <br /> Đà Nẵng, tháng 12 năm 2014<br /> <br /> chương trình phù hợp với đặc điểm cụ thể của GV, HS và cơ sở vật chất<br /> mỗi trường THCS.<br /> Tạo phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi thi, KT- ĐG nhằm thống nhất<br /> việc sử dụng và trao đổi thông tin giữa các trường phổ thông, đồng thời liên<br /> kết phần mềm này với hệ thống phần mềm quản lý HS hiện nay do Bộ Giáo<br /> dục và Đào tạo triển khai.<br /> 2.2. Đối với Sở giáo dục và Đào tạo<br /> Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng và chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng ngân<br /> hàng đề theo từng bộ môn dùng cho KT-ĐG KQHT của HS theo chuẩn KTKN.<br /> Tập trung tổ bộ môn cấp huyện, thành phố để xây dựng ma trận mẫu, đề<br /> kiểm tra mẫu tương ứng có phân tích đánh giá theo các mức độ cần KT-ĐG<br /> để các trường tham khảo; khuyến khích các trường THCS tạo ngân hàng đề<br /> thi, kiểm tra theo quy trình: 4 Giai đoạn gồm 10 bước đã đề xuất chung trên<br /> phần mềm quản lý cụ thể, từng bước tạo ngân hàng có chất lượng tập trung<br /> về Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo.<br /> Chỉ đạo hiệu trưởng các trường THCS trên toàn huyện, thành phố thực<br /> hiện giao lưu, hợp tác về lĩnh vực xây dựng ngân hàng đề thi, kiểm tra, tạo<br /> môi trường thuận lợi cho GV các trường trong việc tham khảo đề kiểm tra<br /> có chất lượng, đặc biệt là GV của các trường vùng sâu, vùng xa, vùng khó<br /> khăn của thành phố.<br /> 2.3. Đối với các trường THCS trên địa bàn huyện Hòa Vang<br /> Xây dựng kế hoạch, lộ trình xây dựng NHĐ song song với việc đổi<br /> mới công tác quản lý KT-ĐG kết quả học tập của HS, không tách rời việc<br /> xây dựng NHĐ với đổi mới dạy học, kiểm tra kết quả học tập của HS.<br /> Chủ động xây dựng kế hoạch nâng cao nhận thức và bồi dưỡng<br /> năng lực chuyên môn cho GV, trong đó có năng lực xây dựng NHĐ thi,<br /> kiểm tra. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, khai thác triệt để các<br /> thiết bị công nghệ thông tin đã được trang bị nhằm phục vụ tốt hoạt động<br /> xây dựng NHĐ.<br /> Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện nghiêm túc xây dựng NHĐ. Liên<br /> hệ hợp tác, trao đổi chuyên môn với các trường trong nhóm trường về đổi<br /> mới phương pháp dạy học, KT-ĐG và xây dựng NHĐ, trước mắt thực hiện<br /> thường xuyên tổ chức thao giảng nhóm trường và trao đổi đề kiểm tra, lập<br /> NHĐ và chia sẽ câu hỏi để dùng chung giữa các tổ chuyên môn của các<br /> trường trong nhóm trường.<br /> Thực hiện tốt công tác khen thưởng và phê bình trong việc thực<br /> hiện xây dựng NHĐ, đảm bảo phát huy tính dân chủ, khách quan và khích<br /> lệ GV có cố gắng trong công tác xây dựng NHĐ.<br /> 24<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1<br /> 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ................................... 1<br /> 2. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 2<br /> 3. Mục tiêu đề tài ...................................................................................................... 3<br /> 4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu .............................................................. 3<br /> 4.1. Cách tiếp cận: ................................................................................................. 3<br /> 4.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3<br /> 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 4<br /> 5.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 4<br /> 5.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4<br /> 6. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 4<br /> CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ<br /> KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH ............................................................ 5<br /> 1.1. Các khái niệm của đề tài.................................................................................... 5<br /> 1.2. Quản lý hoạt động KT-ĐG KQHT .................................................................... 5<br /> 1.2.1. KT-ĐG trong quá trình DH ......................................................................... 5<br /> 1.2.2. Ý nghĩa của KT-ĐG KQHT của HS ............................................................ 5<br /> 1.2.3. Chức năng của KT-ĐG KQHT của HS ...................................................... 6<br /> 1.2.4. Nguyên tắc KT-ĐG KQHT của HS ............................................................. 6<br /> 1.2.5. Các hình thức KT-ĐG KQHT của HS ........................................................ 6<br /> 1.2.6. Quy trình KT-ĐG KQHT của HS ............................................................... 7<br /> 1.2.7. Các phương pháp KT-ĐG KQHT của HS .................................................. 7<br /> 1.2.8. Đổi mới việc KT-ĐG KQHT của HS .......................................................... 7<br /> 1.3. Hiệu trưởng trường THCS với việc QL hoạt động KT-ĐG KQHT ................. 7<br /> 1.3.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của HTr trường THCS .......................................... 7<br /> 1.3.2. Nội dung QL hoạt động KT-ĐG của HTr trường THCS ............................. 8<br /> 1.4. Tiểu kết chương 1.............................................................................................. 8<br /> CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TẠI<br /> CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN HÒA VANG, TP. ĐÀ NẴNG ................................ 9<br /> 2.1. Khái quát về giáo dục THCS huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng ................ 9<br /> 2.1.1. Vài nét về huyện Hòa Vang ........................................................................ 9<br /> 2.1.2. Thực trạng giáo dục THCS huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng ............. 9<br /> 2.2. Thực trạng quản lý xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm dùng để kiểm tra<br /> đánh giá kết quả học tập tại các trường THCS huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng............ 9<br /> 2.2.1. Mô tả quá trình khảo sát .............................................................................. 9<br /> <br /> 2.2.2. Thực trạng về xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan tại các<br /> trường THCS huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng ............................... 10<br /> 2.3. Thực trạng về quản lý, chỉ đạo từ Phòng GD&ĐT đến các trường THCS<br /> trong việc xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm tại các trường THCS<br /> huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng ............................................................ 10<br /> 2.3.1. Thực trạng việc tuyên truyền mục đích, yêu cầu cần thiết xây dựng hệ<br /> thống câu hỏi TNKQ từ Phòng GD&ĐT đến lãnh đạo các trường THCS<br /> và của Hiệu trưởng nhà trường đến giáo viên và học sinh tại các trường<br /> THCS trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng ....................... 10<br /> 2.3.2. Thực trạng công tác bồi dưỡng kỹ năng xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ<br /> cho giáo viên tại các trường THCS huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng ....... 11<br /> 2.3.3. Thực trạng về chất lượng và sự quản lý của Phòng GD&ĐT, của các<br /> trường về những câu hỏi, đề TNKQ dùng KT-ĐG tại các trường THCS<br /> huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua ..................... 111<br /> 2.3.4. Thực trạng việc xây dựng quy trình biên soạn câu hỏi TNKQ, quy trình<br /> xây dựng hệ thống câu hỏi tại các trường THCS huyện Hòa Vang,<br /> thành phố Đà Nẵng ................................................................................... 12<br /> 2.3.5. Thực trạng quản lý, xử lý kết quả kiếm tra và chất lượng về các CH TNKQ<br /> dùng đế KT-ĐG KQHT của HS ............................................................... 12<br /> 2.4. Tiểu kết chương 2 ......................................................................................... 13<br /> CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG QUI TRÌNH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ<br /> HỌC TẬP CỦA HỌC SINH ............................................................................... 14<br /> 3.1 Những nguyên tắc xây dựng quy trình ............................................................. 14<br /> 3.2 Các bước của quy trình xây dựng đề, ngân hàng đề KTĐG KQHT của học sinh ..... 14<br /> 3.2. Tiểu kết chương 3............................................................................................ 17<br /> CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................... 19<br /> 4.1. Sự cần thiết xây dựng và thử nghiệm ngân hàng câu hỏi ................................ 19<br /> 4.2 Mục đích thưc nghiệm ...................................................................................... 19<br /> 4.3 Phương pháp thực hiện ..................................................................................... 19<br /> 4.4 Tình hình thử nghiệm ngân hàng câu hỏi ......................................................... 19<br /> 4.5. Kết quả đạt được ............................................................................................. 20<br /> 4.6. Tiểu kết chương 4............................................................................................ 22<br /> KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 23<br /> 1. KẾT LUẬN ....................................................................................................... 23<br /> 2. KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................ 23<br /> <br /> KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ<br /> 1. KẾT LUẬN<br /> Xây dựng quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh Trung học Cơ<br /> sở trong giai đoạn hiện nay là yêu cầu cấp thiết của thực tiễn đổi mới<br /> phương pháp dạy của thầy, phương pháp học của trò góp phần đổi mới KT ĐG KQHT của HS. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, có thể rút ra những<br /> kết luận chủ yếu sau:<br /> Về mặt lý luận, đề tài đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về KT-ĐG<br /> kết quả học tập của HS, quản lý công tác xây dựng quy trình kiểm tra kết<br /> quả học tập và xây dựng ngân hàng đề thi, KT- ĐG. Đồng thời cho thấy<br /> được tính cần thiết, quan trọng của công tác xây dựng quy trình đánh giá<br /> kết quả học tập của học sinh Trung học Cơ sở trong quản lý nhà trường,<br /> mối quan hệ tương hỗ với các hoạt động khác nhằm nâng cao chất lượng<br /> dạy và học.<br /> Về mặt thực tiễn, đề tài đã khảo sát và mô tả về thực trạng quản lý công<br /> tác xây dựng quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh Trung học Cơ<br /> sở trong giai đoạn hiện nay của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, rút ra<br /> được những mặt mạnh, mặt yếu của hoạt động đánh giá kết quả học tập của<br /> học sinh Trung học Cơ sở hiện nay nói chung.<br /> Trên cơ sở lý luận và nghiên cứu thực tiễn, đề tài đã đề xuất quy trình<br /> đánh giá kết quả học tập của học sinh Trung học Cơ sở trong giai đoạn hiện<br /> nay gồm 4 Giai đoạn và 10 Bước. Qua đó nâng cao nhận thức về xây dựng<br /> quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh của cán bộ quản lý, GV; bồi<br /> dưỡng nâng cao năng lực của cán bộ quản lý, GV về hoạt động xây dựng<br /> ngân hàng câu hỏi; tăng cường cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông<br /> tin trong quản lý xây dựng ngân hàng đề; quản lý chặt chẽ công tác xây<br /> dựng quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh ; tăng cường giao lưu,<br /> hợp tác về công tác xây dựng ngân hàng đề dùng cho đánh giá kết quả học<br /> tập của học sinh và đẩy mạnh việc thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý<br /> hoạt động dạy và học trong nhà trường.<br /> 2. KHUYẾN NGHỊ<br /> 2.1. Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo<br /> Khi ban hành chương trình giáo dục phổ thông, cần có hướng dẫn cụ thể<br /> về việc vận dụng chuẩn KT-KN theo các mức độ nhân thức trong dạy học<br /> và KT-ĐG KQHT của HS nhằm thống nhất về việc sử dụng nội dung<br /> chương trình, sách giáo khoa, đồng thời tạo được cơ chế chủ động cho<br /> trường THCS và GV trong việc khai thác và sử dụng khung phân phối<br /> 23<br /> <br /> THÔNG TIN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> <br /> 4.6. Tiểu kết chương 4:<br /> 1. Nhìn chung, đề thi và các câu hỏi trắc nghiệm có chất lượng<br /> tương đối tốt, không có sai sót lớn.<br /> 2. Đề thi có nhiều câu hỏi khó và thiếu những câu hỏi ở mức độ<br /> trung bình khá và dễ. Cần tăng cường, bổ sung các câu có độ khó ở<br /> mức trung bình và dễ để đánh giá đầy đủ năng lực của học sinh. Cần<br /> loại bỏ, hoặc sửa lại câu 14, 34 vì câu này quá dễ, không đánh giá<br /> được năng lực của thí sinh và câu 31 vì câu này quá khó đối với học<br /> sinh.<br /> 3. Về khả năng nhầm đáp án: Giáo viên cần xem lại các câu 17,<br /> 29, 31 về khả năng nhầm đáp án, hoặc cách diễn đạt câu dẫn có vấn<br /> đề gây hiểu nhầm cho học sinh khi trả lời, hoặc kiến thức có sự nhầm<br /> lẫn trong quá trình giảng dạy cho những nội dung này. Ba câu này<br /> cũng là ba câu có độ khó nhỏ nhất (rất khó) đối với học sinh.<br /> 4. Đa số các câu hỏi của đề thi có độ phân biệt nằm trong khoảng<br /> chấp nhận được (92,5%). Có 3 câu hỏi có độ phân biệt thấp đó là câu<br /> 22, câu 29 và câu 31 cần được chỉnh sửa để có khả năng đánh giá<br /> được đúng năng lực của học sinh.<br /> 5. Hệ số tương quan giữa điểm của câu hỏi thi với điểm toàn bài<br /> thi đều lớn hơn hoặc bằng 0.19 đến 0.58, chỉ có 3 câu hỏi có hệ số<br /> tương quan nhỏ hơn 0,25 điều này chứng tỏ các câu hỏi có mối tương<br /> quan thuận và khá mạnh với điểm chung của bài thi.<br /> Những phân tích ở trên đã chỉ ra những tồn tại của câu hỏi thi và<br /> qua đó rút kinh nghiệm cho những lần ra đề tiếp theo. Việc phân tích<br /> câu hỏi thi rất quan trọng vì nó cho phép chỉnh sửa các câu hỏi thi<br /> nhằm từng bước các câu hỏi thi hình từ đó hình thành ngân hàng đề<br /> thi một cách hoàn chỉnh.<br /> <br /> 22<br /> <br /> 1. Thông tin chung:<br /> - Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng quy trình đánh giá kết quả học tập<br /> của học sinh Trung học Cơ sở trong giai đoạn hiện nay.<br /> - Mã số: Đ2014-03-66<br /> - Chủ nhiệm: PGS.TS Nguyễn Bảo Hoàng Thanh<br /> - Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng<br /> - Thời gian thực hiện: Từ tháng 01-2014 đến tháng 12-2014<br /> 2. Mục tiêu:<br /> Đưa ra một Qui trình đánh giá kết quả học tập cho một Phòng giáo dục<br /> thuộc Sở Giáo dục thành phố Đà Nẵng đảm bảo tính khoa học và phù hợp<br /> với thực tiễn để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông ở Đà Nẵng nói<br /> riêng và ở nước ta nói chung.<br /> 3. Tính mới và sáng tạo:<br /> Về mặt lý luận, đề tài đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về KT-ĐG<br /> kết quả học tập của HS, quản lý công tác xây dựng quy trình kiểm tra kết<br /> quả học tập và xây dựng ngân hàng đề thi, KT- ĐG. Đồng thời cho thấy<br /> được tính cần thiết, quan trọng của công tác xây dựng quy trình đánh giá<br /> kết quả học tập của học sinh Trung học Cơ sở trong quản lý nhà trường,<br /> mối quan hệ tương hỗ với các hoạt động khác nhằm nâng cao chất lượng<br /> dạy và học.<br /> Về mặt thực tiễn, đề tài đã khảo sát và mô tả về thực trạng quản lý công<br /> tác xây dựng quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh Trung học Cơ<br /> sở trong giai đoạn hiện nay của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, rút ra<br /> được những mặt mạnh, mặt yếu của hoạt động đánh giá kết quả học tập của<br /> học sinh Trung học Cơ sở hiện nay nói chung.<br /> 4. Kết quả nghiên cứu:<br /> Xây dựng quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh Trung học Cơ<br /> sở trong giai đoạn hiện nay là yêu cầu cấp thiết của thực tiễn đổi mới<br /> phương pháp dạy của thầy, phương pháp học của trò góp phần đổi mới KTĐG KQHT của HS. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài đã đề xuất được một<br /> quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh Trung học Cơ sở trong giai<br /> đoạn hiện nay gồm 4 Giai đoạn và 10 Bước. Qua đó nâng cao nhận thức về<br /> xây dựng quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh của cán bộ quản<br /> lý, GV; bồi dưỡng nâng cao năng lực của cán bộ quản lý, GV về hoạt động<br /> xây dựng ngân hàng câu hỏi; tăng cường cơ sở vật chất, ứng dụng công<br /> nghệ thông tin trong quản lý xây dựng ngân hàng đề; quản lý chặt chẽ công<br /> tác xây dựng quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh; tăng cường<br /> giao lưu, hợp tác về công tác xây dựng ngân hàng đề dùng cho đánh giá kết<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2