intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tóm tắt: Nghiên cứu cơ sở khoa học, lựa chọn một số giải pháp công trình chủ yếu giải quyết bài toán cân bằng nước, thoát lũ và xâm nhập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu vùng tứ giác Long Xuyên

Chia sẻ: Ngat Ngat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

75
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu là: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến cân bằng nước, ngập lụt và xâm nhập mặn vùng Tứ giác Long Xuyên; đề xuất một số giải pháp công trình chủ yếu giải quyết bài toán cân bằng nước, thoát lũ và xâm nhập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tứ giác Long Xuyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tóm tắt: Nghiên cứu cơ sở khoa học, lựa chọn một số giải pháp công trình chủ yếu giải quyết bài toán cân bằng nước, thoát lũ và xâm nhập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu vùng tứ giác Long Xuyên

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG<br /> <br /> ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ<br /> <br /> BÁO CÁO TÓM TẮT<br /> KẾT QUẢ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI<br /> <br /> NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC, LỰA CHỌN MỘT SỐ GIẢI PHÁP<br /> CÔNG TRÌNH CHỦ YẾU GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN CÂN BẰNG NƢỚC,<br /> THOÁT LŨ VÀ XÂM NHẬP MẶN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU<br /> VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN<br /> Mã số đề tài: 2015.05.17<br /> <br /> Cơ quan chủ trì:<br /> <br /> Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội<br /> <br /> Chủ nhiệm đề tài:<br /> <br /> ThS. Trần Quang Hợp<br /> <br /> Hà NỘI, NĂM 2017<br /> <br /> BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG<br /> <br /> ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ<br /> <br /> BÁO CÁO TÓM TẮT<br /> KẾT QUẢ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI<br /> NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC, LỰA CHỌN MỘT SỐ GIẢI PHÁP<br /> CÔNG TRÌNH CHỦ YẾU GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN CÂN BẰNG<br /> NƢỚC, THOÁT LŨ VÀ XÂM NHẬP MẶN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI<br /> KHÍ HẬU VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN<br /> Mã số đề tài: 2015.05.17<br /> <br /> CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI<br /> <br /> CƠ QUAN CHỦ TRÌ<br /> (KT. Thủ trưởng, Ký tên đóng<br /> dấu)<br /> <br /> ThS. Trần Quang Hợp<br /> <br /> PGS. TS. Phạm Quý Nhân<br /> <br /> HÀ NỘI, NĂM 2017<br /> ii<br /> <br /> DANH MỤC VIẾT TẮT<br /> BĐKH<br /> <br /> Biển đổi khí hậu<br /> <br /> NBD<br /> <br /> Nước biển dâng<br /> <br /> BĐKH-NBD<br /> <br /> Biển đổi khí hậu và nước biển dâng<br /> <br /> TGLX<br /> <br /> Tứ giác long xuyên<br /> <br /> SXNN<br /> <br /> Sản xuất nông nghiệp<br /> <br /> GDP<br /> <br /> Tổng sản phảm quốc nội<br /> <br /> KT-XH<br /> <br /> Kinh tế xã hội<br /> <br /> TNN<br /> <br /> Tài nguyên nước<br /> <br /> DEM<br /> <br /> Mô hình số độ cao, Mỹ (USGS Digital Elevation Model)<br /> <br /> GIS<br /> <br /> Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System)<br /> <br /> UBND<br /> <br /> Uỷ ban Nhân dân<br /> <br /> IMHEN<br /> <br /> Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (Vietnam<br /> Institute of Meteorology, Hydrology and Environment)<br /> <br /> UHMK<br /> <br /> Ủy hội sông Mekong<br /> <br /> UHMCQT<br /> <br /> Ủy hội mê công Quốc tế<br /> <br /> IPCC<br /> <br /> Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel<br /> on Climate Change)<br /> <br /> TNMT<br /> <br /> Tài nguyên và Môi trường<br /> <br /> ATNĐ<br /> <br /> Áp thấp nhiệt đới<br /> <br /> XTNĐ<br /> <br /> Xoáy thuận nhiệt đới<br /> <br /> RCP6.0<br /> <br /> Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình<br /> <br /> RCP8.5<br /> <br /> Kịch bản nồng độ khí nhà kính cao<br /> <br /> A2<br /> <br /> Kịch bản phát thải cao<br /> <br /> B2<br /> <br /> Kịch bản phát thải trung bình<br /> <br /> TK<br /> <br /> Thời kỳ<br /> <br /> KB<br /> <br /> Kịch bản<br /> <br /> TTAC<br /> <br /> Trung tâm áp cao<br /> <br /> 3<br /> <br /> 1. TÍNH CẤP THIÊT CỦA ĐỀ TÀI<br /> <br /> Một trong những biểu hiện của Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự nóng lên<br /> toàn cầu và mực nước biển dâng, đây cũng chính là một trong những thách thức<br /> lớn đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Trên thế giới hiện nay thiên tai và các hiện<br /> tượng khí hậu cực đoan đang gia tăng mạnh mẽ, nhiệt độ và mực nước biển<br /> trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa từng có và đang là mối lo ngại của<br /> các quốc gia trên thế giới.<br /> Việt Nam là một quốc gia ven biển cho nên được dự đoán là một trong<br /> những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng. Trong<br /> khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng lên khoảng 0.7° C, mực<br /> nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Theo đánh giá vào năm 2003 của Bộ Tài<br /> nguyên và Môi trường (TN&MT) nếu mực nước biển dâng lên 1 m thì hàng năm<br /> khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập, trong đó 90%<br /> diện tích thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị ngập hầu như<br /> hoàn toàn.<br /> Tứ giác Long Xuyên (TGLX) là một vùng đất hình tứ giác thuộc vùng<br /> đồng bằng sông Cửu Long trên địa phận của hai tỉnh Kiên Giang, An Giang và<br /> một phần của TP Cần Thơ. Bốn cạnh của tứ giác này là biên giới Việt Nam Campuchia, vịnh Thái Lan, kênh Cái Sắn và sông Bassac (sông Hậu). TGLX có<br /> địa hình trũng, tương đối bằng phẳng, cao trình từ 0,4 m đến 2m. Được sự quan<br /> tâm của Đảng và Chính phủ, công cuộc khai hoang vùng TGLX đã được triển<br /> khai với các công trình cơ sở hạ tầng và kết quả là TGLX đã vươn mình trở<br /> thành một trong 2 vùng trọng điểm sản xuất lúa của ĐBSCL. Tuy nhiên vào<br /> mùa lũ (từ tháng 7 đến tháng 11) vùng này thường xuyên bị ngập với độ sâu<br /> ngập từ 0,5 m đến 2,5 m và được coi là một trong hai rốn lũ của Đồng bằng sông<br /> Cửu Long. TGLX phải chịu những trận ngập lụt rất nặng nề (đặc biệt trong các<br /> năm 1966, 1978, 1999, 2000) bởi ba yếu tố chính cùng kết hợp là mưa, lũ, triều<br /> 4<br /> <br /> cường dẫn đến những ảnh hưởng đáng kể đối với sản xuất nông nghiệp và thủy<br /> sản ở địa phương.<br /> Theo kịch bản quốc gia về biến đổi khí hậu 2012, 2016 nước biển dâng<br /> cao và thời tiết khí hậu cực đoan sẽ làm những vấn đề hiện tại sẽ trở nên trầm<br /> trọng hơn như gia tăng cường độ, thời gian và diện tích ngập úng, gia tăng ô<br /> nhiễm môi trường, nhiễm bẩn hệ thống cấp nước; phá hoại và làm hư hỏng các<br /> công trình đê biển, đê sông, đường giao thông, bến cảng, các nhà máy, các đô thị<br /> và khu dân cư ven biển.<br /> Trong khoảng chục năm trở lại đây, tình hình khí tượng thủy văn ở hạ lưu<br /> sông Mê Công, đặc biệt thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long của nước ta<br /> có sự thay đổi rất dễ nhận thấy:<br /> Vào mùa kiệt (từ tháng I-VI) lượng mưa và lượng dòng chảy vào ĐBSCL<br /> giảm đi rõ rệt (tổng dòng chảy từ thượng lưu vào ĐBSCL qua sông Tiền và sông<br /> Hậu tại Tân Châu và Châu Đốc thời kỳ tháng 3-2004 là 2.400m3/s, chỉ bằng<br /> 60% cùng thời kỳ năm 2001 và gần 70% so với năm 2002). Mực nước bình<br /> quân trên sông Tiền và sông Hậu tại Tân Châu và Châu Đốc trong các tháng<br /> mùa cạn vừa qua thấp hơn mực nước bình quân cùng thời kỳ từ 25-30cm do<br /> dòng chảy thượng lưu cạn kiệt.<br /> Do nguồn nước về giảm rõ nên tình hình hạn hán và xâm nhập mặn trên<br /> ĐBSCL diễn ra rất bất lợi tác động trực tiếp đến toàn bộ các hoạt động kinh tế xã hội. Độ mặn xâm nhập sâu đạt mức kỷ lục tại hầu hết các cửa sông thuộc<br /> ĐBSCL. Những biểu hiện như mặn xâm nhập sâu, nắng hạn kéo dài, đã gây khó<br /> khăn cho đời sống sinh hoạt và sự phát triển kinh tế xã hội của vùng Tứ giác<br /> Long Xuyên.<br /> Tình hình diễn biến về điều kiện KTTV trên đây đã dặt ra nhiều thách<br /> thức đối với ĐBSCL nói chung và TGLX hiện nay là:<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0