intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: Lý Hàn Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:170

30
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp Việt Nam" được thực hiện với mục tiêu nhằm hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan của ảnh hưởng truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp; làm rõ thực trạng ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp Việt Nam;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------o0o------------ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp Việt Nam B2017-TMA-09 Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Trần Hưng Hà Nội, năm 2017
  2. Đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp Việt Nam”; mã số: B2017 – TMA09. Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Trần Hưng; Tổ chức chủ trì đề tài: Trường Đại học Thương Mại MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, sự phát triển của các cộng đồng ảo như diễn đàn, blog, mạng xã hội đang thu hút số lượng người dùng khổng lồ trên khắp thế giới. Với các cộng đồng ảo, người dùng có thể chia sẻ cảm xúc, chia sẻ kinh nghiệm, bàn tán hay thảo luận về một vấn đề cùng quan tâm với tất cả bạn bè của mình một cách nhanh chóng. Thông qua các cộng đồng ảo, hoạt động truyền tải thông tin về sản phẩm, dịch vụ cũng như thông tin về doanh nghiệp được thực hiện một cách dễ dàng, không bị bó buộc bởi tính chất mô phạm hay giáo điều như việc tuyên truyền, quảng cáo theo cách thức truyền thống. Quan trọng hơn, những thông tin được chia sẻ, truyền tải trên các cộng đồng ảo sẽ có vẻ khách quan và được nhiều người quan tâm tin tưởng hơn so với các hoạt động truyền tin một chiều từ phía doanh nghiệp. Khi một khách hàng chia sẻ về những cảm xúc, sự tiện lợi, giá trị sử dụng của một sản phẩm, dịch vụ hay cảm nhận về một doanh nghiệp bất kỳ trên mạng xã hội. Rất nhanh chóng, chia sẻ của khách hàng đó sẽ nhận được nhiều phản hồi, đóng góp và đặc biệt hơn là bài viết này sẽ được lan tỏa một cách rộng rãi trong cộng đồng mạng. Nếu đó là những cảm nhận tích cực, bài chia sẻ của khách hàng có thể thu hút rất nhiều khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến khi tạo ra sự kích thích, thúc đẩy, thuyết phục muốn được tham gia trải nghiệm cho những người xem. Ngược lại, nó cũng có thể khiến doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến mất đi khá nhiều khách hàng hiện tại và ngăn cản những khách hàng mới. Chính vì vậy, sự phát triển của truyền thông qua cộng đồng ảo hay truyền thông xã hội là một yếu tố tương hỗ rất lớn làm thay đổi hành vi của khách hàng và tác động lớn tới hoạt động kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, sau hơn 10 năm TMĐT đã có những bước phát triển đáng kể. Các doanh nghiệp hoạt động trực tuyến đã có sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng kinh doanh, tận dụng một cách nhanh nhạy các xu hướng mới của công nghệ và truyền thông vào hoạt động kinh doanh trực tuyến. Mặc dù vậy, trên thực tế cách làm phổ biến của các doanh nghiệp Việt Nam là chủ động gửi đi thông điệp về sản phẩm, dịch vụ của mình với hi vọng khách hàng sẽ để ý, tìm hiểu và qua đó sẽ thúc đẩy việc ra quyết định mua sắm. Nhưng cách làm này càng ngày càng kém hiệu quả với các biểu hiện cụ thể như: Các email quảng cáovề sản phẩm, dịch vụ, về thông tin doanh nghiệp có thể bị xóa mà không cần xem, thậm chí nhiều khách hàng còn sử dụng phần mềm chặn thư rác hay rút tên khỏi danh sách nhận email của doanh nghiệp; Các poster, thư giấy bị vứt vào sọt rác khi còn chưa mở ra; Quảng cáo trên TV, phát thanh thì có thể bị chuyển kênh ngay khi hiển thị chương trình quảng cáo; Quảng cáo bằng điện thoại trực tiếp thì thường xuyên bị khách hàng từ chối với nhiều lý do và cuộc gọi quảng cáo có thể bị chặn; Các banner thường xuyên không đuợc xem, và khách hàng có thể không truy cập website nào đó nếu cảm thấy chúng quá lạm dụng quảng cáo. Tất cả những hạn chế của quá trình truyền thông một chiều nói trên đều có thể được giải quyết khi các doanh nghiệp Việt Nam biết tận dụng lợi thế của các cộng đồng ảo. Tuy nhiên cho đến nay, số lượng các doanh nghiệp Việt Nam biết tận dụng xu hướng này đến nay vẫn còn quá ít, thậm chí đối với những doanh nghiệp biết tận dụng thì mức tận dụng này cũng đang dừng ở mức sơ khai, cách thức đo lường sự ảnh hưởng và phương pháp truyền thông xã hội trong các cộng đồng ảo được doanh nghiệp sử dụng còn thiếu và yếu. Đây là thực tế cấp bách đang được các doanh nghiệp Việt Nam đặt vấn đề quan tâm hàng đầu, đồng thời cũng là vấn đề hóc búa có ý nghĩa về mặt khoa học và tính thời sự khi chưa có một nghiên cứu tiền lệ nào hướng trực tiếp vào hoạt động kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp. Với những nhận định như trên, tác giả đã chọn hướng nghiên cứu "Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp Việt Nam" làm đề tài NCKH cấp Bộ của mình. 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc 1
  3. Đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp Việt Nam”; mã số: B2017 – TMA09. Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Trần Hưng; Tổ chức chủ trì đề tài: Trường Đại học Thương Mại Ở ngoài nước có khá nhiều tài liệu đề cập đến truyền thông sử dụng mạng xã hội và kinh doanh trực tuyến. Mặc dù hầu hết đều chưa đề cập trực diện đến nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp nhưng đều có những giá trị tham khảo nhất định với đề tài nghiên cứu. Một số tài liệu tiêu biểu bao gồm: 2.1.1. Các tài liệu liên quan đến truyền thông mạng xã hội [1]. Jeffrey W. Treem and Paul M. Leonardi (2012), Social Media Use in Organizations: Exploring the Affordances of Visibility, Editability, Persistence, and Association, Communication Yearbook, Vol. 36, pp. 143-189. Nội dung bài viết của hai tác giả tập trung giới thiệu các công nghệ truyền thông xã hội chẳng hạn như blog, wiki, các trang web mạng xã hội (SNS) và các blog nhỏ (microblogging) có thể giúp giao tiếp giữa khách hàng và doanh nghiệp hiệu quả hơn e-mail, teleconferencing và mạng nội bộ giúp hỗ trợ quyết định và trao đổi nhanh chóng, tức thời. Nhóm tác giả khẳng định những công nghệ mới này sẽ giúp cải thiện quy trình quản lý trong tổ chức. Theo một cuộc khảo sát của toàn cầu của McKinsey có tới 65% các công ty sử dụng Web 2.0. Các học giả đã cho rằng xã hội thông qua phương tiện truyền thông trong tổ chức sẽ còn tiến xa vì những tác động của phương tiện truyền thông xã hội trong tổ chức sẽ ngày càng được hiểu rõ. Đầu tiên, nhóm tác giả nghiên cứu việc sử dụng sử dụng phương tiện truyền thông xã hội tạo thành một tập hợp các công nghệ truyền thông khác biệt và tác động của chúng đối với quá trình tổ chức từ truyền thống đến sử dụng công nghệ mạng xã hội. Sau đó, họ giải thích những cách kết hợp truyền thông xã hội với quá trình giao tiếp liên tục xảy ra trong tổ chức. Cuối cùng, rút ra ý nghĩa đối với cách thức sử dụng của phương tiện truyền thông xã hội trong tổ chức có thể ảnh hưởng đến một quá trình tổ chức cụ thể. Tài liệu có giá trị tham khảo cho đề tài nghiên cứu trong việc thiết kế bảng câu hỏi và đề xuất các giải pháp liên quan đến việc sử dụng hiệu quả truyền thông xã hội trong quá trình kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. [2]. Hila Becker, Mor Naaman, Luis Gravano (2010), Learning similarity metrics for event identification in social media, Proceedings of the third ACM international conference on Web search and data mining, pp. 291-300 Bài viết cho rằng các trang web truyền thông xã hội (ví dụ, Flickr, YouTube, và Facebook) là một cửa hàng phân phối phổ biến cho người dùng muốn chia sẻ kinh nghiệm và lợi ích của họ trên Web. Những trang web cho phép người dùng đăng hình ảnh, video và các nội dung văn bản cho một loạt các sự kiện thực tế và liên kết các tài liệu truyền thông xã hội với người sử dụng. Trọng tâm của bài viết này là chúng ta có thể kích hoạt tính năng duyệt sự kiện và tìm kiếm trong công cụ tìm kiếm. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta khai thác nội dung phương tiện truyền thông xã hội, bao gồm cả các chú thích như: tiêu đề, các thẻ... và các thông tin tạo ra. Sử dụng văn bản và các tính năng không phải là văn bản, chúng ta có thể xác định số tài liệu tương tự thích hợp cho phép phân nhóm trực tuyến phương tiện truyền thông qua các sự kiện. Đóng góp quan trọng của bài báo này là khám phá một loạt các kỹ thuật học tập đa năng của người dùng trên mạng xã hội. Tài liệu có giá trị tham khảo cho đề tài nghiên cứu về thiết lập các tiêu chí đo lường ảnh hưởng của truyền thông xã hội liên quan chặt chẽ tới tâm lý, hành vi, kỹ thuật học tập của khách hàng tiêu dùng trên mạng xã hội. [3]. Alan B. Albarran (2013), The Social Media Industries, Routledge, NY Truyền thông xã hội đang phát triển như một ngành công nghiệp, là một phần mở rộng của các ngành công nghiệp phương tiện truyền thông truyền thống, nhưng nó khác biệt về mối quan hệ giữa những người sử dụng. Truyền thông xã hội có hai cách mô tả và phân tích, tài liệu này là tập hợp các bài viết trình bày tổng quan về các ngành công nghiệp truyền thông xã hội, xem xét lịch sử, phát triển, và định hướng lý thuyết sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội. Cụ thể như sau: + Lịch sử của ngành công nghiệp truyền thông xã hội - David H. Goff 2
  4. Đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp Việt Nam”; mã số: B2017 – TMA09. Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Trần Hưng; Tổ chức chủ trì đề tài: Trường Đại học Thương Mại + Những nghịch lý của truyền thông xã hội: đánh giá các vấn đề lý thuyết - Francisco J. Pérez-Latre. + Mô hình kinh doanh của Hoa Kỳ trang web mạng xã hội - Jiyoung Cha. + Social Media Marketing - Paige Miller. + Truyền thông xã hội - Daniel Schackman. + Truyền thông xã hội và giá trị của sự thật - Berrin Beasley. + Bảo mật và truyền thông xã hội - Laurie Thomas Lee. + Truyền thông xã hội và Young Latino - Alan B.Albarran. + Công nghiệp truyền thông xã hội : Tóm tắt và tương lai - Alan B.Albarran. Trong tài liệu, tác giả cũng cung cấp số liệu về mô hình doanh thu của các trang mạng xã hội, quá trình bán hàng, phân bổ ngân sách trong B2B, dự kiến tăng phân bổ ngân sách Marketing trong năm 2012 theo phần trăm các kênh, thống kê người dùng Facebook tại Mỹ theo nhóm tuổi. Theo các tác giả, bản chất của phương tiện truyền thông xã hội là kích thích và đầy thử thách. Nền tảng như blog, Facebook, YouTube, Wiki, LinkedIn và Twitter ngày càng bổ sung nhiều khía cạnh của cuộc sống. Về cơ bản, các trang web truyền thông xã hội đã được phát triển như là cách kết nối mọi người hoặc là một cách để những người cùng chí hướng tìm thấy cộng đồng. Tài liệu có giá trị tham khảo quý báu khi cung cấp cả lý luận và thực tiễn về chức năng phương tiện truyền thông xã hội tại Hoa Kỳ và trong bối cảnh quốc tế. Qua ví dụ thực tế của Twitter để sáng tạo các chiến dịch viral marketing, cuốn sách này cung cấp cái nhìn sâu và chức năng của ngành công nghiệp truyền thông xã hội. Trong khi các chương đều có phần độc lập và có thể được đọc không theo thứ tự, tác giả vẫn khuyến khích người đọc nghiên cứu bốn chương đầu tiên để có kiến thức nền tảng. Trong chương đầu tiên, tác giả giới thiệu phương tiện truyền thông xã hội như một tập hợp của các ngành công nghiệp sử dụng mô hình tổ chức công nghiệp, một công cụ được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về truyền thông Kinh tế học. Các mô hình IO được áp dụng cho các ngành công nghiệp truyền thông xã hội. Chương 2 đánh giá lịch sử của ngành công nghiệp truyền thông xã hội. Trong chương 3, các học giả thảo luận về các vấn đề lý thuyết liên quan đến phương tiện truyền thông xã hội và những mô hình kinh doanh có liên quan đến phương tiện truyền thông xã hội. Chương này giúp làm rõ thế nào là phương tiện truyền thông xã hội và cách lập kế hoạch để có nhiều dòng thu nhập. Paige Miller là Chủ tịch của Multiplanet Marketing và Miller là tác giả của Chương 5 về tiếp thị truyền thông xã hội. Chương 6 xem xét nội dung phương tiện truyền thông xã hội. Chương 7 kiểm tra vai trò của các phương tiện truyền thông xã hội và đạo đức, chương này cho độc giả rất nhiều suy nghĩ về vai trò liên quan đến phương tiện truyền thông xã hội trong xã hội. Phương tiện truyền thông xã hội có ảnh hưởng đến phương tiện truyền thông bằng nhiều cách. Trong Chương 8, Tracy Standley Collins xét cách truyền thống phương tiện truyền thông được sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, trình bày một bức tranh đầu thú vị về chủ đề này. Chương 9 liên quan tới sự riêng tư và phương tiện truyền thông xã hội. Laurie Thomas Lee thuộc Đại học Nebraska đã nghiên cứu các vấn đề pháp lý và bảo mật liên quan các phương tiện truyền thông trong nhiều năm. Chương 10-12 tập trung vào các khía cạnh nhu cầu bằng cách kiểm tra sự khác biệt của nhân khẩu học, ở chương 10 Aimee Valentine giới thiệu làm thế nào để những người trên 35 tuổi sử dụng Facebook. Chương 13 là một sự tổng hợp và trả lời các câu hỏi của độc giả. [4]. Katherine L. Derby (2013), Social media: multiple channels to capture multiple Audiences, Proceedings of the 41st annual ACM SIGUCCS conference on User services, pp 159- 162. Trong bài báo này, tác giả thảo luận một số ứng dụng của truyền thông xã hội và sử dụng chúng để tạo ra một chiến dịch truyền thông đầy đủ để nhắm mục tiêu nhân khẩu học chính xác. Các ứng dụng như Facebook, Twitter, Instagram và các mạng xã hội khác phục vụ truy cập chưa từng có của người dùng thuộc mọi lĩnh vực khác nhau như giảng viên, quản trị viên, học sinh, nhân viên. Truyền thông xã hội đã phá vỡ các giới hạn của truyền thông theo cách thức truyền thống, cho phép hoạt động truyền thông xảy ra một cách tự nhiên và hiệu quả. Hơn nữa, thông tin được truyền tải, tiêu thụ, chia sẻ theo thời gian thực và không phụ thuộc vào các giới hạn thời 3
  5. Đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp Việt Nam”; mã số: B2017 – TMA09. Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Trần Hưng; Tổ chức chủ trì đề tài: Trường Đại học Thương Mại gian. Với truyền thông trên mạng xã hội, các hoạt động thông tin, quan hệ công chúng và các chiến dịch tiếp thị có một sức mạnh mới so với các kênh truyền thông đã sử dụng. Điều duy nhất còn lại để làm là phải biết làm thế nào để lựa chọn, áp dụng và đo lường hiệu quả của chúng. Nhìn chung, bài báo có giá trị tham khảo khi đưa ra nhiều lý do thuyết phục trong việc lựa chọn và sử dụng hiệu quả truyền thông xã hội vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này góp phần hoàn thiện hoạt động phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp quan trọng của đề tài. [5]. Onook Oh (2013), Three essays on the role of social media in social crises: a collective sensemaking view, Faculty of the Graduate School of the State University of New York at Buffalo, NY. Tài liệu này khẳng định truyền thông xã hội là phương tiện phân phối dành người dùng trực tuyến với cơ hội chưa từng có. Tác giả nghiên cứu các hành vi trực tuyến được lặp đi lặp lại trong suốt cuộc khủng hoảng xã hội gần đây (ví dụ: Khủng bố tấn công vào Mumbai năm 2008;Vụ thu hồi Toyota trong năm 2010;Cuộc cách mạng Ai Cập trong năm 2011 và sự cố Seattle Café Shooting trong năm 2012…). Tài liệu này bao gồm ba tiểu luận sau đây: +Information control and terrorism: tracking the mumbai terrorist attack trough twitter. Bài luận này nhìn vào mặt trái của phương tiện truyền thông xã hội trong bối cảnh của các tấn công khủng bố Mumbai năm 2008. Nó sử dụng lý thuyết nhận thức để xác định các tiền thân của cơ hội ra quyết định khủng bố 'trong bất ổn và môi trường cực đoan của cuộc tấn công khủng bố. Cụ thể, tác giả lập luận thông tin theo tình huống, cách phát sóng thông qua phương tiện truyền thông trực tiếp và Twitter, quá trình ra quyết định và kết quả và hoàn thành mục tiêu khủng bố của họ. Để chứng minh lập luận này, bằng cách sử dụng các khuôn khổ rút ra từ tình hình lý thuyết nhận thức, nghiên cứu này phân tích các nội dung của Twitter đăng tải về cuộc tấn công khủng bố Mumbai, và cho thấy nhiều lỗ hổng của báo cáo thông qua Twitter. Trong kết luận, dựa trên kết quả phân tích nội dung, tác giả trình bày một khung khái niệm để kiểm soát hoạt động truyền thông trên mạng xã hội. +Community intelligence and social media services: a rumor theoretic analysis of tweets during social crises. Bài luận thứ hai khám phá những vấn đề chất lượng thông tin của Twitter dưới ba cuộc khủng hoảng xã hội: Cuộc tấn công vào Mumbai năm 2008;Sự cố thu hồi Toyota trong năm 2010 và sự cố Seattle Café Shooting trong năm 2012. Sử dụng lý thuyết tin đồn, tác giả khái niệm hành vi của tập thể người sử dụng mạng xã hội trực tuyến trong việc xử lý thông tin tập thể để tạo cảm giác, đối phó và thích ứng với các khủng hoảng xã hội. Để trả lời những câu hỏi này, tác giả thu thập và phân tích dữ liệu. Kết quả của phân tích dữ liệu cho thấy thông tin không có nguồn cung cấp rõ ràng cũng khá quan trọng. Bài viết kết thúc với một vài gợi ý để kiểm soát tin đồn lan truyền qua phương tiện truyền thông xã hội. +From print and reprint to tweet and retweet: an exploration of social media, information diffusion and radical social changes. Bài luận thứ ba khai thác vai trò của Twitter trong cuộc cách mạng Ai Cập năm 2011. Để thiết lập các khung nghiên cứu, tiểu luận này đánh giá và phân tích vai trò của công nghệ trong những năm đầu thế kỷ 16. Thông qua bài viết này, tác giả cho rằng ý tưởng cách mạng (như Martin Luther) không thể là cách mạng, trừ khi nó được phân phối, chia sẻ và được hỗ trợ bởi nhiều người khác.Các công nghệ truyền thông hiệu quả là rất cần thiết để phân phối và chia sẻ những ý tưởng mang tính cách mạng với một số lượng lớn các hỗ trợ khác. Sau cách tiếp cận sử dụng các quan điểm truyền thông xã hội, tác giả phân tích các mẫu tin truyền để xác định làm thế nào để mẫu tin đó xuất hiện và có ảnh hưởng tới vô số các cá nhân trực tuyến. Tóm lại, tài liệu cung cấp cơ sở lý luận phong phú về hành vi tập thể của những người sử dụng mạng xã hội, đồng thời đưa ra một vài gợi ý để kiểm soát tin đồn lan truyền và xử lý khủng hoảng truyền thông xã hội. Tài liệu có giá trị tham khảo tích cực cho đề tài nghiên cứu. [6]. Andrea Würz ( 2014), Social media strategy development A guide to using social media for public health communication, European Centre for Disease Prevention and Control - ECDC. 4
  6. Đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp Việt Nam”; mã số: B2017 – TMA09. Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Trần Hưng; Tổ chức chủ trì đề tài: Trường Đại học Thương Mại Tài liệu này cung cấp cho các tổ chức y tế công cộng và các học viên một cách tiếp cận thực tế để tăng cường tích hợp các phương tiện truyền thông xã hội vào các hoạt động truyền thông tổng thể của họ. Đặc biệt, nó xác định cách thức hiệu quả để sử dụng phương tiện truyền thông xã hội nhằm nâng cao kiến thức từ đối phó với cuộc khủng hoảng, rủi ro trong truyền thông đến phòng chống và kiểm soát hoạt động truyền thông trên các phương tiện xã hội. Phương tiện truyền thông xã hội là nền tảng truyền thông hai chiều, hiệu quả cho nghe, hiểu, giáo dục, nâng cao vị thế của mọi người về vấn đề sức khỏe, và cũng được sử dụng để thu thập dữ liệu trong trường hợp khẩn cấp hoặc giúp huy động cộng đồng, tạo điều kiện mong muốn thay đổi hành vi. Hướng dẫn này cung cấp một cách tiếp cận linh hoạt có thể được sử dụng để tăng cường chiến lược hiện tại hoặc phục vụ như là một nguồn tài nguyên cơ bản cho tổ chức mới bắt đầu để giới thiệu phương tiện truyền thông xã hội vào các hoạt động thông tin liên lạc của họ. Hướng dẫn này có năm phần: + Phần 1. Giới thiệu các chiến lược truyền thông xã hội. Giới thiệu các nguyên tắc và khái niệm phương tiện truyền thông xã hội và đưa ra tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là rủi ro, khủng hoảng và truyền thông trong một doanh nghiệp. + Phần 2. Phác thảo một chiến lược truyền thông xã hội. Tập trung vào các thành phần chính của một phương tiện truyền thông xã hội tích hợp chiến lược và làm thế nào để đánh giá chức năng phương tiện truyền thông xã hội hiện nay. + Phần 3. Áp dụng các phương tiện truyền thông xã hội để kiểm soát rủi ro, khủng hoảng và truyền thông doanh nghiệp. Cung cấp một khuôn khổ để phát triển một chiến lược truyền thông xã hội tích hợp nhằm giải quyết các nguy cơ khủng hoảng truyền thông đối với các bệnh truyền nhiễm, cũng như can thiệp y tế. + Phần 4. Lời khuyên khi sử dụng nhiều phương tiện truyền thông xã hội khác nhau. Thực hành tư vấn về cách sử dụng phương tiện phổ biến nhất trên nền tảng phương tiện truyền thông, bao gồm Twitter, Facebook, YouTube và LinkedIn; xác định các nguồn lực để hỗ trợ sử dụng hiệu quả. + Phần 5. Tài nguyên hữu ích khác. Chú thích liên kết đến các trang web và các nguồn lực vào các chiến lược truyền thông xã hội. Tài liệu có giá trị tham khảo tốt trong việc xây dựng hệ thống cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu cũng như đề xuất giải pháp hữu ích nhằm sử dụng hiệu quả truyền thông xã hội đối với hoạt động kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp. [7]. Holly Paquette (2013), Social Media as a Marketing Tool: A Literature Review, University of Rhode Island, Iceland. Theo tác giả, trong thế giới công nghệ hiện nay, các trang mạng xã hội đã trở thành một đại lộ giúp các nhà bán lẻ có thể mở rộng các chiến dịch tiếp thị của họ cho một phạm vi rộng lớn hơn của người tiêu dùng. Các công cụ và phương pháp để giao tiếp với khách hàng đã thay đổi rất nhiều từ khi xuất hiện các phương tiện truyền thông xã hội. Do đó, các doanh nghiệp phải tìm hiểu làm thế nào để sử dụng phương tiện truyền thông xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. Tài liệu này trình bày việc phát triển và sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội của nhà bán lẻ như một phần mở rộng trong chiến lược tiếp thị. Hiện tượng này chỉ phát triển trong thập kỷ qua, do đó tài liệu đã tập trung phần lớn vào việc xác địnhphương tiện truyền thông xã hội là gì thông qua giải thích thuật ngữ và đưa ra các khái niệm nền tảng. Sau đó khám phá tác động hành vi của người tiêu dùng với sự hội nhập của doanh nghiệp trên mạng xã hội. Bài viết này thảo luận bốn chủ đề chính: Cộng đồng, thương hiệu và người tiêu dùng, thái độ và tạo nội dung, quảng cáo. Tài liệu có giá trị tham khảo tốt trong việc xây dựng hệ thống cơ sở lý luận cho đề tài. [8]. Lina Zhou, Ping Zhang and Hans-Dieter Zimmermann (2013), Social commerce research: An integrated view, Electronic Commerce Research and Application, US. Tài liệu này bắt đầu bằng cách cung cấp một cái nhìn tổng quan ngắn gọn về hoạt động thương mại trên mạng xã hội. Sau đó, đề xuất một khuôn khổ nghiên cứu với một cái nhìn tích hợp bao gồm bốn thành phần chính: kinh doanh, công nghệ, con người, và thông tin. Các cơ hội liên quan đến mạng xã hội đã tạo ra lợi ích đáng kể cho cả nhà nghiên cứu. Thương mại trên 5
  7. Đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp Việt Nam”; mã số: B2017 – TMA09. Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Trần Hưng; Tổ chức chủ trì đề tài: Trường Đại học Thương Mại mạng xã hội là một chủ đề liên ngành liên quan đến mô hình kinh doanh và chiến lược, người tiêu dùng và hành vi, công nghệ mạng xã hội, kỹ thuật phân tích, thiết kế hệ thống, hoạt động kinh doanh, phương pháp nghiên cứu và đánh giá tiềm năng các giá trị kinh doanh. Tài liệu có giá trị tham khảo tốt cho đề tài khi cung cấp toàn cảnh hoạt động kinh doanh thương mại diễn ra trên mạng xã hội của doanh nghiệp được tiến hành như thế nào, làm nền tảng cho hoạt động thiết kế bảng câu hỏi trắc nghiệm về các nội dung có liên quan. [9]. Jitendra Ajmera, Meena Nagarajan, Hyung-iL Ahn, Ashish Verma, Danish Contractor, Matthew Denesuk, Stephen Dill (2013), A CRM system for social media: challenges and experiences,Proceedings of the 22nd international conference on World Wide Web, pp 49- 58. Bài viết được mở đầu với sự khẳng định xây dựng mối quan hệ khách hàng trên mạng xã hội đang thu hút sự chú ý đáng kể từ các doanh nghiệp. Đây cũng là một kênh bền vững cho việc theo dõi, quản lý và cải thiện các mối quan hệ với người mua. Các doanh nghiệp có thể tận dụng kênh này để gia tăng hình ảnh thương hiệu, cơ hội thị trường tiềm năng và lòng trung thành của khách hàng. Trong công trình này, các tác giả trình bày kinh nghiệm của trong việc xây dựng một hệ thống mở trên nền tảng xã hội để xác định và ưu tiên cho các bài viết và các thông điệp có liên quan đến doanh nghiệp. Các hệ thống được trình bày trong tác phẩm này nhằm giúp đỡ các đại lý hoặc đại diện trong một doanh nghiệp giám sát, theo dõi và phản ứng với thông tin liên lạc của khách hàng cũng như khuyến khích sự tham gia của cộng đồng. Tài liệu có giá trị tham khảo tốt trong việc đề xuất giải pháp sử dụng hiệu quả truyền thông xã hội đối với hoạt động kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp. [10]. M. Nick Hajli(2013), A study of the impact of social media on consumers, University of London, UK. Tài liệu đưa ra mô ̣t số nô ̣i dung liên quan đế n truyề n thông xã hô ̣i đã và đang mang đế n cơ hô ̣i mới đố i với khách hàng khi tham gia vào các hoa ̣t đô ̣ng tương tác xã hô ̣i thông qua ma ̣ng Internet. Các khách hàng sử dụng truyền thông x ã hội như các cộng đồng trực tuyến , truyề n thông các nô ̣i dung , thông điê ̣p và kế t nố i với những người sử du ̣ng khác . Nghiên cứu về truyề n thông xã hô ̣i cũng mang đế n các lơ ̣i ích trong hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh . Tài liệu đề cập đ ến lý luận cơ bản về truyề n thông xã hô ̣i như khái niê ̣m , tác động của truyền thông xã hội và tác giả của bài viế t cũng đã thực hiê ̣n mô ̣t hê ̣ phương pháp nghiên cứu trên các cá nhân thông qua các hoa ̣t đô ̣ng trên cô ̣ng đồ ng tr ực tuyến, diễn đàn , tỷ lệ đánh giá và các bình luận v .v nhằ m đánh giá mô hình đươ ̣c tác giả đề xuấ t ; mô ̣t số kế t luâ ̣n và thảo luâ ̣n các kế t quả , các ứng dụng , hạn chế và hướng nghiên cứu tiế p theo trong tương lai. Tài liệu này có tác d ụng tham khảo tốt cho đề tài trong viê ̣c hê ̣ thố ng hóa la ̣i mô ̣t số lý thuyế t về truyề n thông xã hô ̣i , tham khảo mô hình truyề n thông xã hô ̣i ảnh hưởng ở khía ca ̣nh của khách hàng và vai trò của truyền thông xã hội trong kinh doanh. [11]. Xiaochao Wang, Gulara Abdullayeva(2011), The relationship between use of social media and customer relationship – From E-commerce Model perspective, Department of Information – Lund University, Sweden. Sự tác đô ̣ng ma ̣nh mẽ của truyề n thông xã hô ̣i đã và đang thu hút nhiề u nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp TMĐT . Hầ u hế t các nhà nghiên cứu và doanh nghiê ̣p đề u nhâ ̣n thấ y vai trò quan tro ̣ng của truyề n thông xã hô ̣i đố i với TMĐT và ho ̣ đã sử du ̣ng tron g các hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh của minh. Tuy nhiên, truyề n thông xã hô ̣i đã thực sự đã có đóng góp to lớn và thể hiê ̣n vai ̀ trò thực sự của nó hay chưa ? Tương tự như kinh doanh truyề n thố ng , quản trị mối quan hệ khách hàng là hoạ t đô ̣ng rấ t quan tro ̣ng trong thương ma ̣i điê ̣n tử . Trong tài liê ̣u này đề câ ̣p đế n mố i quan hê ̣ khách hàng đươ ̣c nhấ n ma ̣nh như mô ̣t khía ca ̣nh quan tro ̣ng của thương ma ̣i điê ̣n tử và tâ ̣p trung vào nhâ ̣n diê ̣n mố i liên kế t giữa viê ̣c s ử dụng truyền thông xã hội và quan hệ khách hàng. Trong đó, truyề n thông xã hô ̣i có sự gắ n kế t với quan hê ̣ khách hàng trong thương ma ̣i điê ̣n tử, bao gồ m các tác đô ̣ng mang tinh tich cực và ha ̣n chế trong thương ma ̣i điê ̣n tử ́ ́ . Do đó , các doanh nghiê ̣p trong thương ma ̣i điê ̣n tử cầ n vâ ̣n du ̣ng linh hoa ̣t và cho ̣n lo ̣c truyề n thông xã hô ̣i trong các chiế n lươ ̣c quản tri ̣quan hê ̣ khách hàng của mình. 6
  8. Đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp Việt Nam”; mã số: B2017 – TMA09. Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Trần Hưng; Tổ chức chủ trì đề tài: Trường Đại học Thương Mại Tài liệu này hỗ trợ tác giả trong việc tổng quát hóa mộ t số lý luâ ̣n về truyề n thông xã hô ̣i , ảnh hưởng của truyền thông xã hội (dướ i khía ca ̣nh chiế n lươ ̣c thông tin , sự cảm nhâ ̣n và dich ̣ vụ, sự tin câ ̣y và trung thành , mố i quan hê ̣ khách hàng ). Đồng thời, tài liệu này thực hiệ n nghiên cứu mố i liên kế t của truyề n thông xã hô ̣i và quan hê ̣ khách hàng dựa trên hê ̣ phương pháp thu thâ ̣p và xử lý số liê ̣u .Từ đó , rút ra một số kết quả nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo về sự ảnh hưởng này. [12]. Ethel Lee(2013), Impacts of sociak media on consumer behavior – Decision making process, Turku University of Applied Sciences, Finland Sự ra đời và phát triể n của truyề n thông xã hô ̣i đã và đang ta ̣o ra mô ̣t viễn cảnh mới trong viê ̣c ta ̣o lâ ̣p mô ̣t ma ̣ng lưới các kế t nố i cá nhân . Các doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội rất lớn và hòa nhập cùng với xu hướng này , trong khi đó khách hàng đang giữ vai trò trung tâm trong hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh thông qua truyề n thông xã hô ̣i . Rấ t nhiề u nghiên cứu đã chỉ ra truyề n thông xã hô ̣i đang hỗ trơ ̣ cho các doanh nghiê ̣p cải thiê ̣n và nâng cao vi ̣trí trong sự chuyể n đổ i . Mục tiêu của nghiên cứu này giải thích tại sao , khi nào và cách thức nào mà truyề n thô ng xã hô ̣i đang ảnh hưởng đế n quá trình ra quyế t đinh của khách hàng . Trên cơ sở lý thuyế t về truyề n thông xã hô ̣i , ̣ quá trình thực hiện ra quyết định của khách hàng cũng như một vài nghiên cứu về marketing truyề n thông xã h ội. Đồng thời, nghiên cứu mang đế n phân tích về các cá nhân tham gia , thực hiê ̣n quá trinh và lựa cho ̣n thông tin trên truyề n thông xã hô ̣i trước khi thực hiê ̣n giao dich ̀ ̣ . Nghiên cứu cũng chỉ ra người tiêu dùng đang theo đuổ i vai t rò chủ động trong việc tìm kiếm thông tin trên các công cu ̣ truyề n thông xã hô ̣i hơn so với truyề n thông đa ̣i trà , các thông tin được chọn lọc và khách quan dựa trên sự tìm kiếm đó . Bên ca ̣nh đó , mô ̣t phầ n quan tro ̣ng của nghiên cứu cũng chỉ ra sự quan tâm của các doanh nghiệp trong việc chuyển dịch và nỗ lực tham gia vào xu hướng marketing mới này. Trên cơ sở nghiên cứu đó , tài liệu này có giá tr ị tham khảo tốt cho đề tài trong việc hê ̣ thố ng mô ̣t số lý l uâ ̣n liên quan đế n truyề n thông xã hô ̣i như : khái niệm, quá trình ra quyết định , thái độ-quan điể m , thuyế t quá trình quyế t đinh dựa trên thông tin , sự khác biê ̣t của truyề n thông ̣ xã hội... Đồng thời, tài liệu hỗ trợ tốt về hê ̣ phương pháp nghiên cứu thu thâ ̣p và phân tich dữ ́ liê ̣u, các kết luận và kết quả đạt được từ nghiên cứu cho đề tài. [13]. Liwei Chen(2014), The influence of social media on consumer behavior: An empririal study on factors influencing consumer purchase intention in China under the social media context, Aarhus University, Denmark. Sự phát triể n ma ̣nh mẽ của số lươ ̣ng người sử du ̣ng Internet và hoạt động mua sắm trực tuyế n (cụ thể trong hai loại hình thương mại điện tử B 2C và B2B) ngày càng gia tăng tại Trung Quố c. Trong xu thế này, khách hàng trở thành một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế , các doanh nghiê ̣p hiê ̣n nay đã tâ ̣p trung mở rô ̣ng thi ̣trường trực tuyế n nâng cao khả năng cạnh tranh cần thiết . Điề u này đòi hỏi các doanh nghiê ̣p phát triể n các chiế n lươ ̣c marketing tố t hơn để xúc tiế n , quảng bá sản phẩm/dịch vụ mạnh mẽ hơn. Sự phát triể n của truyề n thông xã hô ̣i đã và đang thu hút các doanh nghiê ̣p để quảng bá , marketing trực tuyế n . Và đây cũng trở thành nguồ n lực tố t nhấ t , hiê ̣u quả nhất thu hút nhiề u khách hàng và khai thác t hêm nguồ n lực mới bởi các lợi ích của truyền thông xã hội . Tài liệu này với mục đích tìm hiểu và phân tích sâu sắc về hành vi mua sắm của khách hàng trong bối cảnh truyền thông xã hội tại Trung Quốc . Ở khía cạnh lý lu ận, đề cập đến hệ thống lý thuyết về hành vi khách hàng trực tuyến và có sự hỗ trợ từ các lý luận được rút ra từ nghiên cứu hành vi khách hàng truyền thống . Bên ca ̣nh đó , lý thuyết cũng tập trung mô tả và phân tích s ự ảnh hưởng của truyền thông xã hội đối với hành vi mua của khách hàng trong thực tiễn ứng dụng ngoài các lý thuyết và các mô hình cần thiết cho nghiên cứu học thuật. Ở khía cạnh thực tiễn , nghiên cứu cũng mang đế n mô ̣t số hiể u biế t chuyên sâu đố i với các nhà quản trị và người thực hiện từ góc độ của khách hàng. Tài liệu này hỗ trợ tốt cho thực hiện đề tài khi bao gồm lý luâ ̣n cơ bản về truyề n thông xã hô ̣i như khái niê ̣m, phân loa ̣i truyề n thông xã hô ̣i, đă ̣c điể m của truyề n thông xã hô ̣i, dự đinh muạ sắ m (khái niệm , các cơ sở thực hiện dự định mua sắm )... Đồng thời , tài liệu này cung cấp hệ 7
  9. Đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp Việt Nam”; mã số: B2017 – TMA09. Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Trần Hưng; Tổ chức chủ trì đề tài: Trường Đại học Thương Mại phương pháp nghiên cứu để thu thâ ̣p và xử lý dữ liê ̣u , trên cơ sở đó kiể m đinh la ̣i giả thuyế t về ̣ mô hình mà tác giả đưa ra trong đề tài. [14]. Tarah soltis(2013), Social media impact on virtual shopping, Easten Michigan University, US Sự phát triể n của CNTT và TMĐT đã ta ̣o ra sự thay đổ i ma ̣nh mẽ và nha nh chóng môi trường bán lẻ . Truyề n thông xã hô ̣i và mua sắ m trực tuyế n đang trở nên phổ biế n và sử du ̣ng rô ̣ng rai . Điều này ảnh hưởng rấ t lớn đế n viê ̣c mua sắ m của khách hàng trong thế giới ảo và thời ̃ gian thực . Tài liệu này nghiên cứu về truyề n thông xã hô ̣i và mua sắ m trực tuyế n dư ới góc độ tiếp cận theo cách thức mà chúng tác đô ̣ng lẫn nhau trong thi ̣trường bán lẻ trên quy mô rô ̣ng lớn hơn. Nghiên cứu này cũng nhin nhâ ̣n sự kế t nố i giữa truyề n th ông xã hô ̣i và mua sắ m trực tuyế n ̀ có thể mang đến s ự chuẩn bị cần thiết cho các doanh nghiê ̣p khi đưa khách hàng đế n mô ̣t linh ̃ vực mới nơi có sự giao thoa giữa thương ma ̣i điê ̣n tử với truyề n thông xã hô ̣i. Bài viết này cung cấp t ổng quan về các lý thuyết liên quan đến truyền thông xã hội như lịch sử của mua sắm trực tuyến, truyề n thông xã hô ̣i, mua sắ m trên các trang truyề n thông xã hô ̣i , các ứng dụng mua sắm và truyền thông xã hội v .v. Vì vậy tài liệu có giá trị tham khảo tốt cho đề tài trong việc xây dựng hệ thống cơ sở lý luận và cung cấp cách nhìn đa chiều về tác động của truyền thông xã hội đến hoạt động kinh doanh nói chung của doanh nghiệp. [15]. Linda, Sau-ling Lai(2010), Social commerce – Ecommerce in Social media context, International Journal of Social, Behavioral, Educational, Economic, Business and Industrial Engineering, China. Bài viết đề cập đến một xu hướng mới của thương mại xã hội (social commerce ) khi thương ma ̣i điê ̣n tử thúc đẩy công nghệ web 2.0 và truyền thông xã hội trực tuyến . Sự phổ biế n của các công nghệ mới trong world wide web kết nối người sử dụng ở khắp mọi nơi vì thế làm thay đổ i nhanh chóng các thông tin xã hô ̣i và các giao di ̣ ch kinh doanh . Trong đó , nghiên cứu đươ ̣c thực hiê ̣n chuyên sâu trên trang web Facebook – đã có sự phát triể n và đa ̣t đươ ̣c thành công. Và một thảo luận về các phát hiện của nghiên cứu cho thấy các mạng xã hội đang phát triể n mô ̣t cách bề n vững khi các cơ chế khuyế n khich ho ̣ hơ ̣p tác với các bên tham gia mà không ́ quan tâm đế n sự nhâ ̣n diê ̣n và điạ điể m của ho ̣ . Tài liệu này cũng mang đến sự hiểu biết sâu sắc hơn về sự phát triể n nhanh chóng của we b 2.0 dựa trên truyề n thông xã hô ̣i và sự ảnh hưởng mạnh mẽ của mạng xã hội. Tài liệu có giá trị tham khảo tốt trong việc đưa ra một số khía cạnh đánh giá thực trạng tác động của truyền thông xã hội đối với hoạt động kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp. [16]. Maria Louise Johanna Wesselman(2014), Social media to enhance e-service quality, Copenhagen, Denmark. Tài liệu tập trung tìm hiểu cách thức mà truyền thông xã hội có sự ảnh hưởng đến chất lươ ̣ng của các dich vu ̣ điê ̣ n tử đươ ̣c cung ứng bởi các hang du lich trực tuyế n . Các nghiên cứu ̣ ̃ ̣ trước đó cũng đề câ ̣p đế n các khía ca ̣nh khác nhau của chấ t lươ ̣ng d ịch vụ điê ̣n tử nhưng đề câ ̣p chỉ một bộ phận nhỏ của nghiên cứu và thừa nhận sự ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến chất lươ ̣ng dich vu ̣ điê ̣n tử . Trước kia, công nghê ̣ website chưa cho phép thực hiê ̣n tương tác cá nhân ̣ giữa các khách hàng với nhau. Vì thế, rất dễ hiể u khi cho rằ ng ta ̣i sao hoa ̣t đô ̣ng trao đổ i g iữa các khách hàng không bao gồm vấn đề chất lượng dịch vụ . Tuy nhiên, hiê ̣n nay với các lơ ̣i ich của ́ truyề n thông xã hô ̣i đã cho phép các khách hàng kế t nố i với nhau. Trong tài liê ̣u này , mô ̣t số đóng góp c ủa tài liệu liên quan đế n đề tài đươ ̣c đề câ ̣p đế n đó là khái niê ̣m truy ền thông xã hội đươ ̣c đề câ ̣p dưới khía ca ̣nh khác nhau , mạng xã hội và chất lươ ̣ng dich vu ̣ điê ̣n tử , mô ̣t số giả thuyế t đươ ̣c đưa ra để kiể m đinh chấ t lươ ̣ng dich vu ̣ điê ̣n tử ̣ ̣ ̣ dưới da ̣ng mô hình hóa bằng cách sử dụng mạng xã hội. [17]. Proefschrift(2015), Impact of Social Media on consumers and firms, University of Groningen, Netherlands. Ngày nay , nhiề u doanh nghiê ̣p sử du ̣ng truyề n thông xã hô ̣i như là mô ̣t phầ n c ủa marketing mix, đươ ̣c xem là các ứng du ̣ng dựa trên ma ̣ng Internet cho phép các đố i tươ ̣ng như doanh nghiê ̣p, khách hàng tạo lập và trao đổi thông tin , nô ̣i dung. Hơn thế nữa , truyề n thông xã 8
  10. Đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp Việt Nam”; mã số: B2017 – TMA09. Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Trần Hưng; Tổ chức chủ trì đề tài: Trường Đại học Thương Mại hô ̣i mang đă ̣c điể m người sử du ̣ng kế t n ối thông qua các hệ thống mạng . Các doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội không chỉ liên kết với khách hàng , mà còn tạo sự thân thiết , tăng cường quan hê ̣ giữa ho ̣ với khách hàng. Truyề n thông xã hô ̣i đươ ̣c xem là mô ̣t công cu ̣ marketing mới, nghiên cứu về sự tác đô ̣ng của chúng đố i với khách hàng và doanh nghiê ̣p còn khá ha ̣n chế . Với viê ̣c đầ u tư vào truyề n thông xã hô ̣i , các doanh nghiệp mong đợi khách hàng sẽ tham gia và gắn kết với các hoa ̣t đô ̣ng liên quan đế n hình ảnh , thương hiê ̣u của doanh nghiê ̣p thông qua các truyề n thông xã hô ̣i , ví dụ như tải các video , hình ảnh , viế t các blog và tham gia vào các cô ̣ng đồ ng truyề n thông, thảo luận hay bình luận về nội dung trên công cu ̣ truyề n thông xã hô ̣i, v.v. Thông qua tài liê ̣u cung cấ p cho đề tài mô ̣t số vấ n đề có liên quan như các đô ̣ng cơ của khách hàng sử dụng và tham gia vào truyền thông xã hội , các hoạt động của doanh nghiệp trong truyề n thông xã hội (marketing truyề n miê ̣ng , quảng cáo ,các fan -page trên các công cu ̣ truyề n thông xã hô ̣i ), sự ảnh hưởng của marketing truyề n thông xã hô ̣i và truyề n thông truyề n miê ̣ng điê ̣n tử (eWOM – e-Word-of-Mouth) đố i với khách hàng và doanh nghiê ̣p. [18]. Kee-Young Kwahk and Xi Ge, 2012, The effects of Social media on E-commerce: a perspective of Social Impact Theory, Kookmin University, Korea Trong những năm gầ n đây , truyề n thông xã hô ̣i ngày càng trở nên phổ biế n hơn trên thế giới. Trong tài liê ̣u này khẳ ng đinh la ̣i vai trò và sự ảnh hưởng của truyề n thông xã hô ̣i trong ̣ TMĐT, nhìn nhận cách thức mà truyền thông xã hội tác đô ̣ng đế n sự ghé thăm và các ý đinh mua ̣ sắ m giao dich của người sử du ̣ng . Thông qua các nghiên cứu và điề u tra về mô hinh nghiên cứu , ̣ ̀ kế t quả đưa ra sự ảnh hưởng của truyề n thông xã hô ̣i có ý nghia quan tro ̣ng và to lớn đố i với xã ̃ hô ̣i thông tin. Mô ̣t số đóng góp của tài liê ̣u này trong nghiên cứu là cung cấ p nề n tảng cơ sở lý luâ ̣n về truyề n thông xã hô ̣i như khái niê ̣m truyề n thông xã hô ̣i và thương ma ̣i xã hô ̣i (social commerce), hành vi của người sử dụng trong bối cảnh khác nhau , học thuyết về ảnh hưởng xã hội và tác đô ̣ng xã hô ̣i. Trên cơ sở đó , tác giả của đề tài có thể đưa ra các mô hinh nghiên cứu và giả thuyế t ̀ về sự tác đô ̣ng của truyề n thông xã hô ̣i trong thương ma ̣i điê ̣n tử , từ đó phân tích , xử lý dữ liê ̣u và đưa ra các kết luận về truyề n thông xã hô ̣i có sự ảnh hưởng đế n môi trường kinh doanh tr ực tuyến. [19]. Ruba Obiedat , Osama Harfoushi , Bader Alfawwar và Sahem Nawafleh , 2013, Influence of social networking on e-business: A quantitative study, Jodan Tài liệu được mở đầu bằng tuyên bố "Các quyết định mua hàng luôn được ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các khách hàng có sự hiểu hiết ". Hơn thế nữa , người mua hàng trực tuyế n thường có xu hướng cân nhắc và thông qua các ý kiế n , bình luận của người mua hà ng trước đó để ra các quyế t đinh mua s ắm nhằm giảm thiể u các rủi ro khi mua sản phẩ m mới . Các cộng đồng xã hội ̣ trên Internet thúc đẩy doanh nghiệp cho phép các khách hàng chia sẻ kinh nghiệm cá nhân bằng cách viết các ý ki ến, đánh giá và trò chuyê ̣n với các thành viên đáng tin c ậy khác . Các doanh nghiê ̣p kinh doanh tr ực tuyến hiê ̣n nay đang nắ m bắ t các dữ liê ̣u dựa trên mố i tương tác xã hô ̣i của khách hàng trên các website với mục tiêu để thấu hiể u và thúc đẩ y sự ảnh hưởng của xã hô ̣i đố i với quyế t đinh mua sản phẩ m của khách hàng , thông qua đó cải thiê ̣n mố i quan hê ̣ khách ̣ hàng và gia tăng doanh thu. Tài liệu này có giá trị tham khảo tốt cho việc thực hiện đề tài về tổ ng quan ảnh hưởng của truyề n thông xã hô ̣i đố i với các quyế t đinh kinh doanh tr ực tuyến nhằ m mang đế n các hướng dẫn ̣ cho các nhà nghiên cứu và các doanh nghiê ̣p quan tâm đế n các vấ n đề liên quan . [20]. VOCUS (2015), Analyzing the impact of Social media: From Twitter to Facebook, US. Tham gia và giám sát thế giới mới của truyền thông xã hội là những bước tiến lớn đầu tiên, nhưng khi một doanh nghiệp đã nhảy vào, làm thế nào để doanh nghiệp đó có thểđánh giá và đo lường tác động cũng như sự thành công của những nỗ lực mới trên mạng xã hội? Với sự bùng nổ của phương tiện truyền thông xã hội, quan hệ công chúng đã trở thành một công cụ không thể thiếu để tạo ra lợi ích không chỉ giữa các nhà báo nhưng người tiêu dùng, nhà đầu tư và các bên liên quan khác. Quan hệ công chúng thông qua mạng xã hội là tương lai và trung tâm 9
  11. Đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp Việt Nam”; mã số: B2017 – TMA09. Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Trần Hưng; Tổ chức chủ trì đề tài: Trường Đại học Thương Mại trong tổ chức đã được chứng minh bằng một loạt các kết quả hữu hình, tài liệu này đã cung cấp nhiều nội dung để người đọc có thể thực sự hiểu được tác động của các phương tiện truyền thông xã hội. Tài liệu cũng minh họa làm thế nào để đánh giá sự đóng góp truyền thông xã hội của các chiến dịch quan hệ công chúng của một doanh nghiệp và đánh giá hiệu quả của các kênh mới trong việc giúp doanh nghiệp tạo ra một chiến lược đúng đắn nhằm đạt được các mục tiêu quan hệ công chúng cụ thể. Tài liệu có giá trị tham khảo tốt trong việc đề xuất một số giải pháp có tính chiến lược để sử dụng hiệu quả truyền thông xã hội trong kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp. [21]. Smita Dayal (2016),An Analysis of the Social Media Influence on the online buying behavior of Indian Consumers, K.J Somaiya Institute of Management Studies, Mumbai. Tài liệu nghiên cứu nhằm trả lời cho các câu hỏi như: Truyền thông xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến hành vi mua trực tuyến của người tiêu dùng Ấn Độ?Các nhân tố góp phần định hướng người tiêu dùng Ấn Độ mua sản phẩm/dịch vụ trực tuyến là gì? Tài liệu đã đưa ra khái niệm về các yếu tố nền tảng của truyền thông mạng xã hội như: website xã hội đa phương tiện (ví dụ: Facebook, Orkut, Youtube, Flickr, Twitter…), đặc điểm của mạng xã hội, ảnh hưởng ảo của loại hình marketing qua mạng xã hội, quản trị quan hệ khách hàng thông qua mạng xã hội, các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng và các vai trò khác nhau của mạng xã hội trong một chiến dịch marketing. Tài liệu có giá trị tham khảo khi cung cấp cho đề tài nhiều góc độ quan sát khác nhau về tác động, ảnh hưởng của mạng xã hội đối với hành vi mua của khách hàng. Từ đó, giúp đưa ra các tiêu chí đánh giá đa chiều về ảnh hưởng của truyền thông xã hội đối với hoạt động kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp. [22]. Adam Acar (2014), Culture and social media: An elementary textbook, Cambridge Scholars, UK. Tài liệu là một sự tập hợp nhiều vấn đề khác nhau của văn hóa và truyền thông mạng xã hội với cách đặt vấn đề khá thú vị của học giả Adam Acar. Tài liệu nghiên cứu tổng thể và trải dài về sự thay đổi của công nghệ mới cùng với mạng xã hội làm thay đổi hoạt động, cách thức giao tiếp của người tham gia như thế nào? Tài liệu đã khái quát một cách logic về mạng xã hội, truyền thông mạng xã hội, các lý thuyết về sử dụng truyền thông xã hội, giao tiếp của con người với truyền thông xã hội cho tới các hoạt động kinh doanh sử dụng truyền thông xã hội. Đồng thời tài liệu cũng phân tích các trường hợp điển hình với mạng xã hội Facebook và Twitter, phân biệt sự khác nhau giữa các kiểu truyền thông mạng xã hội ở phương Đôngvà phương Tây. Tài liệu có giá trị tham khảo tốt khi cung cấp nhiều khía cạnh khác nhau về sự tương tác giữa công nghệ và giao tiếp cũng như văn hóa sử dụng mạng xã hộitrong hoạt động kinh doanh giúp hệ thống hóa cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu một cách đầy đủ hơn. [23]. Patrick Mikalef, Michail Giannakos, Adamantia Pateli (2012), Exploring the Business Potential of Social Media: An Utilitarian and HedonicMotivation Approach, 25th Bled eConference eDependability: Reliable and Trustworthy eStructures, eProcesses, eOperations and eServices for the Future, Slovenia. Trong tài liệu này nhóm tác giả đã đưa ra khẳng định về sự phát triển nhanh chóng của truyền thông xã hội trong vài năm gần đây. Các doanh nghiệp đã triển khai nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực này và tạo cơ hội để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình tới người tiêu dùng hiệu quả hơn. Tài liệu này tập trung nghiên cứu hành vi của người dùng trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông xã hội. Đặc biệt tài liệu đã giới thiệu mô hình Part Least Squares (PLS) được chạy trên dữ liệu thu được từ 115 người sử dụng truyền thông mạng xã hội nhằm xác định tác động của các trang web đó và các lợi ích mang tính thương mại. Kết quả cho thấy chủ yếu người dùng kích hoạt vì tính thuận tiện, sự tiện lợi khi sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và khả năng lựa chọn sản phẩm có sẵn trên các trang web. Đồng thời những lợi ích mà họ có được khi xem sản phẩm qua các phương tiện truyền thông xã hội là những yếu tố quan trọng nhất trong việc giải thích tại 10
  12. Đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp Việt Nam”; mã số: B2017 – TMA09. Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Trần Hưng; Tổ chức chủ trì đề tài: Trường Đại học Thương Mại sao người tiêu dùng duyệt các sản phẩm. Ngược lại, các thông tin có sẵn về một sản phẩm cũng như sự tồn tại của các quảng cáo cá nhân không ảnh hưởng đến ý định của một người sử dụng khi duyệt trên các mạng xã hội. Phần 1 của tài liệu giới thiệu về tốc độ phát triển cực nhanh của truyền thông xã hội và cuộc cách mạng hóa trong giao tiếp và kinh doanh. Facebook đã có hơn 800 triệu người sử dụng tích cực, YouTube có hơn 3 tỷ video được xem mỗi ngày (số liệu tính đến tháng 1/2012 theo Forrester Research). Nhóm tác giả khẳng định sự phổ dụng của truyền thông xã hội bao gồm một loạt các ứng dụng như mạng xã hội (Facebook, Orkut, Google +), chia sẻ phương tiện truyền thông (YouTube, Flickr, Jamendo), mạng kinh doanh và học thuật (LinkedIn, Academia), thế giới ảo (Second Life), blog, và nhiều hơn nữa. Sự phong phú của các phương tiện truyền thông cho phép chúng được sử dụng như một công cụ độc đáo để thu hút khách hàng mới. Trong phần 2, tài liệu trình bày một cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu truyền thông xã hội trong kinh doanh. Phần 3 bao gồm khái niệm nền tảng cho các mô hình được đưa vào thử nghiệm và các giả thuyết nghiên cứu về tác động của truyền thông xã hội với hoạt động kinh doanh nói chung được xây dựng. Các kết quả của nghiên cứu này mở ra con đường mới về tác động của các phương tiện truyền thông xã hội với thương mại điện tử B2C. Tài liệu này có giá trị tham khảo quan trọng đối với đề tài nghiên cứu của tác giả bởi vì nó giải thích một cách tương đối toàn diện lý do thương nhân, những người bán hàng trên Internet và người dùng cá nhân tham gia vào sử dụng truyền thông xã hội. Tài liệu này cũng chỉ rõ phương tiện truyền thông xã hội không chỉ là một tập hợp các công cụ và ứng dụng cho phép người dùng tham gia vào các giao tiếp với những người dùng khác mà còn là một phần không thể thiếu trong hoạt động mua sắm của họ bởi tính lan truyền, sự tin cậy và ảnh hưởng lẫn nhau trên mạng xã hội. [24]. Richard Bird, Victoria White (2014), False and Misleading? Advertising on Social Media in China and Hong Kong, Asia IP. Truyền thông xã hội chiếm một vị trí nổi bật trong đời sống tại Hồng Kông và Trung Quốc, là giải pháp cho các nhà quảng cáotiếp cận trực tiếp và dễ dàng với người tiêu dùng. Richard Bird và Victoria White sử dụng cách tiếp cận tương phản với các quy định của quảng cáo sai sự thật và gây hiểu lầm về truyền thông xã hội tại Hồng Kông và Trung Quốc để làm rõ những điểm cần lưu ý khi sử dụng phương tiện này trong quảng cáo. Tài liệu này khẳng định phương tiện truyền thông xã hội được sử dụng nhiều ở Trung Quốc nhưng đa số các cá nhân sử dụng blog, SNS và dịch vụ trong nước hơn là các dịch vụ của tổ chức nước ngoài. Các dịch vụ nền tảng trong nước chiếm ưu thế, như 163.com, Sohu, Douban, Renren, Sina Weibo và Tencent Weibo, trong khi rất nhiều các nền tảng phổ biến nhất trên thế giới như Facebook, LinkedIn, Youtube đang bị Trung Quốc loại bỏ truy cập dần dần đến hoàn toàn. Nielsen mô tả các dịch vụ blog của Trung Quốc vào năm 2012 như là nguồn phương tiện truyền thông xã hội quan trọng cho tất cả các nhu cầu của người sử dụng, bao gồm tin tức, kết nối với bạn bè, và giải trí. Nielsen cũng công bố khoảng 50% độc giả microblog của Trung Quốc sử dụng chúng như một nguồn thông tin về sản phẩm và một phương tiện để chia sẻ. Tương tự như vậy, ở Hồng Kông, khi Kimberly-Clark đưa ra một fanpage trên Facebook năm 2011 cho thương hiệu tã Huggies và mời phụ huynh tải hình ảnh em bé của họ lên trang này. Ngay lập tức, trang đã trở thành trang được yêu thích nhất tại Hồng Kông trong vòng ba tuần. Tài liệu này có giá trị tham khảo tốt cho đề tài nghiên cứu khi cung cấp các bài học kinh nghiệm về việc sử dụng truyền thông xã hội trong hoạt động kinh doanh tại các quốc gia lân cận có nhiều điều kiện tương đồng như Việt Nam. [25]. Sameen Fatima, Umar Manzoor, Bassam Zafar and Mohammed A. Balubaid (2015), Analyzing the Impact of Social Media on Users, IJCSI International Journal of Computer Science Issues, Volume 12, Issue 3. Trong những năm gần đây, truyền thông xã hội đang ngày càng phổ biến bởi nó đang đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao vị thế công dân, tổ chức các hoạt động của cộng đồng, xã hội và thậm chí sử dụng để phối hợp trong các tình huống khẩn cấp. Các phương tiện 11
  13. Đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp Việt Nam”; mã số: B2017 – TMA09. Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Trần Hưng; Tổ chức chủ trì đề tài: Trường Đại học Thương Mại truyền thông xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu của các thế hệ người dùng Internet. Độ tuổi tối thiểu theo yêu cầu của Facebook là 13 năm, tuy nhiên, các số liệu thống kê chính năm 2013 được trình bày trong bài viết cho thấy có 5 triệu người dùng Facebook ở độ tuổi dưới 10, tổng số lượng người dùng Facebook là hơn 1,15 tỷ. Hiện có hơn 238 triệu người sử dụng LinkedIn và hơn 130 triệu người dùng của Instagram. 42% người dùng thường xuyên cập nhật hồ sơ LinkedIn của họ. Gần 8000 người sử dụng bất kỳ hình ảnh Instagram mỗi giây... Những số liệu thống kê mô tả việc sử dụng rất lớn và tầm quan trọng của phương tiện truyền thông xã hội. Tài liệu này đã phân tích ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới người sử dụng và chỉ ra rằng các phương tiện truyền thông xã hội có ảnh hưởng lớn đến đối tượng này trong nhiều lĩnh vực bao gồm giáo dục, mua sắm trực tuyến, tiếp thị, quảng cáo, truyền thông và xã hội. Tuy nhiên, nó cũng dẫn đến nhiều vấn đề liên quan tới quyền riêng tư khi người dùng chia sẻ những thông tin của họ trên phương tiện truyền thông xã hội. Do đó, những người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội cần phải rất cẩn thận trong việc chia sẻ thông tin. Bên cạnh đó, tham gia mạng xã hội quá đà có thể dẫn tới các vấn đề khác như nghiện vào các trang web và làm giảm các kỹ năng xã hội. Theo các tác giả, sự hiện diện của những người khác dễ dàng ảnh hưởng tới cảm xúc, hành vi và thái độ của một cá nhân. Bất kỳ của hành động gián tiếp hay tưởng tượng của các cá nhân đều có thể mang lại sự thay đổi trong trạng thái sinh lý và hành vi của những người khác nhờ tính lan truyền. Bên cạnh đó, tác giả cũng khẳng định truyền thông xã hội được xây dựng trên khái niệm Web 2.0 và cho phép người dùng 1) chia sẻ thông tin / ý kiến, 2) chia sẻ kiến thức cá nhân, 3) có cuộc thảo luận và 4) mối quan hệ được xây dựng. Nhìn chung, tài liệu có giá trị tham khảo tốt cho đề tài nghiên cứu trong việc định hình ảnh hưởng của các cá nhân tới các cá nhân khác của truyền thông xã hội. Điều này mang lại nhiều tác động tới hành vi, thái độ thậm chí quyết định mua sắm hoặc việc thích hay không thích một sản phẩm, một doanh nghiệp bất kỳ. [26]. Sandeep Bhanot (2011), A study on impact of social media on company performance, SIES college of management studies, Mumbai. Truyền thông xã hội là một công cụ mới trong thời đại số và gần như tất cả các ứng dụng truyền thông xã hội đều được dựa trên Internet. Có nhiều loại khác nhau của các phương tiện truyền thông xã hội như mạng xã hội, chia sẻ đa phương tiện, blog, thế giới ảo... Người dùng sử dụng phương tiện truyền thông xã hội như là một cách tuyệt vời để giữ liên lạc với bạn bè và gia đình trên toàn thế giới. Ngoài ra, thông qua phương tiện truyền thông xã hội, người ta có thể xây dựng xu hướng tiếp thị mới, cách thức giảng dạy mới. Trong tài liệu này, các tác giả đã có các cuộc khảo sát các công trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung truyền thông xã hội và khẳng định rằng thế hệ hiện tại đang ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các phương tiện truyền thông xã hội. Truyền thông xã hội đã mang xu hướng mới trên thế giới, cung cấp một nền tảng cho việc thực hiện các thủ tục cũ theo cách mới. Nó trở thành cơ chế giao tiếp nhiều-nhiều trong xã hội hiện đại. Tài liệu đã nêu một ví dụ về động đất tại Trung Quốc được đăng trên Twitter bởi News Service Rapid Response. Trong ví dụ này, người dùng tại các khu vực bị ảnh hưởng, thông tin họ sử dụng là các bản đồ môi trường được tạo ra trong thời gian thực từ các đội cứu hộ. Cơ chế giao tiếp tức thời này cũng có thể được sử dụng trong các thiết lập sức khỏe, liên quan đến thông tin bệnh nhân và dữ liệu y tế. Với thương mại điện tử, truyền thông xã hội là xu hướng mới để tương tác với người sử dụng, nhận được thông tin phản hồi người dùng và tiếp thị sản phẩm. Truyền thông xã hội được coi là nền tảng hữu ích trong việc duy trì lòng trung thành thương hiệu. Mặt khác, an ninh của một cá nhân có nguy cơ bị xâm hại do sự tham gia của các phương tiện truyền thông xã hội. Phân tích trong tài liệu cho thấy rằng các phương tiện này có thể xác định vị trí hiện tại của người dùng thông qua việc thu thập các thông tin được cung cấp trên các trang web truyền thông xã hội. Thông tin này có thể dưới hình thức của Check-in được thực hiện tại bất kỳ nhà hàng (hoặc bất kỳ địa điểm nào, hoặc nó có thể là một tweet trên Twitter trong đó có tọa độ địa lý cho phép các thông tin địa chỉ) và nó có thể bị lạm dụng. Một tác động tiêu cực 12
  14. Đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp Việt Nam”; mã số: B2017 – TMA09. Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Trần Hưng; Tổ chức chủ trì đề tài: Trường Đại học Thương Mại khác của truyền thông xã hội là dòng chảy thông tin bị sai có thể dẫn đến hiểu sai và nhầm lẫn. Vì không có cơ chế để phát hiện tính hợp lệ của các thông tin đăng tải trên các phương tiện truyền thông xã hội, người sử dụng có thể dẫn đến quyết định sai lầm. Các thông tin trên phương tiện truyền thông xã hội không đáng tin cậy và tin đồn có thể lan rộng khiến mọi người hoảng sợ. Các nghiên cứu cho thấy rằng các tính năng vị trí địa lý của phương tiện truyền thông xã hội là một mối đe dọa lớn đến sự riêng tư của người dùng. Các tính năng gắn thẻ liên kết người dùng với nhau, liên kết này sẽ giúp các siêu dữ liệu được thao tác và trích xuất dễ dàng. Nhìn chung, tài liệu có giá trị tham khảo trong việc phân tích thực trạng về tính an toàn, độ tin cậy của thông tin trong truyền thông xã hội, cách thức bảo mật các thông tin cá nhân và tránh các tin đồn thất thiệt có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp khi sử dụng truyền thông mạng xã hội trong kinh doanh trực tuyến. [27]. Rahul Jain (2013), Impact of Social Media Marketing on SME Business, InnoServ Digital, InnoServ Solutions Pvt. Ltd. Với sự phát triển của Internet và điện thoại thông minh, truyền thông xã hội chạm vào nhiều góc ngách của xã hội, đặc biệt là Facebook, Twitter và LinkedIn đã cung cấp sức mạnh to lớn cho các nhà tiếp thị tại Ấn Độ. Nó giúp họ xây dựng những chiến dịch hiệu quả và đưa ra quyết định kịp thời. Các phương tiện truyền thông truyền thống như TV, Radio khá va vời với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ấn Độ. Các công cụ này chủ yếu được các thương hiệu lớn sử dụng và kinh doanh chiều sâu (dọc). Digital Marketing, đặc biệt là truyền thông xã hội đã nổi lên như là một phương tiện rất hiệu quả với chi phí thấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và mang lại lợi ích đáng kể giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu phát triển của tổ chức không chỉ trong nước mà trên toàn cầu. Theo tài liệu, một chiến lược truyền thông xã hội toàn diện là sự kết hợp các phương tiện truyền thông xã hội với các công cụ tiếp thị kỹ thuật số khác như SEO & SEM để có nền tảng tuyệt vời cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng mục tiêu của mình và xây dựng cộng đồng khách hàng tiềm năng và hiện có trung thành và bền lâu. Bài viết này đã làm nổi bật tác động của marketing trực tuyến và chiến lược truyền thông xã hội của doanh nghiệp vừa và nhỏcũng như những lợi ích mà doanh nghiệp thu được. Phương tiện chủ yếu của doanh nghiệp vừa và nhỏ là truyền miệng, để khách hàng hài lòng với sản phẩm dịch vụ của mình và tự nguyện chia sẻ xoay quanh các kênh mà họ có khả năng. Tóm lại, tài liệu có giá trị tham khảo tốt cho đề tài nghiên cứu trong việc cung cấp các bài học kinh nghiệm của việc sử dụng truyền thông xã hội trong kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ấn Độ. [28]. Natascha Zeitel (2014), Social media and its effects on individuals and social systems, Management Knowledge and Learning, International Conference 2014. Trong bài báo này, tác giả phân tích những tác động có thể có của phương tiện truyền thông xã hội trên cả hai đối tượng là cá nhân và xã hội. Đầu tiên, bài báo minh họa tình hình hiện tại của phương tiện truyền thông xã hội thông qua những sự kiện và con số trước khi làm sâu sắc hơn những khía cạnh, các hình thức mới được lựa chọn. Sau đó, bài báo đưa ra một loạt giải thích khác nhau liên quan đến tính hữu ích của phương tiện truyền thông xã hội như việc học tập và ảnh hưởng tích cực lẫn nhau của người dùng. Qua kiểm tra một số lợi thế và bất lợi, bài báo làm nổi bật những trường hợp có thể xử lý trách nhiệm của các phương tiện truyền thông xã hội. Việc kiểm tra diễn ra ở hai cấp độ: 1. Bày tỏ ý kiến qua phương tiện truyền thông xã hội và tác động của nó trên các hệ thống xã hội; 2. Sự tham gia và ảnh hưởng cụ thể của phương tiện truyền thông xã hội với những hành vi xã hội riêng. Từ đó, tác giả bài báo đưa ra kết luận truyền thông xã hội được sử dụng rộng rãi và mang lại lợi ích. Nó tạo điều kiện giao tiếp toàn cầu trong vài giây, đóng một vai trò quan trọng trong thương mại điện tử và trên hết trong quá trình tham gia và dân chủ hóa. Về cơ bản, bài báo có giá trị tham khảo cho đề tài trong việc đưa ra các giải thích khác nhau về tính hữu ích khách quan của việc sử dụng truyền thông xã hội. Điều này góp phần hoàn thiện hơn cơ sở lý luận về ảnh hưởng của truyền thông xã hội cho đề tài nghiên cứu. 13
  15. Đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp Việt Nam”; mã số: B2017 – TMA09. Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Trần Hưng; Tổ chức chủ trì đề tài: Trường Đại học Thương Mại [29]. Sarah Cox (2012), Social media marketing in small business: A case study, Purdue University, US. Trong môi trường định hướng truyền thông xã hội hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ hiểu rõ Facebook, Twitter và các chiến lược phát triển sử dụng truyền thông xã hội là cần thiết. Nhưng trên thực tế, nhiều doanh nghiệp nhỏ lại không có chiến lược cụ thể khi họ bắt đầu sử dụng truyền thông xã hội. Tài liệu này cung cấp các kiến thức để doanh nghiệp nhỏ nhận thấy rằng truyền thông xã hội sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng kinh doanh, thu hút khách hàng nhiều hơn. Các kết quả của nghiên cứu cho thấy có nhiều chiến lược khác nhau để các doanh nghiệp nhỏ xây dựng và duy trì mối quan hệ với người tiêu dùng. Nghiên cứu cũng đưa ra các bài học kinh nghiệm như: tạo và kết nối quan hệ với các doanh nghiệp khác, tăng tiếp xúc thương hiệu, tập trung nhiều hơn vào mối quan hệ hơn là bán hàng, tăng doanh số bán hàng, nội dung hấp dẫn thúc đẩy tương tác khách hàng. Tài liệu này đưa ra được các lý thuyết về khái niệm, cơ hội và thách thức của marketing truyền thông xã hội đối với các doanh nghiệp nhỏ, khái niệm, sự ảnh hường, chiến lược, các thực thi marketing truyền thông xã hội. Nhìn chung, tài liệu có giá trị tham khảo nhất định đối với xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. [30]. Sonia Taneja, Leslie Toombs (2014), Putting a face on small businesses: Visibility, viability and sustainability the impact of social media on small business marketing, Academy of Marketing Studies Journal, Volume 18, Number 1. Truyền thông xã hội đã thay đổi việc phân phối, cấu trúc, sự sẵn có của thông tin để tiếp cận khách hàng sẵn có và khách hàng mục tiêu. Các doanh nghiệp nhỏ hiện nay đang sử dụng truyền thông xã hội để thúc đẩy hoạt động kinh doanh, để tồn tại và phát triển bền vững trong thời đại cạnh tranh hiện nay. Bài báo này tập trung vào vai trò và sự thích hợp của truyền thông xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ. Bài báo trình bày được một số nội dụng cụ thể liên quan đến truyền thông xã hội bao gồm: Sự hiệu quả của truyền thông xã hội trong marketing và xúc tiến thương mại trong các doanh nghiệp nhỏ; Tìm hiểu các lợi ích và hạn chế của truyền thông xã hội trong chiền lược marketing so với các công cụ quảng cáo truyền thống; Phân tích tầm quan trọng của việc kết hợp truyền thông xã hội với các hoạt động marketing. Mặc dù chưa đề cập trực diện tới các ảnh hưởng của truyền thông xã hội nhưng về cơ bản tài liệu có giá trị tham khảo nhất định đối với hệ thống cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. [31]. James Barnes et al (2013), The Economic Impact of Social Media on Small Businesses: Evidence from Three Mississippi Extension Programs, Missisippi State University, US. Bài viết này đề cập tới một số tác động kinh tế của việc sử dụng mạng xã hội trực tuyến và điều tra tại bang Mississippi, Hoa Kỳ. Mạng xã hội Facebook phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ không sử dụng các cửa hàng để marketing sản phẩm, nhất là ở khu vực nông thôn, tuy vậy họ cũng gặp phải những bất lợi nhất định. Bài viết cũng trình bày được sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Mississippi, cụ thể là kinh doanh trực tuyến nhờ sử dụng truyền thông xã hội, blog, website, các ứng dụng di động… Sự ra đời của công cụ Market-Maker đã mang lại rất nhiều lợi ích cho Mississippi như một cơ sở dữ liệu về tìm kiếm, thông tin về nền công nghiệp thực phẩm, kết nối người bán và người mua trên 19 bang, tăng số lượng các thị trường nông thôn, đưa ra các khóa tập huần cho các lãnh đạo, giúp người bán phát triển được thị trường mục tiêu. Nhìn chung, bài viết này chưa đề cập trực tiếp về ảnh hưởng của hoạt động truyền thông xã hội tới kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên, bài viết cũng có giá trị tham khảo nhất định với đề tài nghiên cứu và được xem như một phần của việc nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng truyền thông xã hội trong cơ sở lý luận của đề tài. [32]. Rebecca Sawyer (2011), The impact of new social media on Intercultural Adaptation, University of Rhode Island, US. Truyền thông xã hội mới ngày càng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày trong xã hội toàn cầu hóa hiện nay. Mọi người trên thế giới có thể giao tiếp, trao đổi thông tin, chia sẻ kiến 14
  16. Đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp Việt Nam”; mã số: B2017 – TMA09. Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Trần Hưng; Tổ chức chủ trì đề tài: Trường Đại học Thương Mại thức và tương tác với nhau bất chấp khoảng cách về mặt thời gian và không gian. Thích ứng đa văn hóa thông qua tương tác, chia sẻ, thảo luận để thúc đẩy quá trình tìm hiểu các nhu cầu của một môi trường văn hóa mới. Nghiên cứu của tài liệu này cho thấy những người có xu hướng sử dụng truyền thông xã hội mới để hội nhập nhiều hơn vào các nền văn hóa trong việc thích ứng và duy trì kết nối với quốc gia của họ. Tài liệu điều tra về tác động của việc sử dụng truyền thông xã hội mới vào quá trình thích ứng văn hóa. Tác giả đã thực hiện cuộc phỏng vấn chi tiết các sinh viên quốc tế tại một trường đại học của Hoa Kỳ. Tài liệu đã đưa ra được một số lý do sử dụng truyền thông xã hội như sự cần thiết của kết nối và liên lạc với người khác thông qua một số mạng xã hội phổ biến hiện nay như Youtube, Twitter, Facebook và ảnh hưởng của chúng tới người dùng. Đồng thời trình bày được một số kết quả về mục đích, tần suất sử dụng mạng xã hội, sự ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới việc thích nghi với văn hóa Hoa Kỳ. Tài liệu chưa đề cập trực diện tới ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tuyến nhưng cũng có giá trị tham khảo tốt trong việc nghiên cứu bài học kinh nghiệm thực tiễn sử dụng và hành vi người dùng trong cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu. 2.1.2. Các tài liệu liên quan đến mạng và kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp [1]. Efraim Turban & David King & Dennis Viehland & Jae Lee (2010), Electronic Commerce: A Managerial Perspective, Prentice Hall, USA . Trong tác phẩm này, đa phần các tác giả đề cập tới các hoạt động TMĐT nói chung, mặc dù giới thiệu một cách rất tổng thể từ cơ bản đến phức tạp toàn bộ quy trình của hoạt động TMĐT của doanh nghiệp và được xem là cẩm nang cho các nhà quản trị TMĐT, tuy nhiên cuốn sách chỉ có duy nhất chương "Các mô hình kinh doanh điện tử" là giới thiệu sơ qua về mô hình và hoạt động cơ bản, cách thức thu hút khách hàng và thu được doanh thu của các mạng xã hội. Tài liệu này chỉ dừng lại ở mức giới thiệu về các khái niệm và đặc điểm của mô hình kinh doanh mạng xã hội, chứ chưa đi sâu vào bất cứ ứng dụng cụ thể nào của loại hình này, đặc biệt đối với các nội dung nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội đối với hoạt động kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp thì hoàn toàn chưa đề cập tới. Mặc dù vậy, tài liệu cũng có giá trị tham khảo nhất định với đề tài nghiên cứu về hoạt động kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp và cách thức thu hút khách hàng của các mạng xã hội. [2]. Jim Carter (2008), Developing E - Commerce Systems, Prentice Hall, USA. Tài liệu này tập trung vào những khái niệm cốt lõi của phát triển hiệu quả hệ thống thương mại điện tử. Độc giả được cung cấp một nền tảng cho điều tra sâu hơn vào vấn đề cụ thể cũng như để thực sự phát triển thành công thương mại điện tử trong thế giới thực. Cung cấp cho các nhà khoa học máy tính với hướng dẫn xác định và giao dịch với thương mại điện tử liên quan đến các vấn đề trong một tập hợp các quy trình công nghệ phần mềm và cung cấp các chuyên gia kinh doanh với một sự hiểu biết của phần mềm quy trình kỹ thuật được áp dụng để phát triển các hệ thống thương mại điện tử và vai trò của họ trong sự phát triển này. Nó không đòi hỏi bất kỳ kỹ năng lập trình đặc biệt các kỹ năng hoặc phát triển hệ thống kỹ năng khác như điều kiện tiên quyết. Có một cách tiếp cận vòng đời hoàn chỉnh và sử dụng một sự kết hợp của người sử dụng, kinh doanh, và quan điểm tính toán để xác định phạm vi của thương mại và tính toán các vấn đề cần được giải quyết với nhau để đảm bảo một kết quả thành công. Thảo luận về tính toán các quá trình cần thiết cho sự phát triển của hệ thống thương mại điện tử. Tích hợp các tiêu chuẩn quốc tế áp dụng trang bị cho người đọc với sự hướng dẫn từ các nguồn quốc tế công nhận trong các lĩnh vực thương mại điện tử, công nghệ phần mềm, thiết kế người dùng làm trung tâm, thái, thiết kế đa phương tiện, khả năng tiếp cận, và sự riêng tư. Trong tác phầm này, Jim Carter giới thiệu về việc phát triển một hệ thống TMĐT của một tổ chức, tuy nhiên chỉ dừng lại ở các định hướng đối với một tổ chức trong phát triển một hệ thống mới và duy trì những thay đổi cũng như các giá trị truyền thống của tổ chức đó mà chưa đề cập đến nội dung cụ thể nào của việc sử dụng truyền thông xã hội và ảnh hưởng của nó tới hoạt động kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp. 15
  17. Đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp Việt Nam”; mã số: B2017 – TMA09. Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Trần Hưng; Tổ chức chủ trì đề tài: Trường Đại học Thương Mại Tài liệu này có giá trị tham khảo nhất định đối với đề tài trong việc thiết kế giải pháp có tính chất tổng thể dựa trên sự logic của phát triển hệ thống kinh doanh trực tuyến của một doanh nghiệp bất kỳ. [3]. Deitel, H. & Steinbuhle, K. (2006), E-business & E - commerce for Managers, Prentice Hall, USA. Một tính năng độc đáo của cuốn sách là nghiên cứu trường hợp tùy chọn trên các chương trình kinh doanh điện tử không phải lập trình, nghiên cứu trường hợp này dẫn người đọc bước theo các bước thông qua việc thực hiện của một cửa hàng kinh doanh điện tử. Nó phát triển một kiến trúc nhiều tầng, khách hàng / máy chủ, dạy HTML thông qua trình độ trung cấp và cẩn thận giới thiệu tám công nghệ phổ biến khác để xây dựng doanh nghiệp điện tử: JavaScript (để làm cho các trang web động), ASP (Active Server Pages, xử lý yêu cầu khách hàng ), VBScript (cho lập trình logic kinh doanh trên máy chủ), ADO (ActiveX Data Objects, chung về truy cập vào một loạt các cơ sở dữ liệu), SQL (để thực hiện các truy vấn cơ sở dữ liệu), HTTP (HyperText Transfer Protocol, để chuyển thông tin qua Web) , XML (eXtensible Markup Language, để mô tả dữ liệu) và XSL (eXtensible Stylesheet Language cho định dạng mã hóa dữ liệu XML ). Trong tài liệu này, hai tác giả có đề cập đến hoạt động kinh doanh điện tử và thương mại điện tử nói chung, phân biệt sự khác nhau cụ thể giữa hai khái niệm này, chỉ rõ các hoạt động kinh doanh điện tử rộng hơn thương mại điện tử. Tài liệu có giá trị tham khảo nhất định với đề tài về phát triển hoạt động kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp một cách có hệ thống. [4]. Gary Schneider (2009), Electronic Commerce,GEX Publishing Services, Canada. Tài liệu bao gồm hầu hết các các khía cạnh kỹ thuật của thương mại điện tử ở mức độ cao. Tài liệu là một tập hợp các nghiên cứu trường hợp của thương mại điện tử. Mặc dù tài liệu không phải lúc nào cũng làm tốt công việc giải thích các khía cạnh kỹ thuật của thương mại điện tử với đủ chi tiết từ quan điểm của các học giả khác nhau. Đôi khi cách giải thích chỉ dùng được cho những người đã có kiến thức. Vì vậy, có thể có rất nhiều thuật ngữ trong một số nội dung sẽ gây nhầm lẫn. Trong tác phẩm này, TS. Schneider chủ yếu tập trung vào giải thích các thuật ngữ của thương mại điện tử, lý giải sự phát triển của thương mại điện tử trong làn sóng thức hai bắt đầu từ năm 2003 sau cuộc khủng hoảng các công ty dot com diễn ra vào cuối năm 1999. TS cũng đã chỉ ra cách thức để một công ty thương mại điện tử có thể xây dựng website, từ việc xác định hạ tầng công nghệ thông tin, đầu tư phần cứng và phần mềm cho máy chủ web, tới các phần mềm thương mại điện tử như: giỏ mua hàng, thanh toán điện tử, đưa ra các công cụ hiệu quả cho hoạt động marketing trực tuyến của các website. Mặc dù chưa có độ gắn kết, thậm chí chưa có nội dung nào liên quan đến truyền thông xã hội nhưng tài liệu có giá trị tham khảo nhất định với đề tài nghiên cứu trong triển khai các hoạt động kinh doanh trực tuyến của một doanh nghiệp bất kỳ dựa trên Internet và các máy tính cá nhân. [5]. Charles Denis & Tino Fenech (2004), Electronic retailing,Routledge, USA. Tài liệu này gồm 12 chương được hai tác giả nghiên cứu sâu về hoạt động bán lẻ điện tử, từ khái quát thế giới của bán lẻ điện tử, các bài học kinh nghiệm của bán lẻ điện tử, trình bày quá trình tích hợp bán lẻ điện tử với bán lẻ truyền thống trong các tổ chức kinh doanh, nắm bắt tâm lý khách hàng điện tử cho tới thiết kế cửa hàng điện tử trên web, xây dựng thương hiệu của website, phân loại các mô hình kinh doanh bán lẻ điện tử cả về quy trình, cách thức tiến hành và giới thiệu xu hướng tương lai của bán lẻ điện tử. Trong đó, đáng chú ý nhất là tác phẩm có đề cập tới việc cá nhân hóa người dùng qua các thiết bị điện tử và truyền thông xây dựng thương hiệu của website kinh doanh. Tuy nhiên, tài liệu chưa đề cập đến việc truyền thông sử dụng mạng xã hội, các đặc điểm cũng như ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp. Nhìn chung, tài liệu có giá trị tham khảo nhất định về quy trình phát triển kinh doanh trực tuyến và các điểm nhấn trong truyền thông thương hiệu của website, của doanh nghiệp. [6]. Yu Qiao Helsinki (2011), Social networks and E-commerce, University of Technology, Finland 16
  18. Đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp Việt Nam”; mã số: B2017 – TMA09. Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Trần Hưng; Tổ chức chủ trì đề tài: Trường Đại học Thương Mại Với khẳng định mạng xã hội đã trở nên phổ biến thông qua sự trích dẫn quan điểm của nhiều học giả về khả năng sinh lời và ảnh hưởng của nó trong tương lai. Tài liệu này cung cấp thảo luận về ưu và nhược điểm của mạng xã hội. Sau đó tác giả giới thiệu vụ mua bán Youtube của Google với giá 1,65 tỷ USD vào năm 2006. Tại thời điểm này, Facebook, Youtube, MySpace và nhiều trang web mạng xã hội khác xuất hiện và nở rộ trong môi trường Internet. Mục tiêu của nghiên cứu này là nghiên cứu cách thức các trang web mạng mang lại giá trị gia tăng thương mại điện tử và quảng cáo trực tuyến, đồng thời phát hiện tại sao nhiều doanh nghiệp TMĐT nổi tiếng quan tâm đến phương thức mới này. Tài liệu có giá trị tham khảo tốt trong việc đưa ra xây dựng các biểu mẫu, bảng câu hỏi điều tra về ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp. [7]. Nur Syadhila Che Lah et all (2011), Improving B2C e-commerce trust through social presence factors, JISRI, Malaysia. Mục tiêu nghiên cứu của tài liệu là cải thiện các thực thi thương mại điện tử thông qua sự hiện diện xã hội. Để đạt được mục tiêu này, tài liệu đã trình bày đặc tính sự tin cậy trong thương mại điện tử. Tài liệu đưa ra các hướng dẫn cho các doanh nghiệp trực tuyến để phát triển trang web tin cậy dựa trên định hướng khách hàng. Hiện nay người tiêu dùng thường gặp bất lợi vì có quá nhiều luồng thông tin, họ luôn muốn tìm kiếm các nhà cung cấp đáng tin cậy, bảo mật được thông tin cá nhân, trong khi người bán thường kiểm soát giá cả, chất lượng, mẫu mã, hoặc các thông tin về sản phẩm và dịch vụ. Yêu cầu về niềm tin là tránh được các rủi ro từ các giao dịch trên mạng luôn luôn thường trực. Và tất cả các học giả đều cho rằng kinh doanh trực tuyến sẽ thành công nếu tạo dựng được lòng tin trong môi trường ảo. Tài liệu này nghiên cứu tập trung vào các công nghệ bảo mật, thảo luận về hành vi của người tiêu dùng khi thực hiện các giao dịch, tích hợp niềm tin của khách hàng trong xây dựng website. Tài liệu xem xét, tìm hiểu tác động của sự hiện diện xã hội trong thương mại điện tử và ảnh hưởng của niềm tin Internet và ảnh hưởng truyền thông xã hội tới việc mua sắm trực tuyến. Mặc dù tài liệu chưa đề cập trực diện tới vấn đề nghiên cứu của đề tài nhưng vẫn có giá trị tham khảo nhất định với đề tài trong việc xem xét ảnh hưởng của truyền thông xã hội với hai yếu cơ bản là niềm tin và sự hiện diện xã hội. Tài liệu có đóng góp trong việc xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. 2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc Ở phạm vi trong nước, truyền thông xã hội và kinh doanh trực tuyến đã xuất hiện được hơn một thập kỷ và hiện đang là chủ đề rất quan trọng, có tính thời sự được quan tâm trong nhiều lĩnh vực của SXKD. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua chưa có nhiều nghiên cứu đáng kể về sự phát triển của truyền thông xã hội ở Việt Nam cũng như tác động của nó đến hoạt động kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp. Một số tài liệu có thể liệt kê được có liên quan đến truyền thông xã hội và hoạt động kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp bao gồm: 2.2.1. Các tài liệu liên quan đến hoạt động truyền thông xã hội [1]. Nguyễn Khắc Giang (2015), Ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến môi trường báo chí Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 31, Số 1, trang 12-19. Bài báo chủ yếu phác thảo lại quá trình thâm nhập của truyền thông xã hội (social media) vào Việt Nam từ đầu những năm 2000, qua đó phân tích những tác động của nó tới môi trường báo chí. Mặc dù truyền thông xã hội có nhiều ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của nền báo chí và truyền thông nước nhà, nhưng bản thân nó cũng có những mặt hạn chế nhất định cần được hiểu rõ hơn. Bài báo khẳng định, dù chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam chưa đầy một thập kỉ, truyền thông xã hội (social media) đã có những ảnh hưởng rất lớn đến môi trường báo chí và truyền thông Việt Nam. Nó không chỉ làm thay đổi cách thức độc giả tiếp cận thông tin, mà còn cả cách xử lý các nguồn thông tin đó. Với truyền thông xã hội, người đọc có thể phản hồi, tranh luận, chia sẻ thông tin với một mạng lưới rất lớn những người đọc khác, điều không thể xảy ra trước đây. Truyền thông xã hội còn tạo không gian để cá nhân thể hiện quan điểm của mình, qua đó 17
  19. Đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp Việt Nam”; mã số: B2017 – TMA09. Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Trần Hưng; Tổ chức chủ trì đề tài: Trường Đại học Thương Mại hình thành nên nền tảng của báo chí công dân (citizen journalism). Những chuyển biến đó có cả những mặt tích cực và hạn chế cần được nghiên cứu kĩ lưỡng để phục vụ cho công tác xây dựng chính sách phù hợp (nhà nước), thay đổi tư duy báo chí để phù hợp hơn với xu thế (tòa soạn) và tự định hướng tốt hơn giữa những luồng thông tin khác nhau, nhiều khi là trái chiều. Mặc dù tài liệu chưa đề cập đến vấn đề nghiên cứu của đề tài nhưng cũng đã đưa ra được một số đặc điểm cơ bản của hoạt động truyền thông xã hội trong việc tranh luận, phản hồi, chia sẻ thông tin, thể hiện quan điểm và tính lan truyền. Những nhận định này cũng có giá trị tham khảo nhất định với cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. [2]. Chính phủ, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Nghị định này quy định chi tiết việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.Nghị định số 72/2013/NĐ_CP gồ m 6 chương, 46 điề u quy định chi tiế t viê ̣c quản lý , cung cấ p, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng , trò chơi điê ̣n tử , trong đó quy định rõ quyề n và nghĩa vụ của tổ chức , cá nhân tham gia viê ̣c quản lý , cung cấ p , sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điê ̣n tử trên mạng và bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin trên mạng.Theo Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, “thông tin trên mạng” có thể được phân loại thành 2 nhóm, là thông tin công cộng và thông tin riêng.Thông tin công cộng là thông tin trên mạng của một tổ chức, cá nhân được công khai cho tất cả các đối tượng (ví dụ: Thông tin đăng trên báo điện tử, viết công khai trên blog). Còn thông tin riêng là thông tin trên mạng của một tổ chức, cá nhân mà tổ chức, cá nhân đó không công khai hoặc chỉ công khai cho một hoặc một số nhóm đối tượng cụ thể (ví dụ: Thư điện tử, thông tin nội bộ của một cơ quan, tổ chức). Thông tin riêng của tổ chức, cá nhân được pháp luật bảo vệ. Nghị định cũng đồ ng thời quy định rõ nguyên tắc trong quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng: + Việc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng dưới hình thức báo điện tử, xuất bản điện tử và quảng cáo trên mạng phải tuân theo các quy định của pháp luật về báo chí, xuất bản, quảng cáo. + Quản lý, cung cấ p , sử dụng trang thông tin điê ̣n tử dưới hình thức mạng xã hô ̣i , trang thông tin điê ̣n tử tổ ng hợp phải tuân thủ theo các quy định tại Điề u 23, mục 2, chương III về quản lý, thiế t lâ ̣p trang thông tin điê ̣n tử , mạng xã hô ̣i và các quy định liên quan trong nghị định này. Đối với quản lý việc thiết lập trang thông tin điện tử, mạng xã hội, Nghị định quy định rõ: - Báo điện tử dưới hình thức trang thông tin điện tử được thiết lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về báo chí; - Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành được thiết lập và hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành và các quy định có liên quan của Nghị định này; - Trang thông tin điện tử cá nhân, trang thông tin điện tử nội bộ phải tuân theo các quy định về đăng ký và sử dụng tài nguyên Internet và các quy định có liên quan tại Nghị định này; - Tổ chức, doanh nghiệp chỉ được thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, thiết lập mạng xã hội khi có Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập mạng xã hội; Ngoài ra, Nghị định cũng quy định rõ trách nhiê ̣m c ủa Bô ̣ Thông tin và Truyề n thông, Bô ̣ Công an , UBND các địa phương trong viê ̣c qu ản lý, cấ p phép , thanh kiể m tra giám sát; Bô ̣ trưởng Bô ̣ Thông tin và Truyề n thông ch ịu trách nhiê ̣m hư ớng dẫn , kiể m tra viê ̣c th ực hiê ̣n Nghị định này. Tài liệu này, cung cấp các quy định chi tiết trong việc sử dụng thông tin, truyền thông trên mạng xã hội và các trang tin điện tử có giá trị tham khảo cho đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động truyền thông xã hội của doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến. 18
  20. Đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp Việt Nam”; mã số: B2017 – TMA09. Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Trần Hưng; Tổ chức chủ trì đề tài: Trường Đại học Thương Mại [3]. Nguyễn Thị Mỹ Thanh, Nguyễn Thị Thùy Trang (2014), Marketing qua phương thức truyền thông xã hội cộng đồng trực tuyến facebook: trường hợp nghiên cứu tại Victoria Hoi an Beach resort & spa,Tạp chí Khoa học & Công nghệ ĐH Đà nẵng, Số 8(82), trang: 23-28. Phương thức truyền thông trực tuyến đã chứng tỏ vai trò vượt trội so với các hình thức marketing truyền thống của doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với ngành kinh doanh khách sạn, truyền thông trực tuyến mang lại cho khách hàng cảm nhận về sự chân thật hơn và sống động hơn về các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Bởi sản phẩm của ngành là những trải nghiệm dịch vụ có tính vô hình. Bài viết này, thông qua nghiên cứu tình huống tại Victoria Hoi An Beach Resort & Spa nhằm hệ thống hóa các vấn đề lý luận về marketing qua phương thức truyền thông xã hội trực tuyến Facebook; phân tích rõ thực trạng hoạt động của trang Facebook tại Victoria Hoi An Beach Resort & Spa (Khách sạn Victoria Hoi An) và đề xuất những giải pháp định hướng nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing qua phương thức truyền thông xã hội trực tuyến Facebook cho Victoria Hội An. Về cơ bản, tài liệu không đề cập trực diện đến đề tài nghiên cứu nhưng cũng có giá trị tham khảo trong việc đưa ra một số nhận định khách quan về vai trò vượt trội của truyền thông mạng xã hội so với các hình thức truyền thống của doanh nghiệp. [4]. Bài giảng Mạng xã hội và Truyền thông xã hội, Khoa Công nghệ thông tin, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Nhóm tác giả biên soạn bài giảng đưa ra khái niệm truyền thông xã hội là các trang web, phần mềm (trên máy tính hay điện thoại di động) cho phép người dùng tạo ra các nội dung (hồ sơ cá nhân, bài viết, video clip, ảnh chụp, đường link…) của mình và chia sẻ các nội dung này với những người dùng Internet khác. Phân loại truyền thông xã hội có hai dạng: (1) Theo kiểu mạng xã hội là Blog, Microblog, Social broadcasting; (2) Cộng đồng nội dung trực tuyến gồm Wikipedia, Photo/video sharing, Crowdsourced content, Document sharing, Social bookmarking sites, Q&A sites, Internet Forum. Tài liệu này cho rằng truyền thông xã hội là một dạng Web 2.0 có khả năng tương tác cao, thể hiện bằng việc người dùng có thể chạy các ứng dụng trên trang web, nghe nhạc, xem phim, có thể tham gia vào việc tạo nội dung cho trang web, giữa các người dùng có sự tương tác chia sẻ. Các xu hướng truyền thông xã hội gồm có: social media, social TV, social search engine, social commerce, social care, social software, social game, social web, social computing, social bookmarking, social broadcasting... Cuối cùng, tài liệu tóm lược các lợi ích và sự phổ biến toàn cầu của truyền thông xã hội như dễ sử dụng với chi phí thấp, tức thời, người nhận thông tin có thể phản hồi tương tác với tác giả, có khả năng lan truyền theo kiểu truyền miệng, thông tin tương tác lan truyền có thể sửa đổi được. Tóm lại, tài liệu có giá trị tham khảo nhất định về lợi ích của truyền thông xã hội, góp phần vào xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. [5]. Hàn Minh Phương (2016), Ứng dụng hệ thống Social CRM - Hệ thống quản trị quan hệ khách hàng dựa trên phương tiện truyền thông xã hội, Đề tài NCKH cấp cơ sở, ĐH Thương mại. Với sự bùng nổ của CNTT và các phương tiện truyền thông xã hội, khoảng cách giữa doanh nghiệp và khách hàng ngày càng rút ngắn lại và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên gay gắt hơn. Trong môi trường như vậy, việc duy trì và chăm sóc khách hàng, tìm kiếm thu hút khách hàng mới trở thành nhiệm vụ trọng tâm của các doanh nghiệp. Tài liệu này đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của quản trị quan hệ khách hàng dựa trên mạng xã hội bởi tính hiệu quả, sự lan truyền, tương tác cao, tiết kiệm chi phí cũng như giảm tải cho các công cụ chăm sóc khách hàng truyền thống như: tổng đài điện thoại hay FAQs trước đây. Tài liệu có giá trị tham khảo trong việc giới thiệu một số lợi ích của truyền thông xã hội để hệ thống hóa cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. 2.2.2. Các tài liệu liên quan đến mạng và kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp [1]. Nguyễn Văn Minh (2011), Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0