Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu mô hình phát triển thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam
lượt xem 18
download
Đề tài "Nghiên cứu mô hình phát triển thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam" được thực hiện với mục tiêu nhằm hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về phát triển thị trường và mô hình phát triển thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp thương mại; nghiên cứu thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam, điều kiện và khả năng áp dụng các mô hình phát triển thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam; gợi ý một số vấn đề trong việc triển khai áp dụng mô hình phát triển thị trường bán lẻ đối với các doanh nghiệp thương mại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu mô hình phát triển thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------o0o------------ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ Nghiên cứu mô hình phát triển thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam B2017-TMA-13 Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Phạm Thúy Hồng Hà Nội, năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đơn vị: Trường Đại học Thương mại ------- THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Nghiên cứu mô hình phát triển thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam - Mã số: B2017-TMA-13 - Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Phạm Thúy Hồng - Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Thương mại - Thời gian thực hiện: 24 tháng (1.2017-12.2018) 2. Mục tiêu: Nghiên cứu đề xuất được mô hình phát triển thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam. Trong đó, giải quyết cụ thể các nhiệm vụ: • Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về phát triển thị trường và mô hình phát triển thị trường bán lẻ của các doanh nghiêp thương mại • Nghiên cứu thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam, điều kiện và khả năng áp dụng các mô hình phát triển thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam • Gợi ý một số vấn đề trong việc triển khai áp dụng mô hình phát triển thị trường bán lẻ đối với các doanh nghiệp thương mại Việt Nam 3. Tính mới và sáng tạo: Tập hợp và phân tích thông tin thứ cấp để có đánh giá khái quát về thị trường bán lẻ, cơ hội phát triển thị trường và các mô hình phát triển thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam Thiết kế 03 bảng câu hỏi và thu thập thông tin sơ cấp từ ba đối tượng mẫu (150 người tiêu dùng; 05 chuyên gia và 15 tổ chức thương mại) Kết nối logic giữa cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn tại thị trường bán lẻ Việt Nam để đưa ra hai nhóm giải pháp chủ yếu: 1. Thiết lập cấu trúc mô hình phát triển thị trường bán lẻ của các DNTM, xây dựng hệ sinh thái cho các DNTM triển khai thành công, với 04 giải pháp cụ thể. 2. Hoàn thiện mô hình phát triển thị trường bán lẻ, với 05 giải pháp chi tiết, đặc biệt tập trung vào việc lựa chọn và điều chỉnh triển khai phù hợp 05 mô hình phát triển thị trường bán lẻ: Mua lại và sát nhập (M&A); Liên doanh- liên kết - Nhượng quyền thương hiệu bán lẻ- Phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ- Thương mại điện tử 4. Kết quả nghiên cứu: Đóng góp về mặt lý thuyết, đề tài đã tổng quan được các tiếp cận về phát triển thị trường bán lẻ, xác định cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu của đề tài, tập trung vào bảy nội dung cơ bản: nhận diện cấu trúc và tình thế của thị trường bán lẻ; thiết lập mô hình chuỗi cung ứng bán lẻ; phân tích các mô hình phát triển thị trường bán lẻ; lựa chọn và khai thác yếu tố cạnh tranh cốt lõi; định vị thị trường bán lẻ; tổ chức điều hành quản trị 1
- hoạt động bán lẻ và kiểm tra đánh giá hiệu quả bán lẻ. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến năm mô hình phát triển thị trường bán lẻ: Mua lại và sát nhập (M&A); Liên doanh- liên kết; Phát triển chuỗi cửa hàng; Nhượng quyền thương hiệu bán lẻ; Thương mại điện tử. Đóng góp về mặt thực tiễn, đề tài đã đánh giá khái quát thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam và mô hình phát triển thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam. Thực hiện nghiên cứu khảo sát 150 người tiêu dùng; Khảo sát 15 doanh nghiệp/ tổ chức thương mại bán lẻ Việt Nam; Phỏng vấn 05 chuyên gia / các nhà quản lý của các tổ chức nghiên cứu và quản lý thị trường bán lẻ. Những phát hiện và kết luận từ thực trạng thị trường bán lẻ và mô hình phát triển thị trường bán lẻ đã xác định được những khía cạnh và vấn đề cần quan tâm giải quyết trong điều kiện thực tế triển khai 05 mô hình phát triển thị trường bán lẻ (1.Mua lại và sát nhập (M&A); 2.Liên doanh- liên kết; 3.Phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ; 4.Nhượng quyền thương hiệu bán lẻ; 5.Thương mại điện tử) của các doanh nghiệp thương mại (DNTM) Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp nhằm triển khai các mô hình phát triển thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam. Trên cơ sở định hướng phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã đề xuất hai nhóm giải pháp lớn: Thiết lập lại cấu trúc mô hình phát triển thị trường bán lẻ với bốn giải pháp chi tiết: Xác lập cấu trúc mô hình phát triển thị trường bán lẻ; Tổ chức cung ứng hàng hóa trong thị trường bán lẻ; Phát triển liên kết chuỗi và Xây dựng hệ thống thông tin. Hoàn thiện mô hình phát triển thị trường bán lẻ với năm giải pháp cụ thể: Xác định cấu trúc và tình thế thị trường bán lẻ; Quản lý và kiểm soát chuỗi cung ứng bán lẻ; Lựa chọn yếu tố cạnh tranh cốt lõi của DNTM; Lựa chọn và điều chỉnh để triển khai từng mô hình phát triển thị trường bán lẻ; Định vị phát triển thị trường bán lẻ. 5. Sản phẩm: 5.1. Sản phẩm khoa học: 12 Bài báo khoa học của chủ nhiệm đề tài và các thành viên của nhóm nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học và hội thảo khoa học cấp quốc gia &quốc tế 1. Phạm Thúy Hồng.( 2017). Con đường phát triển bán lẻ hiệu quả của các DNTMBL VN. TC Khoa học Thương mại. Tháng 6.2017 2. Phạm Thúy Hồng (2017). Mô hình nghiên cứu AERO và việc áp dụng cho các DNTM BL VN . TC Khoa học và Công nghệ . Số 13 tháng 5 năm 2017 3. Phạm Thúy Hồng (2017). Phát triển thương hiệu bán lẻ trong nền kinh tế số. Kỷ yếu: HT KHQG: Quản trị thương hiệu hướng tới tương lai: Nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Tổ chức 12.2017 tại ĐHTM 4. Phạm Thúy Hồng & NCS Lê Thị Nguyệt (2019) (Hội thảo KH QG, 2019). Năng suất marketing- một số vấn đề lý thuyết và thực tế trong bán lẻ tại Việt Nam. Kỷ yếu HTKHQG: Phát triển thương mại trong bối cảnh cách mạng 4.0: năng suất và bền vững. Tổ chức tại ĐHTM 2019 2
- 5. Lục Thị Thu Hường. Ứng dụng công nghệ trong chuỗi cung ứng bán lẻ. Tạp chí Vietnam Logistics Review,Số 132, tháng 10, 2018 6. Lục Thị Thu Hường, Nguyễn Thị Đông. Xây dựng thương hiệu bán lẻ thời trang may mặc tại Hà Nội. Hội thảo quốc gia: Quản trị thương hiệu hướng tới tương lai: “Nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp”, tại ĐH Thương mại 3/2017 7. Dương Thị Thúy Nương, Lục Thị Thu Hường. Thị trường bán lẻ thời trang may mặc và hành vi lựa chọn cửa hàng tại các thành phố lớn ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học Thương mại, Số 106, tháng 6, 2017 8. Lục Thị Thu Hường, Nguyễn Thị Tú. Kinh nghiệm quản trị chuỗi cung ứng của DN bán lẻ thời trang quốc tế & bài học đối với DN Việt Nam. Hội thảo Quốc tế “Hội nhập & thách thức”, ĐH Huế. 9. Th.s. Ngạc Thị Phương Mai (2019). Nâng cao hiệu quả của các chuỗi cửa hàng bán lẻ mặt hàng MẸ&BÉ. Kỷ yếu HTKHQG: Phát triển thương mại trong bối cảnh cách mạng 4.0: năng suất và bền vững. Tổ chức tại ĐHTM 2019 10. TS. Nguyễn Hoàng Giang.(2019) Nâng cao hiệu quả phát triển thương hiệu của chuỗi cửa hàng bán lẻ quần áo thời trang trong xu thế công nghiệp 4.0. Kỷ yếu HTKHQG: Phát triển thương mại trong bối cảnh cách mạng 4.0: năng suất và bền vững. Tổ chức tại ĐHTM 2019 11. Th.s Nguyễn Bảo Ngọc.(2017) Các yếu tố cấu thành hình ảnh thương hiệu chuỗi cửa hàng tiện ích. Hội thảo quốc gia: Quản trị thương hiệu hướng tới tương lai: “Nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Tổ chức tại Hà Nội, tháng 3.2017 12. PGS.TS. Đỗ Thị Ngọc; Đào Nguyệt Thanh (2016) Comprehensive Control Models for Food Safety - The Applications in Fresh Organic Vegetables Supply Chain in Hanoi – Vietnam. Hội thảo quốc tế: Toward One Asia in Management and Economics- Currenr Issues: K-Tech Diffusion and Industry 4.0, CNU, Deajeon, Korea, November, 27-29, 2016 5.2. Sản phẩm đào tạo: Hướng dẫn 02 cao học viên bảo vệ thành công Luận án thạc sỹ 1. Ngo Thi Ngoc Anh. MBA. QueBec2. The influence of using Social Media on Marketing Communication of Vietnamese Retails. (12.2017). (Supervisor/ instructor: Phạm Thúy Hồng) 2. Đào Nguyệt Thanh. (CH22A. Kinh doanh thương mại, ĐH Thương mại). ( Luận án thạc sĩ.) Kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng thực phẩm hữu cơ trên thị trường Hà Nội. Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Thúy Hồng 5.3. Sản phẩm ứng dụng: 01 báo cáo tổng kết đề tài. Nghiên cứu mô hình phát triển thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam 3
- 01 báo cáo đề xuất: Bản đề xuất mô hình phát triển thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam 6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu: Chuyển giao kết quả nghiên cứu: Trực tiếp (thông qua hướng dẫn cao học viên làm Luận án thạc sĩ và nghiên cứu khoa học) và gián tiếp ( thông qua việc công bố kết quả trên các tạp chí khoa học và hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế Địa chỉ. Các cao học viên của trường ĐH Thương mại và các tạp chí Khoa học Thương Mại, TC Khoa học và Công nghệ; Hội thảo khoa học quốc gia khoa Marketing tháng 3.2017 và 6.2019. Tác động và lợi ích: o Thông qua hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học nhằm truyền tải và nhân rộng các kết quả nghiên cứu o Mang kết quả nghiên cứu và một số đề xuất vận dụng vào hoạt động kinh doanh bán lẻ của các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh kinh doanh mới Tổ chức chủ trì Ngày 10 tháng 06 năm (ký, họ và tên, đóng dấu) 2019 Chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Phạm Thúy Hồng 4
- MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING THUONGMAI UNIVERSITY INFORMATION ON RESEARCH RESULTS 1. General information: Project title: Research on models of retail market development of Vietnamese commercial enterprises Code number: B2017-TMA-13 Coordinator: Assoc. Dr. Pham Thuy Hong Implementing institution: Thuong Mai University Duration: 24 months, from Jan.2017 to Dec.2018 2. Objective(s): Research and propose the retail market development models of Vietnamese commercial enterprises. In particular, specific tasks: • Systematizing the theoretical basis of market development and retail market development model of commercial enterprises • Research on the status of conditions and the ability to apply retail market development models of Vietnamese commercial enterprises • Suggest some solutions in implementing the retail market development models for Vietnamese commercial enterprises. 3. Creativeness and innovativeness: • Gathering and analyzing secondary information for an overview of retail market, opportunities for market development and retail market development models of Vietnamese commercial enterprises • Designing 03 questionnaires and collecting primary information from three sample objects (150 consumers; 05 experts and 15 commercial organizations) Linking logic between theoretical basis and practical basis in Vietnam retail market to offer two main groups of solutions: 1. Establishing structure of retail market development model of commercial enterprises, building retail ecology for successful commercial enterprises, with 04 specific solutions. 2. Improving the retail market development model, with 05 detailed solutions, especially focusing on the selection and adjustment of suitable deployment of 05 retail market development models: Acquisition and merger (M&A); Joint-venture - Retail franchise - Develop retail store chain - E- commerce 4. Research results:
- In theory, the research has reviewed the approaches to developing the retail market, determining the theoretical basis for the study issues, focusing on seven major aspects: identify the structure and situation of the retail market; establish retail supply chain model; analysis of retail market development models; select and exploit core competitive ability; position the retail market; manage and evaluate the retail operations. In particular, it emphasizes five models of retail market development: acquisition and merger (M&A); Joint venture; Developing store chains; Retail franchise; Ecommerce. In practical, the research has generalized the current situation of Vietnam's retail market and retail market development models of Vietnamese commercial enterprises. Conducting research on 150 consumers; Survey of 15 Vietnamese retail businesses / organizations; Interview with 05 experts / managers. Findings and conclusions from the reality of the retail market and the retail market development models have identified the aspects and addressed issues in the actual conditions of deploying 05 market development models: 1. M&A; 2. Joint-venture - 3. Develop retail store chains; 4. Retail franchise; 5. E-commerce Proposing some solutions to implement models for the retail market development of Vietnamese commercial enterprises. Based on the trend of developing Vietnam's retail market, the research team proposed two major solutions: • Re-establish the structure of retail market development models, described in four detailed solutions: Establishing the structure of retail market development model; Supplying goods in the retail market; Developing the supply chain Building marketing information systems. • Improving the retail market development model including in five specific solutions: Determining the structure and retail market situation; Managing and controlling retail supply chains; Selecting core competitiveness of commercial enterprises; Select and adjust to deploy the retail market development models; Positioning the retail market 5. Products: 5.1. Scientific products: 12 Scientific articles of the project leader and members of the research team published in national and international scientific journals and conferences 1. Pham Thuy Hong (2017). The effective road to growth of Vietnamese retail businesses. Journal of Trade Science. June,2017 2. Pham Thuy Hong (2017) . AERO model and application for for Vietnamese retail enterprises. Journal of Science and Technology. No. 13, May 2017 3. Pham Thuy Hong (2017) Developing retail brands in the digital economy. Proceedings of national scientific workshop: Brand management towards the future: Enhancing the brand value of enterprises. Dec.2017. The Thuongmai University. 4. Pham Thuy Hong & Le Thi Nguyet. (2019). Marketing productivity - some theoretical and practical issues in the Vietnamese retail market. Proceedings of National Science
- workshop: Growing business in the context of revolution 4.0: productivity and sustainability. June 2019. The Thuongmai University 5. Luc Thi Thu Huong. Technology application in retail supply chain. Vietnam Logistics Review, No. 132, Oct. 2018. 6. Luc Thi Thu Huong & Nguyen Thi Dong. Building a brand of apparel fashion retail in Hanoi. Proceedings of National workshop: Brand management towards the future: "Enhancing the brand value of enterprises. Apr. 2017. The Thuongmai University 7. Duong Thi Thuy Nuong & Luc Thi Thu Huong. Retail market of apparel fashion and behavior in selecting store in the big cities in Vietnam. Journal of Trade Science, No. 106 June. 2017 8. Luc Thi Thu Huong, Nguyen Thi Tú. Experience of managing international supply chain of international fashion companies & lessons for Vietnamese enterprises. International Conference "Integration & Challenges", Hue University. 9. Ngac Thi Phuong Mai (2019). Improve the efficiency of chains retail store Mother & BABY . Proceedings of National Science : . Proceedings of National Science workshop: Growing business in the context of revolution 4.0: productivity and sustainability. June 2019. The Thuongmai University 10. Nguyen Hoang Giang (2019) Improving the brand development of the retail store chains of fashion clothing in trend of revolution 4.0 . Proceedings of National Science workshop: Growing business in the context of revolution 4.0: productivity and sustainability. June 2019. The Thuongmai University 11. Nguyen Bao Ngoc (2017). Elements of the brand image of convenience store chain. Proceedings of National Science workshop: Brand management towards the future: "Enhancing the brand value of enterprises. Apr. 2017. The Thuongmai University. 12. Đo Thi Ngoc & Đao Nguyet Thanh. (2016) Comprehensive Control Models for Food Safety - The Applications in Fresh Organic Vegetables Supply Chain in Hanoi – Vietnam. International Conference: Toward One Asia in Management and Economics- Currenr Issues: K-Tech Diffusion and Industry 4.0, CNU, Deajeon, Korea, November, 27-29, 2016. 5.2. Training products: 02 masters of business administration (MBA) 1. Ngo Thi Ngoc Anh. MBA. QueBec2. The influence of using Social Media on Marketing Communication of Vietnamese Retails. (December 2017). (Supervisor / instructor: Pham Thuy Hong) 2. Dao Nguyet Thanh. (CH22A). (Commercial business, University of Commerce). (Master thesis.) Quality control of food hygiene and safety in the supply chain of organic food in Hanoi market. Instructors: Assoc.Prof. Dr. Pham Thuy Hong 5.3. Application products:
- • 01 summary report of the research: Researching the retail market development models of Vietnamese commercial enterprises • 01 proposal report: Proposal for the retail market development models of Vietnamese commercial enterprises 6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results: Transfer of research results: Directly (through guidance postgraduated students do Master's thesis and scientific research) and indirectly (through the publication of results in scientific journals and National and international conferences) Application institutions. Graduate students of the University of Commerce and the Journal of Trade Science; Magazine of Science and Technology; National scientific workshop of Marketing Department in March 2017 and June 2019. Impact and benefits of research results o Through training and scientific research activities to transmit and replicate research results o Bring research results and some suggestions to apply to retail business activities of retail businesses in Vietnam, to improve business efficiency, enhance competitiveness in the new business context. Hanoi, November 3rd, 2019 Implementing institution Principle investigator Assoc.Prof., PhD. Nguyen Thị Bich Loan Asscos. Prof,. PhD. Phạm Thúy Hồng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BÁN LẺ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI VIỆT NAM Mã số đề tài: B2017 – TMA - 13 Chủ nhiệm đề tài: PGS,TS. PHẠM THÚY HỒNG Hà Nội, 06/2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BÁN LẺ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI VIỆT NAM Mã số đề tài: B2017 – TMA - 13 Xác nhận của Trƣờng Đại học Chủ nhiệm đề tài Thƣơng mại PSG,TS. PHẠM THÚY HỒNG Hà Nội, 06/2019
- MỤC LỤC MỤC LỤC .......................................................................................................................i DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH ................................................................iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................v PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về thị trường bán lẻ và phát triển thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam ..................................................................3 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:.................................................................................14 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................................15 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................................ 15 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BÁN LẺ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI ...........................................................................17 I.1. Một số khái niệm cơ bản về thị trường và phát triển thị trường ............................. 17 I.1.1. Thị trường, thị trường bán lẻ và các doanh nghiệp thương mại.......................... 17 I.1.2. Phát triển thị trường và mô hình phát triển thị trường bán lẻ ............................. 24 I.2. Nội dung cơ bản của phát triển thị trường bán lẻ của doanh nghiệp thương mại ...27 I.2.1. Nhận diện cấu trúc và tình thế thị trường bán lẻ của DNTM .............................. 27 I.2.2. Phân tích và thiết lập mô hình chuỗi cung ứng bán lẻ của DNTM......................28 I.2.3. Phân tích các mô hình phát triển thị trường bán lẻ của DNTM .......................... 30 I.2.4. Lựa chọn và khai thác yếu tố cạnh tranh cốt lõi trong phát triển thị trường bán lẻ của DNTM .................................................................................................................41 I.2.5. Định vị thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp thương mại. ............................. 44 I.2.6. Tổ chức điều hành quản trị hoạt động bán lẻ ......................................................44 1.2.7. Kiểm tra và đánh giá hiệu quả bán lẻ .................................................................47 I.3. Các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới phát triển thị trường bán lẻ của doanh nghiệp thương mại .........................................................................................................48 1.3.1. Nhân khẩu học:....................................................................................................48 1.3.2. Lối sống của khách hàng .....................................................................................49 1.3.3. Nhu cầu và mong muốn của khách hàng ............................................................. 52 1.3.4. Thái độ và hành vi mua sắm của khách hàng. ....................................................54 1.3.5. Sự thích ứng của các nhà bán lẻ/ các DNTM: ....................................................56 1.3.6. Các nhân tố môi trường khác: .............................................................................58 i
- CHƢƠNG 2. NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BÁN LẺ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI TRONG KHU VỰC (THÁI LAN) VÀ THẾ GIỚI (HÀN QUỐC, NHẬT BẢN) .................59 II.1. Mô hình phát triển thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp thương mại trong khu vực .................................................................................................................................59 II.1.1. Tập đoàn C.P Group – Thái Lan với mô hình cửa hàng 7-eleven .....................59 II.1.2. Tập đoàn Central Group – Thái Lan với mô hình Family Mart ........................71 II.2. Mô hình phát triển thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp thương mại/ tập đoàn thương mại bán lẻ Hàn Quốc và Nhật Bản ....................................................................79 II.2.1. Các tập đoàn bán lẻ Hàn Quốc ..........................................................................79 II.2.2. Các tập đoàn bán lẻ Nhật Bản ............................................................................82 II.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển thị trường bán lẻ đối với các DNTM Việt Nam ............................................................................................................................... 87 II.3.1. Tìm hiểu các mô hình phát triển thị trường bán lẻ phù hợp. .............................. 87 II.3.2. Xem xét cơ sở lựa chọn và vận dụng mô hình phát triển thị trường bán lẻ phù hợp .................................................................................................................................89 II.3.3. Một số điều kiện hỗ trợ mục tiêu phát triển thị trường bán lẻ thành công........92 CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ......................................................................................94 III.1. Khái quát về thị trường bán lẻ Việt Nam ............................................................. 94 III.2. Kết quả khảo sát điều tra về phát triển thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp thương mại bán lẻ Việt Nam: ........................................................................................98 III.2.1. Nội dung chủ yếu của thông tin khảo sát và mẫu khảo sát ............................... 98 III.2.2. Một số kết quả khảo sát chủ yếu ........................................................................99 III.3. Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển thị trường và mô hình phát triển thị trường bán lẻ của các DNTM Việt Nam .....................................................................102 III.3.1. Xác định cấu trúc và tình thế của thị trường bán lẻ: ......................................102 III.3.2. Phân tích mô hình chuỗi cung ứng và logistics bán lẻ của thị trường bán lẻ .103 III.3.3. Phân tích và đánh giá các mô hình phát triển thị trường bán lẻ ....................106 III.3.4. Lựa chọn yếu tố cạnh tranh cốt lõi trong mô hình phát triển thị trường bán lẻ .....................................................................................................................................130 III.3.5. Định vị mô hình phát triển thị trường bán lẻ của các DNTM .........................132 III.4. Đánh giá chung thực trạng mô hình phát triển thị trường bán lẻ của các DNTM Việt Nam......................................................................................................................132 III.4.1. M&A: ...............................................................................................................133 ii
- III.4.2. Phát triển chuỗi cửa hàng và phát triển nhượng quyền thương hiệu gắn với chuỗi cửa hàng ............................................................................................................134 III.4.3. Thương mại điện tử: ........................................................................................135 III.4.4. Tổ chức loại hình bán lẻ và quản lý Nhà nước về tổ chức bán lẻ ...................135 CHƢƠNG 4. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BÁN LẺ & MỘTSỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BÁN LẺ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ................138 IV.1. Định hướng phát triển thị trường bán lẻ tại Việt Nam .......................................138 IV.2. Thiết lập lại cấu trúc mô hình phát triển thị trường bán lẻ của các DNTM Việt nam ..............................................................................................................................141 IV.2.1. Phác thảo cấu trúc mô hình phát triển thị trường bán lẻ của các DNTM VN 141 IV.2.2. Tổ chức cung ứng hàng hóa trong thị trường bán lẻ của các DNTMVN ........143 IV.2.3. Phân tích liên kết chuỗi trong mô hình phát triển thị trường bán lẻ của các DNTMBL .....................................................................................................................147 IV.2.4. Xây dựng hệ thống thông tin về thị trường bán lẻ của các DNTM VN ...........152 IV.3 Tiếp tục hoàn thiện mô hình phát triển thị trường bán lẻ đối với các DNTM Việt nam ..............................................................................................................................155 IV.3.1. Xác định cấu trúc và tình thế của thị trường bán lẻ .......................................155 IV.3.2. Quản lý và kiểm soát chuỗi cung ứng bán lẻ của các DNTM bán lẻ ..............155 IV.3.3. Lựa chọn yếu tố cạnh tranh cốt lõi của DNTM để triển khai mô hình phát triển thị trường bán lẻ ..........................................................................................................156 IV.3.4. Lựa chọn và điều chỉnh mô hình phát triển thị trường bán lẻ .........................158 IV.3.5 Định vị mô hình phát triển thị trường bán lẻ của các DNTM ........................167 IV.4. Một số kiến nghị khác ........................................................................................168 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iii
- DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH BẢNG: Bảng 1.1. Một số cách phân loại loại hình bán lẻ qua cửa hàng ...................................20 Bảng 1.2. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................22 Bảng 2.1. Đặc điểm chuỗi cung ứng 7 – Eleven Thái Lan ............................................64 Bảng 3.1. Bảng xếp hạng Top 10 DN ngành bán lẻ uy tín năm 2018 .........................103 Bảng 3.2. Danh sách các thương vụ tiêu biểu trong giai đoạn 2009-2018..................107 Bảng 3.3 Tình hình mua sắm trực tuyến tại Việt Nam...............................................122 HÌNH: Hình 1.1. Đồ hình khái quát về các bậc thị trường. ......................................................19 Hình 1.2. Ma trân Ansoft ............................................................................................... 25 Hình 1.3. Mô hình phát triển thị trường bán lẻ ............................................................. 26 Hình 1.4. Mô hình chuỗi cung ứng bán lẻ .....................................................................28 Hình 1.5. Các mô hình thương mại điện tử theo đối tượng tham gia .......................... 41 Hình 1.6. Mô hình chuỗi giá trị của công ty .................................................................43 Hình 1.7. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới phát triển thị trường bán lẻ của DNTM ......48 Hình 1.8. Ảnh hưởng của mức chấp nhận rủi ro đối với khách hàng .......................... 52 Hình 1.9. Quá trình ra quyết định mua sắm của khách hàng .......................................55 Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc tổ chức tập đoàn C.P ............................................................. 61 Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc tổ chức công ty C.P All .........................................................62 Hình 2.3. Mô hình chuỗi cung ứng cửa hàng tiện lợi ...................................................64 Hình 2.4. Cấu trúc tổ chức Central Group ...................................................................74 Hình 3.1. Xếp hạng chỉ số phát triển toàn cầu (Nguồn: AT Kearney) .......................... 94 Hình 3.2. Doanh thu bán lẻ tại thị trường Việt Nam, giai đoạn 1991-2017 .................96 Hình 3.3. Loại hình tổ chức thương mại bán lẻ chủ yếu ở Việt Nam ............................ 97 Hình 3.4. Số lượng các cửa hàng bán lẻ theo chuỗi của các thương hiệu bán lẻ .......115 Hình 3.5. Sự phát triển của VinMart và VinMart+ .....................................................118 Hình 3.6. Giá trị thị trường thương mại điện tử B2C tại Việt Nam trong tổng ngành bán lẻ giai đoạn 2013-2020 ( tỷ USD) ........................................................................121 Hình 3.7. Doanh số TMĐT B2C Việt nam giai đoạn 2014-DK2020 ( tỷ USD) ..........122 Hình 3.8. Thời gian truy cập Internet trung bình của người dùng Internet/ ngày ......123 Hinh 3.9. Các loại hàng hóa, dịch vụ thường được mua trên mạng ...........................124 Hình 3.10. Mức độ hài lòng của người mua hàng trực tuyến .....................................126 Hình 4.1. Sự dịch chuyển quyền lực trong bán lẻ .......................................................141 Hình 4.2. Mô hình cấu trúc thị trường bán lẻ ............................................................142 Hình 4.3. Áp dụng mô hình AERO tổng quát ..............................................................157 iv
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AEC Khu vực kinh tế chung ASEAN BHXH Bảo hiểm xã hội B Business – Doanh nghiệp CH Cửa hàng CT Công ty CTCP Công ty cổ phần CPTPP Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương C Consumer - Người tiêu dùng DN Doanh nghiệp DNTM Doanh nghiệp thương mại DV Dịch vụ DVPPBL Dịch vụ phân phối bán lẻ EVFTA Hiệp định Thương mại EU - Việt Nam FTA Hiệp định thương mại tự do GDP Thu nhập quốc dân Goverment Chính phủ GRDI Global Retail Development Index KD Kinh doanh LH HTX TM Liên hiệp hợp tác xã thương mại thành phố Hồ Chí Minh TP HCM Mergers & Acquisitions - Mua lại và sáp nhập M&A Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản và Công nghiệp, Xây dựng NN, LN, TS và CN, XD Nhà xuất bản NXB Thương mại điện tử Việt Nam TMĐTVN Tổng công ty TCT Triển lãm thương mại TLTM Trách nhiệm hữu hạn TNHH Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TNHH MTV Thị trường TT Trung tâm thương mại TTTM Thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM Phó giáo sư, Tiến sĩ PGS,TS Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP Tiến sĩ TS Việt Nam VN Tổ chức thương mại thế giới WTO v
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong bối cảnh kinh doanh mới, khu vực kinh tế chung ASEAN (AEC) chính thức có hiệu lực cho phép các dòng tài nguyên, hàng hóa, vốn nhân lực… di chuyển tự do và thuận lợi trong nội khối. Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực từ tháng 01/2019, hiệp định thương mại với EU (EVFTA) được ký kết với những cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, đầu tư, phân phối cũng là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp nước ngoài đẩy mạng đầu tư vào ngành bán lẻ Việt Nam. Bên cạnh những thuận lợi, đánh dấu bước tiến mới của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc mở cửa các khu vực thị trường mới sẽ gây nhiều khó khăn bất lợi cho hàng hóa trong nước nhưng cũng là động lực thúc đẩy tình hình sản xuất và phân phối, nâng cao sức cạnh tranh của các DN Việt Nam. Từ đầu tháng 1/2019, Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương có hiệu lực, cạnh tranh từ các nhà đầu tư CPTPP trên thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ gay gắt hơn vì cam kết mở cửa thị trường sâu hơn WTO. Đáng chú ý là sau 5 năm CPTPP có hiệu lực, Việt Nam sẽ dỡ bỏ quy định Kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT), khiến sức ép đến từ các nhà đầu tư CPTPP trên thị trường bán lẻ sẽ lớn hơn rất nhiều. Đến tháng 8/2015, Việt Nam đã kí kết 10 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và đang đàm phán 5 Hiệp định thương mại tự do mới. Năm 2016 và những năm tiếp theo, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ tiếp tục những cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các DN bán lẻ trong nước và quốc tế: Tập đoàn bán lẻ Aeon Nhật Bản với dự án Aeon Mall Him Lam ở Sài Đồng Long Biên, tập đoàn Lotte dự kiến mở 60 điểm (hiện giờ là 9 điểm)… Các DN nội cũng đang có những phương án mở rộng thêm những điểm phân phối không chỉ ở trung tâm mà khu vực ngoại thành Theo cam kết của VN khi gia nhập WTO, kể từ 1.11.2015 Việt nam cho phép thành lập các công ty bán lẻ 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ thâm nhập vào Việt Nam bằng con đường liên doanh liên kết trong khâu phân phối mà ngay từ khâu sản xuất. Đơn cử như Công ty C.P của tập đoàn C.P Thái Lan đang chiếm 50% thị phần trứng, 30% thị phần gà công nghiệp, 7% thị phần thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam. Các DN ngoại đang nắm trong tay một chuỗi cung ứng từ sản xuất cho tới phân phối. Xuất phát từ thực tế của các DNTM bản lẻ VN: Hiện tại Việt Nam có 8 phân khúc chủ yếu có sự góp mặt của các nhà bán lẻ lớn gồm: Đại siêu thị/Trung tâm phân phối, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm phức hợp, siêu thị, siêu thị mini/cửa hàng tiện lợi/cửa hàng chuyên dụng, siêu thị điện máy, bán lẻ trực tuyến và bán hàng qua truyền hình. 1
- Theo thống kê của Bộ Công Thương, thị phần bán lẻ hiện đại ở Việt Nam mới chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ, trong khi ở Philipin là 33%, Malaysia 60% và Singapore là 90%. Cả nước hiện có khoảng 724 siêu thị và 132 TTTM, vài trăm cửa hàng tiện lợi. Hiện tại, các nhà bán lẻ ngoại đến từ Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản… đang nắm 92% mô hình đại siêu thị, kênh bán lẻ hiện đại đạt mức tăng trưởng lên tới 13% với 7.012 cửa hàng, trong đó có 4.541 minimart và cửa hàng đồ ăn, cho thấy xu hướng dịch chuyển về loại hình cửa hàng nhỏ và ảnh hưởng ngày càng tăng của thương mại điện tử. Phần lớn các siêu thị và TTTM này chỉ tập trung tại các thành phố lớn và khu vực nội thành. Khu vực nông thôn, ngoại thành hầu như vắng bóng các hệ thống bán lẻ, chủ yếu phân phối hàng theo từng đợt. Ngoài vấn đề về vốn, tài chính và công nghệ, một điểm yếu của các DN TM bán lẻ Việt Nam nằm ở chỗ chưa có mô hình phát triển thị trường một cách rõ ràng và lúng túng trong việc triển khai các mô hình liên kết hiệu quả. Tương lai của thị trường bán lẻ VN: Thị trường bán lẻ Việt Nam là một thị trường còn rất nhiều tiềm năng. Hiện nay Việt Nam đang có trên 96 triệu dân, cơ cấu dân số trẻ (chiếm khoảng 60% dấn số ở độ tuổi 18 – 50), chi tiêu hộ gia đình tăng trung bình 10,5%/năm,năm 2010 là khoảng 4.5 triệu đồng, năm 2016 lên 7.6 triệu đồng, dự kiến vào năm 2020 lên mức 714 USD/tháng1. Mức GDP trung bình của nước ta đang xấp xỉ gần 2.000 USD/người. Trong tương lai giá trị này sẽ ngày càng tăng và đó là tiền đề cho sự phát triển của bán lẻ Việt Nam, đặc biệt là bán lẻ hiện đại. Theo Quy hoạch của Bộ Công Thương, đến năm 2020 cả nước sẽ có khoảng 1.200 – 1.500 siêu thị, tức cần thêm 550 siêu thị so với hiện tại, 180 trung tâm thương mại và 157 trung tâm mua sắm. Năm 2020, quy mô thị trường bán lẻ được dự báo sẽ đạt và vượt mức 10 tỷ USD, trong đó bán lẻ hiện đại sẽ chiếm trên 45% (4,5 tỷ USD), con số hấp dẫn hàng đầu châu Á. Thị trường bán lẻ ở các thành phố, các đô thị tiếp tục phát triển với các hình thức văn minh, hiện đại; thị trường bán lẻ ở vùng nông thôn cũng được quan tâm phát triển và mở rộng đa dạng các loại hình, thương mại điện tử bán lẻ sẽ ngày càng phát triển. Đây cũng là mảnh đất nhiều tiềm năng cho các DNTM bán lẻ Việt Nam. Tuy nhiên cũng dễ dàng nhận thấy, những thách thức cho các DNTMBL Việt Nam vẫn còn ở phía trước, nghiên cứu và triển khai áp dụng mô hình phát triển thị trường bán lẻ nào để khẳng định vị thế tại thị trường nội địa là một trong những câu hỏi cần sớm tìm được câu trả lời. Điều này khẳng định tính cấp thiết của đề tài: “Nghiên cứu mô hình phát triển thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam” 1 Con số & sự kiện: Tổng chi tiêu hộ gia đình trong khảo sát mức sống dân cư (22.8.2019) 2
- 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về thị trƣờng bán lẻ và phát triển thị trƣờng bán lẻ của các doanh nghiệp thƣơng mại Việt Nam Các công trình trong nƣớc - Các công trình nghiên cứu: Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động bán lẻ và mô hình tổ chức hoạt động bán lẻ, một số nghiên cứu đã chỉ ra những điều kiện và nguyên tắc cơ bản để tổ chức thành công hoạt động bán lẻ trong thị trường cạnh tranh. Những công trình nổi bật gồm: Marketing cho bán lẻ (2015), NXB lao động- xã hội, tài liệu dịch của Bob và Susan Negen. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ngày càng biến đổi với tốc độ chóng mặt và rất nhiều cửa hàng bán lẻ quy mô nhỏ đang gặp khó khăn trong việc bắt kịp những thay đổi này. Cho rằng tỷ lệ thất bại trong ngành kinh doanh bán lẻ quy mô nhỏ so với các ngành kinh doanh khác là cao nhất, hai tác giả, đồng thời là những người quản lý, hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ đã đề cập đến hoạt động này dưới góc độ marketing ứng dụng. Các tác giả Bob và Susan Negen cho rằng lợi thế cạnh tranh lớn nhất của các doanh nghiệp bán lẻ chính là khả năng phát triển các mối quan hệ bền vững với khách hàng thông qua những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời và tạo dựng được các mối quan hệ, sẽ đạt được thành công. Công trình đã đưa ra một trong các cách thức để nâng cao hiệu quả bán lẻ là thông qua các phương tiện truyền thông, trong đó tác giả đi sâu nghiên cứu về vai trò của quảng cáo trong việc thu hút khách hàng mới, kinh nghiệm sử dụng quảng cáo không thường xuyên với các nhà bán lẻ độc lập. Hai tác giả đã dành phần lớn nội dung để chỉ ra một cách chi tiết cách thức chuyển đổi hành vi và giữ chân khách hàng cho các nhà bán lẻ thông qua kỹ thuật viết lời quảng cáo. Tuy nhiên, bối cảnh được đề cập và phân tích ở đây là thị trường Mỹ, với sự tham gia chủ yếu của các nhà bán lẻ tiện lợi, thông minh nổi tiếng bậc nhất như Wal-Mart, amazon.com, overstock.com, ebay… TS. Đào Xuân Khương (2015), Mô hình phân phối và bán lẻ, NXB Lao động. Tác giả, TS. Đào Xuân Khương là Chủ tịch Công ty KCP, là một trong những chuyên gia hàng đầu Việt Nam về phân phối và bán lẻ. Ông là tiến sỹ về bán lẻ hiện đại, thạc sỹ quản trị kinh doanh, nghiên cứu bán lẻ hiện đại tại Đức và nghiên cứu marketing tại Mỹ. Ông từng là Giám đốc điều hành Melinh Plaza, Giám đốc điều hành Kowil, Giám đốc Kinh doanh tập đoàn Phú Thái, Giám đốc bán hàng của P&G. Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng, thị trường bán lẻ Việt Nam nhiều năm qua vẫn duy trì kênh phân phối truyền thống thông qua các đại lý, cửa hàng bán lẻ nhỏ và tự phát. Đồng thời họ cũng dự báo rằng doanh số bán lẻ của Việt Nam trong các năm tới sẽ tiếp tục tăng, và thị trường bán lẻ Việt Nam có rất nhiều cơ hội, nhưng cũng sẽ không tránh được sự thâm nhập của các ông lớn trong ngành bán lẻ trên thế giới. Vậy làm thế nào các cửa 3
- hàng bán lẻ truyền thống, các siêu thị của Việt Nam có thể duy trì và phát triển trong tương lai? Trong cuốn sách, thông qua các ví dụ thực tiễn tại Việt Nam, bằng những kinh nghiệm nghiên cứu của mình, tác giả tập trung chỉ ra sự kết nối thần kinh giữa cửa hàng – người bán và người mua có giá trị như thế nào đối với hành động quay lại của người mua, từ đó doanh nghiệp cần làm gì để khiến trải nghiệm mua hàng của khách hàng tốt hơn, để giữ chân được khách hàng; các cấp độ quản trị cửa hàng bán lẻ và công thức bán lẻ thành công; cách thiết kế kênh phân phối và những kênh phân phối phù hợp với các cửa hàng, doanh nghiệp vừa và nhỏ để từ đó duy trì, phát triển cửa hàng, doanh nghiệp, và giữ được lợi thế trước sự đầu tư mạnh mẽ của các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới vào Việt Nam. Trịnh Minh Thảo (2015) Mô hình bán hàng tổng lực, NXB Tổng hợp TP.HCM. Tác giả đã chỉ ra những điều kiện và nguyên tắc cơ bản để tổ chức thành công hoạt động bán lẻ trong thị trường cạnh tranh chính là thực hiện tốt công tác quản lý bán hàng tại đơn vị thông qua mô hình phù hợp và thông minh nhằm khai thác triệt để các nguồn lực để đẩy mạnh tăng trưởng, chiếm lĩnh thị phần. Tuy nhiên, mô hình tổ chức và quản lý hoạt động bán lẻ trong công trình này được áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó tập trung phân tích những kỹ năng và kinh nghiệm thực hiện quy trình 5 bước của quản lý bán hàng bao gồm: Xây dựng kế hoạch – Triển khai – Giám sát – Tạo động lực – Đào tạo, kèm cặp. Cuốn sách đề cập đến nghệ thuật quản lý bán hàng trong mảng ngân hàng bán lẻ nhằm hướng dẫn kỹ năng quản lý bán hàng tại các chi nhánh và phòng giao dịch của các ngân hàng bán lẻ. Cuốn sách không chỉ nêu ra lối tư duy mới rất thực tiễn trong quản lý nhân viên bán hàng mà còn mô tả thật tỉ mỉ mô hình quản lý cùng với những công cụ và phương pháp dễ áp dụng từ việc lập kế hoạch bán hàng, triển khai, giám sát, đánh giá… cho đến tạo động lực và huấn luyện, kèm cặp nhân viên trong mảng ngân hàng bán lẻ. Điều đáng chú ý nhất ở chỗ mô hình quản lý bán hàng trong cuốn sách này vừa chuyên nghiệp lại vừa sát thực với điều kiện, môi trường kinh doanh ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay và trong giai đoạn sắp tới. Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương (2011), Các loại hình kinh doanh văn minh hiện đại, định hướng quản lý nhà nước đối với siêu thị tại Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ. Đề tài đã đề cập tới hoạt động phân phối bán lẻ ở góc độ quản lý nhà nước, trong đó tập trung vào nội dung phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại, cụ thể là loại hình kinh doanh siêu thị tại Việt Nam. Trong đó, các nội dung chính nhằm định hướng quản lý siêu thị ở góc độ phát triển mạng lưới siêu thị gắn liền quá trình hiện đại hóa hệ thống phân phối trong nước; Phát triển lực lượng doanh nghiệp kinh doanh siêu thị thuộc mọi thành phần kinh tế, thực hiện các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xây dựng tài liệu hướng dẫn công nghệ thuộc da phục vụ công tác chuyên môn về công nghệ thuộc da cho cán bộ kỹ thuật của các cơ sở thuộc da Việt Nam
212 p | 419 | 100
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu tổng hợp các chất hoạt động bề mặt để sản xuất chất tẩy rửa thân thiện với môi trường dùng trong xử lý vải sợi phục vụ cho công nghệ dệt may
191 p | 430 | 96
-
Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ: Nghiên cứu xây dựng công nghệ tối ưu nhuộm tận trích một số loại vải PES/WOOL - KS. Trương Phi Nam
199 p | 251 | 46
-
Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp nhà nước: Nghiên cứu chế tạo các loại sợi ngắn và sợi mát từ tre và luồng để gia cường cho vật liệu polyme composite thân thiện môi trường - TS. Bùi Chương
166 p | 235 | 42
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Ứng dụng kỹ thuật và thiết bị thắt trĩ của Barron điều trị trĩ nội độ 1, 2 và độ 3 (nhỏ) ở các tuyến điều trị
42 p | 222 | 34
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu công nghệ dệt nhuộm hoàn tất vải may mặc từ sợi gai dầu pha Viscose - KS. Bùi Thị Chuyên
63 p | 238 | 27
-
Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở: Xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên sư phạm trong dạy học môn Giáo dục học ở Trường Đại học Đồng Tháp
104 p | 156 | 24
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại trên cây hành tím từ sản xuất tới bảo quản sau thu hoạch nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho đồng bào dân tộc Khmer ở huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng
150 p | 183 | 19
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Phân tích, đánh giá năng lực công nghệ trong nghiên cứu, điều tra cơ bản địa chất và tài nguyên khoáng sản các đơn vị thuộc bộ tài nguyên và môi trường
106 p | 201 | 18
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu thiết kế mặt hàng vải dệt thoi từ sợi nhuộm polyester theo phương pháp Solution dyed để tạo mặt hàng vải bọc nệm ghế - KS. Phạm Thị Mỹ Giang
59 p | 164 | 14
-
Báo cáo tổng kết đề tài KHKT 2010: Nghiên cứu công nghệ hoàn tất vải may mặc từ sợi gai dầu pha viscose - KS. Bùi Thị Chuyên
63 p | 158 | 14
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học của người học: Pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam và một số nước trong hoạt động các khu vực kinh tế - dưới gốc độ so sánh
80 p | 35 | 14
-
Tóm tắt báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Xây dựng lộ trình hướng tới đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học theo chuẩn AUN-QA tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
29 p | 159 | 13
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu chế tạo vật liệu tổng hợp 2 lớp hợp kim đồng thép làm thanh cái truyền dẫn điện động lực trong công nghiệp - ThS. Lương Văn Tiến
88 p | 155 | 12
-
Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ: Nghiên cứu xây dựng quy định về ghi nhãn sản phẩm dệt may phù hợp với điều kiện trong nước và quy định Quốc tế - KS. Bùi Thị Thanh Trúc (chủ nhiệm đề tài)
47 p | 146 | 12
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật ghép nhãn lên vải, duy trì thu nhập hàng năm của người làm vườn tại tỉnh Bắc Giang và Hải Dương
48 p | 129 | 9
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp nhằm phát triển sản xuất cây khoai tây hàng hoá ở tỉnh Điện Biên
85 p | 118 | 7
-
Tóm tắt báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Phân tích định lượng luồng thông tin trong bảo mật phần mềm
26 p | 98 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn