intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trên thị trường bán lẻ

Chia sẻ: Lý Hàn Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:146

33
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trên thị trường bán lẻ" được thực hiện với mục tiêu nhằm nghiên cứu, đánh giá về ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đề xuất các hàm ý quản trị góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trên thị trường bán lẻ trong nước. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trên thị trường bán lẻ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ---- BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CS21 - 25 Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Ngọc Trang Thành viên tham gia: Th.S Nguyễn Thị Mai Hà Nội, 03/2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CS21 - 25 Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Ngọc Trang Thành viên tham gia: Th.S Nguyễn Thị Mai Hà Nội, 3/2022
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CS21 - 25 Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Ngọc Trang Thành viên tham gia: Th.S Nguyễn Thị Mai Xác nhận của Trường Đại học Thương mại Chủ nhiệm đề tài Hà Nội, 03/2022
  4. i MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................... i DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ...................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iv PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ..................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3 4. Tổng quan một số nghiên cứu ............................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 9 6. Kết cấu đề tài ....................................................................................................... 10 CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................... 11 1.1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ ..................... 11 1.1.1. Hoạt động phân phối bán lẻ và doanh nghiệp phân phối bán lẻ ................... 11 1.1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ.............................................. 16 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các doanh nghiệp bán lẻ ................... 32 1.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu ............................................................................ 40 1.2.1. Cơ sở đề xuất mô hình ................................................................................... 40 1.2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 43 KẾT LUẬN CHƯƠNG I ......................................................................................... 45 CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YÊU TỐ TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM ........ 46 2.1. Tổng quan về thị trường bán lẻ của Việt Nam hiện nay ................................. 46 2.1.1. Cơ hội và thách thức của thị trường bán lẻ Việt Nam .................................. 46 2.1.2. Thực trạng của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam ............................................. 52 2.2. Phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt nam trên thị trường bán lẻ ...................................................... 56 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 56 2.2.2. Phân tích kết quả nghiên cứu ........................................................................ 71 KẾT LUẬN CHƯƠNG II........................................................................................ 84 CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ .......................... 85 3.1. Kết luận ............................................................................................................. 85
  5. ii 3.2. Hàm ý quản trị.................................................................................................. 86 3.2.2. Dưới góc độ quản trị doanh nghiệp ............................................................... 86 3.2.3. Dưới góc độ quản lý Nhà nước ...................................................................... 91 Kết luận chương III DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 95 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 100
  6. iii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Danh mục bảng biểu Bảng 2.1. Tổng hợp thang đo các yếu tố ảnh hưởng tới NLCT Bảng 2.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo Bảng 2.3. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo yếu tố NLCT Bảng 2.4. Kết quả phân tích nhân tố EFA cho các biến độc lập Bảng 2.5. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho nhân tố biến phụ thuộc Bảng 2.6. Thang đo chính thức các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DNBL VN Bảng 2.7. Kết quả thống kê mô tả mẫu theo loại hình doanh nghiệp Bảng 2.8. Kết quả thống kê mô tả mẫu theo lĩnh vực hoạt động Bảng 2.9. Kết quả thống kê mô tả mẫu theo quy mô lao động Bảng 2.10. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Năng lực tài chính Bảng 2.11. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Năng lực quản trị Bảng 2.12. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Năng lực Marketing Bảng 2.13. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Bảng 2.14. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Văn hóa doanh nghiệp Bảng 2.15. Đánh giá độ tin cậy của thang đo yếu tố thể chế và chính sách Bảng 2.16. Đánh giá độ tin cậy của thang đo yếu tố trình độ nguồn nhân lực Bảng 2.18. Đánh giá độ tin cậy của thang đo NLCT tổng thể Bảng 2.18. Kết quả EFA thang đo các yếu tố ảnh hưởng doanh nghiệp Bảng 2.19. Kết quả EFA thang đo NLCT tổng thể của các DNBL Việt Nam Bảng 2.20. Mối quan hệ tương quan tuyến tính Bảng 2.21. Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter Danh mục các hình Hình 1.1. Mô hình Kim cương của M. Porter Hình 1.2. Tam giác Năng lực cạnh tranh Hình 1.3. Mô hình lý thuyết đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DNBL Hình 2.1. Tỷ trọng tổng mức bán lẻ trong GDP của Việt Nam năm 2011, 2020
  7. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa CP Cổ phần DN Doanh nghiệp MH Mô hình NLCT Năng lực cạnh tranh KD Kinh doanh NSX Nhà sản xuất KH Khách hàng TNHH Trách nhiệm hữu hạn
  8. v BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trên thị trường bán lẻ - Mã số: CS 21 - 25 - Chủ nhiệm: TS. Trần Ngọc Trang - Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Thương Mại - Thời gian thực hiện: từ tháng 05 năm 2021 đến tháng 03 năm 2022 2. Mục tiêu: Nghiên cứu, đánh giá về ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đề xuất các hàm ý quản trị góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trên thị trường bán lẻ trong nước. 3. Tính mới và sáng tạo: Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DNBL Việt Nam, đề tài đã đưa ra những quan điểm về NLCT của DNBL theo lý thuyết năng lực, khác với một số nghiên cứu trong nước trước đây chủ yếu tiếp cận theo NLCT theo lý thuyết cạnh tranh truyền thống. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trong và ngoài nước, đề tài đã chỉ ra được 7 yếu tố ảnh hưởng tới NLCT của các DNBL Việt Nam bao gồm: 1) Yếu tố năng lực tài chính, 2) yếu tố năng lực quản trị, 3) yếu tố năng lực Marketing, 4) yếu tố văn hóa doanh nghiệp, 5) yếu tố năng lực cạnh tranh thương hiệu, 6) yếu tố thể chế và chính sách, 7) yếu tố nguồn nhân lực địa phương. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng đã xác định được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới NLCT của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, kết quả đều đạt yêu cầu và đảm bảo độ tin cậy. Do đó, kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để đề xuất các hàm ý quản trị cho loại hình doanh nghiệp bán lẻ VN nâng cao NLCT trên thị trường bán lẻ.
  9. vi 4. Kết quả nghiên cứu: - Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động phân phối bán lẻ, doanh nghiệp phân phối bán lẻ, các lý thuyết về NLCT và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp bán lẻ. - Khái quát thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay, chỉ rõ những cơ hội, thách thức và thực trạng của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trên thị trường bán lẻ trong nước. - Dựa trên khung lý thuyết đã xây dựng, tổng hợp các đề xuất từ các nghiên cứu trong và ngoài nước, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trên thị trường bán lẻ trong nước với 7 nhóm yếu tố ảnh hưởng. - Phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường bán lẻ - Trên cơ sở đó đề xuất các hàm ý quản trị góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. 5. Công bố sản phẩm khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí năm xuất bản và minh chứng kèm theo nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): 01 bài viết đăng trên Tạp chí Con số và sự kiện số 619 kỳ I tháng 04/2022 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Hiệu quả: - Bổ sung thêm nguồn tài liệu học tập và nghiên cứu về mảng các phương pháp phân tích thống kê cho bộ môn Thống kê – phân tích và trường Đại học Thương mại - Giúp cho người học, các đối tượng quan tâm như sinh viên, cao học viên và các nhà nghiên cứu về vấn đề cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt có nguồn tài liệu phục vụ cho học tập và nghiên cứu. - Giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có cơ sở khoa học để xác định mức độ ưu tiên trong chiến lược đầu tư cho sự phát triển bền vững. Phương thức chuyển giao
  10. vii Sản phẩm nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ cho giảng day, học tập và nghiên cứu khoa học ở Trường Đa ̣i ho ̣c Thương ma ̣i, các trường đại học, cao đẳng. - Ngoài ra, sản phẩm của đề tài có thể được được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp nhận dạng, phát triển và sử dụng nó một cách có hiệu quả thích ứng với sự thay đổi của thị trường. - Kết quả của sản phẩm hoàn toàn có thể dễ dàng được đưa vào phục vụ giảng dạy, nghiên cứu và học tập, cũng như ứng dụng trong các doanh nghiệp bán lẻ. Ngày 25 tháng 03 năm 2022 Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên) Trần Ngọc Trang
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong những năm qua cùng với sự mở rộng về quy mô, ngành bán lẻ Việt Nam luôn duy trì đà tăng trưởng 2 con số. Có thể nói, với nền tảng và thế mạnh sẵn có, ngành bán lẻ vẫn tiếp đà tăng trưởng và đang trở thành một trong những ngành kinh tế chủ chốt của nền kinh tế Việt Nam. Thêm vào đó, những thành tựu tiên tiến của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực bán lẻ tạo nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam với những thay đổi đột phá cùng những tiêu chuẩn dịch vụ đa dạng, hiệu quả và nhanh chóng dựa trên nền tảng công nghệ số. Với hàng loạt các bước đổi mới và phát triển nền kinh tế, thu nhập và yêu cầu mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhất là khu vực thành thị, thị trường bán lẻ Việt Nam với gần 100 triệu dân và mức độ tiêu dùng ngày càng lớn, mức độ tăng trưởng thị trường ngày càng cao đang trở thành một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất hiện nay. Việc tổ chức các kênh phân phối tới người tiêu dùng (NTD) cuối cùng sao cho hiện đại và phù hợp với nhu cầu mua sắm của người dân một cách hiệu quả nhất đã trở thành vấn đề cấp thiết. Việc phân phối truyền thống theo kiểu từ nhà sản xuất (NSX) qua rất nhiều khâu trung gian đến các cửa hàng bán lẻ rồi mới đến tay người tiêu dùng đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập như: giá cả cao, hàng hoá lưu thông chậm, bán hàng mang tính tự phát, tính chuyên nghiệp trong quá trình phục vụ hạn chế, không đáp ứng nhu cầu mua sắm theo xu hướng hiện đại hoá của người dân..., chính vì vậy xu hướng tổ chức phân phối theo phong cách mới với hệ thống bán hàng thuận tiện, hiện đại là nhu cầu cấp thiết cần được đáp ứng ngay của thị trường bán lẻ Việt nam nhất là khu vực đô thị. Các doanh nghiệp nước ngoài là các doanh nghiệp nắm bắt đầu tiên xu hướng đó khi mà thị trường bán lẻ ở các nước phát triển đã trải qua từ lâu, các doanh nghiệp này đã tổ chức các hình thức phân phối bán lẻ thực sự hiệu quả và hiện đại như các hệ thống siêu thị, như Big C, Mega market, Aeon ... với tư cách là nơi gặp gỡ của NSX và khách hàng (KH) chứ không phải qua hàng loại các hệ thống trung gian, trên thực tế các hệ thống này đã kinh doanh thực sự thành công và trở thành đối thủ của bất cứ doanh nghiệp nào tham gia thị trường đặc biệt với các doanh nghiệp trong nước. Thị trường bán lẻ Việt nam nhất là khu vực các đô thị hiện nay đang trong quá trình phát triển một cách nhanh mạnh theo các xu hướng đó, chính điều đó đã đặt ra nhiều cơ hội
  12. 2 và thách thức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt nam nói chung sao có thể chiếm lĩnh, thâm nhập, tổ chức hệ phân phối một cách hiệu quả nhất, tạo sức cạnh tranh vơi các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài có nguồn tài chính mạnh, có kinh nghiệm trong tổ chức quản lý và kinh doanh trong môi trường kinh tế WTO. Do đó, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt nam trên thị trường bán lẻ là một yêu cầu cấp thiết đối với tất cả các cấp, các ngành và đặc biệt là các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, để các doanh nghiệp bán lẻ trong nước tồn tại và hoạt động có hiệu quả trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, cần có những nghiên cứu thật sự nghiêm túc và khoa học. Do vậy, đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt nam trên thị trường bán lẻ” là đề tài cấp thiết, góp phần hỗ trợ, định hướng cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay xác định mức độ ưu tiên trong chiến lược đầu tư cho sự phát triển bền vững. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh trong các doanh nghiệp bán lẻ trong nước để các doanh nghiệp nhận dạng, phát triển và sử dụng nó một cách có hiệu quả thích ứng với sự thay đổi của thị trường. 2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được những mục tiêu đặt ra, đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường bán lẻ. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện nay. - Phân tích đánh giá và đo lường ảnh hưởng của các yếu tố tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường bán lẻ. - Trên cơ sở đó đề xuất các hàm ý quản trị góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam.
  13. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là các yếu tố có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện nay (trên cơ sở đó đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam). 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu, thì phạm vi của đề tài sẽ tập trung vào việc phân tích sự tác động của các yếu tố đến năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp bán lẻ của Việt nam tiếp cận theo lý thuyết năng lực. - Không gian: Đề tài nghiên cứu tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện nay như: Công ty cổ phần, công ty TNHH và các loại hình doanh nghiệp khác. - Thời gian: Số liệu nghiên cứu, điều tra, khảo sát trong năm 2021 – 2022. 4. Tổng quan một số nghiên cứu 4.1. Trong nước Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đã được đề cập khá nhiều từ các nghiên cứu công trình nghiên cứu khoa học, các luận án tiến sĩ trong nước. Tuy nhiên phần lớn các nghiên cứu này mới chỉ đưa ra những nhận định chủ quan về năng lực cạnh tranh mà chưa đánh giá toàn diện sự ảnh hưởng của từng yếu tố tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường bán lẻ. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, do Viện Nghiên cứu thương mại chủ trì thực hiện năm 2002, PGS.TS Lê Trịnh Minh Châu làm chủ nhiệm, đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự phát triển hệ thống phân phối hàng hóa cúa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. - Luận án tiến sĩ kinh tế năm 2005 "Tổ chức hoạt động marketing bán lẻ hàng tiêu dùng của các công ty thương mại trên thị trường đô thị lớn nước ta" của tác giả Trần Thị Diễm Hương-Trường Đại học Thương mại; đã nghiên cứu sâu về thực trạng tổ chức hoạt động marketing bán lẻ hàng tiêu dùng của các công ty thương mại trên thị
  14. 4 trường đô thị lớn nước ta và đề xuất một số giải pháp tổ chức hoạt động marketing bán lẻ hàng tiêu dùng tại các đô thị lớn ở Việt Nam. - Nguyễn Thị Nhiều (2006), Siêu thị - Phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam, NXB Lao động xã hội. Trong cuốn sách này, tác giả đã tổng hợp một số lý thuyết căn bản về siêu thị cũng như kinh nghiệp của một số quốc gia trên thế giới. Cùng với đó trong nội dung cuốn sách tác giả cũng đã khái lược tình hình siêu thị của Việt Nam trong thời gian qua và cũng đã đưa ra một số giải pháp về quản lý Nhà nước nhằm phát triển hệ thống siêu thị trong giai đoạn tới. - Nguyễn Thanh Hải (2011), Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại bán lẻ hiện đại trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận án Tiến sĩ kinh tế. Luận án đã hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về bán lẻ hiện đại, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại bán lẻ hiện đại. Phân tích quan điểm đánh giá hiệu quả, xác định tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại bán lẻ hiện đại và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này trong bối cảnh hiện nay. Khái quát được tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại bán lẻ hiện đại trên địa bàn thành phố Hà Nội, đã đi sâu phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại bán lẻ hiện đại, đưa ra được các nhận định chung về những vấn đề cơ bản cần được giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này. - Nguyễn Thu Hà (2015), Chất lượng dịch vụ bán lẻ của các siêu thị và cửa hàng tiện ích tại Hà Nội, Luận án Tiến sĩ kinh tế. Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ, các cách tiếp cận khác nhau về đánh giá chất lượng dịch vụ nói chung và chất lượng dịch vụ bán lẻ nói riêng. Tổng hợp và chỉ ra các điểm khác biệt và tương đồng giữa các cách tiếp cận, phát triển khung phân tích và đánh giá chất lượng dịch vụ bán lẻ. Luận án đã xây dựng được khung phân tích các thành phần chất lượng dịch vụ bán lẻ và thang đo chất lượng dịch vụ bán lẻ dựa trên một số lý thuyết và thực nghiệm tiêu biểu được sử dụng từ 1990 đến 2010 như SERVQUAL, SERVPERF, RSQS.... Luận án đã sử dung khung phân tích và bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ bán lẻ đã được kiểm chứng và điều chỉnh để đánh giá thực trạng và các yếu tố chất lượng dịch vụ bán lẻ tại các siêu thị và cửa hàng tiện ích, so sánh chỉ ra các điểm mạnh/yếu về chất lượng dịch vụ bán lẻ. Khung phân tích và bộ tiêu chí có tính khoa học, thực tiễn và có khả năng áp dụng cao. Dựa trên những quan điểm, định
  15. 5 hướng, luận án đã đề xuất các giải pháp khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bán lẻ tại các siêu thị và cửa hàng tiện ích, đồng thời cũng đưa ra được những khuyến nghị các giải pháp chuyển giao và ứng dụng khung phân tích đánh giá chất lượng dịch vụ bán lẻ tại Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, hướng tới nâng cao sự hài lòng của khách hàng. - Nguyễn Thành Long (2016) trong luận án Tiến sỹ "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre", Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh [9]. Tác giả đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và một số mô hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch. Đã xác định 8 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre gắn với đặc thù về điều kiện kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên của địa phương. Các yếu tố đó bao gồm: (1) Năng lực marketing; (2) Thương hiệu; (3) Năng lực tổ chức, quản lý; (4) Trách nhiệm xã hội; (5) Chất lượng sản phẩm, dịch vụ; (6) Nguồn nhân lực; (7) Cạnh tranh về giá; (8) Điều kiện môi trường điểm đến (cơ chế chính sách, người dân địa phương, môi trường tự nhiên). - Nguyễn Duy Hùng (2016) trong luận án Tiến sỹ "Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam", Đại học Kinh tế quốc dân. Tác giả đã vận dụng mô hình đánh giá các yếu tố nội bộ của Thompson và Strickland (2001) để xác định hệ thống 07 yếu tố bên trong tác động đến năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam, bao gồm yếu tố về tiềm lực tài chính; vốn trí tuệ; chất lượng sản phẩm; trình độ công nghệ; chất lượng dịch vụ; thương hiêu, uy tín và hoạt động xúc tiến; mạng lưới hoạt động. Luận án đã lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố bên trong tới năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán Việt Nam. Từ đó tác giả đưa ra giải pháp tương ứng liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh cho các công ty chứng khoán Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh tự do hoá thị trường chứng khoán. 4.2. Ngoài nước Trên thế giới hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh cũng như ảnh hưởng các yếu tố đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đây chính là nguồn tài liệu phong phú và hữu ích phục vụ cho học tập và nghiên cứu trong nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đã được
  16. 6 thực hiện trên cơ sở các doanh nghiệp ở nước ngoài, so với doanh nghiệp Việt Nam có sự khác biệt về đặc điểm và điều kiện nghiên cứu. Bên cạnh đó, đối tượng nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa có những đặc thù riêng, chắc chắn có sự khác biệt nhất định so với nền kinh tế thị trường ở các nước phát triển. Do vậy, mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ ở Việt Nam chắc chắn có nhiều khác biệt so với các mô hình đã được nghiên cứu ở nước ngoài. - Josel Abrham (2015), các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở cộng hòa Séc. Nghiên cứu này tập trung vào việc xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) ở nông thôn tại Cộng hòa Séc. Thiết kế nghiên cứu dựa trên một bảng câu hỏi khảo sát được tiến hành với một mẫu là 1.144 DNNVV với phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự thành công của các doanh nghiệp nhỏ nông thôn tại Cộng hòa Séc chủ yếu là liên quan đến đặc điểm quản lý và doanh nghiệp. Có 3 yếu tố quyết định quan trọng nhất tới năng lực cạnh tranh doanh nghiệp là: 1) Vị trí của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh, 2) Quy mô doanh nghiệp và 3) Thời gian hoạt động của doanh nghiệp. - Tiếp bước những nghiên cứu của Porter, gần đây có nhiều tác phẩm ra đời tập trung vào đề tài năng lực cạnh tranh như: “Để cạnh tranh với những ngƣời khổng lồ” của Don Taylor và Jeanne Smalling Acher do Nguyễn Thị Giang Nam dịch năm 2015. Cuốn sách đã đưa ra những chiến lược để giúp doanh nghiệp cạnh tranh có hiệu quả vượt qua các đối thủ của mình. Cuốn sách “Tương lai của cạnh tranh” của hai tác giả Venkat Ramaswamy và C.K. Prahalad, do Nguyễn Đình Sanh Nhựt dịch năm 2015 đã chỉ ra rằng, chúng ta đang ở đỉnh của một thế giới với rất nhiều thay đổi. Vì vậy để cạnh tranh hiệu quả, các CEO và các nhà quản lý có kinh nghiệm phải tập trung vào việc xây dựng nguồn vốn chiến lược mới bằng việc trải nghiệm kinh doanh dưới cái nhìn của ngƣời tiêu dùng, nhanh chóng kiến tạo tri thức, quản lý chất lượng trải nghiệm, truy cập trách nhiệm một cách chọn lọc theo yêu cầu, linh động và nhanh chóng tái cấu trúc để đồng sáng tạo các giá trị thông qua mạng lưới trải nghiệm. - Nghiên cứu của tác giả Sauka (2014) về “Đo lường năng lực cạnh tranh của các công ty ở Latvia” Kết quả nghiên cứu đã xác định 7 nhân tố ảnh hưởng đến năng
  17. 7 lực cạnh tranh cấp công ty, bao gồm: (1) Năng lực tiếp cận các nguồn lực; (2) Năng lực làm việc của nhân viên; (3) Nguồn lực tài chính; (4) Chiến lược kinh doanh; (5) Tác động của môi trường; (6) Năng lực kinh doanh so với đối thủ; (7) Sử dụng các mạng lưới thông tin liên lạc. Nhược điểm chủ yếu của nghiên cứu này là chỉ sử dụng phương pháp thống kê và đưa ra nhận xét dựa trên giá trị trung bình. Nghiên cứu chỉ xác định những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và đo lường mức độ của chúng thông qua khảo sát nhưng không đề cập đến mối quan hệ với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Kết quả của nghiên cứu được đánh giá trong bối cảnh tại Latvian bởi các công ty nói chung, mà không phân biệt lĩnh vực hoạt động nên kết quả sẽ hạn chế khi áp dụng vào các nước có nền kinh tế phát triển cũng như những công ty có ngành nghề khác. - Nghiên cứu của Thompson, Strickland & Gamble (2007) đã đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh tổng thể của một doanh nghiệp dựa trên 10 yếu tố (Hình ảnh/uy tín, công nghệ, mạng lưới phân phối, khả năng phát triển và đổi mới sản phẩm, chi phí sản xuất, dịch vụ khách hàng, nguồn nhân lực, tình hình tài chính và trình độ quảng cáo, khả năng quản lý thay đổi). Tuy nhiên nghiên cứu này mới chỉ xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và đánh giá nó dựa trên phương pháp cho điểm nhằm so sánh năng lực giữa các doanh nghiệp mà chưa xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố này đến năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Nghiên cứu của Yue Pan, George (2005) chỉ ra rằng có 3 nhóm yếu tố quyết định sự trung thành của người tiêu dùng với cửa hàng bán lẻ: 1) nhóm yếu tố sản phẩm (chất lượng sản phẩm, giá, chủng loại sản phẩm); 2) nhóm yếu tố cửa hàng (sự thuận tiện, chất lượng dịch vụ, sự thân thiện của nhân viên bán hàng, hình ảnh cửa hiệu, không khí trong cửa hiệu, và thanh toán nhanh); 3) nhóm yếu tố nhân khẩu học. Mặt khác, rất nhiều nghiên cứu như Baker và cộng sự (2002); Darden và cộng sự (1983); Darley và Lim (1993); Hu và Japer (2006); Phan và Zinkhan (2006); Roy và Tai (2003) đã chỉ ra môi trường cửa hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự trung thành của người tiêu dùng tới cửa hàng bán lẻ. - Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp “lý thuyết, khung phân tích và mô hình” của tác giả Ambastha và Momaya (2004) đã đưa ra lý thuyết về năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, năng lực cạnh tranh của
  18. 8 doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các yếu tố: (1) Nguồn lực (nguồn nhân lực, cấu trúc, văn hóa, trình độ công nghệ, tài sản của doanh nghiệp); (2) Quy trình (chiến lược, quy trình quản lý, quy trình công nghệ, quy trình tiếp thị); (3) Hiệu suất (chi phí, giá cả, thị phần, phát triển sản phẩm mới). Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung mà chưa phân biệt về qui mô, địa lý, lĩnh vực hoạt động. Vì thế, nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế nếu vận dụng nghiên cứu cho doanh nghiệp ở những qui mô và lĩnh vực khác nhau. - Nghiên cứu của Keh & cộng sự (2007) về “nguồn năng lực động của doanh nghiệp”; nghiên cứu của Luo (2010) về năng lực cạnh tranh của sản phẩm và nghiên cứu của Vu M. Khuong & Haughton (2004) về “định vị thị trường”. Các nghiên cứu này đã đề xuất tiêu chí đánh giá nguồn năng lực động của doanh nghiệp trên các khía cạnh như: tính dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh, tính đổi mới sáng tạo trong kinh doanh, tính chủ động, tiên phong đi trước đối thủ và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ như: chất lượng sản phẩm dịch vụ, thị phần của sản phẩm dịch vụ, giá cả của nhóm sản phẩm chủ lực trong tương quan so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành, v.v… - Nghiên cứu về siêu thị cũng chỉ ra rằng, sự cạnh tranh giữa các loại hình bán lẻ thường dựa vào ba yếu tố: Cơ cấu giá, cơ cấu hàng hóa, và mức độ dịch vụ (Hans, 2003). Loại hình siêu thị tổng hợp có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau (Kahn và McAlister, 1997; Levy và Weitz, 2001). Nghiên cứu của Hans (2003) dựa vào cơ cấu giá, cơ cấu hàng hóa và mức độ dịch vụ để chia làm ba loại hình siêu thị: 1) siêu thị thông thường – với giá cả gồm cả cao và thấp, cơ cấu hàng hóa rộng và một số dịch vụ; 2) siêu thị giảm giá – với cơ cấu giá rẻ hàng ngày, cơ cấu hàng hóa hẹp và tự phục vụ và 3) đại siêu thị với cơ cấu giá từ cao đến thấp, cơ cấu hàng hóa rộng và dịch vụ thấp. - Đánh giá về dịch vụ của cửa hàng bán lẻ thường được dựa vào kinh nghiệm cá nhân của người tiêu dùng khi họ đi mua sắm ở các loại hình bán lẻ khác nhau. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, giá trị mà người tiêu dùng cảm nhận được tại các cửa hàng bán lẻ được quyết định bởi các yếu tố như: chủng loại hàng hóa, chất lượng hàng hóa, thiết kế cửa hàng, mức độ thuận tiện, sạch sẽ và không khí trong cửa hàng (Mazursky and Jacoby, 1985; Hildebrandt, 1988; Blackwell và cộng sự, 2001; Levy và Weitz, 2001; Bucklin và cộng sự, 1996; Finn và Louviere, 1996).
  19. 9 - Nghiên cứu của Brown (1995) chỉ ra rằng sự phân loại các loại hình bán lẻ thường dựa vào 3 yếu tố cở bản là: i) định hướng về giá/dịch vụ; ii) độ rộng của chủng loại hàng hóa; iii) diện tích cửa hàng. Burt và Sparks (1995) dựa vào 2 yếu tố chính là mức độ về giá và mức độ về sự lựa chọn để phân loại cửa hiệu bán lẻ thực phẩm. Đối với sự phát triển của siêu thị ở các nước đang phát triển thường trải qua hai giai đoạn, giai đoạn thứ nhất phát triển ở những khu vực có thu nhập cao, sau đó là những khu vực có thu nhập thấp (Slater và Riley, 1969). Nghiên cứu của Arnol và cộng sự (1983) tại các nước đang phát triển chỉ ra rằng, các yếu tố như: vị trí, giá cả, cơ cấu hàng hóa, thanh toán nhanh, nhân viên phục vụ lịch sự và thân thiện, môi trường mua sắm thoải mái và có sự đặc biệt hàng tuần là những nhân tố dẫn tới sự trung thành của khách hàng đối với siêu thị. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Cách tiếp cận - Tiến hành nghiên cứu toàn diện và có hệ thống các tài liệu chuyên môn có liên quan đến đề tài nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước. - Khảo sát, đánh giá thị trường bán lẻ và các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện nay. - Nghiên cứu đo lường đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trên thị trường bán lẻ. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài nhóm nghiên cứu đã sử dụng một số phương pháp thống kê sau: 5.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Đề tài xác định dữ liêu sơ cấp cần thu thập là dữ liệu về các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện nay. Để thực hiện được việc thu thập dữ liệu sơ cấp, nhóm tác giả đã tiến hành xây dựng phương án điều tra, tiến hành điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên, khảo sát 70 doanh nghiệp, thu thập ý kiến của các doanh nghiệp thông qua phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp. 5.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp được thu thập trong đề tài bao gồm các lý thuyết liên quan đến hoạt động bán lẻ, doanh nghiệp phân phối bán lẻ, các tài liệu, công trình có liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bán lẻ nói riêng
  20. 10 của các tác giả trong và ngoài nước nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn và phương pháp nghiên cứu liên quan đến đề tài. 5.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu Đề tài sử dụng công cụ xử lý số liệu là phần mềm SPSS 18.0 với các công cụ chủ yếu như: hệ số Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA - Exploratory Factor Analysis; phân tích phương sai; phân tích tương quan và hồi quy… Dữ liệu sau khi thu thập được từ cuộc điều tra sẽ được mà hóa và đưa vào phần mềm để tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh trên bảng excel. 6. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài kết cấu thành 3 chương: Chương I. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương II. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỚI NLCT CỦA CÁC DNBL VIỆT NAM Chương III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ HÀM Ý QUẢN TRỊ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2