intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Nghiên cứu đối chiếu Lượng từ trong tiếng Trung và Loại từ trong tiếng Việt trong học phần Ngữ pháp học tiếng Trung Quốc

Chia sẻ: Lý Hàn Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

75
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nghiên cứu đối chiếu Lượng từ trong tiếng Trung và Loại từ trong tiếng Việt trong học phần Ngữ pháp học tiếng Trung Quốc" được thực hiện nhằm chỉ ra được điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm ngữ pháp, cách dùng, đặc điểm ngữ nghĩa của các Lượng từ tiếng Trung xuất hiện học phần Ngữ pháp học tiếng Trung Quốc với các Loại từ tương đương trong tiếng Việt. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sẽ được ứng dụng vào việc giảng dạy kiến thức Lượng từ ở học phần Ngữ pháp học tiếng Trung Quốc nhằm giúp người học khắc phục được lỗi sai ở phần kiến thức này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Nghiên cứu đối chiếu Lượng từ trong tiếng Trung và Loại từ trong tiếng Việt trong học phần Ngữ pháp học tiếng Trung Quốc

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ---- BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU LƯỢNG TỪ TRONG TIẾNG TRUNG VÀ LOẠI TỪ TRONG TIẾNG VIỆT TRONG HỌC PHẦN NGỮ PHÁP HỌC TIẾNG TRUNG QUỐC Mã số đề tài: CS21 – 49 Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Thị Nguyệt Nga Thành viên tham gia: ThS Đỗ Hạnh Nguyên Hà Nội, Tháng 5 năm 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU LƯỢNG TỪ TRONG TIẾNG TRUNG VÀ LOẠI TỪ TRONG TIẾNG VIỆT TRONG HỌC PHẦN NGỮ PHÁP HỌC TIẾNG TRUNG QUỐC Mã số đề tài: CS21 – 49 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Nguyệt Nga Thành viên tham gia: ThS Đỗ Hạnh Nguyên Xác nhận của Trường Đại học Thương Mại Chủ nhiệm đề tài Hà Nội, tháng 3 năm 2022
  3. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1. THS. NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGA – CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI 2. THS ĐỖ HẠNH NGUYÊN – THÀNH VIÊN
  4. i MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Tổng quan nghiên cứu về đề tài .................................................................... 2 2.1. Tình hình nghiên cứu Ngoài nước .............................................................. 1 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 4 6 3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 8 3.1 Mục tiêu chung ............................................................................................ 8 3.2 Mục tiêu cụ thể: ........................................................................................... 8 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..................................................................... 8 4.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................... 8 4.2. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................. 8 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 9 5.1. Cách tiếp cận.............................................................................................. 9 5.2. Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................... 9 6. Kết cấu của nghiên cứu ............................................................................... 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ................................................................... 11 1.1. Lí luận về đối chiếu ngôn ngữ.................................................................. 11 1.2 Vấn đề tên gọi Lượng từ, Loại từ .............................................................. 12 1.2.1 Tên gọi Lượng từ và vị trí của Lượng từ trong hệ thống thực từ tiếng Hán .................................................................................................................. 12 1.2.2 Tên gọi Loại từ và vị trí của Loại từ trong hệ thống thực từ tiếng Việt . 14 1.3 Định nghĩa ................................................................................................. 16 1.3.1 Định nghĩa Lượng từ tiếng Trung .......................................................... 16 1.3.2 Định nghĩa Loại từ tiếng Việt................................................................. 16 1.3.3 Đối chiếu khái niệm Lượng từ và loại từ ............................................... 17 1.4 Vấn đề phân loại........................................................................................ 17
  5. ii 1.4.1 Phân loại Lượng từ tiếng Trung............................................................. 17 1.4.2 Phân loại Loại từ tiếng Việt ................................................................... 18 1.4.3 Đối chiếu phân loại Lượng từ - Loại từ và phạm vi nghiên cứu ............ 18 CHƯƠNG 2: ĐỐI CHIẾU LƯỢNG TỪ TRONG TIẾNG TRUNG VÀ LOẠI TỪ TRONG TIẾNG VIỆT ............................................................... 21 2.1. Đối chiếu đặc trưng ngữ pháp của Lượng từ - Loại từ............................. 21 2.1.1 Đặc trưng ngữ pháp của Lượng từ......................................................... 21 2.1.2 Đặc trưng ngữ pháp của Loại từ ............................................................ 24 2.1.3 Đối chiếu đặc trưng ngữ pháp của Lượng từ - Loại từ .......................... 26 2.2 Đối chiếu đặc trưng ngữ nghĩa của Lượng từ - Loại từ............................. 28 2.2.1 Đặc trưng ngữ nghĩa của Lượng từ ....................................................... 28 2.2.2 Đặc trưng ngữ nghĩa của Loại từ........................................................... 32 2.2.3 Đối chiếu đặc trưng ngữ nghĩa của Lượng từ - Loại từ......................... 35 2.3 Đối chiếu đặc trưng ngữ dụng của Lượng từ - Loại từ ............................. 37 CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT LỖI SAI DÙNG LƯỢNG TỪ TIẾNG TRUNG TRONG HỌC PHẦN NGỮ PHÁP HỌC TIẾNG TRUNG Ở SINH VIÊN NĂM THỨ HAI CHUYÊN NGÀNH TIẾNG TRUNG THƯƠNG MẠI . 42 3.1 Thực trạng sử dụng Lượng từ của sinh viên trong học phần Ngữ pháp học tiếng Trung Quốc. ........................................................................................... 42 3.1.1 Khảo sát tình hình sử dụng Lượng từ trong học phần Ngữ pháp học tiếng Trung ...................................................................................................... 42 3.1.2 Kết quả khảo sát tình hình sử dụng Lượng từ trong học phần Ngữ pháp học tiếng Trung ............................................................................................... 43 3.2 Phân tích lỗi sai Lượng từ của sinh viên trong học phần Ngữ pháp học tiếng Trung Quốc. .................................................................................................... 47 3.2.1. Lỗi dùng sai Lượng từ ........................................................................... 47 3.2.2. Lỗi dùng thiếu Lượng từ ........................................................................ 53
  6. iii 3.2.3. Lỗi dùng thừa Lượng từ. ....................................................................... 53 3.2.4. Lỗi sai vị trí Lượng từ ........................................................................... 54 3.2.5. Lỗi sai khi sử dụng Lượng từ trùng điệp ............................................... 55 3.3 Nguyên nhân của các lỗi sai về Lượng từ của sinh viên trong học phần Ngữ pháp học tiếng Trung Quốc. ............................................................................ 56 3.3.1 Nguyên nhân ảnh hưởng chuyển di tiêu cực từ ngôn ngữ tiếng Trung .. 56 3.3.2 Nguyên nhân ảnh hưởng chuyển di tiêu cực từ tiếng Việt ..................... 57 3.3.3 Nguyên nhân ảnh hưởng từ thiết kế giáo trình....................................... 58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 60 1. Kết luận ....................................................................................................... 60 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 62 2.1 Kiến nghị các giải pháp giảng dạy Lượng từ tiếng Trung trong học phần Ngữ pháp học tiếng Trung Quốc ..................................................................... 62 2.2 Kiến nghị các giải pháp giảng dạy Lượng từ tiếng Trung trong các học phần trước học phần Ngữ pháp học ................................................................ 63 2.3 Kiến nghị các giải pháp tự học, tự nghiên cứu về Lượng từ tiếng Trung . 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. iv DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Bảng 1.1: Tên gọi của Lượng từ ..................................................................... 14 Bảng 1.2: Tên gọi của Loại từ ......................................................................... 15 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phân loại Lượng từ .............................................................. 17 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ phân loại Loại từ.................................................................. 18 Bảng 1.3: Bảng thống kê 70 Lượng từ của nghiên cứu................................... 20 Bảng 2.1: Đặc điểm ngữ nghĩa của Lượng từ - Trích phụ lục 1 .................... 30 Bảng 2.2: Đặc trưng ngữ nghĩa của Lượng từ - Trích phụ lục 1 .................... 32 Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ lỗi sai Lượng từ ở các mức ................................................ 43 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ trung bình trả lời đúng/ sai ............................................... 44 Bảng 3.2: Thống kê tỷ lệ sai ở các Lượng từ .................................................. 45 Bảng 3.3: Thống kê tỷ lệ loại Lỗi sai Lượng từ .............................................. 46
  8. v BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Nghiên cứu đối chiếu Lượng từ trong tiếng Trung và Loại từ trong tiếng Việt trong học phần Ngữ pháp học tiếng Trung Quốc - Mã số: CS21 - 49 - Chủ nhiệm: Ths. Nguyễn Thị Nguyệt Nga - Cơ quan chủ trì:Trường Đại học Thương mại - Thời gian thực hiện: từ ngày 01 tháng 8 năm 2021 đến ngày 31/3 năm 2022 2. Mục tiêu: Chỉ ra được điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm ngữ pháp, cách dùng, đặc điểm ngữ nghĩa của các Lượng từ tiếng Trung xuất hiện học phần Ngữ pháp học tiếng Trung Quốc với các Loại từ tương đương trong tiếng Việt. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sẽ được ứng dụng vào việc giảng dạy kiến thức Lượng từ ở học phần Ngữ pháp học tiếng Trung Quốc nhằm giúp người học khắc phục được lỗi sai ở phần kiến thức này. 3. Tính mới và sáng tạo: - Khảo sát Lượng từ tiếng Trung xuất hiện trong giáo trình Ngữ pháp thực dụng tiếng Hán đối ngoại hiện đang sử dụng cho học phần Ngữ pháp học tiếng trung Quốc và Loại từ tương đương trong tiếng Việt ở cả ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai từ loại này. - Trên cơ sở khảo sát lỗi sai sử dụng Lượng từ của sinh viên trong học phần Ngữ pháp học, và ứng dụng kết quả đối chiếu ở trên, nghiên cứu đưa ra những kiến nghị phù hợp với hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động tự học tự nghiên cứu của sinh viên chuyên ngành tiếng Trung thương mại, trường Đại học Thương mại. - Nghiên cứu thiết kế hệ thống bài tập về Lượng từ trên ứng dụng Quizizz, hỗ trợ hữu hiệu cho hoạt động giảng dạy của giáo viên phần kiến thức liên quan đến Lượng từ của học phần Ngữ pháp học tiếng Trung Quốc. 4. Kết quả nghiên cứu:
  9. vi Lượng từ trong tiếng trung và Loại từ trong tiếng Việt là hai từ loại đặc biệt và quan trọng của hai ngôn ngữ. Trải qua một thời gian dài nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận và định danh khác nhau, cả hai từ loại này mới được công nhận là những nhóm từ loại độc lập với thuật ngữ thống nất là Lượng từ và Loại từ. Mặc dù có nhiều hướng định nghĩa khác nhau cho hai từ loại này, nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu đều thống nhất một quan điểm chung trong việc giới hạn đây là nhóm từ biểu chị đơn vị số lượng giúp kiểm đếm, xếp loại và phân định các danh từ chỉ người, sự vật hoặc hành vi động tác. Đứng về góc độ phân loại, Lượng từ chi thành hai loại lớn là Danh Lượng từ và Động Lượng từ, trong khi đó Loại từ chỉ giới hạn ở các Danh Lượng từ. Ngoài ra căn cứ vào tính chất và tần suất sử dụng Lượng từ và Loại từ để chia làm hai loại chuyên dùng và mượn dùng. Tuy nhiên đi vào từng tiểu loại nhỏ hơn Danh Lượng từ chuyên dùng trong tiếng Trung lại căn cứ vào khả năng kết hợp về mặt ngữ nghĩa với danh từ được chia làm ba tiểu loại nhỏ là Lượng từ cá thể, Lượng từ tập thể, Lượng từ đo lường, trong khi đó Loại từ chuyên dùng trong tiếng Việt, lại căn cứ vào tính chất định tính, phân định của Loại từ để phân chia tiêu loại Lượng từ. Mặc dù Lượng từ và Loại từ về mặt hình thức đều kết hợp với số từ hoặc đại từ chỉ thị đứng trước danh từ trung tâm, tuy nhiên yêu cầu bắt buộc phải sử dụng Lượng từ trong hai cụm từ trên mạnh hơn Loại từ. Về mặt vị trí, Lượng từ có xu hướng kết hợp chặt chẽ với số từ hoặc đại từ chỉ thị và tách xa Danh từ trung tâm tạo thành kết cấu ( Số từ + Lượng từ) + Danh từ trung tâm. Trong khi đó, Loại từ lại có xu hướng kết hợp chặt chẽ và tiến gần với Danh từ trung tâm tạo thành kết cấu Số từ + ( Loại từ + Danh từ trung tâm) hoặc (Loại từ + Danh từ trung tâm) + Đại từ chỉ thị. Ngoài ra, Loại từ có thể tự kết hợp trực tiếp với Danh từ trung tâm mà không cần sự xuất hiện của Số từ hoặc đại từ chỉ thị để độc lập làm định ngữ cho danh từ trung tâm. Lượng từ trong tiếng Trung không có chức năng ngữ pháp này. Lượng từ trong tiếng Trung có thể trùng điệp, sau khi trùng điệp, Lượng từ có thể độc lập làm thành phần câu như chủ ngữ, định ngữ, trạng ngữ, vị ngữ. Loại từ trong tiếng Việt không có hình thức ngữ pháp này.
  10. vii Về mặt ngữ nghĩa, có thể thấy việc lựa chọn Lượng từ/Loại từ định lượng cho Danh từ là lựa chọn mang tính hai chiều và phụ thuộc lẫn nhau. Trong nhiều trường hợp, đặc trưng ngữ nghĩa của Lượng từ/ Loại từ còn có sự chuyển dịch và ảnh hưởng lên Danh từ. Ngoài ra, trong tiếng Trung và tiếng Việt đều tồn tại hiện tượng một Lượng từ /Loại từ có thể làm đơn vị định lượng cho nhiều Danh từ, hoặc một Danh từ có thể có nhiều Lượng từ/Loại từ định lượng. Tuy nhiên xuất phát từ các góc độ quan sát và tri nhận sự vật khác nhau giữa hai dân tộc, việc lựa chọn, nguyên nhân lựa chọn, mục đích lựa chọn Lương từ/ Loại từ định lượng cho danh từ là khác nhau. Ngoài ra Lượng từ và Loại từ không đối xứng nhau về mặt ý nghĩa. Hiện tượng một Lượng từ ở một phạm trù ngữ nghĩa cụ thể có thể tương đương với nhiều Loại từ ở các phạm trù ngữ nghĩa khác nhau và ngược lại khá phổ biến. Trong các Lượng từ khảo sát của nghiên cứu, đặc điểm này thể hiện rất rõ ở các Lượng từ cá thể chỉ người, Lượng từ cá thể chỉ động vật, Lượng từ cá thể chỉ thực vật, Lượng từ chỉ sự vật với các hình dáng dài, tròn, hình que, hình sợi ....... Về mặt ngữ dụng, Lượng từ/Loại từ đều mang sắc thái ý nghĩa miêu tả làm danh từ mà nó định lượng trở nên sống động có hình tượng; mang sắc thái sắc thái tình cảm như tích cực, tiêu cực, yêu ghét, tôn trọng, coi thường và sắc thái văn phong khác nhau. Tuy nhiên, ở Lượng từ, sắc thái miêu tả phong phú hơn, trong khi đó, ở Loại từ, sắc thái tình cảm là đa dạng và rõ ràng hơn. Thông qua khảo sát lỗi sai sử dụng 60 Lượng từ trong học phần Ngữ pháp học của sinh viên năm thứ hai, chúng tôi thấy rằng, tỷ lệ sinh viên mắc lỗi sai khá cao bao gồm các lỗi như (1) Lỗi dùng sai Lượng từ, (2) Lỗi dùng thừa Lượng từ, (3) Lỗi dùng thiếu Lượng từ, (4) Lỗi sai vị trí Lượng từ, (5) Lỗi sai khi sử dụng Lượng từ trùng điệp. Trong đó lỗi dùng sai Lượng từ với các hình thức sai khác nhau là phổ biến nhất. Nguyên nhân dẫn đến lỗi sai của sinh viên trong việc sử dụng Lượng từ tiếng Trung trước hết là do ảnh hưởng chuyển di tiêu cực từ ngôn ngữ tiếng Trung - thể hiện ở độ khó của kiến thức tiếng Trung cũng như việc nắm và hiểu chưa đầy đủ và toàn diện đặc điểm ngữ pháp, đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ dụng của Lượng từ. Nguyên nhân thứ hai là do ảnh hưởng tiêu cực từ tiếng Việt với sự giao thoa giữa các điểm tương đồng
  11. viii và khác biệt của Lượng từ và Loại từ. Nguyên nhân thứ ba là do ảnh hưởng từ thiết kết chưa hợp lý và thiếu tính khái quát trong phần kiến thức Lượng từ ở các giáo trình hiện đang sử dụng trong chương trình giảng dạy là 汉语教程第一册, 第二册. Các lỗi sai trên hoàn toàn có thể được khắc phục thông qua việc thiết kế hợp lý, có trọng tâm, có chiều sâu nội dung giảng dạy và thực hành Lượng từ trong học phần Ngữ pháp học và các học phần học trước của Ngữ pháp học cũng như việc củng cố, rèn luyện một cách chủ động khoa học thông qua hoạt động tự học tự, nghiên cứu của sinh viên. 5. Công bố sản phẩm khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài 1. 01 bài báo đăng Tạp chí Giáo dục tháng 3, Tên bài báo “ Nghiên cứu Lượng từ sử dụng cho Danh từ chỉ 12 con giáp trong Tiếng Trung và đối chiếu với Tiếng Việt” 2. 01 NCKH sinh viên đạt kết quả tốt với đề tài “Nghiên cứu đặc điểm của Lượng từ tiếng trung và khảo sát các lỗi sai thường mắc phải của sinh viên đại học Thương mại khi sử dụng Lượng từ tiếng Trung” 3. Hệ thống bài tập trên ứng dụng Quizizz 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Kết quả của nghiên cứu sẽ được chuyển giao trực tiếp và ứng dụng vào hoạt động giảng dạy ngữ pháp của học phần Ngữ pháp học nói chung và các học phần Tiếng Trung 1.1, Tiếng Trung 1.2, Tiếng Trung 1.3, Tiếng Trung 1.4 Kết quả của nghiên cứu có giá trị tham khảo thiết thực cho giảng viên không chỉ trong hoạt động giảng dạy kiến thức Lượng từ tiếng Trung cho sinh viên Việt Nam mà còn giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy Loại từ tiếng Việt cho lưu học sinh Trung Quốc đang học tập tại trường Đại học Thương mại. Hệ thống bài tập về Lượng từ thiết kế trên ứng dụng Quizizz sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy giảng dạy kiến thức Lượng từ thuộc học phần ngữ pháp học tiếng Trung Quốc, cũng như kiến thức Lượng từ trong các học phần tiếng Trung giảng dạy tại trường Đại học Thương Mại. Ngày 31 tháng 03 năm 2022 Chủ nhiệm đề tài
  12. ix
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lượng từ tiếng Hán, loại từ tiếng Việt là một nhóm từ khá đặc biệt trong hệ thống từ vựng của hai ngôn ngữ tiếng Hán và tiếng Việt. Do đó, đã có không ít các nghiên cứu về nhóm từ này ở các cấp độ, phương diện khác nhau. Những nghiên cứu này đã đóng góp không nhỏ vào việc hoàn thiện lí luận Lượng từ tiếng Trung cũng như Loại từ tiếng Việt, làm sáng tỏ bản chất của lớp từ đặc biệt này, tuy nhiên do tính chất phức tạp trong đặc trưng ngữ pháp, tính đa dạng trong đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ dụng nên nghiên cứu đối chiếu hai nhóm từ này vẫn có những không gian cần các nghiên cứu sau này tiếp tục đi sâu làm sáng tỏ. Tại Trường Đại học Thương mại, học phần Ngữ pháp học tiếng Trung Quốc được đưa vào giảng dạy từ năm học 2018 – 2019 đến nay, trong đó nội dung Lượng từ là một phần kiến thức quan trọng trong nội dung của học phần. Trong quá trình giảng dạy, tác giả nhận thấy rằng, sinh viên thường mắc nhiều lỗi sử dụng Lượng từ. Ngoài các lỗi phổ biến như dùng sai Lượng từ, dùng thiếu Lượng từ, xác định không chính xác vị trí của Lượng từ ....., sinh viên còn thực sự lúng túng trước nhiều tình huống sử dụng của Lượng từ. Ví dụ: cùng danh từ 花 – hoa, nhưng lúc có thể dùng lượng từ 朵 – bông để định lượng, song đôi lúc lại cần sử dụng lượng từ 束- bó , hoặc 枝- cành,thậm chí 棵 – cây. Hoặc cùng là các danh từ chỉ động vật, nhưng với 猴子 – con khỉ cần dùng Lượng từ 只, với 山羊 – dê núi, 小猪 – lợn cần dùng Lượng từ 头 , với 蛇 – rắn phải dùng lượng từ 条. Sự phong phú trong cách sử dụng Lượng từ khiến nhiều người học cảm thấy bối rối. Hoặc cách sử dụng Lượng từ lặp lại trong các tình huống như “一件件往事浮现在他眼前 – từng sự việc trong quá khứ cứ hiển hiện trước mắt anh ấy, 这些姑娘们,个个都很出息 – Các cô này, cô nào cũng rất có triển vọng” cũng dễ gây khó hiểu ở sinh viên. Việc người học mắc lỗi khi sử dụng Lượng từ trong khi nói, giao tiếp hoặc viết văn bản tiếng Trung ở các học phần tiếng Trung tổng hợp cũng như ở học phần Ngữ pháp học tiếng Trung là khá phổ biến. Theo thống kê của chúng tôi, sau khi học xong giáo trình Hán ngữ 2, sinh viên được làm quen với 23 Lượng từ cơ bản, nhưng khi bước sang học phần Ngữ pháp học, số lượng
  14. 2 Lượng từ tăng lên là 70 Lượng từ, số lượng câu chứa Lượng từ cũng tăng từ 90 câu lên 337 câu ( phụ lục 1), đi kèm với đó là các cách dùng khó của Lượng từ. Mặt khác, trong quá trình giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên Trung Quốc tại Trường Đại học Thương mại, tác giả cũng phát hiện ra rằng, sinh viên Trung Quốc cũng gặp không ít khó khăn khi sử dụng Loại từ trong tiếng Việt. Cùng là cụm từ “一个农民”, sinh viên Trung Quốc thường đặt câu hỏi tại sao trong tiếng Việt lại được biểu đạt bằng các cách khác nhau như “ một người nông dân, một anh nông dân, một bác nông dân...” ? Tất cả những vấn đề trên của người học đều bắt nguồn từ những hiểu biết chưa đầy đủ về kiến thức Lượng từ tiếng Trung cũng như loại từ tiếng Việt. Lượng từ tiếng Hán được người học tiếp xúc khá sớm, và cũng là trọng tâm trong giảng dạy từ vựng thuộc học phần Ngữ pháp học tiếng Trung Quốc. Tuy nhiên do ấn tượng ban đầu về Lượng từ của người học chỉ đơn giản là nhóm từ dùng để định lượng cho danh từ, trong khi đó, đặc trưng ngữ pháp, ngữ nghĩa của Lượng từ khá phức tạp, số lượng lại không hề nhỏ, phạm vi sử dụng rộng, tần suất sử dụng cao nên càng học các học phần, kiến thức cao hơn, người học lại càng cảm thấy mở hồ về cách dùng của nó. Từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đối chiếu Lượng từ trong tiếng Trung và Loại từ trong tiếng Việt trong học phần Ngữ pháp học tiếng Trung Quốc”. Nghiên cứu không chỉ có giá trị tham khảo về mặt lí luận mà còn góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy kiến thức Lượng từ nói riêng và học phần Ngữ pháp học tiếng Trung Quốc nói chung tại trường Đại học Thương mại. 2. Tổng quan nghiên cứu về đề tài Lượng từ tiếng Trung và Loại từ tiếng Việt là từ loại đặc trưng riêng có của các ngôn ngữ thuộc hệ Hán – Tạng như tiếng Trung và tiếng Việt. Do đó, hai từ loại này từ lâu đã trở thành nội dung quan trọng trong lịch sử nghiên cứu Hán ngữ học và Việt ngữ học gắn liền với quá trình phát triển của hệ thống ngữ pháp mà trước hết là hệ thống từ loại của hai ngôn ngữ này. 2.1. Tình hình nghiên cứu Ngoài nước Với tư cách là ngôn ngữ mẹ đẻ, tiếng Trung cũng như hệ thống ngữ pháp tiếng Trung trong đó Lượng từ - nội dung nghiên cứu rất thú vị được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Hán ở Trung Quốc cũng như các nước, khu vực có người Hoa sinh sống trên thế giới tiến
  15. 3 hành khảo sát, nghiên cứu khá rộng rãi. Có thể thấy các nghiên cứu này tập trung ở các hướng sau: (1) Nghiên cứu Lượng từ tiếng Trung như một hiện tưởng ngôn ngữ bản thể, những nghiên cứu này đi sau vào mô tả, phân tích, khái quát và hệ thống hoá các khía cạnh ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ của Lượng từ. Nghiên cứu “现代汉语量词研究”(2008),何杰, 北京语言大学出版社 – Nghiên cứu Lượng từ tiếng Hán hiện đại ( 2008) tác gỉả Hà Kiệt, Nhà xuất bản Đại học ngôn ngữ Bắc Kinh [24] có phạm vi rất rộng với 789 Lượng từ trong tiếng Hán hiện đại được thống kê. Trên cơ sở đó, tác giả đã tiến hành khảo sát, phân tích các vấn đề lớn nổi bật của Lượng từ bao gồm: quá trình phát triển Lượng từ, vấn đề tiêu chí phân loại và các cách phân loại Lượng từ, đặc điểm ngữ pháp, đặc trưng ngữ nghĩa của Lượng từ, các vấn đề gây tranh cãi ở Lượng từ. Thành tựu nổi bật của nghiên cứu là đã xây dựng được một bức tranh tổng thể về Lượng từ, ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra những lí giải hợp lý về các vấn đề gây tranh cãi ở Lượng từ như Lượng từ trùng điệp, ý nghĩa tình thái, ý nghĩa miêu tả của Lượng từ. Trong nghiên cứu “现代汉语量词研究综述 ( 1997), 王冬梅,扬州大学学报 (人 文社会科学版) – Tổng quan nghiên cứu về Lượng từ tiếng Hán hiện đại” , (2013) của tác giả Vương Đông Mai, Tạp chí Đại học Dương Châu ( bản khoa học xã hội nhân văn) [41] đã xem xét đến các khía cạnh như vấn đề tên gọi của Lượng từ, phân loại Lượng từ, vấn đề kết hợp giữa Lượng từ và các từ loại khác, chức năng tu sức của Lượng từ. Theo đó, tác giả cho rằng, việc xếp Lượng từ là một loại danh từ đặc biệt như các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đầu thế kỷ XX như Vương Lực, Lê Cẩm Hy, Lã Thúc Tương. khá bất hợp lý, bởi nhóm từ này có những đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa khác biệt không có ở danh từ. Tác giả đồng ý với quan điểm định danh là Lượng từ và quy loại thành một loại từ riêng biệt, độc lập của Chu Đức Hy, Lưu Thế Nho. Về vấn đề phân loại Lượng từ, dựa trên tiêu chí khả năng kết hợp với các loại từ khác, tác giả chia Lượng từ làm hai nhóm lớn: danh Lượng từ và động Lượng từ. Về vấn đề chức năng tu sức của Lượng từ, tác giả đưa ra các quan điểm khác nhau trong đó nổi bật là khả năng kết hợp với danh từ. Có thể thấy, những nghiên cứu có phạm vi rộng như trên đều khẳng định Lượng từ là từ loại có số lượng lớn, phạm vi ứng dụng rộng, hầu hết các cụm danh từ khi cần định
  16. 4 lượng đều cần phải kết hợp với Lượng từ; chức năng ngữ pháp và đặc điểm ngữ nghĩa của Lượng từ khá phức tạp: từ góc độ ngữ pháp, Lượng từ làm kết cấu danh từ trở nên chặt chẽ khoa học, từ góc độ ngữ dụng, Lượng từ giúp người nói dễ dàng biểu đạt các ý nghĩa tình thái, miêu tả, hình tượng hoá, tu từ hoá. Ngoài ra phải kể đến một lượng lớn các nghiên cứu tập trung vào đối tượng nghiên cứu là một nhóm Lượng từ hoặc một Lượng từ cụ thể có tần xuất sử dụng cao trong tiếng Trung. Có thể kẻ đến các nghiên cứu như “现代汉语量词“张”的研究,(2015)秦志 明,沈阳师范大学 硕士论文 -nghiên cứu Lượng từ ‘zhang’ trong tiếng Hán hiện đại ( 2015), tác giả Tần Chí Minh, luận văn thạc sỹ Đại học sư phạm Thẩm Dương [34]; 汉语 量词“种”的研究,(2020),谭佳慧,渊南师范大学 – Nghiên cứu Lượng từ ‘zhong’ trong tiếng Hán ( 2020), tác giả Đàm Gia Huệ, luận văn thạc sỹ Đại học sư phạm Uyên Nam [38]; 现代汉语量词“只”的认知研究(2016)史天冠,黑龙江教育学院学报 – Nghiên cứu Lượng từ ‘zhi’ trong tiếng Hán hiện đại ( 2016), tác giả Sử Thiên Quan, Tạp chí Học viện Giáo dục Hắc Long Giang [36]. Điểm chung của những nghiên cứu này là do phạm vi nghiên cứu hẹp, nên nghiên cứu đi sâu vào các phương diện như tiến trình phát triển, các đặc điểm sử dụng, đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ dụng từ các góc độ khác nhau như nghiên cứu đồng đại, nghiên cứu nghịch đại, nghiên cứu tri nhận, từ đó quy nạp và hệ thống hoá toàn bộ đặc trưng ngữ pháp liên quan đến Lượng từ hoặc nhóm Lượng từ. Mặt khác các nghiên cứu thuộc loại này còn tiến hành so sánh đối chiếu với các Lượng từ có cùng điểm tương đồng đồng trong cách sử dụng, ngữ nghĩa để làm nổi bật những đặc trưng riêng có của Lượng từ nghiên cứu. Nghiên cứu “现代汉语个体量词语法特点的认知研究”(2001),范伟,南京 师范大学学文院学报 – Nghiên cứu tri nhận đặc điểm ngữ pháp của nhóm Lượng từ cá thể trong tiếng Hán hiện đại ( 2001), tác giả Phạm Vĩ, Tạp chí ngữ Văn Đại học sư phạm Nam Kinh [22] cũng đã tổng kết và kiến giải rất rõ ràng, chi tiết đặc điểm chung của nhóm từ cá thể là: (1) bắt buộc phải được sử dụng trong cụm danh từ, ( 2) việc có hay không có chữ “de” trong cụm danh – Lượng từ cá thể chịu ảnh hưởng bởi mối quan hệ mật thiết giữa các thành phần biểu thị khái niệm, (3) việc cụm từ (Số từ + Lượng từ) có thể thêm tính từ
  17. 5 vào giữa phản ánh đặc điểm hoạt động của chuỗi nhận thức trong bộ não con người, (4) Lượng từ cá thể được trùng điệp là nhu cầu thể hiện ý nghĩa gia tăng của khái niệm. (2) Nghiên cứu Lượng từ gắn liền với mục tiêu giảng dạy: Tiếng Trung với tư cách là một ngoại ngữ được giảng dạy ở dạy khá phổ biển tại các trường đại học ở Trung Quốc và nhiều quốc gia trên thế giới. Với mục tiêu này, các nhà nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ tiếng Hán cũng đã có rất nhiều nghiên cứu với mục tiêu nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy kiến thức Lượng từ. Có thể kể đến: Nghiên cứu “泰国学生汉语常用个体量词偏误分析 - -以泰国朱拉隆功大学本科生为 例,智英 (Pattarawadee Pokawanwit)( 2019) 硕士论文,重庆师范大学 – Phân tích lỗi sai các Lượng từ cá thể tiếng Hán thường gặp của sinh viên Thái Lan, lấy ví dụ từ sinh viên chính quy trường Đại học Chulalongkorn” [50]. Nghiên cứu trên cơ sở hệ thống, khái quát các đặc điểm chung của Lượng từ cá thể tiếng Hán như 个、支、把、条、张、片、 本、头、只、篇,so sánh đối chiếu với Lượng từ tiếng Thái, thông qua việc khảo sát tình hình sử dụng Lượng từ cá thể tiếng Trung của sinh viên Thái Lan tại trường đại học Chulalongkorn, đã quy nạp các loại lỗi sai, phân tích các lỗi sai này. Những lỗi sai được tác giả đề cập là dùng nhầm lẫn các Lượng từ, dùng sai Lượng từ ‘ge’, sử dùng trùng lặp Lượng từ, lỗi sai ở cụm danh từ. Tác giả đưa ra nhiều nguyên nhân dẫn đến các lỗi sai trên, tập trung chủ yếu ở các nguyên nhân như ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, chưa nắm chắc đặc điểm ngữ pháp của Lượng từ, ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài... Từ đó đưa ra các kiến nghị phù hợp ở các phương diện như giảng dạy, thiết kế giáo án phần kiến thức Lượng từ cá thể này. Nghiên cứu “对外汉语教学初级阶段量词与名词的搭配研究( 2019),席艳红,硕 士论文,西南民族大学 – Nghiên cứu sự kết hợp giữa Lượng từ - danh từ ở giai đoạn sơ cấp trong giảng dạy tiếng Hán đối ngoại, ( 2019) tác giả Tịch Diễm Hồng, luận văn thạc sỹ Đại học dân tộc Tây Nam” [46] đã thống kê từ “đề cương từ vựng giai đoạn sơ cấp tiếng Hán đối ngoại” 97 Lượng từ và tiến hành sử dụng ngữ liệu cụm danh từ của ba giáo trình tiếng hán sơ cấp khá phổ biến là《发展汉语》《博雅汉语》,《成功之路》. Nghiên cứu đã chỉ ra việc kết hợp giữa Lượng từ và danh từ trong tiếng Hán chịu ảnh hưởng bởi các phương diện như ngữ pháp, ngữ âm, ngữ nghĩa, hoàn cảnh sử dụng. Việc kết hợp này
  18. 6 có nguyên tắc và quy luật riêng. Trên cơ sở những phát hiện này, nghiên cứu tiến hành khảo sát lỗi sai mà sinh viên lưu học sinh quốc tế tại học viên giáo dục quốc tế, thuộc đại học Dân tộc Tây Nam thường mắc phải: sử dụng sai Lượng từ, sai trật từ giữa các danh từ và Lượng từ, vấn đề chữ “的”. ... Do đối tượng khảo sát thuộc nhiều quốc tịch khác nhau nên tác giả tập trung vào nguyên nhân lỗi sai do chưa nắm chắc được quy luật kết hợp giữa Lượng từ và danh từ. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 2.2.1 Các nghiên cứu về Loại từ tiếng Việt Các nghiên cứu về Loại từ cho đến hiện nay có thể kể đến các nghiên cứu các nhà ngôn ngữ học như Nguyễn Tài Cẩn trong “ Từ loại trong danh từ tiếng Việt hiện đại, ( 1975) [3]; Cao Xuân Hạo trong “ Tiếng Việt, mấy vấn đề về ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa”, 1998 [8]; và “Nghĩa của Loại từ”, 1999 [9]; của nhà ngôn ngữ học Nguyễn Phú Phong “ Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt – Loại từ và chỉ thị từ”, 2002 [17]. Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau: Thứ nhất, đó là vấn đề phân loại Loại từ: tác giả Nguyễn Tài Cẩn xếp loại từ vào tiểu loại của danh từ đơn vị. Theo đó, Loại từ được phân chia thành 3 nhóm: nhóm loại từ chỉ người, ví dụ như đứa, thằng..; nhóm loại từ chỉ sự vật, hiện tượng, đồ đạc như cái, chiếc... ; nhóm loại từ chỉ động vật, thực vật như con, cây, quả... . Trong khi đó, tác giả Hoàng Tất Thắng chia loại từ làm 6 loại gồm: Loại từ chuyên dùng để chỉ người; Loại từ chuyên dùng đề chỉ động vật, Loại từ chuyên dùng để chỉ thực vật, Loại từ chuyên dùng để chỉ sự vật và hiện tượng tự nhiên, Loại từ chuyên dùng để miêu tả hành động và các loại từ khác. Thứ hai, về chức năng ngữ pháp của Loại từ, các nghiên cứu đều thống nhất chỉ ra rằng, Loại từ không thể sử dụng đơn độc tuy nhiên tuỳ từng ngữ cảnh cụ thể có thể đảm nhiệm các chức năng ngữ pháp trong câu như chủ ngữ, định ngữ, tân ngữ, bổ ngữ.... Vấn đề vị trí của Loại từ trong cụm danh từ cũng được nhiều nhà nghiên cứu đề cấp như một hiện tượng ngữ pháp thú vị, phức tạp. Thứ ba, về đặc trưng ngữ nghĩa của Loại từ: Đây là nội dung nghiên cứu chủ yếu nhất và cũng có nhiều tranh cãi nhất trong nghiên cứu về Loại từ tiếng Việt. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng đặc trưng ngữ nghĩa cơ bản nhất của Loại từ là dùng để đo lường,
  19. 7 các thể hoá hoặc phân loại danh từ. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho rằng, Loại từ không có ý nghĩa thực bởi nghĩa của Loại từ gắn chặt với nghĩa của danh từ. 1.2.2 Các nghiên cứu về đối chiếu Lượng từ tiếng Trung và Loại từ tiếng Việt Nghiên cứu đối chiếu Lượng từ và Loại từ chủ yếu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu Hán ngữ, các giáo viên giảng dạy tiếng Trung cho sinh viên Việt Nam. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Diện “ Nghiên cứu đối chiếu cụm số Lượng từ tiếng Hán và tiếng Việt” ( 2006) [4] tiến hành đối chiếu so sánh hai nhóm từ này trên phương diện hình thức kết cấu, loại ngữ nghĩa, và chức năng ngữ pháp. Nghiên cứu đã giới thiệu được một cách tổng thể những điểm tương đồng và khác biệt của hai loại từ ở hai ngôn ngữ tuy nhiên chưa đi vào từng nhóm Lượng từ, Loại từ cụ thể. Nghiên cứu “ Đặc điểm Lượng từ tiếng Hán hiện đại trong sự đối chiếu với Loại từ tương đương tiếng Việt” ( 2017) của tác giả Đỗ Thị Kim Cương [3] đã tiến hành nghiên cứu đối chiếu Lượng từ và Loại từ trên các phương diện đặc trưng ngữ pháp, ngữ nghĩa và chỉ ra được nhiều điểm tương đồng và khác biệt về mặt cấu trúc ngữ và chức năng pháp liên quan, đồng thời đi vào đối chiếu một số nhóm Lượng từ có cùng đặc trưng nghĩa. Nghiên cứu cũng tiến hành khảo sát lỗi sai ở sinh viên khi sử dụng Lượng từ tiếng Hán và phân tích nguyên nhân gây ra lỗi sai. Nghiên cứu chỉ giới hạn ở việc khảo sát nhóm Lượng từ cá thể trong hệ thống Lượng từ tiếng Trung và tiếng Việt. Nhìn chung, có thể thấy, các nghiên cứu đối chiếu Lượng từ và Loại từ đã đạt được những thành tựu nhất định. Trước hết, phạm vi của các nghiên cứu khá rộng, bao quát được các khía cạnh đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của hai từ loại này, chỉ ra được nhiều điểm tương đồng và khác biệt của hai từ loại, tô đậm thêm cho bức tranh nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ Trung – Việt, đồng thời làm phong phú thêm các kết quả nghiên cứu về Lượng từ và Loại từ. Tuy nhiên, đối chiếu Lượng từ - Loại từ có thể được tiến hành nghiên cứu sâu hơn dựa trên lí thuyết tri nhận ngôn ngữ để lí giải cách thức hai dân tộc quan sát, tri nhận và đánh giá sự vật hiện tượng khách quan thể hiện qua việc lựa chọn và sử dụng Lượng từ - Loại từ khác nhau. Ngoài ra, với mục đích nghiên cứu ứng dụng cho hoạt động giảng dạy tiếng Hán đối ngoại, nghiên cứu đối chiếu Lượng từ -Loại từ có thể tiến hành trong phạm vi của một giáo trình hay một bộ giáo trình phù hợp với một đối tượng người học cụ thể để làm rõ hơn những vấn đề mà người học mắc phải trong quá trình học
  20. 8 tập và sử dụng kiến thức Lượng từ của bộ giáo trình này, từ đó đưa ra những kiến nghị và chiến lược giảng dạy cụ thể, thiết thực. Đây chính là những khoảng trống trong nghiên cứu đối chiếu Lượng từ - Loại từ để chúng tôi đi tiến hành nghiên cứu này. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1 Mục tiêu chung Chỉ ra được điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm ngữ pháp, cách dùng, đặc điểm ngữ nghĩa của các Lượng từ tiếng Trung xuất hiện học phần Ngữ pháp học tiếng Trung Quốc với các Loại từ tương đương trong tiếng Việt. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sẽ được ứng dụng vào việc giảng dạy kiến thức Lượng từ ở học phần Ngữ pháp học tiếng Trung Quốc nhằm giúp người học khắc phục được lỗi sai ở phần kiến thức này. 3.2 Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu Lượng từ tiếng Trung và Loại từ tiếng Việt ở góc độ đặc điểm ngữ pháp, đăc điểm ngữ nghĩa, trên cơ sở đó tiến hành so sánh đối chiếu để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của từ loại này ở hai ngôn ngữ tiếng Trung và tiếng Việt. Khảo sát lỗi sai thường gặp của người học khi học Lượng từ tiếng Trung, tìm ra nguyên nhân dẫn đến những lỗi sai này. Ứng dụng vào việc giảng dạy kiến thức Lượng từ ở học phần Ngữ pháp học tiếng Trung Quốc cũng như việc giảng dạy kiến thức ngữ pháp này ở các học phần tổng hợp trong chương trình, giúp người học khắc phục được lỗi sai, sử dụng chính xác các Lượng từ trong tiếng Trung 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Lượng từ tiếng Trung đối chiếu với Loại từ tiếng Việt 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nội dung: Nghiên cứu chỉ giới hạn trong các Lượng từ xuất hiện trong giáo trình “对外汉语 教学实用语法 – Ngữ pháp thực dụng tiếng Hán đối ngoại của tác giả 卢福波 – Lư Phúc Ba” được sử dụng để giảng dạy cho học phần Ngữ pháp học tiếng Trung Quốc tại trường Đại học Thương mại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2