BÁO CÁO " TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG THÍCH ỨNG Ở MIỀN NAM VIỆT NAM "
lượt xem 43
download
ác báo cáo chính thức xuất bản vào năm 2007 của Uỷ ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), Ngân hàng Thế giới (WB), Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc (UNDP) đều cảnh báo Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia chịu tác động cao do hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long được xem nơi chịu tổn thương mọi mặt nghiêm trọng nhất của Việt Nam do lũ lớn, bão tố bất thường, hạn hán kéo dài, mùa mưa đến trễ dầu vụ và...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÁO CÁO " TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG THÍCH ỨNG Ở MIỀN NAM VIỆT NAM "
- Hội thảo “Cùng nổ lực để thích ứng biến đổi khí hậu” CSRD – Acacia – Both ENDS – IVM, Thành phố Huế, Việt Nam. 11-13/5/2009 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG THÍCH ỨNG Ở MIỀN NAM VIỆT NAM (An overview of climate change research and adaptation activities in Southern Vietnam) Lê Anh Tuấn Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hâu - Đại học Cần Thơ E-mail: latuan@ctu.edu.vn --- oOo --- TÓM TẮT Các báo cáo chính thức xuất bản vào năm 2007 của Uỷ ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), Ngân hàng Thế giới (WB), Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc (UNDP) đều cảnh báo Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia chịu tác động cao do hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long được xem nơi chịu tổn thương mọi mặt nghiêm trọng nhất của Việt Nam do lũ lớn, bão tố bất thường, hạn hán kéo dài, mùa mưa đến trễ dầu vụ và lớn hơn vào cuối vụ, nước biển dâng, sự xâm nhập mặn, ... Báo cáo này như một lược khảo các kết quả nghiên cứu dẫn chứng cho sự phỏng đoán về biến đổi khí hậu ở Việt Nam nói chung và miền Nam nói riêng, đặc biệt nhấn mạng vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Báo cáo trình bày các hoạt động của Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ, nêu lên một số hoạt động hiện nay tại một số địa phương nhằm tìm đối sách thích ứng với sự bất thường của khí hậu trong tương lai. Cuối cùng là một số đề xuất hợp tác chia sẻ thông tin và chuyên gia giữa các địa phương và cấp độ quốc gia. Từ khoá: Biến đổi khí hậu, Nước biển dâng, Tổn thương, Thích ứng, Đồng bằng sông Cửu Long. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 1 “Tổng quan về nghiên cứu biến đổi khí hậu và các hoạt động thích ứng ở miền Nam Việt Nam” TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
- Hội thảo “Cùng nổ lực để thích ứng biến đổi khí hậu” CSRD – Acacia – Both ENDS – IVM, Thành phố Huế, Việt Nam. 11-13/5/2009 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 1. DẪN NHẬP Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam châu Á (Hình 1), chịu ảnh hưởng của vùng gió mùa, khí hậu nóng và ẩm rất đặc trưng. Việt Nam có một bờ biển dài 3.444 km nhìn ra Thái Bình dương. Việt Nam hiện nay (2009) khoảng 89 triệu người, mật độ dân số cao ở các vùng tập trung nguồn nước như các châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và các cửa sông, cửa biển dọc theo miền Trung. Hoạt động sản xuất chính ở Việt Nam là nông nghiệp, thuỷ hải sản và diễn ra chủ yếu ở vùng nông thôn, vùng núi và vùng ven biển. Hầu hết các thiên tai gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống ở Việt Nam đều có liên quan với sự bất thường của khí hậu và nguồn nước (Tuấn, 2009). Biến đổi khí hậu là một thực thể diễn tiến trong quá khứ và hiện tại và được phỏng đoán là có thể biến động nhanh hơn trong tương lai. Sự phát thải quá nhiều chất khí như CO2, CH4, CFC, ... vào bầu khí quyển gây nên hiệu ứng nhà kính, hệ quả tạo nên hiện tượng nóng lên toàn cầu làm băng ở Bắc và Nam cực, cũng như các dải băng dãy núi cao tan nhanh hơn khiến mực nước biển đang có xu thế dâng cao, cán cân tuần hoàn nước thay đổi làm đe dọa toàn bộ hệ sinh thái hiện hữu, đặc biệt là các vùng đất thấp, vùng ven biển. Việt Nam là một trong các nước chịu nhiều tác động của thiên tai. Các vùng đất thấp ven biển ở miền Nam Việt Nam được xem là vùng nhạy cảm, dễ chịu nhiều tổn thương do nơi đây có mật độ dân cư tập trung tương đối cao, sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp chịu lệ thuộc lớn vào thời tiết, nguồn nước. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản quan trọng nhất Việt Nam. Vùng này cung cấp hơn 50% sản lượng lúa và 65% sản lượng thuỷ sản cho cả nước. Về mặt sinh thái, vùng ĐBSCL là đất ngập nước lớn nhất Việt Nam (Tuan and Guido, 2007), có đầy đủ các kiểu rừng sát ngập mặn, ngập lợ, rừng ngập nước có than bùn, vùng rừng tràm ngập nước ngọt, nước phèn. Tuy là nơi sản xuất nông ngư nghiệp lớn, vùng ĐBSCL vẫn còn là một khu vực có mức tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp, GDP bình quân đầu người năm 2007 là 9,47 triệu đồng, tương đương 591 USD, đạt tốc độ tăng trưởng GDP là 12,34%, trình độ dân trí còn kém, thiếu thốn về cơ sở hạ tầng, nhà cửa tạm bợ. ĐBSCL là một trong ba châu thổ trên thế giới có nguy cơ ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu trong 30-50 năm nữa (IPCC, 2007). Đến nay, việc nghiên cứu liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam nói chung và miền Nam Việt Nam nói riêng chưa có nhiều. Việc chuẩn bị thích ứng chỉ mới ở bước đầu và mới được thực hiện ở một số địa phương riêng rẽ. Mục tiêu của báo cáo này lược khảo các kết quả nghiên cứu đã và đang thực hiện, các dự án đang triển khai và một số công việc chuẩn bị ban đầu để thích ứng, tìm cách giảm nhẹ các tác động tiêu cực và tận dụng những cơ hội có thể có ứng với từng kịch bản thay đổi khí hậu trong tương lai. Báo cáo cũng liệt kê một số hoạt động của Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ. Cuối cùng báo cáo đề xuất việc hình thành mang lưới thông tin giữa các nhà khoa học, các cấp chính quyền địa phương nhằm chia sẻ những kết quả nghiên cứu, bài học kinh nghiệm và các biện pháp, đối sách dự kiến triển khai của từng địa phương. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 2 “Tổng quan về nghiên cứu biến đổi khí hậu và các hoạt động thích ứng ở miền Nam Việt Nam” TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
- Hội thảo “Cùng nổ lực để thích ứng biến đổi khí hậu” CSRD – Acacia – Both ENDS – IVM, Thành phố Huế, Việt Nam. 11-13/5/2009 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hình 1: Bản đồ cao độ Việt Nam (trên) và bản đồ miền Nam Việt Nam (dưới) 2. LƯỢC KHẢO KẾT QUẢ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆT NAM Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADP, 1994) đã xếp Việt Nam, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong nhóm quốc gia có nguy cơ tổn thương cao do tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Hiệp định khung về Biến đổi Khí hậu của Liên hiệp quốc (UNFCCC, 2003) đã dẫn chứng Thông báo Đầu tiên của Việt Nam về Biến đổi Khí hậu (SRV, MONRE 2003) cho biết trong suốt 30 năm vừa qua, mực nước quan trắc dọc theo bờ biển Việt Nam có dấu hiệu gia tăng, Bộ Tài nguyên và Môi trường ước tính đến năm 2050 mực nước biển sẽ gia tăng thêm 33 cm và đến năm 2100 sẽ tăng thêm 1 mét. Với nguy cơ này, Việt Nam sẽ chịu tổn thất mỗi năm chừng 17 tỉ USD (chiếm 80% tổng sản phẩm nội địa GDP). Nhiều nghiên cứu của Viện Khoa học Khí tượng – Thuỷ văn và Môi trường. Viện Khoa học thuỷ lợi miền Nam đều có những nghiên cứu liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam và Đồng bằng sông Cửu Long. Reiner và các cộng sự (2004) đã công bố một nghiên cứu trên mô hình toán thuỷ lực để phỏng đoán các diễn biến ngập lũ ở Đồng bằng sông Mekong trong thời đoạn tháng 8 đến tháng 11 với kịch bản mực nước biển dâng 20 cm và 50 cm. Kết quả cho thấy đường -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3 “Tổng quan về nghiên cứu biến đổi khí hậu và các hoạt động thích ứng ở miền Nam Việt Nam” TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
- Hội thảo “Cùng nổ lực để thích ứng biến đổi khí hậu” CSRD – Acacia – Both ENDS – IVM, Thành phố Huế, Việt Nam. 11-13/5/2009 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- đồng mức ngập lũ sẽ mở rộng tương ứng với mức nước dâng 20 cm và 50 cm sẽ là 25 km và 50 km về phía hạ lưu. Ở giai đoạn đầu của lũ (tháng 8), mực nước trung bình vùng Đồng bằng sẽ gia tăng thêm 14,1 cm (khi nước biển dâng 20 cm) và 32,2 cm (khi nước biển dâng 50 cm). Đến kỳ đỉnh lũ (tháng 10), mức gia tăng mức ngập tương ứng này sẽ là 11.9 cm và 27,4 cm. Nicholls và Lowe (2006) tính rằng khi mực nước biển dâng cao 40 cm, số nạn nhân của lũ trên thế giới hiện nay là 13 triệu người sẽ tăng lên 94 triệu người. Khoảng 20% trong số họ sống ở vùng Đông Nam Á, trong đó vùng bị ảnh hưởng nặng nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long và tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Hồng. Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu - IPCC (2007) qua phân tích và phỏng đoán các tác động của nước biển dâng đã công nhận ba vùng châu thổ được xếp trong nhóm cực kỳ nguy cơ do sự biến đổi khí hậu là vùng hạ lưu sông Mekong (Việt Nam), sông Ganges - Brahmaputra (Bangladesh) và sông Nile (Ai Cập). Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc – UNDP (2007) đánh giá: “khi nước biển tăng lên 1 mét, Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người dân mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp (tương đương 5 triệu tấn lúa và 10% thu nhập quốc nội. ĐBSCL sẽ có khoảng 2 triệu ha nằm dưới mực nước biển”. Dasgupta và các cộng sự (2007) đã công bố một nghiên cứu chính sách do Ngân hàng Thế giới - WB - xuất bản đã xếp Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia chịu ảnh hưởng cao nhất do biến đổi khí hậu. Tại Việt Nam, hai đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nhất. Khi nước biển dâng cao 1 mét, ước chừng 5.3% diện tích tự nhiên, 10,8% dân số, 10,2% GDP, 10,9% vùng đô thị, 7,2% diện tích nông nghiệp và 28,9% vùng đất thấp sẽ bị ảnh hưởng. Rủi ro ở ĐBSCL, bao gồm cả hạn hán và lũ lụt, sẽ gia tăng với các trận mưa có cường độ cao và các ngày hạn kéo dài (Peter và Greet, 2008). Hanh và Furukawa (2007) dựa vào những ghi nhận ở trạm đo thuỷ triều ở Việt Nam để kết luận về những bằng chứng của sự dâng lên của mực nước biển: trung bình mỗi năm mực nước biển ở Việt Nam đã tăng trong khoảng 1,75 – 2,56 mm/năm. Năm 2009, Trung tâm START vùng Đông Nam Á (Đại học Chulalongkorn, Thái Lan) và Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ đã phối hợp chạy mô hình khí hậu vùng PRECIS với kịch bản A2 và B2, dựa vào chuỗi số liệu khí hậu giai đoạn 1980-2000 để phỏng đoán giai đoạn 2030-2040. Kết quả mô hình cho thấy nhiều khu vực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị tác động sau (Tuan and Supparkorn, 2009): • Nhiệt độ cao nhất trung bình trong mùa khô sẽ gia tăng từ 33-35°C lên 35-37°C (Hình 2). • Lượng mưa đầu vụ Hè Thu (15/4 - 15/5) sẽ giảm chừng 10-20%. • Sự phân bộ mưa tháng sẽ có khuynh hướng giảm vào đầu và giữa vụ Hè Thu nhưng gia tăng một ít vào cuối mùa mưa (Hình 3). • Tổng lượng mưa năm tại An Giang,Cần Thơ và Sóc Trăng sẽ giảm chừng 20%, đồng thời thời kỳ bắt đầu mùa mưa sẽ trễ hơn khoảng 2 tuần lễ. • Diện tích ngập ở ĐBSCL do lũ sẽ gia tăng (Hình 4). -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 4 “Tổng quan về nghiên cứu biến đổi khí hậu và các hoạt động thích ứng ở miền Nam Việt Nam” TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
- Hội thảo “Cùng nổ lực để thích ứng biến đổi khí hậu” CSRD – Acacia – Both ENDS – IVM, Thành phố Huế, Việt Nam. 11-13/5/2009 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hình 2: Sự thay đổi nhiệt độ lớn nhất trung bình thập niên 2030 so với thập niên 1980 Hình 3: Sự thay đổi lượng mưa tháng ở ĐBSCL thập niên 2030 so với thập niên 1080 Hình 4: Phỏng đoán sự thay đổi diện tích ngập vào thập niên 2030 so với thập niên 1080 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 5 “Tổng quan về nghiên cứu biến đổi khí hậu và các hoạt động thích ứng ở miền Nam Việt Nam” TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
- Hội thảo “Cùng nổ lực để thích ứng biến đổi khí hậu” CSRD – Acacia – Both ENDS – IVM, Thành phố Huế, Việt Nam. 11-13/5/2009 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3. CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU THÍCH ỨNG Ở MIỀN NAM VIỆT NAM Về mặt thể chế chính sách, Việt Nam đã có những văn bản chính thức của Nhà nước liên quan đến phát triển bền vững và biến đổi khí hậu theo trình tự thời gian như sau: • 1998: Việt Nam tham gia ký Nghị định thư Kyoto vào tháng 12/1998 và chính thức phê chuẩn Nghị định thư vào tháng 9/2002. • 2003: Báo cáo Quốc gia Đầu tiên của Việt Nam theo Hiệp định khung về Biến đổi Khí hậu của Liên hiệp quốc (SRV, MONRE, 2003). • 2004: Công bố Báo cáo Quốc gia về Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai ở Việt Nam (SRV, 2004). • 2004: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về “Định hướng Chiến lược Phát triển Bền vững ở Việt Nam” hay còn gọi là “Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam” (Thủ tướng Chính phủ, 2004). • 2005: Thủ tướng Chính phủ ra Hướng dẫn số 35/2005/TTg ngày 17/12/2005 về việc thực hiện Nghị định thư Kyoto ở Việt Nam (Thủ tướng Chính phủ, 2005). • 2007: Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 47/2007/TTg ngày 6/4/2007 phê duyệt Kế hoạch Thực hiện Nghị định thư Kyoto trong giai đoạn 2007 -2010 (Thủ tướng Chính phủ, 2007). • 2007: Công bố Chiến lược Quốc gia về Phòng chống, Thích nghi và Giảm nhẹ Thiên tai đến năm 2020 (SRV, 2007). • 2008: Công bố Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi Khí hậu. Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ (Thủ tướng Chính phủ, 2008). Từ xưa, người dân miền Nam Việt Nam khá nhanh nhẹn trong việc thích ứng với các quy luật diễn biến thời tiết hằng năm như lũ tràn sông, hạn mùa khô, xâm nhập mặn, khan hiếm nước ngọt, ... Nông dân đã sáng tạo ra nhiều hình thức “sống chung với lũ”, xây đê lửng, làm nhà sàn, điều chỉnh lịch thời vụ, ... Tuy nhiên khoảng năm 2005 về trước, vấn đề biến đổi khí hậu – nước biển dâng dường như còn khá xa lạ và chưa được quan tâm đúng mức đối với nhiều người dân và giới lãnh đạo ở miền Nam Việt Nam, mặc dầu phần lớn trong số họ cũng đã từng nghe đến hiện tượng này. Các năm gần đây, những diễn biến khí hậu bất thường đã xuất hiện thường xuyên hơn ở Việt Nam khiến mọi người bắt đầu chú ý và đã có những hoạt động ban đầu nhằm đối phó và thích ứng với hoàn cảnh mới. Báo chí đã thường xuyên có những phóng sự về biến đổi khí hậu. Một số Hội thảo về Biến đổi Khí hậu đã được tổ chức ở TP. HCM và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Ngày 20/11/2008, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu Khí hậu – Đại học Cần Thơ (gọi tắt là Viện DRAGON-Mekong-CTU) đã ra mắt như một tổ chức hợp tác giữa Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) và trường Đại học Cần Thơ. Viện này được hình thành theo một thoả thuận giữa hai chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam sau cuộc gặp gỡ của Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Viện này là thành viên đầu tiên của các Viện DRAGON (Delta Research and Global Observation Network – Mạng lưới Nghiên cứu Đồng bằng và Quan trắc Toàn cầu). Trong bài phát biểu ra mắt Viện, Bà Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anne Murray nhấn mạnh đây là cơ sở nghiên cứu khoa học đầu tiên liên quan trực tiếp đến biến đổi khí hậu của Việt Nam và cơ sở nghiên -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 6 “Tổng quan về nghiên cứu biến đổi khí hậu và các hoạt động thích ứng ở miền Nam Việt Nam” TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
- Hội thảo “Cùng nổ lực để thích ứng biến đổi khí hậu” CSRD – Acacia – Both ENDS – IVM, Thành phố Huế, Việt Nam. 11-13/5/2009 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- cứu khoa học đầu tiên của Hoa Kỳ nằm ngoài lãnh thổ của nước này. Năm 2009, trường Đại học Cần Thơ đầu tiên đưa môn học “Biến đổi Khí hậu và Khả năng Thích ứng” vào chương trình giảng dạy Thạc sỹ. Tháng 3/2009, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ đã kết hợp với Trung tâm Vùng START Đông Nam Á (SEA START RC), Nhóm Nghiên cứu Phát triển và Nước, Đại học Kỹ Thuật Helsinki (TKK), Phần Lan và Văn phòng của Quĩ Hoang dã Thế giới (WWF) đã tổ chức Hội thảo "Đánh giá nhanh tác động, tính dễ tổn thương và khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu và lũ lụt ở ĐBSCL" tại Đại học Cần Thơ. Hội thảo được sự tài trợ của Mạng lưới Châu Á - Thái Bình Dương về Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu Toàn cầu và Bộ Ngọai giao Phần Lan. Tham dự Hội thảo có 30 người là nông dân nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và doanh nghiệp nhỏ từ các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bạc Liêu và Trà Vinh cùng với nhiều giảng viên, nghiên cứu viên, chuyên gia tư vấn của các tổ chức Phi Chính phủ. Qua Hội thảo, nông dân đã đề xuất các biện pháp thích nghi như thay đổi cơ cấu mùa vụ, làm đê bao, trồng rừng, tìm giống cây con mới, trữ nước sạch, các biện pháp hạn chế tổn thương cho trẻ em (nhà giữ trẻ mùa lũ, tập bơi, phát áo phao, thuyền y tế, thuyền đưa trẻ đi học, ...). Tháng 4/2009, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ vừa đạt một thỏa thuận thực hiện dự án nghiên cứu "Tác động của biến đổi khí hậu và đánh giá tính tổn thương cho thành phố Cần Thơ" (Climate Change Impacts and Vulnerabilities Assessment for Can Tho city). Tham gia dự án, ngoài Viện DRAGON-Mekong-CTU, gồm Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược Khoa học và Công nghệ (NISTPASS) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Chuyển tiếp Xã hội và Môi trường (Institute for Social and Environmental Transition - ISET/ Mỹ) và Tổ chức Phi Chính phủ Thử thách Thay đổi (Challenge to Change - CtC), Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (SIWRR) và Trung tâm Tư vấn Khí tượng-Thủy văn-Môi trường (HMECC) và Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ. Đây là một phần của chương trình được tài trơ bởi Quỹ Rockerfeller (Mỹ). Chương trình này hỗ trợ nhóm các thành phố ở Châu Á – mạng lưới các thành phố châu Á (gồm Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ và Indonesia) có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu (ACCCRN) xây dựng các công cụ và biện pháp thực tế để ứng phó biến đổi khí hậu, giảm nghèo và quản lý tốc độ đô thị hóa đang gia tăng. Ngày 27/3/2009 Uỷ ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ đã thành lập Ban Chỉ đạo dự án “Ứng phó với Biến đổi Khí hậu tại Thành phố Cần Thơ” do một Phó Chủ tịch Tỉnh làm Trưởng Ban. Uỷ Ban đang chuẩn bị phê duyệt Chương trình Mục tiêu của Thành phố Cần Thơ Ứng phó với Biến đổi Khí hậu (gọi tắt là Chương trình 158). Đầu năm 2009, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, trường Đại học Cần Thơ đã có dự án hợp tác với tổ chức JIRCAS của chính phủ Nhật Bản để bước đầu triển khai các hoạt động thí điểm cho Cơ chế Phát triển Sạch (Clean Development Mechanism – CDM). Mục tiêu của dự án là tìm các biện pháp giúp người dân giảm thiểu sự phát thải khí nhà kính ở địa phương. Trung tâm Học viện Công nghệ Châu Á tại Việt Nam (AITCV) đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ đã tổ chức một buổi Seminar cum Study -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 7 “Tổng quan về nghiên cứu biến đổi khí hậu và các hoạt động thích ứng ở miền Nam Việt Nam” TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
- Hội thảo “Cùng nổ lực để thích ứng biến đổi khí hậu” CSRD – Acacia – Both ENDS – IVM, Thành phố Huế, Việt Nam. 11-13/5/2009 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tour tại thành phố Cần Thơ ngày 31/3/2009 cho các quan chức cấp Bộ của Bangladesh. Hai bên đã trao đổi về các tác động của biến đổi khí hậu lên cơ sở hạ tầng nông thôn của giữa hai vùng đồng bằng và tham quan một vùng công trình hạ tầng có nguy cơ hư hỏng do lũ lụt và nước biển dâng ở Cần Thơ. Năm 2008 – 2009, một số nghiên cứu thích nghi về biến đổi khí hậu đã và đang thực hiện ở một số tỉnh như Bến Tre (của Oxfam), Cà Mau (của Viện Quy hoạch Thuỷ lợi Nam bộ, của Quỹ WWF). Tổ chức GTZ (Đức) cũng đã có một số nghiên cứu ban đầu tìm phương cách thích nghi của nông dân, các doanh nhân nhỏ và vừa ở tỉnh Trà Vinh. Dự kiến trong thời gian tới, Tổ chức GTZ sẽ hợp tác với Viện DRAGON-Mekong-CTU để triển khai một dự án thí điểm giúp người dân nghèo tìm biện pháp thích nghi với biến đổi khí hậu ở tỉnh Trà Vinh. 4. ĐỀ XUẤT CÁC HỢP TÁC NGHIÊN CỨU TIẾP THEO Người dân Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong việc ứng phó với thiên tai và các diễn biến bất thường của thời tiết. Tuy vậy, để việc nghiên cứu biến đổi khí hậu và các biện pháp thích ứng một cách hiệu quả thì cần thiết phải có một sự phối hợp nhiều ban ngành và chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau. Viện DRAGON-Mekong-CTU đã hình thành 5 tổ nghiên cứu: 1. Tổ Cơ sở dữ liệu – GIS – Mô hình hoá: Tổng hợp các thông tin thành một bộ cơ sở dữ liệu thể hiện trên nền bản đồ Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS) và cung cấp số liệu cho các mô hình toán học. 2. Tổ Sản xuất Nông thôn: Nghiên cứu các tác động của biến đổi khí hậu – nước biển dâng lên sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và lâm nghiệp, tìm biện pháp nâng cao khả năng thích nghi phù hợp với sản xuất ở nông thôn. 3. Tổ Phát triển Đô thị: Nghiên cứu các tác động của biến đổi khí hậu – nước biển dâng lên cơ sở hạ tầng đô thị. Đề xuất các phương cách quy hoạch và quản lý đô thị thích hợp. 4. Tổ Môi trường - Sinh thái: Nghiên cứu sự tổn thương của môi trường và hệ sinh thái theo những kịch bản biến đổi khí hậu. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu các nguy cơ suy giảm tính đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường. 5. Tổ Kinh tế - Xã hội và Sinh kế: Nghiên cứu và huấn luyện cho các cộng đồng địa phương hiểu các nguy cơ của biến đổi khí hậu và chỉ dẫn các cách giảm thiểu và thích nghi thích hợp. Việc hình thành mạng lưới chia sẻ thông tin với các địa phương là cần thiết, bao gồm: • Giới thiệu mô hình phân tích diễn biến khí hậu thích hợp. • Phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên cộng đồng. • Các đề xuất giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu. • Trình bày các mô hình thích nghi và kinh nghiệm của địa phương trong thực tế. • Giới thiệu các tách hợp vấn đề biến đổi khí hậu với các giải pháp ứng phó trong kế hoạch, quy hoạch tổng thể phát triển cấp địa phương và cấp vùng. • Các chương trình huấn luyện, chia sẻ tài liệu nghiên cứu. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 8 “Tổng quan về nghiên cứu biến đổi khí hậu và các hoạt động thích ứng ở miền Nam Việt Nam” TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
- Hội thảo “Cùng nổ lực để thích ứng biến đổi khí hậu” CSRD – Acacia – Both ENDS – IVM, Thành phố Huế, Việt Nam. 11-13/5/2009 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- LỜI CẢM TẠ Tác giả chân thành cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội – Huế, các Tổ chức Acacia, Both ENDS, Viện Nghiên cứu Môi trường IVM (Hà Lan) và Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ cùng các nhà khoa học đồng nghiệp tạo điều kiện cho tác giả hình thành báo cáo này. Lê Anh Tuấn, PhD. Đại học Cần Thơ Tháng 5/2009 TÀI LIỆU THAM KHẢO ADB (Asian Development Bank), 1994. Climate Change in Asia: Vietnam Country Report, p.27. Dasgupta Susmita, Benoit Laplante, Craig Meisner, David Wheeler, and Jianping Yan, 2007. The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries: A Comparative Analysis. World Bank Policy Research, Working Paper 4136, February 2007. Hanh, Pham Thi Thuy and Masahide Furukawa, 2007. Impact of sea level rise on coastal zone of Vietnam. Bull. Fac. Sci. Univ. Ryukyus, 84: 45-59. IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change), 2007. Fourth Assessment Report, Working Group II report. Impacts, Adaptation and Vulnerability. Nicholls Robert, J. and Lowe, J.A., 2006. Climate stabilisation and impacts of sea level rise. In Avoiding Dangerous Climate Change (eds. H.J. Schellnhuber, W. Cramer, N. Nakicenovic, T.M.L. Wigley, and G. Yohe). Cambridge University Press, Cambridge. and Nicholls, R.J. and Tol, R.S.J. Impacts and responses to sealevel rise: a global analysis of the SRES scenarios over the twenty-first century. Philos. Trans. R. Soc. Lond. A, 364: 1073-1095. Reiner Wassmann, Nguyen Xuan Hien, Chu Thai Hoanh, and To Phuc Tuong, 2004. Sea Level Rise Affecting the Vietnamese Mekong Delta: Water Elevation in the Flood Season and Implications for Rice Production. Climatic Change, 66: 89–107. Peter Chaudhry and Greet Ruysschaert, 2008. Climate Change & Human Development in Vietnam: A case study for the Human Development Report 2007/2008. Oxfam and UNDP. Tổng cục Thống kê, 2006. Niên giám thống kê năm 2006. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ, 2004. Định hướng Chiến lược Phát triển Bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam). Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Hà Nội, Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ, 2005. Hướng dẫn số 35/2005/TTg ngày 17/12/2005 về việc thực hiện Nghị định thư Kyoto ở Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ, 2007. Quyết định số 47/2007/TTg ngày 6/4/2007 phê duyệt Kế hoạch Thực hiện Nghị định thư Kyoto trong giai đoạn 2007 -2010. Hà Nội, Việt Nam. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 9 “Tổng quan về nghiên cứu biến đổi khí hậu và các hoạt động thích ứng ở miền Nam Việt Nam” TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
- Hội thảo “Cùng nổ lực để thích ứng biến đổi khí hậu” CSRD – Acacia – Both ENDS – IVM, Thành phố Huế, Việt Nam. 11-13/5/2009 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thủ tướng Chính phủ, 2008. Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi Khí hậu (National Target Program to Response to Climate Change). Hà Nội, Việt Nam SRV, MONRE (Socialist Republic of Vietnam, Ministry of Natural Resources and Environment), 2003. Vietnam Initial National Communication under the United Nations Framework Convention on Climate Change (Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi Khí hậu). Hanoi, Vietnam. SRV (Socialist Republic of Vietnam), 2004. National Report on Disater Risk Reduction in Vietnam, Ha Noi, Vietnam. SRV (Socialist Republic of Vietnam), 2007. National Strategy for Natural Disaster Prevention, Response and Mitigation to 2020, Ha Noi, Vietnam. Tuan, Le Anh and Guido Wyseure, 2007. Action Plan for the Multi-level Conservation of Forest Wetlands in the Mekong River Delta, Vietnam. International Congress on Development, Environment and Natural Resources: Multi-level and Multi-scale Sustainability. Cochabamba, Bolivia. Tuấn, Lê Anh. 2009. Biến đổi Khí hậu và Khả năng Thích ứng. Bài giảng Cao học ngành Quản lý Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ. Tuan, Le Anh and Suppakorn Chinvanno, 2009. Climate change in the Mekong River Delta and key concerns on future climate threats. Paper submitted to DRAGON Asia Summit, Seam Riep, Cambodia. UNDP (United Nations Development Program), 2007. Human Development Report 2007/8, Fighting Climate Change: Human Solidarity in a Divided World. Palgrave MacMillan, New York. UNFCCC (United Nations Framework Convention on Climate Change), 2003. Socialist republic of Viet Nam, Ministry of Natural Resources and Environment:”VietNam Initial National Communication” 2003. p. 18, 27-28. Nguồn truy cập trên Internet: http://unfccc.int/resource/docs/natc/vnmnc01.pdf WWF (World Wide Fund for Nature), 2004. Seven from Mountain to Sea: Asia Pacific River Basin big wins. WWF International, Switzerland. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 10 “Tổng quan về nghiên cứu biến đổi khí hậu và các hoạt động thích ứng ở miền Nam Việt Nam” TS. Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo: Tổng quan đề tài chọn tạo giống và kỹ thuật canh tác hồ tiêu
9 p | 331 | 69
-
Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài KHKT 2010: Ứng dụng công nghệ Nano trong hoàn tất vải tơ tằm chống bụi, chống thấm nước - KS. Nhữ Thị Việt Hà
57 p | 241 | 54
-
Báo cáo thực tập cao đẳng: Tổng quan về máy vi tính - Huỳnh Trần Sơn
50 p | 353 | 43
-
Báo cáo Tổng quan các nghiên cứu về ngành rau quả của Việt Nam
48 p | 294 | 25
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Báo cáo tổng quan về ngành thức ăn chăn nuôi toàn cầu "
7 p | 157 | 18
-
TIỂU LUẬN: Báo cáo tổng hợp về Viện quản lý kinh tế Trung ương
26 p | 110 | 18
-
ĐỀ TÀI BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ EMAIL VÀ CÁC GIAO THỨC MAIL _3
12 p | 109 | 12
-
Báo cáo Tổng quan về áp dụng tiếp cận hệ sinh thái vào các khu đất ngập nước tại Việt Nam
50 p | 115 | 11
-
Báo cáo tổng hợp Kết quả quan trắc môi trường - Công ty TNHH Daily full international printing năm 2016
26 p | 112 | 9
-
Báo cáo tổng quan thị trường tài chính 2016
0 p | 90 | 8
-
ĐỀ TÀI BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ EMAIL VÀ CÁC GIAO THỨC MAIL _5
16 p | 108 | 8
-
Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về giảm nghèo ở Việt Nam
86 p | 72 | 7
-
Báo cáo tổng hợp Kết quả quan trắc môi trường - Công ty TNHH Capco waishing Việt Nam năm 2016
26 p | 101 | 7
-
Báo cáo Tổng quan viễn cảnh giấy và bột giấy toàn cầu: Tình hình có khả quan hơn không?
44 p | 66 | 7
-
Báo cáo: Tổng quan dịch hại tiêu phát sinh từ đất
11 p | 137 | 5
-
Báo cáo Tổng quan về ô nhiễm Nông nghiệp ở Việt Nam: Ngành thủy sản 2017
44 p | 59 | 5
-
Báo cáo: Tổng quan về ứng dụng phẫu thuật bằng sóng siêu âm hội tụ trong phụ khoa
36 p | 7 | 4
-
Báo cáo khoa học: Tổng quan về Bệnh phổi mô kẽ
43 p | 7 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn