Báo cáo tốt nghiệp: Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng và Nhà nước với việc tăng cường quản lý tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Đông Á
lượt xem 225
download
Tham khảo luận văn - đề án 'báo cáo tốt nghiệp: hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng và nhà nước với việc tăng cường quản lý tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ đông á', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng và Nhà nước với việc tăng cường quản lý tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Đông Á
- TRƯỜNG …………………. KHOA………………………. ----- ----- Báo cáo tốt nghiệp Đề tài: Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng và Nhà nước với việc tăng cường quản lý tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Đông Á 0
- Mục lục Mở đầu Phần I: Cơ sở lý luận của hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng, nhà nước trong doanh nghiệp...............................................................................................................................4 I- Một số vấn đề chung về các nghiệp vụ thanh toán. .....................................................................4 1- Khái niệm : ............................................................................................................................4 2- Đặc điểm của các nghiệp vụ thanh toán. ................................................................................4 3- Quan hệ thanh toán với công tác quản lý tài chính.................................................................4 4- Phân loại các nghiệp vụ thanh toán : .....................................................................................4 5- Một số phương thức thanh toán phổ biến ở Việt Nam hiện nay.............................................5 6- Yêu cầu quản lý, nguyên tắc và nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ thanh toán.....................6 II - Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, với khách hàng và với nhà nước. ............7 1- Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán................................................................7 3 - Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với nhà nước. .............................................................16 III- Ghi sổ các nghiệp vụ thanh toán theo Các hình thức sổ kế toán. ............................................31 1- Hình thức Nhật ký chung......................................................................................................31 IV- Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. ..............................................35 1- Phân tích tình hình thanh toán. .............................................................................................35 2- Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán............................................................................37 Phần II: thực trạng hạch toán nghiệp vụ thanh toán với người bán, với khách hàng và nhà nước tại công ty đầu tư và phát triển công nghệ đông á...................................................................................37 I - Tổng quan về công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Đông á. ...................................39 2- Nhiệm vụ kinh doanh của công ty. .......................................................................................40 3- Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của công ty ..............................................41 4- Đặc điểm tổ chức công tác kế toán . .....................................................................................42 2-Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán...............................................................46 3- Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng. ..........................................................52 4- Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với Nhà nước. .............................................................56 III- Phân tích tình hình thanh toán của công ty cổ phần đầu tư và phát triển east-ASIAN ...........71 phần III: Hoàn thiện hạch toán các nghiệp vụ thanh toán tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ đông á................................................................................................................................75 1
- I - Đánh giá khái quát tình hình hạch toán các nghiệp vụ thanh toán tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển east-ASIAn ....................................................................................................................75 1- Ưu điểm ................................................................................................................................75 2- Những tồn tại : ......................................................................................................................76 II - Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán các nghiệp vụ thanh toán tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển east-aSian.......................................................................................................77 Kết luận ..............................................................................................................................................83 Tài liệu tham khảo..............................................................................................................................84 2
- Mở đầu Mối quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người mua, người bán, với ngân sách phản ánh quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thường xuyên phát sinh các nghiệp vụ thanh toán. Vì vậy, người quản lý không chỉ quan tâm tới doanh thu, chi phí, lợi nhuận, cái mà họ phải thường thường xuyên nắm bắt chính là tình hình thanh toán. Tình hình tài chính của doanh nghiệp phản ánh việc làm ăn có hiệu quả hay không của doanh nghiệp.Phải xem xét tài chính để có thể tham gia ký kết các hợp đồng đủ khả năng thanh toán đảm bảo an toàn và hiệu quả cho doanh nghiệp.Nghiệp vụ thanh toán xảy ra ở cả trong quá trình mua hàng và quá trình tiêu thụ, nó có liên quan mật thiết với các nghiệp vụ quỹ và nghiệp vụ tạo vốn. Như vậy, có thể nói các nghiệp vụ thanh toán có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, nó góp phần duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để quản lý một cách có hiệu quả và tốt nhất đối với các hoạt động của doanh nghiệp nói riêng, dù là SX-kinh doanh hay dịch vụ và nền kinh tế quốc dân của 1 nước nói chung đều cần phải sử dụng các công cụ khác quản lý khác nhau trong đó có kế toán. Trong những năm gần đây hòa cùng với quá trình đổi mới đi nên của đất nước, công tác hạch toán kế toán cũng đã có sự đổi mới tương ứng để có sự phù hợp kịp thời với các yêu cầu của nền kinh tế thị trường, phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán quốc tế, đồng thời phù hợp với đặc điểm, yêu cầu trình độ quản lý kinh tế ở nước ta. Sau nhiều lần được sửa đổi, đến ngày 01- 11-1995 theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT của Bộ trưởng Bộ tài chính, đã chính thức ban hành chế độ kế toán DN.Đây là một bước đổi mới đánh dấu sự thay đổi mới đánh dấu sự thay đổi toàn diện, triệt để hệ thống kế toán Việt Nam. Sau quá trình học tập và nghiên cứu ở trường để trang bị các kiến thức cơ bản và đặc biệt là sau quá trình thực tập tại phòng kế toán của công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ EAST- ASIAN, tôi đã chọn đề tài “Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng và Nhà nước với việc tăng cường quản lý tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Đông á”. Trong đề tài này tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về các nghiệp vụ thanh toán, so sánh thực tế hạch toán tại công ty với lý thuyết được học, với chế độ tài chính hiện hành ở Việt Nam đồng thời tìm hiểu thêm về hạch toán các nghiệp vụ thanh toán theo chế độ kế toán quốc tế. Tham vọng của tôi đặt ra là thông qua các nghiệp vụ thanh toán để có cái nhìn tổng quát nhất về công tác kế toán tại công ty, điều này xuất phát từ đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty ASIAN. Tuy nhiên do điều kiện không cho phép nên tôi chỉ đi sâu tìm hiểu một số nghiệp vụ thanh toán đã nêu trong tên đề tài. Như vậy chuyên đề thực tập này tôi sẽ tập chung vào bốn khía cạnh là : - Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với nhà cung cấp (người bán). - Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người mua. - Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với Nhà nước. - Tăng cường quản lý tài chính tại công ty EAST-ASIAN. Để thực hiện mục tiêu đặt ra, bài viết của tôi chia làm ba phần chính : Phần I : Cơ sở lý luận của hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng, nhà nước trong doanh nghiệp. Phần II : Thực trạng hạch toán nghiệp vụ thanh toán với người bán, với khách hàng và nhà nước ở công ty EAST-ASIAN. Phần III : Phương hướng hoàn thiện hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng và nhà nước ở công ty EAST-ASIAN. 3
- phần I Cơ sở lý luận của hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng, nhà nước trong doanh nghiệp. I- Một số vấn đề chung về các nghiệp vụ thanh toán. 1- Khái niệm : Quan hệ thanh toán được hiểu là một quan hệ kinh doanh xảy ra khi doanh nghiệp có quan hệ mua bán và có sự trao đổi về một khoản vay nợ tiền vốn cho kinh doanh. Mọi quan hệ thanh toán đều tồn tại trong sự cam kết vay nợ giữa chủ nợ và con nợ về một khoản tiền theo điều khoản đã qui định có hiệu lực trong thời hạn cho vay, nợ. Theo đó các nghiệp vụ thanh toán có thể chia làm 2 loại : Một là, các nghiệp vụ dùng tiền, hiện vật để giải quyết các nghiệp vụ công nợ phát sinh. Hai là, các nghiệp vụ bù trừ công nợ. 2- Đặc điểm của các nghiệp vụ thanh toán. - Các nghiệp vụ thanh toán có liên quan đến nhiều đối tượng. - Các nghiệp vụ này phát sinh nhiều, thường xuyên và yêu cầu phải theo dõi chi tiết theo từng đối tượng thanh toán. - Việc thanh toán ảnh hưởng lớn tới tình hình tài chính của doanh nghiệp nên thường có các quy định rất chặt chẽ trong thanh toán, vì vậy cần có sự giám sát, quản lý thường xuyên để các quy tắc được tôn trọng. - Các nghiệp vụ thanh toán phát sinh ở cả quá trình mua vật tư, hàng hoá đầu vào và quá trình tiêu thụ. Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì nó tham gia vào toàn bộ quá trình kinh doanh (mua hàng và bán hàng). 3- Quan hệ thanh toán với công tác quản lý tài chính. Quan hệ thanh toán liên hệ mật thiết với dòng tiền vào, ra trong kỳ kinh doanh, do đó nó có ảnh hưởng lớn tới tình hình tài chính của đơn vị. Vì vậy, tổ chức quản lý tốt quan hệ thanh toán cũng có nghĩa là làm tốt công tác tài chính tại doanh nghiệp. Việc đảm bảo cho hoạt động thanh toán được thực hiện một cách linh hoạt, hợp lý và đạt hiệu quả cao sẽ góp phần đảm bảo khả năng thanh toán cho doanh nghiệp, đồng thời tận dụng được nguồn tài trợ vốn khác nhau. Do đó, cần phải kiểm soát các quan hệ kinh tế này. Với chức năng thông tin và kiểm tra, hạch toán kế toán giúp cho doanh nghiệp có được các thông tin cụ thể về số nợ, thời gian nợ và tình hình thanh toán với từng đối tượng trong từng khoản phải thu, phải trả. Hơn thế nữa, với các số liệu kế toán, nhà quản lý sẽ biết được khả năng thanh toán đối với các khoản phải trả cũng như khả năng thu hồi các khoản phải thu. Từ đó doanh nghiệp sẽ có những đối sách thu nợ, trả nợ kịp thời nhằm đảm bảo các khoản công nợ sẽ được thanh toán đầy đủ, góp phần duy trì và phát triển mối quan hệ kinh doanh tốt với bạn hàng, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng có thể khẳng định thêm rằng hạch toán kế toán là công cụ quản lý duy nhất đối với các nghịêp vụ thanh toán. Bởi vì, khác với một số phần hành như tiền mặt, vật tư, hàng hoá - hiện hữu trong két, trong kho của doanh nghiệp, sự tồn tại của các nghiệp vụ thanh toán phát sinh chỉ được biểu hiện duy nhất trên chứng từ, sổ sách. 4- Phân loại các nghiệp vụ thanh toán : Có thể phân loại các nghiệp vụ thanh toán theo nhiều tiêu thức khác nhau như : 4
- Căn cứ vào đặc điểm của hoạt động thanh toán, các nghiệp vụ thanh toán được chia làm hai loại : + Thanh toán các khoản phải thu + Thanh toán các khoản phải trả Theo quan hệ đối với doanh nghiệp : thanh toán bên trong doanh nghiệp (thanh toán tạm ứng, thanh toán lương…) và thanh toán với bên ngoài (thanh toán với nhà cung cấp, với khách hàng…). Theo thời gian : thanh toán thường xuyên hoặc định kỳ. Nhưng thông thường người ta thường phân loại các nghiệp vụ thanh toán theo đối tượng, theo tiêu thức này thì có các nghiệp vụ thanh toán sau : -Thanh toán với người bán -Thanh toán với khách hàng -Thanh toán tạm ứng - Thanh toán với nhà nước Các nghiệp vụ thế chấp, ký cược, ký quỹ Các nghiệp vụ thanh toán khác Trong phạm vi chuyên đề này, tôi sẽ trình bày các nghiệp vụ thanh toán với người bán, với khách hàng và với Nhà nước. 5- Một số phương thức thanh toán phổ biến ở Việt Nam hiện nay. * Thanh toán bằng tiền mặt. Thanh toán bằng tiền mặt bao gồm các loại hình thanh toán như : thanh toán bằng tiền Việt Nam, trái phiếu ngân hàng, bằng ngoại tệ các loại và các loại giấy tờ có giá trị như tiền. Khi nhận được vật tư, hàng hoá, dịch vụ thì bên mua xuất tiền mặt ở quỹ để trả trực tiếp cho người bán. Hình thức thanh toán này trên thực tế chỉ phù hợp các loại hình giao dịch với số lượng nhỏ và đơn giản, bởi vì với các khoản mua có giá trị lớn việc thanh toán trở nên phức tạp và kém an toàn. Thông thường hình thức này được áp dụng trong thanh toán với công nhân viên, với các nhà cung cấp nhỏ, lẻ… * Thanh toán không dùng tiền mặt. Đây là hình thức thanh toán được thực hiện bằng cách tính chuyển tài khoản hoặc thanh toán bù trừ qua các đơn vị trung gian là ngân hàng. Các hình thức cụ thể bao gồm : Thanh toán bằng Séc. Séc là chứng từ thanh toán do chủ tài khoản lập trên mẫu in sẵn đặc biệt của ngân hàng, yêu cầu ngân hàng tính tiền từ tài khoản của mình trả cho đơn vị được hưởng có tên trên séc. Đơn vị phát hành séc hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc sử dụng séc. Séc chỉ phát hành khi tài khoản ở ngân hàng có số dư. Séc thanh toán gồm có séc chuyển khoản, séc bảo chi ,séc tiền mặt và séc định mức. - Séc chuyển khoản : Dùng để thanh toán và mua bán hàng hoá giữa các đơn vị trong cùng một địa phương. Séc có tác dụng để thanh toán chuyển khoản không có giá trị để lĩnh tiền mặt, séc phát hành chỉ có giá trị trong thời hạn quy định. - Séc định mức : Là loại séc chuyển khoản nhưng chỉ được ngân hàng đảm bảo chi tổng số tiền nhất định trong cả quyển séc. Sổ séc định mức có thể dùng để thanh toán trong cùng địa phương hoặc khác địa phương. Khi phát hành, đơn vị chỉ được phát hành trong phạm vi ngân hàng đảm bảo chi. Mỗi lần phát hành phải ghi số hạn mức còn lại vào mặt sau của tờ séc. Đơn vị bán khi nhận séc phải kiểm tra hạn mức còn lại của quyển séc. 5
- - Séc chuyển tiền cầm tay : Là loại séc chuyển khoản cầm tay, được ngân hàng đảm bảo thanh toán. - Séc bảo chi : Là séc chuyển khoản được ngân hàng đảm bảo chi số tiền ghi trên từng tờ séc đó. Khi phát hành séc đơn vị phát hành đưa đến ngân hàng để đóng dấu đảm bảo chi cho tờ séc đó. Séc này dùng để thanh toán chủ yếu giữa các đơn vị mua bán vật tư, hàng hoá… trong cùng một địa phương nhưng chưa tín nhiệm lẫn nhau. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu. Uỷ nhiệm thu là hình thức mà chủ tài khoản uỷ nhiệm cho ngân hàng thu hộ một số tiền nào đó từ khách hàng hoặc các đối tượng khác. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi. Uỷ nhiệm chi là giấy uỷ nhiệm của chủ tài khoản nhờ ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định để trả cho nhà cung cấp, nộp ngân sách Nhà nước ,và một số thanh toán khác… Thanh toán bù trừ. áp dụng trong điều kiện hai tổ chức có quan hệ mua và bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ lẫn nhau. Theo hình thức thanh toán này, định kỳ hai bên phải đối chiếu giữa số tiền được thanh toán và số tiền phải thanh toán với nhau do bù trừ lẫn nhau. Các bên tham gia thanh toán chỉ cần phải chi trả số chênh lệch sau khi đã bù trừ. Việc thanh toán giữa hai bên phải trên cơ sở thoả thuận rồi lập thành văn bản để làm căn cứ ghi sổ và theo dõi. Thanh toán bằng thư tín dụng - L/C Theo hình thức này khi mua hàng, bên mua phải lập một khoản tín dụng tại ngân hàng để đảm bảo khả năng thanh toán tiền hàng cho bên bán. Khi giao hàng xong ngân hàng của bên mua sẽ phải chuyển số tiền phải thanh toán cho ngân hàng của bên bán. hình thức này áp dụng cho các đơn vị khác địa phương, không tín nhiệm lẫn nhau. Trong thực tế, hình thức này ít được sử dụng trong thanh toán nội địa nhưng lại phát huy tác dụng và được sử dụng phổ biến trong thanh toán Quốc tế, với đồng tiền thanh toán chủ yếu là ngoại tệ. Thanh toán bằng thẻ tín dụng Hình thức này được sử dụng chủ yếu cho các khoản thanh toán nhỏ. 6- Yêu cầu quản lý, nguyên tắc và nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ thanh toán. 6.1. Yêu cầu quản lý các nghiệp vụ thanh toán a) Đối với nghiệp vụ thanh toán các khoản phải thu : - Nợ phải thu được hạch toán chi tiết theo từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải thu và ghi chép theo từng lần thanh toán. Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ thanh toán với doanh nghiệp về sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, … - Không phản ánh các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dich vụ thu tiền ngay (tiền mặt, séc, hoặc đã thu qua ngân hàng) - Hạch toán chi tiết, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ : nợ trong hạn, nợ khó đòi hoặc nợ không có khả năng thu hồi để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được. b) Đối với nghiệp vụ thanh toán các khoản phải trả : - Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp dịch vụ cần được hạch toán chi tiết từng đối tượng phải trả. Đối tượng phải trả người bán, người cung cấp, người nhận thầu về XDCB có quan hệ kinh tế chủ yếu đối với doanh nghiệp về bán vật tư, hàng hoá, cung cấp dịch vụ. Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánh cả số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu XDCB nhưng chưa nhận hàng hoá, lao vụ. 6
- - Không phản ánh các nghiệp vụ mua vật tư, hàng hoá, dich vụ trả tiền ngay (tiền mặt, séc) - Những vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng chưa đến cuối tháng chưa có hoá đơn thì sử dụng giá tạm tính dể ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi nhận được hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán. 6.2. Nguyên tắc hạch toán. Để theo dõi chính xác, kịp thời các nghiệp vụ thanh toán, kế toán cần quán triệt các nguyên tắc sau : - Đối với các khoản nợ phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ, cần theo dõi cả về nguyên tệ trên các tài khoản chi tiết và quy đổi theo đồng tiền Việt Nam. Cuối kỳ phải điều chỉnh số dư theo tỷ giá thực tế. - Đối với các khoản nợ phải trả, phải thu bằng vàng, bạc, đá quí, cần chi tiết theo cả chỉ tiêu giá trị và hiện vật. Cuối kì điều chỉnh số dư theo giá thực tế. - Không bù trừ công nợ giữa các nhà cung cấp, giữa các khách hàng mà phải căn cứ trên sổ chi tiết để lấy số liệu lập bảng cân đối kế toán cuối kì. - Theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng; thường xuyên tiến hành đối chiếu, kiểm tra, đôn đốc để việc thanh toán được kịp thời. - Đối với các đối tượng có quan hệ giao dịch, mua bán thường xuyên, có số dư nợ lớn thì định kỳ hoặc cuối tháng kế toán cần kiểm tra đối chiếu từng khoản nợ phát sinh, số đã thanh toán và số còn phải thanh toán, có xác nhận bằng văn bản. 6.3. Nhiệm vụ hạch toán : Công tác kế toán các nghiệp vụ thanh toán đòi hỏi phải thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản sau : - Ghi chép đầy đủ kịp thời trên hệ thống chứng từ, sổ sách chi tiết và tổng hợp của phần hành các khoản nợ phải thu, phải trả. - Thực hiện giám sát chế độ thanh toán công nợ và tính chấp hành các kỷ luật thanh toán tài chính, tín dụng. - Ghi chép phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác rõ ràng các khoản nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng phải thu, phải trả theo từng khoản và thời gian thanh toán. - Tổng hợp và xử lý nhanh thông tin về tình hình công nợ trong hạn, đến hạn, quá hạn và phải thu khó đòi để quản lý tốt công nợ tránh dây dưa công nợ và góp phần nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. II - Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, với khách hàng và với nhà nước. 1- Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán. Nghiệp vụ thanh toán với người bán thường xảy ra trong quan hệ mua bán vật tư, hàng hoá, dịch vụ… giữa doanh nghiệp với người bán, nghiệp vụ này phát sinh khi doanh nghiệp mua hàng theo phương thức thanh toán trả chậm hoặc trả trước tiền hàng, nghĩa là có quan hệ nợ nần giữa doanh nghiệp và người bán. Khi doanh nghiệp mua chịu thì sẽ phát sinh nợ phải trả, khi doanh nghiệp ứng trước sẽ xuất hiện một khoản phải thu của người bán. 1.1 Nội dung nghiệp vụ thanh toán với người bán : - Phản ánh các khoản phải trả phát sinh sau khi mua hàng và phải thu do ứng trước tiền mua hàng với từng nhà cung cấp. 7
- - Tài khoản này không theo dõi các nghiệp vụ mua hàng trả tiền ngay trực tiếp tại thời điểm giao hàng. - Khi mua hàng đã nhập, đã nhận hàng nhưng cuối kỳ chưa nhận được chứng từ mua hàng thì số nợ tạm ghi theo giá tạm tính của hàng nhận. Khi nhận được chứng từ sẽ điều chỉnh theo giá thực tế thoả thuận. - Phản ánh các nghiệp vụ chiết khấu, giảm giá phát sinh được người bán chấp thuận làm thay đổi số nợ sẽ thanh toán. Chứng từ sử dụng : - Các chứng từ về mua hàng : hợp đồng mua bán, hoá đơn bán hàng (hoặc hoá đơn VAT ) do người bán lập, biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hoá; phiếu nhập kho, biên bản giao nhận TSCĐ. . . - Chứng từ ứng trước tiền : phiếu thu (do người bán lập) - Các chứng từ thanh toán tiền hàng mua : phiếu chi, giấy báo Nợ, uỷ nhiệm chi ,séc… Tuỳ theo quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp mà lựa chọn số lượng, loại chứng từ sao cho phù hợp. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn sử dụng loại chứng từ không có trong quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác thanh toán thì càn có văn bản cho phép của Nhà nước. 1.2 Tài khoản sử dụng : Tài khoản 331 - Phải trả người bán 8
- Kết cấu của TK 331 Tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” - Số phải trả người bán đã trả - Số nợ phải trả phát sinh khi mua - Số nợ được giảm do người bán chấp nhận giảm hàng giá, chiết khấu - Trị giá hàng nhận theo số tiền đã - Số nợ được giảm do hàng mua trả lại người bán ứng - Số tiền ứng trước cho người bán để mua hàng - Số nợ tăng do tỷ giá ngoại tệ tăng - Xử lý nợ không có chủ Số Dư Nợ : số tiền ứng trước cho người bán hoặc Số Dư Có : số tiền còn phải trả cho số tiền trả thừa cho người bán. người bán. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng người bán. 1.3 Phương pháp hạch toán. 1.3.1- Hạch toán chi tiết. Việc hạch toán chi tiết được thực hiện theo sơ đồ sau : Chứng từ (1) Sổ chi tiết (2) Bảng tổng hợp gốc TK 331 chi tiết TK 331 2. Căn cứ vào các chứng từ gốc về thanh toán với người bán, kế toán chi tiết ghi vào sổ chi tiết TK 331 được mở riêng cho từng nhà cung cấp. Mẫu sổ chi tiết TK 331 đã được bộ tài chính ban hành và hướng dẫn cách ghi chép. Theo quy định chung, đối với tất cả các khoản phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ phải có sổ chi tiết riêng theo từng đối tượng thanh toán và theo từng loại ngoại tệ. 3. Cuối kỳ, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết về việc thanh toán đối với người bán. Bảng tổng hợp này sẽ là căn cứ để đối chiếu với sổ cái TK 331. 1.3.2 - Hạch toán tổng hợp. a) Trường hợp mua chịu : Mua vật tư, TSCĐ : Căn cứ vào chứng từ, hoá đơn, biên bản giao nhận… kế toán ghi : Nợ TK 152, 153,156 : Nguyên liệu, công cụ, dụng cụ thực nhập (phương pháp KKTX) Nợ TK 611 : Mua hàng ( phương pháp KKĐK) Nợ TK 211, 213 : TSCĐ đã đưa vào sử dụng Nợ TK 133 : Thuế VAT (VAT ) được khấu trừ Có TK 331 : Phải trả nhà cung cấp Mua chịu vật tư, dịch vụ sử dụng ngay : Nợ TK 627, 641, 642, 241, 142… Nợ TK 133 : VAT được khấu trừ Có TK 331 : Phải trả nhà cung cấp Khi trả nợ cho người bán, kế toán ghi : Nợ TK 331 : Phải trả nhà cung cấp Có TK 111 : Trả bằng tiền mặt Có TK 112 : Trả bằng tiền gửi Ngân hàng 9
- Có TK 311, 341 : Trả bằng tiền vay Khi được nhà cung cấp chiết khấu, giảm giá và chấp nhận giảm nợ hoặc nhận nợ với doanh nghiệp, kế toán ghi : Nợ TK 331 : Phải trả nhà cung cấp Có TK 152, 153 : Phương pháp KKTX Có TK 611 : Phương pháp KKĐK Có TK 711 : số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng Khi trả lại vật tư cho người bán và được người bán xoá nợ hoặc ghi nhận nợ với doanh nghiệp, kế toán ghi : Nợ TK 331 : Phải trả nhà cung cấp Có TK 152, 153 : Phương pháp KKTX Có TK 611 : Phương pháp KKĐK Có TK 133 : VAT được khấu trừ b) Trường hợp ứng trước tiền mua hàng Khi ứng tiền cho người bán để mua hàng : Nợ TK 331 : Phải trả nhà cung cấp Có TK 111, 112 Khi nhận hàng mua theo số tiền ứng trước : Nợ TK 152, 153, 156…nhập hàng theo phương pháp KKTX Nợ TK 611 : nhập hàng theo phương pháp KKĐK Nợ TK 211, 213 : mua TSCĐ Nợ TK 133 : VAT theo phương pháp khấu trừ Có TK 331 : Phải trả nhà cung cấp Thanh toán chênh lệch giữa giá trị hàng nhập với số tiền ứng trước : + Nếu ứng trước < trị giá hàng mua đã nhập và doanh nghiệp trả số tiền còn thiếu : Nợ TK 331 : trả nợ nhà cung cấp số thiếu Có TK 111, 112 + Nếu ứng trước > trị giá hàng nhập thì phải thu, khi thu ghi : Nợ TK 111, 112 Có TK 331 : Phải trả nhà cung cấp Trường hợp nợ phải trả người bán không ai đòi, kế toán ghi tăng thu nhập bất thường. Nợ TK 331 : kết chuyển xoá nợ vắng chủ. Có TK 721 : thu nhập bất thường. Nếu doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp trực tiếp thì không sử dụng TK133- VAT đầu vào được khấu trừ. Khi đó giá trị vật tư, hàng hoá mua vào và giá trị hàng mua trả lại là giá bao gồm cả VAT . c) Trường hợp thanh toán với người bán bằng ngoại tệ : Nếu doanh nghiệp dùng tỷ giá thực tế : Khi phát sinh các khoản công nợ đối với người bán thì phải theo dõi cả số nguyên tệ phát sinh. Nợ TK 152, 153, 156, 211 : tỷ giá thực tế 10
- Nợ TK 133 : VAT đầu vào được khấu trừ Có TK 331 : phải trả cho người bán - Khi thanh toán : + Nợ TK 331 : tỷ giá thực tế lúc ghi sổ Nợ TK 635 : nếu lỗ về tỷ giá hối đoái Có TK111, 112… : số tiền đã trả theo tỷ giá thực tế thanh toán. + Nợ TK 331 : tỷ giá thực tế lúc ghi sổ Có TK 111,112… : số tiền đã trả theo tỷ giá thực tế thanh toán. Có TK 515 : nếu lãi về tỷ giá hối đoái. Đồng thời ghi đơn bên Có TK007 - Nếu doanh nghiệp sử dụng tỷ giá hạch toán : Nợ TK 152, 153, 156, 211 : tỷ giá thực tế Nợ TK 133 : VAT đầu vào được khấu trừ Nợ TK 635 :nếu lỗ về tỷ giá hối đoái Có TK 331 : phải trả cho người bán Có TK 515 : nếu lãi về tỷ giá hối đoái Khi thanh toán : Nợ TK 331 : tỷ giá hạch toán Có TK 111, 112… số tiền phải trả cho người bán Đồng thời ghi đơn bên Có TK 007 Cuối kỳ đối với các khoản phải thu, phải trả người bán có gốc ngoại tệ thì phải tiến hành điều chỉnh theo tỷ giá thực tế cuối kỳ, số chênh lệch lãi ghi vào TK 515, nếu lỗ ghi vào TK 635, đầu kỳ kế toán tiếp theo sẽ ghi ngược lại xoá số dư trên TK 635 và TK 515 : - Nếu tỷ giá tăng : Nợ TK 635 : nếu lỗ về tỷ giá hối đoái Có TK 331 : phải trả người bán - Nếu tỷ giá giảm : Nợ TK 331 : phải trả người bán Có TK 515 : nếu lãi về tỷ giá hối đoái Đầu kỳ kế toán sau ghi ngược lại. d) Trường hợp bù trừ công nợ : Khi một tổ chức, cá nhân (VD : công ty X) vừa là khách hàng, vừa là nhà cung cấp của doanh nghiệp, nếu có sự đồng ý của cả hai bên thì có thể bù trừ công nợ. Căn cứ vào các chứng từ mua hàng và bán hàng cho Công ty X và sổ chi tiết phải thu khách hàng - Công ty X, phải trả người bán- Công ty X để xác định số tiền phải thu, phải trả. - Trường hợp số phải thu > số phải trả Nợ TK 331- công ty X : số tiền ghi theo sốphải trả Có TK 131- công ty X - Trường hợp số phải thu < số phải trả Nợ TK 331- công ty X : số tiền ghi theo số phải thu 11
- Có TK 131- công ty X Trường hợp Y là nhà cung cấp, Z là khách hàng của doanh nghiệp nếu như Y và Z đồng ý, doanh nghiệp có thể tiến hành bù trừ công nợ. Trong trường hợp này cần phải có biên bản xác nhận về việc bù trừ công nợ, có chữ ký của các bên tham gia. Căn cứ vào biên bản, kế toán ghi : Nợ TK 331- Y Có TK 131- Z Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ thanh toán với người bán : - Trả lại tiền thừa (nếu có) TK 111, 112 TK 331 - TT cho NCC bằng tiền - Ứng trước tiền cho NCC TK 152, 611, 211, 627… - Thanh toán thêm nếu - Mua chịu h ng - Nhận h ng đã ứng thiếu. Đã trả theo tỷ giá hạch toán TK 133 TK 311, 341 VAT được TT bằng tiền vay khấu trừ TK 152, 611 TK 152,153,156,211… Giảm giá, trả lại h ng - tỷ giá thực tế TK 133 - tỷ giá hạch toán TK 413 TK 515 Chênh lệc tỷ giá Chiết khấu mua h ng TK 711 Nợ vắng chủ 2- Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng. Quan hệ thanh toán với khách hàng nảy sinh khi doanh nghiệp bán vật tư, hàng hoá, tài sản, dịch vụ của mình theo phương thức trả trước.. thông thường việc bán hàng theo phương thức nêu trên chỉ xáy ra trong các nghiệp vụ bán buôn hàng hoá hoặc bán hàng của các đại lý của doanh nghiệp. 2.1. Nội dung : Các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng phát sinh khi doanh nghiệp bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo phương thức bán chịu hoặc trong trường hợp người mua trả trước tiền hàng. - Không theo dõi khoản tiền bán hàng đã thu trực tiếp tại thời điểm xảy ra nghiệp vụ bán hàng. - Phản ánh số tiền doanh nghiệp chấp nhận giảm giá, bớt giá, chiết khấu cho khách hàng hoặc số phải trả khách hàng khi khách hàng trả lại hàng mua. - Phản ánh tổng số phải thu của khách hàng (bao gồm số nợ gỗc và lãi trả chậm phải thu) đôí với trường hợp bán trả góp. - Phản ánh số nợ phải thu hoặc số tiền ứng trước phải trả của tất cả các khách hàng có quan hệ kinh tế chủ yếu với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và tài sản bán thanh lý khác. 12
- Các chứng từ thường gồm : - Hoá đơn bán hàng (hoặc hoá đơn VAT ) do doanh nghiệp lập - Giấy nhận nợ hoặc lệnh phiếu do khách hàng lập - Chứng từ thu tiền : phiếu thu, giấy báo Có… 2.2. Tài khoản sử dụng : TK 131- Phải thu khách hàng. Kết cấu của tài khoản 131 : Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” - Số tiền phải thu từ khách hàng mua chịu - Số nợ phải thu từ khách hàng đã thu được vật tư, hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp - Số nợ phải thu giảm do chấp nhận giảm giá, - Số tiền thu thừa của khách đã trả lại chiết khấu, hoặc do khách hàng trả lại hàng đã - Nợ phải thu từ khách hàng tăng do tỷ giá bán ngoại tệ tăng - Số tiền khách hàng ứng trước để mua hàng - Nợ phải thu từ khách hàng giảm do tỷ giá ngoại tệ giảm Số Dư Nợ : số tiền còn phải thu từ khách Số Dư Có : số tiền doanh nghiệp còn nợ khách hàng hàng (Tài khoản này được mở chi tiết cho từng khách hàng. Khi lập bảng cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng để ghi cả hai chỉ tiêu bên tài sản và nguồn vốn. Tài khoản này cũng được mở chi tiết theo thời hạn thanh toán để xác định nợ phải thu khó đòi, làm căn cứ lập dự phòng phải thu khó đòi). 2.3. Phương pháp hạch toán : 2.3.1 - Hạch toán chi tiết. Việc hạch toán chi tiết được thực hiện theo sơ đồ sau : Chứng từ (1) Sổ chi tiết (2) Bảng tổng hợp gốc TK 131 chi tiết TK 131 (1) Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán chi tiết tiến hành ghi vào sổ chi tiết cho từng khách hàng. (2) Cuối kỳ, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp thanh toán với khách hàng, bảng này sẽ dùng để đối chiếu với sổ cái TK 131. 2.3.2 - Hạch toán tổng hợp. - Trường hợp doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp khấu trừ * Trường hợp bán chịu cho khách hàng : - Khi bán chịu vật tư, hàng hoá cho khách hàng, căn cứ vào hoá đơn VAT , kế toán ghi doanh thu bán chịu phải thu : Nợ TK 131 : số phải thu của khách hàng Có TK 511 : doanh thu bán hàng Có TK 3331 : VAT của hàng bán ra - Khi bán chịu TSCĐ kế toán ghi : Nợ TK 131 : phải thu khách hàng Có TK 711 : thu nhập bất thường Có TK 3331 : VAT của hàng bán ra - Khi chấp nhận giảm giá trừ nợ hoặc nhận nợ với khách hàng, kế toán ghi : Nợ TK 532 : giảm giá hàng bán Nợ TK 3331 : VAT của hàng bán ra Có TK 131 : phải thu khách hàng - Khi chấp nhận chiết khấu cho khách hàng, kế toán ghi : 13
- Nợ TK 635 : chiết khấu thanh toán cho khách hàng Có TK 131 : phải thu khách hàng - Căn cứ chứng từ thanh toán, kế toán ghi số nợ đã thu : Nợ TK 111, 112 : thu tiền nợ của khách hàng Nợ TK 311 : thu nợ và thanh toán tiền vay ngắn hạn Có TK 131 : ghi giảm số phải thu của khách hàng - Khi chấp nhận cho khách hàng trả lại hàng và trừ nợ hoặc ghi nhận nợ với khách hàng, kế toán ghi : Nợ TK 531 : doanh thu hàng bán bị trả lại Nợ TK 3331 : VAT của hàng bán bị trả lại Có TK 131 : ghi giảm số nợ phải thu của khách hàng * Trường hợp khách hàng ứng trước tiền mua hàng. - Khi doanh nghiệp nhận tiền ứng trước của khách hàng, kế toán ghi : Nợ TK 111, 112 : số tiền khách hàng ứng trước Có TK 131 : phải thu khách hàng - Khi giao nhận hàng cho khách hàng theo số tiền ứng trước, căn cứ vào hoá đơn bán hàng, kế toán ghi : Nợ TK 131 : tổng số tiền hàng khách hàng phải thanh toán Có TK 511 : doanh thu bán hàng Có TK 3331 : VAT của hàng bán ra - Chênh lệch giữa số tiền ứng trước và giá trị hàng bán theo thương vụ sẽ được theo dõi thanh quyết toán trên TK 131. * Trường hợp bán hàng trả góp Theo phương thức này, khách hàng thanh toán trước một phần tiền, phần còn lại chưa trả và phải chịu lãi, số lãi đó được coi là thu nhập tài chính. Doanh thu bán hàng được xác định như trong trường hợp bán hàng một lần, kế toán ghi : Nợ TK 111, 112 : số tiền trả ngay Nợ TK 131 : số nợ trả góp Có TK 511 : doanh thu bán hàng Có TK 3331 : VAT của hàng bán (tính trên doanh thu bán hàng) Có TK 3387 : lãi do bán trả góp. * Trường hợp hàng đổi hàng Hàng xuất kho mang đi đổi được coi như tiêu thụ, hàng nhận về do đổi coi như mua. - Khi xuất hàng đem đi đổi : Nợ TK 131 : phải thu khách hàng Có TK 511 : doanh thu bán hàng Có TK 3331 : VAT của hàng bán ra. - Khi nhận hàng do đổi hàng : Nợ TK 152, 153, 211, 611 Nợ TK 133 : VAT được khấu trừ Có TK 131 : phải thu khách hàng Số tiền thừa, thiếu do đổi hàng được xử lý trên TK 131 * Trường hợp đặc biệt nợ phải thu khó đòi Căn cứ để được ghi nhận là khoản nợ phải thu khó đòi là nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ 2 năm trở lên. Trong trường hợp đặc biệt, tuy thời hạn chưa tới 2 năm, nhưng đơn vị nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản hoặc người nợ có dấu hiệu khác như bỏ trốn …cũng được ghi nhận là khoản nợ khó đòi. Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi : 14
- Cuối niên độ kế toán, tính số dự phòng phải thu khó đòi cho năm nay : Nợ TK 642- 6426 Có TK 139 : dự phòng phải thu khó đòi Sang năm sau, tính ra số dự phòng phải lập trong năm và so sánh với số dự phòng năm trước đã lập : + Nếu không thay đổi thì không lập thêm dự phòng + Nếu số số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước thì tiến hành lập thêm theo số chênh lệch. Nợ TK 642- 6426 : số chênh lệch Có TK 139 : dự phòng phải thu khó đòi + Nếu số số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã lập năm trước thì hoàn nhập dự phòng theo số chênh lệch. Nợ TK 139 : số chênh lệch Có TK 642- chi phí quản lý DN Trường hợp có dấu hiệu chắc chắn không đòi được, kế toán ghi : Nợ TK 642- 6426 Có TK 131 : số thực tế mất Đồng thời ghi Nợ TK 004- chi tiết cho từng đối tượng : số nợ đã xoá sổ. Trường hợp số nợ đã xoá sổ nhưng lại đòi thì cho vào thu nhập bất thường : Nợ TK 111, 112… Có TK 711 : thu nhập bất thường Đồng thời ghi đơn bên Có TK 004 Sơ đồ hạch toán thanh toán với khách hàng : TK 131 TK 532 TK 511 Doanh thu bán h ng Giảm giá h ng bán TK 3331 TK 531 . H ng bán bị trả lại TK 642 TK333 TK 811 Doanh thu bán TSCĐ Chiết khấu bán h ng TK 139 Ho n nhập dự Thu tiền & trả tiền vay TK 111, 112 Phòng đã lập năm Lập dự trước (theo số phòng ngắn hạn chênh lệch) Số thực thu Nợ phải thu đã thu TK 6426 v thất thu thực tế TK 311 (theo số Số nợ thất thu chênh TK 642 - Thu tiền của người mua Trường hợp doanh nghiệp tính VAT theo phươngNgười mua đặt trước - pháp trực tiếp : Các khoản doanh thu, thu nhập, doanh thu hàng bán bị trả lại hay giảm giá hàng bán đều bao gồm cả VAT , VAT của hàng bán ra không được hạch toán riêng. 15
- 3 - Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với nhà nước. Theo quy định tại điều 3 Luật thuế GTGT và Điều 3 Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT thì tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cở sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT (gọi chung là người nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế GTGT. 3.1 Nội dung nghiệp vụ thanh toán với Nhà nước : Thuế giá trị gia tăng (VAT) là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng. Các khoản phải nộp ngân sách, trong kỳ kế toán, các doanh nghiệp thường phải có nghĩa vụ thanh toán với Nhà nước về các khoản nộp tài chính bắt buộc : - Các loại thuế trực thu và thuế gián thu. - Khấu hao cơ bản tài sản cố định thuộc vốn ngân sách. - Các khoản phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác phát sinh theo chế độ quy định. Ngoài ra một số doanh nghiệp công ích, khi sản xuất kinh doanh các mặt hàng bán theo giá chỉ đạo của Nhà nước mà không đủ bù đắp chi phí thì được Nhà nước trợ cấp, trợ giá. 3.2 Nhiệm vụ hạch toán Hạch toán thanh toán với Nhà nước phải thực hiện được các nhiệm vụ hạch toán sau : - Giám đốc nắm tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước để đảm bảo nộp đúng, nộp đủ, nộp kịp thời các khoản phải nộp. - Kê khai chính xác khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng trợ cấp, trợ giá của Nhà nước. - Trường hợp nộp các khoản bằng ngoại tệ, thì việc ghi sổ tiến hành trên cơ sở quy đổi ngoại tệ thành VNĐ theo tỷ giá thực tế ở thời điểm nộp. - Tính, kê khai đúng các khoản thuế, các khoản phải nộp khác cho Nhà nước theo đúng chế độ quy định. - Phản ánh kịp thời số tiền của các khoản phải nộp tạm thời theo kê khai hoặc số chính thức theo mức duyệt của cơ quan thuế, tài chính trên hệ thống bảng kê khai, sổ chi tiết, sổ tổng hợp. 3.3 Tài khoản sử dụng TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Nội dung và kết cấu của tài khoản này như sau : Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” - Nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản khác nộp cho Nhà - Thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nước. nộp Nhà nước. - Số thuế được Nhà nước miễn giảm hoặc bù trừ. - Số tiền trợ cấp, trợ giá của Nhà nước đã - Số tiền trợ cấp trợ giá của Nhà nước chưa nhận được. nhận được. Số Dư Nợ : Số tiền doanh nghiệp còn nợ Nhà nước Số Dư Có : Số tiền nộp thừa cho Nhà nước hoặc số tiền trợ cấp trợ giá của Nhà nước chưa nhận được. Tài khoản này được chi tiết thành các tài khoản cấp hai : TK 3331- VAT phải nộp. - - 33311 : VAT đầu ra - - 33312 : VAT của hàng nhập khẩu TK 3332- Thuế tiêu thụ đặc biệt. 16
- TK 3333- Thuế xuất, nhập khẩu. TK 3334- Thuế thu nhập doanh nghiệp. TK 3335- Thu trên vốn. TK 3336- Thuế tài nguyên. TK 3337- Thuế nhà đất. TK 3338- Các loại thuế khác (thuế thu nhập, thuế môn bài, thuế trước bạ…) TK 3339- Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (lệ phí giao thông, phí cầu phà, phí xăng dầu, khấu hao cơ bản phải nộp, trợ giá…) 3.4- Phương pháp hạch toán 3.4.1- Hạch toán chi tiết thanh toán với Nhà nước. Chứng từ sử dụng : - - Bảng kê khai thuế của doanh nghiệp - - Thông báo thuế của các cơ quan thuế - - Phiếu chi, giấy báo Nợ của Ngân hàng,bảng kê nộp tiền vào ngân sách Nhà nước … Sổ chi tiết sử dụng : Sổ chi tiết cuả TK 333 “ thuế và các khoản phải nộp Nhà nước ”. Sổ chi tiết này dùng để theo dõi chi tiết từng khoản thanh toán với ngân sách. Sơ đồ hạch toán chi tiết thanh toán với Nhà nước : Chứng từ gốc 1 Sổ chi tiết theo dõi 2 ( thông báo thuế, bảng thanh toán với Tổng hợp khai thuế, phiếu chi, giấy ngân sách chi tiết báo Nợ …) (1) Căn cứ vào các chứng từ thanh toán với ngân sách, kế toán chi tiết tiến hành ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh. (2) Cuối kỳ, kế toán lập bảng tổng hợp các khoản thanh toán với Nhà nước để làm cơ sở đối chiếu với sổ cái TK 333 và là căn cứ để lập Báo cáo kết quả kinh doanh : - - Phần II : Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước - - Phần III : VAT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm. 3.4. 2- Hạch toán tổng hợp thanh toán với Nhà nước 3.4.2.1 - Hạch toán thuế giá trị gia tăng. - Thuế giá trị gia tăng (VAT ) là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. - Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng chịu VAT có thể tính thuế theo 1 trong 2 phương pháp là : phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên VAT * Đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên VAT là : - - Cá nhân sản xuất kinh doanh là người Việt Nam. - Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ. - Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá, quý, ngoại tệ. Đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ thuế là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần, hợp tác xã và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác (trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên VAT nói trên). Phương pháp tính VAT : - Phương pháp khấu trừ thuế. 17
- - Căn cứ để tính VAT là giá tính thuế và thuế suất. VAT cơ sở phải nộp được tính theo một trong hai phương pháp sau : Số VAT phải nộp = VAT đầu ra - VAT đầu vào Số VAT của hàng Số VAT của hàng Số VAT của hàng VAT đầu ra = - - bán ra bán bị trả lại giảm giá Số VAT đầu Số VAT đầu VAT đầu vào VAT đầu vào VAT =vào chưa được + vào của hàng - của hàng mua trả - của giảm giá đầu vào khấu trừ mua vào lại hàng mua - Phương pháp tính thuế trực tiếp trên VAT . Số thuế GTGT phải = GTGT của hàng hoá, * Thuế suất thuế GTGT của hàng nộp dịch vụ chịu thuế hoá, dịch vụ GTGT của hàng hoá, = Giá thanh toán của hàng - Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế hoá, dịch vụ bán ra dịch vụ mua vào tương ứng - . Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá thực tế bên mua phải thanh toán cho bên bán, bao gồm cả VAT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên mua phải trả. - . Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng được xác định bằng giá thực tế mua vào, bao gồm cả VAT . a)- Hạch toán thuế GTGT (VAT) theo phương pháp khấu trừ : VAT đầu vào : Tài khoản sử dụng : TK 133- VAT được khấu trừ. Nội dung và kết cấu của TK 133 : Tài khoản 133- “VAT được khấu trừ” - Số VAT đầu vào phát sinh trong kỳ - Số VAT đầu vào đã khấu trừ - Kết chuyển VAT đầu vào không được khấu trừ - VAT đầu vào của hàng mua đã trả lại, được giảm giá. - Số VAT đầu vào đã hoàn lại Số Dư Nợ : - Số VAT đầu vào còn được khấu trừ - Số VAT đầu vào được hoàn lại nhưng chưa được hoàn trả. TK 133 có 2 tài khoản cấp hai : - - TK 1331 : VAT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ. Tài khoản này dùng để phản ánh VAT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế. - - TK 1332 : VAT được khấu trừ của TSCĐ. Tài khoản này dùng để phản ánh VAT đầu vào của quá trình đầu tư mua sắm TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế, căn cứ vào các chứng từ : - - Hoá đơn VAT - - Hoá đơn bán hàng : khấu trừ 3% trên tổng giá mua - - Bảng kê mua hàng : khấu trừ 2% Kế toán ghi : 18
- Nợ TK 152 : nguyên liệu, vật liệu Nợ TK 156 : hàng hoá Nợ TK 211 : TSCĐ hữu hình Nợ TK 213 : TSCĐ vô hình Nợ TK 611 : mua hàng- phương pháp kiểm kê định kỳ Nợ TK 133 : VAT đầu vào được khấu trừ Có TK 111, 112, 331 : tổng giá thanh toán Khi mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán ghi Nợ TK 621, 627, 641, 642, 241… Nợ TK 133 : VAT đầu vào được khấu trừ Có TK 111, 112, 331… : tổng giá thanh toán Khi mua hàng hoá giao bán ngay cho khách hàng (thuộc đối tượng chịu VAT theo phương pháp khấu trừ), kế toán ghi : Nợ TK 632 : giá vốn hàng bán (giá mua chưa có VAT đầu vào) Nợ TK 133 : VAT đầu vào Có TK 111, 112, 331… : tổng giá thanh toán Khi trả lại hàng cho người bán, kế toán phải ghi giảm VAT đầu vào (nếu có) Nợ TK 111, 112, 331… : giá thanh toán của hàng trả lại cho người bán Có TK 133 : VAT đầu vào Có TK 152, 153… : giá chưa thuế Hạch toán VAT đầu ra : Tài khoản sử dụng : TK3331- VAT phải nộp Nội dung và kết cấu của TK này như sau : Tài khoản TK3331 “VAT phải nộp” - Số VAT đầu vào đã khấu trừ - Số VAT đầu ra phải nộp của hàng hoá dịch vụ đã - Số VAT được giảm trừ tiêu thụ - Số VAT đã nộp vào Ngân sách Nhà nước - Số VAT đầu ra phải nộp của hàng hoá dịch vụ - Số VAT của hàng bán bị trả lại, giảm giá dùng để trao đổi, biếu, tặng, sử dụng nội bộ. hàng bán. - Số VAT đầu ra phải nộp của thu nhập hoạt động tài chính, hoạt động bất thường. - Số VAT đầu ra phải nộp của hàng nhập khẩu Số Dư Nợ: số VAT nộp thừa vào Ngân sách. Số dư Có : số VAT còn phải nộp cuối kỳ. Tài khoản này có các tài khoản cấp ba sau : - TK33311 : VAT đầu ra. Dùng để phản ánh số VAT đầu ra, số thuế VAT phải nộp, đã nộp, còn phài nộp của hàng hoá, sản phẩm , dịch vụ tiêu thụ. - TK33312 : VAT của hàng nhập khẩu. Dùng để phản ánh VAT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng nhập khẩu. Trình tự hạch toán : Khi bán hàng hoá, dịch vụ, căn cứ vào hoá đơn VAT , kế toán ghi : Nợ TK 111, 112, 131… : tổng giá thanh toán Có TK 3331 : VAT phải nộp Có TK 511 : doanh thu bán hàng, giá chưa có thuế VAT Đối với trường hợp hàng bán bị trả lại ( thuộc đối tượng chịu VAT theo phương pháp khấu trừ ) kế toán ghi : Nợ TK 531 : hàng bán bị trả lại ( giá bán chưa có VAT ) Nợ TK 3331 : giảm VAT phải nộp Có TK 111, 112, 131… : giá thanh toán của hàng bán bị trả lại 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: " KẾ TOÁN PHẢI THU KHÁCH HÀNG, PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN "
45 p | 2159 | 337
-
Báo cáo tốt nghiệp: Hạch toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần kỹ thuật Thủy sản Đà Nẵng “
40 p | 787 | 333
-
Báo cáo tốt nghiệp: Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty xây dựng số 34
92 p | 505 | 275
-
Báo cáo tốt nghiệp: Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Công ty Viễn thông Hà Nội
68 p | 743 | 251
-
Báo cáo tốt nghiệp: “Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Xí nghiệp xây dựng 244
62 p | 539 | 227
-
Báo cáo tốt nghiệp: "Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thương mại và Du lịch Hồng Trà"
44 p | 440 | 193
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty may Chiến Thắng
85 p | 465 | 173
-
Báo cáo tốt nghiệp: Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty Cổ Phần ĐT&XD Bảo Quân
39 p | 351 | 155
-
Báo cáo tốt nghiệp: "Hạch toán kế toán vốn bằng tiền tại công ty lương thực Đà Nẵng “
52 p | 362 | 107
-
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: " HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ ĐÀ NẴNG "
36 p | 335 | 100
-
Báo cáo tốt nghiệp "Tổ chức hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm ở công ty rau quả Việt Nam"
68 p | 243 | 88
-
Báo cáo tốt nghiệp: “Hạch toán nghiệp vụ thanh toán trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ”
22 p | 290 | 81
-
Báo cáo tốt nghiệp:" Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ tại Chi Nhánh Công Ty 28 tại Đà Nẵng "
59 p | 294 | 68
-
Báo cáo tốt nghiệp: Hạch toán tài sản cố định hữa hình tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội Toserco
57 p | 198 | 56
-
Báo cáo tốt nghiệp: “Hạch toán tiền lương và bảo hiểm tại Xí nghiệp XD Sông Đà 903"
83 p | 190 | 50
-
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: " HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN ĐÀ NẴNG "
70 p | 162 | 49
-
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: " TÌNH HÌNH THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀ NĂNG "
50 p | 173 | 48
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn