intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tốt nghiệp: Hợp tác kinh tế Việt Nam-Hàn Quốc (1992-2020)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

43
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Hợp tác kinh tế Việt Nam-Hàn Quốc (1992-2020)" nhằm để hiểu rõ hơn về những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam – Hàn Quốc. Từ đó đi sâu vào phân tích thực trạng mối quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư giữa hai nước Việt Nam – Hàn Quốc, những khó khăn và thách thức, triển vọng mối quan hệ giữa hai nước và từ đó, đưa ra giải pháp và bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao mối quan hệ kinh tế lên tầm cao, phát triển mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Hợp tác kinh tế Việt Nam-Hàn Quốc (1992-2020)

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SƢ PHẠM *********** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – HÀN QUỐC (1992 – 2020) Sinh viên thực hiện : Nguyễn Bích Thảo Lớp : D17LS01 Khoá : 2017-2021 Ngành : Sƣ Phạm Lịch Sử Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Hoàng Huế Bình Dƣơng, tháng 11/2020
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong bài báo cáo này là kết quả thu đƣợc từ quá trình khảo sát, tìm hiểu và phân tích của riêng tôi. Bản báo cáo này là thành quả của cá nhân tôi và không sao chép từ bất kì tài liệu nào khác. Nếu có hành vi gian dối trong quá trình viết luận văn, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc hội đồng kỉ luật. Bình Dƣơng, ngày 20 tháng 11 năm 2020 Sinh viên thực hiện Nguyễn Bích Thảo
  3. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành báo cáo này, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ từ các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó. Trƣớc tiên, với lòng kính trọng và tri ân sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy TS. Nguyễn Hoàng Huế – giảng viên của trƣờng Đại học Thủ Dầu Một. Tôi xin cảm ơn thầy đã hƣớng dẫn tận tình cho tôi trong quá trình làm bài báo cáo, giúp tôi có thể hoàn chỉnh hơn các nội dung trình bày trong báo cáo của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ Phòng Đào tạo và giảng viên khoa Sƣ Phạm, trƣờng Đại học Thủ Dầu Một, vì đã tạo mọi điều kiện để giúp tôi hoàn thành báo cáo này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình và bạn bè, những ngƣời đã luôn giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình thực hiện báo cáo tốt nghiệp. Với kiến thức còn hạn chế của một sinh viên chuyên ngành lịch sử Việt Nam, bài báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô, để tôi có thể rút kinh nghiệm, có điều kiện sửa chữa, bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn trong bài nghiêm cứu khoa học sắp tới và những bài nghiên cứu sau này. Xin chân thành cảm ơn! Bình Dƣơng, ngày 20 tháng 11 năm 2020 Sinh viên thực hiện Nguyễn Bích Thảo
  4. MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2 3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 4 6. Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 4 7. Bố cục của đề tài ............................................................................................ 5 B. NỘI DUNG.................................................................................................... 6 CHƢƠNG 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ .................. 6 VIỆT NAM – HÀN QUỐC ............................................................................... 6 1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực ..................................................................... 6 1.1.1. Bối cảnh quốc tế ....................................................................................... 6 1.1.2. Bối cảnh khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng ........................................ 9 1.2. Công cuộc cải cách ở Hàn Quốc và đổi mới ở Việt Nam ........................ 11 1.2.1. Công cuộc cải cách ở Hàn Quốc............................................................ 11 1.2.2. Đổi mới ở Việt Nam ............................................................................... 14 1.3. Khái quát về quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc .......................................... 18 1.3.1. Quan hệ Việt - Hàn Quốc trƣớc năm 1955 ........................................... 18 1.3.2. Quan hệ Việt - Hàn Quốc (1955 – 1975) ............................................... 19 1.3.3. Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc (1975 – 1992) ...................................... 21 1.3.4. Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc (1992 - Nay) ........................................ 22 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – HÀN QUỐC .............................................................................................................. 25 (1992 – 2020) .................................................................................................... 25 2.1. Quan hệ thƣơng mại ................................................................................. 25 2.2. Quan hệ đầu tƣ ......................................................................................... 36 i
  5. 2.3. Viện trợ phát triển chính thức (ODA) ..................................................... 43 2.4. Trong các lĩnh vực kinh tế khác .............................................................. 45 2.4.1. Trong hợp tác xuất khẩu lao động ........................................................ 45 2.4.2. Trong hợp tác du lịch ............................................................................ 48 2.5. Hợp tác kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc trong các quan hệ đa phƣơng .. 50 CHƢƠNG 3 TRIỂN VỌNG HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – HÀN QUỐC .............................................................................................................. 53 3.1. Một số nhận xét về quá trình hợp tác kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc (1992 – 2020) .................................................................................................... 53 3.1.1. Thành tựu .............................................................................................. 53 3.1.2. Hạn chế .................................................................................................. 55 3.2. Triển vọng hợp tác kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc .................................. 55 3.3. Giải pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc .................... 57 C. KẾT LUẬN ................................................................................................. 61 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 63 E. PHỤ LỤC .................................................................................................... 64 ii
  6. A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam kể từ sau khi đổi mới về kinh tế đến nay, Đảng và nhà nƣớc ta luôn quan tâm về các mối quan hệ với các quốc gia, khu vực trên thế giới. Hiện nay, xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đang dần trở thành xu thế tất yếu của thời đại. Trong đó, mối quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đang phát triển rất nhanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Hai quốc gia Việt Nam - Hàn Quốc đều nằm ở khu vực Đông Á nên có nhiều mặt tƣơng đồng về lịch sử và văn hóa. Vì chịu sự ảnh hƣởng của văn hóa Trung Hoa. Chính vì điều này, mà hai quốc gia đều sớm tiếp nhận đƣợc sự ảnh hƣởng của nền văn minh Trung Hoa nhờ những nét tƣơng đồng về lịch sử và văn hóa đã khiến cho hai dân tộc đất nƣớc giải xích lại gần lại với nhau hơn. Tuy nhiên mối quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc không phải lúc nào cũng diễn ra êm đẹp. Trong giai đoạn nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh chống Mỹ (1954-1975), quan hệ giữa hai nƣớc đã trở nên căng thẳng, thậm chí là thù địch. Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc 30-4-1975 của nhân dân Việt Nam, quan hệ giữa hai nƣớc rơi vào thời kỳ đóng băng trong một thời gian dài (1975-1992). Thời gian này mối quan hệ giữa hai nƣớc chỉ diễn ra qua hình thức trung gian. Với mong muốn khép lại quá khứ, hƣớng tới tƣơng lai và mong muốn phát triển đất nƣớc đem lại lợi ích cho dân tộc cả hai nƣớc cùng quyết tâm phát triển mối quan hệ trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ dân tộc. Vì sự ổn định hợp tác phát triển ở khu vực cũng nhƣ trên thế giới. Vì tƣơng lai phồn thịnh và phát triển. Chính vì vậy, vào ngày 22/12/1992 Việt Nam - Hàn Quốc đã ký kết quan hệ ngoại giao, từ đây mối quan hệ của cả hai nƣớc đã không ngừng phát triển về mọi mặt nhƣ kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,… cả hai nƣớc đều có những tiềm năng to lớn để có thể hợp tác bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội ở thời đại mới. Hiện nay, quan hệ giữa hai nƣớc đang phát triển hòa hảo, tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực ngoại giao, 1
  7. kinh tế, văn hóa, xã hội, thƣơng mại giữa hai nƣớc và đầu tƣ của Hàn Quốc vào Việt Nam ngày càng tăng trƣởng mạnh mẽ và nhanh chóng về việc giao lƣu văn hóa, xã hội, kỹ thuật khoa học giữa hai nƣớc cũng đƣợc sự quan tâm chú ý nhiều mọi hình thức. Tuy nhiên, việc nổi bật nhất vẫn là về quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia trong khả năng của mình tôi chỉ đi nghiên cứu ở khía cạnh quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc với mong muốn có cách nhìn đầy đủ hơn về lịch sử phát triển mối quan hệ của cả hai đất nƣớc và về mối quan hệ thƣơng mại, đầu tƣ và về việc hỗ trợ vốn để cùng nhau phát triển. Chính vì lý do trên tôi đã chọn đề tài Hợp tác kinh tế quốc tế Việt Nam - Hàn Quốc (1992-2020) để làm bài báo tốt nghiệp cho mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hợp tác kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc là đề tài đã nhận đƣợc nhiều sự quan tâm và chú ý của học giả cả hai nƣớc về đề tài này. Trong đó đáng chú ý là các công trình sau: + Ngô Xuân Bình (2005), Hội nhập kinh tế Đông Á và tác động của nó tới quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc, Nhà xuất bản KHXH. Tác giả tập trung phân tích về nhận dạng hội nhập kinh tế Đông Á, liên kết phi hiệp định khu vực, khu vực thƣơng mại tự do (FTAs), hiệp định tƣ do song phƣơng (FTAs). Và Sau đó chỉ rõ sự hội nhập kinh tế Đông Á tác động nhƣ thế nào tới quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc. + Trần Quang Minh – Võ Hải Thanh (2005), FDI và ODA của Hàn Quốc vào Việt Nam: Thực trạng và triển vọng, Nhà xuất bản KHXH. Tác giả tập trung phân tích nguồn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Hàn Quốc vào Việt Nam góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam nói riêng và quan hệ hợp tác giữa hai nƣớc nói chung. 2
  8. + Nguyễn Hoàng Giáp - Nguyễn Thị Quế - Nguyễn Văn Dƣơng (2011), Quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc từ năm 1992 đến nay và triển vọng phát triển đến năm 2020, NXB chính trị quốc gia. Tác giả cho biết mối quan hệ Việt – Hàn trong khuôn khổ đối tác, hợp tác chiến lƣợc để thấy rõ những khó khăn, hạn chế cũng nhƣ thuận lợi nhằm đƣa ra giải pháp tăng cƣờng quan hệ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Phân tích đến quan hệ Việt – Hàn, về tình hình thế giới và khu vực, chính sách của Hàn Quốc và Việt Nam sau chiến tranh lạnh, thực trạng sau khi hai nƣớc thiết lập quan hệ. + Nguyễn Văn Lan (cb, 2019), Việt Nam – Hàn Quốc: 25 năm hợp tác phát triển (1992-2017) và triển vọng đến năm 2022, NXB chính trị quốc gia. Tác giả tập trung khái quát những nhân tố khách quan và chủ quan tác động tích cực và tiêu cực đến quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc từ 1992 đến 2017, phân tích thực trạng mối quan hệ hai nƣớc trong giai đoạn này, đƣa ra những kiến nghị, giải pháp tháo gỡ khó khăn hƣớng tới kỷ niệm 30 năm sau khi thiết lâp mối quan hệ. 3. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua nghiên cứu đề tài hợp tác kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc từ năm 1992 đến năm 2020 để hiểu rõ hơn về những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam – Hàn Quốc. Từ đó đi sâu vào phân tích thực trạng mối quan hệ kinh tế thƣơng mại, đầu tƣ giữa hai nƣớc Việt Nam – Hàn Quốc, những khó khăn và thách thức, triển vọng mối quan hệ giữa hai nƣớc và từ đó, đƣa ra giải pháp và bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao mối quan hệ kinh tế lên tầm cao, phát triển mới. 3
  9. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc (1992 – 2020) Phạm vi nghiên cứu: - Về mặt thời gian: bắt đầu từ năm 1992, từ lúc cả hai nƣớc bắt đầu đặt mối quan hệ ngoại giao cho đến hiện nay tức năm 2020. - Về mặt không gian: Nghiên cứu ở Việt Nam. - Về nội dung: Đề tài tập trung phản ánh những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam – Hàn Quốc hợp từ năm 1992 đến năm 2020. Phân tích thực trạng mối quan hệ, những khó khăn và thách thức, triển vọng của mối quan hệ. Từ đó, đƣa ra giải pháp và bài học kinh nghiệm nhằm phát triển mối quan hệ kinh tế giữa hai nƣớc lên tầm cao mới. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài đƣợc nghiên cứu theo hai phƣơng pháp: Phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic. Hai phƣơng đƣợc kết hợp để sử dụng giải quyết vấn đề đƣợc đặt ra trong nghiên cứu. Đảm bảo các sự kiện lịch sử trong nghiên cứu mang tính khách quan, trung thực. Ngoài ra còn sử dụng các phƣơng pháp liên ngành khác nhƣ: tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh… để làm rõ về sự hợp tác kinh tế giữa hai nƣớc. 6. Đóng góp của đề tài Góp phần làm phong phú, đa dạng thêm tƣ liệu về quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc. Góp phần hiểu rõ hơn và thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc thông qua các giải pháp đƣợc đƣa ra nhằm khắc phục những hạn chế và sai lầm khi hợp tác trên lĩnh vực kinh tế. 4
  10. 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung đề tài báo cáo đƣợc cấu trúc thành ba chƣơng: CHƢƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM – HÀN QUỐC CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – HÀN QUỐC (1992 – 2020) CHƢƠNG 3: TRIỂN VỌNG HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – HÀN QUỐC 5
  11. B. NỘI DUNG CHƢƠNG 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM – HÀN QUỐC Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc đã trãi qua một chặng đƣờng dài kể từ khi quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc đƣợc thiết lập chính thức vào ngày 22- 12-1992, đến nay tình hình và tác động trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều biến động rất nhanh chóng và phức tạp. Vì vậy, quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc cũng chịu sự chi phối mạnh mẽ từ các nhân tố khách quan và chủ quan khác nhau chúng vừa mang tính lịch sử vừa có ý nghĩa thời sự đƣơng đại. Trong các nhân tố đó phải kể đến tình hình khu vực và quốc tế thời kỳ sau chiến tranh lạnh, công cuộc cải cách ở Hàn Quốc, đổi mới ở Việt Nam và lịch sử mối quan hệ giữa hai nƣớc với nhau 1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực 1.1.1. Bối cảnh quốc tế Có thể dễ nhận thấy nhất trong bối cảnh quốc tế ở thời kì chiến tranh lạnh là tính phức tạp của quá trình hình thành trật tự thế giới mới do những biến đổi sâu sắc về tƣơng quan lực lƣợng trên thế giới. Đặc điểm này ngày càng bộc lộ rõ nét, đã và sẽ còn tiếp tục tác động mạnh trên nhiều mặt đến đƣờng lối, chính sách đối nội, đối ngoại của các quốc gia trên thế giới, trong đó có quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc. Sau gần nửa thế kỷ tồn tại, trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ, cục diện thế giới và cấu trúc quyền lực quốc tế có nhiều thay đổi khiến cho cơ cấu địa chính trị và sự phân bố quyền lực toàn cầu bị đảo lộn. Tƣơng quan lực lƣợng thế giới nghiêng về phía có lợi cho phe chủ nghĩa tƣ bản và bất lợi cho chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình hình thành trật tự thế giới mới, nổi lên hai khuynh hƣớng 6
  12. đối nghịch nhau: Mỹ chủ trƣơng thiết lập thế giới đơn cực do Mỹ đứng đầu. Trong khi đó các nƣớc lớn khác nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Ấn Độ… lại đấu tranh cho một thế giới đa cực mà ở đó vị trí bá quyền của Mỹ đƣợc kiềm chế. Cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hƣớng “đơn cực” và “đa cực” diễn ra ngày càng gây gắt và ƣu thế ngày càng nghiên về khuynh hƣớng “đa cực”. Chính sự sụp đổ của trật tự thế giới hai cực đã tạo ra ra một trật tự thế giới mới đang định hình. Một số nƣớc trong khu vực nhận ra rằng chế độ chính trị, hệ tƣ tƣởng, chạy đua vũ trang, sức mạnh về quốc phòng, quân sự không còn là phƣơng thức thích hợp để tập hợp lực lƣợng, mở rộng và phô trƣơng sức mạnh của quốc gia. Lúc này sức mạnh quốc gia chính là sức mạnh tổng hợp, bao hàm cả sức mạnh mềm, quan hệ giữa các nƣớc dựa trên lợi ích quốc gia dân tộc. Vì vậy, mở rộng quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực với các nƣớc khác trên thế giới nhằm tăng cƣờng sức mạnh tổng hợp của quốc gia đảm bảo lợi ích của dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, hòa bình và hợp tác cùng phát triển nhƣ hiện nay là một điều cần thiết. Và đây cũng là nhân tố trong việc thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam - Hàn Quốc. Mặc khác, do tính chất và nội dung giao lƣu quốc tế thay đổi một cách căn bản với vị trí ƣu tiên hàng đầu thuộc về kinh tế, nên phƣơng thức tập hợp lực lƣợng trên thế giới cũng bị chi phối trƣớc hết và chủ yếu từ lợi ích kinh tế - chính trị của các quốc gia, đồng thời rất cơ động, linh hoạt, vừa hợp tác vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục có bƣớc tiến nhảy vọt tác động sâu sắc đến tình hình kinh tế - chính trị, xã hội và quan hệ quốc tế. Cách mạng khoa học - công nghệ hay còn gọi là cách mạng công nghiệp 4.0 và quá trình toàn cầu hóa đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ vẽ tác động đến mọi mặt trong đời sống xã hội của đất nƣớc đặc biệt trong vấn đề bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc chủ quyền quốc gia ra. Đây là nguy cơ và cả là thời cơ, vì vậy đòi hỏi các quốc gia trong đó có cả Việt Nam và Hàn Quốc phải có sự điều chỉnh 7
  13. chính sách đối ngoại phù hợp. Cách mạng 4.0 hiện đại làm bùng nổ những thành tựu hút đẩy lực lƣợng sản xuất trên thế giới phát triển mạnh mẽ có ý nghĩa vô cùng to lớn trong sự hình thành nền kinh tế tri thức. Vì thế, nó đang lôi cuốn và tác động mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia tạo nên những thay đổi căn bản trong đời sống kinh tế xã hội và so sánh lực lƣợng cũng nhƣ vị trí các quốc gia trên trƣờng quốc tế. [4, tr.18] Một đặc điểm quan trọng nữa của thế giới là toàn cầu hóa kinh tế đang trở thành một xu hƣớng khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nƣớc tham gia. Tuy nhiên, xu thế này đang bị một số nƣớc phát triển và các tập đoàn tƣ bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh. Toàn cầu hóa không chỉ tạo ra biến đổi mạnh mẽ về kinh tế, mà còn thúc đẩy mối quan hệ liên quốc gia gia tăng về cả bề rộng lẫn chiều sâu. Đứng trƣớc xu thế toàn cầu hóa, cả Việt Nam và Hàn Quốc đều phải chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tranh thủ cơ hội, tìm kiếm vị trí có lợi nhất cho mình, đồng thời hạn chế thấp nhất những nguy cơ, thách thức. Phát triển quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Hàn Quốc giúp hai nƣớc bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập cùng phát triển. Độc lập dân tộc và bình đẳng hóa các mối quan hệ quốc tế đang tiếp tục là những vấn đề lớn và bức xúc nhất trong giai đoạn hiện nay và thời đại mới. Các dân tộc nhỏ yếu chậm phát triển phải gánh chịu thua thiệt về nhiều mặt mà còn có nguy cơ bị đẩy ra bên lề cuộc sống hiện tại. Các thế lực đế quốc tiếp tục sử dụng chính sách xâm lƣợc, chia để trị, can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của nhiều nƣớc đang phát triển. Những nguy cơ đối với độc lập tự do, chủ quyền quốc gia dân tộc và tiến trình bình đẳng hóa tiềm tàn và thách thức nhiều nƣớc mà cả Việt Nam và Hàn Quốc cũng không là ngoại lệ. Đây là cơ sở khách quan thúc đẩy sự hợp tác, phối hợp hoạt động giữa hai nƣớc trong việc tham gia giải 8
  14. quyết các vấn đề quốc tế có liên quan. Sau chiến tranh lạnh môi trƣờng an ninh quốc tế có những biến tần và diễn biến phức tạp khó lƣờng. Tiếp tục có những xáo trộn và bất ổn. Có sự đan xen giữa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống trong vấn đề chủ quyền của quốc gia dân tộc đã tác động trực tiếp và nhạy cảm đến đời sống quan hệ quốc tế hiện đại.Vì vậy, đòi hỏi các nƣớc phải có cách tiếp cận phù hợp để bày tỏ quan điểm chính kiến nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc nền độc lập dân tộc toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia duy trì định hƣớng phát triển hội nhập một cách có hiệu quả Sự vận động của thế giới sau chiến tranh lạnh còn cho thấy một đặc điểm nổi bật lên là các nƣớc lớn và quan hệ giữa các nƣớc lớn trở thành nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của thế giới. Quan hệ của Hàn Quốc cũng nhƣ Việt Nam với các nƣớc lớn, đặc biệt là với Mỹ và Trung Quốc có ảnh hƣởng quan trọng đến sự phát triển của quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc. Bên cạnh đó cũng có nhiều vấn đề mà nhân loại cũng đang đứng trƣớc cần giải quyết nhƣ ô nhiễm môi trƣờng sinh thái, dịch bệnh (gần đây nhất là dịch bệnh Ebola và và covid 19), bùng nổ dân số, an ninh lƣơng thực nguồn nƣớc, phân biệt chủng tộc, chênh lệch giàu và nghèo ngày càng lớn, chủ nghĩa khủng bố quốc tế, tội phạm quốc tế... không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết đƣợc nếu không có sự hợp tác đa phƣơng, sự chung tay của cộng đồng quốc tế. Về vấn đề này, Việt Nam và Hàn Quốc đều có những ƣu tiên để cùng cộng đồng giải quyết đồng thời có sự hợp tác tích cực trên cả phƣơng diện quốc tế và song phƣơng.[4, tr.23] 1.1.2. Bối cảnh khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng Việt Nam và Hàn Quốc là hai nƣớc thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng, do đó sự vận động và phát triển của quan hệ hai nƣớc cũng chịu những tác động nhiều chiều từ những diễn biến của tình hình trong khu vực. Mối quan hệ giữa trên ý thức hệ không còn chi phối thay vào đó là bầu không khí hòa diệu giữa các nƣớc trong khu vực. Cũng nhƣ nhƣ nhƣ khu vực châu Á - Thái Bình 9
  15. Dƣơng, khu vực Đông Nam Á bƣớc vào thời kỳ lịch sử với xu thế đối thoại, hòa bình, hợp tác và phát triển. Khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng trở thành khu vực mà sự hợp tác và cạnh tranh đang diễn ra sôi động, sôi nổi, gay gắt nhất từ cấp liên khu vực đến hợp tác theo khối nƣớc và song phƣơng, hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, chính trị đến an ninh, quốc phòng. Bƣớc sang thế kỷ XXI, khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng ngày càng thể hiện rõ tính năng động cao của các quá trình hội nhập khu vực. Trong đó tổ chức lớn nhất là tổ chức diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dƣơng (APEC). Việt Nam và Hàn Quốc đều là thành viên chính thức của APEC. Đến nay APEC có hai mƣơi mốt nền kinh tế thành viên từ bốn châu lục. Cùng với quá trình hợp tác trong khuôn khổ APEC, sự hợp tác giữa các nhóm nƣớc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng và châu Á ngày càng gia tăng. ASEAN có xu hƣớng đẩy mạnh liên kết sâu rộng và toàn diện hơn để tăng sức mạnh nhƣ một cộng đồng. Quan hệ song phƣơng giữa các nƣớc lớn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng cũng tác động nhiều mặt đến hợp tác và cạnh tranh trong quan hệ quốc tế và khu vực với nhân tố Mỹ là trục chính. Trong đó có mối quan hệ giữa Mỹ với các nƣớc đồng minh nhƣ trong đó có Hàn Quốc. Bƣớc sang thế kỉ XXI, khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng ngày càng thể hiện rõ tính năng động cao của các quá trình hội nhập khu vực. Đặc điểm này có ảnh hƣởng tích cực đến việc hình thành một cấu trúc thế giới mới, công bằng hơn, đồng thời cũng tác động mạnh đến các quan hệ song phƣơng, trong đó có Việt Nam - Hàn Quốc. Vận động trong bối cảnh quốc tế và khu vực nhƣ vậy, quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đang đứng trƣớc những cơ hội và thách thức mới, đan xen phức tạp. Tính chủ đạo của xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuộc đấu tranh thiết lập trật tự thế giới mới, cuộc đấu tranh mở rộng ảnh hƣởng của các nƣớc lớn cùng với nhu cầu hợp tác, giải quyết những 10
  16. vấn đề toàn cầu bức xúc... đang tạo ra nhiều xung lực mới cho việc củng cố, tăng cƣờng mối quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc trong tình hình mới. 1.2. Công cuộc cải cách ở Hàn Quốc và đổi mới ở Việt Nam 1.2.1. Công cuộc cải cách ở Hàn Quốc Từ năm 1991 đến nay, Hàn Quốc đã đạt thành tựu phát triển hết sức to lớn. Sự thành công của Hàn Quốc hội tụ nhiều nhân tố trong đó là những đột phá trong chính sách phát triển kinh tế, những nỗ lực không ngừng đã đem lại diện mạo của Hàn Quốc nhƣ ngày nay. Công cuộc cải cách là trọng tâm trong chính sách quốc gia. Hàn Quốc cũng nhanh chóng điều hỉnh chính sách của mình một cách chủ động, linh hoạt và kịp thời. Với mục đích để tạo ra nhiều đổi mới hơn trong các ngành công nghiệp, Hàn Quốc đang xúc tiến các chính sách thân thiện với doanh nghiệp cũng nhƣ các chính sách để củng cố hợp tác giữa các công ty lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trải qua giai đoạn phát triển đầy ngoạn mục trong một thời gian tƣơng đối ngắn, Chính phủ Hàn Quốc hiện nay đang chú ý tới chất lƣợng của tăng trƣởng. Để đạt đƣợc mục tiêu này, Hàn Quốc đề cập ba trụ cột cho tăng trƣởng trong tƣơng lai: thứ nhất là tăng trƣởng mà thúc đẩy tạo ra việc làm; thứ hai là tăng trƣởng mà thúc đẩy sáng tạo trong các ngành công nghiệp; và cuối cùng thứ ba là tăng trƣởng đem lại sự phát triển cân bằng giữa các tinh cũng nhƣ giữa các vùng đô thị và giữa các công ty lớn và nhỏ. Ở lĩnh vực khoa học - công nghệ, trong những năm 1980, Hàn Quốc đã chuyển trọng tâm sang công tác quy hoạch và thực hiện các dự án nghiên cứu và phát triển (R&D) quốc gia nhằm nâng cao năng lực khoa học - công nghệ. Sự chuyển hƣớng này bao gồm các chƣơng trình nhằm nâng cao đầu tƣ R&D trong cả khu vực kinh tế nhà nƣớc và tƣ nhân, bồi dƣỡng nguồn nhân lực có kỹ năng nghiên cứu và phát triển caoực kinh. Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Chính phủ Hàn Quốc đã tập trung vào ba lĩnh vực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về công nghệ của Hàn Quốc, đó là tăng cƣờng nghiên cứu trong lĩnh vực 11
  17. khoa học cơ bản, bảo đảm sự phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nghiên cứu, và phát triển mở rộng hợp tác quốc tế. Trong nhiều năm qua, Hàn Quốc đã không ngừng tăng cƣờng ngân sách cho R&D với tƣ duy phát triển kinh tế phải dựa trên phát triển khoa học - công nghệ. Cuối năm 2004, tổng đầu tƣ cho nghiên cứu và phát triển đạt 19 tỷ USD, chiếm 2,85% GDP. Hàn Quốc cũng sẽ tích cực đầu tƣ cho phát triển công nghệ phúc lợi công cộng để cải thiện chất lƣợng cuộc sống, công nghệ, từ đó tạo ra những ngành công nghiệp mới. Năm 2013, ngân sách của chính phủ đầu tƣ vào R&D là 14,5 tỷ USD, và liên tiếp cho các năm sau là 15,3 tỷ USD; 16,2 tỷ USD và 16,3 tỷ USD [4, tr.41]. Trong năm 2020, Hàn Quốc dự định chi 18 tỷ USD cho các hoạt động R&D1. Ở lĩnh vực cải cách tài chính: một nền kinh tế thị trƣờng hiện đại không thể hoạt động hiệu quả nếu thiếu các tổ chức tài chính năng động và đƣợc giám sát chặt chẽ. Ủy ban Giám sát tài chính (FSC) - tổ chức đóng vai trò cơ chế điều tiết, thiết lập các thông lệ ngân hàng chung, đã tạo ra một hệ thống các quy chế mới. sự giám sát thận trọng và một đề án thực hiện cải cách tính đến ngày 31/12/2005, Chính phủ Hàn Quốc đã huy động các nguồn tài chính với tổng giá trị là 168 tỷ won để hỗ trợ các tổ chức tài chính có thể tồn tại trong việc cơ cấu lại vốn, thanh toán các khoản vay không trả đƣợc và xử lý các cơ sở tài chính, nỗ lực phục hồi. những thành công nổi bật của Hàn Quốc trong việc thành lập thị trƣờng chứng khoán trong nƣớc ở thập niên 1950 để huy động vốn phục vụ công cuộc phát triển kinh tế đất nƣớc. Đến nay, thị trƣờng chứng khoán Hàn Quốc đã trở thành một trong những thị trƣờng chứng khoán hàng đầu châu Á và thế giới. Để đạt đƣợc những thành tựu trên, Hàn Quốc đã thực hiện cải cách mạnh mẽ thị trƣờng vốn thông qua việc ban hành Luật các thị trƣờng vốn và dịch vụ đầu tƣ tài chính (FSCMA) để hợp nhất các văn bản luật điều chinh thị trƣờng vào năm 1 . Tham khảo https://baoquocte.vn/ 12
  18. 2007, có hiệu lực năm 2009; bảo hộ nhà đầu tƣ; tăng cƣờng giám sát thị trƣờng vốn. Năm 2007, thị trƣờng vốn của Hàn Quốc mất cân bằng nghiêm trọng do chức năng môi giới tài chính kém phát triển. Sự tăng trƣởng thiếu bền vững và hoàn thiện của ngành tài chính trong thị trƣờng vốn đã ngày càng làm trầm trọng thêm sự mất cân bằng giữa ngành đầu tƣ tài chính trực tiếp và gián tiếp. Ngoài ra, hệ thống quản lý khác nhau đã tách rời kiểm soát các hoạt động chứng khoán, quyền chọn và kinh doanh quản lý tài sản đã tạo ra các rào cản cho sự cải tiến dịch vụ và sản phẩm. Trƣớc tình hình trên việc ban hành Luật FSCMA đƣợc coi là mang tính cách mạng của quá trình cải cách nhằm phát triển hơn nữa thị trƣờng vốn của Hàn Quốc. Nhờ có sự hoàn thiện trong hệ thống quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực tài chính này, thị trƣờng vốn Hàn Quốc đã có những chuyên biến tích cực và thu đƣợc nhiều thành công. Việc điều chỉnh và giảm một nửa số điều luật đã góp phần làm thay đổi môi trƣờng kinh doanh của Hàn Quốc. Ở lĩnh vực đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI), tổng giá trị thƣơng mại hàng nhập khẩu của Hàn Quốc tƣờng đƣơng 70% GDP của cả nƣớc trong năm 2005, trong khi tổng doanh thu của các khoản đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ chiếm khoảng 14% GDP. (Năm 2012, đầu tƣ nƣớc ngoài của Hàn Quốc đạt 11 tỷ USD, tƣơng đƣờng năm 2010). Sự quan tâm của các nhà đầu tƣ trong lĩnh vực này khi xem xét tới đầu tƣ R&D khổng lồ của Hàn Quốc mỗi năm giúp Hàn Quốc đứng hàng thứ 10 thế giới hàng năm. Năm 2005, Hàn Quốc đứng thứ sáu xét về số lƣợng xin cấp bằng phát minh sáng chế quốc tế nộp tại Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), và đến năm 2012 Hàn Quốc giữ vị trí thứ ba với 15.000 đơn đăng ký sáng chế (Mỹ: 206.790 đơn; Nhật Bản: 87.620 đơn). Viện Nghiên cứu công nghệ thông tin và truyền thông (ITP) của Hàn Quốc cho biết, theo thống kê năm 2017, Hàn Quốc là quốc gia có số lƣợng bằng sáng chế về trí tuệ nhân tạo (AI) lớn thứ ba trên thế giới. Trong những năm qua, bằng sáng chế của Hàn Quốc chủ yếu tập trung vào công nghệ AI cho các thiết bị di động và các giải pháp truyền thông 13
  19. không dây. JITP cho biết, Samsung Electronics Co dã đệ trình 3.188 bằng sáng chế liên quan đến AI; LG Electronics Inc. có 889 bằng sáng chế. Viện Nghiên cứu điện tử và viễn thông nộp 865 đơn xin cấp bằng sáng chế về AI, theo sau là LG Display với 350 đơn; Samsung Display Co và Samsung Electro - Mechanics là 207 đơn. [4, tr. 45] Tính đến năm 2018, Hàn Quốc đã có quan hệ ngoại giao với 183 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực, ngày cảng có vị trí quan trọng trên trƣờng quốc tế... Năm 1996, Hàn Quốc trở thành nƣớc thành viên thứ 29 của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD); kinh tế Hàn Quốc phát triển với tốc độ chóng mặt, chi trong vòng 40 năm trở lại đây, sự phát triển mạnh mẽ đó đã đƣa Hàn Quốc vào danh mục 25 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới năm 2018. Tổng thu nhập quốc dân (GNI) binh quân đầu ngƣời đã nhảy vọt từ 100 USD/năm vào năm 1963 lên mức kỷ lục, năm 1995 là 10.000 USD/năm và siêu ký lục năm 2007 là 25.000 USD/năm. Đặc biệt, GNI của Hàn Quốc vƣợt mốc 30.000 USD vào năm 2018 Tốc độ tăng trƣởng GDP rất cao trong ba thập niên 1970, 1980 và 1990 đã đƣa Hàn Quốc lọt vào tốp 10 quốc gia giàu nhất the giới. Với những kinh nghiệm phát triển và thành tựu đạt đƣợc trong công cuộc cài cách, Hàn Quốc có thể là một mô hình tham khảo cho các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam. 1.2.2. Đổi mới ở Việt Nam Việt Nam, đất nƣớc có vị trí địa lý - chính trị rất quan trọng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng và Đông Nam Á. Vì vậy, Việt Nam rất đƣợc sự quan tâm và thu hút của các nƣớc lớn. Việt Nam trƣớc thời kỳ đổi mới do nhiều nguyên nhân và chủ yếu là do những sai lầm mang nặng tính chủ quan trong nhiều chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, cho nên chỉ mấy năm sau sự nghiệp thống nhất Tổ quốc, thì đất nƣớc ta đã lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Trƣớc tình hình đó, Tổng bí thƣ Trƣờng Chinh đã tiến hành 14
  20. khảo sát và từ đó nhận ra phải đổi mới tƣ duy. Trong công cuộc đổi mới, Việt Nam đã từng bƣớc chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trƣờng, cạnh tranh lành mạnh. Hơn 30 năm qua sau công cuộc sự nghiệp đổi mới đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử tạo tiền đề quan trọng để nƣớc Việt Nam tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Việt Nam đã lớn mạnh lên nhiều cả về thế và lực. Tình hình chính trị - xã hội trong nƣớc cơ bản ổn định, môi rƣờng khu vực hòa bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới tiếp tục tạo điều kiện để Việt Nam phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực để phát triển đất nƣớc. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 197 nƣớc, trong đó có tất cả các nƣớc lớn; quan hệ kinh tế với hơn 224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có quan hệ đối tác chiến lƣợc với 15 nƣớc và quan hệ đối tác chiến lƣợc toàn diện với hai mƣơi bảy nƣớc, là thành viên chính thức của tất cả các tổ chức quốc tế lớn, các tổ chức và định chế thƣơng mại, tài chính chủ chốt ở khu vực cũng nhƣ trên thế giới, với vị thế và vai trò ngày càng đƣợc năng cao. Việt Nam đã gia nhập ASEAN năm 1995, tham gia AFTA năm 1996, là thành viên sáng lập ASEAN năm 1996, gia nhập APEC năm 1998, trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO năm 2007, tham gia Hiệp định đối tác tiến bộ và toàn diện xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP) năm 2018, Hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế đƣợc Đảng, Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm thúc đẩy. Bên cạnh các thị trƣờng chủ lực là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, ASEAN, Ôxtrâylia..., hàng hóa Việt Nam đã vƣơn ra và củng cố thế đứng trên nhiều thị trƣờng nƣớc ngoài khác nhƣ Nga, Trung Đông, Mỹ Latinh và châu Phi. Năm 2019 đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng của ngành Ngoại giao Việt Nam thể hiện rõ dấu ấn về bản lĩnh và vị thế của đất nƣớc. Lần đầu tiên, Việt Nam tổ chức Hội nghị Thƣợng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 2 tại Hà Nội, đóng góp trực tiếp vào tiến trình hòa bình, hòa giải trên bán đảo Triều Tiên. Một sự kiện là cầu nối để Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2