intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tốt nghiệp: Quan hệ hợp tác quốc phòng - an ninh biên giới Việt Nam - Campuchia: từ thực tiễn giữa tỉnh Tây Ninh với tỉnh Svay Rieng, Prey Veng, Tboung Khmum từ năm 1991- 2019

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

30
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo "Quan hệ hợp tác quốc phòng - an ninh biên giới Việt Nam - Campuchia: từ thực tiễn giữa tỉnh Tây Ninh với tỉnh Svay Rieng, Prey Veng, Tboung Khmum từ năm 1991- 2019" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nhận diện lịch sử, hiện trạng tầm quan trọng trong quan hệ hợp tác về quốc phòng – an ninh giữa tỉnh Tây Ninh với ba tỉnh giáp biên của Campuchia. Để đánh giá vị trí, vai trò của mối quan hệ này trong chiến lược bảo vệ quốc phòng - an ninh ở Đông Nam Bộ nói riêng Việt Nam nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Quan hệ hợp tác quốc phòng - an ninh biên giới Việt Nam - Campuchia: từ thực tiễn giữa tỉnh Tây Ninh với tỉnh Svay Rieng, Prey Veng, Tboung Khmum từ năm 1991- 2019

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SƯ PHẠM BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: QUAN HỆ HỢP TÁC QUỐC PHÒNG - AN NINH BIÊN GIỚI VIỆT NAM - CAMPUCHIA: TỪ THỰC TIỄN GIỮA TỈNH TÂY NINH VỚI TỈNH SVAY RIENG, PREY VENG, TBOUNG KHMUM TỪ NĂM 1991- 2019 Sinh viên thực hiện : Thạch Phol La Lớp : D17LS01 Khoa : Sư phạm Ngành : Sư phạm Lịch sử Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lý Văn Ngoan Bình Dương, tháng 11/2020
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là bài báo cáo tốt nghiệp của tôi trong thời gian qua. Những số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực, hoàn toàn được thực hiện đi thực tế khảo sát, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Ngoài ra, trong bài báo có sử dụng một số nguồn tài liệu tham khảo đã được trích dẫn nguồn và chú thích rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước bộ môn, khoa và nhà trường về sự cam đoan này. Ngày …tháng …năm 2020 Sinh viên Thạch Phol La i
  3. LỜI CẢM ƠN ---  --- Bốn năm học đại học (2017-2021) đã trôi qua, bốn năm học tập và rèn luyện tại trường đại học Thủ Dầu Một, đó là khoản thời gian quý giá, bổ ích và thật sự có ý nghĩa đối với tôi, bởi từ mái trường này đã trang bị cho tôi kiến thức cơ bản, là hành trang để mai đây khi tôi tận dụng đầy đủ những kiến thức đã học tập sẽ giúp cho tôi có đủ niềm tin và tri thức để có thể hoàn thành xuất sắc những công việc cũng như nhiệm vụ mà cơ quan nơi tôi làm việc giao phó. Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô cố vấn học tập của lớp D17L01 cùng thầy cô giảng viên đại học Thủ Dầu Một đã tận tình giảng dạy và đã truyền đạt cho tôi những nền tảng quý báo trên tất cả các mặt, các lĩnh vực, cũng như thầy, cô trong Ban giám hiệu và Phòng đào tạo của trường. Đặc biệt trong thời gian tập trung cao độ làm báo cáo tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn thầy Lý Văn Ngoan, đã tận tình hướng dẫn cho tôi cách trình bày, thể thức, lựa chọn đề tài và các nội dung cần thiết để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp và cùng với sự giúp đỡ của Đảng ủy, bộ đội biên phòng, các cán bộ, tỉnh Tây Ninh, thư viện tỉnh Tây Ninh, thư viên tỉnh Bình Dương, trung tâm học liệu đại học TDMU, đã tạo điều kiện cho tôi được cung đầy đủ về các thông tin, tài liệu tham khảo cần thiết và nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. Tuy nhiên, với khả năng nhận thức và điều kiện công tác trong phạm vi hẹp của một xã hội, đề tài của tôi sẽ không tránh khỏi phần thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô giảng viên, để bản thân hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn trong thời gian còn lại. Xin chân thành cảm ơn./. Sinh viên: Thạch Phol La ii
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ARE Diễn đàn khu vực ASEAN ASEAN Hội hội các quốc gia Đông Nam Á ADB Ngân hàng phát triển Châu Á ANTT An ninh trật tự BLO Văn phòng liên lạc biên giới BĐBP Bộ đội biên phòng VN - CPC Việt Nam - Campuchia CHQS Chỉ huy quân sự CNH Công nghiệp hóa CPP Đảng nhân dân Campuchia HĐND Hội đồng nhân dân HĐH Hiện đại hóa KT - XH Kinh tế - xã hội KVBG Khu vực biên giới LHPN Liên hiệp phủ nữ iii
  5. LLVT Lực lượng vũ trang QP - AN Quốc phòng - an ninh QK7 Quân khu 7 PGCM Phân giới cắm mốc UBND Ủy bản nhân dân USD Đơn vị đô la Mỹ WB Ngân hàng thế giới CHXHCN Công hòa xã hội chủ nghĩa Ghi chú: Năm 2013 tỉnh Khampong Cham giáp với tỉnh Tây Ninh đến 16/10/214, quốc vương Campuchia đã tách ra thành hai tỉnh, Kampong Cham về phía Bắc, tỉnh Tboug Khmum phía Tây Nam giáp tỉnh Tây Ninh. iv
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Biên bản hợp tác tỉnh Tây Ninh với các tỉnh giáp biên Campuchia (1995 - 2005).....................................................................................................26 Bảng 2.2: Mối quan hệ trao đổi hai bên giữa tỉnh Tây Ninh với ba tỉnh giáp biên CPC từ năm (1996 - 2005) ...................................................................... 27 Bảng 2.3: Sâm canh, sâm cư (1996 - 2005)..................................................... 30 Bảng 2.4: Tổng hợp báo cáo vụ gây rối mất trật tự QP - AN tỉnh Tây Ninh (1996 - 2005).....................................................................................................33 Bảng 2.5: Kinh phí tỉnh Tây Ninh hỗ trợ ba tỉnh giáp biên Campuchia (2015 - 2019)................................................................................................................. 43 Bảng 3.1 Quan hệ hợp tác trao đổi tỉnh Tây Ninh - giữa các tỉnh giáp biên Campuchia........................................................................................................ 58 v
  7. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................ i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..............................................................iii PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................. 2 3. Mục tiêu của đề tài...................................................................................... 7 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...................................................................8 4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 8 4.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................8 5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................8 5.1. Cách tiếp cận.........................................................................................8 5.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 8 6. Ý nghĩa:....................................................................................................... 9 6.1. Ý nghĩa khoa học..................................................................................9 6.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................... 9 7. Bố cục đề tài:............................................................................................... 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ MỐI QUAN HỆ QUỐC PHÒNG - AN NINH BIÊN GIỚI GIỮA TỈNH TÂY NINH VỚI CÁC TỈNH GIÁP BIÊN CAMPUCHIA................................................................................................. 10 1.1. KHÁI QUÁT VỊ TRÍ ĐỊA CHÍNH TRỊ.................................................10 1.2. CHỦ TRƯƠNG CHÍNH SÁCH TRONG MỐI QUAN HỆ QUỐC PHÒNG - AN NINH GIỮA TỈNH TÂY NINH VỚI TỈNH GIÁP BIỂN CAMPUCHIA............................................................................................... 13 1.3. NHU CẦU HỢP TÁC QUỐC PHÒNG - AN NINH BIÊN GIỚI TÂY NINH – CAMPUCHIA................................................................................15 1.4. KHÁI QUÁT MỐI QUAN HỆ TÂY NINH VỚI CÁC TỈNH GIÁP BIÊN CAMPUCHIA TRƯỚC NĂM 1991.................................................. 16 vi
  8. CHƯƠNG 2: QUAN HỆ QUỐC PHÒNG - AN NINH BIÊN GIỚI GIỮA TỈNH TÂY NINH VỚI CÁC TỈNH GIÁP BIÊN CAMPUCHIA 1991 - 2019....................................................................................................... 24 2.1. QUAN HỆ QUỐC PHÒNG - AN NINH BIÊN GIỚI GIỮA TÂY NINH VỚI CÁC TỈNH GIÁP BIÊN CAMPUCHIA GIAI ĐOẠN 1991 - 2005...... 24 2.1.1. Bối cảnh lịch sử tác động đến mối quan hệ giai đoạn 1991-2005... 24 2.1.2. Quan hệ về đối ngoại biên phòng.................................................... 25 2.1.3. Quan hệ về phân giới, cắm mốc.......................................................28 2.1.4. Quan hệ quốc phòng - an ninh và phòng chống tội phạm xuyên biên giới..............................................................................................................29 2.2. QUAN HỆ QUỐC PHÒNG - AN NINH BIÊN GIỚI GỮA TÂY NINH VỚI CÁC TỈNH GIÁP BIÊN CAMPUCHIA GIAI ĐOẠN 2005 - 2019... 36 2.2.1. Bối cảnh lịch sử tác động đến mối quan hệ giai đoạn 2005 - 2019 36 2.2.2. Quan hệ về đối ngoại biên phòng.................................................... 37 2.2.3. Quan hệ về phân giới, cắm mốc......................................................43 2.2.4. Quan hệ quốc phòng - an ninh và phòng chống tội phạm phạm xuyên biên giới...........................................................................................48 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIA VỊ TRÍ VÀI TRÒ QUỐC PHÒNG - AN NINH BIÊN GIỚI GIỮA TỈNH TÂY NINH - VỚI CÁC TỈNH GIÁP BIÊN CAMPUCHIA, TRONG TỔNG THỂ MỐI QUAN HỆ HAI NƯỚC VIỆT NAM - CAMPUCHIA............................................................57 3.1. ĐÁNH GIÁ VỀ MỐI QUAN HỆ QUỐC PHÒNG - AN NINH BIÊN GIỚI TỈNH TÂY NINH - GIỮA CÁC TỈNH GIÁP BIÊN CAMPUCHIA57 3.1.1. Ưu điểm:...........................................................................................57 3.1.2. Hạn chế:............................................................................................60 3.2. VỊ TRÍ VAI TRÒ QUỐC PHÒNG - AN NINH TỈNH TÂY NINH VÀ BA TỈNH GIÁP BIÊN, TRONG MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM - CAMPUCHIA............................................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 65 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH.................................................................................68 vii
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam – Campuchia có chung đường biên giới trên bộ dài 1.137 km (tính từ ngã ba biên giới Việt Nam – Campuchia – Lào đến sát mép biển Hà Tiên tỉnh Kiên Giang), đi qua 10 tỉnh của Việt Nam và 9 tỉnh Campuchia, phía Bắc và Tây Nam giáp Campuchia. Từ năm 1990 Tây Ninh được Trung ương xác định là khu vực phòng thủ chủ yếu của Quân khu 7 (QK7) và cả nước trong thế trận phòng thủ quốc gia trên hướng Tây Nam. Trên toàn tuyến biên giới Tây Ninh, đường biên đi qua nhiều địa hình phức tạp, vừa có những khu vực đồi, núi, khó khăn về địa lý, ít dân cư, nhưng lại có nhiều dân tộc ít người cùng sinh sống; vừa có đồng bằng với đặc trưng là nhiều nơi không có ranh giới tự nhiên một cách rõ ràng, dân cư sinh sống “liên quốc gia” hoặc “xuyên quốc gia”. Chính vì vậy, bức tranh về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và quốc phòng - an ninh của cư dân ở khu vực biên giới đất liền hai nước Việt Nam – Campuchia hết sức đa dạng, phức tạp. Tây Ninh là một tỉnh biên giới, có vị trí thuận lợi trong hợp tác quốc tế. Phía Tây và Tây Bắc của tỉnh có cùng đường biên giới với ba tỉnh Svay Rieng, Prey Veng và Tbong Khnum của Campuchia; với chiều dài đường biên giới 240km, bao gồm 5 huyện, 20 xã biên giới. Đây được xem là tỉnh có đường biên dài thứ hai trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia. Trên tuyến biên giới này, Tây Ninh sở hữu hệ thống cửa khẩu đa dạng và hoàn thiện nhất1. Tổng diện tích đất tự nhiên là 4.029,6 km2, có 2 cao điểm có giá trị về quân sự, quốc phòng là Đồi 82 và núi Bà Đen2. Với hệ thống cửa khẩu và đường mòn lối mở đó, nó tạo điều kiện rất lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tây Ninh với các tỉnh giáp biên phía Campuchia nói riêng, hai quốc gia nói chung. Bên cạnh đó, Tây Ninh có vị trí đặc thù là tiền tiêu bảo vệ Thành phố Hồ Chí Minh từ hướng Tây Bắc, là cửa ngõ phía Tây của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có đường Xuyên Á và quốc lộ 22 đi qua cửa khẩu: Quốc tế Mộc Bài và cửa khẩu Quốc gia Sa Mát. Là cầu nối giữa 2 trung tâm chính tri, kinh tế, văn hóa lớn của 2 quốc gia là Thành phố Hổ Chí Minh 1 .Theo thống kế năm 2013, tổng số cửa khẩu quốc tế, chính và phụ trên toàn tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia có 33 cửa khẩu, trong đó tỉnh Tây Ninh chiếm 16 cửa khẩu. Tổng hợp từ Quyết định số 1490/QĐ-TTg, ngày 26/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. 2 . Báo cáo tổng kết 15 năm xây dựng tỉnh thành khu vực phòng thủ giai đoạn (1989 - 2004) Ngày 15/10/2004. UBND Tây Ninh số 02. 1
  10. của Việt Nam và thủ đô Phnôm-Pênh của Vương quốc Campuchia. Đây còn là vùng trọng điểm; cho các loại tội phạm xuyên quốc gia hoạt động như: buôn lậu, ma túy, bắt cóc trẻ em, buôn bán phụ nữ, giản lận thương mạ, cướp, buôn vũ khí.v.v. Chính vì vậy, việc triển khai nghiên cứu đề tài “Quan Hệ Hợp Tác Quốc Phòng - An Ninh Biên Giới Việt Nam - Campuchia: Từ Thực Tiễn Giữa Tỉnh Tây Ninh Với Tỉnh Svay Rieng, Prey Veng, Tboung Khmum Từ Năm 1991- 2019”, vừa có ý nghĩa lý luận vừa mang tính thực tiễn sâu sắc. Đề tài cung cấp một bức tranh tương đối toàn diện về cơ sở mối quan hệ cũng như quá trình của mối quan hệ quốc phòng - an ninh biên giới giữa tỉnh Tây Ninh với phía đối diện Campuchia, từ đó cung cấp những cứ liệu khoa học làm cơ sở để hoạch định xây dựng và bảo vệ biên giới khu vực hai nước nói chung trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nói riêng. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về mối quan hệ quốc phòng – an ninh giữa hai nước Việt Nam – Campuchia đã được các nhà chính trị, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu rất nhiều. Tuy nhiên, nghiên cứu về mối quan hệ quốc phòng - an ninh ở cấp độ các địa phương (tỉnh) với các địa phương nước giáp biên hiện nay chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, đối với công trình nghiên cứu này tôi gặp rất nhiều khó khăn trong nguồn tư liệu tham khảo. Tuy nhiên, bằng sức nổ lực của bạn thân, tôi đã tiếp cận và khai thác các nguồn tư liệu được khái quát như sau: Thứ nhất: nhóm các công trình nghiên cứu chung về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng an ninh khu vực biên giới trong mối quan hệ Việt Nam - Campuchia Công trình đầu tiên là kỳ yếu Hội thảo khoa học “Vùng biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia: Cơ sở lịch sử, chính trị, xã hội, pháp lý và các giải pháp phát triển bền vững, hài hòa” (2009), của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đã quy tụ nhiều bài nghiên cứu của các học giả uy tín trong nước. Trong công trình này, các tác giả đều đánh giá cao vai trò, vị thế của vùng biên giới Việt Nam - Campuchia. Trên cơ sở phân tích, lý giải những khía cạnh hợp tác, các tác giả đã đề ra nhiều giải pháp phát triển bền vững khu vực biên giới hai nước dưới nhiều góc độ khác nhau. Công trình này cung cấp cho tôi khối 2
  11. lượng tư liệu quý về tình hình biên giới cũng như mối quan hệ giữa hai nước nói chung, trên cơ sở để tôi xem xét nghiên cứu và bổ sung thêm những tư liêu về quan hệ quốc phòng – an ninh ở cấp độ địa phương Tây Ninh với các tỉnh giáp biên phía Campuchia. Tiếp đến đề là tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu cơ sở lịch sử, văn hóa, chính trị, xã hội và pháp lý của vùng biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia và đề xuất giải pháp ổn định, phát triển vùng biên giới hai nước” năm 2010, của tác giả Nguyễn Sĩ Tuấn. Với cách tiếp tiếp cận liên ngành (sử học, dân tộc học, văn hóa học, chính trị học, văn bản học..) công trình đã lý giải về lịch sử hình thành, đặc điểm đường biên giới và tính pháp lý của đường biên giới Việt Nam – Campuchia trong lịch sử lẫn thực tại. Một vấn đề quan trọng nữa, công trình sử dụng nhiều nguồn sử liệu trong nước và ngoài nước để làm rõ tính lịch sử và tính pháp lý của vùng biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia. Tiếp tục là luận văn tiến sĩ, đề tài "Quan hệ Việt Nam - Campuchia (1993 - 2010)" năm 2013, của tác giả Trần Xuân Hiệp. Với cách tiếp cận sử học, đề tài “Quá trình hình thành đường biên giới trên bộ giữa Việt Nam – Campuchia”, của tác giả Lê Trung Dũng (Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Hà Nội, 2014) lý giải nhiều vấn đề quan trọng về quá trình hình thành và xác lập biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia trong lịch sử lẫn hiện tại. Việc sử dụng phương pháp phê khảo nguồn sử liệu và phương pháp sử học so sánh đối chiếu, cùng với đó là sự kết hợp nguồn tư liệu quan trọng của các chuyên ngành dân tộc học, khảo cổ học, văn bản học, bản đồ học... nhóm tác giả của đề tài đã kiến giải những tranh luận về vấn đề biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia. Cuối cùng là nhóm các công trình nghiên cứu về mối quan hệ xuyên biên giới, dân cư dân vùng biên giới đăng trên các tạp chí như: (1) “Một số vấn đề chủ yếu về thúc đẩy thương mại và đầu tư xuyên biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia”, của tác giả Nguyễn Sỹ Tuấn, đăng trên tạp chí Khoa học Xã hội Tây Nguyên, số 3/2015. Trong bài viết này, tác giả tập trung đề cập đến những vấn đề chủ yếu nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư xuyên biên giới giữa ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia như hoàn thiện cơ chế, chính sách, hoàn thiện khung pháp lý và các chính sách cụ thể về đầu tư xuyên biên giới; (2) “Hợp tác kinh tế xuyên biên giới giữa Tây Nam Bộ với Campuchia”, của 3
  12. tác giả Nguyễn Văn Hà, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5/2017. Bài viết tập trung làm rõ những những nhân tố thúc đẩy và tác động đến mối quan hệ xuyên biên giới, cũng như những nội dung chính của hợp tác xuyên biên giới giữa Tây Nam Bộ với Campuchia; (3) “Di cư lao động xuyên biên giới không giấy phép: Động năng di cư, mối quan hệ giữa di cư, giới, và tác nhân văn hóa” của tác giả Nguyễn Song, đăng trên tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và châu Á số 5/2017. Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra ba nguyên nhân dẫn đến di cư không giấy phép ở vùng biên giới phía Bắc. Trong đó, tác giả có nêu nguyên nhân chiến lược hộ gia đình có tác động rất lớn đến di cư. Từ những phân tích trên của tác giả Nguyễn Song, giúp tôi nghiên cứu đối chiếu so sánh với những nguyên nhân di cư ở khu vực biên giới phía Nam với Campuchia nói chung khu vực biên giới tỉnh Tây Ninh với Campuchia nói riêng; (4) “Quản lý hôn nhân xuyên biên giới ở Việt Nam hiên nay: chính sách và thực tiễn”, của nhóm tác giả Nguyễn Hữu Minh, Đặng Thị Hòa, Trần Thị Hồng, đang trên tạp chí nghiên cứu gia đình và giới, số 5/2015; (5) “Những vấn đề đặt ra trong hợp tác kinh tế - xã hội xuyên biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia”, của tác giả Nguyễn Duy Dũng đăng trên tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 9/2015. Trong bài viết này tác giả phân tích một số vấn đề đặt ra trong hợp tác kinh tế - xã hội xuyên biên giới giữa Việt Nam – Lào – Campuchia; trong đó tác giả đề cập đến hệ thống văn bản pháp lý của ba nước trong việc thúc đẩy quan hệ xuyên biên giới, phát triển hệ thống cửa khẩu, khu kinh tế và hệ thống các chợ biên giới…để phục vụ công tác hợp tác xuyên biên giới; (6) “Quan hệ tộc người ở hai bên biên giới quốc gia Việt Nam – Campuchia”, của tác giả Phan An đăng trên tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 8/2010. Bài viết là những ghi chép của tác giả trên cơ sở thực tế của tác giả về thực trạng mối quan hệ tộc người ở hai bên biên giới Việt Nam – Campuchia; (7) “Giao lưu văn hóa phật giáo của cộng đồng cư dân vùng biên giới Việt Nam – Campuchia”, của tác giả Trần Hồng Liên, đăng trên tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 8/2010. Bài viết đề cập đến mối quan hệ giao lưu về văn hóa, đặc biệt là trên lĩnh vực phật giáo giữa hai nước trong quá khứ và hiện tại, đồng thời tác giả nêu lên những đặc trưng trong đời sống tôn giáo của cộng đồng cư dân vùng biên giới; (8) Bài viết “Một số giải pháp tổng thể phát triển vùng biên giới hai nước Việt Nam – Campuchia” của Lê Minh Điển bộ kế hoạch và đầu tư đăng trong Tạp chí Kinh tế và dự báo số 14/2009; (9) Bài viết “Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới 4
  13. Việt Nam – Campuchia”, của Nguyễn Hồng Nhung đăng trong Tạp chí Nghiên cứu Đông nam Á số 8/2010; (10) Bài viết “một số vấn đề chủ yếu thúc đẩy thương mại và đầu tư xuyên biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia”, của tác giả Nguyễn Sỹ Tuấn đăng trên tạp chí Khoa học xã hội Tây Nguyên số 3/2015… Với nhóm các công trình thứ nhất này, nhìn chung các tác giả, các nhà khoa học đã tiếp cận và nghiên cứu với một không gian và đối tượng nghiên cứu bao quát, nó đại diện cho mối quan hệ song phương giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ quan hệ kinh tế, văn hóa, tộc người, quốc phòng – an ninh… do đó, đối với nhóm công trình này cung cấp cho chúng tôi có được một một nguồn tư liệu quý giá để thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình biên giới cũng như mối quan hệ giữa hai nước. Trên cơ sở nền tảng đó giúp tôi có cơ sở để nghiên cứu, bổ sung mối quan hệ ở cấp độ địa phương giữa tỉnh Tây Ninh với các tỉnh đối diện phía Campuchia trên lĩnh vực quốc phòng – an ninh. Thứ hai: Nhóm các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến mối quan hệ quốc phòng – an ninh giữa tỉnh Tây Ninh với các tỉnh giáp biên Campuchia Đầu tiên là công trình "các văn bản pháp lý về việc giải quyết biên giới Việt Nam - Campuchia", (2006) do ban tư tưởng - văn hóa Trung ương Ban biên giới (Bộ ngoại giao) chủ trì. Với mục đích cung cấp thông tin và nâng cấp nhận thức về biên giới Việt Nam - Campuchia; đảm bảo các văn bản về biên giới đã ký kết giữa Việt Nam và Campuchia cũng như một số văn bản pháp luật của Việt Nam về biên giới được thực thi một cách nghiêm túc, góp phần làm cho những người làm công tác biên giới và nhân dân trong khu vực biên giới hiểu rõ về biên giới Việt Nam - Campuchia và các văn bản pháp lý về biên giới giữa hai nước đá ký kết, tích cực tham gia và tạo thuận lợi cho công tác phân giới cắm mốc hoàn thành đúng với lộ trình đã đặt ra. Tiếp theo là nhóm các báo cáo của UBND tỉnh Tây Ninh như “Báo cáo hợp tác với Lào và Campuchia 6 tháng đầu năm 2013”, của UND tỉnh Tây Ninh (số 181/BC-UBND, ngày 23/7/2013 của chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh). Đây là báo cáo theo văn bản chỉ đạo của bộ Kế hoạch và Đầu tư theo công văn Số 3977/BKH-KTĐN ngày 12/6/2013. Trong báo cáo này UBND tỉnh 5
  14. Tây Ninh tập trung vào các nội dung như: công tác đầu tư, tình hình xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu, hoạt động thương mại biên giới và công tác hỗ trợ, hợp tác sản xuất tại các tỉnh giáp biên thuộc vương quốc Campuchia…với báo cáo này đã giúp cho tôi nghiên cứu có được những số liệu cần thiết, cũng như nắm được tình hình hoạt động đối ngoại của tỉnh để phục vụ cho công tác nghiên cứu và thực hiện đề tài của mình. “Báo cáo tình hình hợp tác sản xuất và đăng ký kinh doanh của cư dân tỉnh Tây Ninh tại các tỉnh giáp biên thuộc vương quốc Campuchia, đợt 3 và 5/2013”, của sở Công thương tỉnh Tây Ninh theo công văn số 1184/SCT-KHTC ngày 14/8/2013, của Giám đốc sở Công thương. Trong công văn này đính kèm theo danh sách các hộ cư dân tỉnh Tây Ninh có tham gia kinh doanh sản xuất tại các tỉnh giáp biên thuộc Campuchia. Kế đến là công trình “Chiến lược phát triển thương mại biên giới tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2015 – 2020 và tầm nhìn đến 2030”, do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh chủ trì, TS. Lê Cao Thanh làm chủ nhiệm. Đề tài tập trung vào các mục tiêu: đánh giá tiềm năng thế mạnh, cơ hội, nguy cơ trong phát triển thương mại biên giới tỉnh Tây Ninh; Xây dựng chiến lược phát triển thương mại biên giới Tây Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Tài liệu này cung cấp cho chúng tôi những cứ liệu về thực trạng kinh tế, thương mại, đầu tư của các huyện khu vực biên giới của Tây Ninh và chiến lược phát triển thương mại khu vực biên giới Tây Ninh trong tương lai. Đặc biệt công trình “Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các địa phương tiếp giáp Campuchia” (2013), của Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế chủ trì. Báo cáo đánh giá thực trạng hội nhập của các nền kinh tế của 10 tỉnh tiếp giáp Campuchia với phần còn lại của thế giới trong đó đặc biệt là hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu thông qua một thang đo lường chung được xây dựng là “Chỉ số hội nhập kinh tế cấp địa phương”. Mục tiêu chính của báo cáo nhằm xác định được mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của các tỉnh tiếp giáp Campuchia, các tác động của hội nhập đến việc tăng trưởng phúc lợi cho người dân và phát triển kinh doanh doanh nghiệp. Bên cạnh đó, báo cáo đánh giá sự phù hợp giữa tầm nhìn chiến lược của các tỉnh tiếp giáp Campuchia đối với năng lực hội nhập hiện tại để chỉ ra các điều chỉnh cần thiết để thu hút nguồn lực cho phát triển bền vững. Báo cáo là kết quả nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập được trong giai đoạn từ 2007 - 2011 từ các đơn vị quản lý của địa phương, 6
  15. các kết quả khảo sát mà nhóm nghiên cứu đã thực hiện trong năm 2013 đối với đối tượng là người dân, doanh nghiệp và du khách. Cuối cùng là tổng hợp các văn bản chỉ đạo, báo cáo tổng kết, nên giám thống kê của Ủy ban nhân dân các huyện biên giới tỉnh Tây Ninh, cũng như của Ủy ban nhân dân và các sở ban ngành tỉnh liên quan đến đề tài. Nhóm các tài liệu này, hiện nay chúng tôi chỉ mới tiếp cận qua hệ thống văn bản pháp luật của tỉnh chứ chưa có điều kiện tiếp xúc trực tiếp. Do đó, trong quá trình nghiên cứu triển khai đề tài nay, tôi sẽ cố gắng tiếp cận để khai thác một cách hiệu quả. Tóm lại: Những công trình này được tiếp cận một cách trực tiếp đến mối quan hệ xuyên biên giới ở một số địa phương tiếp giáp với Campuchia. Đây được xem là những công trình có giá trị, có liên quan trực tiếp đến đề tài. Tuy nhiên, các công trình này chưa đi sâu vào các hoạch định đường biên giới giữa tỉnh Tây Ninh và mối quan hệ BĐBP với ba tỉnh giáp biên của Campuchia; chính vì vậy, đề tài này cần phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ. Quốc gia với quốc gia, tỉnh báo cáo với tỉnh. Tóm lại: Những công trình này được tiếp cận một cách trực tiếp đến mối quan hệ xuyên biên giới ở một số địa phương tiếp giáp với Campuchia. Đây được xem là những công trình có giá trị, có liên quan trực tiếp đến đề tài. Tuy nhiên, các công trình này chưa đi sâu vào làm rõ mối quan hệ về quốc phòng an ninh giữa Tây Ninh với các tỉnh giáp biên phía Campuchia. Chính vì vậy, trên cơ sở những công trình đã đề cập tôi mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này. 3. Mục tiêu của đề tài + Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở nhận diện lịch sử, hiện trạng tầm quan trọng trong quan hệ hợp tác về quốc phòng – an ninh giữa tỉnh Tây Ninh với ba tỉnh giáp biên của Campuchia. Để đánh giá vị trí, vai trò của mối quan hệ này trong chiến lược bảo vệ quốc phòng - an ninh ở Đông Nam Bộ nói riêng Việt Nam nói chung. + Mục tiêu cụ thể: 7
  16. - Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn mối quan hệ trên lĩnh vực quốc phòng – an ninh giữa tỉnh Tây Ninh với ba tỉnh giáp biên vương quốc Campuchia. - Phân tích làm rõ quan hệ hợp tác quốc phòng - an ninh tỉnh Tây Ninh với các tỉnh giáp biên Campuchia trên các mặt như: quan hệ đối ngoại biên phòng, quan hệ phân giới cắm mốc, quan hệ bảo vệ trật tự, an ninh và phòng chống tội phạm xuyên biên giới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Như tên đề tài đã xác định, đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Quan hệ hợp tác quốc phòng - an ninh biên giới tỉnh Tây Ninh với tỉnh Svay Rieng, Prey Veng, Tboung Khmum. 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Về mặt thời gian: Nội dung nghiên cứu nằm trong thời gian từ năm 1991 đến năm 2019. + Về mặt không gian: Tỉnh Tây Ninh với ba tỉnh đối diện của Campuchia, trong đó đường khu vực biên giới là địa bàn trọng tâm. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Cách tiếp cận Đề tài được tiếp cận từ góc nhìn Việt Nam, trên quan điểm lịch sử với một không gian, thời gian và đối tượng nghiên cứu cụ thể. Nghĩa là tìm hiểu, phát hiện nguồn gốc nảy sinh, mối quan hệ giữa hai bên khu vực quốc phòng - an ninh giữa tỉnh Tây Ninh với phía Campuchia nhìn từ phía Việt Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài nghiên cứu tôi đã sử dụng phương pháp lịch sử để làm rõ cơ sở hình thành mối quan hệ giữa tỉnh Tây Ninh và ba tỉnh của Campuchia trên lĩnh vực quốc quốc phòng - an ninh theo trình tự thời gian, đánh giá xác thực quá trình mối quan hệ giữa tỉnh Tây Ninh với ba tỉnh giáp biên Campuchia và thứ hai là sử dụng phương pháp logic nhằm khái quát hóa quy luật, cũng như những vấn đề mang tính khái quá hóa về mối quan hệ quốc 8
  17. phòng - an ninh giữa các địa phương giáp biên với nhau nói riêng, giữa hai quốc gia nói chung. 6. Ý nghĩa: 6.1. Ý nghĩa khoa học Công trình góp phần cung cấp tư liệu quan trọng trong việc nghiên cứu biên giới giữa Tây Ninh với các tỉnh của vương quốc Campuchia. Công trình giúp cho sinh viên, học sinh địa phương tham khảo học tập. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Khu vực biên giới giáp biên là khu vực phức tạp về an ninh, trật tự và nhạy cảm về chủ quyền quốc gia, là nơi các loại hình tội phạm thường xuyên lựa chọn để hoạt động chống phá. Chính vì vậy để bảo vệ quốc phòng - an ninh, chống các loại hình tội phạm xuyên biên giới đỏi hỏi phải có sự phối hợp, trao đổi và hợp tác giữa các chính quyền hai là nhu cầu tất yếu khách quan. 7. Bố cục đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục và phục lục hình ảnh, báo tốt nghiệp được kết cấu 3 chương Chương 1: Cơ sở mối quan hệ quốc phòng - an ninh biên giới giữa tỉnh Tây Ninh với các tỉnh giáp biên Campuchia Chương 2: Quan hệ quốc phòng - an ninh biên giới giữa tỉnh Tây Ninh với các tỉnh giáp biên Campuchia 1991 - 2019 Chương 3: Đánh giá vị trí vài trò quốc phòng - an ninh giữa tỉnh Tây Ninh, với các tỉnh giáp biên Campuchia, trong tổng thể mối quan hệ hai nước Việt Nam - Campuchia 9
  18. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ MỐI QUAN HỆ QUỐC PHÒNG - AN NINH BIÊN GIỚI GIỮA TỈNH TÂY NINH VỚI CÁC TỈNH GIÁP BIÊN CAMPUCHIA 1.1. KHÁI QUÁT VỊ TRÍ ĐỊA CHÍNH TRỊ Tây Ninh là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, có diện tích đất tự nhiên 4.035,45km. Phía Đông giáp với 02 tỉnh Bình Dương, Bình Phước và phía Nam giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Phía Tây và Tây Bắc tỉnh giáp vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 240 km, với có 05 huyện, 20 xã biên giới; trên tuyến biên giới đó có 03 cửa khẩu quốc tế (Mộc Bài, Xa Mát, Tân Nam) và 04 cửa khẩu quốc gia (Kà Tum, Phước Tân, Chàng Riêng, Vạc Sa) 11 cửa khẩu phụ… Tổng dân Dân số 1.169.165 người3 (2019), chia ra 08 huyện, 01 thành phố (vừa được công nhận là Đô thị loại III vào ngày 22/12/2012) với 95 xã, phường, thị trấn. Toàn tỉnh có 17 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 1,52% dân số4. Địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ xuống Đồng Bằng sông Cửu Long, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng. Trên địa bàn vùng cao phía bắc nổi lên Núi bà đen cao nhất Nam Bộ (986m). Nhìn chung, địa hình Tây Ninh tương đối bằng phẳng rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng. Với vị trí địa lý nằm giữa các trung tâm kinh tế - thương mai và quốc phòng - an ninh (QP - AN) là thành phố Hồ Chí Minh và Phnôm Pênh (Campuchia), tuyến đường quan trọng trong hệ thống giao thông quốc tế và quốc gia, thông thương với các vùng kinh tế có nhiều tiềm năng phát triển, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Với địa hình khu vực biên giới (KVBG) tỉnh Tây Ninh tương đối bằng phẳng, đoạn phía Bắc có rừng chồi và rẫy, đoạn phía Nam chủ yếu là ruộng nước; đối diện phía bên kia biên giới có 22 xã, thuộc 07 huyện biên giới thuộc ba tỉnh Tboung Khmum, Prey Veng và Svay Rieng của Vương quốc Campuchia. Tây Ninh là một trong những tiềm năng trung tâm kinh tế - thương mại, chiến lược QP- AN và là 3 .Tổng kết công tác điều tra dân số và nhà ở 2019: Ngày 18/10/2019, Lê Thùy.https://baotayninh.vn/tong-ket-cong-tac-dieu-tra-dan-so-va-nha-o-nam-2019-a115402.html: Cập Nhật ngày 9/10/2020. 4 . Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh Tây Ninh, số 09-2012NQ. https://m.thuvienphapluat.vn/van-ban/xay- dung-do-thi/Nghi-quyet-09-2012-NQ-HDND-Chuong-trinh-phat-trien-do-thi-thi-xa-Tay-Ninh- 189092.aspx: Ngày 11/7/2012. Cập nhật ngày 9/10/2020. 10
  19. cửa ngõ giao lưu quốc tế quan trọng giữa Việt Nam với các nước làng giếng, Campuchia, Thái Lan,…Tây Ninh cũng là tỉnh có vị trí quan trọng trong mối giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các tỉnh Đông Bằng sông Cửu Long và các tỉnh vùng trọng điểm kinh tế phía Nam. Không chỉ riêng có tầm quan trọng ở khu vực Đông Nam Bộ mà còn cả Nam Bộ (Việt Nam). Như vậy, cho thấy nơi đây là vùng có vị trí chiến lược quan trong về QP - AN không chỉ của hiện tại mà ngay từ thời phong kiến các vua triều Nguyễn đã nhận thấy tầm quan trong của khu vực này từ rất sớm… Dưới thời triều Nguyễn Tây Ninh được xem là vùng đất quan trọng, nơi tranh chấp của một số vương quốc ở khu vực. Vì vậy, trong khoảng thời gian thế kỷ XII đến nữa đầu thế kỷ XIX, sự phát triển của Tây Ninh gắn liền với những biến đổi to lớn của Nam Bộ và chịu sự tác động mạnh mẽ của mối quan hệ tam giác: Đại Việt- Chân Lạp - Xiêm La. Với vị thế địa chính trị quan trọng trong hệ thống phòng thủ biên giới phía Đông Nam, vùng đất Tây Ninh sớm thuộc "tầm ngắm" và được trù tính trong chiến lược bành trướng về phía Đông của Xiêm La. Những người đứng đầu trong chính quyền Xiêm La đã có nhiều âm mưu nhằm giành quyền kiểm soát vùng đất Tây Ninh. Đây được xem là vùng đất "phện dậu" bảo vệ Gia Định từ phía Tây đã xảy ra nhiều cuộc xung đột gay gắt. Đỉnh điểm của cuộc giao tranh là khi triều Nguyễn xác lập được trấn Tây Thành và đặt nền móng bảo hộ lâu dài đối với Chân Lạp. Bên cạnh đó Tây Ninh còn xuất hiện "Đường Thiên Lý" là con đường từ Sài Gòn đi về phía Tây Ninh thường được gọi là đường sứ, hay còn gọi là đường Cống sứ. Thời triều Nguyễn, đây là còn đường huyết mạch nối giữa Gia Định và Nam Vang5 (Cao Miên). Các đoàn sứ thần, các đoàn thương nhân qua lại bằng xe trâu, xe bò hoặc bằng ngựa thồ, vận chuyển hàng hóa, cống voi giữa hai nước. Con đường nay đã từng chứng kiến những đoàn quân triều Nguyễn đến tiếp cứu theo yêu cầu của triều đình Cao Miên để chống lại quân xâm lược Xiêm La. Năm 1863, sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Định Tường, Gia Định), các phong trào chống Pháp liên tiếp nổ ra, gây cho họ nhiều khó khăn trong việc bất ổn định kiểm soát miền Đông Nam Kỳ. Cuộc tấn khởi nghĩa diễn ra ở vùng Quang Hóa (Trảg Bàng), Tân Ninh (Tây 5 . Thủ đô Phnôm Pênh của vương quốc Campuchia 11
  20. Ninh), do Đặng Văn Tòng chỉ huy. Bên cạnh đó là liên minh kháng chiến chống Pháp của Trương Quyền (Việt Nam) và Pucompô (Campuchia) còn gọi là vùng liên quân Việt – Miên chống Pháp, lập căn cứ ở Tây Ninh, đánh pháp từ năm 1864 - 18676. Nghĩa quân đã đánh thắng nhiều trận ở thành phủ Tây Ninh, Rạch Vịnh (cách Tây Ninh 40 km), Trà Vong (Tân Biên), Trảng Bảng, Củ Chi, Hóc Môn, Thuận Kiều, Tân An. Từ đây có thể đánh thọc xuống Gia Định, đánh ra Biên Hòa hoặc tỏa xuống Đồng Bằng Sông Cửu Long. Khi cần có thể liên lạc với phong trào kháng chiến Binh Thuận, mở rộng căn cứ kháng chiến về phía Tây Nguyên. Cũng từ Tây Ninh đánh sang Campuchia rất thuận tiện, cả khi tiến công lẫn rút lui, dựa vào địa thế hiếm trở nơi đây. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Tây Ninh một lần nữa là nơi diễn ra sự kiện chính trị quan trọng không chỉ của địa phương, mà còn có ý nghĩa cả chiến trường miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi chung của dân tộc. Trước những diễn biến mau lẹ của cách mạng Việt Nam cuối năm 1960 và thực hiện Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng về việc "tiến tới thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống Mỹ Diệm", Xứ ủy Nam Bộ nhanh chóng triển khai việc triệu tập Hội nghị thành lập trên cơ sở khẩn trương chuẩn bị những khâu cuối cùng cho sự ra đời của mặt trận và chọn Tây Ninh là nơi diễn ra Hội nghị lịch sử quan trọng này. Trong đó khu căn cứ Dương Minh Châu và khu căn cứ Bời Lời nói riêng và Tây Ninh nói chung là nơi địa tố thuận lợi của "Thiên thời - địa lợi - nhân hòa", lịch sử đã trao cho Tây Ninh sứ mệnh thiêng liêng là nơi ra đời cũng là chỗ đứng chân an toàn của mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Nhờ xây dựng căn cứ lòng dân vững chắc, nên Tây Ninh đã phục vụ đắc lực cho cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo đảm cho các cơ quan lãnh đạo đầu não của cách mạng miền nam an toàn và hoàn toàn xuất sắc vai trò của "Vùng đất thánh Việt Cộng" trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chiến tranh biên giới biên Tây Nam, Tây Ninh là mục tiêu đầu tiên Khmer đỏ quyết tâm đánh chiếm, để làm bàn đạp tiến tới đánh Sài Gòn, lấy lại vùng đất Nam Bộ Việt Nam mà Khmer đỏ cho 6 . Giai đoạn này còn có liên minh chiến đấu giữa nghĩa quân Việt Nam và Campuchia do Đề Triệu (người Việt) và Lý Rót người (người Khmer), lãnh đạo năm 1867 ở Ba Động (Trà Vinh) [Đoàn Đinh Huấn, Nguyễn Ngọc Hà (đồng chủ biên) (2017), vùng đất Nam Bộ, tập V, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, HN tr. 70]. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2