Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền mặt tại Công Ty TNHH Nhãn mác và Bao bì Maxim Việt Nam
lượt xem 21
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài "Kế toán tiền mặt tại Công Ty TNHH Nhãn mác và Bao bì Maxim Việt Nam" nhằm phân tích biến động của khoản mục tiền và tình hình tài chính nói chung tại công ty TNHH Nhãn mác và Bao bì Maxim Việt Nam. Từ đó phát hiện ra những ưu điểm hiện có và những hạn chế mà công ty đang gặp phải, nêu lên nhận xét và giải pháp, giải pháp giúp hoàn thiện về bộ máy kế toán cũng như khâu kế toán tiền mặt tại công ty.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền mặt tại Công Ty TNHH Nhãn mác và Bao bì Maxim Việt Nam
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ *********** BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN TIỀN MẶT TẠI CÔNG TY TNHH NHÃN MÁC VÀ BAO BÌ MAXIM VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hồng Nhung MSSV : 1723403010178 Lớp : D17KT04 Khoá : Kinh Tế Ngành : Kế Toán Giảng viên hướng dẫn : Ths. Huỳnh Thị Xuân Thùy Bình Dương, tháng 11/2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hồng Nhung
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của các cá nhân và tập thể. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn Cô Th.s Huỳnh Thị Xuân Thùy (Giảng viên trường Đại học Thủ Dầu Một), người đã hướng dẫn trực tiếp, tận tình giúp đỡ, giải đáp những thắc mắc của em để hoàn thành báo cáo thực tập một cách hoàn thiện nhất. Em xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo công ty TNHH Nhãn Mác Và Bao Bì MAXIM Việt Nam, đặc biệt là các anh chị trong phòng kế toán-tài chính đã tạo điều kiện tốt nhất giúp em tìm hiểu hoạt động của công ty và thu thập số liệu cần thiết liên quan đến đề tài nghiên cứu. Mặc dù đã rất cố gắng, song bài bài báo cáo thực tập cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của thầy cô giảng viên để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hồng Nhung
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH NHÃN MÁC VÀ BAO BÌ MAXIM VIỆT NAM ..................................................................................................5 1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ......................5 1.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty .....................................................................5 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty.................................................6 1.1.3 Đặc điểm quy trình sản xuất ......................................................................6 1.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ .....................................................................9 1.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý.................................................................................9 1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban ..................................................9 1.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN ....................................................................11 1.3.1 Cơ cấu nhân sự phòng kế toán .................................................................11 1.3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán ...............................................................................12 1.3.3 Chức năng của từng bộ phận ....................................................................12 1.4 CHẾ ĐỘ VÀ CHÍNH SÁCH TOÁN ..............................................................15 1.4.1 Chế độ kế toán ..........................................................................................15 1.4.2 Chính sách kế toán ...................................................................................15 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN MẶT TẠI CÔNG TY TNHH NHÃN MÁC VÀ BAO BÌ MAXIM VIỆT NAM .................................................................18 2.1 NỘI DUNG .....................................................................................................18 2.2 Nguyên tắc kế toán ..........................................................................................18 2.3 TÀI KHOẢN SỬ DỤNG ................................................................................18 2.3.1 Tài khoản sử dụng ....................................................................................19 2.3.2 Cơ cấu tài khoản .......................................................................................19 2.3.3 Các tài khoản khác liên quan ...................................................................19 2.4 CHỨNG TỪ, SỔ SÁCH KẾ TOÁN SỬ DỤNG............................................19 2.4.1 Chứng từ sử dụng .....................................................................................19 2.4.2 Mục đích và cách lập chứng từ ................................................................20 2.4.3 Sổ sách kế toán .........................................................................................20 2.5 CÁC GHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH TẠI ĐƠN VỊ................................22
- 2.5.1 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ...............................................................22 2.5.2 Trình bày lên báo cáo tài chính ................................................................34 2.6 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA KHOẢN MỤC TIỀN MẶT .....................38 2.6.1 Phân tích biến động của khoản mục tiền mặt...........................................38 2.6.2 Phân tích các chỉ số tài chính ...................................................................38 2.7 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH ...........................................................40 2.7.1 Phân tích bảng cân đối kế toán.................................................................40 2.7.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .....................................56 2.7.3 Phân tích lưu chuyển tiền tệ .....................................................................62 CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP ..............................................................64 3.1 NHẬN XÉT ....................................................................................................64 3.1.1 Nhận xét ưu nhược điểm của bộ máy quản lý của công ty ......................64 3.1.2 Nhận xét ưu nhược điểm của chính sách và bộ máy kế toán của công ty64 3.1.3 Nhận xét ưu nhược điểm của kế toán tiền mặt của công ty .....................65 3.1.4 Về biến dộng của khoản mục tiền mặt .....................................................65 3.1.5 Về tình hình tài chính của công ty ...........................................................66 3.2 GIẢI PHÁP .....................................................................................................66 3.2.1 Bộ máy quản lý của công ty .....................................................................66 3.2.2 Chính sách và bộ máy kế toán của công ty ..............................................66 3.2.3 Kế toán tiền mặt của công ty ....................................................................67 3.2.4 Về biến động khoản mục tiền mặt ...........................................................67 3.2.5 Về tình hình tài chính của công ty ...........................................................67 KẾT LUẬN ...............................................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................70 PHỤ LỤC ..................................................................................................................71
- DANH MỤC VIẾT TẮT Tên viết tắt Diễn giải TNHH Trách Nhiệm Hữu Hạn SX Sản xuất TM Tiền mặt TMDV Thương mại dịch vụ CP Cổ Phần KT Kế Toán TSCĐ Tài sản cố định TK Tài khoản CCDC công cụ dụng cụ GTGT Giá Trị Gia Tăng LNST Lợi nhuận sau thuế NVL Nguyên vật liệu
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ Tên sơ đồ 1.1 Quy trình sản xuất bao bì 1.2 Bộ máy quản lý công ty 1.3 Bộ máy kế toán của công ty 1.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
- DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng 2.1 Bảng phân tích quan hệ cân đối 1 (giai đoạn 1) 2.2 Bảng phân tích quan hệ cân đối 1 (giai đoạn 1) 2.3 Bảng phân tích quan hệ cân đối 1 (giai đoạn 2) 2.4 Bảng phân tích quan hệ cân đối 2 (giai đoạn 1) 2.5 Bảng phân tích quan hệ cân đối 2 (giai đoạn 2) 2.6 Bảng phân tích quan hệ cân đối 3 (giai đoạn 1) 2.7 Bảng phân tích quan hệ cân đối 3 (giai đoạn 2) 2.8 Bảng phân tích biến động tài sản theo chiều ngang 2.9 Bảng phân tích biến động ngồn vốn theo chiều ngang 2.10 Bảng phân tích biến động tài sản theo chiều dọc 1.11 Bảng phân tích biến động nguồn vốn theo chiều dọc 2.12 Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt dộng kinh doanh theo chiều ngang 2.13 Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt dộng kinh doanh theo chiều dọc 2.14 Phân tích lưu chuyển tiền tệ
- DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình 2.1 Phiếu chi số PC 0090224 ngày 11/04/2019 2.2 Hóa đơn số 0001613 ngày 11/04/2019 2.3 Phiếu chi số PC 0090321 ngày 16/04/2019 2.4 Hóa đơn số 0013085 ngày 16/04/2019 2.5 Phiếu chi số PC 0090321 ngày 16/04/2019 2.6 Hóa đơn số 0059463 ngày 20/04/2019 2.7 Phiếu chi số PC 0090411 ngày 22/04/2019 2.8 Hóa đơn số 0086109 ngày 22/04/2019 2.9 Phiếu chi số PT 004532 ngày 15/04/2019 2.10 Sổ Nhật ký chung Quý 2/2019 1.11 Sổ cái Tiền mặt - Quý 2/2019 2.12 Sổ quỹ Tiền mặt - Quý 2/2019 2.13 Bảng cân đối kế toán năm 2019 2.14 Lưu chuyển tiền tệ năm 2019 2.15 Thuyết minh báo các tài chính năm 2019
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, vì vậy một công ty muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng cần nâng cao năng lực quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Để đáp ứng yêu cầu thị trường ngày càng mở rộng, các nhà quản trị phải có những chiến lược hoạch định một cách lâu dài và khoa học, đòi hỏi tất cả các thành viên trong công ty phải luôn năng động và sáng tạo trong kinh doanh, phát huy hết tiềm năng vốn có của mình. Đồng thời cần phải đáp ứng được mục tiêu hàng đầu của công ty là tạo ra doanh thu và thu được lợi nhuận. Tuy nhiên trong thực tế, quá trình sản xuất kinh doanh của công ty có rất nhiều các nghiệp vụ kinh tế cụ thể phát sinh tác động đến sự biến đổi về tài sản, nguồn hình thành tài sản, hoạt động của đơn vị, đặc biệt và quan trọng hơn cả là các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt. Để xác định được số tiền thu vào hay chi ra, đòi hỏi công ty cần tổ chức chặt chẽ, hợp lý trong các quy trình kế toán, sổ sách,… liên quan đến quá trình thu – chi tiền mặt. Nó giúp công ty có đầy đủ thông tin kịp thời và chính xác để đưa ra quyết định. Do đó, kế toán tiền mặt là một phần vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty, Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán tiền mặt tới hoạt động kinh doanh của công ty, vận dụng kiến thức đã học kết hợp thực tế quan sát tại Công Ty TNHH Nhãn mác và Bao bì Maxim Việt Nam, em đã chọn “Kế toán tiền mặt tại Công Ty TNHH Nhãn mác và Bao bì Maxim Việt Nam” làm đề tài báo cáo thực tập của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài này là nghiên cứu công tác kế toán tiền mặt tại công ty TNHH Nhãn mác và Bao bì Maxim Việt Nam. 2.2 Mục tiêu cụ thể Tìm hiểu bộ máy quản lý, hình thức và chế độ kế toán áp dụng tại Công ty TNHH Nhãn mác và Bao bì Maxim Việt Nam. 1
- Tìm hiểu bộ máy kế toán, thực trạng kế toán tiền mặt tại công ty TNHH Nhãn mác và Bao bì Maxim Việt Nam. Phân tích biến động của khoản mục tiền và tình hình tài chính nói chung tại công ty TNHH Nhãn mác và Bao bì Maxim Việt Nam. Từ đó phát hiện ra những ưu điểm hiện có và những hạn chế mà công ty đang gặp phải, nêu lên nhận xét và giải pháp, giải pháp giúp hoàn thiện về bộ máy kế toán cũng như khâu kế toán tiền mặt tại công ty. 2.3 Câu hỏi nghiên cứu Thông tin khái quát về công ty TNHH Nhãn mác và Bao bì Maxim Việt Nam là gì? Thực trạng công tác kế toán tại công ty TNHH Nhãn mác và Bao bì Maxim Việt Nam như thế nào? Biến dộng của khoản mục tiền mặt và tình hình tài chính tại công ty TNHH Nhãn mác và Bao bì Maxim Việt Nam như thế nào? Các nhận xét và giải pháp nào nhằm hoàn thiện công tác kế toán và tình hình tài chính tại công ty TNHH Nhãn mác và Bao bì Maxim Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH Nhãn mác và Bai bì Maxim Việt Nam. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: tại Công ty TNHH Nhãn mác và Bai bì Maxim Việt Nam. - Số liệu sử dụng trong bài: Số liệu của 3 năm 2017,2018,2019 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận Phương pháp nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu những thông tin sau: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài (trong các tài liệu, giáo trình về lý thuyết phân tích báo cáo tài chính…). Kết quả nghiên cứu của các tác giả khác (trong các tạp chí, báo cáo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học… có liên quan tới vấn đề phân tích báo cáo tài 2
- chính doanh nghiệp). Chủ trương chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu (chủ yếu là các là các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước điều chỉnh các nội dung liên quán đến báo cáo tài chính doanh nghiệp). Số liệu phục vụ nghiên cứu của đề tài chủ yếu là các báo cáo tài chính của Công ty qua các năm, số liệu thống kê ngành…) - Phương pháp thu thập dữ liệu: + Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu về cơ sở lý luận phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp lấy từ các giáo trình, bài giảng, sách báo uy tín. Tài liệu giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Nhãn mác và Bai bì Maxim Việt Nam. Hệ thống BCTC các năm 2017, 2018, 2019. +Dữ liệu sơ cấp: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Công ty TNHH Nhãn mác và Bai bì Maxim Việt Nam, được tính toán dựa trên hệ thống báo cáo tài chính các năm 2017, 2018, 2019. - Phương pháp trình bày dữ liệu: Dữ liệu trong đề tài nghiên cứu sẽ được tác giả trình bày dưới dạng lời văn kết hợp với các bảng biểu phân tích. 4.2 Nguồn dữ liệu - Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 01, theo Quyết định số 165/2002/QĐ- BTC, ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. - Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính Việt Nam. - Chứng từ, sổ sách của Công ty TNHH Nhãn mác và Bai bì Maxim Việt Nam. - BCTC của Công ty TNHH Nhãn mác và Bai bì Maxim Việt Nam. - Từ các công trình nghiên cứu về thực trạng công tác kế toán tiền mặt. 3
- 5. Ý nghĩa đề tài Đề tài có sự đóng góp về mặt lý luận, kết quả của đề tài có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu liên quan tiếp theo về công tác kế toán tiền mặt tại công ty TNHH Nhãn mác và Bao bì Maxim Việt Nam trong cùng không gian nghiên cứu này. Thêm vào đó, về mặt thực tiễn, dề tài có các nhận xét và dống góp kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền mặt và tình hình tài chính nói chung tại công ty TNHH Nhãn mác và Bai bì Maxim Việt Nam. Kết cục đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bài thực tập gồm có 3 chương: Chương 1: Giới thiệu về công ty TNHH Nhãn mác và Bao bì Maxim Việt Nam. Chương 2: Thực trạng kế toán tiền mặt tại công ty TNHH Nhãn mác và Bao bì Maxim Việt Nam. Chương 3: Nhận xét và giải pháp. 4
- CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH NHÃN MÁC VÀ BAO BÌ MAXIM VIỆT NAM 1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 1.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty Tên đầy đủ: CÔNG TY TNHH NHÃN MÁC VÀ BAO BÌ MAXIM VIỆT NAM Tên giao dịch quốc tế: MAXIM (VIETNAM) CO., LTD Trụ sở chính: Số 33 đường số 6 Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, Phường An Phú, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương Số điện thoại: Website: maxim-group.com.vn Mã số thuế: 3700696469 Đại diện pháp luật: Chai Swo Chung Vốn điều lệ: 6.000.000 USD tương đương 138.000.000.000 VND Quy mô công ty: Từ 500 - 999 nhân viên 5
- 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty Tập đoàn MAXIM được thành lập vào năm 1973 tại Đài Loan. Hiện nay, trụ sở chính đặt tại Thượng Hải và 17 chi nhánh trên các quốc gia: Đài Loan, Campuchia, Việt Nam,…), trong suốt 46 năm trong suốt 46 năm qua đã làm phong phú thêm dòng sản phẩm của mình để có được hầu hết các loại nhãn chính và bao bì cho may mặc và phân phối bán lẻ như thẻ treo, nhãn giá, tem dán, nhãn dệt, nhãn in vv.. có rất nhiều các loại nhãn này đang được sản xuất trên cơ sở “service bureau”. Với các nhà máy sản xuất riêng và làm việc theo nhóm, tập đoàn Maxim đã xây dựng được danh tiếng trên thị trường bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ, giao hàng nhanh chóng và đáng tin cậy, và giá cả cũng rất là cạnh tranh. Tại Việt Nam, Công ty Maxim Label & Packaging Việt Nam thành lập vào năm 2001 tại KCN Việt Nam – Singapore, tỉnh Bình Dương. Hiện nhà máy có quy mô lao động hơn 700 nhân viên, hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2015, đảm bảo các điều kiện làm việc và yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Kế từ khi chính thức đi vào hoạt động tới nay, công ty luôn không ngừng phát triển và đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh, nâng cao chất lượng, cũng như quản lý để phát triển mở rộng quy mô, góp phần tăng mức lợi nhuận tối đa. Công ty có một đội ngũ quản lý, kỹ thuật viên, nhân viên trẻ, năng động, ham học hỏi, có kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu trong các lĩnh vực quản lý doanh nghiệp, quản lý môi trường, công nghệ môi trường, thi công công trình và một số lĩnh vực liên quan…Với đội ngũ nhân viên tư vấn, kỹ thuật viên chuyên nghiệp trong các lĩnh vực, Công ty TNHH Nhãn mác và Bao bì Maxim Việt Nam mong muốn mang lại cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất và bền vững lâu dài. Với phương châm: Chất lượng – Sáng tạo – Kỹ thuật – Phục vụ, sau hơn 10 năm hoạt động, Maxim Việt Nam đã từng bước khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Từ những thành quả đạt được, toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty luôn nổ lực, chung tay xây dựng gia đình Maxim Việt Nam không ngừng phát triển và thịnh vượng. 1.1.3 Đặc điểm quy trình sản xuất Lĩnh vực: Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa. Ngành nghề sản xuất chính của công ty : 6
- - Sản xuất, gia công sản xuất, in nhãn mác hàng hóa các loại, nhãn mã vạch, tài liệu hướng dẫn kĩ thuật, các họa tiết thông thường trên hàng dệt may và da giày; sản xuất nguyên phụ kiện dùng cho ngành in ấn. - Sản xuất và gia công in ấn các loại tem , nhãn mác , mã vạch , thẻ treo các loại vv... phục vụ cho nguyên phụ liệu cho các ngành sản xuất giày dép,ba lô, may mặc, và các ngành liên quan. - Sản xuất giấy nhăn, nhãn mác, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa - Sản xuất sản phẩm từ plastic - Thiết kế in ấn tạo dáng các mẫu sản phẩm trên bao bì giấy cung ứng cho các nhãn hàng lớn trên thế giới như: C&A, GAP, NIKE, MANGO, H&M, TCP, PUMA, DISNEY, TESCO, M&S… Với các nhà máy sản xuất riêng công ty đã xây dựng được danh tiếng trên thị trường bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ, giao hàng nhanh chóng và đáng tin cậy, và giá cả cũng rất là cạnh tranh. Hầu hết các sản phẩm của công ty được sản xuất với nhiên liệu trong nước (OEM). 7
- Quy trình sản xuất Nguyên liệu (Giấy cuộn) Máy dợn sóng Giấy tấm (Bán thành phẩm 1) Máy in ( Giấy tấm đã in (Bán thành phẩm 2) Máy dập Máy cắt khe Giấy tám định hình (Bán thành phẩm 3) Máy dán Thành phẩm Máy đóng ghim Chất palet Nhập kho thành phẩm Sơ đồ 1.1 Quy trình sản xuất bao bì Nguồn: Xưởng sản xuất công ty TNHH Nhãn mác và Bao bì Maxim Việt Nam(2019) 8
- 1.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ 1.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT TÀI CHÍNH PHÒNG PHÒNG PHÒNG HÀNH PHÒNG PHÒNG TÀI XUẤT CHÍNH KỸ KINH CHÍNH NHẬP NHÂN THUẬT DOANH KẾ KHẨU SỰ TOÁN Sơ đồ 1.2 Bộ máy quản lý công ty Nguồn: Công ty TNHH Nhãn mác và Bao bì Maxim Việt Nam (2019) 1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban Giám đốc: là người điều hành mọi hoạt động của công ty, tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị và trực tiếp chỉ đạo phòng kế toán. Giám đốc là người đại diện cho công ty về mặt pháp lí và vừa đại diện cho cán bộ công nhân viên. Giám đốc có quyền tiến hành mọi hoạt động của công ty theo đúng chế độ chính sách pháp luật của nhà nước, giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước tập thể cán bộ công nhân viên về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Phó giám đốc sản xuất: đóng vai trò giám sát những vị trí then chốt trong việc sản xuất sản phẩm như giám đốc quản lý sản phẩm, giám đốc trải nghiệm người dùng, trưởng phòng phân tích sản phẩm và giám đốc tiếp thị sản phẩm. Giám đốc sản xuất đảm bảo rằng những vị trí then chốt này thực hiện công 9
- việc của họ hiệu quả nhất có thể, giúp cho hiệu quả làm việc của toàn bộ bộ phận quản lý sản xuất được nâng cao. Phó giám đốc tài chính: là lãnh đạo bộ phận tài chính kế toán (bao gồm kiểm soát viên, thủ quỹ và nhân viên phân tích tài chính), giám sát tất cả các hoạt động bên trong bộ phận như phân tích lợi nhuận và chi phí, cũng như phản hồi lại thị trường, đảm bảo sự nhất quán trong các mục tiêu tài chính chiến lược ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Giám đốc tài chính cũng sẽ đảm bảo rằng các phân tích về ngân sách, xu hướng tài chính được bộ phận tài chính đưa ra chính xác và kịp thời, và toàn bộ doanh nghiệp đều có khả năng tiếp cận. Giám đốc tài chính cũng là người thiết lập và giám sát hệ thống công nghệ thông tin tài chính. Phòng hành chính nhân sự: Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ nhân sự của phòng, có quyền điều phối và phân công công việc cho nhân viên trong phòng; giám sát tiến độ thực hiện công việc, đánh giá kết quả công việc của nhân viên phòng nhân sự, đề xuất khen thưởng, kỷ luật, thuyên chuyển,...với nhân sự. Được phép giải quyết các yêu cầu, khiếu nại của nhân sự các phòng ban dựa trên nội quy, quy chế của công ty. Phòng kỹ thuật: giải quyết các vấn đề kĩ thuật công nghệ, ứng dụng những tiến bộ khoa học – kĩ thuật vào sản xuất, xử lí các sự cố kĩ thuật trong dây chuyền, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho. Đề ra kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng định kì máy móc thiết bị của công ty. Phòng xuất nhập khẩu: chịu trách nhiệm điều hành, hoạt động chung về công tác XNK trong cả tổ chức. Họ đóng vị trí trung gian trong doanh nghiệp, là cầu nối giữa nhân viên XNK với ban lãnh đạo, giữa công ty với khách hàng, thực hiện các giao dịch XNK thông qua các phương tiện khác nhau như tàu, tàu hỏa, máy bay, là chuyên gia điều phối vận chuyển quốc tế, có nhiệm vụ theo dõi, phân loại các lô hàng, làm việc với khách hàng. Phòng tài chính kế toán: Chủ động tham mưu cho lãnh đạo công ty trong công tác đảm bảo vấn đề chính của công ty. Lập kế hạch tài chính cho từng tháng, từng quý, từng năm. Trực tiếp giám sát theo dõi quá trình tạm ứng, 10
- thanh toán của công ty cho cán bộ nhân viên. Trực tiếp làm việc với các cơ quan nhà nước về lĩnh vực thuế, kiểm toán và báo cáo tài chính. Tham mưu cho lãnh đạo về các vấn đề công nợ của công ty. Duy trì và hoàn thiện các chức năng, nhiệm vụ tài chính. Thực hiện các chức năng nghiệp vụ theo quy định về tài chính kế toán. 1.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 1.3.1 Cơ cấu nhân sự phòng kế toán Kế toán trưởng Số lượng nhân sự: 01 người Họ và tên nhân sự: Bùi Thị Kim Giao Kinh nghiệm: 10 năm Kế toán tính giá thành Số lượng nhân sự: 01 người Họ và tên nhân sự: Trần Thanh Giao Kinh nghiệm: 5 năm Kế toán bán hàng Số lượng nhân sự: 01 người Họ và tên nhân sự: Trần Thị Thanh Thu Kinh nghiệm: 5 năm Kế toán công nợ Số lượng nhân sự: 01 người Họ và tên nhân sự: Nguyễn Văn Đức Kinh nghiệm: 4 năm Kế toán vật tư kiêm TSCĐ Số lượng nhân sự: 01 người Họ và tên nhân sự: Nguyễn Thị Thùy Trâm Kinh nghiệm: 4 năm Kế toán tiền lương Số lượng nhân sự: 01 người Họ và tên nhân sự: Trương Thị Mai Anh 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần Ngọc Anh
92 p | 1326 | 510
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty TNHH Kiến trúc Việt Nhật
60 p | 1397 | 507
-
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: " KẾ TOÁN PHẢI THU KHÁCH HÀNG, PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN "
45 p | 2156 | 337
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
63 p | 804 | 299
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở Công ty TNHH Trung Tuấn
71 p | 742 | 270
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp xây dựng Binh đoàn 11
67 p | 627 | 263
-
Báo cáo tốt nghiệp: Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Công ty Viễn thông Hà Nội
68 p | 743 | 251
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí và sửa chữa công trình cầu đường bộ II
65 p | 537 | 200
-
Báo cáo tốt nghiệp: "Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thương mại và Du lịch Hồng Trà"
44 p | 440 | 193
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty may Chiến Thắng
85 p | 464 | 173
-
Báo cáo Tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Bảo hiểm PJICO, Chi nhánh Sóc Trăng
56 p | 1228 | 167
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Khoáng sản và công nghiệp Đại Trường Phát
70 p | 684 | 157
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh công ty điện lực Củ Chi
51 p | 457 | 131
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Tư vấn Và Đầu Tư Xây Dựng Tiến Quân
62 p | 469 | 85
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán nguyên vật liệu Công ty công trình đường thuỷ
49 p | 387 | 80
-
Báo cáo tốt nghiệp: "Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty Cao Su Đà Nẵng"
54 p | 241 | 59
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp xây dựng Binh đoàn 11
66 p | 207 | 57
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18
62 p | 154 | 47
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn