Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền mặt tại công ty TNHH Techno Coatings Industry
lượt xem 13
download
Báo cáo "Kế toán tiền mặt tại công ty TNHH Techno Coatings Industry" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích biến động của khoản mục tiền mặt và tình hình tài chính nói chung tại công ty TNHH Techno Coatings Industry. Từ đó rút ra nhận xét và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền mặt và tình hình tài chính tại công ty TNHH Techno Coatings Industry.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền mặt tại công ty TNHH Techno Coatings Industry
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN TIỀN MẶT TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TECHNO COATINGS INDUSTRY Họ và tên sinh viên: VÕ THỊ HUỲNH NHƯ Mã số sinh viên: 1723403010189 Lớp: D17KT04 Ngành: KẾ TOÁN GVHD: THS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN Bình Dương, tháng 11 năm 2020
- LỜI CAM ĐOAN ------------000------------- Báo cáo tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả. Số liệu được thu thập tại công ty TNHH Techno Coatings Industry là trung thực và các nguồn tài liệu được trích dẫn trong báo cáo có độ tin cậy. Bình Dương, ngày 30 tháng 11 năm 2020 Tác giả Võ Thị Huỳnh Như
- LỜI CẢM ƠN ---------------000---------------- Trong suốt thời gian học tập ở trường Đại học Thủ Dầu Một và khoảng thời gian thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH Techno Coatings Industry là quá trình kết hợp lý thuyết được học ở trường và môi trường thực tế đã giúp cho tác giả nắm vững hơn những kiến thức chuyên ngành của mình, đồng thời hiểu biết thêm những kinh nghiệm cũng như cách làm việc bên ngoài xã hội. Đến nay, tác giả đã hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này với chuyên đề “Kế toán tiền mặt tại công ty TNHH Techno Coatings Industry” Bài báo cáo hoàn thành ngoài sự cố gắng của bản thân, trong thời gian qua, tác giả còn được sự giúp đỡ tận tình từ phía Thầy, Cô ở nhà trường và anh chị trong công ty. Tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành sâu sắc đến quý Thầy, Cô thuộc chương trình đào tạo Kế toán. Đặc biệt là ThS.Nguyễn Thị Hoàng Yến người đã trực tiếp hướng dẫn tác giả hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Tác giả xin cảm ơn Giám Đốc, các anh chị trong công ty đã nhiệt tình cung cấp các số cần thiết để tác giả hoàn thành bài báo cáo. Mặc dù tác giả đã cố gắng rất nhiều nhưng do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy, Cô để bài báo cáo tốt nghiệp của tác giả được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng, tác giả xin kính chúc quý thầy cô và các anh chị trong công ty nhiều sức khỏe, thành công.
- MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 1 2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 1 2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 1 2.3. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................. 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu ........................................................ 2 4.1. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 2 4.2. Nguồn dữ liệu ......................................................................................... 3 5. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................. 4 6. Kết cấu của đề tài................................................................................................ 4 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TECHNO COATINGS INDUSTRY ....................................................................................... 5 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của techno coatings industry ......................... 5 1.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty TNHH Techno Coatings Industry........... 5 1.1.2 Đặc điểm, quy trình sản xuất kinh doanh ................................................. 6 1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty công ty TNHH Techno Coatings Industry .................................................................................................................... 8 1.2.1 Hình thức tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Techno Coatings Industry .............................................................................................................. 8 1.2.2 Mối quan hệ các phòng ban .................................................................... 10 1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán ....................................................................... 10 1.3.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán ......................................................... 10 1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ , mối quan hệ giữa các phòng ban ...................... 11 1.4. Chế độ, chính sách kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại Công ty TNHH Techno Coatings Industry ...................................................................................... 12 i
- 1.4.1. Cơ sở lập báo cáo tài chính .................................................................... 12 1.4.2. Chính sách kế toán.................................................................................. 12 1.4.3. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty.................................................... 13 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN MẶT TẠI CÔNG TY TNHH TECHNO COATINGS INDUSTRY ..................................................................... 15 2.1. Nội dung.......................................................................................................... 15 2.2. Nguyên tắc kế toán.......................................................................................... 15 2.3. Tài khoản sử dụng ........................................................................................... 16 2.4. Chứng từ, sổ sách kế toán ............................................................................... 17 2.5. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty TNHH Techno Coatings Industry................................................................................................................... 18 2.5.1. Tình huống.............................................................................................. 18 2.5.2. Minh họa trình tự ghi sổ kế toán............................................................. 24 2.5.3. Trình bày thông tin tài khoản 1111 trên báo cáo tài chính..................... 28 2.6. Phân tích biến động khoản mục tiền mặt và chỉ số tài chính liên quan .......... 29 2.7. Phân tích báo cáo tài chính Công ty TNHH Techno Coatings Industry ......... 31 2.7.1. Phân tích bảng cân đối kế toán ................................................................ 31 2.7.1.1. Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn............................. 31 2.7.1.2. Phân tích biến động về tài sản và nguồn vốn theo chiều ngang....... 33 2.7.1.3. Phân tích biến động về tài sản và nguồn vốn theo chiều dọc........... 36 2.7.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua kết quả kinh doanh.................... 39 2.7.2.1. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều ngang.................. 39 2.7.2.2. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều dọc...................... 43 2.7.3. Phân tích lưu chuyển tiền tệ..................................................................... 46 2.7.3.1. Phân tích lưu chuyển tiền tệ theo chiều ngang................................. 46 2.7.3.2. Phân tích lưu chuyển tiền tệ theo chiều dọc..................................... 51 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT – GIẢI PHÁP ............................................................. 57 3.1 Nhận xét .......................................................................................................... 57 3.1.1. Về thông tin của Công ty TNHH Techno Coating Industry................... 57 3.1.2. Về cơ cấu bộ máy quản lý ...................................................................... 57 3.1.3. về cơ cấu bộ máy kế toán ....................................................................... 57 ii
- 3.1.4. Về công tác kế toán tiền mặt tại công ty ................................................ 58 3.1.5. Về biến động khoản mục tiền mặt .......................................................... 59 3.1.6. Về tình hình tài chính của Công ty TNHH Techno Coating Industry.... 59 3.2 Giải pháp ......................................................................................................... 60 3.2.1. Về thông tin của Công ty TNHH Techno Coating Industry................... 60 3.2.2. Về cơ cấu bộ máy quản lý ...................................................................... 60 3.2.3. Về cơ cấu bộ máy kế toán....................................................................... 60 3.2.4. Về công tác kế toán tiền mặt tại Công ty................................................ 61 3.2.5. Về biến động khoản mục tiền mặt .......................................................... 61 3.2.6. Về tình hình tài chính của Công ty TNHH Techno Coating Industry.... 62 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO iii
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Nội dung GTGT Giá trị gia tăng TNHH Trách nhiệm hữu hạn SXKD Sản xuất kinh doanh VND Việt Nam đồng SX – TM - DV Sản xuất – thương mại – dịch vụ iv
- DANH MỤC HÌNH Sơ đồ 1.1 Sơ đồ quy trình sản xuất sơn tại công ty TNHH Techno Coatings Industry Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty Techno Coatings Industry Sơ đồ 1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Techno Coatings Industry Sơ đồ 1.4 Hình thức ghi sổ nhật ký chung tại công ty TNHH Techno Coatings Industry Hình 2.1. Sơ đồ kế toán tiền mặt (VNĐ) Hình 2.2. Phiếu thu PT19/20/23 Hình 2.3. Hóa đơn GTGT AA/19P số 0000609 Hình 2.4. Hóa đơn GTGT VN/17P số 0000475 Hình 2.5. Phiếu chi PC19/10/059 Hình 2.6. Hóa đơn GTGT DT/19P số 0000782 Hình 2.7. Phiếu chi PC19/10/062 Hình 2.8. Phiếu chi PC19/10/075 Hình 2.9. Phiếu thu PT19/12/011 Hình 2.10. Sổ Nhật ký chung TK 1111 Hình 2.11. Sổ cái TK 1111 Hình 2.12. Sổ quỹ tiền mặt TK 1111 v
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Biến động khoản mục tiền năm 2017 - 2018 Bảng 2.2. Biến động khoản mục tiền năm 2018 - 2019 Bảng 2.3. Khả năng thanh toán nhanh bằng tiền Bảng 2.4. Khả năng thanh toán hiện thời Bảng 2.5. Khả năng thanh toán nhanh Bảng 2.6. Phân tích quan hệ cân đối 1 Bảng 2.7. Phân tích quan hệ cân đối 2 Bảng 2.8. Phân tích quan hệ cân đối 3 Bảng 2.9. Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm 2018/2017 Bảng 2.10. Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm 2019/2018 Bảng 2.11. Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm 2017-2019 Bảng 2.12. Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm 2018/2017 Bảng 2.13. Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm 2019/2018 Bảng 2.14. Phân tích kết quả kinh doanh năm 2018/2017 Bảng 2.15. Phân tích kết quả kinh doanh năm 2019/2018 Bảng 2.16. Phân tích kết quả kinh doanh năm 2017 – 2019 Bảng 2.17. Phân tích kết quả kinh doanh năm 2018/2017 Bảng 2.18. Phân tích kết quả kinh doanh năm 2019/2018 Bảng 2.19. Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động SXKD năm 2017 – 2018 Bảng 2.20. Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư năm năm 2017 – 2018 Bảng 2.21. Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính năm 2017 – 2018 Bảng 2.22. Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động SXKD năm 2018 – 2019 Bảng 2.23. Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính năm 2018 – 2019 Bảng 2.24. Phân tích lưu chuyển tiền tệ từ năm 2017 – 2019 Bảng 2.25. Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động SXKD năm 2017 – 2018 Bảng 2.26. Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư năm 2017 – 2018 Bảng 2.27. Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính năm 2017 – 2018 Bảng 2.28. Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động SXKD năm 2019/2018 Bảng 2.29. Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 2019/2018 vi
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam đang dần có một bước ngoặc lớn, có nhiều cơ hội phát triển song cũng không ít khó khăn. Điều này làm cho các doanh nghiệp không ngừng đổi mới, đặc biệt là mở rộng các doanh nghiệp sản xuất. Do đó, kiểm soát chi phí doanh nghiệp ở thời nào cũng rất quan trọng, nhất là trong thời đại ngày nay khi tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, thành công sẽ thuộc về doanh nghiệp được kiểm soát chi phí chặt chẽ. Các chi phí trong doanh nghiệp mang ý nghĩa quyết định cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nếu không có sự kiểm soát gắt gao sẽ dễ gây thất thoát và đẩy doanh nghiệp đến bên bờ vực phá sản. Mặc dù dòng tiền và lợi nhuận đều quan trọng trong kinh doanh, nhưng như cha đẻ của quản trị hiện đại Peter Drucker đã nói “Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp cho rằng lợi nhuận là quan trọng nhất đối với mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, lợi nhuận chỉ ở vị trí thứ hai. Dòng tiền là quan trọng nhất”. Dòng tiền là dòng máu của tất cả các doanh nghiệp. Cũng như máu trên cơ thể của bạn. Nếu bạn mất hết máu, bạn sẽ chết. Điều này cũng tương tự trong kinh doanh: không có tiền mặt và doanh nghiệp cuối cùng sẽ thất bại [1]. Tiền là cơ sở để một tổ chức doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động dựa trên việc mua sắm các trang thiết bị máy móc và các chi phí liên quan khác. Chính vì vậy, việc chi tiền một cách hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp biết rõ tình hình kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp mình. Vì sự cần thiết trên, tác giả đã chọn đề tài “Kế toán tiền mặt tại công ty TNHH Techno Coatings Industry” để làm báo cáo tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu chung của đề tài này là nghiên cứu công tác kế toán tiền mặt tại công ty TNHH Techno Coatings Industry. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu khái quát về Công ty TNHH Techno Coatings Industry. - Phân tích thực trạng công tác kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH Techno 1
- Coatings Industry. - Phân tích biến động của khoản mục tiền mặt và tình hình tài chính nói chung tại công ty TNHH Techno Coatings Industry. - Từ đó rút ra nhận xét và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền mặt và tình hình tài chính tại công ty TNHH Techno Coatings Industry. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Từ các mục tiêu nghiên cứu cụ thể, tác giả xây dựng câu hỏi nghiên cứu [Q1] Thông tin khái chung về công ty TNHH Techno Coatings Industry là gì? [Q2] Thực trạng công tác kế toán tiền mặt tại công ty TNHH Techno Coatings Industry như thế nào? [Q3] Biến động của khoản mục tiền mặt và tình hình tài chính nói chung tại công ty TNHH Techno Coatings Industry như thế nào? [Q4] Các nhận xét và giải pháp nào nhằm hoàn thiện công tác kế toán và tình hình tài chính nói chung tại công ty TNHH Techno Coatings Industry? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Từ các mục tiêu nghiên cứu trên, đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là công tác kế toán tiền mặt tại công ty TNHH Techno Coatings Industry. Trong báo cáo này, tác giả quy ước từ “Công ty” nghĩa là “công ty TNHH Techno Coatings Industry”. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: đề tài nghiên cứu tại công ty TNHH Techno Coatings Industry. - Thời gian: + Thông tin chung về công ty TNHH Techno Coatings Industry trong niên độ kế toán năm 2020, từ ngày bắt đầu 01/01/2020 đến thời điểm báo cáo. + Thông tin thực trạng công tác kế toán tiền mặt vào năm 2019. + Dữ liệu thứ cấp về báo cáo tài chính năm của công ty TNHH Techno Coatings Industry được thu thập qua các năm 2017, 2018, 2019. 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Đề tài này vận dụng một số phương pháp sau: 2
- - Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu của công ty để thu thập thông tin khái quát về công ty. Đây là tài liệu được tổng quát từ nhiều nguồn khác nhau của công ty TNHH Techno Coatings Industry nhưng không có thông tin chính xác về quy trình sản xuất kinh doanh nên tác giả cần bổ sung phương pháp quan sát nhằm tổng hợp các bước minh họa cho quy trình sản xuất. Từ đó, tác giả trả lời cho câu hỏi [Q1]. - Từ nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được liên quan đến các chứng từ như phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn GTGT, giấy đề nghị thanh toán,... và các sổ như sổ cái tài khoản 1111, sổ nhật ký chung, sổ quỹ tiền mặt, tác giả tiếp tục phân tích bằng cách mô tả kết hợp diễn giải nhằm phân tích thực trạng công tác kế toán tiền mặt tại công TNHH Techno Coatings Industry và trả lời câu hỏi [Q2]. - Tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp so sánh để phân tích báo cáo tài chính, từ đó trả lời cho câu hỏi [Q3]. Đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở. Tài liệu sử dụng chính cho phần phân tích này là báo cáo tài chính công ty TNHH Techno Coatings Industry ở các thời kỳ 2017, 2018, 2019, chủ yếu phân tích thông tin tài chính trên Bảng cân đối kế toán (Phụ lục 08) và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Phụ lục 10). Trong phần này, tác giả chọn phân tích theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 có kỳ gốc là năm 2017, kỳ phân tích là năm 2018 Giai đoạn 2 có kỳ gốc là năm 2018, kỳ phân tích là năm 2019 Ngoài ra, trong quá trình phân tích, tác giải còn xem xét đến các báo cáo tài chính khác như (Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Phụ lục 09), và các chính sách, nguyên tắc, chuẩn mực và chính sách kế toán của công ty khi tiến hành lập báo cáo tài chính. - Cuối cùng, tác giả thực hiện so sánh lý luận và thực tiễn, từ đó rút ra các phát hiện chủ yếu nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu [Q4]. 4.2. Nguồn dữ liệu - Dữ liệu thứ cấp của đề tài được thu thập từ nguồn thông tin của công ty TNHH Techno Coatings Industry, cụ thể Tài liệu tổ chức, chính sách: cơ cấu tổ chức công ty, quy trình sản xuất sơn. 3
- Tài liệu tổng hợp: Báo cáo tài chính năm 2018 [5], báo cáo tài chính năm 2019 [6] đã được công bố. Tài liệu giao dịch: Phiếu thu, phiếu chi, hoá đơn được kết xuất từ cơ sở dữ liệu máy tính được lưu trữ trên phần mềm tại Phòng tài chính – kế toán. Tài liệu lưu: Sổ cái tài khoản 1111, sổ nhật ký chung, sổ quỹ tiền mặt được kết xuất từ cơ sở dữ liệu máy tính được lưu trữ trên phần mềm. - Dữ liệu sơ cấp + Kết quả từ quan sát quá trình thu chi tại công ty TNHH Techno Coatings Industry. + Phương pháp nghiên cứu thu thập và phân tích số liệu dựa theo những tài liệu thứ cấp và đối chiếu thực tế phát sinh tại công ty TNHH Techno Coatings Industry. 5. Ý nghĩa của đề tài Đề tài thực trạng kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH Techno Coatings Industry đóng góp về mặt lý luận và đóng góp về mặt thực tiễn. Đối với đóng góp về mặt lý luận, kết quả của nghiên cứu này có thể kế thừa và mở rộng thêm không gian nghiên cứu. Đồng thời có thể sử dụng là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu về đề tài kế toán tiền mặt tại công ty TNHH Techno Coatings Industry này. Đóng góp về mặt thực tiễn làm đề tài có những hàm ý nhằm cải thiện cho môi trường tổ chức và từ đó ở cấp độ quản lý doanh nghiệp có thể vận dụng trong chính sách quản trị công ty. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo này gồm có 3 chương, cụ thể như sau Chương 1: Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Techno Coatings Industry Chương 2: Thực trạng kế toán tiền mặt của công ty TNHH Techno Coatings Industry Chương 3: Nhận xét – Giải pháp 4
- CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TECHNO COATINGS INDUSTRY 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của techno coatings industry 1.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty TNHH Techno Coatings Industry Thông tin công ty Tên công ty: CÔNG TY TNHH TECHNO COATINGS INDUSTRY Quy mô công ty: Từ 25 - 99 nhân viên Mã ngành: C2022 (Sản xuất sơn, véc ni và các chất sơn, quét tương tự; sản xuất mực in và ma tít) Địa chỉ: Số 12VSIP II - A, đường Hòa Bình, khu công nghiệp VSIP II - A, xã Vĩnh Tân,thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Công ty TNHH T&I (tên viết tắt) - Tên tiếng Anh: Techno-Coating Industrial Co. Ltd là một công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trong đó cổ đông chính là người Malaysia, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sơn gỗ nội thất các loại. Công ty có môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp với đội ngũ lãnh đạo - chuyên gia người nước ngoài cùng với đội ngũ nhân sự trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Với môi trường làm việc theo phong cách Phương Tây cùng với chế độ lương thưởng phúc lợi tốt, đề cao năng lực cá nhân, tinh thần làm việc tập thể, đội nhóm, Techno-Coating mang đến cho ứng viên cơ hội có được công việc với mức lương xứng đáng cùng cơ hội học hỏi nâng cao kinh nghiệm và phát triển sự nghiệp. Hình thức sở hữu vốn Đến thời điểm báo cáo, Công ty TNHH Techno Coatings Industry là công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập chính thức vào năm 2014. Hiện tại, đối tượng đang hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư số 461022000862 và Đăng ký kinh doanh số 3702307703 (cùng mã số thuế) với vốn điều lệ là 500.000 USD. Ông Wong Kee Leong là đại diện pháp lý. Hoạt động chính 5
- - Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất công nghiệp - Ngành nghề kinh doanh: sản xuất sơn, bôn bán sơn, háo chất, các chất tẩy rửa, chất phủ bề mặt kim loại,.. 1.1.2. Đặc điểm, quy trình sản xuất kinh doanh Quy trình sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt việc cân đo đong đếm tuyệt đối chính xác các loại nguyên liệu theo lệnh sản xuất. Thực hiện đúng quy trình theo 4 giai đoạn: ủ muối, nghiền sơn, pha sơn, đóng gói thành phẩm. Chất tạo màng, bột màu, chất phụ gia, dung môi Điện Chuẩn bị và Bụi nguyên liệu muối bột Dung môi: vệ sinh và bốc hơi Nước làm lạnh thiết bị Nước làm mát thiết Nghiền sơn Dung môi: vệ sinh và bốc bị điện hơi Dung môi, phụ gia Pha sơn Dung môi vệ sinh thiết bị Chất tạo màng, điện Dung môi bóc hơi Dung môi vệ sinh thiết bị Bao bì kim loại, bao Đóng thùng Dung môi bóc hơi bì giấu, nhãn mác Vỏ thùng, nhãn mác hỏng Sản phẩm Sơ đồ 1.1 Sơ đồ quy trình sản xuất sơn tại công ty TNHH Techno Coatings Industry Nguồn: Phòng kế hoạch - kĩ thuật (2020)[2] Chu trình sản xuất thông thường của Công ty là 12 tháng. Mô tả quy trình như sau: Ở giai đoạn đầu tiên, là quá trình ủ muối, các nguyên liệu gồm bột màu (oxit kim loại như oxit titan, thiếc, chì…) , bột độn (CaCO3, silica, đất sét...), phụ gia (chất phân tán, chất hoạt động bề mặt, chất tạo bọt...), một phần chất tạo màng là nhựa latex (vinyl-acrylic, styreneacrylic) và dung môi hữu cơ (nước sạch) được đưa vào 6
- thùng muối ủ và khuấy dưới tốc độ thấp. Các nguyên liệu này được muối ủ trong thời gian vài giờ để đủ độ thấm ướt chất tạo màng và dung môi, tạo thành dạng hỗn hợp nhão (paste) cho công đoạn nghiền tiếp theo. Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn nghiền sơn. Đây là công đoạn chính trong quy trình sản xuất sơn nước. Hỗn hợp nhão các nguyên liệu (paste) sơn đã được muối ủ ở trên được chuyển vào thiết bị nghiền sơn. Quá trình nghiền sơn tạo thành dung dịch dạng chất lỏng mịn, nhuyễn. Hiện tại các dây chuyền sản xuất sơn có các loại máy nghiền hạt ngọc loại ngang hoặc loại đứng. Tuỳ theo yêu cầu về độ nhớt của paste và chủng loại sơn, các công ty sơn sẽ sử dụng máy nghiền ngang hoặc đứng phù hợp. Đối với các loại sơn cao cấp như sơn ô tô, xe máy thì quá trình nghiền này yêu cầu thiết bị loại bi nghiền và đĩa khuấy tốt để đạt được yêu cầu cao về độ mịn của sơn. Thời gian nghiền có thể kéo dài phụ thuộc vào loại bột màu, bột độn và yêu cầu về độ mịn của sơn. Trong giai đoạn này, thiết bị nghiền sử dụng nhiều nước làm lạnh thiết bị để đảm bảo paste trong quá trình nghiền không bị nóng lên nhiều nhằm khống chế lượng dung môi bị bay hơi ở nhiệt độ cao và tác động xấu đến các thành phần paste nghiền. Nước trước khi đưa vào máy nghiền phải được làm lạnh xuống 5 – 7oC. Giai đoạn tiếp theo là bước pha sơn. Hỗn hợp Paste sơn sau khi đã được nghiền đến độ mịn theo yêu cầu sẽ chuyển sang công đoạn pha sơn. Công đoạn này tạo thành sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất sơn. Paste thành phẩm được chuyển sang bể pha, có thể vài lô hỗn hợp paste thành phẩm được đưa vào 1 bể pha chung. Bể pha có 1 máy khuấy liên tục trong quá trình pha sơn. Tại đây paste sơn đã đạt độ mịn được bổ xung thêm đủ lượng chất tạo màng, dung môi, các phụ gia cần thiết. Khi đã đạt độ đồng nhất thì cũng là lúc sản phẩm hoàn tất và được chuyển sang công đoạn đóng thùng. Cuối cùng là bước đóng gói thành phẩm. Công đoạn này có thể là dây chuyền đóng thùng tự động hoặc đóng thùng thủ công. Bao bì đựng sơn nước thường là bao bì nhựa hoặc kim loại tùy vào sản phẩm sơn mà công ty sơn phát hành. Sản phẩm hoàn thành sẽ được luân chuyển vào kho chứa. Quá trình nhập kho được tiến hành chặt chẽ theo từng lô hàng. 7
- 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty công ty TNHH Techno Coatings Industry 1.2.1. Hình thức tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH Techno Coatings Industry có tổ chức quản lý theo mô hình hoạt động sau: Ban Giám đốc Giám đốc Hành Giám đốc Tài Giám đốc Kĩ thuật chính nhân sự chính Phòng tổ chức Phòng tài chính – Phòng kế hoạch – hành chính kế toán kĩ thuật Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty Techno Coatings Industry Nguồn: Phòng tổ chức hành chính (2020)[3] Tính đến ngày 20/09/2020, Công ty có 03 phòng ban với chức năng và nhiệm vụ được quy định cụ thể Ban Giám đốc: gồm Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc, có nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm về hoạt động SXKD của công ty, trong đó: – Tổng giám đốc: điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, ủy thác công việc giữa các phòng ban. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. – Phó giám đốc: nắm giữ vai trò quan trọng giúp giám đốc thực hiện điều hành công ty. Phó Giám đốc cũng có quyền thay thế Tổng giám đốc đưa ra quyết định quan trọng nếu Tổng giám đốc vắng mặt. Ngoài Ban giám đốc, Công ty còn có các Giám đốc chịu trách nhiệm cho từng phòng ban như sau: - Giám đốc hành chính nhân sự: giám sát và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của phòng tổ chức hành chính, đưa ra chỉ đạo và hướng dẫn cho các 8
- hoạt động về nhân sự bằng cách giám sát việc quản trị, thu hút nhân tài, đào tạo và phát triển nghề nghiệp. - Giám đốc tài chính: chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của phòng tài chính – kế toán. Giám đốc tài chính nghiên cứu, phân tích, triển khai và xử lý các vấn đề gặp phải đối với các mối quan hệ về tài chính trong công ty.Từ đó xây dựng các kế hoạch về tài chính, tiến hành khai thác và sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn. Đưa ra các cảnh báo đối với các mối nguy hại với công ty thông qua nghiệp vụ phân tích tài chính. - Giám đốc kĩ thuật: sẽ chịu trách nhiệm lên kế hoạch cải tiến kỹ thuật của phòng kế hoạch – kĩ thuật, triển khai thực hiện, giám sát mọi khía cạnh liên quan đến kỹ thuật trong toàn bộ hệ thống, phân công trách nhiệm cụ thế đến từng bộ phận chuyên môn. Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ quản lý cán bộ, tổ chức biên chế lao động trong Công ty, lập bảng lương, khen thưởng, nhận xét, đánh giá cán bộ hằng năm, nâng lương, nâng bậc và thực hiện chính sách chế độ có liên quan đến người lao động, bổ nhiệm cán bộ, kiểm tra mọi hoạt động của đơn vị. Tham mưu cho ban Giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý, lao động, tiền lương, sắp xếp tổ chức sản xuất, tiếp cận và bố trí cán bộ công nhân viên, quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, báo cáo thống kê nghiệp vụ, công tác bảo vệ nội bộ, thực hiện chế độ Chính sách Nhà nước đối với người lao động, công tác thi đua khen thưởng trong toàn Công ty. Phòng tài chính – kế toán: chuyên cập nhật mọi hoạt động kinh tế phát sinh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm về mọi kết quả trước ban Giám đốc và chịu sự giám sát của Giám đốc tài chính. Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến phòng ban này đều phải thông qua Giám đốc tài chính. Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty theo từng quý, năm. Kiểm tra, kiểm soát việc thu – chi, thanh toán các khoản nợ, theo dõi tình hình công nợ của khách hàng. Phản ánh tình hình tài chính trong công ty, đánh giá hiệu quả qua SXKD của công ty. Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý tài chính, công tác hoạch toán kế toán trong công ty theo đúng chuẩn mực kế toán, quy chế tài chính và pháp luật của Nhà nước. 9
- Phòng kế hoạch - kĩ thuật: chuyên trách về việc giám sát sản xuất và kinh doanh. Tham mưu cho ban Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch SXKD ngắn và dài hạn. Chủ trỉ và phối hợp với các phòng ban để soạn thảo, triển khai các hợp đồng kinh tế, đôn đốc, kiểm tra trong quá trình thực hiện và thanh lý hợp đồng kinh tế. 1.2.2. Mối quan hệ giữa các phòng ban Phòng tổ chức hành chính: quản lý nhân sự chính là quản trị con người, bao gồm: tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, đãi ngộ, đánh giá, khen thưởng – kỷ luật. Từ những định hướng đó, bộ phận nhân sự sẽ có những kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nhân sự phù hợp với từng vị trí trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đạt được kế hoạch đã đề ra. Bên cạnh đó, quản lý nhân sự là một trong những bộ phận có ảnh hưởng lớn nhất trong việc tạo ra giá trị văn hóa doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy năng suất cũng như hiệu quả lao động của các cá nhân trong bộ phận nhân sự nói riêng và nhân viên toàn doanh nghiệp nói chung, tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban trong doanh nghiệp. Phòng tài chính – kế toán: đây là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào, là bộ phận quản lý các hoạt động liên quan đến vấn đề tiền bạc, thu – chi. Bất kỳ một hoạt động nào của các phòng ban khác trong doanh nghiệp đều gắn liền với hoạt động của bộ phận tài chính kế toán, bởi lẽ đây sẽ là bộ phận quyết định tính khả thi, hiệu quả của những kế hoạch, chiến lược mà các phòng ban khác đưa ra. Phòng kế hoạch – kĩ thuật: lên kế hoạch trong quá trình sản xuất và liên kết, phối hợp với phòng tài chính - kế toán của công ty để xây dựng nhu cầu và kế hoạch vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.Các phòng ban này tạo thành một mắt xích không thể thiếu để vận hành doanh nghiệp thành một thể thống nhất. 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Techno Coatings Industry 1.3.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán 10
- Phòng tài chính - kế toán của công ty gồm 5 nhân viên với tỷ lệ giới tính 100% là nữ đều ở độ tuổi dưới 40 tuổi và có trình độ chuyên môn đạt cao đẳng, đại học với thâm niên trong khoảng từ 3 đến 8 năm. Tuy nhiên nữ hoàn toàn 100% không phải là bất lợi mà là đặc thù của nghề nghiệp. Nhân sự được phân nhiệm theo sơ đồ bộ máy kế toán như sau Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp Kế toán tài sản cố Kế toán thanh Kế toán bán Thủ quỹ định, kho, tiền lương toán hàng Sơ đồ 1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Techno Coatings Industry Nguồn: Phòng tài chính – kế toán (2020) [4] 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ mối quan hệ giữa các bộ phận Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong Công ty. Giúp Giám đốc công ty chấp hành các chính sách chế độ về quản lý và sử dụng tài sản, chấp hành kỷ luật và chế độ lao động, tiền lương, tín dụng và các chính sách tài chính. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc, cấp trên và Nhà nước về các thông tin kế toán. Tập hợp chi phí tính giá thành kết chuyển lãi lỗ, kiểm tra báo cáo tài chính, kiểm tra sổ sách, đôn đốc việc lập báo cáo, xử lý các bút toán chưa đúng. Dựa vào các báo cáo của các phần hành khác, kế toán tiến hành tổng hợp, phân tích nhập số liệu. Lấy báo cáo từ phần mềm tiến hành phân tích báo cáo. Kế toán TSCĐ, kho, tiền lương: hàng tháng tiến hành trích khấu hao TSCĐ theo quy định của Nhà nước, chịu trách nhiệm phản ánh số hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có: phản ánh kịp thời hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng. Hạch toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản khấu trừ vào lương và các khoản thu nhập khác. Theo dõi tài khoản 156, tổng hợp tất cả các mặt hàng trong kho. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần Ngọc Anh
92 p | 1326 | 510
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty TNHH Kiến trúc Việt Nhật
60 p | 1395 | 507
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán thanh toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Đồng Tâm
60 p | 1013 | 349
-
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: " KẾ TOÁN PHẢI THU KHÁCH HÀNG, PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN "
45 p | 2144 | 337
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
63 p | 798 | 299
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở Công ty TNHH Trung Tuấn
71 p | 739 | 270
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp xây dựng Binh đoàn 11
67 p | 625 | 263
-
Báo cáo tốt nghiệp: Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Công ty Viễn thông Hà Nội
68 p | 740 | 251
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí và sửa chữa công trình cầu đường bộ II
65 p | 536 | 200
-
Báo cáo tốt nghiệp: "Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thương mại và Du lịch Hồng Trà"
44 p | 439 | 193
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty may Chiến Thắng
85 p | 463 | 173
-
Báo cáo Tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Bảo hiểm PJICO, Chi nhánh Sóc Trăng
56 p | 1224 | 167
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Khoáng sản và công nghiệp Đại Trường Phát
70 p | 684 | 157
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh công ty điện lực Củ Chi
51 p | 454 | 131
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Tư vấn Và Đầu Tư Xây Dựng Tiến Quân
62 p | 458 | 85
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán nguyên vật liệu Công ty công trình đường thuỷ
49 p | 385 | 80
-
Báo cáo tốt nghiệp: "Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty Cao Su Đà Nẵng"
54 p | 241 | 59
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp X18
62 p | 153 | 47
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn