Báo cáo tốt nghiệp: “Tăng cường huy động vốn tại NHTMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long”
lượt xem 79
download
Trong xu thế hội nhập phát triển và cạnh tranh toàn cầu hiện nay, đi đôi với sự phát triển cũng đồng nghĩa với việc loại bỏ những cá thể yếu, không có khả năng cạnh tranh đứng vững trên thị trường. Vậy để trở thành một cá thể mạnh, có khả năng phát triển bền vững trên thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn cố gắng nỗ lực xây dựng một doanh nghiệp với quy mô và trình độ quản lý tốt đạt hiệu quả kinh doanh. Ngân hàng cũng là một nghành không nằm ngoài quy luật...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: “Tăng cường huy động vốn tại NHTMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long”
- Báo cáo tốt nghiệp “Tăng cường huy động vốn tại NHTMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long”
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1 .1. Tổng quan về NHTM. ......................................................................................... 9 1.1.1. Khái quát về NHTM ..................................................................................... 9 1.1.1.1. Khái niệm về NHTM. .............................................................................. 9 1.1.1.2. Các chức năng của của ngân hàng. ..................................................... 10 1.1.1.3. Các hoạt động chủ yếu của NHTM. ..................................................... 12 1.1.2. Nguồn vốn của NHTM................................................................................ 17 1.1.2.1.Vốn chủ sở hữu: ..................................................................................... 17 1.1.2.2. Nguồn vốn huy động. ............................................................................ 18 1.1.2.3. Ng uồn đi vay. ......................................................................................... 19 1.1.3. Các hình thức huy động vốn. ..................................................................... 21 1.1.3.1. Huy động vốn thông qua tiền gửi thanh toán. ..................................... 21 1.1.3.2. Huy động vốn thông qua tiền gửi có kì hạn. ........................................ 21 1.1.3.3. Huy động thông qua tiền gửi tiết kiệm. ................................................ 22 1.1.4. Sự cần thiết của việc huy động vốn. .......................................................... 22 1 .2. Tăng cường huy động vốn tại NHTM.............................................................. 24 1.2.1. Quan niệm v ề tăng cường huy động vốn. ................................................. 24 1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh tăng cường huy động vốn. .................................... 25 1.2.2.1. Quy mô, cơ cấu nguồn huy động và tốc độ tăng trưởng. .................... 25 1.2.2.2. Nguồn vốn có chi phí hợp lý. ................................................................ 26 1.2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn. .......................... 27 1 .3. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn. .................................. 29 1.3.1. Những nhân tố khách quan. ....................................................................... 29 1.3.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội. .................................................................... 29 1.3.1.2. Môi trường pháp lý và các chính sách kinh tế vĩ mô. .......................... 29 1.3.2. Những nhân tố chủ quan. ........................................................................... 30 1.3.2.1. Chính sách lãi suất. ............................................................................... 30 1.3.2.2. Các hình thức huy động vốn do ngân hàng cung cấp. ........................ 31 1.3.2.3. Công nghệ ngân hàng. .......................................................................... 31
- 1.3.2.4. Marketing ngân hàng. ........................................................................... 32 1.3.2.5. Công tác tổ chức và trình độ nhân lực. ................................................ 32 1.3.2.6. Mạng lưới chi nhánh. ........................................................................... 33 Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NHTMCPCTVN–CN Nam Thăng Long. ........................................................................................................................................ 34 2 .1. Tổng quan về NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long............................... 34 2.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh. .................................................... 35 2.1.2. Sơ lược về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. ................... 37 2.1.2.1. Các hoạt động dịch vụ:.......................................................................... 37 2.1.2.2. Các hoạt động kinh doanh cơ bản của NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long. ....................................................................................................... 38 2.1.2.3. Nhận xét chung. .................................................................................... 41 2 .2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long ........................................................................................................................... 41 2.2.1. Các hình thức huy động vốn của NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long .41 2.2.1.1. Huy động vốn thông qua tiền gửi thanh toán. ..................................... 42 2.2.1.2. Huy động vốn thông qua tiền gửi có kỳ hạn. ....................................... 43 2.2.1.3. Huy động vốn thông qua tiền gửi tiết kiệm. ........................................ 43 2.2.1.4. Huy động vốn thông qua phát hành các giấy tờ có giá. ...................... 43 2.2.2. Kết quả hoạt động huy động vốn giai đoạn 2007 - 2009......................... 43 2.2.2.1. Thực trạng hoạt động vốn theo quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng. . .............................................................................................................. 44 2.2.2.2. Chi phí huy động vốn của NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long. 53 2.2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động so với việc sử dụng vốn.......................... 58 2.3. Đánh giá hoạt động huy động vốn tại NHTMCPCTVN–CN Nam Thăng Long.... ....................................................................................................................................... 61 2.3.1. Những kết quả đã đạt được........................................................................ 61 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. ............................................................... 63 2.3.2.1. Những mặt hạn chế trong hoạt động huy động vốn. ........................... 63 2.3.2.2. Nguyên nhân. ........................................................................................ 64
- Chương 3: Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long. ................................................................ 68 3 .1. Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn tại chi nhánh. ................... 68 3.1.1. Định hướng kinh doanh của chi nhánh năm 2010. .................................. 68 3.1.2. Định hướng tăng cường vốn cho NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long. ................................................................................................................... 69 3 .2. Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh. ................ 70 3.2.1. Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý.......................................................... 71 3.2.2. Đa dạng hóa các hình thức dịch vụ huy động vốn. .................................. 72 2.2.3. Hoàn thiện công nghệ ngân hàng. ............................................................. 73 3.2.4. Nâng cao chất lượng marketing ngân hàng.............................................. 74 3.2.5. Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ ngân hàng. .............................................................................................................. 75 3.2.6. Mở rộng mạng lưới chi nhánh. .................................................................. 76 3 .3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường huy động vốn tại CN NTL. ................... 76 3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà Nước và Chính phủ. ........................... 76 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. ....................................... 78 3.3.3 Kiến nghị đối với NHTMCPCTVN. ........................................................... 79 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 81
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHTM : Ngân hàng thương mại. NHNN : Ngân hàng nhà nước. NHTMCPCTVN : Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam. NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần. NHCT : Ngân hàng công thương. CN : Chi nhánh.
- DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Lượng huy động vốn qua các năm từ 2007-2009 ................................ ... 39 Bảng 2.2: Dư nợ cho vay nền kinh tế từ năm 2007-2009 ....................................... 40 Bảng 2.3: Thực trạng huy động vốn trong 3 năm (2007 – 2009) ............................ 44 Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng vốn của NHTMCPCTVN CN Nam Thăng Long..... 46 Bảng 2.5: Lãi su ất huy động vốn theo VNĐ và ngo ại tệ cuối các năm. .................. 54 Bảng 2.6: Biểu lãi su ất huy động vốn VNĐ. .......................................................... 55 Bảng 2.7: Biểu lãi su ất tiết kiệm bậc thang theo số dư tiền gửi (VND) .................. 56 Bảng 2.8: Biểu lãi su ất tiết kiệm bậc thang theo số dư tiền gửi (USD) ................... 57 Bảng 2.9: Kết quả tài chính giai đoạn 2007 – 2009. ................................ ............... 57 Bảng 2.9: Tình hình huy động và cho vay từ 2007 – 2009. .................................... 59 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 : Tình hình huy đ ộng vốn qua các năm ................................ ............... 45 Biểu đồ 2.2 : Tốc độ tăng trưởng huy động vốn qua các năm................................. 46 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo nội tệ, ngoại tệ 2007 -2009 ............. 47 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng huy động 2007-2009. .... 49 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kì hạn huy động 2007-2009. .......... 51 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy NHT ..................................................................... 34 Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy NHTMCPCTVN Chi nhánh Nam Thăng Long. .... 36
- LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập phát triển và cạnh tranh to àn cầu hiện nay, đi đôi với sự phát triển cũng đồng nghĩa với việc loại bỏ những cá thể yếu, không có khả năng cạnh tranh đứng vững trên th ị trường. Vậy để trở thành một cá thể mạnh, có khả n ăng phát triển bền vững trên thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn cố gắng nỗ lực xây dựng một doanh nghiệp với quy mô và trình độ quản lý tốt đạt hiệu quả kinh doanh. Ngân hàng cũng là một nghành không nằm ngoài quy luật đó đặc biệt là các NHTM với việc kinh doanh mang tính đặc thù là kinh doanh tiền tệ. Như vậy để phát triển và kinh doanh tốt đòi hỏi ngân hàng luôn ph ải đảm bảo khối lượng tiền tệ cho việc kinh doanh được thuận lợi. Trong th ời kì hiện nay, khi cơn khủng hoảng tài chính (xu ất phát từ Mỹ và ảnh hưởng tới to àn cầu) vừa đi qua đã đ ể lại cho nền kinh tế những tác động xấu ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Không chỉ các doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh mà ngay cả các NHTM mạch máu của nền kinh tế cũng bị tác động ảnh hưởng lớn. Do đó việc kinh doanh của các NHTM cũng gặp không ít khó khăn khi khối lượng tín dụng th ì lớn mà nguồn vốn ngân hàng có thể huy động chưa thực sự đ áp ứng được nhu cầu tín dụng của nền kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn duy trì phổ biến thói quen dùng tiền mặt cho th ấy được Việt Nam vẫn còn là tiềm năng cho sự phát triển của các ngân hàng, tuy nhiên các ngân hàng luôn luôn lâm vào tình trạng thiếu vốn kinh doanh có thể thấy được tầm quan trọng của vấn đề vốn. Đặc biệt NHTMCP Công Thương Việt Nam cũng là một đơn vị luôn luôn muốn tăng cường nguồn vốn huy động để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh cũng như hoàn thành mục tiêu kế hoạch thu hút vốn đư ợc giao. Chính vì lý do đó mà em đã chọn đề tài: “Tăng cường huy động vốn tại NHTMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long” cho chuyên đ ề thực tập cuối khóa của mình nh ằm tìm hiểu sâu sắc hơn về vấn đề huy động vốn cũng như tăng cường huy động vốn của các NHTM nói riêng và NHTMCPCTVN –
- CN Nam Thăng Long đồng thời đóng góp một phần nhỏ về cái nh ìn trực quan về công tác huy động vốn cho chi nhánh. Kết cấu đề tài gồm 3 phần: Chương 1: Lý luận cơ bản về công tác huy động vốn của NHTM Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NHTMCPCTVN–CN Nam Thăng Long. Chương 3: Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long.
- Chương 1: Lý luận cơ bản về công tác huy động vốn của NHTM 1 .1 Tổng quan về NHTM. 1 .1.1. K hái quát về NHTM 1 .1.1.1. Khái niệm về NHTM. Có thể nói ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của n ền kinh tế. Nó như một lẽ tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển của một xã hội. Ngân h àng được hình thành và phát triển cùng với sự tiến bộ xã hội nói chung và sự phát triển của nền kinh tế nói riêng. Ngân hàng đầu tiên được th ành lập n ăm 1782 với những hoạt động sơ khai, nhưng cùng với sự phát triển của xã hội đến n ay ngân hàng đã trở thành một hệ thống tài chính lớn và được coi như huyết mạch của nền kinh tế. Có thể có rất nhiều những quan niệm khác nhau về ngân hàng nhưng có th ế hiểu ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một dịch vụ tài chính đ a dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và d ịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nh ất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Có rất nhiều cách tổ chức và quản lý hệ thống ngân hàng, tùy thuộc vào trình độ quản lý cũng như sự tiến bộ của từng xã hội. Ở Việt Nam th ì hệ thống ngân hàng được chia làm hai cấp. Bao gồm cấp 1 là Ngân hàng nhà nước và cấp 2 là các ngân h àng thương mại. Ngân h àng nhà nước đóng vai trò nh ư là ngân hàng của các ngân h àng thương mại. Còn hệ thống các NHTM bao gồm các NHTM Quốc doanh, NHTM cổ phần, ngân h àng tư nhân, với chức năng chính là trung gian tài chính và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Có thể hiểu khái quát về ngân hàng thương m ại thông qua một số khái niệm về ngân h àng thương mại sau: Tại Mỹ : Ngân h àng thương mại là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính và hoạt động trong nghành công nghiệp dịch vụ tài chính.
- Tại Pháp: ngân hàng thương m ại là những doanh n ghiệp hay cơ sở n ào thường xuyên nhận của công chúng dưới h ình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính. Ở Việt Nam hiện nay theo lu ật tổ chức tín dụng 12/12/1997 thì : “Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ ch ức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động n gân hàng và các hoạt động khác có liên quan”. (Trong đó : tổ chức tín dụng là lo ại h ình doanh nghiệp được thành lập theo luật này và các quy định khác của pháp luật liên quan đ ể hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân h àng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán). Như vậy thì ngân hàng thương m ại theo quan niệm trên chỉ ra một cách rất chung chung về ngân h àng thương mại nhưng chúng ta có thể hiểu rằng ngân hàng thương m ại là một tổ chức tín dụng nhưng nó được thực hiện thêm các nghiệp vụ mà một tổ chức tín dụng không được thực hiện. 1 .1.1.2. Các chức năng của của ngân hàng. Trung gian tài chính. Ngân hàng hoạt động chủ yếu là chuyển tiền tiết kiệm thành đầu tư, do đó đòi hỏi phải có sự tiếp xúc với các tổ chức hay cá nhân trong nền kinh tế, những cá nhân, tổ chức kinh tế có thể thừa vốn, họ không biết kinh doanh hay đầu tư vào đâu và cả những cá nhân hay tổ chức kinh tế họ đang có nhu cầu đầu tư hay kinh doanh vào đâu đó nhưng lại không có vốn. Vậy làm sao để cả các chủ thể thiếu vốn và các chủ thể thừa vốn gặp nhau. Đây là một vấn đề lớn bởi chủ thể thừa vốn và thiếu vốn có th ể gặp nhau nhưng họ lại không thể đáp ứng tuyệt đối nhu cầu của nhau bởi tính quy mô, không gian và thời gian, tính an to àn và tính sinh lời hợp lý,….Vì vậy ngân h àng ra đ ời đóng vai trò là trung gian đáp ứng được nhu cầu cho các b ên, bên chủ th ể thừa vốn thì có th ể đáp ứng nhu cầu về mức sinh lời do cách quản lý khoa học của ngân hàng sẽ làm giảm chi phí phát sinh nghiệp vụ, cũng nh ư cam kết về tính an toàn của số vốn m à chủ thể đã bỏ ra để đảm bảo yêu cầu, trong khi đó thì các chủ th ể thiếu vốn có thể tìm thấy nguồn vốn của m ình đảm bảo về tính quy mô, tính sinh
- lời của nguồn vốn. Do quản lý mang tính khoa học và chuyên môn hóa mà những trung gian tài chính đã đáp ứng được nhu cầu cho chủ thể thừa vốn và chủ thể thiếu vốn về mặt sinh lời của đồng vốn đã kích thích tiết kiệm và đầu tư, trung gian tài chính đã tập hợp được vốn giải quyết được mâu thuẫn của tín dụng trực tiếp. Với vai trò là trung gian tài chính ngoài ra ngân hàng còn khỏa lấp được lỗ hổng do sự không hoàn hảo của thị trường tài chính gây ra, khi các ngân hàng đứng ra b ảo lãnh cho các công ty cổ phần phát hành chứng khoán. Làm nhiệm vụ đưa chứng khoán ra công chúng đầu tư với những thông tin cần thiết, tạo được sự tin tưởng cho nhà đầu tư. Ngoài ra ngân hàng còn là một tổ chức kinh doanh rủi ro, trong khi ngân hàng nhận tiền gửi của khách h àng với một sự đảm bảo an to àn về số vốn mà họ có thể nhận được trong tương lai nhưng ngân hàng lại đem cho vay với rủi ro khá cao để nhận lại được tiền lãi trong tương lai và đem lại lợi nhu ận cho ngân hàng, bằng những nghiệp vụ chuyên môn hóa và được đào tạo b ài b ản, ngân hàng tìm kiếm khách hàng phù h ợp với m ình sao cho đ áp ứng được các điều kiện về rủi ro có thể thu hồi vốn. Điều đó cũng chính là yếu tố làm cho ngân hàng ngày càng hoàn thiện h ơn và phát triển ngày càng rộng rãi hơn với chức năng thẩm định thông tin . Tạo phương tiện thanh toán. Nhờ đặc trưng đi vay và cho vay của ngân h àng mà ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán.Trong điều kiện phát triển thanh toán qua ngân hàng như h iện nay khách hàng hiểu rằng nếu họ có số dư trên tài khoản thanh toán thì họ có th ể chi trả để có được món h àng hóa ho ặc dịch vụ theo yêu cầu. Do đó hiện nay d ịch vụ thanh toán qua ngân hàng với rất nhiều ưu điểm đang ngày càng phát triển và trở nên phổ biến h ơn. Theo quan điểm hiện đại th ì đại lượng tiền tệ bao gồm nhiều bộ phận. Thứ nhất đó là lượng tiền giấy, tiền xu trong lưu thông, thứ hai là số dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch của khách hàng, và thứ ba là số dư tiền gửi trên tài khoản tiết kiệm hoặc tài khoản tiền gửi có kì hạn của khách hàng,… Trong khi đó nhu cầu thanh toán của khách hàng khá lớn do đó khách hàng cần phải đi vay
- n gân hàng. Khi ngân hàng cho vay thì số dư trên tài khoản thanh toán của khách h àng tăng lên. Do đó mà bằng việc cho vay hay nói cách khác là tạo tín dụng m à n gân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán. Th ậm chí toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo phương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân h àng này đ ến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay. Khi khách hàng tại một ngân h àng dùng tiền vay để chi trả cho một khách hàng khác thuộc một ngân hàng khác, từ đó tạo ra các khoản cho vay khác, cứ như th ế n ên toàn bộ hệ thống ngân h àng có th ể tạo ra lượng tiền gửi gấp bội thông qua hoạt động cho vay. Do đó cần ph ải có sự điều tiết để kiểm soát tình trạng này, và chính phủ các quốc gia đã sử dụng công cụ như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ thanh toán tiền m ặt qua ngân hàng để khống chế và kiểm soát. Trung gian thanh toán. Ngân hàng thực hiện chức năng thanh toán hộ cho khách hàng. Ở h ầu hết các quốc gia hiện nay ngân hàng là một trung gian thanh toán phổ biến nhất, thay mặt khách hàng của mình ngân hàng thực hiện thanh toán cho các h àng hóa và d ịch vụ theo yêu c ầu của khách h àng. Để thuận tiện cho việc thanh toán ng ân hàng đ ã đ ưa ra cho khách hàng nhiều h ình thức thanh toán phù h ợp thuận tiện, phạm vi thanh toán ngày càng phát triển tại các ngân h àng, không ch ỉ là trong cùng h ệ th ống ngân h àng, mà còn trong c ả nước với các ngân h àng trong nước v à các n gân hàng quốc tế. 1 .1.1.3. Các hoạt động chủ yếu của NHTM. Theo thời gian cùng với sự phát triển của xã hội, cùng với đòi hỏi khách quan các ho ạt động của ngân hàng ngày càng phong phú và đa d ạng hơn. Hoạt động huy động vốn. Nhận tiền gửi: Do nguồn vốn tự có của ngân h àng rất ít thường vào kho ảng tầm 10% lượng vốn kinh doanh do đó việc huy động vốn (huy động tiền gửi) là rất quan trọng. Và
- một trong những nguồn quan trọng là các khoản tiền gửi thanh toán và tiết kiệm củ a khách hàng, ngân hàng nhận tiền gửi của khách h àng với cam kết là sẽ trả đủ cả gốc và lãi cho khách hàng đúng thời gian giao ước. Trong môi trường cạnh tranh để tìm và giành được các khoản tiền gửi các ngân hàng đã phải trả lãi cho các khoản tiền gửi nh ư là một phần thưởng cho khách hàng về việc đ ã sẵn sàng hy sinh nhu cầu tiêu dùng trư ớc mắt và cho phép ngân hàng tạm thời sử dụng số tiền đó để kinh doanh. Số tiền đó ngân hàng sẽ đem cho vay lại để nhận được khoản lãi cao hơn, phần chênh lệch về lãi là nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng. Phát hành các giấy tờ có giá. Đây chính là việc các NHTM phát h ành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu n gân hàng, trái phiếu ngân hàng,… gọi chung là các giấy tờ có giá để huy động vốn. Th ực chất của các giấy tờ có giá là các giấy nhận nợ mà ngân hàng trao cho những n gười cho n gân hàng vay tiền để xác định quyền đòi nợ của khách h àng đối với n gân hàng ở một mức lãi suất và ngày trả nhất định. Đặc điểm của nguồn huy động n ày là tính ổn định cao, gần như tuyệt đối bởi khách h àng không th ể tự ý trả lại giấy tờ cho ngân hàng mà tu yệt đối thực hiện cam kết đến hạn trả. Trong h ình thức này, n gân hàng chủ động đứng ra thu gom vốn trong nền kinh tế bằng việc phát hành các giấy tờ có giá. Việc huy động vốn chỉ được thực hiện sau khi đ ã tiến h ành lên cân đối toàn bộ hệ thống ngân hàng giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Khi khả năng n guồn vốn của toàn hệ thống không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn của to àn h ệ thống, nếu được NHNN chấp nhận thì các NHTM mới được phép phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn Hoạt động sử dụng vốn. Cho vay: Hoạt động cho vay là hình thức các ngân h àng cho khách hàng mượn tạm một số tiền và khách hàng cam kết sẽ trả gốc và lãi cho ngân hàng theo thỏa thuận của h ai bên, khoản lãi nh ận được sẽ được trang trải cho các khoản chi phí phải bỏ ra để
- có đư ợc khoản tiền mà n gân hàng đưa cho khách hàng vay. Hoạt động cho vay là hoạt động chính của các ngân hàng thương mại. Tài trợ cho dự án: Ngoài việc cho vay th ì các ngân hàng còn sử dụng tài sản của m ình b ằng cách trực tiếp đầu tư vào các dự án như tài trợ xây dựng nhà máy, phát triển nghành công nghệ cao. Thậm chí hiện nay còn có nhiều ngân hàng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Tài trợ hoạt động của chính phủ: Việc có thể huy động và cho vay với khối lượng vốn lớn của ngân hàng đ ã khiến chính phủ phải quan tâm chú ý do nhu cầu chi tiêu lớn và cấp bách trong khi thu không đủ bù chi. Các nước đều muốn tiếp cận với các khoản cho vay của ngân h àng, hiện nay thì h ầu hết ở các quốc gia th ì chính phủ giành quyền cấp phép hoạt động và kiểm soát các ngân hàng do đó đ ể thành lập hoạt động kinh doanh th ì các n gân hàng phải cam kết là sẽ thực hiện một số chính sách của chính phủ như mua một tỷ lệ trái phiếu nhất định cho chính phủ thường là một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi nhất định mà ngân hàng huy động đư ợc. Cho thuê thiết bị trung và dài hạn (cho thuê tài chính): Nhằm để đảm bảo được các khoản tín dụng hợp lý các ngân hàng đã phát triển hoạt động cho thu ê thiết bị trung và dài hạn, vừa giúp cho ngân hàng có thể thu lời, vừa đảm bảo đáp ững nhu cầu doanh nghiệp và đ ảm bảo được tính hợp lý của tín dụng. Bởi vậy khách hàng thuê của ngân h àng nhưng với điều kiện là phải trả 70% đ ến 100% giá trị của tài sản đó, và khi kết thúc hợp đồng doanh nghiệp có thể mua lại máy móc thiết bị đó từ phía ngân hàng nếu có điều kiện và thường là với mức giá ưu đ ãi h ơn. Hoạt động khác. Mua bán ngoại tệ: Đây là hoạt động ngân hàng mua ngoại tệ bằng ngoại tệ khác nhằm ăn chênh lệch giá. Đây là m ột trong những nghiệp vụ đầu tiên ngân hàng được thực hiện.
- Hoạt động này ngày càng được mở rộng và hiện đại hơn b ới các công cụ mới (công cụ phái sinh). Bảo quản tài sản hộ: Là việc các ngân h àng thực hiện lưu trữ và bảo vệ các vật có giá trị như vàng, giấy tờ có giá,… và các tài sản khác cho khách hàng trong két để đảm bảo an toàn, b í m ật, thuận tiện. trong đó khách hàng phải trả các khoản phí cho ngân hàng đ ể đ ảm bảo cho dịch vụ. Từ đó cũng phát sinh nhiều những nghiệp vụ như mua bán hộ cho khách các giấy tờ có giá, thanh toán lãi hoặc cổ tức hộ cho khách,… Cung cấp các tài khoản giao dich và thực hiện thanh toán. Không ch ỉ có các tài khoản tiền gửi, m à ngân hàng còn mở các tài khoản thanh toán cho khách hàng thực hiện thanh toán hộ các hàng hóa dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng. Thanh toán qua ngân hàng đ ã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền m ặt, có nghĩa là khách hàng không cần phải đến ngân hàng rút tiền ra để mang đi chi trả cho đối tác mà khách hàng chỉ cần đến ngân h àng viết giấy thông báo cho n gân hàng là sẽ thanh toán số tiền cho đối tác này hoặc khách hàng có thể viết giấy cho đối tác của họ để họ m ang giấy tới ngân hàng nh ận tiền. Các tiện ích của không dùng tiền mặt đ ã và đ ang là ưu thế và là xu hướng của các quốc gia đang phát triển m à có thói quen dùng tiền mặt được. Đặc biệt khi ngân hàng mở rộng mạng lưới chi nhánh, phạm vi thanh toán qua ngân hàng càng được mở rộng, càng tạo được nhiều tiện ích hơn, điều này đã khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng để nhờ ngân hàng thanh toán hộ. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin mà hiện nay có rất nhiều hình thức thanh toán tiện ích và thích hợp với mọi đối tượng khách hàng. Q uản lý ngân quỹ: Nhờ tính chuyên môn hóa trong quản lý ngân quỹ mà ngân hàng còn mở thêm d ịch vụ quản lý ngân quỹ cho các khách hàng có mối liên hệ với ngân h àng, do nhu cầu thanh toán lớn tại các doanh nghiệp m à các doanh nghiệp thư ờng có tài khoản thanh toán tại ngân h àng và gửi tiền mặt vào đó, trong thời gian chưa thanh toán tài khoản của doanh nghiệp còn thặng dư qu ỹ tiền mặt ngân hàng sẽ thực hiện kinh
- doanh các chứng khoán, giấy tờ có giá ngắn hạn sinh lời cho khách hàng cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán. Bảo lãnh: Là việc ngân hàng dùng uy tín của m ình để đảm bảo cho khách hàng thực hiện được yêu cầu của mình như bảo lãnh mua ch ịu hàng hóa, trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn,… và khách hàng được bảo lãnh phải trả cho ngân hàng một khoản phí gọi là phí b ảo lãnh. Trong những năm gần đây nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng phát triển và đư ợc chú trọng h ơn bởi phí bảo lãnh khá lớn và nhu cầu bảo lãnh cũng ngày càng tăng lên, đây là một nguồn thu lớn cho ngân hàng. Cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn: Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính nên các ngân hàng có rất nhiều những chuyên gia về quản lý tài chính, do đó phát sinh nhiều doanh nghiệp muốn nhờ ngân h àng quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính hộ. Dịch vụ ủy thác còn phát triển sang cả ủy thác vay hộ, ủy thác cho vay, ủy thác phát hành, ủ y thác đầu tư,… Cung cấp dịch vụ môi giới và đầu tư chứng khoán: Các ngân hàng luôn nỗ lực hết m ình cung cấp đầy đủ các dịch vụ để thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng, đó chính là lý do khiến các ngân hàng bắt đầu bán các d ịch vụ môi giới chứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ h ội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác, trong nhiều trư ờng hợp các ngân h àng tổ chức ra công ty chứng khoán hoặc công ty môi giới chứng khoán để cung cấp d ịch vụ môi giới. Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm: Từ nhiều năm nay các ngân hàng đã bán bảo hiểm cho khách hàng, d ịch vụ b ảo hiểm chính là việc đảm bảo hoàn trả trong trường hợp khách hàng xảy ra rủi ro m ất khả năng thanh toán. Ngân hàng liên doanh liên kết với các công ty bảo hiểm đ ể đảm bảo thực hiện nghiệp vụ này m ột cách chuyên nghiệp.
- Cung cấp các dịch vụ đại lý: Nhiều ngân h àng trong quá trình hoạt động không thể thiết lập chi nhánh hoặc văn phòng ở khắp nơi, nhiều ngân hàng cung cấp dịch vụ ngân hàng đại lý cho các n gân hàng khác như thanh toán hộ, phát hành hộ các chứng chỉ tiền gửi, làm ngân h àng đầu mối cho trong đồng tài trợ,… 1 .1.2. Nguồn vốn của NHTM. 1 .1.2.1. Vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn hình thành ban đầu: Phải tùy vào tính ch ất của từng ngân h àng mà nguồn vốn ban đầu được hình thành khác nhau, với ngân h àng thuộc sở hữu nh à nước thì vốn hình thành ban đầu là do ngân sách nhà nước cấp, còn n ếu là ngân hàng cổ phần thì vốn ban đầu là do các cổ đông đóng góp thông qua mua cổ phần hoặc cổ phiêu, nếu là ngân hàng liên doanh là do các bên liên doanh tự đóng góp, nếu là ngân hàng tư nhân thì vốn thuộc sở hữu tư nhân bỏ ra. Nguồn bổ sung trong quá trình hoạt động. Trong quá trình ho ạt động của mình ngân hàng có thể gia tăng nguồn vốn theo nhiều h ình thức khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể: Nguồn từ lợi nhuận: Đây th ường là nguồn bổ sung chủ yếu của ngân hàng b ởi lợi nhuận ròng của ngân h àng thường khá lớn, và chủ ngân hàng có xu hướng gia tăng vốn của chủ bằng cách chuyển một phần thu nhập ròng thành vốn đầu tư và tỷ lệ tích lũy tùy thuộc vào cân nh ắc của chủ ngân hàng về tích lũy và tiêu dùng. Những ngân h àng đư ợc thành lập lâu năm, thu nhập ròng lớn th ì nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận sẽ cao hơn nguồn vốn của chủ hình thành ban đ ầu. Nguồn bổ sung khác: bao gồm phát h ành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm,… để mở rộng quy mô hoạt động hoặc để đổi mới trang thiết bị hoặc để đáp ứng yêu cầu do NHNN yêu cầu. Tuy nguồn vốn này là không thường xuyên nhưng nó giúp cho ngân hàng có được lượng vốn sở hữu vào lúc cần thiết.
- Các quỹ Ngân hàng có nhiều quỹ khác nhau và mỗi quỹ lại có mục đích sử dụng khác nhau. Qu ỹ dự phòng tổn thất là qu ỹ được trích lập hàng năm và được tích lũy lại nhằm bù đắp tổn thất xảy ra. Quỹ bảo tồn vốn nhằm bù đắp hao mòn của vốn dưới tác đ ộng của lạm phát. Quỹ thặng d ư là phần đánh giá lại tài sản của ngân hàng và chênh lệch giữa thị giá và m ệnh giá cổ phiếu khi phát hàng cổ phiếu mới,… Tùy theo quy định của từng quốc gia mà các ngân hàng hình thành các qu ỹ khác nhau. Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần Một số khoản vay trung và dài h ạn của ngân hàng thương mại ( như trái phiếu chuyển đổi) đư ợc ngân h àng quy đ ịnh có thể chuyển đổi thành vốn cổ phần. Đây là khoản nợ lư ỡng tính do đó mà các ngân hàng nhiều quốc gia xếp chúng vào vốn chủ sở hữu loại 2 với tỷ lệ 50 % để tính chỉ số an to àn vốn của chủ. 1 .1.2.2. Nguồn vốn huy động. Đây là nguồn huy động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi một n gân hàng bắt đầu đi vào hoạt động, việc đầu tiên là phải mở các tài khoản tiền gửi đ ể giữ hộ và thanh toán hộ cho khách h àng. Bằng cách đó m à ngân hàng huy động được tiền gửi của các cá nhân và các tổ chức. Đây cũng là nguồn tiền chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng , để huy động đ ược nguồn vốn n ày lớn các n gân hàng cạnh tranh nhau bằng nhiều hình thức khác nhau với các sản phẩm tiền gửi khác nhau. Tiền gửi thanh toán của khách hàng. Đây là kho ản tiền mà các cá nhân ho ặc doanh nghiệp gửi vào ngân hàng nhờ n gân hàng thanh toán hộ, trong phạm vi số dư cho phép và các điều kiện thỏa đáng thì các yêu cầu của khách h àng luôn được ngân hàng thực hiện, và các kho ản thu của doanh nghiệp và các cá nhân đ ều có thể được nhập vào đ ầy đủ trong tài khoản thanh toán của khách h àng theo yêu cầu. Loại tiền gửi tiết kiệm n ày có lãi su ất th ấp, gần nh ư là b ằng không tuy nhiên khách hàng lại được hư ởng những dịch vụ thanh toán với khoản phí rất thấp và chất lượng phục vụ cao. Do lượng tiền thanh
- toán nhiều và thời gian có thể chưa phải thanh toán ngay do đó nguồn huy động này cũng đang là một nguồn quan trọng và các ngân hàng cũng đưa luôn đưa ra các hình thức khuyến mại để huy dộng lượng tiền này. Tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Nhiều doanh nghiệp có những khoản thu mà chưa cần thanh toán ngay trong khi đó lãi suất tiền gửi thanh toán ngay lại quá thấp nên các doanh nghiệp thường lựa chọn h ình thức gửi tiền có kì hạn để hưởng mức lãi suất cao hơn, tuy nhiên đồng n ghĩa với mức lãi su ất cao thì số tiền đó cũng không đư ợc sử dụng trong th ời gian cam kết của khách hàng với ngân h àng, n ếu như khách hàng muốn sử dụng th ì ph ải đ ến ngân hàng yêu cầu sử dụng khoản tiền đó và chịu mức lãi suất không kì hạn. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: Các tầng lớp dân cư đ ều có các khoản thu nhập m à họ tạm thời chưa dùng đến và họ rất muốn có được sự an toàn vầ đảm bảo khả năng sinh lời, do đó họ mang đ ến ngân hàng và gửi. Đó là một nguồn vốn không nhỏ trong dân cư, và các ngân h àng luôn muốn khuyến khích dân chúng không dùng tiền mặt n ên các ngân hàng đ ã m ở ra các tài kho ản không chỉ là các tài khoản tiền gửi thông thường m à còn bao gồm các tài khoản tiền gửi ngoại tệ, tài kho ản vàng,…. Và ngân hàng có thể mở cho khách hàng các tài khoản (sổ tiết kiệm) với các thời hạn khác nhau. Những sổ tiết kiệm n ày khách h àng không th ể thanh toán hàng hóa được, tuy nhiên thì sổ tiết kiệm này được phép thế chấp và vay vốn cho ngân h àng. 1 .1.2.3. Nguồn đi vay. Tiền gửi luôn là một nguồn quan trọng của ngân hàng, tuy nhiên nó không phải lúc nào cũng đáp ứng nhu cầu những khi ngân h àng cần vốn cấp bách. Khi đó n gân hàng phải tìm đến một giải pháp đó là đi vay đặc biệt là đ ể đảm bảo nhu cầu thanh toán. Vay Ngân hàng nhà nước. Ở Việt Nam thì các ngân hàng th ương mại để đáp ứng nhu cầu chi trả thanh toán cho khách hàng thì ngân hàng cần phỉ đi vay, đầu tiên là ngân hàng sẽ đi vay NHNN hay còn gọi là ngân hàng trung ương và ngân hàng trung ương sẽ cho ngân
- h àng thương mại vay theo h ình thức tái chiết khấu (hoặc tái cấp vốn). Các thương phiếu đã được các ngân hàng thương mại chiết khấu (hoặc tái chiết khấu) trở thành tài sản của họ. Khi cần NHTM mang những thương phiếu này lên tái chiết khấu tại NHNN. Nghiệp vụ n ày sẽ làm cho thương phiếu của NHTM giảm đi đồng thời dự trữ (tiền mặt hoặc tiền gửi trong NHNN) tăng lên. NHNN điều hành vay mượn này một cách rất chặt chẽ, các NHTM phải đảm bảo thực hiện một số điều kiện đảm bảo và kiểm soát nhất định. Thông thường thì NHNN chỉ tái chiết khấu cho những thương phiếu đảm bảo chất lượng (có khả năng trả nợ cao, thời gian đáo hạn ngắn và khả năng trả nợ cao) và đảm bảo phù hợp với mục tiêu của ngân h àng trong từng th ời kì. Trong đ iều kiện NHTM chưa có thương phiếu th ì NHNN sẽ cho các NHTM vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng theo quy định. Vay các tổ chức tín dụng khác. Khi các NHTM không đủ thỏa mãn để vay tiền của NHNN nữa thì họ có thể vay tiền của các tổ chức tín dụng khác trên thị trư ờng liên ngân hàng. Trong khi đó có một số ngân hàng đang có dự trữ vượt yêu cầu do có kết dư gia tăng b ất ngờ về các khoản tiền huy động hoặc giảm cho va y sẽ có thể sẵn lòng cho các ngân hàng khác vay để tìm kiếm mức lãi su ất cao hơn. Ngư ợc lại các ngân h àng đang có lượng dự trữ bị thiếu hụt có nhu cầu vay để đảm bảo thanh toán. Do đó nguồn vay m ượn từ các ngân h àng khác là để đáp ứng nhu cầu dự trữ cấp bách và trong nhiều trường h ợp nó bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay mượn từ NHNN. Việc vay mượn trong thị trường liên ngân hàng rất đơn giản, chỉ cần ngân hàng có yêu cầu vay mượn gọi điện hoặc liên lạc trực tiếp cho ngân hàng cho vay. Và khoản vay không cần đảm bảo hoặc cũng có thể được đảm bảo bởi các chứng khoán kho bạc. Nghiệp vụ này sẽ làm cho dự trữ của ngân hàng đi vay tăng lên và dự trữ của ngân hàng cho vay giảm đi. Vay trên thị trường vốn. Cũng như các doanh nghiệp, các ngân h àng cũng vay m ượn bằng cách phát h ành các giấy tờ nợ như k ỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu trên th ị trường vốn. Nhiều khi khoản tiền gửi trung và dài hạn không đáp ứng được nhu cầu cho vay trung và
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tốt nghiệp:Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Á Châu Đà Nẵng – Cầu vồng
56 p | 1841 | 540
-
Luận văn tốt nghiệp: "Tăng cường quản lý chi Ngân sách Nhà nước với yêu cầu xã hội hoá các hoạt động y tế trên địa bàn quận Hoàn Kiếm"
81 p | 875 | 239
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Minh Trí
74 p | 509 | 226
-
Báo cáo tốt nghiệp: Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng và Nhà nước với việc tăng cường quản lý tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Đông Á
85 p | 683 | 225
-
Báo cáo tốt nghiệp: “Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vĩnh Bảo- Hải Phòng”
72 p | 382 | 136
-
Báo cáo tốt nghiệp: Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
98 p | 296 | 130
-
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP:" QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ HỆ THỐNG THEO DÕI TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG KỸ THƯƠNG THANH KHÊ"
43 p | 233 | 97
-
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP:" TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CỦA NHÂT BẢN RA NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHO VIỆC TĂNG CƯỜNG NGUỒN VỐN CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM "
47 p | 212 | 59
-
Luận văn tốt nghiệp: Tình hình đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cao su Sao vàng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tăng cường khả năng cạnh tranh trong tương lai
105 p | 280 | 55
-
Báo cáo tốt nghiệp: Một số biện pháp tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dung vốn lưu động tại công ty Vạn Tường Quận Khu V
47 p | 184 | 51
-
Báo cáo tốt nghiệp: Hỗ trợ chuẩn đoán loại hỏng hóc máy điện thoại
123 p | 199 | 45
-
Báo cáo tốt nghiệp: " Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty dược Đà Nẵng"
69 p | 178 | 44
-
Báo cáo tốt nghiệp: “Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Bắc Hà Nội “
54 p | 129 | 40
-
Báo cáo tốt nghiệp: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty cao su Sao vàng - Thực trạng và giải pháp
0 p | 148 | 27
-
Luận văn tốt nghiệp: “Một số giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu cho Công ty Cổ phần thương mại Khánh Trang”
53 p | 94 | 26
-
Báo cáo tốt nghiệp “Tăng cường huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam “
54 p | 65 | 15
-
Báo cáo tốt nghiệp: Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường và sức khoẻ ở xí nghiệp may Việt Tiến
57 p | 24 | 14
-
Báo cáo tốt nghiệp: Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường và sức khoẻ xí nghiệp may Việt Tiến
57 p | 20 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn