BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
lượt xem 284
download
Là một nước với 67% lực lượng lao động làm nông nghiệp, trong những năm qua, nông nghiệp nước ta đã đóng góp rất lớn cho nền kinh tế. Với khoảng ¼ GDP và 1/3 tổng kim nghạch xuất khẩu. Trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới, hoạt động kinh doanh quốc tế đã trở nên phổ biến và góp phần không nhỏ trong việc phát huy lợi thế so sánh của mỗi quốc gia. Hoạt động kinh doanh quốc tế thường được thực hiện bằng nhiều hình...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
- THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
- MỤC LỤC THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY. ................................................................................................... 3 MỞ ĐẦU. .............................................................................................................. 3 1.Tính cấp thiết của đề tài. ..................................................................................... 3 2. Tình hình nghiên cứu. ........................................................................................ 4 CHƯƠNG 1: Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam .............. 6 1.1 Khái niệm về xuất khẩu gạo. ............................................................................ 6 1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu gạo đối với nền kinh tế ................................. 7 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo ...................................................... 9 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY. ........................................................................................14 2.1. Tình hình xuất khẩu gạo của VN từ năm 2001 đến nay. .................................14 2.2. Thực trạng thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam từ 2001 đến nay. .............23 2.3. Đánh giá về năng lực canh tranh của gạo xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2001 đến nay. ................................................................................................................36 2.4. Những vấn đề đặt ra của xuất khẩu gạo Việt Nam trong thời gian tới.............38 Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam trong thời gian tới ..............................................................................................................................43 KẾT LUẬN ..........................................................................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................51
- TH C TR NG TH TR NG XU T KH U G O C A VI T NAM T NĂM 2001 Đ N NAY. M Đ U. 1.Tính c p thi t c a đ tài. Là một nước với 67% lực lượng lao động làm nông nghiệp, trong những năm qua, nông nghiệp nước ta đã đóng góp rất lớn cho nền kinh tế. Với khoảng ¼ GDP và 1/3 tổng kim nghạch xuất khẩu. Trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới, hoạt động kinh doanh quốc tế đã trở nên phổ biến và góp phần không nhỏ trong việc phát huy lợi thế so sánh của mỗi quốc gia. Hoạt động kinh doanh quốc tế thường được thực hiện bằng nhiều hình thức trong đó có hình thức xuất khẩu. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu hiện nay, gạo là một trong những mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam. Chiếm tỷ trọng lớn trong mặt hàng xuất khẩu và đưa Việt Nam vươn lên vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. Song song với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, tham gia vào tổ chức thương mại WTO, ngành lúa gạo Việt Nam đang đứng trước những khó khăn và thách thức lớn về chất lượng gạo và ổn định thị trường tiêu thụ. Điều kiện mới đặt ra những yêu cầu tất yếu mà mọi khâu: “ sản xuất - chế biến – tiêu thụ” lúa gạo của
- nước ta phải tiến hành quy trình liên kết đồng bộ. Trong đó tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ gạo xuất khẩu ra thị trường thế giới là vấn đề then chốt. Để góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu gạo và nâng cao lợi thế cạnh tranh của mặt hàng gạo trên thị trường thế giới, chúng ta phải có một cái nhìn toàn diện về thực trạng thị trường xuất khẩu gạo của VN trên thị trường thế giới. Xuất phát từ thực tế và nhận định trên, em đã chọn đề tài” thực trạng thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2001đến nay.” Đây là giai đoạn Việt Nam có nhiều chuyển biến mạnh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, hội nhập thương mại nói riêng. 2. Tình hình nghiên c u. Tầm quan trọng của đề tài có thể thấy rõ trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này. Trong đó có các công trình đáng chú ý là - Nguyễn Ngọc Bích: ”thị trường xuất khẩu gạo - những bất ngờ và thú vị”. - Lê Mai:” mở rộng thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam”. - Công Trí: “nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới”. - Nguyễn Mạnh Tùng:“mở cửa thị trường xuất khẩu gạo, song hành cơ hội và thách thức”. - IFPRI(1996):”giám sát thị trường gạo và nghiên cứu các lựa chọn chính sách”
- Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu mới đề cập đến những thành tựu và hạn chế của thị trường xuất khẩu gạo và những giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu gạo trong khuôn khổ một bài báo nên chưa đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng thị trường xuất khẩu gạo một cách toàn diện về lý luận và thực tiễn, mặt khác thị trường gạo thế giới đang biến động không ngừng vì vậy việc nghiên cứu thực trạng thị trường xuất khẩu gạo là điều cần thiết. 1. Mục đích nghiên cứu. - Phân tích, đánh giá thực trạng thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam từ năm 2001 đến nay. 2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: thực trạng thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: một số quốc gia mà gạo xuất khẩu của Việt Nam hướng tới và một số nước là đối thủ cạnh tranh của gạo xuất khẩu của Việt Nam. Về thời gian: từ năm 2001 đến nay.Đây là giai đoạn Việt Nam có nhiều chuyển biến mạnh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, hội nhập thương mại nói riêng. 5. Phương pháp nghiên cứu. -Phương pháp tổng hợp để đưa ra những lý luận khái quát về thị trường xuất khẩu gạo.
- - Phương pháp phân tích, đối chiếu so sánh, tổng hợp các số liệu thống kê và tài liệu để làm sáng tỏ thực trạng thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2001 đến nay. 6. Đóng góp của đề tài. -Phân tích đánh giá một cách toàn diện thực trạng thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2001 đến nay. 7. Kết cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương. Chương 1: Xuất khẩu gạo Việt Nam – cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Thực trạng thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2001 đế n nay. Chương 3: Một số giải pháp nhằ m đẩy mạnh thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam. CH NG 1: Nh ng v n đ lý lu n chung v xu t kh u g o Vi t Nam 1.1 Khái ni m v xu t kh u g o. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán . Tiền tệ ở đây có thể dùng là ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với cả hai quốc gia.
- Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của ngoại thương đã xuất hiện từ rất lâu và ngày càng phát triển . Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực , mọi điều kiện kinh tế từ xuất khẩu hàng hóa tiêu dùng cho đến hàng hóa tư liệu sản xuất , từ máy móc thiết bị cho đến công nghệ kĩ thuật cao. Tất cả các hoạt động đó đều nhằm mục tiêu là đem lại ngoại tệ cho các quốc gia . 1.2 Vai trò c a ho t đ ng xu t kh u g o đ i v i n n kinh t - Xuất khẩu gạo mang lại ngoại tệ cho quốc gia, góp phần nhập khẩu nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa đất nưóc Hiện nay gạo chiế m giá trị kim ngạch lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Trong khi đó cán cân thanh toán ngoại tệ của Việt Nam luôn bị thâm hụt, do đó cần một khoản ngoại tệ bổ sung thâm hụt đó. Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu khắc phục tình trạng nghèo nàn và chậm phát triển của nước ta. Để công nghiệp hóa đất nước trong thời gian ngắn đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị kĩ thuật công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu hình thành từ nhiều nguồn: đầu tư nước ngoài, đi vay, viện trợ và xuất khẩu. Các nguồn đầu tư nước ngoài, đi vay, viện trợ tuy quan trọng nhưng cũng phải trả dù cách này hay cách khác. Nguồn quan trọng nhất chỉ có thể trông chờ vào xuất khẩu mà trong đó xuất khẩu gạo chiế m vị trí quan trọng. - Xuất khẩu gạo đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển
- Quan điể m coi thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất và xuất khẩu đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển + Xuất khẩu gạo tạo điều kiện cho các ngành khác cùng cơ hội phát triển. Điều này có thể thông qua ví dụ khi phát triển ngành lúa gạo xuất khẩu thì các ngành như sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu… cũng có điều kiện phát triển. + Xuất khẩu gạo tạo điều kiện, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm góp phần ổ n định sản xuất + Tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất gạo, mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia. Vì xuất khẩu tạo ra nguồn vốn không nhỏ cho mỗi quốc gia. Đây là điều kiện cho mỗi quốc gia đang phát triển như Việt Nam có thể đưa kỹ thuật công nghệ hiệ n đại vào sản xuất lúa gạo. Bên cạnh đó xuất khẩu còn cho phép một quốc gia có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng lớn hơn nhiều lần giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia đó thậm chí cả những mặt hàng mà họ không có khả năng sản xuất được. Theo như quan điểm lợi thế so sánh của nhà kinh tế học người Anh David Ricardo ông cho rằng khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu một quốc gia sẽ tham gia vào việc sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng ít bất lợi nhất (đó là những hàng hoá có lợi thế tương đối) và nhập khẩ u những hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng có những bất lợi hơn (đó là những hàng hoá không có lợi thế tương đối). Vì vậy xuất khẩu còn tạo điều kiện mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia. Thông qua xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ có điều kiện tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Cuộc cạnh tranh này có tác
- dụng ngược trở lại buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tổ chức, xem xét lại khâu sản xuất, hình thành một cơ cấu sản xuất thích hợp, các doanh nghiệp cũng cần phải nhìn lại chất lượng sản phẩ m của mình để thích nghi với những biến động của thị trường thế giới. - Xuất khẩu gạo có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân + Tác động của xuất khẩu gạo đến đời sống nông dân được thể hiện trên nhiều phương diện. Một mặt sản xuất gạo là nơi thu hút nhiều lao động và việc làm có thu nhập khá ổn định. Mặt khác xuất khẩu gạo tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu sản phẩ m tiêu dùng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng phong phú của nhân dân. + Khi thực hiện xuất khẩu một lượng mặt hàng gạo dư thừa trong thị trường nội địa sẽ giải quyết lập lại cung cầu ở giá cao hơn. Nông dân không những bán được hàng mà còn được giá. Từ những điều này mang lại cho nông dân thu nhập cao hơn và đây chính là động lực thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. + Ngoài ra thông qua xuât khẩu gạo chúng ta phần nào hiểu rõ hơn về yêu cầu của thị trường quốc tế đối với mặt hàng gạo. Mối quan hệ giữa thị trường nước ngoài và sản xuất trong nước được thực hiện qua xuất khẩu là cách tốt nhất để nâng cao trình độ và hiệu quả của nền công nghiệp. 1.3 Các nhân t nh h ng đ n xu t kh u g o Trong xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa kinh tế, mọi quốc gia đều mở rộng các mối quan hệ buôn bán với nhau để phát huy lợi thế so sánh của mình trong việc sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hóa nhằm thu lợi ích cao nhất để phát triển đất nước. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển trong việc tạo
- ra nguồn thu từ việc xuất khẩu một hoặc một số mặt hàng được hình thành trên cơ sở khai thác các nguồn lực sẵn có của nước đó. Việc xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng như tất cả các nước xuất khẩu gạo khác trên thế giới đều bị chi phối bởi 3 nhân tố chính: nhân tố thị trường, nhân tố về cơ sở vật chất – kỹ thuật và công nghệ của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nhân tố về chính sách kinh tế vĩ mô. - Nhân tố thị trường Nhân tố thị trường ảnh hưởng rất lớn chi phối hoạt động xuất khẩu gạo của mỗi quốc gia tham gia xuất khẩu. Trong đó có thể xét trên các yếu tố cơ bản sau + Nhu cầu của thị trường về sản phẩ m gạo: gạo là hàng thiết yếu, cũng giống như các loại hàng hóa khác cầu về gạo phụ thuộc vào thu nhập, cơ cấu dân cư, thị hiếu …khi thu nhập cao thì cầu về số lượng gạo giảm nhưng trong đó cầu về gạo chất lượng cao có xu hướng tăng lên (ở các nước phát triển: Nhật Bản, Châu Âu…) ngược lại cầu đối với gạo chất lượng thấp giả m đi chính vì thế tỷ trọng tiêu dùng cho gạo trong tổng thu nhập vẫn tăng. + Cung trên thị trường là nhân tố quan trọng trong xuất khẩu. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cần phải tìm hiểu kĩ về khả năng xuất khẩu từng loại gạo của mình cũng như khả năng của các đối thủ cạnh tranh. Trên thị trường thế giới sản phẩ m gạo rất đa dạng, phong phú, cầu về gạo co giãn ít so với mức giá do đó nếu lượng cung tăng quá nhiều có thể dẫn tới dư cung điều đó bất lợi cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. + Giá cả là một yếu tố quan trọng là thước đo sự cân bằng cung cầu trong nền kinh tế thị trường. Trên thị trường gạo thế giới có nhiều nước xuất khẩu, nhiều nước nhập khẩu, giá cả thị trường thế giới sẽ có xu hướng hội tụ về mức giá cân bằng – mức giá mà tại đó lượng cung và lượng cầu bằng nhau. Ở mức giá cao hơn mức giá
- cân bằng, lượng cung về gạo sẽ vượt quá lượng cầu về gạo. Trong trường hợp này, một số lượng gạo mà nhà xuất khẩu muốn bán lại không tìm được người mua. Sự ế thừa kiểu này gọi là sự dư cung. Sự dư cung này làm cho hay tạo ra sức ép khiế n những nhà xuất khẩu phải hạ giá gạo. Quá trình hạ giá này sẽ dần dần làm giảm mức dư cung và chỉ dừng lại khi mức giá trên thị trường đã hạ xuống đến mức cân bằng. Ngược lại ở mức giá thấp hơn mức giá cân bằng những nhà nhập khẩu sẽ mua nhiều hơn khiến cho lượng cung không đáp ứng kịp thời và dẫn đến tình trạng dư cầu. Sự dư cầu này tạo cơ hội cho nhà xuất khẩu nâng giá lên. Quá trình tăng giá này sẽ dần dần làm giảm mức dư cầu và chỉ dừng lại khi mức giá đã tăng lên đúng bằng mức giá cân bằng. - Nhân tố về cơ sở vật chất – kỹ thuật và công nghệ của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Các nhân tố về cơ sở vật chất – kĩ thuật là do hệ thống vận chuyển, kho tàng, bến bãi, hệ thống thông tin liên lạc…Hệ thống này bảo đảm việc lưu thông nhanh chóng kịp thời, đảm bảo cung cấp nguồn hàng một cách nhanh nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí lưu thông. Các nhân tố về kĩ thuật, công nghệ sản xuất và tiêu thụ đặc biệt quan trọng trong việc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ gạo. Hệ thống chế biến với công nghệ dây chuyền hiện đại sẽ góp phần tăng chất lượng và giá trị gạo. - Chính sách kinh tế vĩ mô Chính sách áp thuế xuất khẩu gạo Chính sách áp thuế xuất khẩu gạo là một biện pháp nhằm điều tiết sự chênh lệch giữa giá xuất khẩu với giá thị trường trong nước nhằm bình ổn giá gạo nội địa
- đồng thời đây còn là một công cụ tăng thu, góp phần làm giả m thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên việc áp thuế xuất khẩu gạo có thể sẽ không khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu các loại gạo cao cấp có giá trị đồng thời ảnh hưởng tới lượng gạo xuất khẩu. Chính bởi vậy nên các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn khi quyết định kí kết những hợp đồng cung cấp gạo cao cấp với mức giá cao vì lợ i nhuận thu về sau khi trừ thuế cũng không đáng kể, thậm chí còn phải chịu lỗ do các nguyên liệu, chi phí đầu vào của sản xuất lúa gạo tăng cao. Không những thế mức thuế lũy tiến theo giá xuất khẩu càng làm cho mức chịu thuế cao lên cùng với những lô gạo xuất khẩu có chất lượng tốt, giá thành cao. Như vậy, chính sách thuế đã làm cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo bỏ lỡ cơ hội xâm nhập vào những thị trường khó tính giá trị gia tăng cao, mất khách hàng, mất đi những dấu ấn thương hiệu đang giai đoạn hình thành. Bên cạnh đó, chính các doanh nghiệp cũng ép giá thu mua lúa gạo từ nông dân để tránh phải nộp thuế cao hơn, điều này gây ảnh hưởng tới thu nhập của người nông dân từ đó có thể gây ra xáo trộn trong sản xuất lúa gạo. Về hạn ngạch Chính sách hạn ngạch được sử dụng căn cứ vào lượng gạo xuất khẩu hàng năm và tình hình sản xuất hiện tại, căn cứ vào hạn ngạch nhà nước quyết định số lượng xuất khẩu nếu gạo trong nước dư thừa nhiều thì tùy theo tình hình chính phủ sẽ tiếp tục cấp chỉ tiêu xuất khẩu. Việc sử dụng hạn ngạch linh hoạt căn cứ vào tình hình sản xuất trong nước, tiêu dùng nội địa và dự trữ quốc gia để phát huy tác dụng. Việc áp dụng hạn ngạch có thể là công cụ hợp lý nhưng trong một chừng mực nào đó lại cản trở việc phát triển sản xuất lúa gạo xuất khẩu, ảnh hưởng đến mức giá của gạo xuất khẩu.
- Trong bối cảnh khủng hoảng lương thực thế giới và ở trong nước, thiên tai đe dọa đến an ninh lương thực quốc gia đã làm giá lúa gạo cao, cũng gây áp lực lên lạm phát. Đó cũng là lý do chính phủ đã thắt chặt việc xuất khẩu gạo thông qua hạn ngạch. Tuy nhiên hạn ngạch trong một chừng mực nào đó lại cản trở việc phát triển sản xuất lúa gạo xuất khẩu, ảnh hưởng đến mức giá thực tế của gạo xuất khẩu. Có thể thấy một số tác động tiêu cực của hạn ngạch lên hoạt động xuất khẩu gạo như: Thứ nhất, hạn ngạch làm cách ly nền kinh tế trong nước và các biến đổi của thương mại quốc tế bằng cách giảm sự truyền tin về giá cả quốc tế và giá cả trong nước, đưa đến một hình thức giá cả ổn định cho người nông dân nhưng đem lại thu nhập cho người nông dân dưới mức mà sản xuất có thể, làm giả m hiệu quả xuất khẩu gạo. Thứ hai, trong khi lương thực trong nước dư thừa nhiều nhưng hạn ngạch chưa đề ra, chưa kịp bổ sung hay chưa cấp chỉ tiêu cho các đầu mối. Điều này dẫn đến lỡ mất cơ hội xuất khẩu thu lợi nhuận cao khi giá gạo thế giới đang tăng cao và biến động rất nhanh. Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài Chính sách thu hút FDI vào sản xuất và xuất khẩu gạo sẽ hướng tập trung đầu tư cho các chương trình trọng điểm như phát triển công nghệ sinh học để tạo ra các giống lúa mới cho năng suất cao, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường; áp dụng công nghệ sinh học chế biến, bảo quản sau thu hoạch, nâng cao giá trị, an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm… đẩy mạnh xuất khẩu tới các thị trường cao cấp và tiề m năng. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ góp phần phát triển sản xuất lúa gạo trên quy mô lớn, trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và áp dụng các
- công nghệ mới, công nghệ cao, để từ đó nâng cấp khả năng cạnh tranh của xuất khẩu gạo khi tham gia hội nhập. Với các dự án của các nhà đầu tư nước ngoài, nguồn vốn đầu tư sẽ góp phầ n cải thiện công nghệ, kĩ thuật nông nghiệp nông thôn thông qua chuyển giao công nghệ, khai thác thế mạnh của vùng, phát triển được các giống lúa đặc sản, vừa nâng cao được giá trị của hạt gạo, lại tăng thêm giá trị xuất khẩu. CH NG II: TH C TR NG TH TR NG XU T KH U G O C A VN T NĂM 2001 Đ N NAY. 2.1. Tình hình xu t kh u g o c a VN t năm 2001 đ n nay. 2.1.1.Về sản lượng, kim ngạch gạo xuất khẩu. Công tác xuất khẩu gạo trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Qui mô xuất khẩu gạo ngày càng mở rộng với khối lượng và kim ngạch tăng với tốc độ khá cao. Xét về cơ cấu ngành hàng xuất khẩu từ năm 2001 đến nay, bên cạnh một số sản phẩm nông sản mang tính truyền thống như lạc nhân, hạt tiêu, cà phê, đỗ tương, gạo đã trở thành một mặt hàng nông sản mang về cho đất nước một nguồn ngoại tệ xuất khẩu rất lớn. Tốc độ tăng trưởng về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo không ngừng tăng lên. Năm 2001 là năm đánh dấu nhiều bước khởi sắc cho Việt Nam xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới.Với sản lượng gạo xuất khẩu đạt 3,6 triệu tấn trị giá trên 6oo triệu đô la. Đây là một thành công vì đã hoàn thành được nhiệm vụ cơ bản do chính phủ đề ra, tiêu thụ hết thóc hàng hóa, chặn đà giảm sút của giá thóc gạo trong nước.
- Từ năm 2003 đến năm 2005, sản lượng lúa gạo xuất khẩu tiếp tục tăng. Tính đến năm 2005, tổng sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt 50,12 triệu tấn, thu về 11,51 tỷ USD, bình quân mỗi năm tăng 13,55% về sản lượng và 14,55% về kim ngạch.trong đó, các năm có tốc độ tăng cao về sản lượng là năm 2003 vowis20,6%, năm 2005 với 27,78%. Năm 2006, hoạt động xuất khẩu gạo cua Việt Nam có dấu hiệu chựng lại. Tính cả năm 2006, sản lượng gạo xuất khẩu đạt 4,8 triệu tấn với kim ngạch là 1,3 tỷ đô la, giả m 7,48%vế sản lượng và 7,08% về kim ngạch so với năm 2005. Năm 2007, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, lượng gạo cả nước xuất khẩu đã đạt mức 4,5 triệu tấn với kim ngạch trị giá 1,5 tỷ USD. Năm 2008 xuất khẩu gạo đạt 4,7 triệu tấn, kim ngạch đạt 2,9 tỷ USD (tính ra, giá bán bình quân 617,02 USD/tấn). Năm 2009, thị trường hàng hoá thế giới chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế nghiêm trọng, trong đó có lúa gạo. Dưới sự điều hành xuất khẩu linh hoạt của Chính phủ, năm 2009 cả nước đã xuất khẩu được 6,052 triệu tấn gạo, kim ngạch xuất khẩu gần 2,7 tỉ USD, đây là năm có số lượng xuất khẩu nhiều nhất từ khi gia nhập WTO. Tổng giá trị xuất khẩu đạt 2,463 tỉ USD (giá FOB); về số lượng tăng 29,35% so năm 2008. Đặc biệt, tỷ lệ gạo cao cấp xuất khẩu đã đạt 50% (những năm trước chỉ khoảng 34%). Mặc dù năm 2009 xuất khẩu nhiều hơn năm 2008 đến 1,352 triệu tấn gạo, nhưng kim ngạch xuất khẩu giảm 200.000 USD, giá bán giảm 183,69 USD/tấn. [9] Năm 2010, xuất khẩu gạo được đánh giá là đạt kỷ lục cả về khối lượng và giá trị. Lượng gạo xuất khẩu cả năm 2010 ước đạt 6,88 triệu tấn, kim ngạch là 3,23 tỷ USD, so với năm 2009 tăng 15,4% về lượng và tăng tới 21,2% về giá trị. [25] Triệu USD Triệu tấn 8 3500 7 3000 6 2500 5 2000 4 1500 3
- Hình 2.1. Sản lượng và kim ngạch gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007-2010 Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam, 2010 Từ hình 2.1 cho thấy, từ khi gia nhập WTO, xuất khẩu gạo của nước ta có xu hướng tăng, tăng trung bình 16% về lượng và 29% về giá trị. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu gạo giai đoạn này có những biến động không lớn nhưng giá trị xuất khẩu tăng. Sự gia tăng về mặt giá trị xuất khẩu xuất phát chủ yếu từ việc giá gạo trên thị trường thế giới tăng cao. Năm 2008, do nhu cầu tích trữ gạo trên thế giới tăng mạnh cùng với lệnh tạm ngưng xuất khẩu gạo của một số nước đã đẩy giá gạo lên mức kỉ lục. Do đó, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 tăng không nhiều nhưng kim ngạch xuất khẩu lại có bước nhảy vọt. Bên cạnh đó, thì do chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đang dần được cải thiện vì thế giá gạo xuất khẩu cũng từng bước tăng. Theo thống kê của VFA, tính đến hết tháng 1/2011, lượng gạo các doanh nghiệp Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu là hơn 1,5 triệu tấn, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2010. Số lượng hợp đồng đăng ký trong tháng 1 ở mức cao, chủ yếu là 2 hợp đồng tập trung với Malaysia và Indonesia, chiếm trên 300.000 tấn.
- Xuất khẩu gạo tháng 1 của cả nước đạt trên 485.000 tấn, cao hơn dự kiến 350.000- 400.000 tấn. Đây là tháng đầu năm có số lượng giao hàng cao nhất từ trước đến nay. Về trị giá cũng đạt ở mức cao do giá xuất khẩu bình quân tăng nhiều. Trong tháng 2/2011, lượng gạo xuất khẩu cũng tăng do nguồn cung dồi dào vì các tỉnh ĐBSCL đã bắt đầu thu hoạch lúa đông xuân sớm. VFA dự kiến xuất khẩu gạo quý I sẽ đạt 1,6 triệu tấn; quý II có thể xuất 2,24 triệu tấn. 2.1.2. Về chất lượng gạo xuất khẩu Chất lượng gạo trên thị trường thế giới được phân thành 5 loại dựa trên 9 tiêu chí: tỷ lệ tấm, kích thước hạt, màu gạo, độ ẩm, mức độ đánh bóng, tỷ lệ amilaza, tỷ lệ protein, nhiệt hóa, mùi thơm. Theo tiêu chí này, chất lượng gạo Việt Nam thuộc loại thấp nhất so với thế giới. Dường như Việt Nam chỉ đạt được tiêu chuẩn thứ nhất còn các tiêu chuẩn khác thì không mấy ai quan tâm. Chất lượng gạo liên quan đến hàng loạt các yếu tố từ khâu sản xuất như đất đai, nước tưới tiêu, phân bón, giống lúa, đến khâu bảo quản, vận chuyển và chế biến nhưng tại Việt Nam hầu hết các khâu này đều thiếu và yếu. Chất lượng gạo xuất khẩu thời gian qua cũng không ngừng được cải thiện, gạo Việt Nam hiện nay đã có chỗ đứng, được chấp nhận trên thị trường thế giới. Nhờ cải tiến đầu tư trong các khâu chế biến, gạo Việt Nam đã phần nào đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng. Nếu xét trên một tiêu chí của phẩm cấp là độ gãy (hay tỉ lệ tấm) có thể thấy phần nào phẩ m cấp gạo của Việt Nam thờ i gian qua như sau: Bảng 2.1. Tỷ trọng phẩm cấp các loại gạo của Việt Nam
- Loại gạo Phẩm cấp cao Phẩm cấp trung Phẩm cấp thấp bình Năm 5%-10% tấm 25% tấm trở lên 15%-20% tấm 2003 55% 24% 21% 2007 52% 30% 18% 2008 48% 40% 12% 2009 50% 26% 24% 2010 54% 20% 26% Nguồn: Viện nghiên cứu chiến lược- bộ khoa học đầu tư Nhìn chung, từ khi Việt Nam gia nhập WTO tốc độ tăng xuất khẩu gạo có tỷ lệ tấ m ít ( từ 5%- 10%) đã nhanh hơn so với tốc độ tăng trường xuất khẩu chung và có xu hướng tăng dần trong khi đó loại có tỷ lệ tấm trên 10% chiế m tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm dần. Có được tiến bộ này là do nhà nước đã quy hoạch và xây dựng các vùng lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, trong đó vùng đồng bằng sông Cửu long có 1 triệu ha, vùng đồng bằng sông Hồng có 300 nghìn ha. Đến nay trên 70% diện tích đất trồng lúa đã được cung cấp những giống lúa mới từ việ n nghiên cứu lúa gạo quốc tế. Trong đó, nhiều giống lúa cho năng suất cao, khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết, sâu bệnh tốt. Vì vậy trong những năm gần đây thị trường gạo được được mở rộng, khách hàng tăng, sức cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới đang dần được cải thiện. Minh chứng rõ ràng nhất là việc gạo Việt Nam đã và đang thâm nhập được vào thị trường Nhật Bản – một thị trường khó tính và có những quy định khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩ m. Tại Nhật Bản Việt Nam trúng thầu xuất khẩu 45.050 tấn gạo. Hai lần liên tiếp Việt Nam đã trúng thầu tổng cộng 28.000 tấn gạo (14.000 tấn/lần). Giá gạo
- trung bình của đợt thầu này là trên 63.433 Yên/tấn (khoảng 528,6 USD/tấn). Lần thứ 3 là 17.050 tấn với giá trung bình là 52.804 Yên/tấn (tương đương 459,16 USD/tấn). Các chuyên gia nhận định, chất lượng gạo Việt Nam ngày càng được nâng cao với những yêu cầu và quy định khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩ m của Nhật Bản (đây là thị trường rất khó tính) đồng thời có giá cả phù hợp. Do vậy, Việt Nam là một trong ba nước (cùng với Thái Lan và Mỹ) đã trúng thầu cung cấp gạo sang thị trường Nhật Bản năm 2007 [22].Tuy nhiên chất lượng gạo Việt Nam còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. 2.1.3. Giá gạo xuất khẩu. Từ năm 2001-2003, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lại ở mức khá thấp, đặc biệt năm 2001 giá gạo hạ tới mức thấp nhất 167,53 USD/ tấn. Nhưng sau đó giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lại có sự phục hồi trở lại và tăng dần qua các năm từ năm 2004 đến năm 2006 Nhìn chung thì giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn này thường thấp hơn giá gạo thế giới do chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của thị trường như chủng loại. Ngay sau khi gia nhập WTO, năm 2007 lần đầu tiên giá gạo của Việt Nam vượt mốc 300 USD/tấn đối với hầu hết các loại gạo (gạo 5% tấ m, 10% tấm, 15% tấm). Đây cũng là lần đầu tiên giá gạo Việt Nam xuất khẩu ngang bằng với gạo Thái Lan cùng cấp các loại, từ 5% tấm, 10%,15% đến 20% tấm, và có thời điể m, giá gạo loại 25% tấm vượt cao hơn Thái Lan. Trong năm này Việt Nam đã trúng thầu cung cấp 474000 tấn gạo loại 25% tấm cho Philippin và một gói thầu cung cấp 14000 tấn gạo tẻ hạt dài cho thị trường Nhật Bản. Bên cạnh đó nhu cầu gạo ở
- Trung Đông và Châ u Phi tăng mạnh. Chính lượng cầu tăng mạnh trong khi nguồn cung của thế giới tăng không nhiều đã làm cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn ở mức cao kể từ đầu năm. [20] Năm 2008 là năm có nhiều biến động mạnh trong giá gạo xuất khẩu, có lúc giá gạo của Việt Nam tăng lên tới 1050 USD/tấn. Giá gạo chia làm 2 xu hướng rõ rệt: tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm, giảm mạnh trong 7 tháng cuối năm, giá gạo xuất khẩu bình quân cả năm là 610 USD/ tấn, tăng 86,7% so với năm 2007. Nguyên nhân giá gạo tăng đột biến là do lạm phát cao khiến chính phủ các nước tạm ngưng xuất khẩu gạo để ổn định tình hình trong nước, điều này dẫn đến nguồn cung giả m mạnh khiến giá gạo thế giới tăng cao. [10] Năm 2009 giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam chỉ đạt 405,42 USD/tấn đã giảm 33,54% so với năm 2008 Năm 2009 giá xuất khẩu bình quân từ đầu năm đến 5/12 chỉ đạt 405 USD/tấn, giả m 180 đô la so với cùng kỳ năm 2008, nhưng lượng gạo giao trong tháng 11 đạt mức giá bình quân đến 413,71 đô la M ỹ/tấn, tức những tháng cuối năm gạo đang được giá. [21] Trước đó, từ đầu năm đến tháng 9, tình hình mua bán gạo trên thế giới vẫn trầm lắng, giá gạo hầu như không thay đổi, thậm chí có lúc xuống thấp trong thời điể m từ tháng 3-6. Nguyên nhân xuất phát từ thông tin Ấn Độ trúng mùa và đưa lượng gạo dự trữ lên mức hơn 20 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay, và có thể xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn. Trong khi đó, Thái Lan vẫn tiếp tục thực hiệ n chương trình mua lúa có trợ giá cho nông dân, nâng mức tồn kho gạo lên hơn 6 triệu tấn và nhiều khả năng bán gạo tồn kho nhằm giả m chi phí, hao hụt khi lưu kho. Mặt khác, khủng hoảng tài chính trên thế giới cũng khiến việc mua bán gạo
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty CPXD & PTNT Phú Thọ
50 p | 2717 | 1183
-
Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Xí nghiệp dệt may xuất nhập khẩu và dịch vụ tổng hợp
172 p | 1081 | 554
-
Báo cáo tốt nghiệp “Thị trường tài chính Việt Nam, thực trạng và giải pháp phát triển”
21 p | 1758 | 503
-
Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Xí nghiệp may thuộc Công ty cổ phần Thùy Trang
157 p | 909 | 436
-
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: " THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VỐN BẰNG TIỀN VÀ MỘT VÀI ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC VỐN BẰNG TIỀN TẠI XÍ NGHIỆP PHÚ ĐIỀN "
46 p | 755 | 318
-
Báo cáo tốt nghiệp "Thực trạng của vấn đề sinh viên ra trường thất nghiệp"
12 p | 737 | 252
-
Báo cáo tốt nghiệp: "u thực trạng công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn của nước ta trong giai đoạn hiện nay và các giải pháp của quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.
34 p | 538 | 248
-
Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty dệt len Mùa Đông
138 p | 473 | 240
-
Báo cáo tốt nghiệp : Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển
105 p | 577 | 169
-
Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng hoạt động marketing của công ty TNHH Minh Quân giai đoạn 2002 - 2005
60 p | 553 | 168
-
Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Tân Minh
58 p | 454 | 121
-
Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng công tác kế toán của Công ty TNHH Mai Phương
42 p | 297 | 73
-
Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
69 p | 243 | 46
-
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
47 p | 186 | 29
-
Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm AAA -Chi Nhánh Bình Dương
74 p | 42 | 18
-
Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty TNHH Nam Vạn Long
109 p | 42 | 17
-
Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty cổ phần bảo hiểm AAA – chi nhánh Bình Dương
55 p | 36 | 11
-
Báo cáo tốt nghiệp thực tập ngành Kế toán: Công ty TNHH Hòa Bình - chi nhánh Đà Nẵng - khách sạn Wyndham DaNang Golden Bay
78 p | 19 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn