intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất sản phẩm OSC tại Công ty TNHH MTV công nghệ EB Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

31
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất sản phẩm OSC tại Công ty TNHH MTV công nghệ EB Việt Nam" nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và mức độ ảnh hưởng của chúng nhằm tối thiểu hóa chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm OSC tại công ty TNHH MTV công nghệ EB Việt Nam; Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm OSC cũng như hoàn thiện công tác tổ chức quản lý nhằm phát triển bền vững hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất sản phẩm OSC tại Công ty TNHH MTV công nghệ EB Việt Nam

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ *********** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT SẢN PHẨM OSC TẠI CÔNG TY TNHH MTV CÔNG NGHỆ EB VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Tạ Thị Bích Chung Lớp : D17QC01 Khoá : 2017 – 2021 Ngành : Quản lý công nghiệp Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Minh Đăng Bình Dƣơng, tháng 11/ 2020 i
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn của ThS.Nguyễn Minh Đăng. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố dưới hình thức nào trước đây. Những tài liệu có tham khảo để phân tích và nhận xét được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra còn có một số trích dẫn của nhiều tác giả, cơ quan tổ chức khác nhau đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Bình Dương, ngày 27, tháng 11, năm 2020 Sinh viên thực hiện Tạ Thị Bích Chung ii
  3. LỜI CAM KẾT Trong quá trình hoàn thành bài báo cáo, tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Minh Đăng đã chu đáo và tận tình hướng dẫn tôi để thực hiện bài báo cáo này. Đồng thời, tôi cũng rất chân thành cảm ơn Công ty TNHH MTV công nghệ EB đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập, tìm hiểu, thu thập thông tin thực tập tại công ty. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn thiện nhất. Song vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi mong nhận được sự đóng góp của thầy và những giảng viên khác để hoàn thiện bài báo cáo hơn. Nếu phát hiện có bất kì gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung trong bài báo cáo của mình. Xin chân thành cảm ơn! Bình Dương, ngày 27, tháng 11, năm 2020 Sinh viên thực hiện Tạ Thị Bích Chung iii
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................ii LỜI CAM KẾT......................................................................................................... iii MỤC LỤC.................................................................................................................. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................vii DANH MỤC HÌNH ẢNH........................................................................................viii DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................. ix PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2 5. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................. 3 6. Bố cục của đề tài ................................................................................................... 3 7. Kế hoạch thực hiện................................................................................................ 4 PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................... 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................ 5 1.1 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh ............................................................. 5 1.1.1 Khái niệm về hiệu quả ................................................................................... 5 1.1.2 Các loại hiệu quả ........................................................................................... 5 1.1.3 Khái niệm hiệu quả sản xuất.......................................................................... 8 1.1.4 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh.................................................... 9 1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng xuất sản xuất ........................................... 10 1.1.6 Ý nghĩa và sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ..... 11 1.2 Giới thiệu phương pháp 5S ................................................................................ 12 1.2.1 Tiêu chuẩn 5S thông thường........................................................................ 12 1.2.2 Tiêu chuẩn 5S thực tiễn ............................................................................... 13 1.2.3 Mục tiêu và tác dụng của 5S:....................................................................... 14 CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH MTV CÔNG NGHỆ EB ............. 16 iv
  5. VIỆT NAM ............................................................................................................... 16 2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty ......................................................................... 16 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ............................................................... 16 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty ............................................................ 17 2.1.3 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................ 18 2.1.4 Tình hình hoạt động của công ty trong 2 năm gần đây ................................ 20 2.1.5 Giới thiệu sản phẩm của công ty.................................................................. 22 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT SẢN PHẨM OSC TẠI CÔNG TY TNHH MTV CÔNG NGHỆ EB VIỆT NAM ...................... 24 3.1 Quy trình sản xuất sản phẩm OSC ..................................................................... 24 3..2 Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm OSC tại công ty TNHH MTV CN EB ................................................................................................................................ 34 3.2.1 Thực trạng kiểm tra (nguyên vật liệu).......................................................... 35 3.2.2 Thực trạng kiểm tra (ngoại quan) ................................................................ 36 3.3 Đánh giá tình hình chung của công ty ................................................................ 38 CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT ...... 40 SẢN PHẨM OSC TẠI CÔNG TY TNHH MTV CÔNG NGHỆ EB VIỆT NAM . 40 3.1 M ột số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất .................................................... 40 3.1.1. Kiểm soát nội bộ ........................................................................................ 40 3.1.2 Đào tạo nguồn nhân lực............................................................................... 42 3.1.3 Xây dựng phòng marketing thực hiện công tác nghiên cứu thị trường ......... 44 3.1.4 Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm .................................................... 44 3.2. Đề xuất mô hình 5s nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ..................................... 45 3.3 Kiến nghị và bài học kinh nghiệm ..................................................................... 48 3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà Nước ....................................................................... 48 3.3.2 Kiến nghị đối với Công ty ........................................................................... 48 3.3.3 Bài học kinh nghiệm ................................................................................... 49 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 51 v
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TNHH : Trách nhiệm hữu hạn MTV : Một thành viên CN : Công nghệ VN : Việt Nam QLCL : Quản lý chất lượng NVL : Nguyên vật liệu vi
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018 – 2019 .............. 20 Bảng 2.2: So sánh tình hình doanh thu 2018 – 2019 .............................................. 21 Bảng 2.3: Một số sản phẩm của công ty ................................................................. 22 Bảng 3.1: Nguyên vật liệu đầu vào ........................................................................ 26 Bảng 3.2: Một vài lỗi khi kiểm tra ngoại quan ....................................................... 31 vii
  8. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất sản xuất ..................................... 11 Hình 3.1 : Chi tiết từng bộ phận của sản phẩm OSC ............................................. 24 Hình 3.2: OSC gắn key trắng ................................................................................ 27 Hình 3.3: OSC chuẩn bị nhúng chì ....................................................................... 28 Hình 3.4: Hình ảnh công nhân đang nhúng chì ..................................................... 28 Hình 3.5: Hình ảnh hiện thị nhiệt độ đang nhúng chì ............................................ 29 Hình 3.6: Chích keo epoxy ................................................................................... 29 Hình 3.7: Cắm chân pin ........................................................................................ 30 Hình 3.8: Sửa chân chì cao ................................................................................... 30 Hình 3.9: Thử máy ............................................................................................... 30 Hình 3.10: Cắm con hàng vào khay ...................................................................... 33 Hình 3.11: Thành phẩm ........................................................................................ 34 Hình 3.12: Khu vực 2 tổ kiểm tra ngoại quan ....................................................... 36 viii
  9. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH MTV công nghệ EB VN .................... 18 Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất sản phẩm OSC ....................................................... 25 ix
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với nền kinh tế hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước một thử thách vô cùng lớn. Để có thể duy trì được sự phát triển bền vững với hiệu quả cao thì các doanh nghiệp phải trang bị cho mình những kiến thức về phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đánh giá được kết quả và hiệu quả kinh doanh. Từ đó, sẽ dễ dàng tìm ra các nhân tố tác động thuận lợi và khó khăn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để doanh nghiệp đề xuất các giải pháp kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất cho doanh nghiệp. Bất kì một doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn nâng cao hiệu quả sản xuất nhằm tối đa hóa lợi nhuận, duy trì và phát triển bền vững trên thị trường. Để đạt được mục tiêu đó, các doanh doanh nghiệp phải khai thác triệt để các nguồn lực, tận dụng mọi cơ hội, nghiên cứu kỹ nhu cầu của thị trường, cách thức kinh doanh, phát triển thương hiệu,… Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp là phát huy những thành tích đang có, khắc phục những nhược điểm đang vướng phải, tìm ra những tiềm năng và lợi thế chưa được khai thác. Công tác phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng và là điều mà các doanh nghiệp quan tâm nhất hiện nay. Các doanh nghiệp muốn được tồn tại và đứng vững trên thị trường khốc liệt hiện tại, muốn sản phẩm của mình có thể cạnh tranh với các sản phẩm của các doanh nghiệp khác thì phải tiến hành tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp. Hiện nay với tình hình dịch covid – 19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp thì tại Việt Nam với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, ý thức trách nhiệm của cộng đồng, dịch đang được kiểm soát rất tốt. Nhờ lũy kế 8 tháng vừa qua thì tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ cả nước đạt trên 3.225 nghìn tỷ đồng, chỉ giảm nhiều 0.02% so với cùng kỳ năm trước; trong đó doanh thu bán lẻ ước tính đạt trên 2.553 nghìn tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Công ty TNHH Một Thành Viên công nghệ EB Việt Nam là một công ty chuyên bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử cho quạt và bóng đèn,… nhưng sản phẩm trọng điểm mà công ty tập trung vào sản xuất đó là sản phẩm OSC, các đơn hàng mà công ty sản xuất luôn có sự đòi hỏi cao của khách hàng về mặt chất lượng sản phẩm: ngoại quan, đóng gói,… Trong thời gian thực tập tại công ty tôi nhận thấy được sản phẩm 1
  11. OSC đóng vai trò quan trọng đối với công ty mà hiệu quả sản xuất của OSC không cao nên tôi quyết định lựa chọn đề tài báo cáo tốt nghiệp là: “Thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất sản phẩm OSC tại Công ty TNHH MTV công nghệ EB Việt Nam”. Tôi mong rằng những biện pháp tôi đề ra có thể giúp ích được một phần nào đó trong hoạt động của Công ty TNHH MTV công nghệ EB Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho công ty. 2. Mục tiêu của đề tài - Tìm hiểu thực trạng công tác sản xuất kinh doanh của sản phẩm OSC tại công ty TNHH MTV công nghệ EB Việt Nam. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và mức độ ảnh hưởng của chúng nhằm tối thiểu hóa chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm OSC tại công ty TNHH MTV công nghệ EB Việt Nam. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm OSC cũng như hoàn thiện công tác tổ chức quản lý nhằm phát triển bền vững hơn. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm OSC tại Công ty TNHH MTV công nghệ EB Việt Nam. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Công ty TNHH MTV công nghệ EB Việt Nam - Thời gian: Từ ngày 1/8/2020 đến ngày 18/10/2020 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Tìm hiểu và phân tích các tư liệu liên quan đến đề tài nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh qua sách, báo, văn bản luật, tài kiệu nghiên cứu và một số phương tiện khác. Những tài liệu này là tài liệu thứ cấp, là nền tảng để phân tích các vấn đề liên quan đến đề tài. Phương pháp nghiên cứu định tính: 2
  12. - Phương pháp quan sát thực tiễn: Quan sát thực tế quy trình sản xuất sản phẩm OSC tại công ty để có cái nhìn thực tiễn và tổng quan nhất - Phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng bao gồm phương pháp: mô tả, so sánh, thống kê, tổng hợp những thông tin đã thu thập được đồng thời được học hỏi các kiến thức liên quan đế đề tài từ đó đưa các giải pháp giải quyết những khó khăn của công ty đang gặp phải trong quá trình sản xuất sản phẩm OSC tại công ty. - Phương pháp thu tập ý kiến từ chuyên gia: Thông qua quá trình thực tập, tiếp xúc với các phòng ban, tham khảo các ý kiến các nhân viên nghiệp vụ của công ty. 5. Ý nghĩa của đề tài 5.1 Ý nghĩa của đề tài đối với công ty - Đề tài này giúp công ty tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Bài nghiên cứu này nhằm tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những mối đe dọa đối với công ty. Đưa ra các biến pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty nhằm hạn chế các điểm yếu, đối phó với những mối đe dọa và đưa ra các biện pháp phòng ngừa phù giúp cho công ty 5.2 Ý nghĩa của đề tài đối với bản thân Giúp bản thân có những trải nghiệm thực tế tại công ty, giúp tôi quen dần với công việc kinh doanh và hiểu rõ được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 6. Bố cục của đề tài Bố cục của đề tài bao gồm 4 chương Phần mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Giới thiệu Công ty TNHH MTV công nghệ EB Việt Nam Chương 3: Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất sản phẩm osc tại Công ty TNHH MTV công nghệ EB Việt Nam 3
  13. Chương 4: Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất sản phẩm osc tại Công ty TNHH MTV công nghệ EB Việt Nam Phần kết luận 7. Kế hoạch thực hiện 1/9 – 14/9 – 28/9 – 12/10 – 26/10 – 2/11 – 14/9 28/9 12/10 26/10 2/11 9/11 Viết phần mở đầu và chương 1 Hoàn chỉnh phần mở đầu, chương 1 và viết chương 2, chương 3 Hoàn chỉnh chương 2 và chương 3 Viết chương 4 Hoàn chỉnh lại bài báo cáo Hoàn chỉnh chỉnh báo cáo cuối cùng 4
  14. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.1.1 Khái niệm về hiệu quả Theo Vũ Trọng Nghĩa (2020), hiệu quả trong tiếng Anh gọi là: Efficiency. - Hiệu quả xét ở góc độ kinh tế học vĩ mô: + Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó. + Hiệu quả là không lãng phí. - Hiệu quả xét ở góc độ chung và doanh nghiệp: + Hiệu quả được xác định bởi tỉ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. + Mối quan hệ tỉ lệ giữa chi phí kinh doanh phát sinh trong điều kiện thuận nhất và chi phí kinh doanh thực tế phát sinh được gọi là hiệu quả xét về mặt giá trị. + Là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định. Công thức: H = K/C Trong đó: H: Hiệu quả K: Kết quả đạt được C: Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó 1.1.2 Các loại hiệu quả - Hiệu quả xã hôi, kinh tế, kinh tế - xã hội và kinh doanh - Hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh doanh 5
  15. - Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và kinh doanh trên từng lĩnh vực - Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn Hiệu quả xã hội - Là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định. - Các mục tiêu xã hội đạt càng cao càng tốt: + Giải quyết công ăn, việc làm + Xây dựng cơ sở hạ tầng + Nâng cao phúc lợi xã hội, mức sống và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động + Đảm bảo và nâng cao sức khỏe cho người lao động + Cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường. Hiệu quả kinh tế - Phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt các mục tiêu kinh tế của một thời kì nào đó. - Các mục tiêu kinh tế đạt càng cao càng tốt: + Tốc độ tăng trưởng kinh tế + Tổng sản phẩm quốc nội + Thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân bình quân + Hiệu quả kinh tế gắn với nền kinh tế thị trường thuần túy và thường được nghiên cứu ở giác độ quản lí vĩ mô. Hiệu quả kinh tế - xã hội - Phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định. 6
  16. - Các mục tiêu kinh tế - xã hội: + Tốc độ tăng trưởng kinh tế + Tổng sản phẩm quốc nội + Thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân bình quân + Giải quyết công ăn, việc làm,… - Hiệu quả kinh tế - xã hội gắn với nền kinh tế hỗn hợp và được xem xét ở góc độ quản lý vĩ mô. Hiệu quả kinh doanh - Hiệu quả kinh doanh phạm là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh doanh xác định. Hiệu quả kinh doanh gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Chỉ xem xét ở các doanh nghiệp kinh doanh. Hiệu quả đầu tƣ - Hiệu quả đầu tư là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đầu tư xác định. Hiệu quả đầu tư gắn với hoạt động đầu tư cụ thể. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp - Phản ánh trình độ lợi dụng mọi nguồn lực để đạt mục tiêu toàn doanh nghiệp hoặc từng bộ phận của nó - Đánh giá khái quát và cho phép kết luận tính hiệu quả của toàn doanh nghiệp trong một thời kì xác định. Hiệu quả ở từng lĩnh vực - Phản ánh trình độ lợi dụng một nguồn lực cụ thể theo mục tiêu đã xác định; - Hiệu quả ở từng lĩnh vực không đại diện cho tính hiệu quả của doanh nghiệp, chỉ phản ánh tính hiệu quả sử dụng một nguồn lực cá biệt cụ thể. 7
  17. Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn - Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn: Là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh giá ở từng khoảng thời gian ngắn như: tuần, tháng, quí, năm, vài năm,… - Hiệu quả kinh doanh dài hạn: Là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh giá trong từng khoảng thời gian dài, gắn với các chiến lược, các kế hoạch dài hạn, lâu dài, gắn với quãng đời tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. - Mối quan hệ biện chứng giữa hiệu quả kinh doanh dài hạn và hiệu quả kinh doanh ngắn hạn: + Vừa có quan hệ biện chứng với nhau, và có thể mâu thuẫn nhau + Chỉ có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh ngắn hạn trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh doanh dài hạn + Nếu xuất hiện mâu thuẩn thì chỉ có hiệu quả kinh doanh dài hạn phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.3 Khái niệm hiệu quả sản xuất Theo Nguyễn Văn Ngọc (2018), hiệu quả sản xuất (productive efficiency) là khái niệm biểu thị hiệu quả của một thì trường trong việc sản xuất ra các sản phẩm với chi phí dài hạn thấp nhất bằng công nghệ hiện có. Hiệu quả sản xuất đạt được khi sản lượng được sản xuất trong các nhà máy có quy mô tối ưu và có sự cân bằng dài hạn giữa cung và cầu của thị trường. Theo P. Samerelson và W. Nordhaus (2018), hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hoá mà không cắt giảm một loạt sản lượng hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó. Thực chất của quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao. Có thể 8
  18. nói mức hiệu quả đưa ra ở đây là cao nhất, là lý tưởng và không thể có mức hiệu quả nào cao hơn nữa. 1.1.4 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh - Thứ nhất, phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh thực chất là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụng các yếu tố đầu vào và có tính đến các mục tiêu của doanh nghiệp. Mối quan hệ so sánh ở đây có thể là so sánh tuyệt đối và cũng có thể là so sánh tương đối. Về mặt so sánh tuyệt đối thì hiệu quả sản xuất kinh doanh là: H=K-C Trong đó: H: là hiệu quả sản xuất kinh doanh K: là kết quả đạt được C: là chi phí bỏ ra để sử dụng các nguồn lực đầu vào Còn về so sánh tương đối thì: H =K/C Do đó để tính được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ta phải tính kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Nếu xét mối quan hệ giữa kết quả và hiệu quả thì kết quả là cơ sở và tính hiệu quả sản xuất kinh doanh, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể là những đại lượng có khả năng cân, đo, đong đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, thị phần,... Như vậy, kết quả sản xuất kinh doanh thường là mục tiêu của doanh nghiệp. - Thứ hai, phải phân biệt hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế xã hội với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu về xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường là: + Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong phạm vi toàn xã hội hay phạm vi từng khu vực 9
  19. + Nâng cao trình độ văn hóa + Nâng cao mức sống + Đảm bảo vệ sinh môi trường Còn hiệu quả kinh tế xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu cả về kinh tế xã hội trên phạm vi từng vùng, từng khu vực của nền kinh tế. 1.1.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng xuất sản xuất Theo Nguyễn Thảo (2019), năng suất sản xuất là yếu tố sống còn trong quản trị sản xuất. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất luôn tìm kiếm các phương pháp cải tiến mới nhằm gia tăng năng suất sản xuất. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới năng suất, nhưng đặt trọng tâm vào cải tiến yếu tố nào thì lại tùy thuộc vào quyết định của mỗi doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất chia thành hai nhóm chủ yếu: - Nhóm nhân tố bên ngoài: bao gồm môi trường kinh tế thế giới, tình hình thị trường, cơ chế chính sách kinh tế của nhà nước. Thông thường, doanh nghiệp rất khó để tác động lên nhóm nhân tố bên ngoài. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể tìm cách để tận dụng tốt nhóm nhân tố này nhằm hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh. - Nhóm nhân tố bên trong: bao gồm nguồn lao động, vốn, công nghệ, tình hình và khả năng tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất. Có thể biểu diễn sự tác động của các nhân tố này theo sơ đồ sau: 10
  20. Hình 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất sản xuất Thông thường các doanh nghiệp thường tìm cách để điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất đến từ bên trong. Đây là các yếu tố dễ tác động và đem lại hiệu quả cao. Đối với các yếu tố bên ngoài, nếu biết tận dụng tốt, doanh nghiệp sẽ sở hữu những lợi thế lớn so với các doanh nghiệp khác trong ngành. 1.1.6 Ý nghĩa và sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường để có chiến thắng đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên áp dụng các tiến bộ khoa học, cải tiến phương thức hoạt động, cải tiến tổ chức quản lý sản xuất và kinh doanh nhằm nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh: - Đối với nền kinh tế quốc dân: hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế quan trọng, phản ánh yêu cầu quy luật tiết kiệm thời gian phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, trình độ sản xuất và mức độ hoàn thiện của quan hệ sản xuất trong cơ chế thị trường. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng cao, quan hệ sản xuất càng hoàn 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2