intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo " Vấn đề chuyển giao người chấp hành hình phạt tù theo Luật tương trợ tư pháp Việt Nam "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

138
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luật tương trợ tư pháp là văn bản đầu tiên của Việt Nam chính thức ghi nhận vấn đề hợp tác quốc tế của Việt Nam trong tiếp nhận, chuyển giao tù nhân để thi hành án.(1) Điều này thể hiện sự tiến bộ rõ nét, một bước phát triển tích cực của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam ở góc độ bảo đảm quyền con người. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi phân tích tóm tắt những vấn đề cơ bản về chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù quy định tại Chương...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo " Vấn đề chuyển giao người chấp hành hình phạt tù theo Luật tương trợ tư pháp Việt Nam "

  1. nghiªn cøu - trao ®æi Ts. NguyÔn ThÞ Ph-¬ng Hoa * uật tương trợ tư pháp là văn bản đầu pháp luật quốc gia, quốc tế liên quan. Cụ L tiên của Việt Nam chính thức ghi nhận vấn đề hợp tác quốc tế của Việt Nam trong thể, đối với trường hợp Việt Nam đã kí kết điều ước quốc tế đa phương hoặc song tiếp nhận, chuyển giao tù nhân để thi hành phương với quốc gia có yêu cầu tiếp nhận án.(1) Điều này thể hiện sự tiến bộ rõ nét, hoặc chuyển giao người đang chấp hành án một bước phát triển tích cực của pháp luật thì căn cứ pháp lí để thực hiện hoạt động tố tụng hình sự Việt Nam ở góc độ bảo đảm hợp tác là quy định của điều ước quốc tế quyền con người. Trong phạm vi bài viết liên quan. Đối với trường hợp Việt Nam này, chúng tôi phân tích tóm tắt những vấn chưa kí kết bất cứ điều ước quốc tế đa đề cơ bản về chuyển giao người đang chấp phương hoặc song phương nào với quốc gia hành hình phạt tù quy định tại Chương V có yêu cầu tiếp nhận hoặc chuyển giao Luật tương trợ tư pháp. Qua đó, chúng tôi người đang chấp hành án thì việc hợp tác nêu lên một số vấn đề cần được tiếp tục phải căn cứ vào các quy định của Luật nghiên cứu để hoàn thiện các quy định pháp tương trợ tư pháp và thoả thuận giữa hai luật liên quan. quốc gia trong từng vụ việc cụ thể. 1. Những vấn đề cơ bản về chuyển 1.2. Giới hạn về đối tượng tiếp nhận giao người đang chấp hành hình phạt tù hoặc chuyển giao theo Luật tương trợ tư pháp Luật tương trợ tư pháp xác định rõ giới 1.1. Các căn cứ pháp lí để Việt Nam hạn các đối tượng mà Việt Nam sẽ tham gia thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế trong tiếp nhận hoặc chuyển giao để chấp hành việc tiếp nhận, chuyển giao người đang án. Trước hết, họ là những người bị kết án chấp hành án tù và đã chấp hành được một phần hình Khoản 2 Điều 49 Luật tương trợ tư pháp phạt. Lưu ý rằng những người bị kết án tù xác định các căn cứ pháp lí để Việt Nam nhưng chưa chấp hành án thì được tiếp nhận thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế trong hoặc chuyển giao theo chế định dẫn độ chứ việc tiếp nhận, chuyển giao người đang không theo chế định chuyển giao phạm chấp hành án gồm: Quy định của các điều nhân để thi hành án. Ngoài ra, những người ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, * Giảng viên Khoa luật hình sự Quy định của Luật tương trợ tư pháp và Trường đại học luật thành phố Hồ Chí Minh t¹p chÝ luËt häc sè 4/2011 37
  2. nghiªn cøu - trao ®æi bị kết án với những loại hình phạt khác nước ngoài.(6) Vậy, hai quy định vừa nêu có (không phải là hình phạt tù) cũng không mâu thuẫn với nhau không? Theo chúng tôi, thuộc đối tượng tiếp nhận hoặc chuyển giao hai quy định này không mâu thuẫn với để thi hành án. Việc quy định giới hạn về nhau, bởi lẽ trong việc dẫn độ người phạm đối tượng như vậy xuất phát từ lí do chỉ tội, người bị dẫn độ không có quyền lựa việc chấp hành hình phạt tù mới có những chọn việc có bị dẫn độ hay không (họ chỉ có điểm đặc thù cần đến sự hỗ trợ ở quốc gia quyền đề đạt các yêu cầu). Nói cách khác, nơi mà người phải thi hành án là công dân, trong hoạt động dẫn độ, ý chí của người bị ví dụ: cuộc sống trong trại giam, vấn đề tái dẫn độ không có vai trò quyết định (tuy hoà nhập cộng đồng.(2) không mong muốn, họ vẫn có thể bị dẫn Bên cạnh các điều kiện chung đã nêu, độ). Đối với hoạt động chuyển giao phạm Luật tương trợ tư pháp còn phân hoá điều nhân để tiếp tục thi hành án, ý chí của kiện cụ thể đối với các đối tượng Việt Nam người đang chấp hành án có vai trò quyết có thể tiếp nhận hoặc chuyển giao. Thứ định. Sự đồng ý của họ là một trong những nhất, các đối tượng có thể được tiếp nhận điều kiện bắt buộc để thực hiện việc chuyển để chấp hành án tại Việt Nam chỉ bao gồm giao, vì vậy nếu công dân Việt Nam cho công dân Việt Nam có nơi thường trú cuối rằng việc họ chấp hành án ở nước ngoài cùng ở Việt Nam.(3) Theo quy định này, thuận lợi hơn thì Nhà nước vẫn có thể xem người không có quốc tịch, người nước xét việc thực hiện chuyển giao. ngoài (kể cả người nước ngoài cư trú 1.3. Các điều kiện tiếp nhận hoặc thường xuyên tại Việt Nam) và kể cả công chuyển giao người đang chấp hành hình dân Việt Nam nhưng không có nơi thường phạt tù trú cuối cùng tại Việt Nam không thuộc Các điều kiện để Việt Nam tiếp nhận hoặc phạm vi đối tượng được tiếp nhận.(4) Thứ chuyển giao người đang chấp hành hình phạt hai, các đối tượng Việt Nam có thể chuyển tù được quy định tại Điều 50 Luật tương trợ giao cho nước ngoài để tiếp tục chấp hành tư pháp. Các điều kiện đó bao gồm: án bao gồm: “Người nước ngoài, người có a. Tính tội phạm kép: Hành vi của người quyền cư trú không thời hạn ở nước ngoài đang chấp hành án vừa cấu thành tội phạm hoặc người có người thân thích ở nước theo pháp luật của nước kết án vừa cấu ngoài”.(5) Như vậy, công dân Việt Nam thành tội phạm theo pháp luật của nước tiếp đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam nhận hoặc chuyển giao. vẫn có thể được chuyển giao cho nước b. Thời hạn còn lại chưa chấp hành hình ngoài để tiếp tục chấp hành án ở nước phạt tù: Vào thời điểm nhận được yêu cầu ngoài. Liên quan đến vấn đề này, cần nhắc tiếp nhận hoặc chuyển giao, thời hạn chưa lại rằng theo quy định về dẫn độ, công dân chấp hành hình phạt tù phải còn lại ít nhất Việt Nam không bị dẫn độ để thi hành án ở là một năm. Trong trường hợp đặc biệt, thời 38 t¹p chÝ luËt häc sè 4/2011
  3. nghiªn cøu - trao ®æi hạn này còn ít nhất là sáu tháng. Nam để chấp hành án. Vấn đề đặt ra là tại c. Thủ tục tố tụng: Bản án đối với sao Luật tương trợ tư pháp không quy định người được chuyển giao đã có hiệu lực căn cứ từ chối tiếp nhận phạm nhân từ pháp luật và không còn thủ tục tố tụng nào nước ngoài về Việt Nam? Để lí giải điều đối với người đó tại nước tiếp nhận hoặc này cần so sánh sự khác nhau giữa việc chuyển giao. chuyển giao phạm nhân cho nước ngoài d. Ý chí của quốc gia tiếp nhận hoặc với việc tiếp nhận phạm nhân về nước để chuyển giao: Có sự đồng ý của nước tiếp thi hành án. Khi tiếp nhận phạm nhân về nhận hoặc chuyển giao. nước để thi hành án, Nhà nước sẽ có quyền e. Ý chí của người được tiếp nhận hoặc kiểm soát đối với phạm nhân vì vậy các chuyển giao: Có sự đồng ý của người được nguy cơ đe dọa gây phương hại đến chủ tiếp nhận hoặc chuyển giao. quyền, an ninh quốc gia có thể bị loại bỏ Riêng đối với trường hợp Việt Nam hoặc đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ. chuyển giao người đang chấp hành án cho Ngược lại, khi chuyển giao phạm nhân cho nước ngoài, ngoài các điều kiện đã nêu trên, nước ngoài để thi hành án, quyền kiểm người đang chấp hành án còn phải thoả mãn soát của Nhà nước đối với phạm nhân sẽ bị thêm điều kiện: “thực hiện xong phần trách mất, điều này có thể dẫn đến những nguy nhiệm dân sự, hình phạt bổ sung là phạt hiểm nhất định. Vì lẽ này, quy định việc từ tiền, tịch thu tài sản và các trách nhiệm chối chuyển giao là cần thiết. pháp lí khác trong bản án”.(7) 1.5. Các vấn đề về thủ tục và chi phí 1.4. Các căn cứ từ chối chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù Bên cạnh các vấn đề về nội dung của Trong những trường hợp đặc biệt nếu có hoạt động chuyển giao người đang chấp căn cứ cho rằng việc chuyển giao người hành hình phạt tù, Luật tương trợ tư pháp đang chấp hành hình phạt tù có thể phương đã quy định các thủ tục cũng như cơ chế về hại đến chủ quyền, an ninh của quốc gia chi phí liên quan đến hoạt động chuyển giao hoặc người được chuyển giao có thể bị tra người đang chấp hành án, trong đó có tấn, trả thù hoặc truy bức tại nước tiếp nhận những vấn đề đáng lưu ý sau: Thứ nhất, toà thì Việt Nam có thể từ chối chuyển giao án nhân dân cấp tỉnh nơi người bị kết án mặc dù các điều kiện trên thoả mãn.(8) Đây đang chấp hành hình phạt tù là cơ quan có là những quy định nhằm bảo vệ chủ quyền, thẩm quyền quyết định việc tiếp nhận hoặc an ninh quốc gia; bảo đảm quyền con người chuyển giao. Thứ hai, việc xem xét, quyết của người đang chấp hành hình phạt. định được tiến hành theo mô hình hai cấp Khác với việc chuyển giao, Luật tương xét xử, có nghĩa là các quyết định của toà trợ tư pháp không quy định căn cứ từ chối án nhân dân cấp tỉnh có thể bị kháng cáo tiếp nhận phạm nhân từ nước ngoài về Việt hoặc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. t¹p chÝ luËt häc sè 4/2011 39
  4. nghiªn cøu - trao ®æi Thứ ba, người đang chấp hành hình phạt có về ý chí của phạm nhân được xếp cuối cùng quyền mời luật sư để trình bày các ý kiến trong số các điều kiện. Tuy về mặt nội dung liên quan tại phiên họp của hội đồng xem dù được xếp ở vị trí nào thì việc chuyển xét việc tiếp nhận hoặc chuyển giao. giao cũng phải đáp ứng điều kiện này 2. Một số kiến nghị hoàn thiện các nhưng về mặt hình thức, trật tự sắp xếp đó quy định của Luật tương trợ tư pháp về phản ánh sự đánh giá của nhà làm luật về chuyển giao người đang chấp hành hình mức độ quan trọng của mỗi điều kiện. Theo phạt tù chúng tôi, điều kiện này rất quan trọng nên Như phân tích ở trên, Chương V của cần được xếp ở những vị trí ưu tiên cao. Luật tương trợ tư pháp năm 2007 đã quy Điều này không chỉ là sự khẳng định về vai định khá toàn diện các vấn đề cơ bản liên trò của nó mà còn là định hướng để những quan đến hoạt động chuyển giao người phải cơ quan áp dụng pháp luật ưu tiên kiểm tra chấp hành hình phạt tù. Tuy nhiên, theo đối với những hồ sơ cụ thể. chúng tôi, các quy định về điều kiện để Việt Thứ hai, về điều kiện thời hạn còn lại Nam tiếp nhận hoặc chuyển giao phạm của phần hình phạt chưa chấp hành nhân để thi hành án vẫn còn một số điểm Điều kiện về thời hạn còn lại của phần cần được bàn luận và nghiên cứu. hình phạt chưa chấp hành được quy định Thứ nhất, về trật tự sắp xếp các điều dựa trên sự cân nhắc tính hiệu quả của kiện tiếp nhận hoặc chuyển giao người đang việc chuyển giao. Trước hết, việc xác định chấp hành hình phạt tù thời hạn còn lại phải chấp hành là nhằm Trật tự sắp xếp các điều kiện cho thấy ý bảo đảm ý nghĩa của việc chuyển giao chí của nhà làm luật trong việc đánh giá phạm nhân để thi hành án. Nếu thời hạn mức độ quan trọng của mỗi điều kiện. Khảo còn lại của phần hình phạt chưa chấp hành sát pháp luật của một số nước và một số quá ngắn thì việc chuyển giao không đạt công ước quốc tế về chuyển giao phạm được mục đích đề ra. Ngoài ra, ở khía nhân để thi hành án có thể nhận thấy vấn đề cạnh kinh tế, nếu thời hạn còn lại của ý chí của người bị chuyển giao được đánh phần hình phạt chưa chấp hành quá ngắn giá rất cao và có ý nghĩa quan trọng. (9) Sự thì các chi phí về thời gian và tài chính đã đồng ý của phạm nhân được coi là điều kiện đầu tư cho hoạt động chuyển giao cũng tiên quyết bởi lẽ hoạt động chuyển giao được xem là không hiệu quả. phạm nhân để thi hành án xuất phát sâu xa Các công ước quốc tế về chuyển giao từ mục đích nhân đạo. Nếu không có sự phạm nhân để thi hành án và pháp luật của đồng ý của phạm nhân thì việc chuyển giao một số nước trên thế giới quy định thời có thể bị phản tác dụng xét từ góc độ mục hạn này là 6 tháng và trong những trường đích và ý nghĩa của hoạt động này. Trong hợp đặc biệt cho phép áp dụng thời hạn pháp luật hiện hành của chúng ta, điều kiện dưới 6 tháng.(10) Các trường hợp được coi 40 t¹p chÝ luËt häc sè 4/2011
  5. nghiªn cøu - trao ®æi là đặc biệt như: Nước chuyển giao và thay đổi bản chất của tính tội phạm kép nước tiếp nhận ở gần nhau, người đang theo nghĩa truyền thống (in concreto). Đây chấp hành án có khiếm khuyết về thể chất là sự vận dụng linh hoạt nhằm bảo đảm tối hoặc tâm thần mà việc tái hoà nhập là tốt đa quyền con người của người chấp hành nhất ở quê hương của họ. Theo chúng tôi, án ở góc độ nhân đạo, bởi lẽ việc phạm quy định thời hạn tối thiểu 1 năm theo nhân không thể thoát khỏi việc phải chấp pháp luật của Việt Nam là khá dài. Chúng hành bản án là điều rõ ràng và hiển nhiên. tôi thiết nghĩ Việt Nam nên áp dụng theo Việc chấp hành đó là bắt buộc hoặc ở nước chuẩn chung của các công ước quốc tế, đó mà họ đã bị kết án hoặc ở nước mà họ là là giảm thời hạn này xuống 6 tháng(11) công dân. Chính vì vậy, để tạo điều kiện đồng thời có quy định mở về những thuận lợi nhất cho phạm nhân trong quá trường hợp đặc biệt cho phép tiếp nhận trình chấp hành án và xây dựng tiền đề tốt hoặc chuyển giao phạm nhân để thi hành nhất cho họ tái hoà nhập cộng đồng sau khi án với thời hạn của phần hình phạt chưa được trả tự do không nên đòi hỏi điều kiện chấp hành ít hơn 6 tháng. “cứng” về tính tội phạm kép. Khi không Thứ ba, điều kiện về tính tội phạm kép quy định điều kiện hành vi của người đang “Tính tội phạm kép” là điều kiện cần chấp hành án phải cấu thành tội phạm ở thiết trong các hoạt động tương trợ tư pháp nước tiếp nhận, có thể có ý kiến lo ngại về hình sự, bởi lẽ tính hợp pháp của những rằng phạm nhân sẽ khiếu nại về tính hợp biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với pháp của việc phải chấp hành hình phạt ở người liên quan đến hoạt động tương trợ tư nơi mà hành vi của họ không cấu thành tội pháp trước hết phải được đánh giá theo phạm. Vấn đề này được giải quyết khi pháp luật của nước thực hiện các hoạt động chúng ta khẳng định, một trong những điều cưỡng chế. Trong việc chuyển giao phạm kiện để người đang chấp hành án được tiếp nhân để thi hành án có cần thiết quy định nhận hoặc chuyển giao là sự đồng ý của họ điều kiện này không? Xuất phát từ ý nghĩa về việc tiếp tục chấp hành án ở nước tiếp và mục đích nhân đạo của việc chuyển giao nhận. Sự đồng ý này là cơ sở pháp lí để phạm nhân để thi hành án, trên thế giới quốc gia tiếp nhận bác bỏ khiếu nại của đang có quan điểm và một số thực tiễn áp họ.(13) Do vậy, chúng tôi cho rằng những dụng “tính tội phạm kép” theo nghĩa rộng vấn đề mới đặt ra đối với cách hiểu điều (in abstracto), có nghĩa là chỉ đòi hỏi hành kiện “tính tội phạm kép” trong hoạt động vi nguy hiểm cấu thành tội phạm ở nước chuyển giao phạm nhân có những hạt nhân kết án và cấu thành hành vi vi phạm pháp hợp lí nhất định và cần nghiên cứu toàn luật hành chính của nước tiếp nhận, chuyển diện các quy định liên quan của pháp luật giao.(12) Hiểu “tính tội phạm kép” theo nước ta để xem xét khả năng vận dụng điều nghĩa này thực chất là đã mở rộng và làm kiện này theo nghĩa rộng như đã nêu. t¹p chÝ luËt häc sè 4/2011 41
  6. nghiªn cøu - trao ®æi Tóm lại, chúng tôi cho rằng việc Luật tương trợ tư pháp của Việt Nam chính thức (4). Theo quy định của pháp luật xuất nhập cảnh, những người được coi là cư trú dài hạn tại Việt Nam cho phép tiếp nhận, chuyển giao người là những người cư trú trên 185 ngày/năm. đang chấp hành án phạt tù là tiến bộ rõ nét (5).Xem: Điểm a khoản 2 Điều 50 Luật tương trợ tư nhìn từ góc độ bảo đảm quyền con người pháp năm 2007. của người chấp hành án. Các quy định về (6).Xem: Điểm a khoản 1 Điều 35 Luật tương trợ tư vấn đề này của Việt Nam có sự tương đồng pháp năm 2007. (7).Xem: Điểm b khoản 2 Điều 50 Luật tương trợ tư với quy định của nhiều nước trên thế giới pháp năm 2007. và các công ước quốc tế liên quan. Sự (8).Xem: Điều 51 Luật tương trợ tư pháp năm 2007. tương đồng đó tạo thuận lợi cho hoạt động (9). Ví dụ: Công ước về chuyển giao phạm nhân để hợp tác quốc tế. Những giá trị tiến bộ này thi hành án năm 1983 (được sửa đổi, bổ sung năm cần được đánh giá cao. Tuy nhiên, bên 1997), Quy định về chuyển giao phạm nhân năm cạnh những thành công đã nêu, quy định 2002 của Australia (International Transfer of Prisoners Regulations 2002, Australia). hiện hành của Việt Nam về điều kiện để (10). Công ước về chuyển giao phạm nhân để thi tiếp nhận và chuyển giao người đang chấp hành án năm 1983 (được sửa đổi, bổ sung năm 1997), hành án cần được nghiên cứu điều chỉnh để Quy định về chuyển giao phạm nhân năm 2002 của bảo vệ tốt hơn quyền của người đang chấp Australia (International Transfer of Prisoners hành án. Cụ thể: 1) Điều kiện về ý chí của Regulations 2002, Australia), Công ước của các bang người đang chấp hành án đối với hoạt động trong nước Mỹ về thi hành án hình sự ở nước ngoài (Inter-American Convention on Serving Criminal tiếp nhận hoặc chuyển giao cần được coi là Sentence Abroad). điều kiện tiên quyết và sắp xếp ở những vị (11). Việc quy định thời gian chấp hành hình phạt tù trí thể hiện vai trò quan trọng của nó; 2) còn lại ít nhất là 6 tháng không những tương đồng với Điều kiện về thời hạn còn lại của phần các công ước quốc tế mà còn phù hợp với một số hiệp hình phạt chưa chấp hành nên giảm xuống định song phương mà Việt Nam đã kí kết. Ví dụ: Khoản 3 Điều 62 Hiệp định tương trợ tư pháp về các 6 tháng và cho phép được rút ngắn hơn vấn đề dân sự và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ trong những trường hợp đặc biệt; 3) nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga quy định: “Việc Nghiên cứu hoàn thiện điều kiện về tính tội dẫn độ để thi hành bản án được tiến hành đối với phạm kép trong hoạt động tiếp nhận, những hành vi mà theo pháp luật của cả hai bên kí chuyển giao người đang chấp hành án./. kết là tội phạm, người bị yêu cầu dẫn độ đã bị kết án phạt tù với thời hạn không dưới 6 tháng hoặc hình (1). Hoạt động tiếp nhận, chuyển giao người đang phạt nặng hơn”. chấp hành hình phạt tù còn được gọi chung là chuyển (12). Ví dụ, Xem: Candido Cunha, Tlđd. Candido giao người đang chấp hành hình phạt tù. Cunha cho rằng “tính tội phạm kép” có thể được hiểu (2). Quy định này của nước ta tương đồng với quy theo nghĩa rộng, có nghĩa là bao gồm trường hợp một định phổ biến của nhiều quốc gia trên thế giới, ví dụ: hành vi được coi là vi phạm pháp luật hình sự ở nước Australia, Mỹ, Pháp. này và vi phạm pháp luật hành chính ở nước khác; (3).Xem: Điểm a, b khoản 1 Điều 50 Luật tương trợ Xem: Discussion Paper, Tlđd. tư pháp năm 2007. (13).Xem: Candido Cunha, Tlđd. 42 t¹p chÝ luËt häc sè 4/2011
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0