Báo cáo y học: "ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH NHÂN BỊ RẮN HỔ CHÚA CẮN VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG HUYẾT THANH KHÁNG NỌC"
lượt xem 10
download
Việt Nam, nước nông nghiệp nhiệt đới, rất thuận lîi cho các loài rắn đéc phát triển, gây hại cho người, trong đó rắn hổ chúa là nguy hiểm nhất. Tû lÖ tö vong do r¾n Hæ chóa khi ch−a cã huyÕt thanh kh¸ng näc (HTKN) ®Æc trÞ rÊt lín (20%). Qua nghiên cứu cho thấy HTKN hổ chúa có hiệu quả điều trị rõ rệt trên 42 bệnh nhân (BN) bị rắn hổ chúa cắn: hồi phục nhiễm độc thần kinh toàn thân nhanh chóng, 100% BN được cứu sống. So với 79 BN không dùng HTKN hổ chúa...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo y học: "ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH NHÂN BỊ RẮN HỔ CHÚA CẮN VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG HUYẾT THANH KHÁNG NỌC"
- ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH NHÂN BỊ RẮN HỔ CHÚA CẮN VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG HUYẾT THANH KHÁNG NỌC Trịnh Xuân Kiếm* Tãm t¾t Việt Nam, n−íc nông nghiệp nhiệt đới, rất thuận lîi cho các loài rắn đéc phát triển, gây hại cho người, trong đó rắn hổ chúa là nguy hiểm nhất. Tû lÖ tö vong do r¾n Hæ chóa khi ch−a cã huyÕt thanh kh¸ng näc (HTKN) ®Æc trÞ rÊt lín (20%). Qua nghiên cứu cho thấy HTKN hổ chúa có hiệu quả điều trị rõ rệt trên 42 bệnh nhân (BN) bị rắn hổ chúa cắn: hồi phục nhiễm độc thần kinh toàn thân nhanh chóng, 100% BN được cứu sống. So với 79 BN không dùng HTKN hổ chúa điều trị, tình trạng nhiễm độc thần kinh kéo dài tới 10 lần, tỷ lệ tử vong cao (6,3%). Phản ứng không mong muốn của HTKN hổ chúa do Việt Nam sản xuất trong giới hạn cho phép của quốc tế. Kết quả đó đã kh¼ng định tính “an toàn” và “hiệu quả” của HTKN Hổ chúa Việt Nam. * Từ khóa: Rắn hổ chúa; Huyết thanh kháng nọc; Hiệu quả điều trị. clinical features of patients were bitten by king cobra and efficacy of specific antivenom treatment SUMMARY Vietnam is an agricultural and tropical country. So that there was a lot of snakes of medical importance. In this, king cobra (KC) “Ophiophagus Hannah” was the most dangerous snake with mortality was 20%. Specific antivenom treatment was carried out for 42 king cobra patients: The neuro-muscular envenoming was recoveried within 15.50 - 18.40 hrs, mortality was 0%, the side effect was 13.8%. Comparison with 79 patients, the neuro-muscular envenoming was longer until 10 times, mortality was 6.30 %. The safety and efficacy of the first king cobra antivenom of Vietnam were definitely affirmed. * Key words: King cobra; Specific antivenom; Effect treatment. ®Æt vÊn ®Ò Việt Nam là một nước nhiệt đới, rất thuận lợi cho các loài rắn độc phát triển và gây hại cho người. Thông báo của “Hội nghị chuyên đ ề v ề rắn độc và điều trị nạn nhân rắn độc” tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 1998: mỗi năm nước ta có tới 30.000 nạn nhân rắn độc cắn [5], trong đó, rắn hổ chúa (Ophiophagus Hannah, King cobra) nguy hiểm nhất, vì rắn hổ chúa có kích thước và * Trung t©m chèng ®éc, BÖnh viÖn B¹ch Mai Ph¶n biÖn khoa häc: GS. TS. NguyÔn V¨n Mïi
- trọng lượng lớn nhất trong tất cả các loài rắn độc (dài 7 - 8 m, nặng 9 - 10 kg/con). Đặc biệt, rắn hổ chúa thường chủ động tấn công người. Mỗi lần cắn, rắn hổ chúa có thể nhả ra lượng nọc làm chết tới 15 người lớn khỏe mạnh [1, 4]. Việc chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn. Khi chưa có huyết thanh kháng nọc (HTKN), BN bị rắn hổ chúa cắn thường tử vong trong vài giờ [2]. Từ năm 2003, đã có đề tài nghiên cứu chế tạo HTKN rắn hổ chúa. Kết quả nghiên cứu đã xác lập được qui trình kỹ thuật chế tạo HTKN rắn hổ chúa, đủ tiêu chuẩn kiểm định Quốc gia, có thể nghiên cứu sẵn sàng cho ứng dụng lâm sàng cứu người bị nạn. Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu: 1. Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng của BN bị rắn hổ chúa cắn. 2. Xác định “an toàn” và “hiệu quả” điều trị của HTKN hổ chúa. ĐỐI TƯỢNG vµ PHƯƠNG PHÁP nghiªn cøu 1. Đối tượng nghiên cứu. - Nhóm (a): 79 BN chẩn đoán xác định bị rắn hổ chúa cắn, nhiễm độc nặng, nhập Bệnh viện Bạch Mai từ 2000 đến 2004, không được điều trị bằng HTKN hổ chúa (khi đó chưa có HTKN hổ chúa). - Nhóm (b): 42 BN chẩn đoán xác định bị rắn hổ chúa cắn, nhiễm độc nặng, nhập Bệnh viện Bạch Mai và Chợ Rẫy từ 2005 - 2006, được điều trị bằng HTKN rắn hổ chúa. 2. Phương pháp nghiên cứu. - Nghiên cứu tiÕn cứu, mở. - Kỹ thuật chẩn đoán, theo dõi lâm sàng, xét nghiệm và điều trị hỗ trợ theo phác đồ thống nhất. - Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y sinh học SPSS 11.5. KẾT QUẢ nghiªn cøu vµ bµn luËn Bảng 1: Phân bố BN theo tuổi, giới. Nhãm nghiªn cøu Nhãm (a) Nhãm (b) ChØ tiªu nghiªn cøu Tuổi (18 - 60) 79 (100%) 42 (100%) Giới - Nam 71 (89,9%) 37 (88,0%) - Nữ 08 (10,1%) 05 (12,0%) Gần 90% BN bị rắn hổ chúa cắn là nam giới, trong độ tuổi lao động. Bảng 2: Sơ cứu tuyến trước. Nhãm nghiªn cøu Nhãm (a) Nhãm (b) ChØ tiªu nghiªn cøu Garo 79 (100%) 42 (100%) Chích rạch vết thương 79 (100%) 42 (100%) Đắp thuốc nam 79 (100%) 42 (100%) - 100% BN bị rắn hổ chúa c¾n đã được sơ cứu trước khi nhập viện bằng garo, chích rạch, đắp thuốc nam. Đó là cách xử trí không đúng kỹ thuật. Bảng 3: Triệu chứng tim mạch khi nhập viện.
- Nhãm nghiªn cøu Nhãm (a) Nhãm (b) ChØ tiªu nghiªn cøu Mạch > 90 lần/phút 79 (100%) 42 (100%) Huyết áp (HA) tối đa: - > 120 mmHg 09 (11,3%) 04 (9,5%) - < 120 mm Hg 70 (88,6%) 38 (90,5%) Ngừng tim trước vào viện 02 (2,5%) 01 (2,4%) Rối loạn nhịp (cuồng nhĩ) 54 (68,3%) 29 (69,0%) Shock 67 (84,8%) 38 (90,5%) Hầu hết BN bị rắn hổ chúa cắn đều bị rối loạn tim mạch, shock trước khi nhập viện. Bảng 4: Tổn thương tại chỗ. Nhãm nghiªn cøu Nhãm (a) Nhãm (b) chØ tiªunghiªn cøu Vị trí vết cắn - Ngón tay 40 (56,6%) 22 (52,4%) - Bàn tay 25 (31,6%) 15 (35,7%) - Cẳng tay 14 (17,7%) 06 (14,3%) - Tay phải 19 (24,1%) 09 (21,4%) - Tay trái 60 (75,9%) 33 (78,6%) Sưng nề (hội chứng khoang) 79 (100%) 42 (100%) Hạch vùng nách, bẹn 79 (100%) 42 (100%) Chảy máu vết cắn 79 (100%) 42 (100%) Hoại tử 79 (100%) 42 (100%) - Phần lớn BN bị rắn hổ chúa cắn vào tay, tay trái nhiều hơn tay phải. - Chảy máu, hoại tử, sưng nề chèn ép khoang là triệu chứng tại chỗ điển hình của BN bị rắn hổ chúa cắn. Bảng 5: Triệu chứng toàn thân, đặt nội khí quản, thở máy. Nhãm nghiªn cøu Nhãm (a) Nhãm (b) chØ tiªu nghiªn cøu Sụp mi 79 ( 100%) 42 (100%) Nói ngọng 71 (89,9%) 38 (90,5%) Nôn ói 66 (83,5%) 36 (85,7%) Tăng tiết 54 (68,4%) 30 (71,4%) Khó thở 71 (89,9%) 38 (90,5%) Liệt tứ chi 73 (92,4%) 39 (92,8%) Đặt nội khí quản 71 (89,9%) 38 (90,5%) Thở máy 71 (89,9%) 38 (90,5%) - Nhiễm độc thần kinh: sụp mi, nói ngọng, nôn ói, tăng tiết, liệt tứ chi và suy hô hấp cấp là triệu chứng toàn thân nhiễm độc thần kinh - cơ điển hình của BN bị rắn hổ chúa cắn. - Hầu hết BN bị rắn hổ chúa cắn đều phải đặt nội khí quản, thở máy kéo dài. Bảng 6: Kết quả xét nghiệm. Nhãm nghiªn cøu Nhãm (a) Nhãm (b) (n = 79) (n = 42) chØ tiªu nghiªn cøu
- Hồng cầu (T/l) 4,70 ± 0,65 4,54 ± 0,67 Bạch cầu (G/l) 16,30 ± 5,50 15,57 ± 6,55 Tiểu cầu (G/l) 140,30 ± 60,50 134,6 ± 69,55 PT (giây) 14,20 ± 4,60 13,10 ± 4,58 PTT (giây) 31,50 ± 5,40 30,50 ± 3,40 BUN (mg%) 17,30 ± 4,30 16,09 ± 5,70 Creatinin (mg%) 1,08 ± 0,46 1,04 ± 0,50 + Na (mEq/l) 138,50 ± 4,10 135,30 ± 4,30 + K (mEq/l) 3,60 ± 0,50 3,90 ± 0,50 + Ca (mEq/l) 3,80 ± 1,25 3,89 ± 1,31 - Cl (mEq/l) 95,10 ± 4,30 100,10 ± 5,41 CK (U/l) 1350,0 ± 15,6 1370,0 ± 13,5 Myoglobine/niệu (+) 6 3 - Không có sự khác biệt về triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm giữa 2 nhóm nghiên cứu. - Chức năng đông máu giảm nhẹ, có myoglobine/niệu, đặc biệt tăng CK. Bảng 7: So sánh kết quả điều trị giữa 2 nhóm. Nhãm nghiªn cøu Nhãm (a) Nhãm (b) (n = 79) (n = 42) ChØ tiªu nghiªn cøu HTKN hổ chúa (lọ) 0 18,50 ± 3,50 Thời gian mở mắt hoàn toàn (h) 96,50 ± 10,50 10,80 ± 4,50 120,30 ± 15,60 9,50 ± 4,20 Thời gian hết tăng tiết (giê) Thời gian hết liệt chi (h) 145,50 ± 20,50 15,50 ± 5,50 130,60 ± 18,50 12,80 ± 2,50 Thời gian bắt đầu tự thở (giê) 170,50 ± 20,50 18,40 ± 5,40 Thời gian bỏ máy thở (giê) Thời gian rút nội khí quản (giờ) 198,50 ± 21,50 36,30 ± 8,30 BN hồi phục 74 (93,70%) 42 (100%) Tử vong 05 (6,30 %) 0 (0%) - Có sự khác biệt rõ rệt giữa 2 nhóm nghiên cứu, nhóm (b) được điều trị bằng HTKN: các chỉ tiêu hồi phục nhiễm độc thần kinh toàn thân rất nhanh, 100% BN được cứu sống. - So sánh với nhóm không có HTKN đặc hiệu: thời gian nhiễm độc thần kinh kéo dài (5 - 10 lần), tử vong 6,3%. * Phản ứng không mong muốn của HTKN hổ chúa: - Phản ứng sớm: mề đay: 6 BN (13,8%); sốt: 4 BN (10,3%). Phản ứng muộn: sưng hạch lympho: 6 BN (13,8%); đau khớp: 3 BN (7,14%). - Phản ứng sớm của HTKN hổ chúa < 15%. - Phản ứng muộn của HTKN hổ chúa < 15%, không nặng nề, tỷ lệ này chấp nhận được theo Hội Độc chất học Quốc tế (IST). KÕT LUẬN 1. Tổn thương tại chỗ (hoại tử vết cắn, sưng nề, chèn ép khoang) cùng với nhiễm độc thần kinh toàn thân (liệt thần kinh - cơ ngoại biên, suy hô hấp cấp là triệu chứng điển hình của BN bị rắn hổ chúa cắn.
- 2. Điều trị bằng HTKN hổ chúa đem lại hiệu quả rõ rệt trên 42 BN bị rắn hổ chúa cắn: hồi phục nhiễm độc thần kinh toàn thân nhanh chóng, 100% BN được cứu sống. So sánh với 79 BN không có HTKN hổ chúa điều trị, tình trạng nhiễm độc thần kinh kéo dài h¬n 10 lần, tỷ lệ tử vong cao (6,3%). 3. Phản ứng không mong muốn của HTKN hổ chúa do Việt Nam sản xuất trong giới hạn cho phép của quốc tế. Tµi liÖu tham kh¶o 1. Bế Hồng Thu. Một số nhận xét về suy hô hấp cấp ở BN rắn độc cắn (1991 - 1993). Tạp chí Y học thực hành. Số chuyên san. 1994, tr.14-15. 2. Trịnh Xuân Kiếm. Venomous snakes of medical importance & snake bites management in Vietnam. The 8th ASIA-Pacific Meeting on Animal. Plant and Microbial Toxins. 2nd-6th December, 2008 in Vietnam. 3. Cassian Bon. Serum therapy was discovered 100 years ago. 1st International Congress on Envenomations. 1995, pp.3-12. 4. The conference on venomous snakes and treatment of snakebite victims. Choray hospital Ho Chi Minh City of Vietnam. November, 1998. 5. White. J. Treatment of snakebites in Australia. 1st International Congress on Envenomations. 1995, pp.267-280. 6. Warrell.D.A. Calmett’s serotherapie antivenimeuse, more than a century after Bac Lieu incident. The 8th IST-AP Meeting an Animal. Plant & Microbial Toxins. 2nd-6th December, 2008, Vietnam. 7. Warrell.D.A (Ed). WHO/SEARO Guidelines for the clinical management of snake bites in the South East Asian region. South East Asian J. Trop. Med. Pub. Hlth. 1999, 30 (Suppl.1), pp.1- 85.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ĐẶC ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT CỦA NGÔN NGỮ VÀ CỦA VĂN HÓA VIỆT, TRUNG ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC SỬ DỤNG, TIẾP THU TIẾNG VIỆT TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRUNG QUỐC"
8 p | 389 | 45
-
Báo cáo y học: "ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH CÚM A/H5N1 TRÊN NGƯỜI Ở VIỆT NAM (2003 - 2010)"
7 p | 175 | 18
-
Báo cáo y học: "ĐặC ĐIểM HìNH THáI CHấN THƯƠNG Cột sống cổ THấP QUA HìNH ảNH X QUANG Và CT"
15 p | 94 | 17
-
Báo cáo y học: "Đặc điểm lâm sàng các rối loạn tâm thần của hội chứng cai rượu"
4 p | 144 | 17
-
Báo cáo khoa học: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH RĂNG MIỆNG Ở HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN VĂN CHẤN –TỈNH YÊN BÁI NĂM 2009
6 p | 207 | 15
-
Báo cáo y học: Đặc điểm lâm sàng trầm cảm sau tai biến mạch máu não
28 p | 131 | 14
-
Báo cáo y học: "đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh Ban Trườn (creeping eruption) được phát hiện, chẩn đoán và điều trị tại khoa Da Liễu, bệnh viện 103"
21 p | 109 | 13
-
Báo cáo y học: "Đặc điểm bệnh bụi phổi bông của công nhân tại các xí nghiệp may quân đội"
7 p | 108 | 12
-
Báo cáo y học: "NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VI PHẪU THUẬT VỠ TÚI PHÌNH ĐỘNG MẠCH THÔNG TRƯỚC"
5 p | 108 | 11
-
Báo cáo y khoa: "Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, tỷ lệ nhiễm H.pylori ở bệnh nhân loét tá tràng có biến chứng chảy máu"
6 p | 88 | 9
-
Báo cáo y học: "Đặc điểm lâm sàng, vi khuẩn dịch rửa phế quản ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt bùng phát"
7 p | 100 | 9
-
Báo cáo y học: "NGHIêN CỨU ĐẶC ĐIểM HìNH THÁI PHôI NGÀY 2 VÀ TỶ LỆ Có THAI LÂM SÀNG TRêN BỆNH NHÂN THỤ TINH TRONG ốNG NGHIỆM"
18 p | 99 | 9
-
Báo cáo y học: "NGHIêN CứU đặC đIểM LÂM SÀNG VÀ Mô BệNH HộC CủA U NHÚ MũI XOANG"
5 p | 86 | 9
-
Báo cáo y học: "Nghiên cứu đặc điểm của mủ áp xe gan do amíp ở Bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp chọc hút mủ dưới hướng dẫn của siêu âm kết hợp với điều trị nội khoa"
8 p | 100 | 8
-
Báo cáo y học: "Đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ"
4 p | 85 | 8
-
Báo cáo y học: "Đặc điểm và nguồn mạch nuôi u ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan"
17 p | 152 | 7
-
Báo cáo y học: "đặc điểm di căn của ung thư vú ở nữ giới được điều trị tại bệnh viện 103 (2002 - 2009)"
6 p | 54 | 7
-
Báo cáo y học: "Đặc điểm của hội chứng đông máu rải rác lòng mạch ở bệnh nhân thiếu máu tan máu tự miễn"
8 p | 63 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn