intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo chí cần cầu thị

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

63
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chặn thông tin sai Có nhiều lý do dẫn tới những sai sót về thông tin trên mặt báo. Theo bà Đặng Thị Phương Thảo, Phó TBT báo Thanh niên, trước hết là do phóng viên (PV) quá tin tưởng vào nguồn cung cấp thông tin. Ngoài ra cũng có một nguyên nhân khác xuất phát từ chủ quan của PV trong tác nghiệp, đó là việc đưa thông tin thông qua những phân tích theo logic ngộ nhận của PV. “Khi đưa tin về các nạn nhân trong một tai nạn tàu hỏa, với suy nghĩ cho rằng đây...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo chí cần cầu thị

  1. Báo chí cần cầu thị Chặn thông tin sai Có nhiều lý do dẫn tới những sai sót về thông tin trên mặt báo. Theo bà Đặng Thị Phương Thảo, Phó TBT báo Thanh niên, trước hết là do phóng viên (PV) quá tin tưởng vào nguồn cung cấp thông tin. Ngoài ra cũng có một nguyên nhân khác xuất phát từ chủ quan của PV trong tác nghiệp, đó là việc đưa thông tin thông qua những phân tích theo logic ngộ nhận của PV. “Khi đưa tin về các nạn nhân trong một tai nạn tàu hỏa, với suy nghĩ cho rằng đây là phương tiện giao thông khi người bị đâm thì không thể có khả năng sống sót, vì thế PV gửi thông tin về tòa soạn với nội dung tất cả các nạn nhân đều tử vong và ngay sau đó bị phản hồi bởi thực tế không phải như vậy”, bà Thảo dẫn chứng từ báo Thanh niên. Còn theo ông Hoàng Hữu Lượng, Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ TT&TT), các báo thường bị khiếu nại, khiếu kiện bởi việc thông tin không đúng hoặc cách đặt tít không khách quan về một cá nhân nào đó. “Trong bài viết về cô ca sĩ lấy chồng năm 16 tuổi nhằm phê phán hôn nhân trước tuổi thì bài báo lại đưa cả thông tin về người thân trong gia đình trong khi có người ở thời điểm đó đã mất. Hoặc thay vì dẫn tít về chính đối tượng vi phạm thì có báo lại nêu người có liên quan đang nắm giữ một chức vụ lãnh đạo, trong khi không có minh chứng nào chứng tỏ vị lãnh đạo đó tiếp tay cho hành vi vi phạm của đối tượng. Đó là những sai sót khiến báo chí ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với các vụ kiện từ các cá nhân”, ông Lượng dẫn giải. Với kinh nghiệm sau nhiều năm “va vấp”, ông Phạm Văn Chương, Phó TBT báo Pháp luật TP HCM cho biết: “Để kiểm soát thông tin từ PV, chúng tôi đ ã hình thành một cơ chế chặt chẽ yêu cầu PV khi gửi bài đồng thời phải có bản trình bày
  2. rằng đã thu thập ý kiến từ các bên liên quan, hình dung tác động của bài báo đối với những đối tượng đó… Vì thế từ 2 năm gần đây đã giảm thiểu được rất nhiều sai sót. Kinh nghiệm rút ra là cần hết sức cẩn trọng khi có những thông tin liên quan đến doanh nghiệp, cá nhân, người của công chúng bởi khả năng bị khiếu nại, khiếu kiện khi đưa tin về những đối tượng này là rất cao”. Kinh nghiệm từ Báo Công an nhân dân cho biết, tờ báo này kiên quyết không sử dụng những tin bài của CTV có nội dung mang tính đấu đá nội bộ, viết b ài mang tính cá nhân. Phóng viên không được phép tự ý làm điều tra với thông tin xuất phát từ thư bạn đọc khi chưa được sự đồng ý của lãnh đạo. Còn với báo Lao động, một nguyên tắc là bài chống tiêu cực chỉ dùng bài của PV báo “nhà” hoặc nếu từ bài của PV báo khác, CTV thì phải có sự tham gia của PV báo nhà đi cùng, cùng viết bài, đứng tên và cùng chịu trách nhiệm. Với những vụ việc được nhận định là phức tạp thì chỉ giao cho PV có thâm niên, kinh nghiệm. Đồng thời, một yêu cầu bắt buộc đối với những PV viết điều tra là phải có bằng đại học về luật để nắm được những văn bản pháp luật một cách chặt chẽ. Báo chí cần tinh thần cầu thị Tuy nhiên, ông Chương cũng cho rằng, với sự cạnh tranh thông tin nhanh, nóng, trong quá trình tác nghiệp không thể tránh khỏi những lúc PV thu thập thông tin không đầy đủ, tìm hiểu chưa thấu đáo, trong biên tập còn chủ quan, việc nhận định đánh giá thiếu thỏa đáng ít nhiều dẫn tới thiệt hại về danh dự, uy tín, vật chất đối với cá nhân, tổ chức. Vì vậy, việc chuẩn bị tâm thế để đối mặt với những tranh cãi có thể xảy ra là việc mà các cơ quan báo chí cần phải lưu tâm mà cách tốt nhất là làm thế nào để vụ việc không bị đưa ra tòa án bởi trong không ít trường hợp báo chí sẽ là bên thua kiện. Muốn vậy, việc cùng ngồi lại với bên bị đưa tin để phân định đúng, sai là giải pháp được coi là đem lại kết quả tốt nhất cho cả 2 phía.
  3. “Trong nội bộ cơ quan chúng tôi cũng đã hình thành một bộ phận để thẩm định những ý kiến phản hồi của phía bị thông tin. Bộ phận n ày có sự tham gia của lãnh đạo tòa soạn và các chuyên gia tư vấn về pháp lý nên vụ việc được giải quyết chặt chẽ ngay từ khi đơn khiếu nại gửi tới tòa soạn”, ông Chương cho biết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2