intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bao giờ thì những thị trường mới nổi không còn “đang nổi” nữa

Chia sẻ: Ho Truc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

102
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cụm từ “những thị trường mới nổi” đã xuất hiện hơn 25 năm nay và vừa từng bước xác định lại các ranh giới rộng lớn của một thế giới đang phải trải qua sự thay đổi kinh tế nhanh chóng. Nhiều quốc gia bị sụt giảm kinh tế vì chính sự thay đổi này mặc dù vẫn đang phát triển theo tốc độ tăng trưởng cùng với những đặc thù riêng của mình trên con đường phát triển kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bao giờ thì những thị trường mới nổi không còn “đang nổi” nữa

  1. Bao giờ thì những thị trường mới nổi không còn “đang nổi” nữa? –phần1 Cụm từ “những thị trường mới nổi” đã xuất hiện hơn 25 năm nay và vừa từng bước xác định lại các ranh giới rộng lớn của một thế giới đang phải trải qua sự thay đổi kinh tế nhanh chóng. Nhiều quốc gia bị sụt giảm kinh tế vì chính sự thay đổi này mặc dù vẫn đang phát triển theo tốc độ tăng trưởng cùng với những đặc thù riêng của mình trên con đường phát triển kinh tế.
  2. Hiện nay, dù nhiều thị trường mới nổi đều cho thấy các tín hiệu về một tầng lớp dân cư trung lưu mạnh mẽ và đang phát triển nhưng các quốc gia bên ngoài vẫn tự hỏi liệu cụm từ này có đánh mất chút nào ý nghĩa của nó hay không. Bởi ban đầu, cụm từ này được dùng để nói tới những nền kinh tế đang phát triển nhanh ở Châu Á cũng như được sử dụng ở Đông Âu sau sự kiện bức tường Berlin sụp đổ. Và ngay khi lợi ích toàn cầu trong những nền kinh tế định hướng thị trường phát triển thì các nhà đầu tư cũng bắt đầu hướng vào các nước Mỹ La-tinh như những thị trường mới nổi và cuối cùng là những quốc gia khác như Inđônêxia, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga. Và theo Mauro Guillen, giáo sư quản lý trường Wharton thì: “Một khi bạn bắt đầu xếp quá nhiều quốc gia vào cùng một thứ hạng thì thứ hạng đó sẽ mất đi ý nghĩa. Trong khi Hàn Quốc,
  3. Singapore và Đài Loan đều cùng có những nét đặc trưng như nhau mà bạn lại xếp các quốc gia đó vào cùng một chỗ với Ấn Độ, Mêhicô, Áchentina, Inđônêxia và Ba Lan thì nó chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Thế nên cụm từ ‘những thị trường mới nổi’ đã trở thành nạn nhân của chính sự thành công của nó.” Còn với giáo sư quản lý trường Wharton, Gerald McDermott, thì ông cũng đồng ý rằng định nghĩa đó hoàn toàn mập mờ, nhưng ý nghĩa ẩn sau cụm từ đó thì vẫn đúng như vậy. Ông nói: “Mọi người bắt đầu sử dụng nó ngày một lỏng lẻo hơn, và ngày càng nhiều quốc gia được khoanh đỏ lại, nhưng như thế là đánh mất một chút so với ý nghĩa ban đầu của nó. Tôi nghĩ nó nên tiếp tục truyền tải một sự thật rằng chúng ta không định nói về một thế giới đang phát triển theo cách này hoặc một thế giới đã phát triển theo cách khác. Mà ở đây, chúng ta dùng nó để nói về những quốc gia với triển vọng rất lớn cũng
  4. như tiềm năng hết sức lớn. Những quốc gia đó đang trưởng thành chứ không phải những quốc gia đó đang đứng lại.” Việc ngần ngại về “Thế giới thứ ba” Năm 1981, trong một cuộc hội nghị quốc tế tổ chức tại Thái Lan, Antoine W. Van Agtmael, phó giám đốc về bộ phận các thị trường vốn của International Finance Corp. (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới đã đưa ra cụm từ “những thị trường mới nổi”. Nhớ lại điều này, Van Agtmael cho biết lúc đó Thái Lan được xếp vào cùng nhóm với các nước nghèo thuộc “Thế giới thứ ba”, và ông cảm thấy cái tên đó đang làm nản lòng các nhà đầu tư khi định chuyển tiền vào hoạt động ở Thái Lan cũng như ở những quốc gia nghèo với sự phát triển đầy tiềm năng. Ông nói: “Mọi người đã ngần ngại về ‘Thế giới thứ ba’. Điều đó dường như quá khó chịu. Và tôi đã suy nghĩ về những người có cái cảm giác không bao giờ muốn đầu tư. Tôi đã từng sống ở Thái Lan và tôi biết đất nước đó tốt hơn những gì mà mọi người
  5. nghĩ rất nhiều. Tôi cảm thấy chúng ta phải sử dụng một cụm từ mang tính kích thích nâng cao hơn.” Ban đầu, định nghĩa đó chỉ được áp dụng đối với các thị trường chứng khoán ở những quốc gia với giới hạn 10.000 đô la Mỹ theo thu nhập bình quân đầu người. Nhưng những con số tham khảo cụ thể đó ngay lập tức trở nên mờ nhạt. Và cụm từ “những thị trường mới nổi” bỗng chốc trở nên đồng nghĩa với “những nền kinh tế mới nổi” và nhanh chóng không còn phụ thuộc vào thu nhập hoặc những tiêu chuẩn đánh giá thống kê khác. Và theo đánh giá của các giảng viên trường Wharton thì yếu tố quan trọng nhất trong việc định nghĩa một nền kinh tế mới nổi được thể hiện cho sự phát triển đó chính là sức mạnh của nền kinh tế cùng các chính sách chính trị của nó chẳng hạn như các điều luật, các tiêu chuẩn điều chỉnh hay việc tuân theo các hợp đồng. Philip Nichols, giáo sư chuyên nghiên cứu luật và đạo đức kinh doanh của trường Wharton cho rằng sự định nghĩa dựa trên các
  6. con số là không đầy đủ ý nghĩa bằng với việc hiểu được cách mà hoạt động kinh doanh được tiến hành tại một quốc gia. Theo ông, những nền kinh tế mới nổi là những nơi đang thay đổi từ một hệ thống dựa trên các mối quan hệ thân mật thành một hệ thống chính thống hơn với những nguyên tắc rõ ràng và áp dụng ngang bằng đối với tất cả những người tham gia vào thị trường. “Chúng ta thường dùng các con số như thu nhập hoặc thị trường tài chính (để định nghĩa những thị trường đó) nhưng điều đó lại không có giá trị gì hết. Vì những kiểu định nghĩa như vậy không hề nói cho bạn biết thực sự cái gì đang phát triển.” Và theo lời Nichols thì cuộc Chiến tranh Lạnh đã làm nổ ra một cuộc thẩm vấn toàn cầu về các hệ thống tài chính, không chỉ có trong Liên bang Xô Viết trước kia mà còn bao trùm toàn thế giới. Những nền kinh tế được hoạch định ở các nước Mỹ La-tinh đã bị thất bại và một thế hệ mới các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đề ra được những cải cách về kinh tế. “Điều hết sức ngạc nhiên đó là
  7. có quá nhiều nơi đang kết hợp thành một khối với nhau dựa trên cùng một sự thay đổi này tại cùng một thời điểm.” McDermott cũng lưu ý rằng, theo sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, mức độ và tốc độ của sự dịch chuyển sở hữu từ chính phủ sang khu vực kinh tế tư nhân thực sự quan trọng đối với việc định nghĩa các đặc tính chung của những thị trường mới nổi. Tuy nhiên, điều đó đã dẫn tới những vấn đề liên quan tới một kết quả khác về hình ảnh quá trình tư nhân hóa. Theo ông: “Nhiều tiêu chuẩn đánh giá đều có liên quan tới việc bao nhiêu giá trị kinh tế thuộc sự kiểm soát của tư nhân. Những tiêu chí này hoàn toàn không hữu ích bởi chúng khiến cho những người không chịu thay đổi cũng bị phá sản mà những người thay đổi thực sự quá nhanh cũng bị phá sản.” McDermott vừa thực hiện nghiên cứu về các mô hình phát triển ở Đông Âu và Mỹ La-tinh, đồng thời cũng nhận thấy rằng những
  8. điểm khác biệt theo sự phát triển kinh tế có thể được kết nối tới cái mà ông gọi là “những chế độ hội nhập xuyên quốc gia”, chẳng hạn như mối quan hệ thành viên trong Ủy ban Châu Âu hoặc sự tham dự trong NAFTA. Những hệ thống này có những đặc tính chung khác nhau mà có thể đưa ra những sự hiểu biết sáng suốt tốt hơn để trở thành tiềm năng cho các nền kinh tế nhằm gia nhập vào câu lạc bộ những quốc gia đã phát triển, mà nói chung vẫn được xem như là các thành viên của tổ chức về sự phát triển và cùng hợp tác kinh tế - OECD ( Organization for Economic Co-Operation and Development).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2