Bao giờ thì những thị trường mới nổi không còn “đang nổi” nữa?-phần2
lượt xem 5
download
Tham khảo tài liệu 'bao giờ thì những thị trường mới nổi không còn “đang nổi” nữa?-phần2', kinh doanh - tiếp thị, quản trị kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bao giờ thì những thị trường mới nổi không còn “đang nổi” nữa?-phần2
- Bao giờ thì những thị trường mới nổi không còn “đang nổi” nữa? –phần2 Cụm từ “những thị trường mới nổi” đã xuất hiện hơn 25 năm nay và vừa từng bước xác định lại các ranh giới rộng lớn của một thế giới đang phải trải qua sự thay đổi kinh tế nhanh chóng. Nhiều quốc gia bị sụt giảm kinh tế vì chính sự thay đổi này mặc dù vẫn đang phát triển theo tốc độ tăng trưởng cùng với những đặc thù riêng của mình trên con đường phát triển kinh tế. Một cách tiếp cận tinh vi hơn
- Theo Witold Henisz, giáo sư quản lý trường Wharton, thì những nền kinh tế mới nổi gần đây đã bắt đầu xem lại cách tiếp cận của mình đối với nền kinh tế toàn cầu, cụ thể ngay cả những quốc gia giàu tài nguyên cũng đang cố gắng chạy theo những thị trường thương mại thời kỳ bùng nổ hiện nay. Các quốc gia đó vẫn luôn sẵn sàng hội nhập với những thị trường quốc tế và sẽ chấp nhận cho người nước ngoài vào nhằm giúp đỡ họ trong việc xây dựng hạ tầng cơ sở kinh tế nhưng vẫn giữ nguyên một mức chia sẻ lợi ích lớn hơn. Không như thời kỳ chủ nghĩa thực dân trước đây, các quốc gia này không yêu cầu được khai thác. Và theo ông, ngày nay cách tiếp cận trở nên tinh vi hơn nhiều. Henisz cho biết: “Các quốc gia đều đang nói rằng: ‘Chúng tôi vẫn sẽ làm việc cùng với các bạn nhưng chúng ta sẽ làm nó theo các điều luật của chúng tôi.’ Điều này giống như nước Mỹ nhiều hơn (đó là phong cách tiếp cận các nước khác). Và thế là họ làm việc để thể hiện được những nguyên tắc giống hệt như chúng ta làm mà thôi.”
- Henisz cũng báo trước không có một tầm quan trọng đơn lẻ nào khi các nước cùng “đang nổi”. Ông cho biết: “Nó không phải là một sự chuyển đổi giữa 0 với 1. Những nguồn lực mà chúng ta đang nói tới đã tạo nên một quốc gia khác biệt đó chính là những khoảng tối vô hình. Vì không có chuyện nguồn lực ở Nga hay Braxin lại tồn tại ở Mỹ. Đó chỉ là một vấn đề về ảnh hưởng mà nó có được, cũng như làm thế nào mà các tổ chức của quốc gia đó điều tiết được những điều không rõ ràng.” Trong khi sự chú ý chủ yếu được tập trung vào sự phát triển nhanh chóng ở Ấn Độ và Trung Quốc, hai quốc gia mà thực sự gần như không có nơi nào được coi là “đang nổi” hoàn toàn theo như đánh giá của các nhà phân tích lẫn các giảng viên trường Wharton. Trong khi cả Ấn Độ và Trung Quốc đều được hưởng những lợi ích của nền kinh tế phát triển thịnh vượng thì sự giàu có của quốc gia lại được phân bổ không đồng đều và hầu hết dân
- chúng ở những nước này đều sống trong tình trạng nghèo khổ. Marshall Meyer, giáo sư quản lý trường Wharton, nói rằng nhiều thành phố Trung Quốc dường như trở nên sành điệu như bất kỳ thành phố nào ở Châu Âu hoặc Bắc Mỹ, nhưng những vùng nông thôn ở Trung Quốc thì thực sự vẫn còn nguyên sự nghèo khổ hoang sơ. Ông lưu ý rằng thu nhập theo hộ gia đình cao hơn đến 10 lần ở những thành phố bên miền duyên hải, kiểu như Thượng Hải, so với những tỉnh nội địa nông thôn. Và ông đặt câu hỏi: “Có phải Trung Quốc vừa mới nổi không?” Và theo Meyer thì: “Nếu bạn nhìn vào sự hình thành nguồn vốn cùng với sự đầu tư tài sản cố định thì điều đó hoàn toàn đúng như vậy. Nhưng nếu bạn nhìn vào thu nhập hiện tại theo hộ gia đình thì điều đó chưa có được.” Và cũng theo Nichols thì cả Ấn Độ và Trung Quốc đều thực sự chưa đạt tới được tình trạng “đang nổi”. Ông giải thích rằng cho
- dù là một người nước ngoài thì người đó cũng hoàn toàn cảm thấy thoải mái khi tham gia ký hợp đồng ở Singapore, còn ở Ấn Độ hoặc Trung Quốc thì không. Và theo Nichols thì: “Nếu tôi định tiến hành kinh doanh ở Ấn Độ hoặc Trung Quốc, tôi phải thực sự hết sức cẩn trọng, mà chính tôi phải thiết lập các nguyên tắc hơn là chỉ nên tin vào những tổ chức nói rằng họ mở cửa cho những người nước ngoài. Bởi Trung Quốc đang dịch chuyển một cách rõ ràng nhưng chỉ đối với những tổ chức hoạt động chính thống và điều đó cũng là thực tế ở Ấn Độ. Mà bạn cũng có thể đôi khi trở nên ngớ ngẩn nếu chỉ tin vào một bản hợp đồng, mặc dù Ấn Độ còn phát triển trước cả Trung Quốc.” Những quốc gia tạo cho mình thành những gạch nối đầu tiên của sự phát triển kinh tế thì cũng có thể bị trượt xuống rất nhiều. Và Guillen giải thích rằng trong những năm đầu của thế kỷ 20, Áchentina là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới. Sau
- nhiều thập kỷ dưới sự thống trị và sự suy sụp của đảng Peronist, Áchentina đã trở thành một ngôi sao vào những năm 1990 theo hướng tư nhân hóa, và chỉ bị chững lại khi gặp đợt khủng hoảng tài chính vào năm 2001. Với dân số được giáo dục tốt và phong phú các nguồn tài nguyên, Guillen cho rằng: “Áchentina là một trong những điều bí ẩn lớn nhất.” Còn Lebanon lại là một ví dụ khác. Vào những năm 1960, nơi đây được xem như Thụy Sĩ của Trung Đông, với nền thương mại vững chắc và thu nhập bình quân đầu người cao trước khi nó xảy ra cuộc nội chiến, và vì thế mà không bao giờ nơi đây khôi phục lại được vị trí kinh tế của mình trên thế giới. Guillen còn cho biết thêm: “Có nhiều ví dụ về các quốc gia ở Châu Phi đang phát triển hết sức tốt đẹp mà rồi sau đó lại trở nên rối loạn.” Mãi mãi đang nổi?
- Thậm chí với sự yếu kém của mình thì những nền kinh tế mới nổi rõ ràng vẫn là một gạch nối về mức độ phát triển kinh tế từ nhiều quốc gia khác, bao gồm hầu hết các đại diện của Châu Phi vùng Sahara, Trung Mỹ, Haiti và cả Cộng hòa Dôminica, cùng với Băng-la-đét và cả Mianma, Guillen cho biết. Vào cùng thời điểm đó, một số nước dường như gặp phải sự sa lầy liên tục trong chính thứ hạng những thị trường mới nổi. Guillen chỉ ra trường hợp của Hàn Quốc, nơi thu nhập bình quân đầu người là 20.000 đô la Mỹ, hơn hẳn hầu hết các nước ở Mỹ La-tinh và khu vực Đông Nam Á. Nhưng quan trọng hơn đó chính là nền kinh tế vừa được chuyển đổi từ một nền công nghiệp nặng thành một sự tập trung mạnh mẽ về tri thức và công nghệ. Ông cho biết: “Một điều kích thích tò mò ở tôi đó chính là những quốc gia này dường như đang nổi mãi mãi. Đó chính là lúc mà chúng ta nghĩ rằng Hàn Quốc như một nền kinh tế đã phát triển một cách đầy đủ.”
- Guillen cũng hết sức thận trọng khi nhấn mạnh rằng không có chung một con đường dẫn tới sự thịnh vượng nền kinh tế. Ông nói: “Tất cả các quốc gia đều xuất phát ở những vị trí khác nhau. Vì vậy, nếu họ thành công thì thực sự họ cũng tiến hành theo những cách hoàn toàn khác nhau.” Bert Van Der Vaart, giám đốc điều hành của quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ (Small Enterprise Assistance Funds), một hãng đầu tư toàn cầu cung cấp vốn và sự hỗ trợ cho 29 thị trường mới nổi, nói rằng khu vực này ngày càng được chấp nhận như một loại đầu tư mà thông thường nên chiếm từ 5% tới 15% tổng số tài sản. Ông cho biết: “Sự phát triển tại những quốc gia này dường như đang có xu hướng hết sức vững vàng và hơn cả mức độ trung bình của OECD. Và theo khả năng phán đoán thì những nền kinh tế này đang ‘theo kịp’ nhau. Ở một mức độ nào đó, liệu có bao
- giờ chúng ta thêm cụm từ ‘sự đầu tư xứng đáng’ đối với ‘những thị trường mới nổi’ để có thể có được giá trị thặng dư không.” Định nghĩa của ông loại trừ một số các quốc gia nghèo mà chính phủ của chúng đều không sẵn sàng chấp nhận những cải cách thị trường thực sự, hoặc là những nơi mà việc thực hiện các nguyên tắc được làm tốt tới mức họ chẳng còn bận tâm về việc thu hút một lượng lớn sự đầu tư tư nhân nữa. Và theo lời Van Der Vaart thì lấy ví dụ như Zimbabiuê, bất chấp tất cả các nguồn lực về con người và tài nguyên thiên nhiên của mình thì đất nước này vẫn đang được xếp vào là một “thị trường mới nổi”. Và hơn một phần tư thế kỷ sau khi ông đưa ra cụm từ “những thị trường mới nổi”, Van Agtmael, giờ đã là giám đốc điều hành về quản lý các thị trường mới nổi ở Arlington, Va., nơi quản lý tới 20 tỷ đô la Mỹ trong việc tổ chức đầu tư, nói rằng ông vừa được chứng kiến một sự thay đổi hết sức lớn.
- “Chúng ta đang ở giữa một quá trình chuyển đổi vô cùng to lớn trong một nền kinh tế toàn cầu hướng tới những thị trường mới nổi, điều này có nghĩa nhiều nơi sẽ không còn sự nghèo khổ nữa, mà sẽ dần hình thành nên tầng lớp trung lưu. Và người tiêu dùng của những thị trường mới nổi ngày càng trở nên quan trọng, việc sử dụng cơ sở hạ tầng trong những thị trường mới nổi hiện nay đã vượt xa hơn cả ở Mỹ hoặc Châu Âu, còn một nhóm lớn các công ty vững chắc thì đang hình thành một kiểu thế giới mới.” Và theo Van Agtmael, trong 10 năm tới sẽ có hơn một tỷ người tiêu dùng ở các thị trường mới nổi, và sau 25 năm thì nền kinh tế của các quốc gia này sẽ vượt hơn cả nền kinh tế được kết hợp của những nước đã phát triển. Trong những năm gần đây, Goldman Sachs vừa đóng góp thêm vào nền kinh tế một tên gọi mới. Vào năm 2001, hãng đã bắt đầu gọi Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc là các nước “BRIC” cũng như dự đoán rằng vào năm 2010, các quốc gia này sẽ phát triển
- nhiều hơn chiếm 10% chỉ số GDP toàn cầu. Vào năm 2007, những quốc gia đó thực sự đã đạt được 15%. Sau đó vào năm 2005, Goldman Sachs cũng đưa ra một tên gọi khác đó chính là Next Eleven (N-11), nhằm xác định một số quốc gia đông dân khác với tiềm năng tạo ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu, tương tự như những nước thuộc BRIC. Các quốc gia thuộc N-11 bao gồm Băng-la-đét, Ai Cập, Inđônêxia, I-ran, Hàn Quốc, Mêhicô, Ni-gê-gi-a, Pakistan, Philippin, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam. Van Agtmael cũng nói rằng ông vừa được nghe thêm một số cụm từ mới như “những thị trường mới nổi nửa thu nhập” hoặc “những thị trường mới nổi đang hoàn thành” được phát biểu có liên quan tới việc miêu tả các quốc gia đang phát triển không ngừng.
- Ông nói: “Ngày nay, hầu hết các nhà đầu tư đều nhận thấy một cách đơn giản rằng tiền được tạo ra từ chính những thị trường đó, mà không chỉ có những nhà đầu tư theo hạng mục mà còn cả những tập đoàn khổng lồ. Tên gọi giờ đây cũng không còn quan trọng bằng sự thật rằng mọi người nhận thấy đó là một phần không thể thiếu của thế giới. Nó sẽ không còn tiếp tục bị đẩy ra hoặc bị giới hạn phạm vi nữa mà nó thực sự ngày càng trở thành một phần quan trọng của thế giới này. ”
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng môn Marketing - chương 5 Lựa chọn thị trường mục tiêu
16 p | 227 | 314
-
Lật ngược tình thế - 7 chiến lược biến các rủi ro thành đột phá tăng trưởng (Phần 2)
8 p | 301 | 146
-
NGHIÊN CỨU VÀ LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU 6
7 p | 398 | 92
-
NGHIÊN CỨU VÀ LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU 7
7 p | 252 | 73
-
DỰ BÁO SỚM NHỮNG CƠ HỘI VÀ RỦI RO ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
58 p | 183 | 62
-
Những cái bẫy doanh nghiệp trẻ thường gặp
4 p | 173 | 35
-
Nguồn thông tin tiếp thị quý giá
4 p | 132 | 23
-
Khởi nghiệp kinh doanh không bao giờ là quá muộn
7 p | 181 | 20
-
Xác định thị trường mục tiêu
11 p | 118 | 18
-
Thị trường nhân sự cấp cao ngành tài chính – đốt đuốc tìm nhân tài
6 p | 119 | 15
-
7 phương pháp tiếp thị hiệu quả trong thời đại kỹ thuật số
3 p | 102 | 12
-
Xác định và phân khúc thị trường mục tiêu
9 p | 153 | 11
-
Hai mươi ba giờ cho kế hoạch Marketing (P.2)
4 p | 83 | 10
-
Khi quảng cáo chễm chệ trên... đùi những cô gái
12 p | 65 | 9
-
Bao giờ thì những thị trường mới nổi không còn “đang nổi” nữa
8 p | 101 | 7
-
Coupon: hấp lực mới trong thị trường khuyến mãi
5 p | 79 | 5
-
Top 4 công việc không bao giờ hạ nhiệt
4 p | 60 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn